Docly

Đề Thi Trắc Nghiệm Địa 12 Học Kì 1 Quảng Nam 2019-2020 Có Đáp Án

Đề Thi Trắc Nghiệm Địa 12 Học Kì 1 Quảng Nam 2019-2020 Có Đáp Án được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Chào mừng bạn đến với trang tài liệu “Đề Thi Trắc Nghiệm Địa 12 Học Kì 1 Quảng Nam 2019-2020 Có Đáp Án”! Đây là nguồn tài liệu hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, nhằm giúp bạn ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi học kì 1 môn Địa lí một cách hiệu quả.

Bộ đề thi này được biên soạn dựa trên chương trình và yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam. Mỗi đề thi trong bộ tài liệu đều là trắc nghiệm, giúp bạn làm quen với cấu trúc và kiểu dáng câu hỏi thường gặp trong kỳ thi. Đề thi được thiết kế có độ khó và độ phân bố kiến thức phù hợp, giúp bạn kiểm tra và củng cố kiến thức Địa lí của mình.

Đề thi tham khảo

Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Lý Trường Trần Phú Lần 1
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Sử Trường Chuyên Vĩnh Phúc Lần 1
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Lý Trường Trần Quốc Tuấn
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Toán 2022 (Đề 6) Có Lời Giải Chi Tiết
Đề Thi THPT Quốc Gia 2022 Môn Lý Trường THPT Trần Phú Lần 2

Bên cạnh đó, bộ tài liệu cung cấp đáp án cho từng câu hỏi trong đề thi. Điều này giúp bạn tự kiểm tra và đánh giá kết quả của mình, nắm bắt được những điểm cần cải thiện và nắm vững cách giải quyết từng câu hỏi. Đáp án cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về lý thuyết và phương pháp giải quyết các vấn đề Địa lí.

“Đề Thi Trắc Nghiệm Địa 12 Học Kì 1 Quảng Nam 2019-2020 Có Đáp Án” là nguồn tài liệu đáng tin cậy để bạn ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi học kì 1 môn Địa lí. Chúng tôi hy vọng rằng bộ tài liệu này sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng và đạt được thành tích tốt trong kỳ thi của mình.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Q

ĐỀ CHÍNH THỨC

UẢNG NAM



(Đề có 03 trang, 30 câu)

KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020

Môn: ĐỊA LÍ – Lớp 12

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 701


Họ, tên học sinh.......................................................... Lớp ........... Số báo danh....................


Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Tranh thuộc lưu vực của hệ thống sông nào sau đây?

A. Sông Thái Bình. B. Sông Đà Rằng. C. Sông Thu Bồn. D. Sông Đồng Nai.

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta giáp Biển Đông?

A. Lạng Sơn. B. Quảng Ninh. C. Bắc Giang. D. Thái Nguyên.

Câu 3: Nằm trong khu vực có nền kinh tế năng động bậc nhất thế giới nên nước ta gặp khó khăn lớn nhất là

A. sự cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.

B. sự cạnh tranh việc làm với lao động trong khu vực.

C. phải nhập cư nhiều lao động từ nước ngoài vào.

D. nơi nhập khẩu rác thải công nghiệp của thế giới.

Câu 4: Đất trong đê của Đồng bằng sông Hồng không được phù sa bồi đắp thường xuyên là do

A. vùng này ít xảy ra lũ lụt. B. có đê ngăn lũ ven sông.

C. sông ngòi có ít phù sa. D. địa hình tự nhiên cao.

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về đặc điểm dân số nước ta?

A. Số dân nông thôn tăng. B. Tỉ lệ dân thành thị giảm.

C. Tỉ lệ dân nông thôn tăng. D. Số dân nông thôn giảm.

Câu 6: Yếu tố nào sau đây không phản ảnh đúng đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Nam?

A. Có tính bất đối xứng giữa sườn Đông và Tây.

B. Các đỉnh núi trên 2000m nghiêng phía đông.

C. Địa hình có sự phân bậc theo độ cao rõ nét.

D. Có nhiều cao nguyên, sơn nguyên đá vôi.

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đèo Hải Vân thuộc dãy núi nào sau đây?

