Docly

Đề Thi Học Kỳ 1 Lịch Sử 12 Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 1

Đề thi tham khảo

Đề Thi Học Sinh Giỏi Lịch Sử 12 Chuyên Quảng Nam 2019-2020 Có Đáp Án
150 Câu Bài Tập Trắc Nghiệm Lý 12 Chương 7: Hạt Nhân Nguyên Tử
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2021 Môn Văn THPT Trần Phú Lần 1

Đề Thi Học Kỳ 1 Lịch Sử 12 Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 1 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

“Đề Thi Học Kỳ 1 Lịch Sử 12 Quảng Nam – Đề 1” là một bộ đề thi thử được biên soạn dựa trên chương trình học và nội dung của môn Lịch Sử lớp 12. Bộ đề này giúp bạn làm quen với cấu trúc đề thi, các loại câu hỏi và yêu cầu của kỳ thi học kỳ 1.

Tài liệu bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận với độ khó tương đối, từ cơ bản đến nâng cao, giúp bạn kiểm tra kiến thức của mình một cách toàn diện. Đặc biệt, bộ đề này cung cấp đáp án chi tiết và lời giải kỹ thuật, giúp bạn tự kiểm tra, sửa sai và hiểu rõ hơn về các khái niệm và sự kiện lịch sử.

Qua việc làm quen và ôn tập với “Đề Thi Học Kỳ 1 Lịch Sử 12 Quảng Nam – Đề 1”, bạn có thể nắm vững kiến thức cơ bản, rèn luyện kỹ năng giải đề và nâng cao khả năng phân tích, suy luận trong việc giải quyết các bài tập và câu hỏi liên quan đến Lịch Sử.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM


(Đề có 04 trang)

K

MÃ ĐỀ: 602

IỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn:
LỊCH SỬ - LỚP 12
Thời gian: 40 phút
(không tính thời gian giao đề)


Caâu 1. Vận dụng linh hoạt và thể hiện sự tôn trọng nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc, Đảng ta xác định mục tiêu đối ngoại tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII là (Trích Những điểm mới trong văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XII, Trang 88)

A. “Vì lợi ích quốc gia, dân tộc trên hết, mở rộng quan hệ quốc tế trên cơ sở bình đẳng và hai bên cùng có lợi”.

B. “Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu, mở rộng quan hệ trên cơ sở luật pháp quốc tế và hai bên cùng có lợi”.

C. “Đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc, bình đẳng, mở rộng quan hệ quốc tế và các bên cùng có lợi”.

D. “ Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi”.

Caâu 2. Chiến lược phát triển kinh tế mà nhóm 5 nước sáng lập ASEAN tiến hành thời kì đầu sau khi giành độc lập là gì?

A. Công nghiệp hóa thay thế xuất khẩu.

B. Phát triển kinh tế lấy xuất khẩu làm chủ đạo.

C. Đẩy mạnh kinh tế đối ngoại, lấy nhập khẩu làm chủ đạo.

D. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.

Caâu 3. Cách mạng khoa học- kỹ thuật ngày nay có đặc điểm lớn nhất là

A. sự bùng nổ về thông tin và đời sống con người kém an toàn.

B. chinh phục được vũ trụ và đưa con người lên mặt trăng.

C. chế tạo vũ khí hủy diệt và xung đột diễn ra nhiều nơi.

D. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Caâu 4. Một trong những chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là

A. thực hiện chính sách hòa bình. B. ngả về phương Tây.

C. bình thường hóa quan hệ với tất cả các nước. D.quan hệ tốt với các nước Châu Phi, Châu Á.

Caâu 5. Nội dung nào không có trong Hiệp định sơ bộ (6 – 3 – 1946) được kí giữa Việt Nam

và Pháp?

A. Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ.

B. Ta đồng ý cho quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng.

C. Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do.

D. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.

Caâu 6. Ngày 2 – 9 – 1945 nước ta diễn ra sự kiện trọng đại gì?

A. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.

B. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập.

C. Lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố trong cả nước.

D. Chủ tịch Hồ Chí Minh về đến Hà Nội.

Caâu 7. Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là

A. tự do và dân chủ. B. ruộng đất cho dân cày.

C. đoàn kết với cách mạng thế giới. D. độc lập và tự do.


Caâu 8. Yếu tố khách quan nào đã tạo thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong những năm 1936 - 1939?

A.Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, chuẩn bị gây Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.

C. Ở Đông Dương có Toàn quyền mới.

D. Pháp cử một phái đoàn sang điều tra tình Đông Dương.

Caâu 9. Mục tiêu đấu tranh của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936 – 1939 là

A. tiêu diệt tận gốc phát xít và nguy cơ chiến tranh.

B. tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

C. bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.

D. độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.

Caâu 10. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (19291933) gây ra hậu quả lớn nhất đối với xã hội Việt Nam là

A. làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ. B. tinh thần đấu tranh của nhân dân đi xuống.

C. công nhân thất nghiệp, giá lúa gạo tăng. D. tăng thêm tình trạng chiếm đoạt ruộng đất.

Caâu 11. Ngày 23 – 9 – 1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì ?

A. Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh thành ở Bắc Kỳ, Nam kỳ.

B. Pháp nổ súng ở Nam Bộ, chính thức xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

C. Pháp đánh chiếm một số vị trí quan trọng, và gởi tối hậu thư cho ta.

D. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh lập “ Nha bình dân học vụ”.

Caâu 12. Tháng 8 –1948, ở phía Nam bán đảo Triều Tiên nước nào được thành lập?

A. Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc). B. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Hàn Quốc.

C. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. D. Cộng hòa Dân chủ Nam Triều Tiên.

Caâu 13. Mĩ đối mặt với nguy cơ mới nào khi bước sang thế kỉ XXI ?

A. Ô nhiễm môi trường. B. Tệ nạn xã hội tăng.

C. Chủ nghĩa khủng bố. D. Khủng hoảng kinh tế.

Caâu 14. Năm 1929 An Nam Cộng sản đảng ra đời từ tổ chức cách mạng nào ?

A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên . B. Tân Việt Cách mạng đảng.

C. Viêt Nam Quốc dân đảng. D. Hội Phục Việt.

Caâu 15. Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ 2 trên thế giới?

A. Mĩ . B. Liên Xô. C. Anh. D. Nhật Bản.

Caâu 16. Đỉnh cao của phong trào cách mạng Việt Nam 1930 – 1931 là

A. biểu tình ở Vinh – Bến Thủy. B. Xô viết Nghệ – Tĩnh.

C. biểu tình ở Hưng nguyên. D. Xô viết Hà Tĩnh.

Caâu 17. Nội dung nào phản ánh bao quát nhất ý nghĩa sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930?

A. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối cách mạng.

B. Mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng. .

C. Kết thúc sự khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc .

D. Mở ra thời kì mới, thời kì độc lập dân tộc.

Caâu 18. Thời cơ “ngàn năm có một” trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được Đảng ta xác định chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ

A. sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

B. sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

C. khi Nhật đảo chính Pháp đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

D. trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương.



Caâu 19. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?

A. Gửi bản Yêu sách đến hội nghị Vécxai (1919).

B. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920).

C. Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương của Lênin (1920).

D. Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari (1921).

Caâu 20. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành

A. một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.

B. ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

C. "đế quốc kinh tế" và tham gia tất cả các tổ chức trên thế giới.

D. siêu cường kinh tế, thống trị thế giới.

Caâu 21. Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam nhằm

A. mở rộng thị trường để tiêu thụ hàng hóa của nước Pháp.

B. bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra.

C. tăng cường sức mạnh tổng hợp, nâng cao vị thế nước Pháp.

D. bù đắp sự thiệt hại do cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai gây ra.

Caâu 22. Ý nào không phản ánh đúng những thách thức khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN?

