Docly

Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Ngữ Văn 12 Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 1

Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Ngữ Văn 12 Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 1 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Chào mừng các bạn đến với tài liệu “Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Ngữ Văn 12 Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 1”. Môn Ngữ Văn đóng vai trò quan trọng trong việc khám phá và hiểu sâu về văn học, văn chương và tư duy nhân văn.

Bộ tài liệu này đã được thiết kế nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 ôn tập và làm quen với các dạng đề thi Học Sinh Giỏi Môn Ngữ Văn của tỉnh Quảng Nam. Đề thi số 1 trong bộ tài liệu này được chọn lọc kỹ càng, bao gồm các bài văn đa dạng và được chọn từ những tác phẩm nổi tiếng. Đáp án chi tiết kèm theo sẽ giúp bạn tự kiểm tra và đánh giá kết quả của mình.

Việc ôn tập và làm các đề thi trong bộ tài liệu này sẽ giúp bạn rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định và diễn đạt ý kiến về văn học. Bạn sẽ có cơ hội nắm vững các phương pháp phân tích văn bản, tăng cường khả năng suy luận và sáng tạo trong việc diễn giải và bình luận văn học.

Chúng tôi hy vọng rằng tài liệu “Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Ngữ Văn 12 Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 1” sẽ là nguồn tư liệu hữu ích và đáng tin cậy để bạn chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi Học Sinh Giỏi và kỳ thi tốt nghiệp lớp 12. Chúc các bạn ôn tập thành công và đạt được kết quả cao trong việc khám phá văn học và sáng tạo với ngôn ngữ!

Đề thi tham khảo

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Q

ĐỀ CHÍNH THỨC


UẢNG NAM

KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT CẤP TỈNH

NĂM HỌC: 2017- 2018


Môn thi : NGỮ VĂN

Thời gian : 180 phút (không kể thời gian phát đề)

Ngày thi : 29/03/2018

Câu 1 (8,0 điểm)


Hạnh phúc

đôi khi như lá

xanh trong nắng dội, mưa tràn


Hạnh phúc

Đôi khi như quả

Thơm trong im lặng, dịu dàng


Hạnh phúc đôi khi như sông

Vô tư trôi về biển cả

Chẳng cần biết mình

đầy vơi.

(Nguyễn Loan - Hạnh phúc đôi khi, Tạp chí Sông Hương số 336)

Theo ý Nguyễn Loan, hạnh phúc là gì? Chia sẻ của anh/chị quan niệm về hạnh phúc khi bản thân đang sắp sửa từ cổng trường bước ra cuộc đời.

Câu 2 (12,0 điểm)

Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập.

(Mác-xen Prút)

Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy cảm nhận những thế giới khác do người nghệ sĩ tạo ra qua hệ thống thi ảnh độc đáo trong Tây Tiến (Quang Dũng) và Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo).


----------------------Hết----------------------



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12

NĂM HỌC: 2017 - 2018

MÔN: NGỮ VĂN


HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN

(Hướng dẫn chấm này có 04 trang)


A. HƯỚNG DẪN CHUNG


- Cần nắm bắt được nội dung trình bày của học sinh để đánh giá một cách tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Cần chủ động và linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm này.

- Trân trọng những bài viết có cách diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc, giàu hình ảnh và cảm xúc.

- Chấp nhận những cách hiểu, cách trình bày khác với Hướng dẫn chấm nhưng vẫn có sự hợp lí.

- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 đ.


B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu 1 (8 điểm)


I. Yêu cầu về kĩ năng


- Vận dụng thuần thục cách thức làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Kết hợp các thao tác lập luận một cách nhuần nhuyễn, huy động tốt những kiến thức sách vở, đời sống, những trải nghiệm của bản thân… để bảo vệ cho lập luận của mình.


- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, trôi chảy; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.


II.Yêu cầu về kiến thức


Hiểu đúng ý tưởng của quan niệm được dẫn. Bài làm có những suy nghĩ xác đáng, lập luận chặt chẽ và những dẫn chứng phù hợp. Thí sinh có quyền đưa ra những ý kiến riêng - điều quan trọng là cách hiểu và cách bàn luận phải xuất phát từ ý tưởng của quan niệm trên đề và phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội cũng như có sự hợp lí về lập luận. Bài làm đảm bảo định hướng chính sau:


1. Giải thích quan niệm về hạnh phúc của Nguyễn Loan:

2.0

-Hạnh phúc là những gì gần gũi, hồn nhiên, bình dị mà tươi tắn đến với ta giữa khó khăn, khắc nghiệt.

