Docly

Đề Kiểm Tra Lịch Sử Giữa Kì 1 Lớp 11 Sở GD&ĐT Bắc Ninh [2022]

Đề Kiểm Tra Lịch Sử Giữa Kì 1 Lớp 11 Sở GD&ĐT Bắc Ninh [2022] Có Đáp Án – Lịch Sử Lớp 11 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Bộ Đề Kiểm Tra Giữa Kì 2 Sinh 11 Năm 2022 Có Đáp Án
Top 10 Đề Thi Sinh HK2 Lớp 11 Hay Nhất Có Đáp Án
Đề Thi HSG Sinh 11 Cấp Trường 2022 Có Đáp Án – Sinh Học Lớp 11
Đề Thi HSG Sinh 11 (Olympic) Sở GD&ĐT Quảng Nam Năm 2021
Đề Thi HSG Sinh 11 Cấp Trường Năm Học 2020-2021 Có Đáp Án

Đề Kiểm Tra Lịch Sử Giữa Kì 1 Lớp 11 Sở GD&ĐT Bắc Ninh [2022]

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẮC NINH


(Đề có 01 trang)


ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2022 – 2023

Môn: Lịch sử – Lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu 1: Cuối thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của

A. thực dân Anh.        B. thực dân Pháp. C. thực dân Hà Lan.        D. đế quốc Mĩ.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không có trong cuộc Duy tân Minh Trị?

A. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ vì nợ. B. Cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây.

C. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân. D. Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới.

Câu 3: Đảng Quốc đại(thành lập năm 1885) là chính đảng của giai cấp nào ở Ấn Độ ?

A. Công nhân. B. Nông dân. C. Tư sản. D. Tiểu tư sản.

Câu 4: Theo Hiến pháp năm 1889, Nhật Bản theo chế độ

A. cộng hòa. B. nhà nước Liên bang. C. quân chủ lập hiến. D. quân chủ chuyên chế.

Câu 5: Với Trung Quốc, cách mạng Tân Hợi (năm 1911) đã thực hiện được nhiệm vụ nào sau đây?

A. Chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

B. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc xâm lược.

C. Đánh đuổi đế quốc xâm lược, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

D. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Câu 6: Những nước thực dân nào chiếm nhiều thuộc địa nhất ở Châu Phi?

A. Anh và Đức. B. Anh và Pháp. C. Hà Lan và Anh. D. Pháp và Bồ Đào Nha.

Câu 7: Một trong những điểm giống nhau trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi và Mĩ la tinh thế kỉ XIX là

A. diễn ra liên tục, mạnh mẽ. B. kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang.

C. bị thực dân đàn áp rồi thất bại. D. được sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Câu 8: Cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa nào được xem là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia?

A. khởi nghĩa của Acha Xoa. B. khởi nghĩa của Pucômbô.

C. khởi nghĩa của Commađam. D. khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha.

Câu 9: Hạn chế trong mục tiêu đấu tranh của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là

A. chưa coi trọng nhiệm vụ giai cấp. B. chưa chú ý đến quyền lợi của nông dân.

C. chưa đề cao nhiệm vụ chống phong kiến. D. chưa coi trọng nhiệm vụ chống đế quốc.

Câu 10: Chiến trường chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) nằm ở

A. châu Á. B. châu Âu. C. châu Phi. D. toàn thế giới.

Câu 11: Ý nào sau đây không phải tác động từ việc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ và lan rộng (1914-1918) đến tình hình châu Âu?

A. Phong trào công nhân phát triển nhanh chóng. B. Đời sống nhân dân lao động càng thêm khốn cùng.

C. Các đế quốc mở rộng thuộc địa trên toàn thế giới. D. Mâu thuẫn xã hội trở nên vô cùng gay gắt.

Câu 12: Ngoại cảnh chung nào đã tác động dẫn đến cuộc Duy tân ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm vào thế kỉ XIX?

A. Các nước thực dân phương Tây mở rộng xâm lược thuộc địa.

B. Sau các cuộc cách mạng tư sản, chủ nghĩa tư bản đang thắng thế.

C. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu.

D. Giai cấp tư sản trưởng thành, mâu thuẫn trong xã hội gia tăng.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 13: (3,0 điểm) Hoàn thành bảng kiến thức về cuộc Duy tân Minh Trị theo mẫu sau đây:

Các vấn đề

Nội dung

Mục tiêu


Lực lượng lãnh đạo


Động lực


Hướng phát triển


Tính chất


Hạn chế


Câu 14: (4,0 điểm) Trình bày nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Vì sao nói đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa?

--------- Hết ---------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẮC NINH

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

HƯỚNG DẪN CHẤM

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2022 – 2023

Môn: Lịch sử – Lớp 11

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

A

C

C

A

B

A

B

D

B

C

A

PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu

Hướng dẫn

Điểm

13

Hoàn thành bảng kiến thức về cuộc Duy tân Minh Trị theo mẫu sau đây:

3.0

Các vấn đề

Nội dung

Mục tiêu

Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, chống lại sự xâm lược của thực dân phương Tây

Lực lượng lãnh đạo

Tầng lớp quí tộc tư sản hóa

Động lực

Quần chúng nhân dân (nông dân, thị dân, tư sản, quí tộc tư sản hóa…)

Hướng phát triển

Theo hướng tư bản chủ nghĩa

Tính chất

Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.

