Đề Thi Văn Cuối Kì 2 Lớp 6 Năm 2022 Có Đáp Án Và Ma Trận
Đề Thi Văn Cuối Kì 2 Lớp 6 Năm 2022 Có Đáp Án Và Ma Trận được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
Trên hành trình học tập của học sinh lớp 6, kỳ thi cuối kì 2 đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và đo lường kiến thức và kỹ năng của học sinh. Trong bộ tài liệu này, chúng ta sẽ khám phá Đề Thi Văn Cuối Kì 2 Lớp 6 Năm 2022, một tài liệu đầy giá trị với sự hiện diện của đáp án và ma trận đánh giá.
Đề thi này không chỉ là một bài kiểm tra mà còn là cơ hội để học sinh thể hiện những kiến thức đã học, khả năng đọc hiểu và sáng tạo trong việc diễn đạt ý nghĩa của văn bản. Đặc biệt, việc có sẵn đáp án và ma trận đánh giá giúp học sinh tự đánh giá và cải thiện kỹ năng của mình.
Đáp án là một công cụ hữu ích để học sinh tự đánh giá kết quả làm bài của mình. Nó giúp học sinh hiểu rõ hơn về những sai sót và hướng dẫn cách cải thiện. Đồng thời, ma trận đánh giá cung cấp cho học sinh cái nhìn tổng quan về mức độ thành thạo của họ trong từng khía cạnh của môn Văn.
Đề Thi Văn Cuối Kì 2 Lớp 6 Năm 2022 Có Đáp Án Và Ma Trận không chỉ giúp học sinh chuẩn bị cho kỳ thi mà còn giúp họ rèn luyện khả năng phân tích, suy luận và sáng tạo. Đồng thời, đây cũng là tài liệu hữu ích cho giáo viên trong việc đánh giá kết quả học tập và điều chỉnh phương pháp giảng dạy.
Mong rằng Đề Thi Văn Cuối Kì 2 Lớp 6 Năm 2022 Có Đáp Án Và Ma Trận sẽ là nguồn tài liệu hữu ích để học sinh nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi cuối kì. Chúc các em thành công và tiếp tục phát triển trong hành trình học tập của mình!
Đề thi tham khảo
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
PHÒNG GD-ĐT ….. TRƯỜNG THCS …
|
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn Ngữ văn 6 Thời gian: 90 phút (Không tính thời gian phát đề) |
ĐỀ CHẴN
Phần I. Đọc – hiểu: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
“Mẹ tôi không phải không có lý khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Ai chẳng muốn mình thông minh, giỏi giang? Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng ? Ai chẳng muốn thành đạt? Thành công của người này có thể là niềm ao ước của người kia. Vì lẽ đó, xưa nay, không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì người khác đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.”
(SGK Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1:(0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
Câu 2 : (0.5 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 3:(1.0 điểm) Xác định trạng ngữ có trong câu văn sau? Và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ đó?
“Vì lẽ đó, xưa nay, không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng.”
Câu 4:(1,0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn văn trên ?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)
Câu 1:( 2.0 điểm ) Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ ) Trình bày suy nghĩ của em về sự khác biệt và gần gũi ?
Câu 2: (5.0 điểm ). Đóng vai nhân vật người em, kể lại truyện “cây khế” ?
ĐỀ LẺ
Phần I. Đọc – hiểu: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
“Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tự tiện tay là vứt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường. Thói quen này thành tệ nạn...Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác...Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề...”
(SGK Ngữ văn 7, tập2, trang 10 )
Câu 1:(0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
Câu 2 : (0.5 điểm) Chỉ ra những thói quen xấu của con người có trong đoạn trích trên?
Câu 3:(1.0 điểm) Tìm trang ngữ có trong đoạn văn trên và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ đó?
Câu 4:(1,0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn văn trên ?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)
Câu 1:( 2.0 điểm ) Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta ?
Câu 2: (5.0 điểm ). Đóng vai nhân vật người em kể lại truyện “cây khế” ?
HƯỚNG DẪN CHẤM
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn 6
A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường.
B. Hướng dẫn cụ thể
ĐỀ CHẴN:
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I
|
ĐỌC HIỂU
|
3.0 |
|
1 |
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận |
0,5 |
|
2 |
- Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Xem người ta kìa.” -Tác giả Lạc Thanh.
|
0,25 0,25 |
|
3 |
|
0,5 0,5
|
|
4 |
- Mẹ tôi có lý khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Bởi trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Nhiều người xuất chúng nhờ noi gương. |
1,0 |
|
II |
|
TẠO LẬP VĂN BẢN |
7.0 |
1 |
HS viết đoạn văn: Trình bày về Sự khác biệt và gần gũi của con người trong cuộc sống .
