Docly

Đề Thi Giữa Kì 2 Vật Lý 7 Trắc Nghiệm 2021-2022 Có Đáp Án Và Ma Trận

Đề Thi Giữa Kỳ 2 Vật Lý 7 Trắc Nghiệm 2021-2022 Có Đáp Án Và Ma Trận được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Vật lý là một môn học thú vị và quan trọng trong chương trình giáo dục của học sinh lớp 7. Để đánh giá sự tiến bộ và nắm vững kiến thức của học sinh, chúng tôi xin giới thiệu “Đề Thi Giữa Kì 2 Vật Lý 7 Trắc Nghiệm 2021-2022 Có Đáp Án Và Ma Trận”.

Đề thi này là một tài liệu hữu ích giúp các bạn ôn tập và kiểm tra kiến thức vật lý của mình trong kỳ học 2 năm 2021-2022. Bộ đề thi bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm, được thiết kế cẩn thận và phù hợp với nội dung chương trình học. Việc làm các câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp bạn làm quen với các dạng câu hỏi và rèn luyện kỹ năng chọn đáp án đúng.

Đặc biệt, đề thi cung cấp cả đáp án chi tiết và ma trận. Điều này giúp bạn không chỉ biết được đáp án chính xác mà còn hiểu rõ hơn cách giải quyết từng câu hỏi. Ma trận sẽ giúp bạn đánh giá điểm số của mình từng phần và xem xét kỹ lưỡng những điểm mạnh và yếu của mình.

“Đề Thi Giữa Kì 2 Vật Lý 7 Trắc Nghiệm 2021-2022 Có Đáp Án Và Ma Trận” không chỉ giúp bạn ôn tập và nắm vững kiến thức vật lý, mà còn phát triển kỹ năng làm việc với các câu hỏi trắc nghiệm và phân tích dữ liệu trong ma trận. Đây là những kỹ năng quan trọng không chỉ trong môn vật lý mà còn trong nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống.

Hãy sử dụng “Đề Thi Giữa Kì 2 Vật Lý 7 Trắc Nghiệm 2021-2022 Có Đáp Án Và Ma Trận” để ôn tập kiến thức và rèn luyện kỹ năng của bạn. Điều này sẽ giúp bạn tự tin và chuẩn bị tốt cho kỳ thi giữa kì 2 môn vật lý lớp 7.

Đề thi tham khảo

Top 30 Đề Thi Kì 1 Toán 7 Có Đáp Án
Đề Thi Vật Lý Lớp 7 Học Kì 2 Năm 2021-2022 Có Đặc Tả Và Đáp Án
Đề Thi Vật Lý Lớp 7 Học Kì 2 Năm 2022 Có Đáp Án Và Ma Trận
5 Đề Thi Vật Lý Lớp 7 Học Kì 2 Năm 2021-2022 Có Đáp Án
Bộ Đề Thi Vật Lý Lớp 7 Học Kì 2 Năm 2021-2022

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline



ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2021 –2022

MÔN VẬT LÍ 7




Câu 1. Hình nào sau đây có chiều dòng điện biểu diễn đúng?

A. hình A B. hình C C. hình D D. hình B

Câu 2. Có 4 vật a, b, c, d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì:

A. vật b và d có điện tích cùng dấu B. vật b và c có điện tích cùng dấu

C. vật a và c có điện tích cùng dấu D. vật a và d có điện tích trái dấu

Câu 3. Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện. Có thể giải thích hiện tượng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện?

A. Tác dụng hóa học B. Tác dụng từ và tác dụng hóa học

C. Tác dụng từ D. Tác dụng sinh lí

Câu 4. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có dòng điện chạy qua?

A. Một thanh êbônit cọ xát vào len.

B. Máy tính “cầm tay” đang hoạt động.

C. Một bóng đèn điện đang sáng.

D. Một chiếc máy cưa dùng điện đang hoạt động.

Câu 5. Thiết bị được chế tạo không dựa vào tác dụng từ của dòng điện là

A. nam châm điện B. quạt điện C. máy bơm nước. D. bóng đèn điện.

Câu 6. Vật nào không có khả năng cách điện?

A. Dây cao su. B. Một mảnh ni lông.

C. Một đoạn dây thép. D. Một mảnh vải.

Câu 7. Khi nói về các tác dụng của dòng điện, kết luận nào không đúng?

A. Dòng điện có thể làm phát sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang mặc dù đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao. Điều đó chứng tỏ, dòng điện có tác dụng quang.

