Docly

10 Đề địa Thpt quốc gia 2020 | Đề thi thử Tập 2 có đáp án chi tiết

10 Đề địa Thpt quốc gia 2020 Tập 2 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020, môn Địa lý luôn được coi là một trong những môn thi quan trọng và khó nhất. Để giúp các bạn học sinh chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi sắp tới, nhiều bộ đề thi thử địa THPT Quốc gia 2020 đã được ra đời. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn 10 đề thi thử địa lý THPT 2020 tập 2, kèm đáp án chi tiết. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline


ĐỀ 11

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN ĐỊA LÍ

Thời gian: 50 phút


Câu 41. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp biển?

A. Quảng Ninh.

B. Điện Biên.

C. Hà Giang.

D. Gia Lai.

Câu 42. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hồ Trị An thuộc lưu vực hệ thống sông

A. Đồng Nai.

B. Thu Bồn.

C. Mã.

D. Cả.

Câu 43. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nơi nào sau đây lượng mưa lớn nhất vào tháng X?


A. Lạng Sơn. B. Huế. C. Nha Trang. D. Đà Lạt.

Câu 44. Căn cứ vào át lát địa lý trang 4-5 hãy cho biết Điểm cực Nam nước ta là xã đất Mũi thuộc tỉnh?

A. Sóc Trăng B. Kiên Giang C. Cà Mau D. Bạc Liêu

Câu 45. Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu Tây Nguyên nằm trong miền khí hậu nào sau đây

A. Miền khí hậu phía Nam. B. Miền khí hậu phía Bắc

C. Miền khí hậu Nam Bộ D. Miền khí hậu Nam Trung Bộ

Câu 46. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 9 đi qua nơi nào sau đây?


A. Quảng Trị. B. Tuy Hòa. C. Quảng Ngãi. D. Nha Trang.

Câu 47. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết các nhà máy thủy đin đã và đang xây dng Trung du và min núi Bc B.

A. Hòa Bình, Thác Bà, Sơn La. B. Hòa Bình, Thác Bà, Tr An.

C. Hòa Bình, Tr An, Sơn La. D. Đa Nhim, Thác Bà, Sơn La.

Câu 48. Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 và 7 – hãy cho biết quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào

A.Đà Nẵng B. Khánh Hòa C. Lai Châu D. Quy Nhơn

Câu 49. Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 6 và 7 – hãy cho biết vịnh Xuân Đài thuộc tỉnh nào

A. Thanh Hóa B. Sơn La C. Phú Yên D. Nghệ An

Câu 50. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết trong các khu kinh tế ven biển sau đây, khu kinh tế ven biển nào không nằm ở vùng kinh tế trọng diểm miền Trung?

A. Dung Quất. B. Chu Lai. C. Chân Mây –Lăng Cô. D. Vân Đồn.

Câu 51. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa nhóm nước phát triển với đang phát triển là

A. thành phần chủng tộc và tôn giáo.

B. quy mô dân số và cơ cấu dân số.

C. trình độ khoa học kĩ thuật.

D. điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

Câu 52. Ý nào dưới đây không phải là chủ yếu trong xu hướng phát triển công nghiệp Đông Nam Á.

A. Tăng cường liên doanh liên kết với nước ngoài, hiện đại hoá thiết bị.

B. Tăng cường liên doanh, liên kết với các nước trong khu vực.

C. Chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động.

D. Tăng cường về số lượng và nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu.

Câu 53. Việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên không có ý nghĩa nào sau đây?

A. Cung cấp nước tưới vào mùa khô.

B. Sử dụng cho mục đích phát triển du lịch.

C. Phát triển nuôi trồng thủy sản.

D. Giữ hệ thống rừng đầu nguồn.

Câu 54. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp?

A. Tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp thấp, ít chuyển biến.

B. Tăng tỉ trọng của nông nghiệp, giảm tỉ trọng của ngư nghiệp.

C. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.

D. Giảm tỉ trọng cây lương thực thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp.

Câu 55. Ngành hàng không nước ta là ngành non trẻ nhưng có những bước tiến rất nhanh vì

A. phong cách phục vụ chuyên nghiệp.

B. thu hút được nguồn vốn lớn từ đâù tư nước ngoài.

C. chiến lược phát triển táo bạo, cơ sở vật chất được hiện đại hoá.

D. được nhà nước quan tâm đầu tư nhiều.

Câu 56. Cho bảng số liệu sau:

Giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta phân theo ngành

(Đơn vị: Tỉ đồng)

Năm

2000

2005

2010

2014

Tổng số

129087,9

183213,6

540162,8

623220,0

Trồng trọt

101043,7

134754,5

396733,6

456775,7

Chăn nuôi

24907,6

45096,8

135137,2

156796,1

Dịch vụ nông nghiệp

3136,6

3362,3

8292,0

9648,2

(Nguồn: Niên giám thống kê 2014, NXB Thống kê – Hà Nội, 2015)

Nhận xét nào sau đây đúng với sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động của nước ta?

A. Tỉ trọng giá trị các nhóm ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp đều tăng.

B. Tỉ trọng giá trị các nhóm ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp đều giảm.

C. Tỉ trọng giá trị của nhóm ngành trồng trọt và chăn nuôi chiếm cao nhất và tiếp tục tăng.

D. Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp

Câu 57. Dựa vào Atlat trang 21, trung tâm công nghiệp Vinh bao gồm các ngành nào sau đây ?

A. Cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản.

B. Điện tử, dệt may, đóng tàu, chế biến nông sản.

C. Luyện kim màu, hoá chất phân bón, chế biến thực phẩm.

D. Sản xuất giấy xenlulo, luyện kim đen, đóng tàu.

Câu 58.

Cho biểu đồ về GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 - 2016:














(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)


Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?


A. Cơ cấu GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 - 2016.


B. Giá trị GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 - 2016.


C. Chuyển dịch cơ cấu GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 - 2016.


D. Tốc độ tăng trưởng GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 - 2016.

Câu 59. Câu nào dưới đây chưa chính xác về những thành tựu ASEAN:

A. 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của ASEAN.

B. Tạo dựng được một môi trường hoàn toàn hoàn bình, ổn định trong khu vực.

C. Hệ thống cơ sở hạ tầng của các quốc gia phát triển theo hướng hiện đại hoá.

D. Nhiều đô thị của các nước thành viên đã dần tiến kịp trình độ đô thị của các nước tiên tiến.

Câu 60. Cho bảng số liệu

Diện tích cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới

Đơn vị: Triệu tấn

Năm

1985

1995

2013

Đông Nam Á

3,4

4,9

9,0

Thế Giới

4,2

6,3

12,0

Nhận định nào sau đây Không đúng về tỉ trọng về diện tích cao su của Đông Nam Á so với thể giới giai đoạn 1985-2013?

A. Tỉ trọng ngày càng tăng. B. Chiếm tỉ trọng cao nhất.

C. Tỉ trọng ngày càng giảm. D. Tỉ trọng luôn chiếm hơn 70%.

Câu 61. Nhận định nào không phải là hạn chế chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng ?

A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.

B. Chịu ảnh hưởng nhiều của những thiên tai.

C. Sức ép dân số đối với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội.

D. Cơ sở vật chất – kĩ thuật chưa phát triển bằng các vùng khác.

Câu 62. Ý nào sau đây đúng với đặc điểm nguồn lợi sinh vật biển nước ta?

A. Sinh vật biển giàu, nhiều thành phần loài. B. Biển có độ sâu trung bình.

C. Độ mặn trung bình khoảng 20-33‰. D. Biển nhiệt đới ấm quanh năm.

Câu 63. Điểm nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?

A. Nguồn lao động có số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.

B. Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm.

C. Có thế mạnh khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng.

D. Có quốc lộ 5 và 18 gắn kết cả Bắc Bộ với cụm cảng Hải Phòng – Cái Lân.

Câu 64. Căn cứ vào Atlat trang 22 sản lượng điện của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2007 tăng

A. 2,4 lần. B. 3,4 lần. C. 4,4 lần. D. 5,4 lần.

Câu 65. Ý nào sau đây Không đúng với ngành dịch vụ của Nhật Bản?

A. Chiếm tỉ trọng GDP lớn.

B. Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn.

C. Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới về thương mại.

D. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng.

Câu 66. Ý nào sau đây không đúng về nền kinh tế Trung Quốc?

A. Hiện nay, quy mô GDP đứng hàng đầu thế giới.

B. Những năm qua, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng GDP vào loại cao nhất thế giới.

C. Thu nhập bình quân theo đầu người của Trung Quốc tăng nhanh.

D. Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng ngày càng thu hẹp.

Câu 67. Ý nào dưới đây không chính xác về dân cư của Đông Nam Á:

A. Dân số đông, mật độ dân số cao.

B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên rất cao.

C. Số người trong tuổi lao động không dưới 50%.

D. Thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn.

Câu 68. Cho biểu đồ sau:

Căn cứ vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế nước ta, giai đoạn 1990 – 2010 ?

A. Tỉ trọng khu vực III tăng liên tục.

B. Tỉ trọng khu vực I giảm liên tục .

C. Tỉ trọng khu vực III cao nhưng chưa ổn định.

D. Tỉ trọng khu vực II giảm liên tục.

Câu 69. Việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta

A. nhằm đảm bảo lương thực cho hơn 90 triệu dân.

B. là cơ sở để đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp.

C. góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến.

D. góp phần cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi, tạo nguồn hàng xuất khẩu.

Câu 70. Tại sao năng suất lao động trong ngành thuỷ sản còn thấp?

A. Người dân thiếu kinh nghiệm đánh bắt. B. Nguồn lợi thuỷ sản ven bờ suy giảm.

C. Phương tiện đánh bắt chậm đổi mới. D. Các cảng cá chưa đáp ứng yêu cầu

Câu 71.Tại sao trong định hướng phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng lại chú trọng đến việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ?

A. Để khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào.

B. Để sử dụng có hiệu quả thế mạnh về tự nhiên và con người.

C. Để thu hút triệt để nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.

D. Để tận dụng thế mạnh về tiềm năng thuỷ điện và khoáng sản.

Câu 72. Ý nào sau đây không đúng khi nói về phong trào người Việt dùng hàng Việt có ý nghĩa

A. thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển.

B. giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu.

C. thay đổi thói quen sính hàng ngoại nhập.

D. tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá.

Câu 73. Ngành hàng không nước ta là ngành non trẻ nhưng có những bước tiến rất nhanh vì

A. phong cách phục vụ chuyên nghiệp.

B. thu hút được nguồn vốn lớn từ đâù tư nước ngoài.

C. chiến lược phát triển táo bạo, cơ sở vật chất được hiện đại hoá.

D. được nhà nước quan tâm đầu tư nhiều.

Câu 74. Tại sao Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về thuỷ điện?

A. Sông suối dài, nhiều nước quanh năm. B. Sông có độ dốc lớn, nguồn nước dồi dào.

C. Có nhiều hồ tự nhiên để tích trữ nước. D. Có khí hậu nóng ẩm, mưa quanh năm.

Câu 75. Vùng đồi trước núi của Bắc Trung Bộ có thế mạnh về

A. chăn nuôi đại gia súc và trồng cây công nghiệp lâu năm.

B. trồng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm.

C. trồng rừng bảo vệ môi trường sinh thái.

D. chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lương thực, thực phẩm.

Câu 76. Hoạt động công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đang khởi sắc do

A. cơ sở hạ tầng được cải thiện, thu hút đầu tư nước ngoài.

B. cơ sở năng lượng của vùng được đảm bảo.

C. số lượng và chất lượng lao động tăng.

D. vị trí địa lí thuận lợi trao đổi hàng hóa.

Câu 77. Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn ở nước ta nhờ vào điều kiện nào sau đây?

A. Đất đỏ badan giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn.

B. Khí hậu cận xích đạo với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

C. Khí hậu thuận lợi, nguồn nước trên mặt và nguồn nước ngầm phong phú.

D. Mùa khô kéo dài là điều kiện để phơi, sấy sản phẩm cây công nghiệp.

Câu 78. Vì sao khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ?

A. Đây là vùng có dân số đông nhất cả nước.

B. Đây là vùng kinh tế phát triển năng động nhât cả nước.

C. Đây là vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản nhất cả nước.

D. Đây là vùng có sản lượng lương thực lớn nhất cả nước.

Câu 79. Hãy cho biết giải pháp nào sau đây được cho là quan trọng nhất để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Cần phải có nước ngọt vào mùa khô để thau chua rửa mặn.

B. Cần phải duy trì và bảo vệ rừng.

C. Đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản.

D. Tạo ra các giống lúa chịu được phèn, mặn.

Câu 80. Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA

(Đơn vị: nghìn tấn)

Năm

2005

2007

2009

2010

2014

Tổng sản lượng

3466.8

4199.1

4870.3

5142.7

6333,2

Khai thác

1987.9

2074.5

2280.5

2414.4

2920,4

Nuôi trồng

1478.9

2124.6

2589.8

2728.3

3412,8

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2015)

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 – 2014 là

A. biểu đồ đường B. biểu đồ miền C. biểu đồ tròn D. biểu đồ cột


……HẾT…..

- Thí sinh đưc s dụng Atlat Đa lí Vit Nam do Nhà xut bản Giáo dục Vit Nam pt nh

trong khi làm i thi.


ĐÁP ÁN ĐỀ ÔN TẬP ĐỊA LÝ

CÂU

ĐÁP ÁN

CÂU

ĐÁP ÁN

41

A

61

D

42

A

62

A

43

B

63

C

44

C

64

A

45

A

65

D

46

A

66

D

47

A

67

B

48

B

68

C

49

C

69

B

50

D

70

C

51

C

71

B

52

B

72

D

53

D

73

C

54

B

74

B

55

C

75

A

56

D

76

A

57

A

77

A

58

D

78

B

59

B

79

A

60

A

80

B


LỜI GIẢI CHI TIẾT MỘT SỐ CÂU KHÓ

Câu 56.

Nhận xét nào sau đây đúng với sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động của nước ta?

Tính tỉ trọng từng ngành trong cơ cấu giá trị nông nghiệp.


Năm

2000

2005

2010

2014

Tổng số

100

100

100

100

Trồng trọt

78,2

73,6

73,4

73,3

Chăn nuôi

19,3

24,6

25,0

25,2

Dịch vụ nông nghiệp

2,5

1,8

1,6

1,5

Qua đó thấy được tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp

Câu 60.

Nhận định nào sau đây Không đúng về tỉ trọng về diện tích cao su của Đông Nam Á so với thể giới giai đoạn 1985-2013?

Tính tỉ trọng cao su Đông Nam Á so với thế giới.

Năm

1985

1995

2013

Đông Nam Á

81,0

77,7

75,0

Thế Giới

100

100

100

Qua đó thấy được tỉ trọng cao su Đông Nam Á tăng là sai

Câu 64. Căn cứ vào Atlat trang 22 sản lượng điện của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2007 tăng

64,1 : 26,7 = 2,4 lần

Câu 66. Ý nào sau đây không đúng về nền kinh tế Trung Quốc?

Hiện nay, quy mô GDP đứng hàng đầu thế giới là đúng vì trong hàng đầu có vài nước như Hoa Kì, Nhật Bản. Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng ngày càng thu hẹp là sai.

Câu 67. Ý nào dưới đây không chính xác về dân cư của Đông Nam Á:

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên rất cao là không chính xác vì hầu hết các cước Đông Nam Á tỉ suất gia tăng dân số đang thấp dần

Câu 72. Ý nào sau đây không đúng khi nói về phong trào người Việt dùng hàng Việt có ý nghĩ

Tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá. Là không đúng vì không chỉ dùng hàng Việt mới là tăng mức bán lẻ hàng hóa


ĐỀ 12

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN ĐỊA LÍ

Thời gian: 50 phút



  1. Cho biểu đồ về GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014:

Cho biết biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây là đúng nhất về GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014?

A. Tốc độ tăng trưởng GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014.

B. Quy mô GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014.

C. Chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014.

D. Giá trị GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014.

  1. Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng B. Trung du và miền núi Bắc Bộ

C. Tây Nguyên D. Đông Nam Bộ

  1. Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta?

A. Thời tiết diễn biến phức tạp. B. Có một mùa khô sâu sắc.

C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn. D. Trong năm có một mùa đông lạnh.

  1. Nước ta có thể nuôi, trồng được các loài sinh vật nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới là do nước ta chủ yếu có

A. con đường di cư của nhiều loài sinh vật đi ngang qua.

B. thiên nhiên mang tính nhiệt đới và thay đổi theo mùa.

C. khí hậu mang tính cận nhiệt và thay đổi theo độ cao.

D. khí hậu mang tính chất nhiệt đới và phân hóa đa dạng.

  1. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta có đặc điểm là

A. các tháng đều có nhiệt độ trên 28°C. B. không có tháng nào nhiệt độ dưới 25°C.

C. không có tháng nào nhiệt độ trên 25°C. D. chỉ có 2 tháng nhiệt độ trên 25°C.

  1. Đặc điểm nào sau đây là của vùng núi Trường Sơn Nam?