|
2.0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn nghị luận:
|
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Sự khác biệt và gần gũi của con người trong cuộc sống
Sự khác biệt và gần gũi của con người trong cuộc sống
|
0,25 |
||
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: - Đặt vấn đề về Sự khác biệt và gần gũi của con người trong cuộc sống + Khác biệt : là đặc điểm riêng về thể chất và tâm hồn. + Gần gũi: là những nét chung những điểm giống nhau và gần giống nhau. - Biểu hiện khác biệt và gần gũi trong đời sống: + Biểu hiện khác biệt trong đời sống: : mỗi người có một cuộc sống riêng, một nhân sinh quan riêng và một tính cách khác hoàn toàn những người còn lại. Có người giỏi về thể thao, có người giỏi về trí não, người lao động chân tay, người lao động trí óc; có người sống tự tin, có người sống khép kín... + Biểu hiện gần gũi trong đời sống: : Thông minh, giỏi giang, tin yêu, tôn trọng, thành đạt, thành công … - Ý nghĩa: + Khác biệt: Tạo cuộc sống muôn màu muôn vẻ,vô tận và hấp dẫn lạ lùng. Đó là phần đáng quý, đáng trân trọng, đó là cái không bị hòa tan khi ta hòa nhập ở mỗi người . Nếu mỗi người đều nhận thức được sự khác biệt của mình và biến nó thành điểm mạnh sẽ góp phần xây đắp cho xã hội cũng như giá trị cuộc sống của bản thân ngày càng tốt hơn. + Gần gũi: những nét chung ,gần gũi của chúng ta trong cuộc sống để chúng ta thấu hiểu, hợp tác và chia sẻ. - Bài học nhận thức hành động. |
1.0 |
||
d. Sáng tạo: HS có thể có sáng tạo riêng khi viết đoạn văn cảm nhận. |
0.25 |
||
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. |
0.25 |
||
2 |
Đóng vai nhân vật người em, kể lại truyện Cây Khế. |
5.0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: Học sinh biết cách làm bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích. Bố cục rõ ràng, mạch lạc. Lựa chọn ngôi kể thứ nhất, kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm; nhận xét, đánh giá, so sánh trong bài.
|
0.25
3,5 |
||
b. Xác định đúng vấn đề tự sự: Đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích. |
0,25 |
||
c. Yêu cầu kiến thức: Học sinh có nhiều cách xây dựng cốt truyện, nhưng phải dựa vào truyện cổ tích Cây Khế. Các sự việc logic, lời thoại hợp lý… Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: A. Mở bài: Đóng vai nhân vật tự giới thiệu về mình và câu chuyện định kể. B. Thân bài: - Hoàn cảnh xuất thân: - Diễn biến chính của câu chuyện: ( Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Chú ý đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm; nhận xét, đánh giá, so sánh vào trong từng đoạn của bài) C. Kết bài: Nêu kết thúc câu chuyện và bài học được rút ra từ câu chuyện hoặc gửi gắm thông điệp. |
4,0 |
||
d. Sáng tạo: Học sinh có cách diễn đạt độc đáo, linh hoạt, mới mẻ, phù hợp. |
0,25 |
||
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. |
0,25 |
||
Tổng điểm: |
10,0 |
Lưu ý:
- Giám khảo cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, không dập khuôn máy móc. Cần trân trọng những sáng tạo của học sinh.
- Căn cứ vào bài làm của học sinh trong từng câu để cho điểm ở các mức độ: mức tối đa, mức chưa tối đa, mức đạt, mức chưa đạt.
ĐỀ LẺ:
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I
|
ĐỌC HIỂU
|
3.0 |
|
1 |
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận |
0,5 |
|
2 |
- Chi ra những thói quen xấu của con người: Vứt rác bừa bãi.. |
0,5 |
|
3 |
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Những nơi khuất, nơi công cộng. - Trạng ngữ chỉ thời gian: Lâu nay |
0,5 0,5 |
|
4 |
Nội dung chính: Loại bỏ những thói quen xấu là rất khó, nhưng không phải không thể thực hiện được. Điều quan trọng nhất giúp con người loại bỏ là cần có lòng kiên trì, quyết tâm. |
1,0 |
|
II |
|
TẠO LẬP VĂN BẢN |
7.0 |
1 |
HS viết đoạn văn: Trình bày về Sự khác biệt và gần gũi của con người trong cuộc sống .
|
2.0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn nghị luận:
|
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: |
0,25 |
||
c. Triển khai hợp lí nội dung bài văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết bài văn theo định hướng sau: - Môi trường ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng nhưng hiện nay môi trường đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng do chính bàn tay của con người. - Môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng và rất thân thiện gần gũi với chúng ta. Môi trường bao gồm: đất đai, sông... - Môi trường có mối quan hệ mật thiết tới cuộc sống con người. - Mặt khác, trong xã hội hiện nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, thiên nhiên càng bị đe dọa... * Mỗi chúng ta cần làm gì để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta? * Liên hệ bản thân |
1.0 |
||
d. Sáng tạo: HS có thể có sáng tạo riêng khi viết đoạn văn cảm nhận. |
0.25 |
||
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. |
0.25 |
||
2 |
Đóng vai nhân vật người em, kể lại truyện Cây Khế. |
5.0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: Học sinh biết cách làm bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích. Bố cục rõ ràng, mạch lạc. Lựa chọn ngôi kể thứ nhất, kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm; nhận xét, đánh giá, so sánh trong bài.