A. Lệ thuộc vốn và chịu tác động của khủng hoảng kinh tế từ bên ngoài.

B. Nền kinh tế bị cạnh tranh, bản sắc văn hoá có nguy cơ bị xói mòn.

C. Nền kinh tế có sự chuyến biến, vị trí quốc tế thay đổi.

D. Kẻ thù tìm mọi cách để thực hiện âm mưu "Diễn biến hoà bình".

Caâu 23. Khẩu hiệu nào được Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong Chỉ thị "Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta"?

A. “Đánh đuổi Pháp – Nhật”. B. Đánh Pháp đuổi Nhật”.

C. Đánh đuổi đế quốc và tay sai”. D. “Đánh đuổi phát xít Nhật”.

Caâu 24. Ra đời năm 1945, nhằm mục đích duy trì hoà bình và an nình thế giới là tổ chức

A. Liên minh Châu Âu. B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

C. Liên hợp quốc. D. Hội quốc liên.

Caâu 25. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), chiến dịch nào là chiến dịch đầu tiên ta chủ động tiến công quân Pháp?

A. Việt Bắc thu – đông năm 1947. B. Điện Biên Phủ năm 1954.

C. Chiến dịch Tây Bắc năm 1952. D. Biên giới thu – đông năm 1950.

Caâu 26. Pháp chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai để kết thúc nhanh chiến tranh bằng kế hoạch.

A. Nava. B. Đờ Lát đơ Tátxinhi. C. Rơve. D. Bôlae.

Caâu 27. Điểm giống nhau cơ bản trong việc xác định nhiệm vụ cách mạng của Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 111939 với Hội nghị tháng 5 – 1941 là gì?

A. Đặt nhiệm vụ giải phóng giai cấp lên hàng đầu.

B. Thực hiện cùng lúc nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giai cấp.

C. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

D. Chỉ xác định nhiệm vụ đấu tranh giai cấp.

Caâu 28. Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) có tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?

A. Đẩy mạnh sự hợp tác giữa Mỹ - Tây Âu.

B. Làm cho tình hình châu Âu vô cùng căng thẳng.

C. Tình hình căng thẳng ở châu Âu giảm đi rõ rệt.

D. Làm giảm đi tình hình căng thẳng ở châu Á

Caâu 29. Thành tựu trên lĩnh vực khoa học – kỹ thuật mà Liên Xô đạt được năm 1949 có ý nghĩa

A. phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

B. Liên Xô trở thành trụ cột của phe xã hội chủ nghĩa.

C. đập tan tham vọng của Mỹ là làm bá chủ thế giới .

D. Liên Xô là chỗ dựa vững chắc cho cách mạng trên thế giới.

Caâu 30. Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn giữa

A. toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai.

B. tư sản dân tộc Việt Nam với tư sản mại bản và thực dân Pháp.

C. công nhân Việt Nam với tư sản mại bản và thực dân Pháp.

D. nông dân Việt Nam với địa chủ phong kiến.


----------------------------------- HEÁT -----------------------------


ĐÁP ÁN SỬ 12


Ma de


602


1. D

16. B

2. D

17. B

3. D

18. A

4. B

19. C

5. D

20. A

6. B

21. B

7. D

22. C

8. B

23. D

9. B

24. C

10. A

25. D

11. B

26. C

12. A

27. C

13. C

28. C

14. A

29. A

15. A

30. A




Ngoài Đề Thi Học Kỳ 1 Lịch Sử 12 Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 1 thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm

Trắc Nghiệm Lý 12 Chương 5: Sóng Ánh Sáng Có Đáp Án
Đề Thi Minh Hoạ THPT Quốc Gia 2021 Môn Toán Có Lời Giải Chi Tiết (Đề 12)
Đề Thi Chọn HSG Văn 12 Sở GD-ĐT Lạng Sơn 2021-2022
Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Sử 12 Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 1
150 Câu Bài Tập Trắc Nghiệm Lý 12 Chương 6: Lượng Tử Ánh Sáng
Đề Thi Minh Hoạ THPT Quốc Gia 2021 Môn Toán Có Lời Giải Chi Tiết (Đề 13)
Đề Thi HSG Văn 12 Chuyên Sở GD-ĐT Lạng Sơn 2021-2022 Có Đáp Án