-Hạnh phúc là những kết thúc thơm ngọt, dịu dàng cuối những cống hiến lặng lẽ.

-Hạnh phúc đến từ những dấn thân không toan tính, từ những chấp nhận hy sinh vì những lý tưởng lớn của đời mình.



1.5

-Về cấu tứ: Các ý tưởng về hạnh phúc được tổ chức dưới dạng gần như những định nghĩa mang tính so sánh có sắc thái khác nhau nhưng vẫn gặp gỡ ở nét chung đẹp đẽ.

0.5

2. Bàn luận: Thí sinh chia sẻ quan niệm về hạnh phúc (phần này cần có sự kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng, thí sinh có thể có quan niệm riêng nhưng nhất thiết phải thuyết phục và phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội.)

4.0

-Hạnh phúc là được cắp sách đến trường, được học, được trang bị kiến thức để nhận thức thế giới tự nhiên, hiểu người, hiểu đời…

1.0


-Hạnh phúc khơi gợi từ lời thầy dạy, từ những trang sách mở ra những chân trời cần chinh phục, khám phá (thế giới tự nhiên quanh ta bao la và bí ẩn, vừa là đối trọng vừa là đối tác; xa lạ và gần gũi; thách thức và quyến rũ đang cần ta khám phá và chinh phục). Ý thức được điều này chính là cơ hội để hiện thực hóa ước mơ khi bước ra cuộc đời.


1.0


-Quan niệm đúng đắn về hạnh phúc sẽ cho ta có niềm tin yêu và dũng khí. Từ đó, tận tụy dấn thân, cống hiến không hề toan tính mảy may.

1.0

-Kiên cường chịu đựng sự mất mát, quên đi bản thân và tận hiến âm thầm cho cuộc đời chính là biểu hiện đẹp nhất của con người sống đẹp.

0.5


-Đáng trách cho những ai chỉ biết ngồi chờ mà không tự mình tạo ra hạnh phúc.

0.5

3. Bài học nhận thức và hành động

2.0

-Hạnh phúc của người học sinh cũng bình dị khi ta ý thức được sự hiện diện của mình giữa đời sống qua việc biết học, biết làm, biết chung sống thân ái cùng nhau.

1.0

-Phải biến nhận thức sinh động trong tư duy thành hành động thực tiễn ngoài đời sống để cống hiến tận tụy cho đời trong im lặng, trong hy sinh.

1.0


Câu 2 (12 điểm)


I. Yêu cầu về kĩ năng

Thí sinh trình bày cách hiểu về nhận định được dẫn, phân tích hai bài thơ theo chỉ định của đề. Trong quá trình chứng minh phải có ý thức bám sát nhận định, xem đó là hướng đến của bài làm. Nên lần lượt làm từng phần hoặc cũng có thể kết hợp cả hai phần giải thích và chứng minh nhưng bài phải rõ ý. Kết cấu bài làm cần chặt chẽ; văn viết lưu loát, có hình ảnh và cảm xúc; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


II. Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở những hiểu biết cơ bản về lí luận văn học (phong cách văn học, cá tính sáng tạo) và những kiến thức thuộc phạm vi đề bài, thí sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, phải làm rõ được các ý chính sau :


1. Giải thích nhận định:  «Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập”

5.0

Đây là cách nói hình ảnh của nhà văn Mác-xen Prút nhằm khẳng định bản lĩnh nghệ thuật của nghệ sĩ “thứ thiệt” - những nghệ sĩ biết cách tạo nên sức sống mới mẻ và lâu bền cho tác phẩm:

- Một nghệ sĩ chân tài bao giờ cũng có cái nhìn riêng về thế giới và tạo lập được những tác phẩm văn học độc đáo với những nhân tố mới mẻ, không lặp lại bao giờ.