B. Dòng điện chạy qua ống dây có tác dụng làm kim nam châm lệch ra khỏi vị trí cân bằng hoặc hút các vật bằng sắt hay thép. Điều đó chứng tỏ, dòng điện có tác dụng nhiệt.

C. Khi dòng điện chạy qua vật dẫn điện thì nó làm vật dẫn đó nóng lên. Điều đó chứng tỏ dòng điện có tác dụng nhiệt.

D. Dòng điện có các tác dụng nhiệt, quang, từ, hóa, sinh lí.

Câu 8. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?

A. Làm quay kim nam châm B. Làm nóng dây dẫn.

C. Hút các vụn giấy D. Làm tê liệt thần kinh

Câu 9. Tia chớp là do các điện tích chuyển động rất nhanh qua không khí tạo ra. Trong trường hợp này không khí tại đó

A. tạo thành dòng điện B. nóng lên

C. trở thành vật liệu dẫn điện D. phát sáng

Câu 10. Một thanh kim loại chưa bị nhiễm điện được cọ xát và sau đó trở thành vật mang điện tích dương. Thanh kim loại khi đó ở vào tình trạng nào trong các tình trạng sau?

A. Mất bớt điện tích dương B. Mất bớt electron

C. Nhận thêm điện tích dương D. Nhận thêm electron

Câu 11. Cho sơ đồ mạch điện như hình 28.2.

Chỉ có đèn 2 (Đ2) sáng trong trường hợp nào dưới đây?

C



A. Cả 3 công tắc đều đóng B. K đóng, K­1 và K2 mở

C. K và K­2 đóng, K1 mở D. K và K­1 mở, K2 đóng

Câu 12. Chất dẫn điện là chất:

A. có khả năng cho các hạt mang điện tích dương chuyển động qua.

B. cho dòng điện đi qua.

C. có khả năng cho các hạt mang điện tích âm chuyển động qua.

D. Các câu A, B, C đều đúng.

Câu 13. Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo ra các thiết bị dùng trong sinh hoạt hàng ngày như:

A. Máy hút bụi, nam châm điện. B. Điện thoại, quạt điện

C. Bàn là, bếp điện. D. Mô tơ điện, máy bơm nước.

Câu 14. Tổng điện tích hạt nhân của nguyên tử sắt là 26 nên khi trung hòa về điện thì tổng số electron của nguyên tử sắt này là:

A. 13 B. 26

C. không có electron nào D. 52

Câu 15. Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải:

A. Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch.

B. Nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian

C. Nối cuộn dây thép với cực dương nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và cho dòng điện chạy qua dung dịch.

D. Ngâm cuộn dây trong dung dịch muối kẽm rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này.

Câu 16. Chọn phát biểu sai:

A. Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì hút nhau.

B. Hai vật nhiễm điện khác dấu thì hút nhau.

C. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ.

D. Vật nhiễm điện là vật mang điện tích.

Câu 17. Thanh thủy tinh tích điện dương khi cọ xát vào lụa, mảnh pôliêtilen tích điện âm khi cọ xát vào len. Đưa mảnh lụa và mảnh len lại gần nhau thì:

A. đẩy nhau B. hút lẫn nhau

C. không hút, không đẩy nhau D. vừa hút vừa đẩy nhau

Câu 18. Vật nào sau đây là nguồn điện?

A. Pin, ắc quy B. Ắc quy, bếp điện

C. Pin, bàn là D. Bếp từ; nam châm điện

Câu 19. Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại, đó là tác dụng nào của dòng điện?

A. Tác dụng hóa học B. Tác dụng nhiệt

C. Tác dụng sinh lí D. Tác dụng từ

Câu 20. Trong vật nào dưới dây không có các electron tự do?

A. Một đoạn dây nhựa. B. Một đoạn dây thép.

C. Một đoạn dây đồng. D. Một đoạn dây nhôm.

Câu 21. Hãy so sánh chiều dòng điện và chiều dịch chuyển của các electron tự do tong mạch điện?

A. Ban đầu thì cùng chiều, sau một thời gian lại ngược chiều

B. Cùng chiều

C. Ngược chiều

D. Chuyển động theo hướng vuông góc

Câu 22. Một vật như thế nào thì gọi là trung hòa về điện?

A. vật nhận thêm một số electron.

B. vật có tổng điện tích âm bằng tổng điện tích dương.

C. vật nhận thêm một số điện tích dương.

D. vật được cấu tạo bởi các nguyên tử trung hòa về điện.

Câu 23. Chuông điện hoạt động là do:

A. tác dụng hút và đẩy của các vật bị nhiễm điện.

B. tác dụng nhiệt của dòng điện.

C. tác dụng từ của thỏi nam châm vĩnh cửu gắn trong chuông điện.

D. tác dụng từ của dòng điện.

Câu 24. Nguồn điện nào dưới đây là sai?