Hạn chế

Chưa thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến quân phiệt, chưa đáp ứng được quyền lợi cho quần chúng nhân dân.



0.5


0.5


0.5

0.5


0.5

0.5



14

Trình bày nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1914).

3.25

- Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối XIX đầu XX đã làm thay đổi sâu sắc tương quan lực lượng giữa các đế quốc:

+ Các đế quốc “già” (Anh, Pháp) có hệ thống thuộc địa rộng lớn.

+ Các đế quốc “trẻ” (Đức, Mĩ Nhật) không có hoặc có rất ít thị trường, thuộc địa.

0.5


0.25


- Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng sâu sắc, nhiều cuộc chiến tranh cục bộ nhằm tranh giành thuộc địa đã diễn ra: Chiến tranh Anh – Bô-ơ (1899 – 1902), chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905),...

0.5



- Đức là kẻ hung hăng nhất, thái độ của Đức khiến quan hệ quốc tế ở châu Âu ngày càng căng thẳng.

0.5


- Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau:

+ Phe Liên minh: Đức – Italia – Áo-Hung.

+ Phe Hiệp ước: Anh – Pháp – Nga.

0.5



- Mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.


0.5


- 28/6/1914, Thái tử Áo – Hung bị ám sát tại Xéc-bi giới quân phiệt Đức, Áo chớp cơ hội đó để gây chiến tranh.

0.5


Nói đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì:

+ Đây là cuộc chiến tranh của các đế quốc do mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.

+ Nhằm phân chia lại phân chia lại thế giới, cướp đoạt thuộc địa của các đế quốc.

+ Chỉ mang lại nguồn lợi cho một bộ phận tư sản cầm quyền, còn nhân dân lao động và nhân dân thuộc địa càng thêm khốn khổ.


0.75








Ngoài Đề Kiểm Tra Lịch Sử Giữa Kì 1 Lớp 11 Sở GD&ĐT Bắc Ninh [2022] Có Đáp Án – Lịch Sử Lớp 11 thì các đề thi trong chương trình lớp 11 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Đề Kiểm Tra Lịch Sử Giữa Kì 1 Lớp 11 Sở GD&ĐT Bắc Ninh [2022] là bộ tài liệu quan trọng để học sinh lớp 11 ôn tập và kiểm tra kiến thức môn Lịch sử. Được thiết kế theo cấu trúc đề thi chính thức, bộ đề này sẽ giúp học sinh làm quen với độ khó và yêu cầu của bài kiểm tra thực tế.

Bộ đề kiểm tra bao gồm một loạt câu hỏi và bài tập đa dạng, từ những câu hỏi trắc nghiệm cho đến bài tập tự luận. Các câu hỏi và bài tập được chọn lựa kỹ càng và sắp xếp theo từng chủ đề quan trọng trong chương trình học, như các thời kỳ lịch sử, sự kiện quan trọng và vai trò của các nhân vật lịch sử.

Bộ đề này cung cấp đáp án chi tiết cho mỗi câu hỏi và bài tập, giúp học sinh tự kiểm tra và rà soát kiến thức đã học. Điều này giúp học sinh hiểu rõ hơn về các khái niệm, sự kiện và quan hệ nguyên nhân, kết quả trong lịch sử.

Bên cạnh việc ôn tập và kiểm tra kiến thức, bộ đề kiểm tra còn giúp học sinh phát triển kỹ năng làm bài thi, tư duy phân tích và diễn đạt ý kiến trong việc trả lời các câu hỏi và viết bài tập tự luận.

Đề Kiểm Tra Lịch Sử Giữa Kì 1 Lớp 11 Sở GD&ĐT Bắc Ninh [2022] là tài liệu hữu ích cho học sinh lớp 11 để nắm vững kiến thức lịch sử, chuẩn bị tốt cho kỳ thi giữa kì và phát triển kỹ năng cần thiết để thành công trong môn Lịch sử.

>>> Bài viết liên quan:

Top 10 Đề Thi Sinh 11 Học Kì 1 Có Đáp Án Chi Tiết
Đề Thi Sinh 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam Năm 2021-2022
Bộ Đề Thi Sinh HK2 Lớp 11 Năm Học 2020-2021 Có Đáp Án
Đề Kiểm Tra Giữa Kì 2 Sinh 11 Có Đáp Án (Đề 2) – Sinh Học Lớp 11
Đề Thi Giữa Học Kỳ 2 Môn Sinh 11 Có Đáp Án
Đề Thi HSG Sinh Lớp 11 Năm 2021 Trường Trần Nguyên Hãn Vòng 1
Đề Thi Sinh 11 Học Kì 1 Năm Học 2020 Có Đáp Án
Đề Thi Sinh HK2 Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 2)
Đề Thi Sinh Lớp 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1)
Đề Thi Sinh Lớp 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 2)