- Nghệ sĩ độc đáo xuất hiện đồng nghĩa với việc đưa đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời thông qua những phương thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo. Cụ thể, cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ đích thực đã tạo ra những tác phẩm văn học có giá trị với sự tổ chức độc đáo bằng những mã nghệ thuật mới (về cách nhìn, kết cấu, lựa chọn đề tài, xác định chủ đề, thể hiện hình ảnh, lựa chọn ngôn từ, giọng điệu, cho đến xác lập tứ thơ…).

- Cái độc đáo không trộn lẫn của nghệ sĩ chân tài còn thể hiện ở hiệu ứng thẩm mỹ dồi dào mà tác phẩm mang lại làm người tiếp nhận ghi nhớ mãi mãi, không thể nào quên.




2. Phân tích - chứng minh: Những thế giới khác do nghệ sĩ tạo ra qua hệ thống thi ảnh độc đáo trong Tây Tiến (Quang Dũng) và Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo).

6.0

a.Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm :

1,0

-Tác giả

-Tác phẩm


b.Tây Tiến của Quang Dũng:

-Được tổ chức và sáng tạo qua hệ thống thi ảnh độc đáo:

+ Những thi ảnh tạo dựng không gian đặc trưng Tây Bắc với núi-sương-mây chơi vơi, khuất lấp, heo hút mà «chủ âm» chiếm lĩnh không gian là tiếng thác gầm thét, tiếng cọp trêu người.

+ Những thi ảnh đậm tính biểu tượng ấm nóng hơi người: súng ngửi trời, mưa xa khơi, mùa em, hội đuốc hoa, hồn lau nẻo bến bờ, mắt trừng gửi mộng, dáng kiều thơm,...

-Tạo ra những thế giới khác, khác hẳn thế giới thực tại và ám ảnh người đọc:

+ Không gian thực với núi rừng heo hút, sơn lam chướng khí như thể mất dấu nhường chỗ cho một vùng không gian nội cảm đậm chất Quang Dũng, phản chiếu dáng dấp trượng phu của kẻ sĩ Hà Thành: Những chiến binh Tây Tiến vào tử ra sinh an nhiên như thể đã quên mất cái chết, đang hành quân và đang âm thầm mơ tưởng…

+ Sự tổ chức kết nối các thi ảnh tạo nên sự giao cảm sâu sắc giữa con người và không gian (những vùng không gian ấm áp hương người): có dáng kiều thơm tôi thương mà em đâu có hay (chữ Quang Dũng) đi về trong mộng, có dáng đồng đội bồng súng đội trời, có nàng sơn nữ e ấp ẩn sau man điệu, có bóng ai chèo độc mộc chiều sương, có đôi mắt quắc oai hùng mà đa cảm,… Không gian thực là không gian chiến tranh kiểu như hồn tử sĩ gió ù ù thổi... không tồn tại ở đây. Tất cả đều biến thể qua nỗi nhớ cảnh, nhớ người của một người lính biên cương ngang tàng và lịch lãm.



2.5

c. Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo:


- Được tổ chức và sáng tạo qua hệ thống thi ảnh độc đáo:

+ Những thi ảnh tạo dựng không gian đặc trưng Tây Ban Nha với áo choàng đỏ gắt, vầng trăng, yên ngựa, hoa Tử đinh hương (li-la li-la li-la)

+ Sự tổ chức kết nối các thi ảnh bằng kỹ thuật liên văn bản tạo ra sự đồng nhất giữa thi ca và âm nhạc, hội họa và điêu khắc, tự sự và trữ tình, mỹ học Tây phương và minh triết Đông phương để tôn vinh và thương tiếc một thiên tài đoản mệnh: những tiếng đàn bọt nước/ li-la li-la li-la…/ áo choàng đỏ gắt/ áo choàng bê bết đỏ/ tiếng ghi ta nâu/ tiếng ghi ta lá xanh biết mấy/ tiếng ghi ta tròn/ tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy/ chiếc ghi ta màu bạc/ vầng trăng, yên ngựa/ giọt nước mắt vầng trăng,…

-Tạo ra những thế giới khác, khác hẳn thế giới thực tại và ám ảnh người đọc:

+ Hệ thống thi ảnh mở ra một không gian văn hóa đặc trưng của xứ sở Tây ban cầm: Khúc du ca đồng nội, đấu trường, hoa li-la (Tử đinh hương) tím ngát, kẻ lãng du phiêu bồng… Thi ảnh “vầng trăng”, “yên ngựa” khi được cườm nhạc vào gợi liên tưởng hình ảnh Ph.G.Lor-ca khoác cây đàn hát nghêu ngao, rong ruổi trên yên ngựa truyền bá tiếng nói tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật.

