Đề Thi HK2 Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo Có Đáp Án Và Đặc Tả
Đề Thi HK2 Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo Có Đáp Án Và Đặc Tả được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
Chào mừng đến với trang tài liệu đặc biệt dành cho từ khoá “Đề Thi HK2 Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo Có Đáp Án Và Đặc Tả”. Trong cuộc hành trình khám phá văn học và phát triển khả năng viết văn, kỳ thi học kỳ 2 môn Văn là cơ hội để bạn thể hiện sự sáng tạo và ứng dụng tri thức đã học vào việc diễn đạt ý tưởng một cách chính xác và độc đáo.
Trang tài liệu này đã được chuẩn bị cẩn thận để cung cấp cho bạn Đề Thi HK2 Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo, kèm theo đáp án chi tiết và đặc tả. Đề thi này được biên soạn dựa trên những yêu cầu và kiến thức mới trong chương trình học Văn lớp 7, nhằm giúp bạn phát triển khả năng phân tích văn bản và biểu đạt ý tưởng một cách sáng tạo.
Tài liệu này sẽ giúp bạn mở rộng tri thức và nắm vững kiến thức cần thiết trong môn Văn. Bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với các bài tập và câu hỏi đa dạng, giúp bạn rèn luyện kỹ năng phân tích, diễn đạt ý tưởng và sáng tạo trong việc viết văn.
Đáp án chi tiết và đặc tả sẽ giúp bạn hiểu rõ cách giải quyết từng bài tập và những yếu tố quan trọng trong việc phân tích văn bản. Bạn có thể sử dụng đáp án và đặc tả để kiểm tra, đánh giá và cải thiện kỹ năng của mình, từ đó nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi học kỳ 2.
Chúng tôi hy vọng rằng tài liệu này sẽ là nguồn cảm hứng và hướng dẫn thú vị cho bạn trong việc phát triển khả năng sáng tạo và viết văn. Hãy sử dụng tài liệu này để ôn tập và chuẩn bị tốt cho kỳ thi học kỳ 2. Chúc bạn thành công và tiếp tục khám phá chân trời sáng tạo của văn học.
Đề thi tham khảo
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau: TRÒ CHƠI “BỊ MẮT BẮT DÊ”
Mục đích
Trò chơi bịt mắt bắt dê giúp trẻ rèn luyện kĩ năng di chuyển, nhanh nhẹn, khéo léo và khả năng phán đoán. Trò chơi giúp tạo không khí vui vẻ, sôi động và tăng thêm tính đoàn kết.
Hướng dẫn chơi
Tùy theo mỗi vùng miền mà có cách chơi khác nhau. Sau đây là 2 cách chơi bịt mắt bắt dê phổ biến như sau:
Cách 1:
Cả nhóm cùng oẳn tù tì hoặc chọn một người xung phong bịt mắt đi bắt dê, khăn bịt mắt, những người xung quanh đứng thành vòng tròn rộng. Người chơi chạy xung quanh người bịt mắt cho `1đến khi người đó hô “đứng lại” thì phải đứng lại không được di chuyển, lúc này người bịt mắt đi quanh vòng tròn và bắt một người bất kỳ, người chơi cố tạo ra tiếng động để người bịt mắt mất phương hướng khó phán đoán. Cho đến khi người bịt mắt bắt được và đoán đúng tên một ai đó thì người đó phải thế chỗ cho người bịt mắt. Nếu không bắt được ai lại hô bắt đầu để mọi người di chuyển.
Cách 2
Chọn hai người vào chơi, một người làm dê, một người đi bắt dê. Cả hai cùng đứng trong vòng tròn và bịt bịt mắt, đứng quay lưng vào nhau. Sau đó nghe theo hiệu lệnh người làm dê vừa di chuyển vừa kêu “be be” để người bắt dê định hình phương hướng và đuổi bắt. Những người đứng xung quanh hò reo tạo không khí sôi động. Người săn bắt được dê thì dê được thay chỗ làm người săn và một người khác ở hàng rào vào làm dê, người săn thắng cuộc trở lại làm hàng rào.
c. Luật chơi trò bịt mắt bắt dê
- Mắt phải được bịt kín
- Người chơi chỉ được cổ vũ, không được nhắc hoặc mách cho bạn đi bắt dê
- Không được đi ra khỏi vòng tròn
- Nếu trong một thời gian quy định mà không bắt được dê thì coi như bên dê thắng và thay người khác vào chơi.