A. Dãy Hoành Sơn. B. Dãy Bạch Mã.

C. Dãy Trường Sơn Bắc. D. Dãy Hoàng Liên Sơn.

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa phương nào sau đây có biên độ nhiệt năm nhỏ nhất?

A. Đồng Hới. B. Đà Nẵng. C. Nha Trang. D. Cần Thơ.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia nào sau đây của nước ta không nằm trên đảo?

A. Côn Đảo. B. Cát Bà. C. Tràm Chim. D. Phú Quốc.

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc?

A. Lai Châu. B. Hà Giang. C. Điện Biên. D. Lào Cai.





Câu 11: Đặc điểm vị trí địa lí nào sau đây giúp nước ta giao lưu thuận lợi với các nước trên thế giới?

A. Nằm trên đường hàng không và hàng hải quốc tế.

B. Đường biên giới kéo dài và giáp với nhiều nước.

C. Bờ biển dài, nhiều vịnh để xây dựng cảng biển.

D. Nằm trong khu vực có nền kinh tế rất năng động.

Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Sa Pa thuộc vùng khí hậu nào sau đây?

A. Tây Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Tây Nguyên.. D. Đông Bắc Bộ.

Câu 13: Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TẠI HÀ NỘI, VIỆT NAM

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Trung bình ngày

(°C)

16,4

17,2

20,0

23,9

27,4

28,9

29,2

28,6

27,5

24,9

21,5

18,2

Lượng mưa

(mm)

18


19


34


105


165


266


253


274


243


156


59


20


(Nguồn: Wikipedia.org)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, nhiệt độ trung bình năm và tổng lượng mưa cả năm ở Hà Nội lần lượt là

A. 12,8°C và 134,3mm. B. 23,6°C và 1612mm.

C. 18,2°C và 134,3mm. D. 283,2°C và 134,3mm.

Câu 14: Khí hậu nước ta có cán cân bức xạ dương quanh năm là biểu hiện của

A. gió mùa mùa hạ. B. sự phân hóa.

C. tính chất nhiệt đới. D. tính chất ẩm.

Câu 15: Nhân tố nào sau đây tạo nên một mùa đông lạnh ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta?

A. Tác động của gió mùa Đông Bắc. B. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế.

C. Chịu ảnh hưởng của Biển Đông. D. Chịu ảnh hưởng của gió Tín phong.

Câu 16: Mùa hạ nắng nóng, mưa nhiều, cây cối xanh tốt là đặc điểm cảnh quan thiên nhiên phần lãnh thổ

A. phía Bắc. B. chân núi. C. phía Đông. D. phía Tây.

Câu 17: Địa hình đồi núi nước ta bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc nên gây

A. nhiều lũ lụt, rét hại, mưa đá. B. hiện tượng động đất, núi lở.

C. khó khăn cho ngành du lịch. D. trở ngại cho giao thông.

Câu 18: Biện pháp hàng đầu để bảo vệ loại rừng phòng hộ của nước ta là

A. bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật. B. trồng rừng trên đất trống, đồi trọc.

C. duy trì và phát triển độ phì đất rừng. D. duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng.

Câu 19: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và sự phân hóa của khí hậu nước ta ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp là

A. tăng vụ và có nhiều nông sản. B. phát triển thủy sản và trồng trọt.

C. phát triển chăn nuôi và thủy sản. D. tăng sản lương thực, thực phẩm.

Câu 20: Tình trạng sạt lở bờ biển diễn ra nghiêm trọng nhất ở khu vực nào sau đây của nước ta?

A. Vùng ven biển Nam Bộ. B. Dải bờ biển miền Trung.

C. Ven biển Đông Nam Bộ. D. Vùng ven biển Bắc Bộ.

Câu 21: Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm số lượng loài động vật, thực vật tự nhiên ở nước ta là

A. thời gian khô hạn kéo dài. B. môi trường bị ô nhiễm nặng.

C. nhiệt độ ngày càng tăng. D. rừng tự nhiên tàn phá mạnh.





Câu 22: Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm của sông ngòi nước ta?