|
0.25
3,5 |
||
b. Xác định đúng vấn đề tự sự: Đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích. |
0,25 |
||
c. Yêu cầu kiến thức: Học sinh có nhiều cách xây dựng cốt truyện, nhưng phải dựa vào truyện cổ tích Cây Khế. Các sự việc logic, lời thoại hợp lý… Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: A. Mở bài: Đóng vai nhân vật tự giới thiệu về mình và câu chuyện định kể. B. Thân bài: - Hoàn cảnh xuất thân: - Diễn biến chính của câu chuyện: ( Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Chú ý đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm; nhận xét, đánh giá, so sánh vào trong từng đoạn của bài) C. Kết bài: Nêu kết thúc câu chuyện và bài học được rút ra từ câu chuyện hoặc gửi gắm thông điệp. |
4,0 |
||
d. Sáng tạo: Học sinh có cách diễn đạt độc đáo, linh hoạt, mới mẻ, phù hợp. |
0,25 |
||
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. |
0,25 |
||
Tổng điểm: |
10,0 |
Lưu ý:
- Giám khảo cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, không dập khuôn máy móc. Cần trân trọng những sáng tạo của học sinh.
- Căn cứ vào bài làm của học sinh trong từng câu để cho điểm ở các mức độ: mức tối đa, mức chưa tối đa, mức đạt, mức chưa đạt.
I. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
- Hình thức: Tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: HS làm bài kiểm tra hình thức tự luận trong 90 phút
II. MA TRẬN
Nội dung |
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC |
Tổng số |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
|||
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
I. Đọc-hiểu: 1. Văn bản: Xem người ta kìa- Lạc Thanh
2. Tiếng Việt: - Trạng ngữ 3. Tập làm văn 4. Viết được đoạn văn ngắn |
- Phương thức biểu đạt chính - Nhớ tên tác phẩm, tác giả. Và Phát hiện
- Phát hiện trạng ngữ, |
Nội dung đoạn trích.
|
|
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
3 2 20 % |
1 1 10% |
|
|
4 3 30% |
II. Tạo lập văn bản |
|
|
-Viết đoạn văn ngắn trình bày ý kiến về vấn đề... |
Viết một bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu chuyện |
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
|
|
1 2,0 20% |
1 5,0 50% |
2 7.0 70% |
Tổng số câu Tổng điểm Tỉ lệ % |
3
2,0 20% |
1
1,0 10% |
1
2,0 20% |
1
5,0 50% |
6
10 100% |
Ngoài Đề Thi Văn Cuối Kì 2 Lớp 6 Năm 2022 Có Đáp Án Và Ma Trận thì các đề thi trong chương trình lớp 6 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Trên hành trình học tập của học sinh lớp 6, một trong những bước quan trọng để đánh giá và đo lường kiến thức và kỹ năng của học sinh là kỳ thi cuối kì 2. Để giúp các em chuẩn bị tốt cho kỳ thi này, Đề Thi Văn Cuối Kì 2 Lớp 6 Năm 2022 là tài liệu không thể thiếu, với sự có mặt của đáp án và ma trận đánh giá.
Đề thi này không chỉ đơn thuần là một bài kiểm tra, mà nó còn là một cơ hội để học sinh thể hiện những kiến thức đã học, khả năng phân tích và sáng tạo trong việc diễn đạt ý nghĩa của văn bản. Có sẵn đáp án và ma trận đánh giá giúp học sinh tự đánh giá kết quả làm bài của mình, nhận biết và cải thiện những khuyết điểm, nâng cao kỹ năng và hiệu suất học tập.
Đáp án không chỉ là một phần quan trọng để học sinh tự kiểm tra, mà nó còn là một nguồn tài liệu giá trị để họ tham khảo và nắm vững các kiến thức cần thiết. Ngoài ra, ma trận đánh giá cung cấp cái nhìn tổng quan về mức độ thành thạo của học sinh trong từng khía cạnh của môn Văn, từ đó giúp họ nhận ra điểm mạnh và điểm yếu, từ bóc tách kiến thức để phát triển kỹ năng và khả năng tổng hợp thông tin.
Đề Thi Văn Cuối Kì 2 Lớp 6 Năm 2022 Có Đáp Án Và Ma Trận không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh, mà còn giúp họ rèn luyện kỹ năng làm bài thi, nắm vững cấu trúc đề thi và làm quen với các dạng bài thường gặp. Nó cũng là tài liệu hữu ích cho giáo viên trong việc đánh giá tiến bộ của học sinh và điều chỉnh phương pháp giảng dạy để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của các em.
Xem thêm