( In trong 100 trò chơi dân gian cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng , 2014)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Văn bản “Bịt mắt bắt dê” thuộc thể loại nào ? (Nhận biết)
A. Văn bản nghị luận
B. Văn bản truyện ngụ ngôn
C. Văn bản truyền thuyết
D. Văn bản thông tin
Câu 2: Văn bản “Bịt mắt bắt dê” cung cấp được những thông tin cơ bản nào? (Nhận biết)
A. Mục đích, hướng dẫn chơi, luật chơi
B. Mục đích, chuẩn bị, hướng dẫn chơi
C. Nguồn gốc, hướng dẫn chơi, luật chơi
D. Mục đích, hướng dẫn chơi, hình thức xử phạt
Câu 3: Văn bản “Bịt mắt bắt dê” hướng dẫn bao nhiêu cách chơi? (Nhận biết)
A. 1 cách chơi
B. 2 cách chơi
C. 3 cách chơi
D. 4 cách chơi
Câu 4: Đoạn văn sau sử dụng phép liên kết nào “Trò chơi bịt mắt bắt dê giúp trẻ rèn luyện kĩ năng di chuyển, nhanh nhẹn, khéo léo và khả năng phán đoán. Trò chơi giúp tạo không khí vui vẻ, sôi động và tăng thêm tính đoàn kết. (Nhận biết)
A. Phép lặp
B. Phép thế
C. Phép nối
D. Phép liên tưởng
Câu 5: Thông tin trong mục “Hướng dẫn cách chơi” được triển khai theo cách nào? (Hiểu)
A. Theo trình tự thời gian
B. Theo trình tự không gian
C. Theo quan hệ nhân quả
D. Theo diễn biến tâm lí
Câu 6: Giải thích nghĩa của từ “săn” trong câu văn: “Người săn bắt được dê thì dê được thay chỗ làm người săn và một người khác ở hàng rào vào làm dê, người săn thắng cuộc trở lại làm hàng rào" (Hiểu)
A. Rắn chắc
B. Đuổi bắt
C. Chăm sóc
D. Xoắn chặt
Câu 7: Trò chơi “Bịt mắt bắt dê” mang đến cho em những trải nghiệm gì? (Vận dụng)
Câu 8: Theo em, giữa trò chơi dân gian và trò chơi điện tử em thích trò chơi nào hơn? Vì sao? (Vận dụng)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Em hãy viết bài văn biểu cảm về người thân em yêu quý nhất (ông bà, cha mẹ, anh chị,…)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn lớp 7
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
|
ĐỌC HIỂU |
6,0 |
|
1 |
D |
0,5 |
2 |
A |
0,5 |
|
3 |
B |
0,5 |
|
4 |
A |
0,5 |
|
5 |
A |
0,5 |
|
6 |
B |
0,5 |
|
7 |
Những trải nghiệm :
Giáo viên linh hoạt đáp án.
|
1,5 |
|
8 |
|
0,5 1,0 |
|
II |
|
VIẾT |
4,0 |
|
giới thiệu đối tượng biểu cảm; thân bài: biểu lộ cảm xúc về đối tượng; Kết bài khẳng định lại tình cảm. |
0,25 |
|
|
người thân mà em yêu quý |
0,25 |
|
|
tượng được biểu cảm HS triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo được các ý sau |
|
|
|
- Giới thiệu được đối tượng biểu cảm và cảm xúc của bản thân về đối tượng đó - Lần lượt biểu lộ những tình cảm, cảm xúc sâu sắc, chân thực của người viết thông qua việc kể, tả lại các kỉ niệm cảm động đáng nhớ; các đặc điểm nổi bật của đối tượng; lí giải được nguyên nhân khiến em có tình cảm, cảm xúc đó. -Khẳng định lại tình cảm của bản thân đối với đối tượng đang được nhắc đến |
2,5 |
|
|
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,5 |
|
|
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo, giàu cảm xúc. |
0,5 |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 7
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
|
|
|
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|
||||
|
|
|
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|
1
|
Đọc hiểu
|
- Văn bản thông tin
|
4 |
0 |
2 |
0 |
0 |
2 |
0 |
|
60 |
2 |
Viết
|
Biểu cảm về con người |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
20 |
5 |
10 |
15 |
0 |
40 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
25% |
25% |
40% |
10% |
|
||||||
Tỉ lệ chung |
50% |
50% |
|
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu
|
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
- Văn bản thông tin
|
Nhận biết: - Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản thông tin. - Nhận biết được đặc điểm văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. - Xác định được số từ, phép liên kết. Thông hiểu: - Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản. - Chỉ ra được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản thông tin. - Chỉ ra được tác dụng của cước chú, tài liệu tham khảo trong văn bản thông tin. - Chỉ ra được cách triển khai các ý tưởng và thông tin trong văn bản (chẳng hạn theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng, hoặc các đối tượng được phân loại). - Giải thích được ý nghĩa chức năng liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Đánh giá được tác dụng biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản in hoặc văn bản điện tử. - Rút ra được những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. |
4 TN
|
2TN
|
2TL
|
|
2 |
Viết |
Cảm nghĩ về người thân |
Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn biểu cảm về con người |
|
|
|
1TL*
|
Tổng |
|
4TN |
2TN |
2 TL |
1 TL |
||
Tỉ lệ % |
|
20 |
10 |
30 |
40 |
||
Tỉ lệ chung |
|
30 |
70 |
Ngoài Đề Thi HK2 Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo Có Đáp Án Và Đặc Tả thì các đề thi trong chương trình lớp 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Xem thêm