A. Đa số là sông lớn. B. Nhiều nước, giàu phù sa.

C. Phần lớn là sông nhỏ. D. Chế độ nước theo mùa.

Câu 23: Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình của nước ta trong thời gian qua chủ yếu góp phần làm giảm

A. di cư vào đô thị. B. gia tăng dân số. C. tỉ suất tử thô. D. gia tăng cơ giới.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây không phản ảnh đúng đặc điểm mùa bão nước ta?

A. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam. B. Bão gây nên ngập lụt trên diện rộng.

C. Bão có gió mạnh và lượng mưa lớn. D. Bắt đầu tháng 11, kết thúc tháng 6.

Câu 25: Ở Quảng Nam, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12 chủ yếu do

A. sự xuất hiện của dải hội tụ nhiệt đới. B. hoạt động gió tín phong Bắc bán cầu.

C. hoạt động của gió mùa Đông Bắc. D. hoạt động của gió mùa Tây Nam.

Câu 26: Việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết do

A. phân bố dân cư chưa hợp lí. B. tỉ lệ dân thành thị còn thấp.

C. miền núi có nhiều tiềm năng. D. mật độ dân số đồng bằng cao.

Câu 27: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây gây ra hiện tượng lũ quét ở nước ta?

A. Địa hình đồi núi nhiều. B. Đất feralit dễ bị xói lở.

C. Tổng lượng mưa lớn. D. Mất lớp phủ thực vật.

Câu 28: Nhiệt độ trung bình năm của thành phố Hồ Chí Minh cao so với Huế, Hà Nội là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây tác động?

A. Mặt trời có hai lần lên thiên đỉnh. B. Nằm gần đường chí tuyến.

C. Nằm gần đường xích đạo. D. Nằm trong vùng nội chí tuyến.

Câu 29: Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất nước ta chủ yếu do

A. thâm canh lúa nước. B. đồng bằng rộng lớn.

C. lịch sử khai thác lâu đời. D. công nghiệp phát triển.

Câu 30: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là do vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng

A. ngoại chí tuyến. B. cận xích đạo. C. nội chí tuyến. D. cận chí tuyến.

-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

(Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài)


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Q

ĐỀ CHÍNH THỨC

UẢNG NAM



(Đề có 03 trang, 30 câu)

KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020

Môn: ĐỊA LÍ – Lớp 12

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 702


Họ, tên học sinh.......................................................... Lớp ........... Số báo danh....................


Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đỉnh Phanxipăng thuộc dãy núi nào sau đây?

A. Dãy Con Voi. B. Dãy Tam Điệp.

C. Dãy Hoàng Liên Sơn. D. Dãy Trường Sơn Bắc.

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông La Ngà thuộc lưu vực của hệ thống sông nào sau đây?

A. Thái Bình. B. Đà Rằng. C. Thu Bồn. D. Đồng Nai.

Câu 3: Với vị trí nằm ở ngã tư đường hàng không, hàng hải quốc tế và đường bộ xuyên Á nên tạo thuận lợi cho nước ta

A. đẩy mạnh xuất khẩu tài nguyên khoáng sản.

B. phát triển kinh tế theo hướng mở cửa, hội nhập.

C. tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước.

D. phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa.

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Đồng Hới thuộc vùng khí hậu nào sau đây?

A. Nam Trung Bộ. B. Đông Bắc Bộ. C. Tây Bắc Bộ. D. Bắc Trung Bộ.

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết địa phương nào sau đây có biên độ nhiệt năm lớn nhất?

A. Đồng Hới. B. Nha Trang. C. Cà Mau. D. Cần Thơ.

Câu 6: Đồng bằng Tây Nam Bộ được thành tạo chủ yếu là do phù sa của sông Cửu Long bồi đắp

A. cùng với trầm tích của biển lắng tụ dần dần.

B. trên vịnh biển nông và thềm lục địa mở rộng.

C. trên vịnh biển sâu và thềm lục địa mở rộng.

D. trên vịnh biển nông và thềm lục địa thu hẹp.

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta giáp Biển Đông?

A. Lạng Sơn. B. Bắc Kạn. C. Thái Bình. D. Thái Nguyên.

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết tỉnh nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất nhất?

A. Hưng Yên. B. Nam Định. C. Thái Bình. D. Hòa Bình.

Câu 9: Nền văn hóa nước ta, ngoài mang tính đậm đà bản sắc dân tộc còn phong phú, đa dạng là do

A. tác động nền văn minh cổ đại lớn trên thế giới.

B. chịu sự ảnh hưởng của nhiều nền tôn giáo lớn.

C. có sự giao thoa của nhiều dân tộc trên thế giới.

D. nằm trong khu vực rất nhạy cảm về chính trị.

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh Lào Cai không tiếp giáp với tỉnh nào sau đây?

A. Lai Châu. B. Yên Bái. C. Tuyên Quang. D. Hà Giang.



Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia nào sau đây của nước ta không nằm trên đất liền?

A. Cát Bà. B. Pù Mát. C. Vũ Quang. D. Bến En.

Câu 12: Yếu tố nào sau đây không phản ảnh đúng đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc?

A. Hướng núi mở rộng về phía bắc và đông.

B. Có hướng núi vòng cung chiếm ưu thế.

C. Cao ở tây bắc thấp dần xuống đông nam.

D. Địa hình cao và đồ sộ nhất nước ta.

Câu 13: Khu vực nào sau đây của nước ta thường chịu hậu quả của bão nhiều nhất?

A. Miền Trung. B. Tây Bắc. C. Nam Bộ. D. Đông Nam Bộ.

Câu 14: Mùa đông lạnh, ít mưa và có nhiều loài cây rụng lá là đặc điểm của cảnh quan thiên nhiên phần lãnh thổ

A. phía Đông nước ta. B. phía Nam nước ta.

C. phía Bắc nước ta. D. phía Tây nước ta.

Câu 15: Phần lãnh thổ phía Nam của nước ta có biên độ nhiệt năm nhỏ là do

A. chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam. B. tác động gió tín phong Nam bán cầu.

C. đồng bằng chiếm phần lớn diện tích. D. ít chịu tác động của gió mùa Đông Bắc.

Câu 16: Nước ta có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn là do

A. quy mô dân đông. B. tỉ lệ sinh giảm dần.

C. cơ cấu dân số trẻ. D. sự già hóa dân số.

Câu 17: Biện pháp hàng đầu nhằm bảo vệ loại rừng sản xuất ở nước ta là

A. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.

B. nuôi dưỡng rừng hiện có và trồng rừng trên đồi núi trọc.

C. bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia.

D. cấm khai thác các khu rừng trên các vùng đất có độ dốc lớn.

Câu 18: Nhận định nào sau đây không phản ảnh đúng đặc điểm của đất feralit ở nước ta?

A. Có sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm. B. Là loại đất chính của vùng đồi núi.

C. Đất có tính chất chua, nghèo mùn. D. Có sự tích tụ mạnh các chất badơ.

Câu 19: Khí hậu nước ta có cán cân bức xạ dương quanh năm là biểu hiện của

A. tính chất ẩm. B. gió mùa mùa hạ.

C. sự phân hóa. D. tính chất nhiệt đới.

Câu 20: Khu vực đồi núi, nơi có độ dốc lớn và mưa nhiều dễ xảy ra các hiện tượng

A. mưa đá, sương muối. B. động đất, núi lở.

C. lũ quét, xói mòn. D. rét hại, lũ ống.

Câu 21: Nhận định nào sau đây không phản ảnh đúng mùa bão nước ta?

A. Tần suất cao nhất ở các tháng đầu năm. B. Gây ngập mặn ở vùng thấp ven biển.

C. Bão thường có gió mạnh và mưa lớn. D. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.

Câu 22: Sự suy giảm tính đa dạng sinh học ở nước ta biểu hiện rõ nhất ở mặt nào sau đây?

A. Số lượng loài hiện diện rất nghèo nàn.

B. Số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng.

C. Nguy cơ tuyệt chủng các loài quí hiếm.

D. Suy giảm khả năng sinh sản của các loài.



Câu 23: Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TẠI ĐÀ LẠT, VIỆT NAM

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Trung bình ngày (°C )

15,8

16,7

17,8

18,9

19,3

19,0

18,6

18,5

18,4

18,1

17,3

16,2

Lượng mưa (mm)

11

24

62

170

191

213

229

214

282

239

97

36

(Nguồn: Wikipedia.org)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, nhiệt độ trung bình năm và tổng lượng mưa cả năm ở Đà Lạt lần lượt là

A. 17,9°C và 1768mm. B. 3,5°C và 147,3mm.

C. 16,2°C và 147,3mm. D. 214,7°C và 147,3mm.

Câu 24: Những trở ngại của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất nông nghiệp là

A. làm tăng tính mùa vụ. B. thiên tai, sâu-dịch bệnh.

C. thời vụ không ổn định. D. môi trường suy thoái.

Câu 25: Biện pháp chủ yếu để hạn chế hiện tượng lũ quét xảy ra ở nước ta là

A. quản lí sử dụng đất chặt chẽ. B. đảm bảo độ che phủ thực vật.

C. quy hoạch các điểm dân cư. D. phát triển nhà máy thủy điện.

Câu 26: Nhiệt độ trung bình năm của thành phố Hồ Chí Minh cao so với Huế, Hà Nội là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây tác động?

A. Nằm trong vùng nội chí tuyến. B. Nằm gần đường chí tuyến.

C. Nằm gần đường xích đạo. D. Mặt trời có hai lần lên thiên đỉnh.

Câu 27: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là do vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng

A. nội chí tuyến. B. cận xích đạo. C. cận chí tuyến. D. ngoại chí tuyến.

Câu 28: Tây Nguyên có mật độ dân số thấp chủ yếu do

A. hạn chế về giao thông vận tải. B. trình độ phát triển kinh tế thấp.

C. sức thu hút đầu tư còn thấp. D. công nghiệp chưa phát triển.

Câu 29: Việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết do

A. miền núi có nhiều tiềm năng. B. phân bố dân cư chưa hợp lí.

C. mật độ dân số đồng bằng cao. D. tỉ lệ dân thành thị còn thấp.

Câu 30: Ở Quảng Nam, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12 chủ yếu do

A. hoạt động của gió mùa Đông Bắc. B. sự xuất hiện của dải hội tụ nhiệt đới.

C. hoạt động gió tín phong Bắc bán cầu. D. hoạt động của gió mùa Tây Nam.

-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

(Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài)



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Q

ĐỀ CHÍNH THỨC

UẢNG NAM



(Đề có 03 trang, 30 câu)

KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020

Môn: ĐỊA LÍ – Lớp 12

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 703


Họ, tên học sinh.......................................................... Lớp ........... Số báo danh....................


Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết tỉnh nào sau đây có mật độ dân số cao nhất?

A. Ninh Bình. B. Hà Nam. C. Thái Bình. D. Nghệ An.

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta không giáp Biển Đông?

A. Quảng Ngãi. B. Bình Định. C. Quảng Nam. D. Kon Tum.

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây của Đông Nam Á vừa là thời cơ, vừa thách thức đối với phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta?

A. Nền kinh tế phát triển năng động. B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Có chung Biển Đông rộng lớn. D. Đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp.

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Đà Nẵng thuộc vùng khí hậu nào sau đây?

A. Bắc Trung Bộ. B. Nam Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên.

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa phương nào sau đây có biên độ nhiệt năm lớn nhất?

A. Hà Nội. B. Đà Nẵng. C. Đồng Hới. D. Thanh Hóa.

Câu 6: Yếu tố nào sau đây không phản ảnh đúng đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc?

A. Hướng núi vòng cung chiếm ưu thế. B. Có các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi.

C. Phía tây tập trung các dãy núi trung bình. D. Địa hình cao và đồ sộ nhất nước ta.

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta có chung đường biên giới với Lào và Campuchia?

A. Đăk Lăk B. Gia Lai. C. Kon Tum. D. Quảng Nam.

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Hậu thuộc lưu vực của hệ thống sông nào sau đây?

A. Thu Bồn. B. Đà Rằng. C. Đồng Nai. D. Mê Công.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13-14, cho biết cánh cung Đông Triều thuộc vùng núi nào sau đây?

A. Trường Sơn Bắc. B. Đông Bắc. C. Tây Bắc. D. Trường Sơn Nam.

Câu 10: Sự hình thành đất cát của đồng bằng ven biển miền Trung chủ yếu là do tác động của

A. biển. B. khí hậu. C. sông ngòi. D. địa hình.

Câu 11: Nước ta chung sống hòa bình, đoàn kết với các nước trong khu vực Đông Nam Á là nhờ

A. sự tương đồng về lịch sử, văn hóa - xã hội.

B. có vị trí liền kề với lục địa và đại dương.

C. giao thoa nhiều nền văn hóa, tôn giáo lớn.

D. có mối giao lưu từ lâu đời và sự hội nhập.

Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết phần lãnh thổ phía Bắc có mấy phân khu địa lí động vật?

A. 6. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 13: Hiện tượng cát bay, cát chảy xảy ra nghiêm trọng ở khu vực nào sau đây của nước ta?

A. Vùng ven biển Nam Bộ. B. Vùng ven biển Bắc Bộ.

C. Vùng ven biển miền Trung. D. Vùng ven biển Đông Nam Bộ.

Câu 14: Hậu quả nào sau đây không phải do ảnh hưởng chủ yếu của các cơn bão khi đổ bộ vào nước ta?

A. Sa mạc hóa các đồng bằng. B. Nhiễm mặn các vùng ven biển.

C. Đồng bằng ven biển bị ngập lụt. D. Tàn phá các công trình, nhà cửa.

Câu 15: Phần lãnh thổ phía Bắc của nước ta có mùa đông lạnh là do

A. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. B. chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.

C. địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích. D. hướng chạy địa hình có tác dụng hút gió.

Câu 16: Phần lãnh thổ nào sau đây của nước ta có biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt?

A. Phần lãnh thổ phía Nam. B. Phần lãnh thổ phía Bắc.

C. Phần lãnh thổ phía Đông. D. Phần lãnh thổ phía Tây.

Câu 17: Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TẠI CẦN THƠ, VIỆT NAM

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Trung bình ngày (°C)

25,0

25,8

27,1

28,3

27,7

27,0

26,7

26,6

26,6

26,7

26,6

25,4

Lượng mưa, (mm)

9


2


8


40


177


218


228


240


261


321

133

38


(Nguồn: Wikipedia.org)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, nhiệt độ trung bình năm và tổng lượng mưa cả năm của Đà Lạt lần lượt là

A. 25,4°C và 139,5mm. B. 319,2°C và 139,5mm.

C. 3,1°C và 139,5mm. D. 26,6°C và 1675mm.

Câu 18: Tại các đứt gãy sâu của khu vực miền núi nước ta thường có nguy cơ

A. đất trượt, đá lở. B. phát sinh động đất.

C. lũ quét, xói mòn. D. phun trào núi lửa.

Câu 19: Nhận định nào sau đây không phản ảnh đúng đặc điểm của sinh vật ở nước ta?

A. Loài ôn đới phân bố ở núi cao. B. Loài ôn đới phân bố phía Bắc.

C. Loài nhiệt đới chiếm ưu thế. D. Chủ yếu là loài cận xích đạo.

Câu 20: Trong cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta, tỉ lệ trẻ em có xu hướng giảm, tỉ lệ người già tăng thể hiện sự

A. già hóa dân số. B. đa dạng dân số. C. trẻ hóa dân số. D. phân bố dân cư.

Câu 21: Biện pháp hàng đầu trong việc bảo vệ rừng đặc dụng ở nước ta là

A. cấm khai thác rừng trên các đảo, vùng đất có độ dốc lớn.

B. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.

C. bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật ở các vườn quốc gia.

D. duy trì, phát triển độ phì nhiêu và chất lượng đất rừng.

Câu 22: Khí hậu nước ta có cán cân bức xạ dương quanh năm là biểu hiện của

A. tính chất ẩm. B. tính chất nhiệt đới.

C. gió mùa mùa hạ. D. sự phân hóa.





Câu 23: Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm số lượng loài động vật, thực vật tự nhiên ở nước ta là

A. nguồn nước bị cạn kiệt. B. môi trường ô nhiễm nặng.

C. nhiệt độ Trái đất tăng cao. D. tàn phá rừng tự nhiên mạnh.

Câu 24: Tính thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu nước ta gây khó khăn cho

A. thâm canh tăng năng suất. B. xây dựng kế hoạch thời vụ.

C. việc khai thác tính mùa vụ. D. bảo vệ môi trường canh tác.

Câu 25: Việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết do

A. tỉ lệ dân thành thị còn thấp. B. phân bố dân cư chưa hợp lí.

C. mật độ dân số đồng bằng cao. D. miền núi có nhiều tiềm năng.

Câu 26: Tây Bắc có mật độ dân số thấp nhất nước ta chủ yếu do

A. công nghiệp chưa phát triển. B. sức thu hút đầu tư còn thấp.

C. hạn chế về giao thông vận tải. D. trình độ phát triển kinh tế thấp.

Câu 27: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là do vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng

A. ngoại chí tuyến. B. cận xích đạo. C. nội chí tuyến. D. cận chí tuyến.

Câu 28: Ở Quảng Nam, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12 chủ yếu do

A. hoạt động gió tín phong Bắc bán cầu. B. sự xuất hiện của dải hội tụ nhiệt đới.

C. hoạt động của gió mùa Đông Bắc. D. hoạt động của gió mùa Tây Nam.

Câu 29: Thời gian xuất hiện lũ quét ở nước ta có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam là do

A. tổng lượng mưa năm tăng dần. B. độ che phủ rừng thấp hơn.

C. địa hình đồi núi thu hẹp dần. D. mùa mưa lùi dần sang thu đông.

Câu 30: Nhiệt độ trung bình năm của thành phố Hồ Chí Minh cao so với Huế, Hà Nội là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây tác động?

A. Nằm trong vùng nội chí tuyến. B. Nằm gần đường chí tuyến.

C. Nằm gần đường xích đạo. D. Mặt trời có hai lần lên thiên đỉnh.

-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

(Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài)


ĐÁP ÁN

S Ở GD&ĐT QUẢNG NAM

ĐÁP ÁN MÔN ĐỊA LÍ 12 - HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC 2019-2020


Câu

701

702

703

1

C

C

C

2

B

D

D

3

A

B

A

4

B

D

C

5

A

A

A

6

D

B

A

7

B

C

C

8

D

D

D

9

C

C

B

10

C

C

A

11

A

A

A

12

D

D

B

13

B

A

C

14

C

C

A

15

A

D

A

16

A

A

A

17

D

A

D

18

B

D

B

19

A

D

D

20

B

C

A

21

D

A

C

22

A

B

B

23

B

A

D

24

D

B

B

25

A

B

B

26

A

C

D

27

D

A

C

28

C

B

B

29

C

B

D

30

C

B

C




Ngoài Đề Thi Trắc Nghiệm Địa 12 Học Kì 1 Quảng Nam 2019-2020 Có Đáp Án thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm

Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Toán (Đề 11) Có Lời Giải Chi Tiết
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Lý Trường Chuyên Lam Sơn (Lần 1)
Đề Thi Thử Môn Sử Năm 2023 (Đề 1) Kèm Lời Giải Chi Tiết
Đề Thi THPT Quốc Gia 2022 Môn Toán (Đề 10) Có Lời Giải Chi Tiết
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Lý Nguyễn Trung Thiên (Lần 1)
Đề Thi Thử Giáo Dục Công Dân Trường Chuyên Lam Sơn (Lần 1)
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Toán (Đề 9) Có Lời Giải Chi Tiết
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Lý Bộ GD&ĐT Có Đáp Án
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Sử Trường Hàn Thuyên Lần 1
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Toán (Đề 8) Có Lời Giải Chi Tiết