A. Có 3 dải địa hình cùng hướng tây bắc- đông nam.

B. Gồm các dãy núi song song và so le nhau.

C. Có 4 cánh cung lớn chụm lại ở phía Tây.

D. Gồm các khối núi và cao nguyên.

  1. Tác động mạnh của quá trình đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế nước ta là

A. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. B. gây sức ép đến môi trường đô thị.

C. tạo việc làm cho người lao động. D. tăng thu nhập cho người dân.

  1. Biện pháp nào sau đây được sử dụng trong bảo vệ đất ở đồng bằng nước ta?

A. Chống nhiễm mặn. B. Trồng cây theo băng.

C. Đào hố kiểu vẩy cá. D. Làm ruộng bậc thang.

  1. Ở miền Nam, đai nhiệt đới gió mùa phân bố lên đến độ cao

A. dưới 600 - 700 m. B. 900 - 1000 m. C. 1600 - 1700 m. D. trên 2600 m.

  1. Căn cứ vào Alat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết trong các loại đất sau đây thì loại nào chiếm diện tích nhiều nhất ở khu vực Đông Bắc nước ta?

A. Đất feralit trên đá badan. B. Đất feralit trên đá vôi.

C. Đất feralit trên các loại đá khác. D. Các loại đất khác và núi đá.

  1. Khó khăn lớn nhất trong sử dụng tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là gì?

A. Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu. B. Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

C. Chế độ nước của sông ngòi thất thường. D. Nhiều thiên tai: bão, lũ, trượt lở đất.

  1. Phát biểu nào sau đây không đúng với nguồn lao động nước ta ?

A. Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh.

B. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.

D. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo.

  1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Sơn La thuộc vùng núi nào?

A. Tây Bắc. B. Trường Sơn Nam. C. Trường Sơn Bắc. D. Đông Bắc.

  1. Dựa vào Alat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, hãy cho biết các dãy núi nào sau đây của nước ta chạy theo hướng tây bắc- đông nam?

A. Hoành Sơn, Ngân Sơn, Pu Sam Sao. B. Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, Ngân Sơn.

C. Đông Triều, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh. D. Tam Điệp, Con Voi, Hoàng Liên Sơn.

  1. Biểu hiện của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là

A. phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ gây nên lũ lụt.

B. sông có lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao.

C. lượng nước các sông phân bố đều giữa các mùa.

D. phần lớn sông có hướng chảy tây bắc - đông nam.

  1. Cho bảng số liệu:

Để thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta giai đoạn 1995 - 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Miền. B. Đường. C. Kết hợp. D. Cột ghép.

  1. Ở nước ta, tỉ lệ thiếu việc làm tương đối cao là ở khu vực

A. nông thôn. B. thành thị C. đồng bằng. D. miền núi.

  1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về hoạt động của bão ở nước ta?

A. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.

B. Tháng có tần suất bão lớn nhất là tháng 10.

C. Bão đổ bộ nhiều nhất vào vùng Bắc Trung Bộ.

D. Thời gian hoạt động của bão từ tháng 6 đến tháng 12.

  1. Đất feralit ở nước ta có màu đỏ vàng chủ yếu do

A. quá trình phong hóa mạnh. B. quá trình tích tụ mùn phát triển.

C. rửa trôi các chất badơ dễ tan. D. tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm.

  1. Khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam vào nước ta và gây mưa lớn cho

A. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. B. Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

C. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. D. đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.

  1. NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG I TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

A. Nhiệt độ trung bình tháng I TP.Hồ Chí Minh thấp hơn Huế.

B. Nhiệt độ trung bình tháng I Hà Nội cao hơn Huế.

C. Nhiệt độ trung bình tháng I tăng dần từ Bắc vào Nam.

D. Nhiệt độ trung bình tháng I giảm dần từ Bắc vào Nam.

  1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết phát biểu nào sau đây đúng về sự phân bố dân cư Việt Nam?

A. Đồng bằng có mật độ dân số cao hơn trung du và miền núi.

B. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao thứ hai cả nước.

C. Phía Tây miền Trung có mật độ dân số cao hơn phía Đông.

D. Mật độ dân số ở trung du cao hơn mật độ dân số ở miền núi.

  1. Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ

A. tác động của gió tây ôn đới. B. tiếp giáp với Biển Đông.

C. nằm gần Xích đạo, mưa nhiều. D. địa hình 85% là đồi núi thấp.

  1. Tác động của những khối núi cao trên 2000m đối với thiên nhiên nước ta là

A. tạo các bức chắn để hình thành các ranh giới các miền khí hậu.

B. làm phong phú cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta.

C. phá vỡ cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới trên khắp cả nước.

D. làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta.

  1. Thiên nhiên đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Có tính cận xích đạo. B. Thay đổi theo độ cao.

C. Trù phú xanh tốt. D. Mang tính cận nhiệt.

  1. Cho biểu đồ sau:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế nước ta năm 2005 và 2014(%)

Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào dưới đây là đúng?

A. Tỉ trọng lao động khu vực dịch vụ luôn thấp hơn công nghiệp-xây dựng.

B. Tỉ trọng lao động khu vực nông-lâm ngư nghiệp luôn thấp nhất.

C. Cơ cấu lao động nước ta không có sự thay đổi trong giai đoạn trên.

D. Tỉ trọng lao động khu vực dịch vụ tăng nhiều hơn công nghiệp-xây dựng.

  1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị nào dưới đây có quy mô dân số (năm 2007) dưới 500 nghìn người?

A. Hạ Long. B. Hải Phòng. C. Đà Nẵng. D. Cần Thơ.

  1. Nửa sau mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta có tính chất lạnh ẩm vì

A. gió di chuyển về phía đông. B. gió càng gần về phía nam.

C. gió thổi lệch về phía đông, qua biển. D. gió thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn.

  1. Ảnh hưởng lớn nhất của vị trí địa lí đến thiên nhiên nước ta là

A. quy định thiên nhiên mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. làm cho sinh vật, khoáng sản phong phú, đa dạng.

C. quy định địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. quy định khí hậu mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa.

  1. Phát biểu nào sau đây là đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?

A. Cơ sở hạ tầng đô thị hiện đại. B. Phân bố đô thị đều giữa các vùng.

C. Trình độ đô thị hóa cao. D. Tỉ lệ dân thành thị đang tăng.

  1. Biện pháp nào sau đây quan trọng nhất nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học ở nước ta?

A. Qui định việc mua bán động vật. B. Chống ô nhiễm nguồn nước, đất.

C. Ban hành sách đỏ Việt Nam. D. Bảo vệ rừng và trồng mới rừng.

  1. Cấu trúc địa hình nước ta đa dạng gồm hai hướng chính là

A. Đông Tây và hướng Tây Bắc - Đông Nam. B. Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung.

C. Đông Nam - Đông Bắc và hướng vòng cung. D. Đông Tây - Nam Bắc và hướng vòng cung.

  1. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của địa hình nước ta?

A. Bồi tụ nhanh ở các đồng bằng hạ lưu sông.

B. Núi trên 2000 mét chiếm ¾ diện tích cả nước.

C. Các đồng bằng châu thổ ngày càng mở rộng.

D. Xâm thực mạnh ở khu vực địa hình đồi núi.

  1. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến thiên nhiên nước ta qua đặc điểm nào sau đây?

A. Đồng bằng ven biển tập trung nhiều ở Nam Bộ.

B. Tính nhiệt đới trong các thành phần tự nhiên.

C. Diện tích rừng ngập mặn nhiều nhất ở Bắc Bộ.

D. Khí hậu nước ta mang tính chất hải dương.

  1. Nguyên nhân làm cho đất ở đồng bằng ven biển Miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa là do

A. đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống.

B. khí hậu ở đây khô hạn, bão lụt xảy ra với cường độ mạnh.

C. trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu.

D. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện lượng mưa lớn.

  1. Quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta phát triển chủ yếu là do

A. quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh. B. nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường.

C. quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. D. thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài.

  1. Căn cứ vào Alat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta có đường biên giới với nước Lào dài nhất?

A. Quảng Bình. B. Thanh Hóa. C. Kon Tum. D. Quảng Nam.

  1. Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh.

A. cây thực phẩm. B. cây công nghiệp C. cây hoa màu D. cây lương thực

  1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào dưới đây chịu tác động mạnh nhất của gió Tây khô nóng?

A. Tây Nguyên. B. Nam Trung Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Đông Bắc Bộ.

  1. Mùa đông của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm là

A. đến sớm và kết thúc muộn. B. đến muộn và kết thúc sớm.

C. đến sớm và kết thúc sớm. D. đến muộn và kết thúc muộn.

------------- HẾT -------------

ĐÁP ÁN


41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

51

52

53

54

55

56

57

58

59

60

C

B

B

D

C

D

A

A

B

C

B

D

A

D

B

C

A

B

D

D

61

62

63

64

65

66

67

68

69

70

71

72

73

74

75

76

77

78

79

80

C

A

B

D

C

D

A

C

A

D

C

B

B

D

C

A

A

B

C

A




ĐỀ 13

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN ĐỊA LÍ

Thời gian: 50 phút


Câu 1. Vùng Cooc-đi-e (vùng phía Tây của phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ ) bao gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000m, chạy song song theo hướng

A. Cánh cung B. Bắc - Nam C. Đông - Tây D. Đông Bắc - Tây Nam

Câu 2. Dân số Trung Quốc tập trung đông nhất ở

A. Miền Đông B. Miền Tây

C. Vùng Đông Bắc D. Miền Đông, đặc biệt là vùng duyên hải

Câu 3. Có vị trí chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước đối với nước ta là:

A. vùng đồng bằng sông Hồng. B. vùng trung du và miền núi phía Bắc.

C. vùng Đông Nam Bộ. D. biển Đông.

Câu 4. Sông ngòi ở Trung Bộ có đỉnh lũ vào tháng mấy?

A. Tháng 9. B. Tháng 6. C. Tháng 11. D. Tháng 7.

Câu 5. Gió mùa tây nam sau khi vượt qua các dãy núi trung bình giáp biên giới Việt – Lào đã mang đến kiểu thời tiết cho khu vực phía nam Tây Bắc

A. lạnh và khô. B. nóng và khô. C. lạnh ẩm. D. nóng, ẩm ướt.

Câu 6. Nhân tố làm phá vỡ đặc trưng nhiệt đới của khí hậu nước ta và làm giảm sút nhiệt độ mạnh, nhất là vào mùa đông là do

A. gió mùa Đông Bắc. B. địa hình nhiều đồi núi và gió mùa.

C. đặc điểm địa hình nhiều đồi núi. D. ảnh hưởng của biển Đông.

Câu 7. Giải pháp tốt nhất trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nước ta trong giai đoạn hiện nay và tương lai là

A. cần nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

B. đầu tư công nghệ khai thác hiện đại.

C. có chiến lược sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

D. sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên.

Câu 8. Hạn chế cơ bản của nền kinh tế nước ta hiện nay là:

A. Nông, lâm, ngư nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng chậm nhất

B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều giữa các ngành

C. Kinh tế phát triển chủ yếu theo bề rộng, sức cạnh tranh còn yếu

D. Nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội

Câu 9. Giải quyết tốt vấn đề lương thực - thực phẩm là cơ sở để

A. thu được ngoại tệ nhờ xuất khẩu lương thực.

B. đảm bảo đời sống nông dân.

C. ngành chăn nuôi tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn ngành trồng trọt.

D. ngành chăn nuôi phát triển ngang bằng với ngành trồng trọt.

Câu 10. Để giảm bớt tính bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới cần phải:

A. đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp

B. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ

C. phòng chống thiên tai và dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi

D. thay đổi cơ cấu mùa vụ

Câu 11. Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành của nước ta, ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất là:

A. công nghiệp khai thác.

B. các ngành công nghiệp trọng điểm.

C. công nghiệp chế biến.

D. công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước.

Câu 12. Ngành sản xuất rượu, bia, nước ngọt thường phân bố gần

A. ở vùng trồng lúa. B. ở các vùng đồng bằng.

C. ở những nơi đông dân cư. D. ở các thành phố lớn.

Câu 13. Hiệu quả kinh tế của sự phát triển ngành công nghiệp điện lực ở nước ta:

A. thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội ở Trung du và miền núi

B. tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác về các mặt về quy mô nhất là vùng sâu vùng xa

C. tạo việc làm cho bộ phận lao động, phục vụ đời sống nhân dân

D. phục vụ nhu cầu cho tất cả các ngành kinh tế, nâng cao năng suất lao động

Câu 14. Hàng hóa giữa Đông Nam Bộ và Campuchia chủ yếu vận chuyển qua quốc lộ

A. 22. B. 1A. C. 14. D. 51.

Câu 15. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế ở miền núi thì cơ sở hạ tầng đầu tiên cần chú ý là

A. phát triển mạng lưới giao thông vận tải.

B. cung cấp nhiều lao động và lương thực, thực phẩm.

C. xây dựng mạng lưới ý tế và giáo dục.

D. mở rộng diện tích trồng rừng.

Câu 16. Giao thông vận tải là ngành vừa mang tính chất sản xuất vừa mang tính chất dịch vụ bởi vì

A. đảm bảo các mối liên hệ kinh tế giữa các vùng trong nước.

B. tham gia vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất.

C. phục vụ nhu cầu đi lại cho nhân dân.

D. thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở trung du và miền núi.

Câu 17. Thị trường xuất nhập khẩu của nước ta hiện nay có đặc điểm

A. thị trường xuất khẩu trùng khớp với thị trường nhập khẩu.

B. các nước ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn nhất, Hoa Kì là thị trường nhập khẩu lớn nhất.

C. Hoa Kì là thị trường xuất khẩu lớn nhất còn châu Á là thị trường nhập khẩu lớn nhất.

D. Hoa Kì là thị trường xuất khẩu lớn nhất, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất.

Câu 18. Dân số nước ta tăng trung bình mỗi năm khoảng

A. 0,5 triệu người. B. 1,5 triệu người. C. 1,8 triệu người. D. 1,0 triệu người.

Câu 19. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh trồng nhiều hồ tiêu nhất

A. Tiền Giang. B. Kiên Giang. C. An Giang. D. Hậu Giang.

Câu 20. Trong nội bộ ngành khu vực I, Đồng bằng sông Hồng có sự thay đổi như thế nào?

A. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản

B. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản

C. Giảm tỉ trọng ngành thuỷ sản, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi

D. Giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản

Câu 21. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

A. đất bạc màu B. nhiều sương muối C. mùa khô kéo dài D. sông ngắn và dốc

Câu 22. Biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng cải tạo đất ở Đồng bằng sông Cửu Long:

A. tạo ra các giống lúa nước có thể chịu được phèn, mặn trong điều kiện nước tưới bình thường.

B. làm tốt khâu thủy lợi nhằm đảm bảo có đủ nước ngọt để thau chua rửa mặn.

C. chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phá thế độc canh, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.

D. tăng cường khai phá rừng ngập mặn nhằm mở rộng diện tích canh tác.

Câu 23. Ở khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ, hoạt động công nghiệp bị hạn chế là do

A. nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn còn hạn chế

B. chưa có chính sách đầu tư thích hợp

C. thiếu đồng bộ của các yếu tố nguồn lực, nhất là kết cấu hạ tầng.

D. thường xuyên xảy ra thiên tai

Câu 24. Ở Tây Nguyên việc bảo vệ rừng đầu nguồn có tác dụng

A. hạn chế lũ lụt cho đồng bằng. B. điều hoà dòng chảy.

C. điều hòa khí hậu. D. chống xói mòn, rửa trôi.

Câu 25. Biện pháp trước mắt để ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc ở miền núi Bắc Bộ là

A. đẩy mạnh trồng cây công nghiệp và cây ăn quả trên các vùng đất trống.

B. tiến hành định canh, định cư phát triển kinh tế lên cùng cao.

C. đẩy mạnh thâm canh cây lương thực ở những nơi có điều kiện thuận lợi về nguồn nước.

D. chuyển một phần nương rẫy thành vườn cây công nghiệp và cây ăn quả.

Câu 26. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20 cho biết các tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60%?

A. Nghệ An, Quảng Bình. B. Tuyên Quang, Hà Giang.

C. Thanh Hóa, Quảng Bình. D. Kon Tum, Lâm Đồng.

Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết thành phố Nha Trang trực thuộc tỉnh nào?

A. Phú Yên. B. Bình Định. C. Khánh Hòa. D. Bình Thuận.

Câu 28. Dựa vào trang 9 Atlat địa lí Việt Nam em hãy cho biết vùng khí hậu nào dưới đây không thuộc miền khí hậu phía Nam?

A. Vùng khí hậu Tây Nguyên. B. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.

C. Vùng khí hậu Nam Bộ. D. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ.

Câu 29. Căn cứ vào trang 23 Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết sân bay đang hoạt động ở Bắc Trung Bộ là

A. Vinh, Phú Bài. B. Đà Nẵng, Phú Bài C. Phú Bài, Phù Cát D. Chu Lai, Vinh.

Câu 30. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết vịnh Vân Phong thuộc tỉnh (thành phố) nào?

A. Hải Phòng. B. Khánh Hòa. C. Cần Thơ. D. Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu 31. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào có sản lượng thủy sản khai thác năm 2007 lớn nhất cả nước?

A. Nam Định. B. Kiên Giang. C. Khánh Hòa. D. Bà Rịa – Vũng Tàu

Câu 32. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết lưu lượng nước trung bình của sông Mê Kông cao nhất vào tháng nào?

A. Tháng 10. B. Tháng 11. C. Tháng 8. D. Tháng 9.

Câu 33. Dựa vào trang 19 Atlat địa lí Việt Nam (phần lúa), hãy kể tên vùng có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực (trên 90 %).

A. Trung du và miền núi phía Bắc

B. Trung du và miền núi phía Bắc - Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng - Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.

Câu 34. Căn cứ vào tỉ lệ ngang trên lát cắt AB ở trang 13 Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy tính chiều dài lát cắt AB đoạn từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa Thái Bình.

A. Xấp xỉ 320 km. B. Xấp xỉ 300 km. C. Xấp xỉ 330 km. D. Xấp xỉ 350 km.

Câu 35. Cho bảng số liệu

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 - 2010

Năm

2000

2003

2005

2007

2010

Diện tích (nghìn ha)

7666, 3

7452,2

7329,2

7207,4

7513,7

Sản lượng (nghìn tấn)

32529,5

34568,8

35832,9

35942,7

40005,6

Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả năm của nước ta giai đoạn 2000-2010?

A. Diện tích và sản lượng lúa đều tăng. B. Sản lượng tăng 1,23 lần.

C. Diện tích giảm 152,6 nghìn ha. D. Diện tích giảm, sản lượng tăng.

Câu 36. Cho bảng số liệu

Dân số và sản lượng lúa của Việt Nam trong thời kì 1981 – 2004

Năm

1981

1990

1994

1996

1999

2004

Số dân(triệu người)

54,9

66,2

72,5

75,4

76,3

82,0

Sản lượng lúa (triệu tấn)

12,4

19,2

23,5

26,4

31,4

35,8

Sản lượng bình quân theo đầu người năm 2004 tương ứng là:

A. 436,6 kg/người. B. 346,4 kg/người. C. 512,7 kg/người. D. 432,3 kg/người.

Câu 37. Cho bảng số liệu

Quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta năm 2005 và 2014

Năm

2005

2014

Tổng số (nghìn người)

42774,9

52744,5

Nông - lâm - thủy sản (%)

55,1

46,3

Công nghiệp - xây dựng (%)

17,6

21,4

Dịch vụ (%)

27,3

32,3

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014)

Căn cứ vào bảng số liệu trên nhận xét nào không đúng về quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta qua hai năm 2005 và 2014?

A. Tỉ trọng lao động khu vực Nông – lâm – thủy sản giảm.

B. Tỉ trọng lao động khu vực dịch vụ tăng.

C. Tổng số lao động đang làm việc ở nước ta có xu hướng giảm.

D. Tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp – xây dựng tăng.

Câu 38. Cho biểu đồ sau:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào?

A. chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa phân theo thị trường năm 2005 và 2010.

B. cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa phân theo thị trường năm 2005 và 2010.

C. tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa phân theo thị trường năm 2005 và 2010.

D. giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa phân theo thị trường năm 2005 và 2010.

Câu 39. Biểu đồ dưới đây thể hiện nội dung nào?

A. Sự biến đổi tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm của nước ta từ năm 2000 đến 2010.

B. Cơ cấu cây công nghiệp lâu năm của nước ta từ năm 2000 đến năm 2010.

C. Tình hình phát triển cây công nghiệp lâu năm và hàng năm của nước ta từ năm 2000 đến năm 2010.

D. Tốc độ tăng trưởng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm của nước ta từ năm 2000 đến 2010

Câu 40. Cho biểu đồ

BIỂU ĐỒ DIỆN TÍCH VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2012

Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng nhất về diện tích và giá trị sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta giai đoạn 2005 -2012.

A. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng, cây hàng năm giảm, giá trị sản xuất tăng liên tục

B. Diện tích cây công nghiệp lâu năm và hàng năm đều tăng, giá trị sản xuất lại giảm

C. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng, cây hàng năm giảm, giá trị sản xuất tăng không ổn định

D. Diện tích cây công nghiệp lâu năm và hàng năm đều giảm, giá trị sản xuất lại tăng

ĐÁP ÁN

1. B

2. D

3. D

4. C

5. B

6. B

7. D

8. C

9. C

10. C

11. C

12. D

13. D

14. A

15. A

16. B

17. C

18. D

19. B

20. B

21. C

22. B

23. A

24. A

25. C

26. D

27. C

28. B

29. A

30. B

31. B

32. A

33. C

34. C

35. A

36. A

37. C

38. B

39. A

40. A


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1. Chọn đáp án B

Theo SGK Địa lí 11,trang 37: "Vùng phía Tây còn gọi là vùng Cooc-đi-e, bao gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000m, chạy song song theo hướng bắc-nam..."

Câu 2. Chọn đáp án D

Dân thành thị của Trung Quốc chiếm 37% số dân cả nước (năm 2005). Miền Đông là nơi tập trung nhiều thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh. Vũ Hán, Quảng Châu,...

Câu 3. Chọn đáp án D

Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

Câu 4. Chọn đáp án C

Mùa lũ của sông ngòi nước ta có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, biểu đồ lưu lượng nước trung bình sông Hồng, sông Đà Rằng và sông Mê Công trong đó sông Hồng đặc trưng cho sông ngòi miển Bắc, sông Đà Rằng đặc trưng cho sông ngòi miền Trung, sông Mê Công đặc trưng cho sông ngòi miền Nam. Sông Đà Rằng có đỉnh lũ vào tháng 11.

Câu 5. Chọn đáp án B

Theo SGK Địa lí lớp 12 (trang 41): "Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng".

Câu 6. Chọn đáp án B

Vào mùa đông, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc – loại gió mang lại thời tiết lạnh khô vào đầu đông và lạnh ẩm vào cuối đông, làm cho nền nhiệt của nước ta (một đất nước nhiệt đới) bị giảm sút mạnh. Đồng thời, yếu tố độ cao địa hình (càng lên cao nhiệt độ càng giảm) cũng làm cho một đất nước với ¾ diện tích là đồi núi như nước ta bị ảnh hưởng. Còn nhân tố biển Đông chỉ góp phần làm cho khí hậu Việt Nam mang tính chất hải dương điều hòa hơn. Như vậy, hai nhân tố làm phá vỡ đặc trưng nhiệt đới của khí hậu nước ta và làm giảm sút nhiệt độ mạnh, nhất là vào mùa đông là nhân tố địa hình nhiều đồi núi và gió mùa (cụ thể là gió mùa Đông Bắc).

Câu 7. Chọn đáp án D

Theo SGK Địa lí 12 (trang 65): “Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam dựa trên những nguyên tắc chung của chiến lược bảo vệ toàn cầu (WSC) do Liên hiệp quốc tế bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) đề xuất. Chiến lược đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững”. Như vậy, trong tất cả các giải pháp thì giải pháp tốt nhất trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nước ta giai đoạn hiện nay và tương lai là sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên.

Câu 8. Chọn đáp án C

Kinh tế phát triển theo bề rộng, chưa khai thác hết các nguồn lợi theo chiều sâu vì vậy sức cạnh tranh với các nước khác còn yếu.

Câu 9. Chọn đáp án C

Các sản phẩm và phụ phẩm của ngành sản xuất lương thực thực phẩm tạo thuận lợi cho ngành chăn nuôi tăng trưởng với tốc độ nhanh, hơn cả ngành trồng trọt.

Câu 10. Chọn đáp án C

Tính bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới có nguyên nhân là do thiên tai hàng năm gây ra. Vì vậy, để hạn chế tính bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới cần phải phòng chống thiên tai và dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi.

Câu 11. Chọn đáp án C

Căn cứ vào biểu đồ hình 26.1 trang 113 SGK Địa lí 12, có thể thấy ngành công nghiệp chế biến luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất.

Câu 12. Chọn đáp án D

Ngành sản xuất rượu, bia, nước ngọt thuộc ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Đặc điểm của ngành là phải gắn liền với thị trường tiêu thụ, mà thị trường tiêu thụ loại mặt hàng này là các thành phố lớn. Còn phân bố ở các nơi khác như: nơi đông dân cư, vùng trồng lúa và các vùng đồng bằng thì chưa chắc đảm bảo được nguồn tiêu thụ.

Câu 13. Chọn đáp án D

Thúc đẩy, nâng cao năng suất lao động đem lại hiệu quả kinh tế cao, là ngành được tất cả các ngành kinh tế sử dụng, là điều kiện phát triển các tiến bộ khoa học

Câu 14. Chọn đáp án A

Dựa vào Atlat Địa lí VN, trang giao thông (trang 23) sẽ đọc được tuyến đường quan trọng để giao thương giữa vùng Đông Nam Bộ và Campuchia là quốc lộ 22.

Câu 15. Chọn đáp án A

Miền núi có nhiều tài nguyên khoáng sản và cũng có những lợi thế để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do hạn chế về cơ sở hạ tầng nên quá trình phát triển kinh tế còn bị hạn chế. Vì vậy, cơ sở dạ tầng đầu tiên cần chú ý đó là mạng lưới giao thông vận tải, chỉ khi giao thông thông suốt, những trang thiết bị hoặc nguồn lao động, lương thực thực phẩm mới được đưa lên miền núi một cách dễ dàng. Như vậy, đáp án của câu hỏi là phát triển mạng lưới giao thông vận tải.

Câu 16. Chọn đáp án B

Tham gia vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất: sản phẩm của ngành là vận chuyển và luân chuyển người, hàng hóa; là khâu trung chuyển giữa nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ.

Câu 17. Chọn đáp án C

Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay của nước ta là Hoa Kì, Nhật Bản và Trung Quốc. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là khu vực châu Á-Thái Bình Dương và châu Âu

Câu 18. Chọn đáp án D

Theo SGK Địa lí trang 68, dân số nước ta tăng thêm trung bình hơn1 triệu người mỗi năm.

Câu 19. Chọn đáp án B

Kiên Giang tập trung chủ yếu ở Phú Quốc với diện tích hiện nay trên 500 ha.

Câu 20. Chọn đáp án B

Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng các ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng các ngành chăn nuôi và thủy sản

Câu 21. Chọn đáp án C

Mùa khô sâu sắc, kéo dài (4- 5 tháng), làm cho việc làm thủy lợi gặp khó khăn, tốn kém, là trở ngại lớn cho sản xuất và sinh hoạt.

Câu 22. Chọn đáp án B

Vào mùa khô ở đây rất thiếu nước ngọt, nhân dân địa phương đã có nhiều kinh nghiệm thau chua, rửa mặn. Cách làm phổ biến là chia ruộng thành các ô nhỏ để có đủ nước thau chua rửa mặn.

Câu 23. Chọn đáp án A

Địa hình núi cao chiếm diện tích lớn khó khăn cho việc xây dựng các cơ sở khai thác và chế biến; khoáng sản lại phân tán không tập trung và đội ngũ công nhân kĩ thuật lãnh nghề còn mỏng.

Câu 24. Chọn đáp án A

Tây Nguyên là vùng có tài nguyên rừng phong phú đa dạng thực sự là "kho vàng xanh" của nước ta. Đây cũng là vùng có tiềm năng về thủy điện với các bậc thang thủy điện nối liền trên các sông lớn: Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai... Tuy nhiên, hiện nay nạn phá rừng đã làm giảm nhanh lớp phủ rừng; vì vậy cần nâng cao việc bảo vệ rừng đầu nguồn để hạn chế lũ lụt cho vùng hạ lưu bên dưới.

Câu 25. Chọn đáp án C

Trung du miền núi Bắc Bộ còn gặp khó khăn về hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước trầm trọng vào mùa đông. Vì vậy, nhiệm vụ trước mắt là phải đẩy mạnh thâm canh cây lương thực ở những nơi có điều kiện thuận lợi về nguồn nước để đảm bảo lương thực cho cả vùng.

Câu 26. Chọn đáp án D

Atlat Địa lí Việt Nam trang 20 kí hiệu những tỉnh có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60%, được thể hiện bằng màu xanh đậm nhất. Như vậy, có 4 tỉnh là: Kon Tum, Lâm Đồng, Quảng Bình, Tuyên Quang. Vậy đáp án trong câu hỏi này là Kon Tum, Lâm Đồng

Câu 27. Chọn đáp án C

Khai thác bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, tìm thành phố Nha Trang, xác định vị trí của Nha Trang nằm hoàn toàn trong tỉnh Khánh Hòa.

Câu 28. Chọn đáp án B

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu (trang 9), quan sát bản đồ Khí hậu chung, dựa vào phần chú giải tìm phạm vi miền khí hậu phía Nam và ranh giới các vùng khí hậu Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ và Bắc Trung Bộ. Từ đó xác định được miền khí hậu Bắc Trung Bộ thuộc miền khí hậu phía Bắc chứ không phải miền khí hậu phía Nam.

Câu 29. Chọn đáp án A

Căn cứ vào trang 23 Atlat Địa lí Việt Nam, chú thích các sân bay và chú thích các khu vực của Bắc Trung Bộ. Nhận thấy, khu vực này có các sân bay là: Vinh, Phú Bài.

Câu 30. Chọn đáp án B

Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, xác định vị trí vịnh Vân Phong, đối chiếu địa phận tỉnh để xác định vịnh này thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Câu 31. Chọn đáp án B

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, sản lượng thủy sản khai thác năm 2007 của Kiên Giang là 315157 tấn, Bà Rịa – Vũng Tàu là 220322 tấn, tỉnh Nam Định và Khánh Hòa đều dưới 500 tấn.

Câu 32. Chọn đáp án A

Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 ta thấy, lưu lượng nước trung bình của sông Mê Kông cao nhất vào tháng 10 đạt: 29000m3/s.

Câu 33. Chọn đáp án C

Dựa vào trang 19 Atlat địa lí Việt Nam (phần lúa), lấy số liệu diện tích trồng lúa chia cho số liệu diện tích trồng cây lương thực thì thấy Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ này hơn 90%

Câu 34. Chọn đáp án C

Cách xử lí số liệu trong câu này là: lấy độ dài đoạn AB trên Atlat x mẫu số tỉ lệ ngang của bản đồ là 3 000 000. Theo đó, chiều dài AB là xấp xỉ 11cm, lấy 11 x 3 000 000 = 33 000 000 cm = 330 km

Câu 35. Chọn đáp án A

Quan sát bảng số liệu, ta thấy diện tích canh tác giảm từ 7666,3 nghìn ha còn 7513,7 nghìn ha, giảm 152,6 nghìn ha. Sản lượng tăng từ 32529,5 nghìn tấn đến 40005,5 nghìn ha, tăng 1,23 lần. Như vậy, đáp án đúng của câu hỏi này là diện tích và sản lượng lúa đều tăng.

Câu 36. Chọn đáp án A

Lấy sản lượng lúa chia cho số dân là ra sản lượng bình quân đầu người, năm 2004 là 436,6 kg/người.

Câu 37. Chọn đáp án C

Căn cứ vào bảng số liệu, ta thấy, tỉ trọng lao động khu vực Nông - lâm - thủy sản giảm, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng, khu vực dịch vụ tăng và tổng số lao động giảm. Như vậy, nhận xét không đúng là tổng số lao động đang làm việc ở nước ta có xu hướng giảm.

Câu 38. Chọn đáp án B

Đây là biểu đồ dạng bán khuyên (hay bát úp) nên thường thể hiện cơ cấu của đối tượng, mặt khác dựa vào chú giải biết được nội dung của biểu đồ là giá trị xuất nhập khẩu theo các thị trường nên tên biểu đồ thích hợp nhất là cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa phân theo thị trường năm 2005 và 2010.

Câu 39. Chọn đáp án A

Biểu đồ miền là loại biểu đồ thể hiện sự thay đổi tỉ trọng của các đối tượng

Câu 40. Chọn đáp án A

Quan sát biểu đồ ta thấy diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng (năm 2005 là 772 nghìn ha, năm 2012 tăng lên 1493 nghìn ha), cây hàng năm giảm (năm 2005 là 862 nghìn ha, năm 2012 là 730 nghìn ha), giá trị sản xuất tăng liên tục (từ 79 nghìn tỉ đồng năm 2005 lên 116 nghìn tỉ đồng năm 2012)


ĐỀ 14

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN ĐỊA LÍ

Thời gian: 50 phút



Câu 41. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình nước ta?

A. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là núi cao.

B. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.

C. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

D. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 42. Đông Nam Á lc địa bao gm các quc gia nào?

A. Vit Nam ,Thái lan, Inđônêxia , Brunây, Campuchia.

B. Thái Lan, Lào, Campuchia, Vit Nam, Malayxia.

C. Thái Lan, Brunây, Inđônêsia, Mianma, Vit Nam.

D. Vit Nam, Thái Lan, Mianma, Campuchia, Lào.

Câu 43. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc mang sắc thái

A. nhiệt đới gió mùa. B. cận nhiệt gió mùa.

C. cận xích đạo gió mùa. D. xích đạo gió mùa.

Câu 44. Tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất Tây Nguyên và cả nước là

A. Gia Lai. B. Lâm Đồng. C. Kon Tum. D. Đăk Nông.

Câu 45. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết ranh giới tự nhiên của hai miền Nam - Bắc của nước ta là dãy núi nào sau đây?

