Đề thi thử thpt quốc gia môn địa lý 2020 Trường Yên Lạc 2 Lần 1
Đề thi thử thpt quốc gia môn địa lý 2020 Trường Yên Lạc 2 Lần 1 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
Trong quá trình ôn luyện để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia, việc làm quen với những bộ đề thi thử sẽ giúp các bạn học sinh tự tin hơn trong việc đối phó với những dạng đề thi khó khăn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2020 của Trường Yên Lạc 2 Lần 1.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2019-2020 LẦN 1 Môn ĐỊA LÍ Thời gian: 50 phút |
Câu 1 (NB): Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là
A. mang tính chất nhiệt đới gió mùa. B. mang tính chất nhiệt đới khô.
C. mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. D. mang tính chất ôn hòa.
Câu 2 (VD): Giả sử một tàu biển đang ngoài khơi, có vị trí cách đường cơ sở 35 hải lí, vậy con tàu đó cách đường biên giới quốc gia trên biển theo đường chim bay là bao nhiêu?
A. 22 224 m. B. 42 596 m. C. 64 820 m. D. 20 372 m.
Câu 3 (NB): Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là
A. Nội thuỷ. B. Lãnh hải. C. Tiếp giáp lãnh hải. D. Đặc quyền kinh tế.
Câu 4 (NB): Ba dải địa hình chạy cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam ở Tây Bắc là A. Các sơn nguyên và cao nguyên, Hoàng Liên Sơn, Phan – xi – păng.
B. Hoàng Liên Sơn, Phan – xi – păng, núi dọc biên giới Việt – Lào.
C. Núi dọc biên giới Việt – Lào, Phan – xi – păng, các sơn nguyên và cao nguyên.
D. Hoàng Liên Sơn, núi dọc biên giới Việt – Lào, các sơn nguyên và cao nguyên.
Câu 5 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, vùng tập trung diện tích đất mặn có quy mô lớn nhất ở nước ta là
A. Duyên hải miền Trung. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đông Bắc.
Câu 6 (NB): Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam vào nước ta gây mưa lớn cho
A. Nam Bộ và Tây Nguyên. B. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. D. suốt dài đồng bằng miền Trung.
Câu 7 (VDC): Nguyên nhân làm cho đất đai nước ta dễ bị suy thoái là A. khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi thấp.
B. khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi.
C. mưa theo mùa, xói mòn nhiều, địa hình nhiều đồi núi.
D. địa hình nhiều đồi núi, mưa lớn và tập trung vào một mùa.
Câu 8 (TH): Căn cứ vào bản đồ Lượng mưa ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, khu vực có khí hậu khô hạn nhất ở nước ta là
A. ven biển Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Tây Bắc. D. ven biển cực Nam Trung Bộ. Câu 9 (NB): Vùng núi có các bề mặt cao nguyên badan tương đối bằng phẳng, nằm ở các bậc độ cao khác nhau là
A. Trường Sơn Bắc. B. Trường Sơn Nam. C. Tây Bắc. D. Đông Bắc.
Câu 10 (NB): Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành này năm 2007 thì dệt may chiếm
A. 54,8% B. 55,8% C. C. 56,8% D. 57,8%
Câu 11 (NB): Gió tây khô nóng ở Trung Bộ và nam Tây Bắc nước ta có nguồn gốc từ khối khí
A. Bắc Ấn Độ Dương. B. chí tuyến Thái Bình Dương.
C. chí tuyến bán cầu Nam. D. phía bắc lục địa Á - Âu.
Câu 12 (TH): Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp tăng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á là A. Công nghiệp dệt may, da dày.
B. Công nghiệp khai thác than và khoáng sản kim loại.
C. Công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.
D. Các ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu.
Câu 13 (NB): Căn cứ vào bản đồ Khí hậu chung ở Atlat Địa lí VIệt Nam trang 9, khu vực ở nước ta chịu tác động của gió Tây khô nóng vào mùa hạ là
A. Đông Bắc. B. Bắc Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Nam Bộ.
Câu 14 (TH): Đặc điểm không đúng với phần lớn các nước Đông Nam Á là A. dân cư tập trung đông ở các đồng bằng châu thổ.
B. có nhiều nét tương đồng về văn hóa.
C. nguồn lao động dồi dào.
D. lao động có chuyên môn kĩ thuật cao chiếm tỉ lệ lớn.
Câu 15 (VD): Căn cứ vào biểu đồ cột thuộc bản đồ Lâm nghiệp (năm 2007) ở Atlat trang 20, hãy cho biết trong giai đoạn 2000 — 2007 tổng diện tích rừng của nước ta tăng
A. 1284 nghìn ha. B. 1428 nghìn ha C. 12184 nghìn ha. D. 1824 nghìn ha. Câu 16 (TH): Thế mạnh nào sau đây không nổi bật ở khu vực đồi núi nước ta? A. Tiềm năng du lịch phong phú. B. Nguồn thủy năng dồi dào.