+ Thủ pháp đồng nhất giữa hội họa và điêu khắc từ hệ thống thi ảnh áo choàng đỏ gắt/ áo choàng bê bết đỏ/ tiếng ghi ta nâu/ tiếng ghi ta lá xanh biết mấy/ tiếng ghi ta tròn/ tiếng ghi ta ròng ròng/máu chảy/ chiếc ghi ta màu bạc thành một thứ ngôn ngữ tượng trưng: đỏ gắt (sự thách thức), bê bết đỏ (màu máu - cái chết), tiếng ghi ta nâu (màu đàn - sự hiện hữu mầu nhiệm), tiếng ghi ta lá xanh biết mấy (niềm hy vọng thiết tha), tiếng ghi ta tròn - ròng ròng máu chảy (cái chết - nỗi đau).

+ Kỹ thuật liên văn bản tích hợp đa chiều tạo tiếng nói đa thanh:

++Tự sự: Đó là câu chuyện bàn về cái chết oan khiên của Lor-ca qua những câu thơ mang dáng dấp văn xuôi: Lor-ca bị điệu về bãi bắn/chàng đi như người mộng du/không ai chôn cất tiếng đàn/đường chỉ tay đã đứt.

++Trữ tình: Buộc người đọc “Ở không yên ổn ngồi không vững vàng” vì thao thức khôn nguôi : Một Lor-ca đơn thương độc mã trên “đấu trường chính trị” trước thế lực bạo tàn Frăngcô. Một thiên tài cô đơn đi lang thang về miền đơn độc trong một nền nghệ thuật Tây Ban Nha già nua, lỗi thời. Một cái chết oan khốc thảm đau. Một nỗi tiếc thương vô hạn, sự mất mát lớn lao khi tiễn biệt một thiên tài.

++ Sự đồng nhất giữa tính tượng trưng của văn học phương Tây và sự minh triết trong văn học phương Đông qua các thi ảnh (“vầng trăng”, “yên ngựa” : Với văn học phương Tây là sự tượng trưng cho cái Đẹp và thú lãng du hải hồ. Nhưng với Đông phương lại chứa đựng chiều sâu minh triết: Đó là cái Đẹp mang ý vị vĩnh quyết với dự cảm biệt li nghìn trùng).

Là cả một thế giới nghệ thuật qua tâm thức sáng tạo của Thanh Thảo: Sự thương tiếc cùng nỗi lo cho nền nghệ thuật Tây Ban Nha thiếu vắng người dẫn đường và thiếu vắng bản lĩnh dám “đạp đổ thần tượng” để mở ra những chân trời…



2.5

3. Đánh giá chung

-Nhận định được dẫn đã khái quát được vai trò của nghệ sĩ đích thực qua cá tính sáng tạo độc đáo của chính mình - qua một cách diễn đạt cô đọng, súc tích, ấn tượng.

-Quang Dũng và Thanh Thảo đã sáng tạo được những hệ thống thi ảnh độc đáo, góp phần làm nên sự thành công của tác phẩm.

-Người tiếp nhận bằng sự đồng sáng tạo của mình đã thực sự đi vào những thế giới khác qua bản lĩnh nghệ thuật của cá nhân nhà văn.



1.0














MA TRẬN ĐỀ NGỮ VĂN HỌC SINH GIỎI LỚP 12

2018




Mức độ



Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

1. Nghị luận xã hội




Viết bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý


Số câu: 1

Số điểm: 8,0

Tỉ lệ: 40%





Số câu: 1

Số điểm: 8,0

Tỉ lệ: 40%

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:





Số câu: 1

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

2. Nghị luận văn học




Viết bài nghị luận văn học


Số câu: 1

Số điểm: 12,0

Tỉ lệ: 60 %





Số câu: 1

Số điểm: 12,0

Tỉ lệ: 60%

Tổng số câu

Tổng số điểm





Số câu: 2

Số điểm: 20,0

Tỉ lệ: 100 %


Số câu: 2

Số điểm: 20,0 Tỉ lệ: 100%



















Ngoài Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Ngữ Văn 12 Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 1 thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm