Docly

Đề Thi Minh Họa 2021 Môn Văn Có Lời Giải Chi Tiết (Đề 2)

Đề Thi Minh Họa 2021 Môn Văn Có Lời Giải Chi Tiết (Đề 2) được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Trong quá trình học tập môn Văn, việc làm quen với các dạng đề thi và rèn luyện kỹ năng giải quyết các bài tập là điều vô cùng quan trọng. Để giúp các bạn học sinh đạt kết quả tốt trong môn Văn, Đề Thi Minh Họa 2021 Môn Văn Có Lời Giải Chi Tiết (Đề 2) là một tài liệu không thể thiếu.

Đề Thi Minh Họa 2021 Môn Văn Có Lời Giải Chi Tiết (Đề 2) là một bộ đề thi mẫu được biên soạn theo cấu trúc và yêu cầu của kỳ thi môn Văn. Tài liệu này cung cấp cho các bạn học sinh những bài tập thực tế và có độ khó tương đương với kỳ thi thật, giúp các bạn làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng làm bài trong thời gian giới hạn.

Đặc biệt, Đề Thi Minh Họa 2021 Môn Văn Có Lời Giải Chi Tiết (Đề 2) cung cấp lời giải chi tiết cho từng bài tập, giúp các bạn học sinh hiểu rõ quy trình giải quyết và áp dụng kiến thức vào từng câu hỏi. Điều này giúp các bạn tự tin hơn khi làm bài và khắc phục những khó khăn gặp phải trong quá trình giải quyết các tình huống văn học.

Việc sử dụng Đề Thi Minh Họa 2021 Môn Văn Có Lời Giải Chi Tiết (Đề 2) giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, phân tích và phê phán văn bản một cách chính xác và logic. Qua việc làm các bài tập và xem lời giải chi tiết, các bạn có thể tự đánh giá và cải thiện kỹ năng của mình.

Tóm lại, Đề Thi Minh Họa 2021 Môn Văn Có Lời Giải Chi Tiết (Đề 2) là một tài liệu quan trọng giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài môn Văn. Với các bài tập và lời giải chi tiết, tài liệu này sẽ là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trên con đường học tập của các bạn.

>> Đề thi tham khảo

Đề Kiểm Tra Giữa Kì 1 Toán 12 Có Đáp Án Năm 2020-2021 Rất Hay
Đề Thi Minh Họa 2021 Môn Văn Có Lời Giải Chi Tiết (Đề 1)
Đề Thi Thử THPT Quốc 2022 Môn Địa Chuẩn Cấu Trúc Đề Minh Họa
Đề Thi Sinh THPT Quốc Gia 2023 Chuyên Lam Sơn Lần 1
Bộ Đề Thi Học Kỳ 2 Toán 12 Năm 2021 Có Đáp Án

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA

ĐỀ SỐ 02

(Đề thi có 02 trang)

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021

Bài thi: Ngữ Văn

Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Con‌ ‌bị‌ ‌thương,‌ ‌nằm‌ ‌lại‌ ‌một‌ ‌mùa‌ ‌mưa‌ ‌

Nhớ‌ ‌dáng‌ ‌mẹ‌ ‌ân‌ ‌cần‌ ‌mà‌ ‌lặng‌ ‌lẽ‌ ‌

Nhà‌ ‌yên‌ ‌ắng,‌ ‌tiếng‌ ‌chân‌ ‌đi‌ ‌rất‌ ‌nhẹ,‌ ‌

Gió‌ ‌từng‌ ‌hồi‌ ‌trên‌ ‌mái‌ ‌lá‌ ‌ùa‌ ‌qua.‌ ‌

Nhớ‌ ‌vườn‌ ‌cây‌ ‌che‌ ‌bóng‌ ‌kín‌ ‌sau‌ ‌nhà‌ ‌

Trái‌ ‌chín‌ ‌rụng‌ ‌suốt‌ ‌mùa‌ ‌thu‌ ‌lộp‌ ‌độp‌ ‌

Những‌ ‌dãy‌ ‌bưởi‌ ‌sai,‌ ‌những‌ ‌hàng‌ ‌khế‌ ‌ngọt,‌ ‌

Nhãn‌ ‌đầu‌ ‌mùa,‌ ‌chim‌ ‌đến‌ ‌bói‌ ‌lao‌ ‌xao…‌ ‌

Con‌ ‌xót‌ ‌lòng,‌ ‌mẹ‌ ‌hái‌ ‌trái‌ ‌bưởi‌ ‌đào‌ ‌

Con‌ ‌nhạt‌ ‌miệng,‌ ‌có‌ ‌canh‌ ‌tôm‌ ‌nấu‌ ‌khế‌ ‌

Khoai‌ ‌nướng,‌ ‌ngô‌ ‌bung,‌ ‌ngọt‌ ‌long‌ ‌đến‌ ‌thế‌ ‌

Mỗi‌ ‌ban‌ ‌mai‌ ‌tỏa‌ ‌khói‌ ‌ấm‌ ‌trong‌ ‌nhà.‌ ‌

Ba‌ ‌con‌ ‌đầu‌ ‌đi‌ ‌chiến‌ ‌đấu‌ ‌nơi‌ ‌xa‌ ‌

Tình‌ ‌máu‌ ‌mủ‌ ‌mẹ‌ ‌dồn‌ ‌con‌ ‌hết‌ ‌cả‌ ‌

Con‌ ‌nói‌ ‌mớ‌ ‌những‌ ‌núi‌ ‌rừng‌ ‌xa‌ ‌lạ‌ ‌

Tình‌ ‌ra‌ ‌rồi,‌ ‌có‌ ‌mẹ,‌ ‌hóa‌ ‌thành‌ ‌quê!‌ ‌

(Mẹ,‌ ‌Bằng‌ ‌Việt)‌ ‌

Đọc‌ ‌văn‌ ‌bản‌ ‌trên‌ ‌và‌ ‌thực‌ ‌hiện‌ ‌các‌ ‌yêu‌ ‌cầu‌ ‌sau:‌ ‌

Câu‌ ‌1.‌‌ ‌Xác‌ ‌định‌ ‌phương‌ ‌thức‌ ‌biểu‌ ‌đạt‌ ‌của‌ ‌văn‌ ‌bản.‌ ‌

Câu‌ ‌2.‌ ‌Trong‌ ‌đoạn‌ ‌trích‌ ‌có‌ ‌rất‌ ‌nhiều‌ ‌kỉ‌ ‌niệm‌ ‌được‌ ‌nhắc‌ ‌đến.‌ ‌Hãy‌ ‌chỉ‌ ‌ra‌ ‌những‌ ‌kỉ‌ ‌

niệm‌ ‌đó.‌ ‌

Câu‌ ‌3.‌‌ ‌Vẻ‌ ‌đẹp‌ ‌của‌ ‌mẹ‌ ‌được‌ ‌miêu‌ ‌tả‌ ‌như‌ ‌thế‌ ‌nào‌ ‌trong‌ ‌đoạn‌ ‌trích‌ ‌trên?‌ ‌

Câu‌ ‌‌4.‌ ‌Anh/‌ ‌Chị‌ ‌hãy‌ ‌nhận‌ ‌xét‌ ‌về‌ ‌tình‌ ‌cảm‌ ‌của‌ ‌tác‌ ‌giả‌ ‌đối‌ ‌với‌ ‌mẹ‌ ‌được‌ ‌thể‌ ‌hiện‌ ‌trong‌ ‌đoạn‌ ‌trích.‌ ‌

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu‌ ‌1.‌ ‌(2,0‌ ‌điểm)‌ ‌

Từ‌ ‌nội‌ ‌dung‌ ‌đoạn‌ ‌trích‌ ‌ở‌ ‌phần‌ ‌Đọc‌ ‌hiểu,‌ ‌anh/‌ ‌chị‌ ‌hãy‌ ‌viết‌ ‌một‌ ‌đoạn‌ ‌văn‌ ‌khoảng‌ ‌200‌ ‌

chữ‌ ‌trình‌ ‌bày‌ ‌suy‌ ‌nghĩ‌ ‌về‌ ‌ý‌ ‌nghĩa‌ ‌của‌ ‌việc‌ ‌cần‌ ‌‌trân‌ ‌quý‌ ‌những‌ ‌gì‌ ‌đang‌ ‌có‌ ‌‌trong‌ ‌cuộc‌ ‌sống‌ ‌

con‌ ‌người.‌ ‌

Câu‌ ‌2.‌ ‌(5,0‌ ‌điểm)‌ ‌

Trong‌ ‌bóng‌ ‌tối,‌ ‌Mị‌ ‌đứng‌ ‌im‌ ‌lặng,như‌ ‌không‌ ‌biết‌ ‌mình‌ ‌đang‌ ‌bị‌ ‌trói.‌ ‌Hơi‌ ‌rượu‌ ‌còn‌ ‌

nồng‌ ‌nàn.‌ ‌Mị‌ ‌vẫn‌ ‌nghe‌ ‌thấy‌ ‌tiếng‌ ‌sáo‌ ‌đưa‌ ‌Mị‌ ‌đi‌ ‌theo‌ ‌những‌ ‌cuộc‌ ‌chơi,‌ ‌những‌ ‌đám‌ ‌chơi.‌ ‌"Em‌ ‌

không‌ ‌yêu,‌ ‌quả‌ ‌pao‌ ‌rơi‌ ‌rồi.‌ ‌Em‌ ‌yêu‌ ‌người‌ ‌nào,‌ ‌em‌ ‌bắt‌ ‌pao‌ ‌nào!"‌ ‌Mị‌ ‌vùng‌ ‌bước‌ ‌đi.‌ ‌Nhưng‌ ‌tay‌ ‌

chân‌ ‌đau‌ ‌không‌ ‌cựa‌ ‌được.‌ ‌Mị‌ ‌không‌ ‌nghe‌ ‌tiếng‌ ‌sáo‌ ‌nữa.‌ ‌Chỉ‌ ‌còn‌ ‌nghe‌ ‌tiếng‌ ‌chân‌ ‌ngựa‌ ‌đạp‌ ‌

vào‌ ‌vách.‌ ‌Ngựa‌ ‌vẫn‌ ‌đứng‌ ‌yên,‌ ‌gãi‌ ‌chân,‌ ‌nhai‌ ‌cỏ.‌ ‌Mị‌ ‌thổn‌ ‌thức‌ ‌nghĩ‌ ‌mình‌ ‌không‌ ‌bằng‌ ‌con‌ ‌

ngựa.‌ ‌

Chó‌ ‌sủa‌ ‌xa‌ ‌xa.‌ ‌Chừng‌ ‌đã‌ ‌khuya.‌ ‌Lúc‌ ‌này‌ ‌là‌ ‌lúc‌ ‌trai‌ ‌đang‌ ‌đến‌ ‌bên‌ ‌vách‌ ‌làm‌ ‌hiệu,‌ ‌rủ‌ ‌

người‌ ‌yêu‌ ‌dỡ‌ ‌vách‌ ‌ra‌ ‌rừng‌ ‌chơi.‌ ‌Mị‌ ‌nín‌ ‌khóc,‌ ‌Mị‌ ‌lại‌ ‌bồi‌ ‌hồi.‌ ‌

Cả‌ ‌đêm‌ ‌ấy‌ ‌Mị‌ ‌phải‌ ‌trói‌ ‌đứng‌ ‌như‌ ‌thế.‌ ‌Lúc‌ ‌thì‌ ‌khắp‌ ‌người‌ ‌bị‌ ‌dây‌ ‌trói‌ ‌thít‌ ‌lại,‌ ‌đau‌ ‌

nhức.‌ ‌Lúc‌ ‌lại‌ ‌nồng‌ ‌nàn‌ ‌tha‌ ‌thiết‌ ‌nhớ.‌ ‌Hơi‌ ‌rượu‌ ‌toả.‌ ‌Tiếng‌ ‌sáo.‌ ‌Tiếng‌ ‌chó‌ ‌sửa‌ ‌xa‌ ‌xa.‌ ‌Mỵ‌ ‌lúc‌ ‌

mê,‌ ‌lúc‌ ‌tình.‌ ‌Cho‌ ‌tới‌ ‌khi‌ ‌trời‌ ‌tang‌ ‌tảng‌ ‌rồi‌ ‌không‌ ‌biết‌ ‌sáng‌ ‌từ‌ ‌bao‌ ‌giờ.‌ ‌

Mỵ‌ ‌bàng‌ ‌hoàng‌ ‌tỉnh.‌ ‌Buổi‌ ‌sáng‌ ‌âm‌ ‌sâm‌ ‌trong‌ ‌cái‌ ‌nhà‌ ‌gỗ‌ ‌rộng.‌ ‌Vách‌ ‌bên‌ ‌cũng‌ ‌im‌ ‌

ắng.‌ ‌Không‌ ‌nghe‌ ‌tiếng‌ ‌lửa‌ ‌réo‌ ‌trong‌ ‌lò‌ ‌nấu‌ ‌lợn.‌ ‌Không‌ ‌một‌ ‌tiếng‌ ‌động.‌ ‌Không‌ ‌biết‌ ‌bên‌ ‌

buồng‌ ‌quanh‌ ‌đấy,‌ ‌các‌ ‌chị‌ ‌vợ‌ ‌anh,‌ ‌vợ‌ ‌chú‌ ‌của‌ ‌A‌ ‌Sử‌ ‌có‌ ‌còn‌ ‌ở‌ ‌nhà,‌ ‌không‌ ‌biết‌ ‌tất‌ ‌cả‌ ‌những‌ ‌

người‌ ‌đàn‌ ‌bà‌ ‌khốn‌ ‌khổ‌ ‌sa‌ ‌vào‌ ‌nhà‌ ‌quan‌ ‌đã‌ ‌được‌ ‌đi‌ ‌chơi‌ ‌hay‌ ‌cũng‌ ‌đang‌ ‌phải‌ ‌trói‌ ‌như‌ ‌Mị.‌ ‌Mị‌ ‌

không‌ ‌thể‌ ‌biết.Ðời‌ ‌người‌ ‌đàn‌ ‌bà‌ ‌lấy‌ ‌chồng‌ ‌nhà‌ ‌giàu‌ ‌ở‌ ‌Hồng‌ ‌Ngài,‌ ‌một‌ ‌đời‌ ‌người‌ ‌chỉ‌ ‌biết‌ ‌đi‌ ‌

theo‌ ‌đuôi‌ ‌con‌ ‌ngựa‌ ‌của‌ ‌chồng.‌ ‌Mị‌ ‌chợt‌ ‌nhớ‌ ‌lại‌ ‌câu‌ ‌chuyện‌ ‌người‌ ‌ta‌ ‌vẫn‌ ‌kể:‌ ‌đời‌ ‌trước,‌ ‌ở‌ ‌nhà‌ ‌

thống‌ ‌lý‌ ‌Pá‌ ‌Tra‌ ‌có‌ ‌người‌ ‌trói‌ ‌vợ‌ ‌trong‌ ‌nhà‌ ‌ba‌ ‌ngày‌ ‌rồi‌ ‌đi‌ ‌chơi,‌ ‌khi‌ ‌về‌ ‌nhìn‌ ‌đến‌ ‌thì‌ ‌vợ‌ ‌chết‌ ‌

rồi.‌ ‌Mị‌ ‌sợ‌ ‌quá,‌ ‌Mị‌ ‌cựa‌ ‌quậy,‌ ‌xem‌ ‌mình‌ ‌còn‌ ‌sống‌ ‌hay‌ ‌chết.‌ ‌Cổ‌ ‌tay,‌ ‌đầu,‌ ‌bắp‌ ‌chân‌ ‌bị‌ ‌dây‌ ‌trói‌ ‌

siết‌ ‌lại,‌ ‌đau‌ ‌đứt‌ ‌từng‌ ‌mảnh‌ ‌thịt.‌ ‌

(Trích‌‌ ‌‌Vợ‌ ‌chồng‌ ‌A‌ ‌Phủ‌-‌ ‌‌Tô‌ ‌Hoài,‌‌ ‌Ngữ‌ ‌văn‌ ‌12‌,‌ ‌tập‌ ‌hai,‌ ‌Nxb‌ ‌GD,2008,‌ ‌tr‌ ‌8,9)‌ ‌

 ‌‌Phân‌ ‌tích‌ ‌hình‌ ‌tượng‌ ‌nhân‌ ‌vật‌ ‌Mị‌ ‌trong‌ ‌đoạn‌ ‌trích‌ ‌trên.‌ ‌Từ‌ ‌đó,‌ ‌nhận‌ ‌xét‌ ‌‌cái‌ ‌nhìn‌ ‌về‌ ‌

người‌ ‌nông‌ ‌dân‌ ‌của‌ ‌nhà‌ ‌văn‌ ‌Tô‌ ‌Hoài.‌ ‌

 ‌ ‌ ‌

HƯỚNG‌ ‌DẪN‌ ‌TRẢ‌ ‌LỜI‌ ‌

 ‌Phần‌ ‌

Câu/Ý‌ ‌

Nội‌ ‌dung‌ ‌

Điểm‌ ‌

I‌ ‌

 ‌

Đọc‌ ‌hiểu‌ ‌

3.0‌ ‌

 ‌

1‌ ‌

PTBĐ:‌ ‌Miêu‌ ‌tả,‌ ‌biểu‌ ‌cảm‌ ‌

0.5‌ ‌

 ‌

2‌ ‌

Trong‌ ‌đoạn‌ ‌trích‌ ‌có‌ ‌rất‌ ‌nhiều‌ ‌kỉ‌ ‌niệm‌ ‌được‌ ‌nhắc‌ ‌đến,‌ ‌cụ‌ ‌thể‌ ‌là:‌ ‌dáng‌ ‌

mẹ‌ ‌đi‌ ‌lại‌ ‌chăm‌ ‌sóc‌ ‌con‌ ‌khi‌ ‌bị‌ ‌thương,‌ ‌những‌ ‌món‌ ‌ăn‌ ‌giản‌ ‌dị‌ ‌và‌ ‌đời‌ ‌

thường‌ ‌mà‌ ‌mẹ‌ ‌dành‌ ‌cho‌ ‌con‌ ‌như‌ ‌trái‌ ‌bưởi‌ ‌đào,‌ ‌canh‌ ‌tôm‌ ‌nấu‌ ‌khế,‌ ‌

khoai‌ ‌nướng,‌ ‌ngô‌ ‌bung.‌ ‌

0.5‌ ‌

 ‌

 ‌

3‌ ‌

 ‌Trong‌ ‌đoạn‌ ‌trích,‌ ‌người‌ ‌mẹ‌ ‌được‌ ‌miêu‌ ‌tả‌ ‌thông‌ ‌qua‌ ‌những‌ ‌cử‌ ‌chỉ‌ ‌ân‌ ‌

cần‌ ‌và‌ ‌những‌ ‌món‌ ‌ăn‌ ‌đạm‌ ‌bạc‌ ‌mà‌ ‌nhân‌ ‌vật‌ ‌dành‌ ‌cho‌ ‌người‌ ‌con‌ ‌trong‌ ‌

tác‌ ‌phẩm.‌ ‌Đó‌ ‌là‌ ‌vẻ‌ ‌đẹp‌ ‌âm‌ ‌thầm,‌ ‌lặng‌ ‌lẽ‌ ‌mà‌ ‌cao‌ ‌quý‌ ‌của‌ ‌bà‌ ‌mẹ‌ ‌được‌ ‌

tái‌ ‌hiện‌ ‌trong‌ ‌đoạn‌ ‌trích‌ ‌nói‌ ‌riêng‌ ‌cũng‌ ‌như‌ ‌những‌ ‌bà‌ ‌mẹ‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌anh‌ ‌

hùng‌ ‌trên‌ ‌đất‌ ‌nước‌ ‌nói‌ ‌chung.‌ ‌

1.0‌ ‌

 ‌

 ‌

 ‌

4‌ ‌

Tình‌ ‌cảm‌ ‌của‌ ‌tác‌ ‌giả‌ ‌đối‌ ‌với‌ ‌mẹ:‌ ‌trân‌ ‌trọng‌ ‌ghi‌ ‌nhớ‌ ‌suốt‌ ‌đời‌ ‌mình‌ ‌tình‌ ‌

cảm‌ ‌quân‌ ‌dân‌ ‌sâu‌ ‌đậm‌ ‌và‌ ‌thiêng‌ ‌liêng‌ ‌mà‌ ‌người‌ ‌mẹ‌ ‌đã‌ ‌dành‌ ‌cho‌ ‌mình.‌ ‌

Tác‌ ‌giả‌ ‌rất‌ ‌thương‌ ‌quý‌ ‌mẹ,‌ ‌luôn‌ ‌nhớ‌ ‌về‌ ‌mẹ‌ ‌và‌ ‌những‌ ‌kỉ‌ ‌niệm‌ ‌khi‌ ‌ở‌ ‌bên‌ ‌

mẹ;‌ ‌xót‌ ‌thương‌ ‌những‌ ‌hi‌ ‌sinh‌ ‌của‌ ‌mẹ‌ ‌dành‌ ‌cho‌ ‌đất‌ ‌nước‌ ‌và‌ ‌nhân‌ ‌dân.‌ ‌

1.0‌ ‌

 ‌

 ‌

 ‌

 ‌

II‌ ‌

 ‌

Làm‌ ‌văn‌ ‌

 ‌

 ‌

1‌ ‌

Từ‌ ‌nội‌ ‌dung‌ ‌đoạn‌ ‌trích‌ ‌ở‌ ‌phần‌ ‌Đọc‌ ‌hiểu,‌ ‌anh/‌ ‌chị‌ ‌hãy‌ ‌viết‌ ‌một‌ ‌

đoạn‌ ‌văn‌ ‌khoảng‌ ‌200‌ ‌chữ‌ ‌trình‌ ‌bày‌ ‌suy‌ ‌nghĩ‌ ‌về‌ ‌ý‌ ‌nghĩa‌ ‌của‌ ‌việc‌ ‌cần‌ ‌

trân‌ ‌quý‌ ‌những‌ ‌gì‌ ‌đang‌ ‌có‌ ‌‌trong‌ ‌cuộc‌ ‌sống‌ ‌con‌ ‌người‌ ‌

2.0‌ ‌

a.‌ ‌Đảm‌ ‌bảo‌ ‌cấu‌ ‌trúc‌ ‌đoạn‌ ‌văn‌ ‌nghị‌ ‌luận‌ ‌200‌ ‌chữ‌ ‌

 ‌‌Học‌ ‌sinh‌ ‌có‌ ‌thể‌ ‌trình‌ ‌bày‌ ‌đoạn‌ ‌văn‌ ‌theo‌ ‌cách‌ ‌diễn‌ ‌dịch,‌ ‌quy‌ ‌nạp,‌ ‌

tổng‌ ‌-phân-hợp,‌ ‌song‌ ‌hành‌ ‌hoặc‌ ‌móc‌ ‌xích.‌ ‌

 ‌b.‌ ‌Xác‌ ‌định‌ ‌đúng‌ ‌vấn‌ ‌đề‌ ‌cần‌ ‌nghị‌ ‌luận‌ ‌về‌ ‌một‌ ‌vấn‌ ‌đề‌ ‌xã‌ ‌hội:‌ ‌ý‌ ‌nghĩa‌ ‌

của‌ ‌việc‌ ‌cần‌ ‌‌trân‌ ‌quý‌ ‌những‌ ‌gì‌ ‌đang‌ ‌có‌ ‌‌trong‌ ‌cuộc‌ ‌sống‌ ‌con‌ ‌người‌ ‌

0.25‌ ‌

 ‌

 ‌

0.25‌ ‌

 ‌

c.‌ ‌Thí‌ ‌sinh‌ ‌lựa‌ ‌chọn‌ ‌các‌ ‌thao‌ ‌tác‌ ‌lập‌ ‌luận‌ ‌phù‌ ‌hợp‌ ‌để‌ ‌triển‌ ‌khai‌ ‌vấn‌ ‌đề‌ ‌

nghị‌ ‌luận‌ ‌theo‌ ‌nhiều‌ ‌cách‌ ‌nhưng‌ ‌phải‌ ‌làm‌ ‌rõ‌ ‌ý‌ ‌nghĩa‌ ‌của‌ ‌việc‌ ‌cần‌ ‌‌trân‌ ‌

quý‌ ‌những‌ ‌gì‌ ‌đang‌ ‌có‌ ‌‌trong‌ ‌cuộc‌ ‌sống‌ ‌con‌ ‌người‌ ‌‌.‌ ‌Có‌ ‌thể‌ ‌triển‌ ‌khai‌ ‌

theo‌ ‌hướng‌ ‌sau‌:‌ ‌

 ‌-‌Trân‌ ‌qu‎ý‌ ‌những‌ ‌gì‌ ‌đang‌ ‌có‌ ‌là‌ ‌biết‌ ‌trân‌ ‌trọng,‌ ‌nâng‌ ‌niu,‌ ‌gìn‌ ‌giữ‌ ‌

những‌ ‌điều‌ ‌tốt‌ ‌đẹp‌ ‌mà‌ ‌cuộc‌ ‌sống‌ ‌đem‌ ‌đến‌ ‌cho‌ ‌mỗi‌ ‌con‌ ‌người‌ ‌

-‌Ý‌ ‌nghĩa‌ ‌của‌ ‌việc‌ ‌cần‌ ‌‌trân‌ ‌quý‌ ‌những‌ ‌gì‌ ‌đang‌ ‌có‌:‌ ‌

1.00‌ ‌

 ‌

 ‌



 ‌+‌trân‌ ‌quý‌ ‌những‌ ‌gì‌ ‌đang‌ ‌có‌ ‌sẽ‌ ‌đem‌ ‌lại‌ ‌hạnh‌ ‌phúc‌ ‌cho‌ ‌con‌ ‌người.‌ ‌

Từ‌ ‌đó,‌ ‌đời‌ ‌sống‌ ‌tinh‌ ‌thần‌ ‌và‌ ‌vật‌ ‌chất‌ ‌sẽ‌ ‌được‌ ‌đầy‌ ‌đủ‌ ‌và‌ ‌nâng‌ ‌cao;‌ ‌ ‌

 ‌+‌trân‌ ‌quý‌ ‌những‌ ‌gì‌ ‌đang‌ ‌có‌ ‌sẽ‌ ‌giúp‌ ‌ta‌ ‌không‌ ‌rơi‌ ‌vào‌ ‌lối‌ ‌sống‌ ‌ảo‌ ‌

tưởng,‌ ‌viển‌ ‌vông,‌ ‌hão‌ ‌huyền,‌ ‌xa‌ ‌rời‌ ‌thực‌ ‌tế;‌ ‌ ‌

 ‌+‌trân‌ ‌quý‌ ‌những‌ ‌gì‌ ‌đang‌ ‌có‌ ‌sẽ‌ ‌giúp‌ ‌ta‌ ‌thêm‌ ‌yêu‌ ‌đời,‌ ‌gắn‌ ‌bó‌ ‌với‌ ‌

gia‌ ‌đình,‌ ‌quê‌ ‌hương,‌ ‌đất‌ ‌nước,‌ ‌có‌ ‌động‌ ‌lực‌ ‌để‌ ‌phấn‌ ‌đấu,‌ ‌góp‌ ‌phần‌ ‌làm‌ ‌

nên‌ ‌thành‌ ‌công,‌ ‌vượt‌ ‌qua‌ ‌bao‌ ‌thử‌ ‌thách,‌ ‌khó‌ ‌khăn‌ ‌trên‌ ‌đường‌ ‌đời.‌ ‌

 ‌-‌ ‌Phê‌ ‌phán‌ ‌một‌ ‌số‌ ‌người‌ ‌không‌ ‌biết‌ ‌trân‌ ‌quý‌ ‌những‌ ‌gì‌ ‌đang‌ ‌có,‌ ‌

chạy‌ ‌theo‌ ‌lối‌ ‌sống‌ ‌xa‌ ‌hoa,‌ ‌hưởng‌ ‌lạc‌ ‌cá‌ ‌nhân,‌ ‌đua‌ ‌đòi‌ ‌theo‌ ‌phong‌ ‌trào,‌ ‌

gây‌ ‌đau‌ ‌khổ‌ ‌và‌ ‌phiền‌ ‌phức‌ ‌cho‌ ‌người‌ ‌khác.‌ ‌

 ‌-‌ ‌Bài‌ ‌học‌ ‌nhận‌ ‌thức‌ ‌và‌ ‌hành‌ ‌động:‌ ‌Nhận‌ ‌thức‌ ‌được‌ ‌giá‌ ‌trị‌ ‌của‌ ‌cuộc‌ ‌

sống‌ ‌hiện‌ ‌tại‌ ‌để‌ ‌biết‌ ‌quý‌ ‌trọng‌ ‌những‌ ‌gì‌ ‌mình‌ ‌có‌ ‌được‌ ‌trong‌ ‌tay.‌ ‌Tuổi‌ ‌

trẻ‌ ‌cần‌ ‌học‌ ‌tập‌ ‌và‌ ‌rèn‌ ‌luyện,‌ ‌sống‌ ‌hết‌ ‌mình‌ ‌cho‌ ‌đời‌ ‌để‌ ‌không‌ ‌ân‌ ‌hận,‌ ‌

hối‌ ‌tiếc‌ ‌vì‌ ‌mình‌ ‌đã‌ ‌đánh‌ ‌mất‌ ‌nhiều‌ ‌điều‌ ‌qu‎ý‌ ‌giá.‌ ‌

 ‌


d.‌ ‌Sáng‌ ‌tạo‌ ‌

Có‌ ‌cách‌ ‌diễn‌ ‌đạt‌ ‌sáng‌ ‌tạo,‌ ‌thể‌ ‌hiện‌ ‌suy‌ ‌nghĩ‌ ‌sâu‌ ‌sắc,‌ ‌mới‌ ‌mẻ‌ ‌về‌ ‌vấn‌ ‌đề‌ ‌

nghị‌ ‌luận.‌ ‌

0,25‌ ‌

e.‌ ‌Chính‌ ‌tả,‌ ‌dùng‌ ‌từ,‌ ‌đặt‌ ‌câu:‌ ‌Đảm‌ ‌bảo‌ ‌quy‌ ‌tắc‌ ‌chính‌ ‌tả,‌ ‌dùng‌ ‌từ,‌ ‌đặt‌ ‌

câu.‌ ‌ ‌

0,25‌ ‌

 ‌

2‌ ‌

Phân‌ ‌tích‌ ‌hình‌ ‌tượng‌ ‌nhân‌ ‌vật‌ ‌Mị‌ ‌trong‌ ‌đoạn‌ ‌trích‌ ‌.‌ ‌Từ‌ ‌đó,‌ ‌nhận‌ ‌

xét‌‌ ‌‌cái‌ ‌nhìn‌ ‌về‌ ‌người‌ ‌nông‌ ‌dân‌ ‌của‌ ‌nhà‌ ‌văn‌ ‌Tô‌ ‌Hoài.‌ ‌

5,0‌ ‌

1.‌ ‌‌Đảm‌ ‌bảo‌ ‌cấu‌ ‌trúc‌ ‌bài‌ ‌nghị‌ ‌luận‌ ‌về‌ ‌một‌ ‌trích‌ ‌văn‌ ‌xuôi‌ ‌ ‌

 ‌Có‌ ‌đủ‌ ‌các‌ ‌phần‌ ‌mở‌ ‌bài,‌ ‌thân‌ ‌bài,‌ ‌kết‌ ‌bài.‌ ‌Mở‌ ‌bài‌ ‌nêu‌ ‌được‌ ‌vấn‌ ‌

đề,‌ ‌thân‌ ‌bài‌ ‌triển‌ ‌khai‌ ‌được‌ ‌vấn‌ ‌đề,‌ ‌kết‌ ‌bài‌ ‌kết‌ ‌luận‌ ‌được‌ ‌vấn‌ ‌đề.‌ ‌ ‌

(0,25)‌ ‌

2.‌ ‌‌Xác‌ ‌định‌ ‌đúng‌ ‌vấn‌ ‌đề‌ ‌cần‌ ‌nghị‌ ‌luận‌ ‌ ‌

 ‌Hình‌ ‌tượng‌ ‌nhân‌ ‌vật‌ ‌Mị‌ ‌trong‌ ‌đoạn‌ ‌trích;‌ ‌nhận‌ ‌xét‌ ‌‌cái‌ ‌nhìn‌ ‌về‌ ‌

người‌ ‌nông‌ ‌dân‌ ‌của‌ ‌nhà‌ ‌văn‌ ‌Tô‌ ‌Hoài.‌ ‌

(0,25)‌ ‌

3.‌ ‌Triển‌ ‌khai‌ ‌vấn‌ ‌đề‌ ‌nghị‌ ‌luận‌ ‌thành‌ ‌các‌ ‌luận‌ ‌điểm;‌ ‌thể‌ ‌hiện‌ ‌sự‌ ‌cảm‌ ‌

nhận‌ ‌sâu‌ ‌sắc‌ ‌và‌ ‌vận‌ ‌dụng‌ ‌tốt‌ ‌các‌ ‌thao‌ ‌tác‌ ‌lập‌ ‌luận;‌ ‌kết‌ ‌hợp‌ ‌chặt‌ ‌chẽ‌ ‌

giữa‌ ‌lí‌ ‌lẽ‌ ‌và‌ ‌dẫn‌ ‌chứng.‌ ‌Cụ‌ ‌thể:‌ ‌

3.1.Mở‌ ‌bài:‌ ‌ ‌

-Tô‌ ‌Hoài‌ ‌là‌ ‌một‌ ‌trong‌ ‌những‌ ‌gương‌ ‌mặt‌ ‌tiêu‌ ‌biểu‌ ‌của‌ ‌văn‌ ‌xuôi‌ ‌Việt‌ ‌

Nam‌ ‌đương‌ ‌đại.‌ ‌ ‌

-‌ ‌“Vợ‌ ‌chồng‌ ‌A‌ ‌Phủ”‌ ‌–‌ ‌một‌ ‌tác‌ ‌phẩm‌ ‌gắn‌ ‌liền‌ ‌với‌ ‌tên‌ ‌tuổi‌ ‌nhà‌ ‌văn‌ ‌Tô‌ ‌

Hoài‌ ‌trong‌ ‌hơn‌ ‌nửa‌ ‌thế‌ ‌kỉ‌ ‌qua.‌ ‌

(4.00)‌ ‌ ‌

 ‌ ‌


-‌ ‌Sức‌ ‌hấp‌ ‌dẫn‌ ‌của‌ ‌thiên‌ ‌truyện‌ ‌chủ‌ ‌yếu‌ ‌từ‌ ‌hai‌ ‌nhân‌ ‌vật‌ ‌được‌ ‌khắc‌ ‌họa‌ ‌

khá‌ ‌thành‌ ‌công‌ ‌với‌ ‌những‌ ‌cá‌ ‌tính‌ ‌nghệ‌ ‌thuật‌ ‌đặc‌ ‌sắc.‌ ‌

-‌ ‌Đặc‌ ‌biệt‌ ‌khi‌ ‌khắc‌ ‌họa‌ ‌nhân‌ ‌vật‌ ‌Mị,‌ ‌nhà‌ ‌văn‌ ‌bộc‌ ‌lộ‌ ‌năng‌ ‌lực‌ ‌khám‌ ‌phá‌ ‌

chiều‌ ‌sâu‌ ‌nội‌ ‌tâm‌ ‌con‌ ‌người‌ ‌sâu‌ ‌sắc‌ ‌và‌ ‌tinh‌ ‌tế,‌ ‌đồng‌ ‌thời‌ ‌thể‌ ‌hiện‌ ‌cái‌ ‌

nhìn‌ ‌mới‌ ‌mẻ‌ ‌về‌ ‌người‌ ‌nông‌ ‌dân.‌ ‌Cụ‌ ‌thể‌ ‌ở‌ ‌đoạn‌ ‌trích:‌ ‌“‌Trong‌ ‌bóng‌ ‌tối,‌ ‌

Mị‌ ‌đứng‌ ‌im‌ ‌lặng‌ ‌[…].‌Cổ‌ ‌tay,‌ ‌đầu,‌ ‌bắp‌ ‌chân‌ ‌bị‌ ‌dây‌ ‌trói‌ ‌siết‌ ‌lại,‌ ‌đau‌ ‌đứt‌ ‌

từng‌ ‌mảnh‌ ‌thịt.”‌ ‌

3.2.Thân‌ ‌bài:‌ ‌ ‌

3.2.1.Khái‌ ‌quát‌ ‌về‌ ‌tác‌ ‌phẩm,‌ ‌đoạn‌ ‌trích:‌‌ ‌0.25‌ ‌đ‌ ‌

-‌ ‌Hoàn‌ ‌cảnh‌ ‌sáng‌ ‌tác,‌ ‌xuất‌ ‌xứ,‌ ‌sơ‌ ‌lược‌ ‌cốt‌ ‌truyện.‌ ‌

+Truyện‌ ‌ngắn‌ ‌“Vợ‌ ‌chồng‌ ‌A‌ ‌Phủ ”‌ ‌được‌ ‌sáng‌ ‌tác‌ ‌năm‌ ‌1952‌ ‌và‌ ‌in‌ ‌

trong‌ ‌tập‌ ‌"Truyện‌ ‌Tây‌ ‌Bắc "‌ ‌(1953).‌ ‌Đây‌ ‌là‌ ‌một‌ ‌tác‌ ‌phẩm‌ ‌có‌ ‌giá‌ ‌trị‌ ‌của‌ ‌

văn‌ ‌xuôi‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌hiện‌ ‌đại‌ ‌khi‌ ‌phản‌ ‌ánh‌ ‌chân‌ ‌thực‌ ‌và‌ ‌sinh‌ ‌động‌ ‌con‌ ‌

đường‌ ‌của‌ ‌nhân‌ ‌dân‌ ‌miền‌ ‌núi‌ ‌cao‌ ‌Tây‌ ‌Bắc‌ ‌đi‌ ‌theo‌ ‌cách‌ ‌mạng.‌ ‌

 ‌+Tác‌ ‌phẩm‌ ‌gồm‌ ‌hai‌ ‌phần‌ ‌:‌ ‌Phần‌ ‌đầu‌ ‌kể‌ ‌về‌ ‌cuộc‌ ‌sống‌ ‌tủi‌ ‌nhục‌ ‌

của‌ ‌Mị‌ ‌và‌ ‌A‌ ‌Phủ‌ ‌ở‌ ‌Hồng‌ ‌Ngài,‌ ‌là‌ ‌nô‌ ‌lệ‌ ‌trong‌ ‌nhà‌ ‌thống‌ ‌lí‌ ‌Pá‌ ‌Tra.‌ ‌Kết‌ ‌

thúc‌ ‌phần‌ ‌đầu‌ ‌là‌ ‌cảnh‌ ‌Mị‌ ‌cắt‌ ‌dây‌ ‌trói‌ ‌cứu‌ ‌A‌ ‌Phủ‌ ‌và‌ ‌cùng‌ ‌A‌ ‌Phủ‌ ‌trốn‌ ‌

khỏi‌ ‌nhà‌ ‌Pá‌ ‌Tra.‌ ‌Phần‌ ‌sau‌ ‌kể‌ ‌Mị‌ ‌và‌ ‌A‌ ‌Phủ‌ ‌ở‌ ‌Phiềng‌ ‌Sa,‌ ‌họ‌ ‌thành‌ ‌vợ‌ ‌

chồng,‌ ‌được‌ ‌cán‌ ‌bộ‌ ‌A‌ ‌Châu‌ ‌giác‌ ‌ngộ‌ ‌cách‌ ‌mạng.‌ ‌A‌ ‌Phủ‌ ‌trở‌ ‌thành‌ ‌đội‌ ‌

trưởng‌ ‌du‌ ‌kích‌ ‌đánh‌ ‌Pháp‌ ‌bảo‌ ‌vệ‌ ‌làng.‌ ‌

-‌ ‌Vị‌ ‌trí,‌ ‌nội‌ ‌dung‌ ‌đoạn‌ ‌trích.‌ ‌

3.2.2.Cảm‌ ‌nhận‌ ‌vẻ‌ ‌đẹp‌ ‌nội‌ ‌dung,‌ ‌nghệ‌ ‌thuật‌ ‌về‌ ‌nhân‌ ‌vật‌ ‌Mị‌ ‌trong‌ ‌

đoạn‌ ‌trích:‌ ‌ ‌

a.Về‌ ‌nội‌ ‌dung:‌ ‌ ‌

–‌ ‌Sơ‌ ‌lược‌ ‌về‌ ‌cảnh‌ ‌ngộ‌ ‌của‌ ‌Mị‌ ‌trước‌ ‌khi‌ ‌bị‌ ‌trói‌ ‌trong‌ ‌đêm‌ ‌tình‌ ‌mùa‌ ‌

xuân:‌ ‌

+‌ ‌Mị‌ ‌là‌ ‌một‌ ‌cô‌ ‌gái‌ ‌trẻ‌ ‌đẹp,‌ ‌yêu‌ ‌đời,‌ ‌chăm‌ ‌chỉ‌ ‌lao‌ ‌động,‌ ‌nhà‌ ‌nghèo‌ ‌

và‌ ‌rất‌ ‌hiếu‌ ‌thảo;‌ ‌

+‌ ‌Do‌ ‌món‌ ‌nợ‌ ‌truyền‌ ‌kiếp‌ ‌của‌ ‌cha‌ ‌mẹ,‌ ‌Mị‌ ‌phải‌ ‌làm‌ ‌dâu‌ ‌gạt‌ ‌nợ‌ ‌cho‌ ‌

thống‌ ‌lí‌ ‌Pá‌ ‌Tra,‌ ‌sống‌ ‌cuộc‌ ‌đời‌ ‌trâu‌ ‌ngựa‌ ‌khổ‌ ‌đau;‌ ‌

+‌ ‌Nhưng‌ ‌tận‌ ‌đáy‌ ‌sâu‌ ‌tâm‌ ‌hồn‌ ‌câm‌ ‌lặng‌ ‌ấy‌ ‌vẫn‌ ‌le‌ ‌lói‌ ‌tia‌ ‌lửa‌ ‌sống,‌ ‌

chỉ‌ ‌chờ‌ ‌dịp‌ ‌là‌ ‌bùng‌ ‌lên‌ ‌mạnh‌ ‌mẽ.‌ ‌Dịp‌ ‌ấy‌ ‌đã‌ ‌đến‌ ‌trong‌ ‌‌đêm‌ ‌tình‌ ‌mùa‌ ‌

xuân‌ ‌phơi‌ ‌phới‌ ‌mà‌ ‌tiếng‌ ‌sáo‌ ‌gọi‌ ‌bạn‌ ‌đầu‌ ‌làng‌ ‌đã‌ ‌làm‌ ‌xao‌ ‌động‌ ‌lòng‌ ‌

người‌ ‌phụ‌ ‌nữ‌ ‌trẻ;‌ ‌

+‌ ‌Khi‌ ‌mùa‌ ‌xuân‌ ‌về,‌ ‌như‌ ‌quy‌ ‌luật‌ ‌vạn‌ ‌vật‌ ‌hồi‌ ‌sinh,‌ ‌sức‌ ‌trẻ‌ ‌trong‌ ‌

Mị‌ ‌bừng‌ ‌trỗi‌ ‌dậy.‌ ‌Mị‌ ‌khêu‌ ‌đèn‌ ‌lên‌ ‌cho‌ ‌bừng‌ ‌sáng‌ ‌căn‌ ‌buồng‌ ‌của‌ ‌mình,‌ ‌

lén‌ ‌lấy‌ ‌hũ‌ ‌rượu‌ ‌uống‌ ‌ực‌ ‌từng‌ ‌bát.‌ ‌Mị‌ ‌bổi‌ ‌hổi‌ ‌nghe‌ ‌tiếng‌ ‌sáo.‌ ‌Mị‌ ‌vẫn‌ ‌

còn‌ ‌trẻ.‌ ‌Mị‌ ‌muốn‌ ‌đi‌ ‌chơi.‌ ‌


 ‌

 ‌



+Trông‌ ‌thấy‌ ‌Mị,‌ ‌A‌ ‌Sử‌ ‌bước‌ ‌lại,‌ ‌nắm‌ ‌Mị,‌ ‌lấy‌ ‌thắt‌ ‌lưng‌ ‌trói‌ ‌hai‌ ‌tay‌ ‌

Mị.‌ ‌Nó‌ ‌xách‌ ‌cả‌ ‌một‌ ‌thúng‌ ‌sợi‌ ‌đay‌ ‌ra‌ ‌trói‌ ‌Mị‌ ‌đứng‌ ‌vào‌ ‌cột‌ ‌nhà.‌ ‌Tóc‌ ‌Mị‌ ‌

xõa‌ ‌xuống,‌ ‌A‌ ‌Sử‌ ‌quấn‌ ‌luôn‌ ‌tóc‌ ‌lên‌ ‌cột‌ ‌làm‌ ‌cho‌ ‌Mị‌ ‌không‌ ‌cúi,‌ ‌không‌ ‌

nghiêng‌ ‌đầu‌ ‌được‌ ‌nữa…‌ ‌

–‌ ‌Diễn‌ ‌tả‌ ‌tâm‌ ‌trạng‌ ‌và‌ ‌hành‌ ‌động‌ ‌của‌ ‌Mị‌ ‌trong‌ ‌đêm‌ ‌tối‌ ‌khi‌ ‌bị‌ ‌A‌ ‌Sử‌ ‌

trói,‌ ‌không‌ ‌cho‌ ‌đi‌ ‌chơi‌ ‌xuân:‌ ‌

+‌ ‌“Trong‌ ‌bóng‌ ‌tối,‌ ‌Mị‌ ‌đứng‌ ‌im‌ ‌lặng,‌ ‌như‌ ‌không‌ ‌biết‌ ‌mình‌ ‌đang‌ ‌bị‌ ‌trói.‌ ‌

Hơi‌ ‌rượi‌ ‌còn‌ ‌nồng‌ ‌nàn,‌ ‌Mị‌ ‌vẫn‌ ‌nghe‌ ‌tiếng‌ ‌sáo‌ ‌đưa‌ ‌Mị‌ ‌đi‌ ‌theo‌ ‌những‌ ‌

cuộc‌ ‌chơi,‌ ‌những‌ ‌đám‌ ‌chơi...”:‌ ‌‌Mị‌ ‌như‌ ‌quên‌ ‌hẳn‌ ‌mình‌ ‌đang‌ ‌bị‌ ‌trói,‌ ‌

quên‌ ‌những‌ ‌đau‌ ‌đớn‌ ‌về‌ ‌thể‌ ‌xác,‌ ‌Mị‌ ‌vẫn‌ ‌thả‌ ‌hồn‌ ‌theo‌ ‌những‌ ‌cuộc‌ ‌chơi,‌ ‌

những‌ ‌tiếng‌ ‌sáo‌ ‌gọi‌ ‌bạn‌ ‌tình‌ ‌tha‌ ‌thiết,‌ ‌tiếng‌ ‌sáo‌ ‌không‌ ‌chỉ‌ ‌vang‌ ‌vọng‌ ‌

trong‌ ‌không‌ ‌gian‌ ‌mà‌ ‌còn‌ ‌tồn‌ ‌tại‌ ‌trong‌ ‌chính‌ ‌tâm‌ ‌hồn‌ ‌Mị.‌ ‌Ngay‌ ‌cả‌ ‌khi‌ ‌

cô‌ ‌bị‌ ‌trói‌ ‌đứng‌ ‌thì‌ ‌âm‌ ‌thanh‌ ‌của‌ ‌tiếng‌ ‌sáo‌ ‌như‌ ‌ma‌ ‌lực‌ ‌làm‌ ‌bùng‌ ‌cháy‌ ‌

trong‌ ‌Mị‌ ‌niềm‌ ‌khao‌ ‌khát‌ ‌yêu,‌ ‌khao‌ ‌khát‌ ‌sống.‌ ‌

+“Mị‌ ‌vùng‌ ‌bước‌ ‌đi.‌ ‌Nhưng‌ ‌tay‌ ‌chân‌ ‌đau‌ ‌không‌ ‌cựa‌ ‌được”:‌ ‌‌Tiếng‌ ‌sáo‌ ‌

của‌ ‌những‌ ‌đôi‌ ‌lứa‌ ‌yêu‌ ‌nhau‌ ‌và‌ ‌của‌ ‌cả‌ ‌những‌ ‌người‌ ‌lỡ‌ ‌duyên‌ ‌đã‌ ‌có‌ ‌sự‌ ‌

tác‌ ‌động‌ ‌lớn‌ ‌lao‌ ‌tới‌ ‌tâm‌ ‌hồn‌ ‌Mị.‌ ‌Nó‌ ‌thôi‌ ‌thúc‌ ‌Mị,‌ ‌khiến‌ ‌Mị‌ ‌vùng‌ ‌bước‌ ‌

đi,‌ ‌quên‌ ‌thực‌ ‌tại‌ ‌đau‌ ‌khổ‌ ‌trước‌ ‌mắt.‌ ‌Chi‌ ‌tiết‌ ‌Mị‌ ‌“vùng‌ ‌bước‌ ‌đi”‌ ‌đã‌ ‌

minh‌ ‌chứng‌ ‌được‌ ‌sức‌ ‌sống‌ ‌mãnh‌ ‌liệt‌ ‌trong‌ ‌tâm‌ ‌hồn‌ ‌Mị.‌ ‌Tâm‌ ‌hồn‌ ‌ấy‌ ‌

đang‌ ‌đến‌ ‌với‌ ‌tự‌ ‌do,‌ ‌đang‌ ‌tràn‌ ‌trề‌ ‌nỗi‌ ‌yêu‌ ‌đương‌ ‌của‌ ‌tuổi‌ ‌trẻ.‌ ‌Nhưng‌ ‌

cũng‌ ‌chính‌ ‌lúc‌ ‌này,‌ ‌khi‌ ‌“vùng‌ ‌bước‌ ‌đi”‌ ‌theo‌ ‌tiếng‌ ‌sáo,‌ ‌sợi‌ ‌dây‌ ‌trói‌ ‌thắt‌ ‌

vào‌ ‌“tay‌ ‌chân‌ ‌đau‌ ‌không‌ ‌cựa‌ ‌được”,‌ ‌Mị‌ ‌mới‌ ‌trở‌ ‌lại‌ ‌với‌ ‌hiện‌ ‌thực‌ ‌phũ‌ ‌

phàng,‌ ‌nghiệt‌ ‌ngã.‌ ‌Lòng‌ ‌Mị‌ ‌đau‌ ‌đớn,‌ ‌thổn‌ ‌thức‌ ‌nghĩ‌ ‌mình‌ ‌không‌ ‌bằng‌ ‌

con‌ ‌ngựa.‌ ‌

+Tiếng‌ ‌sáo‌ ‌tượng‌ ‌trưng‌ ‌cho‌ ‌tình‌ ‌yêu,‌ ‌hạnh‌ ‌phúc‌ ‌đột‌ ‌ngột‌ ‌biến‌ ‌

mất,‌ ‌“‌Mị‌ ‌không‌ ‌nghe‌ ‌thấy‌ ‌tiếng‌ ‌sáo‌ ‌nữa”.‌ ‌“Chỉ‌ ‌còn‌ ‌nghe‌ ‌tiếng‌ ‌chân‌ ‌

ngựa”‌,‌ ‌tiếng‌ ‌chân‌ ‌ngựa‌ ‌đạp‌ ‌vào‌ ‌vách,‌ ‌nhai‌ ‌cỏ,‌ ‌gãi‌ ‌chân‌ ‌là‌ ‌những‌ ‌âm‌ ‌

thanh‌ ‌của‌ ‌thực‌ ‌tại,‌ ‌đưa‌ ‌Mị‌ ‌trở‌ ‌lại‌ ‌với‌ ‌sự‌ ‌liên‌ ‌tưởng‌ ‌đau‌ ‌đớn‌ ‌bởi‌ ‌kiếp‌ ‌

sống‌ ‌“không‌ ‌bằng‌ ‌con‌ ‌ngựa”‌ ‌của‌ ‌mình.‌ ‌Sau‌ ‌bao‌ ‌nhiêu‌ ‌năm‌ ‌tháng,‌ ‌Mị‌ ‌

đã‌ ‌tỉnh‌ ‌táo‌ ‌nhận‌ ‌ra‌ ‌thân‌ ‌phận‌ ‌trâu‌ ‌ngựa‌ ‌của‌ ‌mình,‌ ‌đã‌ ‌thổn‌ ‌thức‌ ‌khi‌ ‌thấy‌ ‌

mình‌ ‌“không‌ ‌bằng‌ ‌con‌ ‌ngựa”‌ ‌nhà‌ ‌thống‌ ‌lí.‌ ‌Hình‌ ‌ảnh‌ ‌so‌ ‌sánh‌ ‌con‌ ‌người‌ ‌

với‌ ‌con‌ ‌vật‌ ‌cứ‌ ‌day‌ ‌dứt,‌ ‌trở‌ ‌đi‌ ‌trở‌ ‌lại‌ ‌trong‌ ‌tác‌ ‌phẩm.‌ ‌Khi‌ ‌về‌ ‌làm‌ ‌vợ‌ ‌A‌ ‌

Sử‌ ‌chắc‌ ‌chắn‌ ‌nhiều‌ ‌lần‌ ‌Mị‌ ‌đã‌ ‌bị‌ ‌hắn‌ ‌đánh‌ ‌đập,‌ ‌hành‌ ‌hạ.‌ ‌Nhưng‌ ‌có‌ ‌lẽ‌ ‌

đây‌ ‌là‌ ‌lần‌ ‌đầu‌ ‌tiên‌ ‌Mị‌ ‌thổn‌ ‌thức‌ ‌nghĩ‌ ‌không‌ ‌bằng‌ ‌con‌ ‌ngựa.‌ ‌Bởi‌ ‌những‌ ‌

lần‌ ‌trước‌ ‌Mị‌ ‌nghĩ‌ ‌mình‌ ‌cũng‌ ‌là‌ ‌con‌ ‌trâu,‌ ‌con‌ ‌ngựa‌ ‌thì‌ ‌đó‌ ‌là‌ ‌ý‌ ‌nghĩ‌ ‌của‌ ‌

con‌ ‌người‌ ‌cam‌ ‌chịu,‌ ‌quen‌ ‌khổ.‌ ‌Còn‌ ‌giờ‌ ‌đây,‌ ‌nó‌ ‌là‌ ‌cái‌ ‌thổn‌ ‌thức‌ ‌của‌ ‌

tâm‌ ‌hồn‌ ‌bị‌ ‌vùi‌ ‌dập.‌ ‌

+Dù‌ ‌đã‌ ‌trở‌ ‌lại‌ ‌với‌ ‌thực‌ ‌tại‌ ‌tàn‌ ‌nhẫn,‌ ‌suốt‌ ‌đêm‌ ‌mùa‌ ‌xuân‌ ‌ấy,‌ ‌quá‌ ‌khứ‌ ‌

vẫn‌ ‌“nồng‌ ‌nàn‌ ‌tha‌ ‌thiết”‌ ‌trong‌ ‌nỗi‌ ‌nhớ‌ ‌của‌ ‌Mị‌ ‌với‌ ‌“hơi‌ ‌rượu‌ ‌toả,‌ ‌tiếng‌ ‌

sáo‌ ‌dập‌ ‌dờn,‌ ‌tiếng‌ ‌chó‌ ‌sủa‌ ‌xa‌ ‌xa...”‌ ‌Đêm‌ ‌khuya‌ ‌là‌ ‌lúc‌ ‌trai‌ ‌đến‌ ‌bên‌ ‌vách‌ ‌

làm‌ ‌hiệu‌ ‌rủ‌ ‌người‌ ‌yêu‌ ‌dỡ‌ ‌vách‌ ‌ra‌ ‌rừng‌ ‌chơi.‌ ‌Mị‌ ‌nín‌ ‌khóc,‌ ‌Mị‌ ‌lại‌ ‌bồi‌ ‌

hồi.‌ ‌


 ‌

 ‌



+Mị‌ ‌phải‌ ‌sống‌ ‌trong‌ ‌sự‌ ‌giằng‌ ‌xé‌ ‌giữa‌ ‌khao‌ ‌khát‌ ‌cháy‌ ‌bỏng,‌ ‌hiện‌ ‌tại‌ ‌tàn‌ ‌

nhẫn.‌ ‌Tâm‌ ‌trạng‌ ‌Mị‌ ‌đồng‌ ‌hiện‌ ‌giữa‌ ‌quá‌ ‌khứ,‌ ‌hiện‌ ‌tại,‌ ‌chập‌ ‌chờn‌ ‌giữa‌ ‌

tỉnh‌ ‌và‌ ‌mê.‌ ‌Trong‌ ‌đêm‌ ‌tình‌ ‌mùa‌ ‌xuân‌ ‌này,‌ ‌Mị‌ ‌đã‌ ‌thức‌ ‌tỉnh‌ ‌để‌ ‌nhận‌ ‌ra‌ ‌

những‌ ‌bất‌ ‌hạnh,‌ ‌những‌ ‌cay‌ ‌đắng‌ ‌trong‌ ‌thân‌ ‌phận‌ ‌trâu‌ ‌ngựa‌ ‌của‌ ‌mình.‌ ‌

Khi‌ ‌nhận‌ ‌ra‌ ‌thì‌ ‌cảm‌ ‌nhận‌ ‌về‌ ‌sự‌ ‌khổ‌ ‌ải‌ ‌sẽ‌ ‌càng‌ ‌thấm‌ ‌thìa.‌ ‌Từ‌ ‌nay,‌ ‌có‌ ‌lẽ‌ ‌

Mị‌ ‌sẽ‌ ‌không‌ ‌thể‌ ‌yên‌ ‌ổn‌ ‌với‌ ‌những‌ ‌suy‌ ‌nghĩ‌ ‌buông‌ ‌xuôi,‌ ‌cam‌ ‌chịu‌ ‌của‌ ‌

mình.‌ ‌Khát‌ ‌vọng‌ ‌tình‌ ‌yêu,‌ ‌khát‌ ‌vọng‌ ‌hạnh‌ ‌phúc,‌ ‌khát‌ ‌vọng‌ ‌tuổi‌ ‌trẻ‌ ‌đã‌ ‌

hồi‌ ‌sinh‌ ‌nhưng‌ ‌cũng‌ ‌đã‌ ‌bị‌ ‌vùi‌ ‌dập.‌ ‌Và‌ ‌nó‌ ‌đang‌ ‌chờ‌ ‌ngọn‌ ‌gió‌ ‌để‌ ‌thổi‌ ‌

bùng‌ ‌lên.‌ ‌

+‌ ‌Mị‌ ‌bàng‌ ‌hoàng‌ ‌tỉnh...‌ ‌Không‌ ‌một‌ ‌tiếng‌ ‌động.‌ ‌Mị‌ ‌thương‌ ‌những‌ ‌

người‌ ‌đàn‌ ‌bà‌ ‌khốn‌ ‌khổ‌ ‌sa‌ ‌vào‌ ‌nhà‌ ‌quan.‌ ‌Cô‌ ‌Mị‌ ‌của‌ ‌ngày‌ ‌xưa‌ ‌-‌ ‌một‌ ‌

người‌ ‌sống‌ ‌như‌ ‌đang‌ ‌chết,‌ ‌sống‌ ‌trong‌ ‌cảm‌ ‌giác‌ ‌chờ‌ ‌đợi‌ ‌sự‌ ‌giải‌ ‌thoát‌ ‌từ‌ ‌

cái‌ ‌chết,‌ ‌giờ‌ ‌đây‌ ‌lại‌ ‌biết‌ ‌xót‌ ‌thương‌ ‌cho‌ ‌người‌ ‌khác,‌ ‌biết‌ ‌sợ‌ ‌hãi‌ ‌trước‌ ‌

cái‌ ‌chết.‌ ‌

+‌ ‌Mị‌ ‌thấy‌ ‌sợ‌ ‌khi‌ ‌nhớ‌ ‌tới‌ ‌từng‌ ‌có‌ ‌người‌ ‌đàn‌ ‌bà‌ ‌cũng‌ ‌bị‌ ‌đánh,‌ ‌bị‌ ‌trói‌ ‌đã‌ ‌

chết‌ ‌đứng‌ ‌chính‌ ‌căn‌ ‌buồng‌ ‌này.‌ ‌“‌Mị‌ ‌sợ‌ ‌quá,‌ ‌Mị‌ ‌cựa‌ ‌quậy‌”‌ ‌như‌ ‌để‌ ‌

chứng‌ ‌minh‌ ‌mình‌ ‌vẫn‌ ‌còn‌ ‌sống.‌ ‌Mị‌ ‌sợ‌ ‌chết‌ ‌vì‌ ‌ám‌ ‌ảnh‌ ‌bởi‌ ‌bóng‌ ‌ma‌ ‌của‌ ‌

thần‌ ‌quyền.‌ ‌Mị‌ ‌sợ‌ ‌chết‌ ‌cũng‌ ‌chứng‌ ‌tỏ‌ ‌Mị‌ ‌khao‌ ‌khát‌ ‌sống.‌ ‌Chết‌ ‌lúc‌ ‌này‌ ‌

là‌ ‌chết‌ ‌oan‌ ‌uổng.‌ ‌Chính‌ ‌tiếng‌ ‌sáo,‌ ‌tiếng‌ ‌gọi‌ ‌tình‌ ‌yêu‌ ‌đã‌ ‌giúp‌ ‌Mị‌ ‌nhận‌ ‌ra‌ ‌

sự‌ ‌sống‌ ‌đáng‌ ‌quý:‌ ‌phải‌ ‌sống‌ ‌để‌ ‌được‌ ‌yêu,‌ ‌được‌ ‌đón‌ ‌nhận‌ ‌hạnh‌ ‌phúc‌ ‌

tuổi‌ ‌trẻ…‌ ‌‌Một‌ ‌khi‌ ‌biết‌ ‌sợ‌ ‌chết‌ ‌thì‌ ‌người‌ ‌ta‌ ‌càng‌ ‌thêm‌ ‌yêu‌ ‌cuộc‌ ‌sống.‌ ‌

Mị‌ ‌cũng‌ ‌vậy.‌ ‌

+Đánh‌ ‌giá:‌ ‌Như‌ ‌vậy‌ ‌rõ‌ ‌ràng‌ ‌là‌ ‌cường‌ ‌quyền‌ ‌và‌ ‌thần‌ ‌quyền‌ ‌tàn‌ ‌bạo‌ ‌

không‌ ‌thể‌ ‌dập‌ ‌tắt‌ ‌nổi‌ ‌khát‌ ‌vọng‌ ‌hạnh‌ ‌phúc,‌ ‌tình‌ ‌yêu‌ ‌nơi‌ ‌Mị.‌ ‌Cuộc‌ ‌nổi‌ ‌

loạn‌ ‌tuy‌ ‌không‌ ‌thành‌ ‌công‌ ‌nhưng‌ ‌nó‌ ‌đã‌ ‌cho‌ ‌người‌ ‌đọc‌ ‌thấy‌ ‌sức‌ ‌sống‌ ‌

mãnh‌ ‌liệt‌ ‌tiềm‌ ‌tàng‌ ‌trong‌ ‌những‌ ‌người‌ ‌nông‌ ‌dân‌ ‌tưởng‌ ‌chừng‌ ‌như‌ ‌nhỏ‌ ‌

bé,‌ ‌khốn‌ ‌khổ‌ ‌nhất.‌ ‌

b.‌ ‌Về‌ ‌nghệ‌ ‌thuật:‌ ‌ ‌

-Bút‌ ‌pháp‌ ‌miêu‌ ‌tả‌ ‌tâm‌ ‌lí‌ ‌sắc‌ ‌sảo,‌ ‌tinh‌ ‌tế‌ ‌

-Cách‌ ‌dẫn‌ ‌dắt‌ ‌tình‌ ‌tiết‌ ‌khéo‌ ‌léo,‌ ‌tự‌ ‌nhiên‌ ‌

-Giọng‌ ‌trần‌ ‌thuật‌ ‌của‌ ‌tác‌ ‌giả‌ ‌hòa‌ ‌vào‌ ‌những‌ ‌độc‌ ‌thoại‌ ‌nội‌ ‌tâm‌ ‌của‌ ‌

nhân‌ ‌vật‌ ‌tạo‌ ‌nên‌ ‌ngôn‌ ‌ngữ‌ ‌nửa‌ ‌trực‌ ‌tiếp‌ ‌đặc‌ ‌sắc.‌ ‌

-Ngôn‌ ‌ngữ‌ ‌kể‌ ‌chuyện‌ ‌tinh‌ ‌tế,‌ ‌mang‌ ‌đậm‌ ‌màu‌ ‌sắc‌ ‌miền‌ ‌núi.‌ ‌

‌‌3.2.3.Nhận‌ ‌xét‌ ‌cái‌ ‌nhìn‌ ‌về‌ ‌người‌ ‌nông‌ ‌dân‌ ‌của‌ ‌nhà‌ ‌văn‌ ‌Tô‌ ‌Hoài.‌ ‌

 ‌-‌ ‌Nhà‌ ‌văn‌ ‌nhìn‌ ‌người‌ ‌nông‌ ‌dân‌ ‌Tây‌ ‌Bắc‌ ‌dưới‌ ‌ách‌ ‌thống‌ ‌trị‌ ‌của‌ ‌

bọn‌ ‌chúa‌ ‌đất‌ ‌miền‌ ‌núi‌ ‌đã‌ ‌bị‌ ‌chà‌ ‌đạp‌ ‌tàn‌ ‌nhẫn‌ ‌từ‌ ‌thể‌ ‌xác‌ ‌đến‌ ‌tinh‌ ‌thần.‌ ‌

Nhưng‌ ‌trong‌ ‌chiều‌ ‌sâu‌ ‌tâm‌ ‌hồn‌ ‌của‌ ‌họ‌ ‌vẫn‌ ‌có‌ ‌sức‌ ‌sống‌ ‌tiềm‌ ‌tàng‌ ‌mãnh‌ ‌

liệt‌ ‌của‌ ‌khát‌ ‌vọng‌ ‌sống,‌ ‌khát‌ ‌vọng‌ ‌hạnh‌ ‌phúc,‌ ‌tình‌ ‌yêu‌ ‌và‌ ‌khát‌ ‌vọng‌ ‌tự‌ ‌

do.‌ ‌Tuy‌ ‌sống‌ ‌trong‌ ‌thân‌ ‌phận‌ ‌trâu‌ ‌ngựa,‌ ‌bị‌ ‌đoạ‌ ‌đày‌ ‌giữa‌ ‌địa‌ ‌ngục‌ ‌trần‌ ‌

gian‌ ‌nhưng‌ ‌họ‌ ‌không‌ ‌bao‌ ‌giờ‌ ‌chịu‌ ‌đầu‌ ‌hàng‌ ‌số‌ ‌phận,‌ ‌mà‌ ‌vẫn‌ ‌tìm‌ ‌cách‌ ‌

vượt‌ ‌ngục‌ ‌tinh‌ ‌thần,‌ ‌tâm‌ ‌hồn‌ ‌được‌ ‌hồi‌ ‌sinh.‌ ‌Đó‌ ‌còn‌ ‌là‌ ‌cái‌ ‌nhìn‌ ‌lạc‌ ‌


 ‌

 ‌



quan,‌ ‌tin‌ ‌tưởng‌ ‌vào‌ ‌sức‌ ‌mạnh‌ ‌của‌ ‌người‌ ‌nông‌ ‌dân‌ ‌trong‌ ‌tư‌ ‌tưởng‌ ‌tiến‌ ‌

bộ‌ ‌của‌ ‌nhà‌ ‌văn‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌Tô‌ ‌Hoài.‌ ‌

-‌ ‌Các‌ ‌nhìn‌ ‌mới‌ ‌mẻ,‌ ‌tin‌ ‌yêu‌ ‌về‌ ‌người‌ ‌nông‌ ‌dân‌ ‌cho‌ ‌thấy‌ ‌tài‌ ‌năng‌ ‌

quan‌ ‌sát,‌ ‌miêu‌ ‌tả‌ ‌thiên‌ ‌nhiên,‌ ‌phong‌ ‌tục‌ ‌tập‌ ‌quán,‌ ‌đặc‌ ‌biệt‌ ‌khả‌ ‌năng‌ ‌

diễn‌ ‌tả‌ ‌quá‌ ‌trình‌ ‌phát‌ ‌triển‌ ‌tính‌ ‌cách‌ ‌nhân‌ ‌vật‌ ‌hợp‌ ‌lí,‌ ‌tự‌ ‌nhiên,‌ ‌phong‌ ‌

phú,‌ ‌phức‌ ‌tạp‌ ‌mà‌ ‌sâu‌ ‌sắc,‌ ‌phù‌ ‌hợp‌ ‌với‌ ‌quy‌ ‌luật‌ ‌‌phép‌ ‌biện‌ ‌chứng‌ ‌tâm‌ ‌

hồn‌ ‌của‌ ‌nhà‌ ‌văn-người‌ ‌có‌ ‌duyên‌ ‌nợ‌ ‌với‌ ‌mảnh‌ ‌đất‌ ‌và‌ ‌con‌ ‌người‌ ‌Tây‌ ‌

Bắc.‌ ‌

3.3.Kết‌ ‌bài:‌ ‌‌0.25‌ ‌

 ‌‌-Đoạn‌ ‌văn‌ ‌miêu‌ ‌tả‌ ‌tâm‌ ‌trạng‌ ‌nhân‌ ‌vật‌ ‌Mị‌ ‌trong‌ ‌đêm‌ ‌xuân‌ ‌khi‌ ‌bị‌ ‌trói‌ ‌

thấm‌ ‌đẫm‌ ‌tính‌ ‌nhân‌ ‌văn,‌ ‌góp‌ ‌phần‌ ‌tô‌ ‌đậm‌ ‌tính‌ ‌cách‌ ‌nhân‌ ‌vật‌ ‌Mị.‌ ‌

 ‌-Thể‌ ‌hiện‌ ‌một‌ ‌cách‌ ‌chân‌ ‌thật‌ ‌và‌ ‌cảm‌ ‌động‌ ‌giá‌ ‌trị‌ ‌hiện‌ ‌thực‌ ‌và‌ ‌tinh‌ ‌

thần‌ ‌nhân‌ ‌đạo‌ ‌của‌ ‌truyện‌ ‌ngắn‌ ‌“‌Vợ‌ ‌chồng‌ ‌A‌ ‌Phủ‌”.‌ ‌


4.‌ ‌‌Sáng‌ ‌tạo‌ ‌ ‌

 ‌Có‌ ‌cách‌ ‌diễn‌ ‌đạt‌ ‌sáng‌ ‌tạo,‌ ‌thể‌ ‌hiện‌ ‌suy‌ ‌nghĩ‌ ‌sâu‌ ‌sắc,‌ ‌mới‌ ‌mẻ‌ ‌về‌ ‌

vấn‌ ‌đề‌ ‌nghị‌ ‌luận.‌ ‌

(0,25)‌ ‌

5.‌ ‌‌Chính‌ ‌tả,‌ ‌dùng‌ ‌từ,‌ ‌đặt‌ ‌câu‌ ‌ ‌

Đảm‌ ‌bảo‌ ‌quy‌ ‌tắc‌ ‌chính‌ ‌tả,‌ ‌dùng‌ ‌từ,‌ ‌đặt‌ ‌câu‌ ‌

(0,25)‌ ‌

 ‌

 ‌


Ngoài Đề Thi Minh Họa 2021 Môn Văn Có Lời Giải Chi Tiết (Đề 2) thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

>> Xem thêm

Đề Thi Thử THPT Quốc 2022 Môn Địa Phát Triển Từ Đề Minh Họa -Đề 6
Đề Thi Sinh THPT Quốc Gia 2023 Có Đáp Án-Đề 1
Đề Thi Thử Toán THPT Quốc Gia 2021 Trường THPT Hàn Thuyên Lần 1
Đề Thi Minh Họa 2021 Môn Văn Của Bộ Giáo Dục
Đề Thi Thử THPT Quốc 2022 Môn Địa THPT Phan Thúc Trực Lần 3
Trắc Nghiệm Sinh 12 Giữa Kì 2 Năm 2023 Có Đáp Án
Đề Thi Thử Toán THPT Quốc Gia 2021 Có Đáp Án Trường Quế Võ Lần 1
Đề Thi Minh Họa 2021 Môn Văn Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Đề Thi Thử THPT Quốc 2022 Môn Địa Sở GD Thanh Hóa-Lần 2