C. Đất rộng cho trồng cây lương thực. D. Cơ sở phát triển lâm – nông nghiệp.
Câu 17 (NB): Tính chất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta vào nửa sau mùa đông là
A. lạnh khô. B. ấm áp C. lạnh ẩm. D. khô hanh.
Câu 18 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, lưu vực sông chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là
A. Sông Cả. B. Sông Bến Hải. C. Sông Gianh. D. Sông Mã
Câu 19 (TH): Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là A. có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan.
B. được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.
C. không được nâng lên trong các vận động tân kiến tạo.
D. nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
Câu 20 (NB): Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu
A. Xích đạo. B. Cận nhiệt đới. C. Ôn đới. D. Nhiệt đới gió mùa.
Câu 21 (TH): Thách thức đối với nước ta trong toàn cầu hóa là A. tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài về vốn.
B. cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn.
C. tiếp cận nguồn lực thế giới và công nghệ.
D. tận dụng được thị trường thế giới và khu vực.
Câu 22 (NB): Thành tựu to lớn về xã hội do công cuộc Đổi mới đưa lại cho nước ta là A. cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.
C. nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài.
D. tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
Câu 23 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12 và 26, vườn quốc gia nào dưới đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?
A. Cát Bà. B. Ba Bể. C. Xuân Thuỷ. D. Ba Vì.
Câu 24 (VD): Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN VÀ GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC, NĂM 2016
Quốc gia |
Campuchia |
In-đô-nê-xi-a |
Ma-lai-xi-a |
Mi-an-ma |
Số dân (triệu người) |
15,2 |
258,7 |
31,7 |
52,9 |
GDP (tỉ USD) |
20,0 |
932,3 |
299,9 |
64,6 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, Nhà xuất bản thống kê 2018) Biểu đồ thích hợp nhất để so sánh số dân và GDP của các nước trên năm 2016 là?
A. Cột ghép. B. Đường. C. Tròn. D. Miền
Câu 25 (VD): Cho biểu đồ:
Cơ cấu số lượng vật nuôi Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên
Nhận xét nào sau đây không đúng với cơ cấu số lượng vật nuôi của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với Tây Nguyên năm 2014?
A. Tỉ trọng bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn Tây Nguyên.
B. Tỉ trọng lợn của Trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn tỉ trọng của trâu và lợn của Tây Nguyên cộng lại.
C. Tỉ trọng lợn của Trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn Tây Nguyên.
D. Tỉ trọng trâu của Trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn Tây Nguyên.
Câu 26 (VD): Cho bảng số liệu:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở ĐÔNG
NAM Á GIAI ĐOẠN 2005 – 2016
(Đơn vị: %)
Năm Nước |
|
2005 |
|
2010 |
|
2014 |
|
2016 |
Lào |
7,1 |
|
8,5 |
|
7,6 |
|
7,0 |
|
Thái Lan |
4,6 |
|
7,5 |
|
0,9 |
|
3,2 |
|
Xin-ga-po |
7,5 |
|
15,2 |
|
3,6 |
|
2,0 |
|
Phi-lip-pin |
4,8 |
|
7,6 |
|
6,1 |
|
6,9 |
|
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, Nhà xuất bản thống kê 2017) Nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước ở một số nước ở Đông Nam Á giai đoạn 2005 – 2016?
A. Phi-lip-pin có tốc độ tăng trưởng cao hơn Thái Lan.
B. Lào có tốc độ tăng trưởng cao hơn Phi-lip-pin.
C. Xin-ga-po có tốc độ tăng trưởng luôn giảm.
D. Thái Lan có tốc độ tăng trưởng không ổn định.
Câu 27 (VD): Dọc ven biển, nơi có nhiệt độ cao, có ít sông đổ ra biển là nơi thuận lợi cho nghề
A. Nuôi trồng thủy sản. B. chế biến thủy sản.
C. khai thác thủy hải sản. D. làm muối.
Câu 28 (VD): Cho biểu đồ về GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014:
Cho biết biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây là đúng nhất về GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014?
A. Tốc độ tăng trưởng GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014.
B. Giá trị GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014.
C. Chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014.
D. Quy mô GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014.
Câu 29 (VD): Điểm khác biệt của đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long là A. diện tích rộng hơn. B. nước triều xâm nhập sâu về mùa cạn.