A. Dãy Trường Sơn. B. Dãy Ngọc Linh. C. Dãy Bạch Mã. D. Dãy Hoành Sơn.

Câu 46. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với 2 vành đai sinh khoáng nên nước ta có

A. nhiều tài nguyên khoáng sản. B. nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.

C. nhiều vùng tự nhiên trên lãnh thổ. D. nhiều bão và lũ lụt hạn hán.

Câu 47. Rừng ngập mặn của nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng nào?

A. Bắc Trung Bộ. B. Nam Trung Bộ. C. Nam Bộ. D. Bắc Bộ.

Câu 48. Ở nước ta, đặc điểm nào sau đây không phải là thế mạnh của khu vực đồng bằng?

A. Cung cấp lương thực thực phẩm. B. Phát triển giao thông đường sông.

C. Trồng cây công nghiệp lâu năm. D. Cung cấp nguồn lợi thủy sản, lâm sản.

Câu 49. Cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á đang chuyển dịch theo hướng

A. giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I và III.

B. giảm tỉ trọng khu vực I và III, tăng tỉ trọng khu vực II.

C. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.

D. giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III.

Câu 50. Đặc điểm nào sau đây không phải là của Đồng bằng sông Hồng?

A. Có hệ thống đê ven các con sông.

B. Địa hình cao và phân bậc.

C. Vùng đất ngoài đê được phù sa bồi đắp hàng năm.

D. Có các ô trũng ngập nước trong mùa mưa.

Câu 51. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng nào sau đây ở nước ta chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió Tây khô nóng?

A. Đông Bắc Bộ. B. Tây Nguyên. C. Nam Bộ. D. Bắc Trung Bộ.

Câu 52. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây ở nước ta có đường biên giới chung với Lào và Campuchia?

A. Quảng Trị. B. Kon Tum. C. Kiên Giang. D. Điện Biên.

Câu 53. Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết cảng nước sâu Dung Quất thuộc tỉnh, thành phố nào?

A. Quảng Nam. B. Quảng Ngãi. C. Đà Nẵng. D. Bình Định.

Câu 54. Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh

A. cây công nghiệp. B. cây hoa màu. C. cây lương thực. D. cây thực phẩm.

Câu 55. Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết 2 vùng chuyên canh cây cao su lớn nhất ở nước ta?

A. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. B. Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

C. Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. D. Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Câu 56. Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết trung tâm du lịch cấp quốc gia?

A. Nha Trang. B. Đà Lạt. C. Huế. D. Hải Phòng.

Câu 57. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, tháng đỉnh lũ của các sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng lần lượt là

A. tháng 10, tháng 8, tháng 10. B. tháng 11, tháng 8, tháng 10.

C. tháng 9, tháng 8, tháng 11. D. tháng 10, tháng 8, tháng 11.

Câu 58. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ đất hiếm ở nước ta phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Tây Nguyên. B. Tây Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Đông Bắc.

Câu 59. Mùa đông của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm là

A. đến muộn và kết thúc sớm. B. đến sớm và kết thúc sớm.

C. đến sớm và kết thúc muộn. D. đến muộn và kết thúc muộn.

Câu 60. Giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc không có sự khác biệt rõ rệt về

A. diện tích. B. địa hình. C. khí hậu.             D. sông ngòi.

Câu 61. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) ở nước ta?

A. Có 2 mùa mưa và khô rõ rệt. B. Biên độ nhiệt nhỏ.

C. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C. D. Biên độ nhiệt lớn.

Câu 62. Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào ở Tây Nguyên có quy mô dân số từ 200 001 đến 500 000 người?

A. Đà Lạt. B. Buôn Ma Thuột. C. Pleiku. D. Kon Tum.

Câu 63. Ven biển Nam Trung Bộ là nơi thuận lợi nhất nước để phát triển nghề làm muối vì

A. có nhiệt độ cao, nhiều nắng và chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.

B. không có bão, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

C. có thềm lục địa thoai thoải, kéo dài tận các quần đảo ngoài khơi.

D. nơi có khí hậu bán hoang mạc, lượng mưa rất thấp.

Câu 64. Ở nước ta, những nơi có lượng mưa trung bình năm lên đến 3000 - 4000mm là

A. những vùng có dải hội tụ nhiệt đới đi qua. B. các sườn núi đón gió biển và các khối núi cao.

C. các vùng trực tiếp đón gió mùa Tây Nam. D. các đảo và quần đảo ngoài khơi.

Câu 65. Ý nào sau đây không đúng với tình hình dân cư của Nhật Bản?

A. Tốc độ gia tăng dân số hàng năm thấp và đang giảm dần.

B. Nhật Bản là nước đông dân, phần lớn tập trung ở các thành phố ven biển.

C. Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn.

D. Nhật Bản là nước đông dân nên tốc độ gia tăng dân số hàng năm cao.

Câu 66. Thế mạnh đặc biệt trong việc phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là do

A. đất feralit trên đá phiến, đá vôi chiếm diện tích lớn.

B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.

C. có nhiều giống cây trồng cận nhiệt và ôn đới.

D. nguồn nước tưới đảm bảo quanh năm.

Câu 67. Duyên hải Nam Trung Bộ có thế mạnh về

A. phát triển tổng hợp kinh tế biển.

B. phát triên nông- lâm- ngư nghiệp.

C. phát triển công nghiệp năng lượng và khai thác khoáng sản.

D. phát triển cơ sở hạ tầng và tăng vai trò trung chuyển.

Câu 68. Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết vùng nào có nhiều tỉnh GDP bình quân tính theo đầu người dưới 6 triệu đồng?

A. Đồng bằng Sông Hồng. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Tây Nguyên. D. Bắc Trung Bộ.

Câu 69. Cho bảng số liệu:

TÌNH HÌNH XUẤT - NHẬP KHẨU Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 – 2014

(Đơn vị: triệu USD)

Năm

Kim ngạch xuất khẩu

Kim ngạch nhập khẩu

2000

14 482,7

15 636,5

2005

32 447,1

36 761,1

2010

72 236,7

84 836,6

2012

114 529,2

113 780,4

2014

150 217,1

147 849,1

Loại biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị xuất - nhập khẩu hàng hóa của nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014?

A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ kết hợp. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ cột chồng.

Câu 70. Cho biểu đồ sau:


Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 1990 - 2015.

B. Sự thay đổi sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 1990- 2015.

C. Quy mô sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 1990 - 2015.

D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 1990 – 2015

Câu 71. Điểm khác biệt của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc so với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

A. thế mạnh hàng đầu là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa.

B. tiềm lực kinh tế mạnh và trình độ phát triển kinh tế mạnh hơn.

C. cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật đồng bộ hơn.

D. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời hơn.

Câu 72. Cho bảng số liệu sau về:

Sản lượng thủy sản nước ta, giai đoạn 2000 - 2016 - Đơn vị: nghìn tấn.

Năm

2000

2005

2010

2016

Tổng sản lượng thuỷ sản

2 250,5

3 465,9

5142,7

6895

Khai thác

1 660,9

1 987,9

2414,4

3237

Nuôi trồng

589,6

1 478,0

2728,3

3658

Từ bảng số liệu, hãy cho biết tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2016 của nước ta là bao nhiêu?

A. 62 %. B. 46,9%. C.53,1%. D. 88,5%.

Câu 73. Phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp Đông Nam Bộ là

A. tăng cường cơ sở năng lượng và mở rộng quan hệ đầu tư nước ngoài.

B. phát triển hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

C. hiện đại hoá tam giác tăng trưởng công nghiệp.

D. đầu tư, phát triển công nghiệp lọc và hoá dầu.

Câu 74. Biết tổng diện tích Đồng bằng sông Hồng là 15 000km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ 51,2%. Vậy diện tích đất nông nghiệp của vùng là 

A. 14 949km2. B. 10 500km2. C. 7680km2. D. 5376km2.

Câu 75. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, khu vưc̣ đồi núi Trường Sơn Nam theo lắt cắt điạ hinh̀ từ A đến B (A-B) có đăc̣ điểm điạ hinh̀ là

A. thấp dần từ đông bắc vềtây nam, sườn dốc về phía biển.

B. cao dần từ đông bắc về tây nam, sườn dốc về phía biển.

C. thấp dần từ tây bắc về đông nam, sườn dốc về phía biển.

D. thấp dần từ đông sang tây, sườn dốc về phia đông.

Câu 76. Nguyên nhân nào sau đây làm cho thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta?

A. Ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ.

B. Gió mùa mùa đông mang theo khối không khí lạnh.

C. Khối khí lạnh di chuyển qua biển.

D. Gió mùa mùa đông bị suy yếu.

Câu 77. Cho biểu đồ:

DIỆN TÍCH VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM.

Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và độ che phủ rừng của nước ta qua các năm?

A. Diện tích rừng tự nhiên của nước ta tăng 3,3 triệu ha, tăng không liên tục.

B. Độ che phủ rừng của nước ta tăng 18,4% và tăng liên tục.

C. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn tổng diện tích rừng.

D. Diện tích rừng trồng của nước ta tăng liên tục.

Câu 78. Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình tháng I ( oC)

Nhiệt độ trung bình tháng VII ( oC)

Nhiệt độ trung bình năm ( oC)

Lạng Sơn

13,3

27,0

21,2

Hà Nội

16,4

28,9

23,5

Huế

19,7

29,4

25,1

Đà Nẵng

21,3

29,1

25,7

Quy Nhơn

23,0

29,7

26,8

TP. Hồ Chí Minh

25,8

27,1

26,9

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với biên độ nhiệt năm ở nước ta từ Bắc vào Nam?

A. biên độ nhiệt năm ở miền Bắc thấp hơn miền Nam.

B. biên độ nhiệt năm cả hai miền Nam, Bắc đều thấp.

C. biên độ nhiệt năm giảm dần từ Bắc vào Nam.

D. biên độ nhiệt năm tăng dần từ Bắc vào Nam.

Câu 79. “Bầu trời nhiều mây, tiết trời se lạnh, mưa ít, nhiều loại cây bị rụng lá”, đó là đặc điểm cảnh sắc thiên nhiên của

A. miền Bắc vào mùa chuyển tiếp. B. miền Bắc vào mùa đông.

C. cả nước ta vào mùa đông. D. miền Nam vào mùa thu đông.

Câu 80. Nội dung nào sau đây không phải là thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam?

A. Nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.

B. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.

C. Có lịch sử khai thác lâu đời, thị trường tiêu thụ rộng.

D. Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển cao nhất so với các vùng.


----------- HẾT ----------

  • Học sinh được sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam xuất bản từ năm 2011 đến nay

  • Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.



ĐÁP ÁN

Câu

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

51

52

53

54

55

Đáp án

A

D

A

B

C

A

C

C

C

B

D

B

B

A

A


Câu

56

57

58

59

60

61

62

63

64

65

66

67

68

69

70

Đáp án

A

C

D

C

C

D

B

A

B

D

B

A

C

A

D


Câu

71

72

73

74

75

76

77

78

79

80






Đáp án

D

C

A

C

A

B

C

C

B

C







GIẢI THÍCH ĐÁP ÁN CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO

Câu

Nội dung

77

Đáp án đúng là: C vì diện tích rừng tự nhiên tăng 1,48 lần, tổng diện tích rừng tăng 1,91 lần. Vậy diện tích rừng tự nhiên tăng chậm hơn tổng diện tích rừng.

Các đáp án A,B,D đều đúng với biểu đồ trên.

78

Đáp án đúng là: C nếu lây 2 địa điểm Lạng sơn và TP.Hồ Chí Minh tính biên độ nhiệt thì ta thấy biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam. (CT: ∆T= tmax- tmin)

Đáp án A: biên độ nhiệt năm miền Bắc thấp hơn miền Nam không đúng.

Đáp án B: biên độ nhiệt năm cả hai miền Nam, Bắc đều thấp không đúng.

Đáp án D: biên độ nhiệt năm tăng dần từ Bắc vào Nam không đúng (tăng mới đúng)

79

Đáp án đúng là: B miền Bắc vào đầu mùa đông do ảnh hưởng của gió mùa mùa đông (bản chất: trời nhiều mây, lạnh, khô, ít mưa)

Đáp án A,C,D không đúng vì không có có cảnh quan như vậy.

80

Đáp án đúng là: C vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam không phỉa là vùng có lịch sử khai thác lâu đời.

Đáp án A,B,D đêu là thế mạnh của vùng.



ĐỀ 15

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN ĐỊA LÍ

Thời gian: 50 phút


Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết ranh giới tự nhiên của hai miền Nam-Bắc của nước ta là

A. dãy Hoành Sơn. B. dãy Bạch Mã. C. dãy Trường Sơn. D. dãy Ngọc Linh

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh, thành phố nào?

A. Tỉnh Khánh Hòa.B. Thành phố Nha Trang. C. Thành phố Đà Nẵng D. Thành phố Bà Rịa-Vũng Tàu

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người?

A. Buôn Ma Thuật. B. Nha Trang. C. Biên Hòa. D. Đà Lạt.

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết thành phố trực thuộc Trung ương nào sau đây không giáp biển Đông?

A. Cần Thơ B. Đà Nẵng. C. TP. Hồ Chí Minh. D. Hải Phòng.

Câu 5: Gia tăng dân số được tính bằng:

A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và cơ học. B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cộng với tỉ lệ xuất cư

C. Tỉ suất sinh cộng với tỉ lệ chuyển cư. D. Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử.

Câu 6: Điều kiện thuận lợi nhất để phát triển ngành thủy sản nước ngọt ở nước ta là

A. có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ. B. có những bãi triều, đầm phá, vụng.

C. nhiều ngư trường trọng điểm. D. vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.

Câu 7: Tỉ lệ diện tích địa hình đồng bằng và đồi núi thấp ở nước ta so với diện tích cả nước chiếm khoảng

A. 70%. B. 75%. C. 80%. D. 85%

Câu 8: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển ở phía Nam vì

A. xa nguồn nguyên liệu B. xây dựngâng cao chất lượng

C. nhu cầu về điện không cao như miền Bắc D. gây ô nhiễm môi trường

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết vùng ven biển duyên hải miền Trung giới hạn từ.........đến.........

A. Thanh Hóa/ Bà Rịa-Vũng Tàu. B. Nghệ An/ Bình Thuận

C. Nghệ An/ Bà Rịa-Vũng Tàu D. Thanh Hóa/ Bình Thuận.

Câu 10: Ngành hàng không nước ta có những bước tiến rất nhanh chủ yếu là do

A. hệ thống đào tạo phi công và nhân viên có chất lượng cao.

B. hình thành được phong cách phục vụ chuyên nghiệp.

C. chiến lược phát triển phù hợp và nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất.

D. thiếu lao động có trình độ cao

Câu 11: Đây là một cảng sông nhưng lại được xem như một cảng biển.

A. Vũng Tàu. B. Sài Gòn. C. Nha Trang. D. Đà Nẵng.

Câu 12: Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 2000 – 2005 Đơn vị: %

Khu vực kinh tế

2000

2002

2003

2004

2005

Nông – lâm – ngư nghiệp

65,1

61,9

60,3

58,8

57,3

Công nghiệp – xây dựng

13,1

15,4

16,5

17,3

18,2

Dịch vụ

21,8

22,7

23,2

23,9

24,5

Tổng số

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

(Nguồn: sgk địa lí 12, NXB Giáo dục)

Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng

A. giảm tỉ trọng lao động của các ngành dịch vụ.B. tăng tỉ trọng lao động của ngành nông, lâm, ngư nghiệp.

C. tăng tỉ trọng lao động của công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

D. giảm tỉ trọng lao động của ngành công nghiệp - xây dựng.

Câu 13: Mạng lưới giao thông vận tải đường sông nước ta mới được khai thác ở mức độ thấp chủ yếu do

A. nước ta có ít sông lớn.

B. sông hay có lũ.

C. kinh nghiệm của đội ngũ lao động chưa cao trong khi sông ngòi nhiều khúc quanh co.

D. hiện tượng sa bồi và sự thay đổi thất thường về độ sâu luồng lạch.

Câu 14: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta là

A. hàng tiêu dùng. B. phương tiện giao thông (ô tô, xe máy....)

C. khoáng sản và nguyên liệu. D. tư liệu sản xuất.

Câu 15: : Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về phân bố dân cư nước ta?

A. Phần lớn dân cư sinh sống ở nông thôn. B. Dân cư phân bố không đều trên phạm vi cả nước.

C. Mật độ dân cư cao nhất ở vùng đồi núi và cao nguyên.D. Dân cư phân bố chủ yếu ở đồng bằng và ven biển.

Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 và trang 17, hãy cho biết bãi biển Mỹ Khê nằm ở vùng kinh tế nào của nước ta sau đây?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đông Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Bắc Trung Bộ.

Câu 17: . Ý nghĩa nổi bật của việc xây dựng đường Hồ Chí Minh đối với Bắc Trung Bộ là

A. đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. B. thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đồi núi phía Tây.

C. góp phần hình thành cơ cấu liên hoàn nông – lâm – ngư nghiệp

D. tạo thế mở cho nền kinh tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Câu 18: Nguyên nhân làm cho một số vùng gặp nhiều khó khăn trong phát triển công nghiệp là

A. nguồn lao động có tay nghề ít B. các yếu tố tài nguyên, lao động, kết cấu, thị trường,... không đồng bộ.

C. kết cấu hạ tầng còn yếu và vị trí không thuận lợi D. tài nguyên khoáng sản nghèo.

Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết vùng nào sau đây có nhiều điều kiện để nuôi trồng và đánh bắt thủy sản?

A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long.C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ.

Câu 20: Cho biểu đồ:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Tình hình xuất nhập khẩu nước ta trong giai đoạn 1995 – 2014.

B. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2014.

C. Quy mô và cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu nước ta trong giai đoạn 1995 – 2014.

D. Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu nước ta trong giai đoạn 1995 – 2014.

Câu 21: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thi nạ̀o có quy mô dân số lớn nhất trong các đô thi dưới đây?

A. Thanh Hóa. B. Quy Nhơn. C. Nha Trang. D. Đà Nẵng.

Câu 22: Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của nước ta là 32 441 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu là 36 978 triệu USD. Số liệu nào sau đây không chính xác ?

A. Tỉ lệ xuất nhập khẩu là 87,7%. B. Cơ cấu xuất nhập khẩu là 46,7% và 53,3%.

C. Cán cân xuất nhập khẩu là 4537 triệu USD. D. Nước ta nhập siêu 4537 triệu USD.

Câu 23: : Dựa vào biểu đồ

NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CỦA HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên?

A. Hà Nội có biên độ nhiệt năm lớn, Thành phố Hồ Chí Minh có biên độ nhiệt năm nhỏ.

B. Sự phân mùa trong chế độ mưa của Hà Nội sâu sắc hơn Thành phố Hồ Chí Minh

C. Nhiệt độ trung bình năm Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội.

D. Chế độ mưa của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều có sự phân mùa.

Câu 24: Cho biểu đồ sau đây:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung gì?

A. Biểu đồ thể hiện quy mô GDP phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kỳ năm 1990 và 2010(đơn vị: %).

B. . Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kỳ năm 1990 và 2010(đơn vị: %)

C. Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kỳ năm 1990 và 2010(đơn vị: %)

D. Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kỳ năm 1990 và 2010.

Câu 25: Chiến lược kinh tế mới đang đưa nền kinh tế nước Nga trở lại vị trí cường quốc được thực hiện từ

A. giữa năm 2000. B. đầu năm 2000.  C. đầu năm 2001 D. cuối năm 2000. 

Câu 26: Nhận xét nào sau đây không đúng về Hoa Kỳ?

A. Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.B. Dân cư được hình thành chủ yếu do quá trình nhập cư.

C. Quốc gia rộng lớn nhất thế giới. D. Nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới.

Câu 27: Nền nông nghiệp hàng hóa nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

A. Đẩy mạnh thâm canh. B. Sử dụng nhiều máy móc.

C. Quan tâm nhiều đến thị trường. D. Phổ biến trên nhiều vùng lãnh thổ.

Câu 28: Cho bảng số liệu sau: Sự biến động về cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản

Năm

Nhóm tuổi

1970

2005

Dưới 15 tuổi (%)

23,9

13,9

Từ 15-64 tuổi (%)

69,0

66,9

Trên 65 tuổi (%)

7,1

19,2

Tổng số dân (triệu người)

104,0

127,7

Để thể hiện quy mô, cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản năm 1970 và 2005, biểu đồ nào thích hợp nhất?

A. Biểu đồ tròn B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ tròn, có bán kính khác nhau D. Biểu đồ cột.

Câu 29: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết điểm cực Tây nước ta thuộc tỉnh nào?

A. Sơn La. B. Điện Biên. C. Lai Châu D. Lào Cai

Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có qui mô trên 120 nghìn tỉ đồng?

A. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một B. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh

C. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Cần Thơ D. TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng

Câu 31: Đặc điểm nào sau đây không đúng với miền khí hậu phía Bắc?

A. Tính bất ổn rất cao của thời tiết và khí hậu. B. Độ lạnh tăng dần về phía nam.

C. Mùa mưa chậm dần về phía nam. D. Biên độ nhiệt độ trong năm cao.

Câu 32: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết trong các điểm du lịch sau đây, điểm du lịch nào được xếp vào loại tài nguyên du lịch tự nhiên ở nước ta?

A. Phố cổ Hội An. B. Địa đạo Vĩnh Mốc. C. Phong Nha – Kẻ Bàng. D. Khe Sanh

Câu 33: Đường dây 500 KV được xây dựng nhằm mục đích

A. kết hợp giữa nhiệt điện và thuỷ điện thành mạng lưới điện quốc gia. B. tạo ra một mạng lưới điện phủ khắp cả nước.

C. đưa điện về phục vụ cho nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa. D. không phải nhập khẩu điện.

Câu 34: Vùng Bắc Trung Bộ chuyên môn hóa nông sản nào sau đây?

A. Trâu, bò, lạc, mía, thuốc lá. B. Lúa cao sản, rau, bò sữa.

C. Chè, trẩu, sở hồi, trâu lấy thịt. D. Cà phê, cao su, gia cầm, tôm.

Câu 35: . Thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay là

A. Pháp, Anh, Đức. B. Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc.

C. Các nước Đông Nam Á, Liên Bang Nga. D. Liên Bang Nga, Trung Quốc, Đức.

Câu 36: : Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai khu vực Đông Trường Sơn và Tây Nguyên chủ yếu do

A. độ cao địa hình và ảnh hưởng của biển. B. ảnh hưởng của biển và lớp phủ thực vật.

C. tác động của gió mùa và hướng các dãy núi. D. độ cao địa hình và hướng các dãy núi.

Câu 37: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?

A. Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung chiếm ưu thế.

B. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Địa hình đa dạng và phân chia thành các khu vực với các đặc trưng khác nhau.

D. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là núi trung bình và núi cao.

Câu 38: Mặt hàng nào sau đây không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta?

A. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản B. Hàng thủ công nhẹ và tiểu thủ công nghiệp

C. Hàng nông – lâm - thủy sản. D. Tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu)

Câu 39: Đây là hạn chế lớn nhất của cơ cấu dân số trẻ:

A. Gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm. B. Những người trong độ tuổi sinh đẻ lớn.

C. Gánh nặng phụ thuộc lớn. D. Khó hạ tỉ lệ tăng dân.

Câu 40: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta là

A. khoáng sản, công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp và nông - lâm - thủy sản.

B. máy móc, thiết bị toàn bộ và hàng tiêu dùng.

C. sản phẩm kim loại, cơ khí và thực phẩm.

D. sản phẩm công nghiệp ô tô, xe máy và điện tử dân dụng.

----------- HẾT ----------



ĐÁP ÁN

1

B

11

B

21

D

31

B

2

C

12

C

22

C

32

C

3

D

13

D

23

B

33

B

4

A

14

D

24

C

34

A

5

A

15

C

25

A

35

B

6

A

16

A

26

C

36

C

7

D

17

B

27

D

37

D

8

A

18

B

28

C

38

D

9

D

19

B

29

B

39

A

10

C

20

D

30

A

40

A


ĐỀ 16

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN ĐỊA LÍ

Thời gian: 50 phút


Nhận biết

Câu 1. Vùng đất của nước ta bao gồm phần đất liền và

A. đảo ven bờ. B. hải đảo. C. đảo xa bờ. D. quần đảo.

Câu 2. Hướng tây bắc - đông nam ở nước ta thể hiện ở vùng núi

A.Tây Bắc và Trường Sơn Bắc. B.Trường Sơn Nam Tây Bắc.

C.Đông Bắc và Tây Bắc. D.tả ngạn sông Hồng đến Móng Cái.

Câu 3. Dựa vào Atltat Địa lý VN trang 14, xác định trên lát cắt A – B đỉnh núi cao nhất nằm trên cao nguyên nào sau đây?

A. Di Linh. B. Lâm Viên. D. Đắc Lắc. D. Pleiku.

Câu 4. Vùng có biểu hiện động đất yếu nhất nước ta là

A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Nam Bộ. D. Cực Nam Trung Bộ.

Câu 5. Căn cứ Atlat Địa lí trang 10, hồ Trị An thuộc hệ thống sông

A. Cả. B. Thu Bồn. C. Mã. D. Đồng Nai.

Câu 6. Dựa vào atlat Địa lí Việt Nam, xác định khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng nào của nước ta?

A. Vịnh Bắc Bộ. B. Vịnh Thái Lan. C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ

Câu 7. Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ

A. nằm gần Xích đạo, mưa nhiều. B. địa hình 85% là đồi núi thấp.

C. chịu tác động thường xuyên của gió mùa. D. tiếp giáp với Biển Đông (trên 3260 km bờ biển).

Câu 8. Ở nước ta, loại đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm là

A. đất phèn, đất mặn. B. đất cát, đất cát pha. C. đất feralit. D. đất phù sa ngọt.

Câu 9. Gió mùa mùa hạ của nước ta hoạt động trong thời gian nào?

A. Từ tháng IV đến tháng XI. B. Từ tháng V đến tháng X.

C. Từ tháng XI đến tháng IV. D. Từ tháng V đến tháng XI.

Câu 10. Dựa vào atlat Địa lí trang 10 cho biết sông nào sau đây không thuộc hệ thống sông Hồng?

A. sông Gâm. B. sông Chảy C. sông Mã. D. sông Lô.

Câu 11. Căn cứ vào atlat Địa lí trang 15, cho biết trong các thành phố trực thuộc Trung ương thành phố nào sau đây có quy mô dân số nhỏ nhất?

A. Hà Nội. B. Hải Phòng. C. Đà Nẵng. D. TP. Hồ Chí Minh.

Câu 12. Chất lượng lao động ngày càng nâng cao chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?

A. Giáo dục, văn hóa và y tế ngày càng phát triển. B. Dân số đông, gia tăng còn nhanh.

C. Các đô thị có nguồn lao động kĩ thuật cao. D. Người lao động cần cù sáng tạo.

Câu 13. Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng

A. tăng tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước.

B. giảm tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước.

C. giảm dần tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

D. tăng nhanh tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 14. Dựa vào atlat Địa lí trang 28, xác định vịnh Vân Phong thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Ninh Thuận. B. Bình Thuận. C. Khánh Hòa. D. Phú Yên.

Câu 15. Dựa vào Atlat Địa lí trang 19, xác định tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta là A. Gia Lai. B. Lâm Đồng. C. Đắc Lắc. D. Bình Phước.

Câu 16. Các vườn quốc gia như Cúc Phương, Cát Tiên, Bạch Mã thuộc loại

A. rừng phòng hộ. B. rừng đặc dụng. C. rừng sản xuất. D. rừng khoanh nuôi.



Thông hiểu

Câu 17. Dựa vào Atlat Địa lí trang 28, cho biết ở DHNTB cây bông được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào sau đây? A. Quảng Nam. B. Quảng Ngãi. C. Ninh Thuận. D. Bình Thuận.

Câu 18. Dựa vào atlat Địa lí trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng là

A. Hà Nội, Hải Phòng. B. Hà Nội, TP. HCM.

C. Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu D. TP. HCM, Thủ Dầu Một.

Câu 19. Dựa vào trang 23 Atlat Địa lí, xác định Tây Nguyên được nối với Đông Nam Bộ bằng các tuyến

A. quốc lộ 19 và 21. B. quốc lộ 14 và 19. C. quốc lộ 14 và 20. D. quốc lộ 20 và 21.

Câu 20. Việt Nam không có khí hậu khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ Tây Nam Á Bắc Phi do

A. chịu ảnh hưởng của Frông, gió mùa, gió mậu dịch.

B. chịu ảnh hưởng của Biển Đông, gió mùa, gió mậu dịch.

C. chịu ảnh hưởng của gió mùa, gió Tín phong ẩm ướt.

D. do lãnh thổ Việt Nam kéo dài nhiều vĩ độ và hẹp ngang.

Câu 21. Vai trò chính của rừng ven biển của BTB là

A. điều hòa dòng chảy của sông ngòi. B. ngăn chặn sự xâm nhập mặn của biển.

C. để khai thác và chế biến gỗ. D. chắn gió bão, cát bay, cát chảy.

Câu 22. Những vùng nào sau đây không có khu kinh tế ven biển?

A. Đồng bằng Sông Hồng. B. Trung du miền núi Bắc Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ.

Câu 23. Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa TDMNBB với Tây Nguyên là

A. trình độ thâm canh. B. đất đai và khí hậu. C. điều kiện địa hình. D. truyền thống sản xuất.

Câu 24. Dân cư tập trung đông đúc ở ĐBSH không phải là do

A. vùng mới được khai thác gần đây. B. có nhiều trung tâm công nghiệp lớn nhất.

C. trồng lúa nước cần nhiều lao động. D. điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú.

Câu 25. Khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp của ĐBSH là

A. có mật độ dân số cao. B. cơ sở hạ tầng còn hạn chế.

C. thiếu nguyên liệu tại chỗ. D. cơ cấu kinh tế chậm chuyển biến.

Câu 26. Quốc lộ nào sau đây có vai trò quan trọng nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc của TDMNBB?

A. Quốc lộ 32. B. Quốc lộ 5. C. Quốc lộ 1. D. Quốc lộ 6.

Câu 27. Dựa vào atlat Địa lí trang 27, xác định tỉnh nào sau đây ở BTB trồng nhiều cà phê, cao su và hồ tiêu?

A. Thanh Hóa. B. Nghệ An. C. Quảng Bình. D. Quảng Trị.

Câu 28. Dựa vào atlat Địa lí trang 27 xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam các khu kinh tế ven biển BTB là

A. Na Mèo, Nậm Cấn, Lao Bảo. B. Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây-Lăng Cô.

C. Na Mèo, Nậm Cấn, Chân Mây-Lăng Cô. D.Nghi Sơn, Vũng Áng, Lao Bảo.


Vận dụng thấp

Câu 29. Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long trong việc cải tạo tự nhiên, vì rất cần thiết cho

A. thau chua và rửa mặn đất đai. B. hạn chế nước ngầm hạ thấp.

C. ngăn chặn sự xâm nhập mặn. D. tăng cường phù sa cho đất.

Câu 30. Vùng đồi trước núi ở BTB có thế mạnh

A. trồng cây công nghiệp lâu năm. B. trồng cây công nghiệp hằng năm.

C. trồng cây lương thực. D. chăn nuôi lợn gà, vịt.

Câu 31. Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

Năm

Tổng sản lượng

(nghìn tấn)

Sản lượng nuôi trồng

(nghìn tấn)

Giá trị xuất khẩu

(triệu đô la Mỹ)

2010

5 143

2 728

5 017

2013

6 020

3 216

6 693

2014

6 333

3 413

7 825

2015

6 582

3 532

6 569


Để thể hiện sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản từ năm 2010 đến năm 2015, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Miền. B. Kết hợp. C. Cột. D. Đường.

Câu 32. Cây chè trồng nhiều ở Tây Nguyên chủ yếu do nhân tố nào sau đây?

A. Diện tích đất đỏ bazan lớn. B. Khí hậu phân hóa theo độ cao.

C. Nguồn nước tưới dồi dào. D. Nguồn lao động nhiều kinh nghiệm.

Câu 33. Phát biểu nào sau đây đúng với tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa của khí hậu nước ta thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

A. có nhiều đồng bằng phù sa, nhiệt ẩm dồi dào.

B. có điều kiện thuận lợi để thâm canh, luân canh, tăng vụ.

C. phát triển các loại cây trồng nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

D. phát triển nghề khai thác, nuôi trồng đánh bắt thủy sản.

Câu 34. Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là

A. đới rừng gió mùa cận xích đạo. B. đới rừng xích đạo.

C. đới rừng gió mùa nhiệt đới. D. đới rừng nhiệt đới.

Câu 35. Cho bảng số liệu:

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2010 VÀ 2015

(Đơn vị: Tỷ USD)

Năm

Phi-lip-pin

Xin-ga-po

Thái Lan

Việt Nam






2010

199,6

236,4

340,9

116,3






2015

292,5

292,8

395,2

193,4






Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong nước của một số quốc gia, năm 2015 so với 2010?

A. Phi-lip-pin tăng chậm nhất. B. Xin-ga-po tăng ít nhất.

C. Thái Lan tăng ít nhất. D. Việt Nam tăng nhanh nhất.

Câu 36. Nhận định nào sau đây không đúng về sản phẩm chuyên môn hóa giữa TDMNBB với Tây Nguyên?

A. TDMNBB chè trồng nhiều hơn Tây Nguyên.

B. TDMNBB trâu nuôi nhiều hơn Tây Nguyên.

B. Cao su trồng được cả hai vùng Tây Nguyên và TDMNBB

D. Cà phê ở Tây Nguyên có diện tích lớn hơn TDMNBB.


Vận dụng cao

Câu 37. Ở nước ta, đặc điểm không đúng về vị trí địa lí của Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. giáp với các vùng trọng điểm sản xuất lương thực.
B. cầu nối giữa Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. giáp Biển Đông rộng lớn trên 3260 km.
D. cửa ngõ ra biển của các tỉnh của Tây Nguyên.

Câu 38. Cho biểu đồ về GDP/người của một số quốc gia qua các năm:

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Cơ cấu GDP/người của một số quốc gia qua các năm.

B. Quy mô GDP/người của một số quốc gia qua các năm.

C. Quy mô và cơ cấu GDP/người của một số quốc gia qua các năm.

D. Tốc độ tăng trưởng GDP/người của một số quốc gia qua các năm.

Câu 39. Đồng bằng Sông Cửu long và đồng bằng Sông Hồng có chung đặc điểm nào sau đây?

A. Hình thành trên vùng sụt lún hạ lưu sông. B. Có nhiều sông ngòi kênh rạch chằng chịt.

B. Có hệ thống đê điều bao bọc xung quanh. D. Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng.

Câu 40. Cho biểu đồ


2250,5

3474,9

4197,8

Từ biểu đồ đã cho, nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng thủy sản của cả nước qua các năm? Từ năm 2000 đến năm 2007

A. Sản lượng thủy sản tăng liên tục qua các năm.

B. Sản lượng khai thác tăng nhanh hơn nuôi trồng.

C. Tỉ trọng sản lượng nuôi trồng tăng 1,93 lần.

D. Tỉ trọng sản lượng khai thác giảm 1,49 lần.


Đáp án


Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đ.án

B

A

B

D

D

D

D

C

B

C

C

A

D

C

D

B

D

B

C

B

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

38

40

Đ.án

D

D

B

A

C

D

D

B

A

B

B

B

B

C

C

B

A

D

C

B


Giải thích câu vận dụng cao

Câu 37.HS phải biết được các vùng trọng điểm sản xuất lương thực nước ta là Đồng bằng Sông Cửu long và Đồng bằng Sông Hồng. Dựa vào atlat Địa lí, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không giáp với hai đồng bằng trên.

Câu 38. HS nhận định biểu đồ đã cho là biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng .

Câu 39. Đáp án B đặc điểm đồng bằng Sông Cửu Long, C và D đồng bằng Sông Hồng.

Yêu cầu HS nắm được đặc điểm hai đồng bằng mới phân biệt.

Câu 40. Dựa vào biểu đồ yêu cầu HS tính được tăng, giảm số liệu tuyệt đối và số liệu tương đối của đối tượng, so sánh rút ra đáp án đúng.


ĐỀ 17

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN ĐỊA LÍ

Thời gian: 50 phút


Câu 1.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Quảng Trị. B. Hà Tĩnh. C. Quảng Bình. D. Nghệ An.

Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á ?

A. Vị trí cầu nối của các châu lục. B. Vị trí địa kinh tế quan trọng.

C. Vị trí giao thoa về tự nhiên và xã hội. D. Vị trí địa chiến lược quan trọng.

Câu 3.Phát biểu nào sau đây không đúng về ASEAN sau hơn 50 năm phát triển?

A. Bộ mặt nhiều quốc gia thay đổinhanh. B.Kinh tế các nước tăng trưởng còn thấp.

C.Phát triển ở các nước còn chênh lệch. D.Đời sống của nhân dân được cảithiện.

Câu 4.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết các nhà máy nhiệt điện nào sau đây có công suất trên 1000 MW?

A. Uông Bí, Phả Lại, Phú Mỹ. B. Phả Lại, Phú Mỹ, Trà Nóc.

C. Bà Rịa, Phả Lại, Uông Bí. D. Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau.

Câu 5. Nhân tố có ý nghĩa hàng đầu tạo nên những thành tựu to lớn của ngành chăn nuôi nước ta trong thời gian qua là

A. nhiều giống gia súc gia cầm có chất lượng cao được nhập nội.

B. nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng bảo đảm tốt hơn.

C. nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng.

D. thú y phát triển đã ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Câu 6.Xu hướng chung trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực của đồng bằng sông Hồng là

A. tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II III.

B. tăng tỉ trọng khu vực I II, giảm tỉ trọng khu vựcIII.

C. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II III.

D. giảm tỉ trọng khu vực I và III, tăng tỉ trọng khu vực II.

Câu 7.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết trong các khu kinh tế ven biển sau đây, khu kinh tế ven biển nào không nằm ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

A. Vân Đồn. B. Chân Mây-Lăng Cô. C. Dung Quất. D. Chu Lai.

Câu 8. Ở nước ta, nơi có chế độ khí hậu với mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh khô, hai mùa chuyển tiếp xuân thu là

A. Khu vực phía đông dãy Trường Sơn. B. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.

C. Khu vực phía nam vĩ tuyến 16ºB. D. Khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB.

Câu 9. Cho bảng số liệu:

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2005-2010

Năm

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Sản lượng cung ứng (tấn)

2005

166.087

257.481

256.193

2007

173.791

325.344

323.717

2009

171.977

380.373

378471

2010

177.890

399.098

397103

(Nguồn: Sở NN &PTNT Đắk Lắk)

Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện diện tích, sản lượng và sản lượng cà phê cung ứng của Đắk Lắk giai đoạn 2015-2010?

A. Biểu đồ kết hợp. B. Biểu đồ cột nhóm.

C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ đường.

Câu 10. Cho bảng số liệu:

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2010 VÀ 2015

(Đơn vị: tỉ USD)

Năm

Phi-lip-pin

Xin-ga-po

Thái Lan

Việt Nam

2010

199,6

236,4

340,9

116,3

2015

292,5

292,8

395,2

193,4

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê,2017)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong nước của một số quốc gia, năm 2015 so với 2010?

A. Việt Nam tăng nhanh nhất. B. Phi-lip-pin tăng chậm nhất.

C. Thái Lan tăng nhiều nhất. D. Xin-ga-po tăng ít nhất.

Câu 11. Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA (2005-2010)

Năm

2005

2007

2009

2010

Sản lượng (nghìn tấn)

3 467

4 200

4 870

5 128

- Khai thác

1 988

2 075

2 280

2 421

- Nuôi trồng

1 479

2 125

2 590

2 707

Giá trị sản xuất (tỉ đồng)

38784

47 014

53 654

56 966

Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản nước ta giai đoạn 2005-2010?

A. Sản lượng khai thác tăng chậm hơn sản lượng nuôi trồng.

B. Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản qua các năm đều giảm.

C. Sản lượng nuôi trồng tăng chậm hơn sản lượng khai thác.

D. Sản lượng khai thác luôn lớn hơn sản lượng nuôi trồng.

Câu 12. Nhận xét không chính xác về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là

A. sông ngòi ngắn và dốc.

B. nghèo khoáng sản nhưng than đá có trữ lượng lớn.

C. đồng bằng nhỏ, hẹp nằm ven biển.

D. địa hình chủ yếu là đồi núi.

Câu 13.Để sử dụng và cải tạo tự nhiên hợp lí ở vùng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long thì cần chú trọng đầu tư nhiều nhất vấn đề nào sau đây?

A. Vừa cải tạo đất vừa thay đổi giống mới cho sản xuất.

B. Bảo vệ và trồng rừng ngập mặn ở vùng ven biển.

C. Khai hoang mở rộng diện tích, tăng hệ số sử dụng ruộng đất.

D.Thủy lợi để cải tạo đất, giải quyết nước cho sinh hoạt, sản xuất.

Câu 14. Các cảng nước sâu Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây đang được xây dựng và hoàn thiện ở vùng Bắc Trung Bộ thuộc về các tỉnh lần lượt là

A. Thanh Hóa, Thừa Thiên-Huế, Hà Tĩnh.

B. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế

C. Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế.

D. Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế.

Câu 15.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc tỉnh và thành phố nào của nước ta?

A. Phú Yên và thành Phố Đà Nẵng. B. Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng.

C. Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng. D. Quảng Nam và thành Phố Đà Nẵng.

Câu 16. "Địa thế cao hai đầu, thấp ở giữa, chạy theo hướng tây bắc - đông nam". Đó là đặc điểm núi của vùng

A.Trường Sơn Nam. B. Tây Bắc. C.Trường Sơn Bắc. D. Đông Bắc.

Câu 17.Hướng chuyên môn hoá của tuyến công nghiệp Hà Nội-Đáp Cầu-Bắc Giang là

A. dệt may, xi măng và hoá chất. B. cơ khí và luyện kim.

C. vật liệu xây dựng, phân hóa học. D. vật liệu xây dựng và cơ khí.

Câu 18.Các nhà máy thủy điện đã và đang xây dựng ở Vùng kinh tế Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Hòa Bình, Thác Bà, TrịAn. B. Hòa Bình, Trị An,SơnLa.

C.Đa Nhim, Thác Bà, SơnLa. D. Hòa Bình, Thác Bà,SơnLa.

Câu 19.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

A.Quy Nhơn. B. Vinh. C. Huế. D.Đà Nẵng.

Câu 20. Tỉ trọng GDP theo thành phần kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng nào sau đây?

A. Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

B. Tăng tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước.

C. Giảm dần tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỉ trọng.

Câu 21.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với sản xuất nông nghiệp của nước ta?

A. Trâu được nuôi nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

B.Chè được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, TâyNguyên.

C.được nuôi nhiều ở Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

D. Cà phê được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Câu 22.Khó khăn chủ yếu về tự nhiên ở Tây Nguyên là

A. mùa khô kéodài. B. mùa đông lạnh khô.

C. hạn hán thời tiết thất thường. D. bão trượt lỡ đất đá.

Câu 23.Để khắc phục hạn chế do mùa khô kéo dài, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu, vấn đề quan trọng cần quan tâm ở vùng kinh tế Đông Nam Bộ là

A. áp dụng thuật canh tác tiên tiến, thủy lợi.

B. thay đổi cơ cấu cây trồng, chống xói mòn.

C. thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng.

D. cải tạo đất, thay đổi cơ cấu cây trồng.

Câu 24. Biện pháp quan trọng để có thể vừa tăng sản lượng thuỷ sản vừa bảo vệ nguồnlợi thuỷ sản là

A. tăng cường và hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt.

B. hiện đại hoá các phương tiện tăng cường đánh bắt xa bờ.

C. đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến.

D. tăng cường đánh bắt, phát triển nuôi trồng và chế biến.

Câu 25. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây không thuộc hệ thống sôngMê-Kông?

A. Sông Tiền. B. Sông Hậu.

C. Sông Sê-rê-pốk. D. Sông Đồng Nai.

Câu 26.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết Vườn quốc gia nào sau đây thuộc tỉnh Bình Phước?

A. Yok Đôn. B. Cát Tiên. C. Lò Gò-Xa Mát. D. Bù Gia Mập.

Câu 27. Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là

A. dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm

B. tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.

C. tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng.

D. chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh.

Câu 28. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh (TP) nào sau đây của nước ta không giáp với Trung Quốc?

A. Lào Cai. B. Yên Bái. C. Lai Châu. D.Điên Biên.

Câu 29. Căn cứ để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước (phát triển và đang phát triển) là

A. trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

B. đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội.

C. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế.

D. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển xã hội.

Câu 30. Trong hoạt động về kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay, quan trọng nhất là

A. du lịch quốc tế. B. các hoạt động thu ngoại tệ khác.

C. hoạt động ngoại thương (xuất nhập khẩu). D. hợp tác quốc tế về đầu tư và lao động.

Câu 31.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy xác định các tuyến đường bộ theo chiều Đông-Tây của vùng kinh tế Bắc Trung Bộ?

A. Quốc lộ 8, 14, 15. B. Quốc lộ 9, 14, 15.

C. Quốc lộ 7, 8, 9. D. Quốc lộ 7, 14, 15.

Câu 32. Tây Nguyên là vùng

A. có trữ năng thủy điện thấp. B.độ che phủrừngthấp.

C. có một mùa đônglạnh. D. chuyên canh cây công nghiệp

Câu 33. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng Tây Bắc-Đông Nam?

A.Ngân Sơn. B. Bạch Mã.

C.Trường Sơn Nam. D.Hoàng Liên Sơn.


Câu 34. Cho biểu đồ:


CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2005 VÀ 2015

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2015 so với năm 2005?

A. Khu vực Nhà nước giảm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoàităng.

B. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng, khu vực ngoài Nhà nướcgiảm.

C. Khu vực ngoài Nhà nước giảm, khu vực Nhà nước tăng.

D. Khu vực Nhà nước tăng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoàigiảm

Câu 35. Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động ở nước ta sẽ giải quyết tốt vấn đề

A. khai thác tài nguyên. B. phân bố dân cư.

C. giảm tỉ suất sinh. D. xuất khẩu lao động.

Câu 36. Ranh giới tự nhiên giữa vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ là

A. dãy núi BạchMã. B. dãy núiHoànhSơn.

C. dãy núi Trường SơnNam. D. dãy núi TrườngSơnBắc.

Câu 37. Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc phân bố tập trung ở

A.vùng Đông Bắc. B.vùng Đông Nam.

C. vùng Tây Nam. D. vùng Tây Bắc.

Câu 38. Thuận lợi chủ yếu của việc nuôi trồng thủy sản ở vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầmphá. B. có nhiều loài cá quý, loài tômmực.

C. liền kề nhiều ngư trường. D. hoạt động chế biến hải sản đadạng.

Câu 39. So với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Huế là nơi có cân bằng ẩm lớn nhất. Nguyên nhân chính là

A. Huế là nơi có lượng mưa trung bình năm lớn nhất nước ta.

B. Huế là nơi có lượng mưa trung bình năm lớn nhất nước ta.

C. Huế có lượng mưa lớn nhưng bốc hơi ít do mưa nhiều vào mùa thu đông.

D. Huế có lượng mưa không lớn nhưng mưa thu đông nên ít bốc hơi.

Câu 40. Hạn chế lớn nhất từ Biển Đông là

A. tác động của các cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc.

B. thường xuyên hình thành các cơn bão nhiệt đới.

C. tài nguyên sinh vật biển đang bị suy giảm nghiêm trọng.

D. hiện tượng sóng thần do hoạt động của động đất, núi lửa.

------------------------------------------------------------------


ĐỀ 18

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN ĐỊA LÍ

Thời gian: 50 phút


Câu 1.Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 4-5. Hệ tọa độ địa lí điểm cực Bắc nước ta ở vĩ độ

A. 23°23'B. B. 23°24'B. C. 23°25'B. D. 23°26'B.

Câu 2. Điểm khác nhau cơ bản về địa hình Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á biển đảo là

A.ít đồng bằng, nhiều đồi núi. B. núi thường thấp dưới 3 000m.

C.đồng bằng phù sa xen lẫn các dãy núi. D.có nhiều núi lửa đang hoạt động.

Câu 3. Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi

A. Tây Bắc. B. Đông Bắc

C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam

Câu 4. Trong mùa đông, phần lãnh thổ phía Nam nước ta chịu tác động của

A. gió mùa Tây Nam. B. gió tín phong bán cầu Nam.

C. gió tín phong bán cầu Bắc. D. gió phơn Tây Nam.

Câu 5.Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến vùng cực Nam trung Bộ có lượng mưa vào loại thấp nhất cả nước là do

A. địa hình song song với hướng gió mùa. B. địa hình nhiều cồn cát.

C. sự hoạt động của gió phơn Tây Nam. D. sự hoạt động của gió tín phong.

Câu 6. Qua bảng số liệu về:

Sự biến động diện tích rừng của nước ta thời gian 1943- 2005

Năm

Tổng diện tích rừng (triệu ha)

Diện tích rừng tự nhiên (triệu ha)

Diện tích rừng trồng (triệu ha)

1943

14,3

14,3

0

1983

7,2

6,8

0,4

2005

12,7

10,2

2,5

Hãy chọn loại biểu đồ thích hợp để so sánh tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng qua các năm?

  1. Đường B. Cột . C. Hình tròn. D. Miền.

Câu 7.Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 9, cho biết hoạt động của bão ở nước ta vào tháng 10 diễn ra chủ yếu ở đâu?

A. Các tỉnh phía Bắc. B. Bắc trung Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Nam Bộ.

Câu 8. Cho bảng số liệu sau

Dân số nước ta thời kì 1901 - 2005.

(Đơn vị : triệu người)

Năm

1901

1921

1956

1960

1985

1989

1999

2005

Dân số

13,0

15,0

26,5

30,0

60,0

64,4

76,3

80,3

Nhận định nào sau đây đúng nhất?

A. Dân số nước ta tăng với tốc độ ngày càng nhanh.

B. Thời kì 1960 - 1985 có dân số tăng trung bình hằng năm cao nhất.

C. Với tốc độ gia tăng như thời kì 1999 - 2005 thì dân số sẽ tăng gấp đôi sau 50 năm.

D. Thời kì 1956 - 1960 có tỉ lệ tăng dân số hằng năm cao nhất.

Câu 9. Lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực quốc doanh sang các khu vực khác

A. khu vực quốc doanh làm ăn không có hiệu quả.

B. kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường.

C. tác động của công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

D. nước ta đang thực hiện nền kinh tế mở, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.

Câu 10. Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta hiện nay là

A. Đồng bằng sông Hồng. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải miền Trung.

Câu 11. Qua biểu đồ dưới đây, kết hợp với kiến thức đã học, em hãy chọn nhận xét nào chưa thích hợp?












Năm 2000 Năm 2007







A. So với năm 2000, tỉ trọng ngành trồng trọt năm 2007 có giảm nhẹ.

B. Ngành trồng trọt luôn chiếm tỉ trọng cao nhất.

C. Từ 2000 đến 2007, tỉ trọng ngành chăn nuôi và trồng trọt đều tăng.

D. Tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp giảm nhẹ.

Câu 12. Hình thành các vùng chuyên canh đã thể hiện

A. sự phân bố cây trồng cho phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.

B. sự thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp.

C. sự khai thác có hiệu quả hơn nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.

D. cơ cấu cây trồng đang được đa dạng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường.

Câu 13.Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là

A.công nghệ có hàm lượng tri thức cao.

B.công nghẹ dựa vào thành tựu khoa học mới nhất.

C.chỉ tác động đến lĩnh vực công nghệ và dịch vụ.

D.xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao.

.Câu 14. Hạn chế lớn nhất của nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta là

A. tính mùa vụ khắt khe trong nông nghiệp.

B. thiên tai làm cho nông nghiệp vốn đã bấp bênh càng thêm bấp bênh.

C. mỗi vùng có thế mạnh riêng làm cho nông nghiệp mang tính sản xuất nhỏ.

D. mùa vụ có sự phân hoá đa dạng theo sự phân hoá của khí hậu

Câu 15. Biểu hiện nào sau đây không đúng với việc nước ta đang khai thác ngày càng hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới?

A. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.

B. Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái.

C. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng.

D. Đẩy mạnh sản xuất, phục vụ nhu cầu trong nước.

Câu 16. Dầu mỏ, nguồn tài nguyên uan trọng của Tây Nam Á tập trung chủ yếu ở

A.ven biển caxpi. B.ven biển Đen.

C.ven Địa Trung Hải. D.ven vịnh Péc- xích.

Câu 17. Ngư trường nào sau đây không phải là ngư trường trọng điểm ở nước ta?

A. Ngư trường Cà Mau-Kiên Giang.

B. Ngư trường quần đảo Hoàng Sa,quần đảo Trường Sa.

C. Ngư trường Thanh Hóa-Nghệ An-Hà Tĩnh.

D. Ngư trường Hải Phòng-Quảng Ninh.

Câu 18. Ngành lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ nước ta vì

A. nhu cầu vế tài nguyên rừng rất lớn và phổ biến.

B. nước ta có 3/4 đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển.

C. độ che phủ rừng nước ta tương đối lớn và hiện đang gia tăng.

D. rừng giàu có về kinh tế và môi trường sinh thái.

Câu 19. Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du

và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là

A. trình độ thâm canh. B. điều kiện về địa hình.

C. đặc điểm về đất đai và khí hậu. D. truyền thống sản xuất của dân cư.

Câu 20. Đặc điểm sinh thái nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. đồng bằng hẹp, vùng đồi trước núi, khí hậu có mùa đông lạnh vừa.

B. đồng bằng hẹp, đất khá màu mỡ, có nhiều vùng biển để nuôi trồng thuỷ sản.

C. đồng bằng lớn, nhiều đất phèn đất mặn, khí hậu có hai mùa mưa, khô đối lập.

D. đồng bằng lớn, đất lúa nước, sông ngòi nhiều, khí hậu có mùa đông lạnh.

Câu 21.Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 21), Hướng chuyên môn hoá của tuyến công nghiệp Đáp Cầu - Bắc Giang là

A. vật liệu xây dựng và cơ khí. B. phân hóa học và vật liệu xây dựng.

C. cơ khí và luyện kim. D. dệt may, xi măng và hoá chất.

Câu 22. Nguyên nhân chủ yếu làm biến đổi khí hậu toàn cầu là

A.con người đổ các chất thải công nghiệp và sinh hoạt vào môi trường.

B.con người đã đưa một lượng khí thải lớn vào khí quyển.

C.các sự cố đắm tàu, tràn dầu vỡ ống dầu.

D.các thảm họa như động đất, núi lữa, cháy rừng.

Câu 23.Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 21), hãy cho biết trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Duyên hải miền Trung?

A. Thanh Hoá. B. Vinh. C. Đà Nẵng. D. Nha Trang.

Câu 24. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam( trang 23) và kiến thức đã học, cho biết đường dây siêu cao áp 500 KV nối

A. Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh. B. Hoà Bình - Phú Lâm.

C. Lạng Sơn - Cà Mau. D. Hoà Bình - Cà Mau.

Câu 25. Phần lớn lãnh thổ châu Phi có cảnh quan

A.rừng xích đạo, rừng nhiệt đới ẩm và nhiệt đới khô.

B.hoang mạc, bán hoang mạc và cận nhiệt đới khô.

C.hoang mạc, bán hoang mạc và xavan.

D.rừng xích đạo, cận nhiệt đới khô và xavan.

Câu 26. Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta hiện nay là

A. có thị trường xuất khẩu rộng mở.

B. có nguồn lao động dồi dào, lương thấp.

C. có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng phong phú.

D. có nhiều cơ sở, phân bố rộng khắp trên cả nước.

Câu 27. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 21), Việt Trì là một trung tâm công nghiệp

A. có quy mô lớn, có ý nghĩa quốc gia.

B. có quy mô rất nhỏ, chỉ có ý nghĩa địa phương.

C. có quy mô trung bình có ý nghĩa vùng.

D. không phải là một trung tâm công nghiệp, chỉ là một điểm công nghiệp

Câu 28. Tỉnh nào không nằm trong vùng công nghiệp số 3 theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001)?

A. Hà Tĩnh. B. Thừa Thiên - Huế. C. Đà Nẵng. D. Ninh Thuận.

Câu 29. Ngành được coi là mũi nhọn của nền công nghiệp Nhật Bản là

A.công nghiệp chế tạo máy. B. công nghiệp sản xuất điện tử.

C.công nghiệp xây dựng và công trình công cộng. D.công nghiệp dệt, sợi vải các loại.

Câu 30. Các di sản thiên nhiên thế giới ở nước ra là

A. Cố Đô Huế, Vịnh Hạ Long.

B. Phố cổ Hội An, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

C. Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

D. Phố cổ Hội An, Cố Đô Huế.

Câu 31. Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP HÀNG NĂM VÀ LÂU NĂM

(Đơn vị: nghìn ha)

Năm

1975

1980

1985

1990

1995

2000

2005

Cây CN hàng năm

210,1

371,7

600,7

542,0

716,7

778,1

861,5

Cây CN lâu năm

172,8

256,0

470,3

657,3

902,3

1451,3

1633,6

Tỉ trọng diện tích gieo trồng của cây công nghiệp hàng năm và cây lâu năm năm 2005 lần lượt là

A. 34,5% và 65,5% . B. 34,9% và 65,1%.

C. 59,2% và 48,8% . D. 54,9% và 45,1%.

Câu 32. Vùng Tây Bắc có đặc điểm khí hậu khác vùng Đông Bắc là

A. khí hậu lạnh hơn. B. khí hậu ấm và khô hơn.

C. khí hậu mát mẻ, mùa đông nóng. D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 33. Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc sử dụng đất ở đồng bằng sông Hồng là

A. khả năng mở rộng diện tích của đồng bằng còn khá lớn.

B. nhiều nơi ở đồng bằng đất đai bị thoái hóa, bạc màu.

C. đất phù sa không được bồi đắp hằng năm chiếm diện tích lớn.

D. đất phù sa có thành phần cơ giới từ cát pha đến trung bình thịt.

Câu 34. Hiện nay cơ câu kinh tế nông thôn ven biển ở Bắc Trung Bộ đang có sự thay đổi rõ nét, chủ yếu nhờ vào việc phát triển

A. công nghiệp khai khoáng. B. đánh bắt thủy sản.

C. nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn. D. nghề thủ công truyền thống.

Câu 35. Nhận xét đúng nhất về tự do lưu thông ở Thị trường chung châu Âu là

A.con người, hàng hóa, cư trú. B. dịch vụ, hàng hóa, tiền vốn và con người.

C.dịch vụ, tiền vốn, chọn nơi làm việc. D. tiền vốn, con người,dịch vụ.

Câu 36. Thuận lợi chủ yếu của việc nuôi trồng thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá.

B. có nhiều loài cá quý, loài tôm mực.

C. liền kề ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà rịa – Vũng Tàu.

D. hoạt động chế biến hải sản đa dạng.

Câu 37. Thuận lợi của đất đỏ badan ở Tây Nguyên đối với việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm là

A. giàu chất dinh dưỡng.

B. có tầng phong hóa sâu.

C. tập trung với những mặt bằng rộng lớn.

D. phân bố chủ yếu ở các cao nguyên 400-500 m.

Câu 38. Vùng ven bờ Thái Bình Dương của Hoa Kì có khí hậu

A.cận nhiệt đới và ôn đới hải dương. B.cận nhiệt đới và bán hoang mạc.

C.cận nhiệt đới và hoang mạc. D.bán hoang mạc và ôn đới hải dương.

Câu 39. Nguồn nhiệt năng được sản xuất chủ yếu ở Đông Nam Bộ là

A. nhiệt điện chạy bằng khí thiên nhiên. B. thủy điện.

C. nhiệt điện chạy bằng than. D. điện chạy bằng dầu nhập khẩu.

Câu 40. Cho bảng số liệu sau:

Giá trị sản xuất công nghiệp ( theo giá trị thực tế) phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010

( Đơn vị: tỉ đồng)

Thành phần

2000

2010

Tổng số

336.100,3

2.963.499,7

Công nghiệp khai thác mỏ

53.035,2

250.465,9

Công nghiệp chế biến

264.459,1

2.563.031,0

Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước

18.606,0

150.002,8

Tính bán kinh của giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành ở nước ta năm 2010, cho bán kính năm 2000 là 1 đvbk. (r2000 = 1 đvbk)

  1. r 2010 = 2,91 đvbk. B. r 2010 = 2,93 đvbk.

C r 2010 = 2,97 đvbk. D. r 2010 = 3,0 đvbk.

......................................Hết...............................

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

C

C

A

B

C

B

B

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

C

A

D

C

D

D

C

B

C

B

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

Đáp án

B

B

C

B

C

C

B

A

B

C

Câu

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Đáp án

A

B

C

C

B

A

C

A

A

C




ĐỀ 19

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN ĐỊA LÍ

Thời gian: 50 phút



Câu 1: Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn là do

A. Gắn với nguồn thức ăn đã chế biến và cơ sở thú y.

B. Việc chăn nuôi bò sữa đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao.

C. Miền núi việc vận chuyển sữa đến nơi chế biến khó khăn.

D. Gắn với cơ sở chế biến sữa và thị trường tiêu thụ.

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, trung tâm công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có quy mô từ 9 – 40 tỉ đồng là:

A. Hạ Long. B. Việt Trì. C. Cẩm Phả. D. Thái Nguyên

Câu 3: Cho biểu đồ:

Biểu để trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1990 – 2014.

B. Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng, sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1990 – 2014.

C. diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014.

D. Sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng lúa ở nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014.

Câu 4: Việc hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong việc giải quyết các vấn đề về Biển Đông có ý nghĩa quan trọng nhất là:

A. tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực. B. tăng cường tình đoàn kết giữa các nước

C. giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. D. bảo vệ được lợi ích chính đáng của nước ta.

Câu 5: Điều kiện thuận lợi nhất cho nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta là có nhiều:

A. sông suối, kênh rạch, ô trũng ở đồng bằng B. đầm phá, các ô trũng ở đồng bằng và ao hồ.

C. cửa sông rộng và các mặt nước ở đồng ruộng. D. bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn.

Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa đông bắc có thể xâm nhập sâu vào miền Bắc nước ta là do

A. vị trí địa lí nằm trong vành đai nội chí tuyến. B. vị trí địa lí gần trung tâm của gó mùa mùa đông.

C. có địa hình chủ yếu là đổi và các vùng núi thấp. D. hướng vòng cung các dãy núi Đông Bắc hút gió.

Câu 7: Biện pháp quan trọng nhất để đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ là:

A. mở rộng thêm diện tích, phát triển thủy lợi. B. thay đổi cơ cấu cây trồng, phát triển thủy lợi.

C. mở rộng và đa dạng thị trường xuất khẩu. D. Đầu tư và hiện đại công nghiệp chế biến.

Câu 8: Yếu tố quan trọng đầu tiên để hình thành điểm du lịch là:

A. cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. B. tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn.

C. hệ thống các nhà hàng, khách sạn. D. cơ sở mua sắm, khu vui chơi giải trí.

Câu 9: Cho bảng số liệu:

TỔNG DÂN SỐ, DÂN SỐ THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: Nghìn người)

Năm

2000

2005

2009

2011

2015

Tổng số

77631

82392

86025

87840

91709,8

Thành thị

18725

22332

25585

27888

31067,5

Nông thôn

58906

60060

60440

59952

60642,3

(Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam 2016, NXB thống kê, 2017)

Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu dân số của nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2000 – 2015, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất

A. Đường. B. Miền. C. Cột. D. Kết hợp

Câu 10: Điểm khác biệt lớn nhất trong sản xuất điện của miền Nam so với miền Bắc nước ta là:

A. có các nhà máy nhiệt điện với công suất lớn hơn

B. có các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than antraxit

C. có nhiều nhà máy thủy điện với công suất lớn hơn

D. xây dựng được nhà máy điện nguyên tử và điện gió

Câu 11: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết phần lớn diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản tập trung ở vùng

A. Trung du miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 12: Tây Nguyên có thể thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn là do:

A. thị trường tiêu thụ rộng, công nghiệp chế biến nhiều.

B. đất badan có tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng.

C. có nhiều cao nguyện xếp tầng, khí hậu cận xích đạo.

D. đất đai phân bố tập trung trên những mặt bằng rộng.

Câu 13: Việc quy hoạch và hình thành các vùng nông nghiệp nước ta, cơ sở quan trọng hàng đầu là dựa trên:

A. điều kiện kinh tế - xã hội các vùng. B. điều kiện sinh thái nông nghiệp

C. trình độ thâm canh của từng vùng. D. khả năng chuyên môn hóa sản xuất.

Câu 14: Mục đích chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là:

A. tạo ra nhiều nông sản để phục vụ xuất khẩu.

B. tăng các sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao.

C. đẩy mạnh phát triển các cây trồng trong vụ đông.

D. phù hợp với các thế mạnh về tự nhiên của vùng.

Câu 15: Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi

A. Tây Bắc. B. Trường Sơn Bắc. C. Đông Bắc. D. Trường Sơn Nam.

Câu 16: Các nước Đông Nam Á có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, chủ yếu do:

A. khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa. B. vị trí nằm trong các vành đại sinh khoáng.

C. nằm trên đường di cư của nhiều sinh vật. D. nằm kề sát vành đại lửa Thái Bình Dương.

Câu 17: Suy giảm đa dạng, sinh học nước ta không thể hiện ở sự suy giảm về

A. nguồn gen quý. B. tốc độ sinh trưởng của sinh vật.

C. các hệ sinh thái. D. số lượng và thành phần loài.

Câu 18: Căn cứ Atlat Địa lí Việt trang 14, cho biết đỉnh núi nào sau đây cao nhất dãy Trường Sơn Nam?

A. Chư Yang Sin. B. Ngọc Linh. C. Lang Bi An. D. Bi Duop

Câu 19: Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do

A. địa hình bằng phẳng với ba một giáp biển. B. chưa xây đựng hệ thống đê sông, để biển.

C. mùa khô ở đây đến sớm và kết thúc muộn. D. địa hình thấp với nhiều ô trũng rộng lớn.

Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào sau đây có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu?

A. Hà Nội. B. Đồng Nai. C. Hải Phòng. D. Bà Rịa - Vũng Tàu

Câu 21: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kính tế nào sau đây có quy mô GDP lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng?

A. Hải Phòng. B. Hà Nội. C. Hải Dương. D. Bắc Ninh.

Câu 22: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết gió Tây khô nóng hoạt động chủ yếu ở vùng khi hậu nào?

A. Tây Bắc Bộ. B. Trung và Nam Bắc Bộ C. Tây Nguyên. D. Bắc Trung Bộ.

Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết các khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A. Xa Mát, Bờ Y. B. Xa Mát, Mộc Bài. C. Mộc Bài, Bờ Y. D. Mộc Bài, Đồng Tháp.

Câu 24: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi nào sau đây có hướng vòng cung?

A. Con Voi. B. Pu Đen Đinh. C. Hoàng Liên Sơn. D. Ngân Sơn.

Câu 25: Vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất đối với việc phát triển thủy sản ở Bắc Trung Bộ là:

A. tăng cường khai thác thủy sản xa bờ. B. đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản.

C. phát triển nhanh công nghiệp chế biến. D. hạn chế khai thác nguồn lợi ở ven bờ.

Câu 26: Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2014

(Đơn vị: Nghìn tấn)

Năm

2005

2008

2010

2014

Tổng sản lượng

3466,8

4602,0

5142,7

6333,2

Sản lượng khai thác

1987,9

2136,4

2414,4

2920,4

Sản lượng nuôi trồng

1478,9

2465,6

2728,3

3412,8

(Nguồn: Niêm giám thồng kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)

Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

A. Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng khai thác.

B. Sản lượng nuôi trồng tăng nhiều hơn sản lượng khai thác.

C. Tỉ trọng khai thác thủy sản có xu hướng ngày càng giảm.

D. Sản lượng nuôi trồng luôn lớn hơn sản lượng khai thác.

Câu 27: Cho biểu đồ sau đây:

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về sản lượng; số sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta giai đoạn 1995 - 2014?

A. Sản lượng dầu thô tăng trong giai đoạn 1995 - 2014.

B. Sản lượng than tăng nhanh hơn sản lượng dầu thô.

C. Sản lượng dầu thô tăng liên tục qua các năm.

D. Sản lượng điện tăng nhanh hơn hai sản phẩm còn lại.

Câu 28: Biện pháp để giảm sức ép dân số ở bằng sông Hồng hiện nay là

A. đẩy mạnh quá trình đô thị hóa. B. chuyển cư tới các vùng khác.

C. tăng cường xuất khẩu lao động. D. xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí.

Câu 29: Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí đã ảnh hưởng lớn nhất đến việc sử dụng lao động và

A. Khai thác tài nguyên. B. Ô nhiễm môi trường. C. Nâng cao mức sống. D. Vấn đề việc làm

Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết tỉnh duy nhất thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là:

A. Thái Nguyên. B. Phú Thọ. C. Quảng Ninh. D. Bắc Giang.

Câu 31: Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở

A. Nhịp độ tăng trưởng cao và có cơ cấu kinh tế hợp lí

B. Nhịp độ tăng trưởng nền kinh tế cao và khá ổn định.

C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao bảo vệ môi trường.

D. cơ cấu kinh tế có hợp lí và bảo vệ được tài nguyên.

Câu 32: Biện pháp quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến. B. phát triển mạng lưới giao thông vận tải.

C. trồng mới các giống cây cho năng suất cao. D. mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản.

Câu 33: Ý nghĩa quan trọng nhất đối với Duyên hải Nam Trang Bộ khi xây dựng các tuyến đường ngang nối các cảng biển với Tây Nguyên là:

A. phát triển kinh tế các huyện phía tây. B. mở rộng các vùng hậu phương cảng.

C. xây dựng nhiều khu kinh tế cửa khẩu. D. hình thành thêm mạng lưới đồ thị mới.

Câu 34: Vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển là:

A. vùng đặc quyền kinh tế. B. lãnh hải.

C. nội thủy. D. tiếp giáp lãnh hải

Câu 35: Ngành hàng không có bước tiến rất nhanh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Chiến lược phát triển táo bạo, nhu cầu thị trường lớn.

B. Lao động tình độ cao, lượng khách du lịch quốc tế lớn.

C. Lượng khách du lịch quốc tế lớn, xu thể toán cầu bóa.

D. Đảm bảo tính an toàn cao, chiến lược phát triển táo bạo.

Câu 36: Mục đích chủ yếu để các nước Đông Nam Á phát triển mạnh ngành trồng cây công nghiệp là:

A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. B. Xuất khẩu sản phẩm, thu ngoại tệ.

C. Giải quyết tốt việc làm cho người dân. D. đáp ứng nhu cầu của khu vực đông dân.

Câu 37: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có cơ cấu ngành đa dạng nhất?

A. Đà Nẵng. B. Quảng Ngãi. C. Nha Trang. D. Quy Nhơn.

Câu 38: Ở nước ta, khu vực có tình trạng hạn hán kéo dài nhất trong năm là:

A. đồng bằng Nam Bộ. B. vùng thấp Tây Nguyên.

C. các thung lũng khuất gió miền Bắc. D. vùng biển cực Nam Trung Bộ.

Câu 39: Tiêu chí nào sau đây không dùng để phân loại các đô thị ở nước ta thành 6 cấp đô thị?

A. Chức năng. B. Mật độ dân số.

C. Số dân. D. Các khu công nghiệp.

Câu 40: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Lào và Trung Quốc?

A. Lai Châu. B. Lào Cai. C. Điện Biên. D. Sơn La



HẾT

ĐÁP ÁN



01.D

02. A

03. A

04. A

05. D

06.D

07. B

08. B

09. B

10. A

11.B

12. D

13. B

14. B

15. B

16. B

17. B

18. B

19. D

20. D

21.B

22. D

23. B

24. D

25. B

26. D

27. C

28. D

29. A

30. C

31. A

32. A

33. B

34. D

35. A

36. B

37. A

38. D

39. D

40. C





ĐỀ 20

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN ĐỊA LÍ

Thời gian: 50 phút


Câu 1: Quy mô dân số đông của nước ta có thuận lợi lớn nhất là:

A. khai thác tài nguyên hiệu quả hơn.

B. cải thiện chất lượng cuộc sống.

C. giải quyết được nhiều việc làm.

D. tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết ở Tây Nguyên cây cà phê được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào sau đây?

A. Đăk Nông.              B. Gia Lai.

C. Đăk Lăk                  D. Kon Tum

Câu 3: Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là

A. chỉ tác động đến lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ.

B. sự phát triển nhanh chóng các ngành công nghiệp.

C. sự xuất hiện ngày một nhiều các ngành dịch vụ mới.

D. sự phát triển nhanh chóng các ngành công nghệ cao.

Câu 4: Bộ phận nào sau đây là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển của nước ta?

A. Thềm lục địa.  

B. Tiếp giáp lãnh hải.  

C. Lãnh hải.     

D. Đặc quyền kinh tế.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây của Biển Đông làm tăng độ ẩm các khối khí di chuyển qua biển gây mưa nhiều cho nước ta?

A. Biển rộng, nhiệt độ cao và thay đổi theo mùa   

B. Biển nhỏ, nhiệt độ cao và thay đổi theo mùa

C. Biển nhỏ, nhiệt độ thấp và không ổn định. 

D. Biển rộng, nhiệt độ thấp và không ổn định.

Câu 6: Cho bảng số liệu:

Diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây của nước ta, giai đoạn 2010 – 2015

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2016)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về diện tích cây trồng của nước ta, giai đoạn 2010 – 2015?

A. Diện tích cây lâu năm tăng nhanh hơn cây hàng năm.

B. Diện tích cây hằng năm tăng nhanh hơn cây lâu năm.

C. Diện tích cây hằng năm giảm liên tục, cây lâu năm tăng.

D. Diện tích cây hằng năm và cây lâu năm tăng liên tục

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp Lào?

A. Lai Châu.                 B. Nghệ An.

C. Kom Tum                 D. Điện Biên. 

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển Vân Đồn thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Quảng Ninh.             B. Hải Dương. 

C. Bắc Ninh.                 D. Thái Bình.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng chính là tây bắc – đông nam?

A. Ngân Sơn.                B. Con Voi.

C. Bạch Mã                    D. Đông Triều.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng về điều kiên tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á?

A. Sinh vật biển đa dạng  

B. Kiểu khí hậu ôn đới.          

C. Thực vật phong phú.  

D. Khoáng sản giàu có.

Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết vườn quốc gia Ba Bể thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Tuyên Quang.            B. Cao Bằng 

C. Bắc Kạn.                   D. Hà Giang.

Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây không thuộc hệ thống sông Cửu Long?

A. sông Cái Bè.             B. sông Bé.

C. sông Tiền.                D. sông Hậu.

Câu 13: Gió Tín phong Bắc bán cầu hoạt động ở nước ta gây ra mùa khô kéo dài cho khu vực nào sau đây?

A. Tây Bắc                    B. Tây Nguyên 

C. Đông Bắc.               D. Trung Bộ.

Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tỉnh nào sau đây đã xây dựng khu kinh tế trên biển trên đảo?

A. Cà Mau.                    B. Quảng Ninh.

C. Hà Tĩnh.                    D. Kiên Giang.

Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy nhiệt điện nào sau đây có công suất trên 1000 MV?

A. Phả Lại, Phú Mỹ, Thủ Đức 

B. Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau

C. Phả Lại, Phú Mỹ, Na Dương 

D. Phả Lại, Phú Mỹ, Bà Rịa

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta?

A. Tỉ trọng chăn nuôi lấy sữa tăng so với chăn nuôi lấy thịt.

B. Tỉ trọng của cây công nghiệp tăng so với cây lương thực

C. Tỉ trọng của ngành trồng trọt tăng so với chăn nuôi.

D. Tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm so với chăn nuôi.

Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với phân bố nông sản của nước ta?
A. Lạc trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ.  

B. Cao su trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ.

C. Trâu, bò nuôi nhiều nhất ở Tây Nguyên.  

D. Lúa trồng nhiều ở Đồng bằng sông Hồng.

Câu 18: Cho bảng số liệu:

Tống sản phẩm trong nước bình quân đầu người theo giá hiện hành của một số quốc gia

(Đơn vị: USD)

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 2016)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về so sánh tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người theo giá hiện hành giữa các quốc gia qua hai năm?

A. Lào tăng chậm hơn Mi-an-ma.

B. Bru-nây tăng nhanh hơn Lào.

C. Cam-pu-chia tăng chậm hơn Lào.

D. Cam-pu-chia tăng chậm hơn Mi-an-ma

Câu 19: Tiềm năng du lịch vượt trội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung so với các vùng kinh tế trọng điểm khác là có

A. nhiều đảo gần bờ nhất.

B. nhiều bãi biển đẹp

C. số giờ nắng cao nhất.  

D. vùng biển rộng nhất.

Câu 20: Nhân tố nào sau đây không phải là ưu thế để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng?

A. Tài nguyên thiên nhiên giàu có nhất nước

B. Nguồn lao động đông và có trình độ.

C. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. 

D. Nguồn lao  động đông,  nhiều kinh nghiệm.

Câu 21: Ý nghĩa kinh tế của việc đẩy mạnh đánh bắt hải sản xa bờ của nước ta là

A. bảo vệ vùng trời, vùng biển, thềm lục địa  

B. bảo vệ môi trường vùng ven biển.

C. bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ. 

D. khai thác tốt các nguồn lợi hải sản.

Câu 22: Nền nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á có đặc điểm cơ bản nào sau đây?

A. Lúa nước là cây lương thực chủ yếu. 

B. Chăn nuôi chiếm tỉ trọng cao nhất.

C. Bông là cây công nghiệp chủ yếu.  

D. Tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp  cao nhất.

Câu 23: Cho biểu đồ về dân số Nhật Bản qua 2 năm (Đơn vị: %).

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2015)

Biểu đồ trên thể hiện đầy đủ nội dung nào sau đây?

A. Tỉ trọng dân số phân theo nhóm tuổi của Nhật Bản năm 1950 và 2014.

B. Cơ cấu dân số phân nhóm tuổi của Nhật Bản giai đoạn từ 1950 – 2014.

C.Quy mô dân số phân theo nhóm tuổi của Nhật Bản năm 1950  và 2014.

D. Quy mô và cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của Nhật Bản năm 1950 và 2014.

Câu 24: Phần lãnh thổ phía Bắc của các nước nào sau đây ở Đông Nam Á có mùa đông lạnh?

A. In-đô-nê-xi-a, Đông Ti-mo.  

B. Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a

C. Bru-nây, Phi-lip-pin.

D. Việt Nam, Mi-an-ma

Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng về điều kiện tự  nhiên của Nhật Bản?

A. Chịu nhiều thiên tai như động đất, núi lửa 

B. Hôn-su là một đảo lớn nhất ở Nhật Bản.

C. Khí hậu mang tính gió mùa, mưa nhiều. 

D. Phần đất liền Nhật Bản giáp Trung Quốc

Câu 26: Cho biểu đồ sau:

 

BIỂU ĐỒ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA VIỆT NAM VÀ THÁI LAN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (%)

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2016)

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của các quốc gia, giai đoạn 2010 – 2015?

A. Thái Lan có tốc độ tăng trưởng cao hơn Việt Nam.

B. Tốc độ tăn trưởng của Thái Lan tăng liên tục

C. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao hơn Thái Lan.

D. Tốc độ tăng trưởng của Thái Lan giảm liên tục

Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng về ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

A. Gỗ, giấy, xenlulô có phát triển ở Huế

B. Đà Nẵng có ngành sản xuất dệt, may.

C. Dệt, may có phát triển ở Thanh Hóa  

D. Qui Nhơn có ngành sản xuất da, giày.

Câu 28: Nền kinh tế Trung Quốc không có đặc điểm nào sau đây?

A. Nhiều trung tâm công nghiệp lớn tập trung ở miền Tây.

B. Đứng đầu trên thế giới về sản lượng lương thực, bông, lợn.

C. Nông nghiệp nhiệt đới phân bố chủ yếu ở miền Nam đất nước

D. Nông thôn có phát triển ngành dệt may, vật liệu xây dựng.

Câu 29: Việc hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Bắc Trung Bộ chủ yếu dựa vào

A. Tài nguyên khí hậu.    

B. thị trường tiêu thụ.   

C. công nghiệp chế biến. 

D. tài nguyên đất

Câu 30: Hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ta thuận lợi hơn và mang lại hiệu quả kinh tế cao là nhờ

A. lao động có kinh nghiệm.    

B. dịch vụ thủy sản phát triển.

C. diện tích mặt nước lớn.    

D. khí hậu nóng quanh năm.

Câu 31: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta có sức cạnh tranh còn thấp?

A. Chú trọng xuất khẩu nhiều khoáng sản thô.   

B. Công nghiệp chế biến còn nhiều hạn chế.

C. Thị trường xuất khẩu là các nước Đông Nam Á     

D. Nguồn hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng.

Câu 32: Nhân tố nào sau đây tác động chủ yếu đến ngành chăn nuôi nước ta?

A. Thị trường ngày càng có nhu cầu rất cao.               

B. Chất lượng con giống ngày càng cải thiện.

C. Cơ sở thức ăn ngày càng được đảm bảo                 

D. Công nghiệp chế biến thức ăn phát triển.

Câu 33: Để tăng cường giao lưu kinh tế, văn hóa và thu hút khách du lịch quốc tế thì Bắc Trung Bộ cần phải

A. nâng cấp các cảng biển hiện có.                             

B. xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu.

C. xây dựng các khu kinh tế ven biển. 

D. nâng cấp các sân bay trong vùng.

Câu 34: Phát biểu nào sau đây không đúng về mục đích sử dụng  tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

A. Dùng apatit để sản xuất phân lân. 

B. Khai thác đá vôi để làm xi măng..

C. Sử dụng nguồn nước để sản xuẩ điện. 

D. Khai thác rừng để lấy đất xây  đô thị.

Câu 35: Nhân tố chủ yếu  nào sau đây có tác động mạnh mẽ và làm thay đổi cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta?

A. Quá trình công nghiêp hóa đất nước  

B. Tác động của xu hướng khu vực hóa

C. Thành tựu của công cuộc Đổi mới.   

D. Tài  nguyên thiên nhiên phong phú.

Câu 36: Điều kiện sinh thái nông nghiệp để Trung du và miền núi Bắc Bộ trở thành vùng trồng chè lớn nhất nước ta

A. hệ thống thủy lợi, tưới tiêu được tổ chức tốt. 

B. đất đá vôi màu mỡ, khả năng thoát nước tốt.

C. khí hậu cận nhiệt đới, có mùa đông lạnh.

D. đất phù sa cổ màu  mỡ, chiếm diện tích lớn nhất nước ta

Câu 37: Nhân tố nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu ngành công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Công nghiệp chế biến phát triển nhanh.   

B. Nguồn khoáng sản phong phú nhất cả nước

C. Kinh nghiệm sản xuất rất phong phú.  

D. Tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta

Câu 38: Việc hình thành khu kinh tế ven biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ có mục đích lớn nhất là

A. thu hút đầu tư nước ngoài.   B. tiêu thụ nguồn nguyên liệu.

C. tạo nhiều việc làm mới.   D. cải thiện đời sống nhân dân.

Câu 39: Mục đích chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng là

A. khai thác các thế mạnh của vùng.   B. tăng cường hiện đại cơ sở hạ tầng.

C. giải quyết nhiều  việc làm cho vùng.   D. tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 40: Cho bảng số liệu:

Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta, giai đoạn 2008 – 2016

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 2016)

Để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân  theo ngành của nước ta, giai đoạn 2008 – 2016  theo bảng số liệu trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Miền.                      B. Đường.

C. Cột.                        D. Kết hợp.

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

ĐA

D


C


D

C

A

A

A

A

B

B

C

B

B

B

B

Câu

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

ĐA

C

C

A

B

A

D

A

D

D

D

C

B

A

D

C

Câu

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40






ĐA

B

C

D

D

C

C

C

C

A

A







Trên đây là 10 đề thi thử địa lý THPT Quốc gia 2020 tập 2, cung cấp đầy đủ đề thi địa thpt quốc gia 2020, đề thi môn địa thpt quốc gia 2020 và đáp án đề thi địa thpt quốc gia 2020. Hy vọng với các đề thi này, các bạn học sinh sẽ có thêm tài liệu hữu ích để ôn tập và củng cố kiến thức trước kỳ thi quan trọng sắp tới. Đề thi địa thpt quốc gia 2020 là một trong những đề thi khó nhất, đòi hỏi kiến thức sâu rộng và kỹ năng làm bài tốt. Chính vì vậy, các bạn học sinh cần phải rèn luyện chăm chỉ và cẩn thận trong quá trình học tập và ôn luyện. Chúc các bạn thành công trong kỳ thi THPT Quốc gia 2020 môn địa!

Ngoài 10 Đề địa Thpt quốc gia 2020 Tập 2 thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.