A. hình C B. hình D C. hình B D. hình A

Câu 25. Vật nào dưới đây là vật liệu dẫn điện?

A. Thanh gỗ khô B. Một đoạn dây nhựa

C. Thanh thủy tinh D. Một đoạn ruột bút chì

Câu 26. Chọn một phát biểu sai về chiều dòng điện:

A. Dòng điện được cung cấp bởi pin hoặc acquy có chiều không đổi (được gọi là dòng điện một chiều).

B. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.

C. Chiều dòng điện là chiều từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện.

D. Dòng điện thường dùng ở gia đình là dòng điện xoay chiều.

Câu 27. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các hạt

A. Hạt nhân và êlectrôn tự do B. Hạt nhân

C. Êlectrôn tự do D. Không có loại hạt nào cả.

Câu 28. Trong các cách sau đây thì cách nào làm lược nhựa nhiễm điện?

A. Cả ba cách trên B. Phơi lược nhựa ngoài sân

C. Nhúng lược nhựa vào nước ấm D. Cọ xát lược nhựa vào mảnh len

Câu 29. Trong các thiết bị dưới đây, thiết bị nào ứng dụng tác dụng từ của dòng điện?

A. Nam châm vĩnh cửu B. Bàn là điện

C. Máy sấy tóc D. Nam châm điện

Câu 30. Sơ đồ của mạch điện là gì?

A. Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó.

B. Là ảnh chụp mạch điện thật.

C. Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ.

D. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện.



------ HẾT ------

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

A

A

D

C

B

C

C

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

B

C

B

B

A

B

A

C

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

D

D

D

D

C

C

D

D

D



MA TRẬN ĐỀ THI



Cấp độ



Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Sự nhiễm điện do cọ xát. Hai loại điện tích

- Nêu được sự tương tác giữa hai loại điện tích.

- Nêu được cách làm các vật bị nhiễm điện.

- Biết cách làm cho chiếc lược nhựa nhiễm điện.

- giải thích được hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế và cách tránh hiện tượng đó.



Số câu

Số điểm

2

0,67


2

0,67


2

0,67




6

2

Dòng điện – nguồn điện. Chất dẫn điện và chất cách điện. Sơ đồ mạch điện.

- Nêu được khái niệm dòng điện trong kim loại.

- Nêu được khái niệm dòng điện.

- Nêu được quy ước chiều dòng điện.

- Nêu được khái niệm chất dẫn điện, chất cách điện.

- Nêu được ví dụ các nguồn điện.

- Nêu được một số loại vật liệu dùng để dẫn điện, cách điện.

- Biết được vật liệu chứa các electron tự do.


- Vẽ được sơ đồ mạch điện từ thiết bị điện cho trước.


Số câu

Số điểm

7

2,33


6

2


1

0,33


1

0,33


15

5

Tác dụng của dòng điện


- Nêu được một số thiết bị hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt, tác dụng từ, tác dụng phát sáng và tác dụng sinh lí của dòng điện.




Số câu

Số điểm

2

1,33


4

1,33


3

1




9

3

T.s câu

T.s điểm





30

10



Ngoài Đề Thi Giữa Kỳ 2 Vật Lý 7 Trắc Nghiệm 2021-2022 Có Đáp Án Và Ma Trận thì các đề thi trong chương trình lớp 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm

Đề Thi Giữa Kì 1 Toán 7 Năm 2022-2023 Có Đáp Án – Đề 1
Bộ Đề Thi Giữa Kì 2 Toán 7 Năm 2022 Có Đáp Án
15 Đề Thi kì 2 Toán 7 Có Đáp Án – Tài Liệu Toán
Đề Thi Tiếng Anh Lớp 7 Học Kì 2 Tiếng Anh 7 (2 Kỹ Năng) Quảng Nam – Đề Số 2
15 Đề Thi HSG Toán 7 Cấp Trường Có Đáp Án
Bộ Đề Thi Học Kì 1 Toán 7 Có Đáp Án Năm Học 2020-2021 Rất Hay
Bộ Đề Thi Giữa Kì 1 Toán 7 Năm 2020-2021 Có Đáp Án
Bộ Đề Thi Kì 2 Toán 7 Năm 2019-2020 Có Đáp Án
Đề Thi Kì 2 Toán 7 Tỉnh Quảng Nam – Đề Số 2
Đề Thi Kì 1 Toán 7 Tỉnh Quảng Nam – Đề Số 2