C. hệ thống đê điều chia bề mặt ra thành ô. D. sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
Câu 30 (TH): Do biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành dải đồng bằng duyên hải miền Trung nên A. đồng bằng phần nhiều hẹp ngang. B. đồng bằng bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
C. đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông. D. có một số đông bằng mở rộng ở các của sông lớn. Câu 31 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Phú Quốc. B. Định An. C. Nhơn Hội. D. Năm Căn.
Câu 32 (NB): Biển Đông làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương là nhờ vào A. biển rộng, nhiệt độ cao và biến động theo mùa.
B. biển rộng, nhiệt độ cao và có hải lưu.
C. biển rộng, nhiệt độ cao và chế độ triều phức tạp.
D. biển rộng, nhiệt độ cao và tương đối kín.
Câu 33 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, các mô đất hiếm ở nước ta phân bố chủ yếu ở
A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Bắc. C. Tây Nguyên. D. Đông Bắc.
Câu 34 (NB): Các thiên tai diễn ra nhiều ở vùng biển nước ta là
A. bão, sạt lở bờ biển, động đất. B. cát bay, cát nhảy, động đất, sạt lở bờ biển.
C. sạt lở bờ biển, bão, sóng thần. D. bão, sạt lở bờ biển, cát bay, cát chảy.
Câu 35 (VD): Công nghiệp chế biến thực phẩm phân bố rộng khắp các nước Đông Nam Á chủ yếu do A. thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư. B. hiện đại hóa mạng lưới giao thông.
C. nâng cao chất lượng nguồn lao động. D. đa dạng nguồn nguyên liệu tại chỗ.
Câu 36 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 và 26, hai đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Thái Nguyên, Hạ Long. B. Lạng Sơn, Việt Trì.
C. Thái Nguyên, Việt Trì. D. Việt Trì, Bắc Giang
Câu 37 (TH): Nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên là
A. gió mùa Đông Bắc. B. gió mùa Tây Nam.
C. gió Tín phong bán cầu Bắc. D. gió tây nam.
Câu 38 (TH): Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á? A. Ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ.
B. Là vùng tập trung đảo lớn nhất thế giới.
C. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi.
D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Câu 39 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành công nghiệp nào sau đây không có trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hải Phòng?
A. Luyện kim màu. B. Sản xuất vật liệu xây dựng.
C. Đóng tàu. D. Chế biến nông sản
Câu 40 (VD): Nguyên nhân nào sau đây làm cho sản lượng lúa gạo của khu vực Đông Nam Á tăng lên?
A. Nguồn lao động dồi dào. B. Đất phù sa màu mỡ.
C. Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng. D. Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Đáp án
-
1-C
2-C
3-A
4-D
5-B
6-A
7-D
8-D
9-B
10-A
11-A
12-C
13-B
14-D
15-D
16-C
17-C
18-D
19-D
20-D
21-B
22-B
23-B
24-A
25-A
26-C
27-D
28-C
29-C
30-C
31-C
32-A
33-B
34-D
35-D
36-A
37-C
38-B
39-A
40-D
LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án C
Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bán cầu bắc nên có nền nhiệt độ cao -> tính chất nhiệt đới
- Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng thường xuyên của gió Mậu dịch và gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới nên khí hậu có 2 mùa rõ rệt.
- Nước ta nằm cạnh biển Đông – nơi có nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm làm cho nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển; thiên nhiên bốn mùa xanh tốt (sgk Địa lí 12 trang 16) Câu 2: Đáp án C
Con tàu có vị trí cách đường cơ sở 35 hải lí. Đường biên giới quốc gia trên biển tức là đường ranh giới ngoài của lãnh hải cách đường cơ sở 12 hải lí => con tàu cách đường biên giới quốc gia trên biển : 35-12 = 23 hải lí
1 hải lí = 1852m
=> con tàu đó cách đường biên giới quốc gia trên biển theo đường chim bay là 23*1852 = 42 596 m.
Câu 3: Đáp án A
Vùng nội thủy được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền, là vùng tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở (sgk Địa lí 12 trang 15)
Câu 4: Đáp án D
Ba dải địa hình chạy cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam ở Tây Bắc là dải núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn ở phía Đông; các dãy núi chạy dọc bien giới Việt – Lào ở phía Tây; ở giữa thấp hơn là các dãy núi, cao
nguyên và sơn nguyên đá vôi (sgk Địa lí 12 trang 30 – hoặc xem Atlat trang 13) Câu 5: Đáp án B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, vùng tập trung diện tích đất mặn có quy mô lớn nhất ở nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long (màu thể hiện đất mặn chiếm diện tích rộng nhất, tập trung nhất so với các vùng trên cả nước)
Câu 6: Đáp án A
Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên (sgk Địa lí 12 trang 41) Câu 7: Đáp án D
Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, đất đai trên những sườn dốc dễ bị xói mòn, rửa trôi, nhất là với những khu vực mất lớp phủ thực vật. Hơn nữa, nước ta có lượng mưa trung bình năm lớn, khí hậu phân hóa theo
mùa, mưa tập trung một mùa nên gây hiện tượng xâm thực, rửa trôi đất đá mạnh Câu 8: Đáp án D
Căn cứ vào bản đồ Lượng mưa ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, khu vực có khí hậu khô hạn nhất ở nước ta là ven biển cực Nam Trung Bộ (<1200mm)
Câu 9: Đáp án B
Vùng núi có các bề mặt cao nguyên badan tương đối bằng phẳng, nằm ở các bậc độ cao khác nhau như Plây Ku, Đăk Lawk, Mơ Nông, Di Linh có các bậc độ cao khoảng 500-800-1000 (sgk Địa lí 12 trang 12 hoặc xem Atlat trang 14)
Câu 10: Đáp án A
Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trong cơ cấu
giá trị sản xuất của ngành này năm 2007 thì dệt may chiếm 54,8% (52,7/96,1*100 = 54,8%) Câu 11: Đáp án A
Gió tây khô nóng ở Trung Bộ và nam Tây Bắc nước ta có nguồn gốc từ khối khí Bắc Ấn Độ Dương vào nửa đầu mùa hạ (sgk Địa lí 12 trang 41).
Câu 12: Đáp án C
Trong những năm gần đây, các ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử… do liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài nên sản phẩm đã có sức cạnh tranh và trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á
Câu 13: Đáp án B
Căn cứ vào bản đồ Khí hậu chung ở Atlat Địa lí VIệt Nam trang 9, khu vực ở nước ta chịu tác động của gió Tây khô nóng vào mùa hạ là Bắc Trung Bộ (nơi tập trung nhiều mũi tên Gió Tây khô nóng nhất) Câu 14: Đáp án D
Ở Đông Nam Á, nguồn lao động dồi dào, nhưng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế (sgk Địa lí 11 trang 101) => nhận định “lao động có chuyên môn kĩ thuật cao chiếm tỉ lệ lớn” là không đúng.
Câu 15: Đáp án D
Căn cứ vào biểu đồ cột thuộc bản đồ Lâm nghiệp (năm 2007) ở Atlat trang 20, trong giai đoạn 2000 — 2007 tổng diện tích rừng của nước ta tăng 12739,6 - 10915,6 = 1824 nghìn ha Câu 16: Đáp án C
Thế mạnh chủ yếu của khu vực đồi núi là khoáng sản, rừng và đất trồng (cây lâu năm), nguồn thủy năng và tiềm năng du lịch. Đất rộng trồng cây lương thực là thế mạnh của đồng bằng; không phải thế mạnh của đồi núi
Câu 17: Đáp án C
Tính chất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta vào nửa sau mùa đông là lạnh ẩm (do cuối mùa đông, gió thổi qua biển biến tính, được tăng cường ẩm nên gây mưa phùn cho vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ)
Câu 18: Đáp án A
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, lưu vực sông chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là sông Cả (5,34% tổng diện tích lưu vực sông cả nước) Câu 19: Đáp án D
Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là đều là vùng nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng (sgk Địa lí 12 trang 32)
Câu 20: Đáp án D
Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đông Nam Á hải đảo nằm trong hai đới khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo ( sgk Địa lí 12 trang 99) Câu 21: Đáp án B
Toàn cầu hóa là một xu thế lớn, một mặt cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài, mặt khác đặt nền kinh tế nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn trong khu vực và trên thế giới (sgk Địa lí 12 trang 9)
Câu 22: Đáp án B
Thành tựu to lớn về xã hội do công cuộc Đổi mới đưa lại cho nước ta là xóa đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân được cải thiện rõ rệt (chú ý từ khóa “ thành tựu về mặt xã hội”, loại trừ các thành tựu còn lại là thành tựu về mặt kinh tế)
Câu 23: Đáp án B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12 và 26, vườn quốc gia Ba Bể thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ; không thuộc vùng Đồn bằng sông Hồng
Câu 24: Đáp án A
Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị hoặc sự so sánh giá trị thực tế (số liệu thực) là biểu đồ cột ghép (loại tròn và miền vì không yêu cầu thể hiện cơ cấu; loại đường vì biểu đồ đường thường thể hiện tốc độ tăng trưởng)
Câu 25: Đáp án A
Dựa vào biểu đồ Cơ cấu số lượng vật nuôi Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, dễ nhận thấy tỉ trọng bò của TDMNBB là 10,2% thấp hơn tỉ trọng bò của Tây Nguyên (26,9%)
=> nhận định “Tỉ trọng bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn Tây Nguyên” là không đúng Câu 26: Đáp án C
Dựa vào bảng số liệu đã cho, nhận thấy giai đoạn 2005-2010 tốc độ tăng trưởng của Xin-ga-po tăng từ 7,5% lên 15,2%; sau đó từ 2010 đến 2014 và 2016, tốc độ tăng trưởng của Xin-ga-po giảm từ 15,2% xuống 3,6% (2014) và 2% (2016)
=> như vậy nhận xét “Xin-ga-po có tốc độ tăng trưởng luôn giảm” giai đoạn 2005-2016 là không đúng vì tốc độ tăng trưởng của Xin-ga-po giai đoạn này có sự biến động Câu 27: Đáp án D
Dọc ven biển, nơi có nhiệt độ cao, có ít sông đổ ra biển là nơi thuận lợi cho nghề làm muối (nhất là cực Nam Trung Bộ) (sgk Địa lí 12 trang 38)
Câu 28: Đáp án C
Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ miền thường thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu qua nhiều năm
(>3 năm)
=> Biểu đồ đã cho thể hiện sự “Chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 – 2014” Câu 29: Đáp án C
Điểm khác biệt của đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long là Đồng bằng sông Hồng có đê sông ngăn lũ, hệ thống đê điều chia bề mặt đồng bằng thành nhiều ô; còn Đồng bằng sông Cửu Long không có đê (chú ý tìm ra đặc điểm đúng với Đồng bằng sông Hồng mà Đồng bằng sông Cửu Long không có đặc điểm đó)
Câu 30: Đáp án C
Do biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành dải đồng bằng duyên hải miền Trung nên đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông (sgk Địa lí 12 trang 33)
Câu 31: Đáp án C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển Nhơn Hội thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ, không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 32: Đáp án A
Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lơn, làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương (sgk Địa lí 12 trang 36)
Câu 33: Đáp án B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, các mô đất hiếm ở nước ta phân bố chủ yếu ở Tây Bắc (khu vực Phong Thổ)
Câu 34: Đáp án D
Các thiên tai diễn ra nhiều ở vùng biển nước ta bão, sạt lở bờ biển, cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng (sgk Địa lí 12 trang 38-39)
Câu 35: Đáp án D
Công nghiệp chế biến thực phẩm phân bố rộng khắp các nước Đông Nam Á chủ yếu do nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú (Đông Nam Á là khu vực có ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản phát triển mạnh
mẽ, cung cấp nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào cho ngành chế biến lương thực, thực phẩm) Câu 36: Đáp án A
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 và 26, hai đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là Thái Nguyên và Hạ Long (quy mô dân số đạt 200001-500000 người) Câu 37: Đáp án C
Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên (sgk Địa lí 12 trang 41)
Câu 38: Đáp án B
Đông Nam Á lục địa có địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc – đông nam; ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ của những con sông lớn như sông Mê Công… Đông
Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa => nhận định A, C, D đúng
Đông Nam Á biển đảo là một trong những khu vực tập trung đảo lớn nhất thế giới nhưng chưa hẳn phải là vùng tập trung đảo lớn nhất thế giới (sgk Địa lí 11 trang 99)
Câu 39: Đáp án A
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành công nghiệp Luyện kim không có trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hải Phòng
Câu 40: Đáp án D
Nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học, kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp mà năng suất lúa gạo ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng tăng lên trong những năm qua, nhờ đó, sản lượng lúa gạo không ngừng tăng, đáp ứng nhu cầu trong khu vực và xuất khẩu
Trong bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về đề thi thử thpt quốc gia môn địa lý năm 2020 của trường Yên Lạc 2, Lần 1. Bộ đề thi thpt quốc gia môn địa lí luôn là một chủ đề được học sinh quan tâm và lo lắng. Tuy nhiên, qua bài viết này, hy vọng các bạn đã có thêm kiến thức và tự tin hơn để đối mặt với kỳ thi sắp tới. Hãy cố gắng học tập và ôn tập chăm chỉ để đạt được kết quả tốt nhất có thể.
Ngoài Đề thi thử thpt quốc gia môn địa lý 2020 Trường Yên Lạc 2 Lần 1 thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.