Docly

Đề Thi Sử Lớp 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam Năm 2020

Đề Thi Sử Lớp 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam Năm 2020 Có Đáp Án – Lịch Sử Lớp 11 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Top 20 Đề Thi HSG Sinh 11 (Opympic) Có Đáp Án Và Lời Giải
Đề Thi Sử Lớp 11 Học Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án
Đề Kiểm Tra Lịch Sử Giữa Kì 1 Lớp 11 Sở GD&ĐT Bắc Ninh [2022]
Bộ Đề Thi Sử Lớp 11 Học Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án
Đề Kiểm Tra Lịch Sử Giữa Kì 1 Lớp 11 Năm 2022-2023 (Đề 1)

Đề Thi Sử Lớp 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam Năm 2020

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

QUẢNG NAM



(Đề gồm có 2 trang)


KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020

Môn: LỊCH SỬ – Lớp 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 601


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)


Câu 1: Sau cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản, tầng lớp Samurai chủ trương xây dựng đất nước bằng

A. sức mạnh quân sự. B. truyền thống văn hóa.

C. sức mạnh kinh tế. D. sức mạnh chính trị.

Câu 2: Mục tiêu trong Luận cương tháng tư của Lê-nin là gì?

A. Tạo điều kiện cho giai cấp tư sản phát triển.

B. Duy trì chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.

C. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

D. Chuyển từ chế độ phong kiến sang cách mạng dân chủ tư sản.

Câu 3: Thực chất Chính sách láng giềng thân thiện của Mĩ (năm 1934) đối với các nước Mĩ Latinh là

A. xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ và củng cố vị trí của Mĩ ở khu vực này.

B. muốn trở thành người anh cả giúp đỡ các nước ở khu vực này.

C. để cùng nhau hợp tác và phát triển ngày càng ổn định.

D. lôi kéo các nước nhằm xây dựng một đồng minh mạnh ở khu vực này.

Câu 4: Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã

A. thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.

B. duy trì nền quân chủ chuyên chế.

C. tiến hành những cải cách tiến bộ.

D. nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.

Câu 5: Ý nào không phản ánh đúng chính sách kinh tế của thực dân Anh đối với Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX?

A. Ra sức vơ vét lương thực, nguyên liệu cho chính quốc.

B. Đầu tư vốn phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn.

C. Mở rộng công cuộc khai thác một cách quy mô.

D. Bóc lột nhân công để thu lợi nhuận.

Câu 6: Để khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, các nước Đức, Italia, Nhật Bản đã tiến hành

A. cải cách kinh tế - xã hội, đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất.

B. thiết lập các chế độ độc tài phát xít, chạy đua vũ trang.

C. mở rộng quan hệ với các nước để phát triển kinh tế.

D. ứng dụng khoa học - kĩ thuật tiên tiến, tập trung phát triển kinh tế.

Câu 7: Trật tự thế giới mới thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) được gọi là

A. trật tự thế giới đa cực. B. hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn.

C. trật tự hai cực I-an-ta. D. trật tự thế giới đơn cực.

Câu 8: Tính chất của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là

A. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ. B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

C. cách mạng dân chủ tư sản điển hình. D. cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 9: Đâu không phải là điểm chung của những cuộc đấu tranh chống Pháp ở Đông Dương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

A. Thiếu đường lối đúng đắn. B. Mang tính tự phát.

C. Do tư sản lãnh đạo. D. Thiếu tổ chức lãnh đạo.

Câu 10: Tính chất của cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là

A. cách mạng vô sản. B. cách mạng tư sản triệt để.

C. cách mạng tư sản không triệt để. D. cách mạng giải phóng dân tộc.

Câu 11: Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ là thuộc địa của đế quốc

A. Nga. B. Anh. C. Nhật. D. Mĩ.

Câu 12: Đến giữa thế kỉ XIX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều tồn tại chế độ

A. chiếm hữu nô lệ. B. tư bản chủ nghĩa.

C. xã hội chủ nghĩa. D. phong kiến.

Câu 13: Từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập?

A. Mã Lai. B. Miến Điện. C. Việt Nam. D. Xiêm.

Câu 14: Năm 1882, các nước Đức, Áo – Hung và Italia đã thành lập khối

A. Phát xít. B. Đồng minh. C. Liên minh. D. Hiệp ước.

Câu 15: Thái độ của Mĩ trong giai đoạn thứ nhất (1914 – 1916) của Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

A. Mâu thuẫn với Đức. B. Trung lập.

C. Ủng hộ phe Liên minh. D. Ủng hộ phe Hiệp ước.


II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)


Câu 1. (2 điểm). Trình bày nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868.

Câu 2. (3 điểm).

a. Lập bảng so sánh cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 theo mẫu sau:


Nội dung so sánh

Cuộc Duy tân Minh Trị

Cách mạng tháng Mười Nga

Nhiệm vụ



Lãnh đạo



Hình thức



Tính chất




b. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến cách mạng Việt Nam.


------ HẾT ------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

QUẢNG NAM



(Đề gồm có 2 trang)


KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020

Môn: LỊCH SỬ – Lớp 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 602


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)


Câu 1: Nửa sau thế kỉ XIX, ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia là thuộc địa của thực dân

A. Bồ Đào Nha. B. Anh. C. Tây Ban Nha. D. Pháp.

Câu 2: Sự kiện mở đầu Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 ở Nga

A. cuộc tấn công Cung điện Mùa Đông vào ngày 25/10/1917.

B. cuộc nổi dậy của nông dân vùng ngoại ô Mát-xcơ-va.

C. cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát.

D. cuộc khởi nghĩa vũ trang của công nhân ở Mát-xcơ-va.

Câu 3: Ý nào không phải là chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX?

A. Khơi gợi sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo, đẳng cấp trong xã hội.

B. Mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.

C. Chia để trị, chia rẽ người Ấn với các dân tộc khác ở Ấn Độ.

D. Du nhập và tạo điều kiện cho sự phát triển của Thiên Chúa giáo ở Ấn Độ.

Câu 4: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 có đặc điểm gì?

A. Khủng hoảng thiếu, kéo dài và trầm trọng nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.

B. Khủng hoảng thừa, kéo dài và trầm trọng nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.

C. Khủng hoảng diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.

D. Khủng hoảng thừa, diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.

Câu 5: Giai đoạn thứ nhất (1914 – 1916) của Chiến tranh thế giới thứ nhất, ưu thế thuộc về phe

A. Hiệp ước. B. Đồng minh. C. Phát xít. D. Liên minh.

Câu 6: Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là

A. quá trình tập trung lực lượng của tổ chức Đồng minh hội đã chín muồi.

B. chính quyền Mãn Thanh trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc.

C. giai cấp tư sản và tiểu tư sản ở Trung Quốc ngày càng lớn mạnh.

D. các nước đế quốc tăng cường xâu xé bóc lột nhân dân Trung Quốc.

Câu 7: Để khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933), các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tiến hành

A. cải cách kinh tế - xã hội, đổi mới quản lí, tổ chức sản xuất.

B. tăng cường mở rộng, xâm chiếm và bóc lột thuộc địa.

C. thiết lập chế độ độc tài phát xít, ráo riết chạy đua vũ trang.

D. phát triển công nghiệp quốc phòng, ứng dụng khoa học tiên tiến.

Câu 8: Đảng Quốc đại ở Ấn Độ là chính đảng của giai cấp

A. địa chủ. B. nông dân. C. tư sản. D. công nhân.

Câu 9: Nội dung chính trong học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc là

A. “đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền”.

B. “dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.

C. “dân tộc độc lập, dân quyền hạnh phúc, dân sinh tự do”.

D. “tự do, dân chủ, cơm áo hòa bình”.

Câu 10: Mĩ quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô năm 1933 xuất phát từ

A. lợi ích của nước Mĩ. B. việc muốn xây dựng một thế giới hòa bình.

C. lợi ích của cả hai nước. D. việc muốn cải thiện quan hệ hai nước.

Câu 11: Thể chế chính trị của Nhật Bản theo Hiến pháp năm 1889 là

A. quân chủ lập hiến. B. chuyên chế tập quyền.

C. quân chủ chuyên chế. D. cộng hòa liên bang.

Câu 12: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì?

A. Thái tử Áo - Hung bị ám sát. B. Đức tuyên chiến với Pháp.

C. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa. D. Sự hình thành phe Hiệp ước.

Câu 13: Nguyên nhân nào làm cho các nước Đông Nam Á trở thành mục tiêu xâm lược của thực dân phương Tây từ nửa sau thế kỉ XIX?

A. Có chế độ chính trị ổn định. B. Có nền văn hóa đa dạng.

C. Nền kinh tế phát triển nhanh chóng. D. Chế độ phong kiến bị khủng hoảng.

Câu 14: Trật tự thế giới mới theo hệ thống Vec-xai – Oa-sinh-tơn được thiết lập sau khi

A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công. B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

C. Chiến tranh lạnh kết thúc. D. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

Câu 15: Năm 1907, các nước Anh, Pháp, Nga đã thành lập khối

A. Hiệp ước. B. Phát xít. C. Đồng minh. D. Liên minh.


II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)


Câu 1. (2 điểm). Trình bày nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

Câu 2. (3 điểm).

a. Lập bảng so sánh cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 theo mẫu sau:


Nội dung so sánh

Cuộc Duy tân Minh Trị

Cách mạng tháng Mười Nga

Nhiệm vụ



Lãnh đạo



Hình thức



Tính chất



b. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến cách mạng Việt Nam.


------ HẾT ------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

QUẢNG NAM



(Đề gồm có 2 trang)


KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020

Môn: LỊCH SỬ – Lớp 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 603


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)


Câu 1: Tính chất của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là cách mạng

A. tư sản triệt để. B. giải phóng dân tộc.

C. dân chủ tư sản. D. vô sản.

Câu 2: Ý nào chứng tỏ Mĩ đã góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?

A. Giữ vai trò trung lập với các cuộc xung đột quân sự ngoài nước Mĩ.

B. Chính sách láng giềng thân thiện với Mĩ Latinh.

C. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

D. Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven.

Câu 3: Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay

A. Tư sản. B. Thiên hoàng. C. Tướng quân. D. Thủ tướng.

Câu 4: Sự kiện nào biến Cam-pu-chia trở thành thuộc địa của Pháp vào nửa sau thế kỉ XIX?

A. Pháp gây áp lực buộc Nô-rô-đôm chấp nhận quyền bảo hộ.

B. Giáo sĩ phương Tây xâm nhập vào Cam-pu-chia.

C. Xiêm nhường quyền bảo hộ cho thực dân Pháp.

D. Thực dân Pháp buộc vua Nô-rô-đôm kí Hiệp ước 1884.

Câu 5: Đức là nước hung hăng nhất trong cuộc đua giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX vì

A. có nhiều tướng giỏi được huấn luyện đầy đủ.

B. lực lượng quân đội hùng hậu, trang bị hiện đại.

C. là nước đế quốc “già” nhưng có ít thuộc địa.

D. tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhưng ít thuộc địa.

Câu 6: Nước thu được nhiều lợi nhuận nhất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là

A. Italia. B. Mĩ. C. Pháp. D. Nhật Bản.

Câu 7: Những cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nhân dân Đông Dương vào cuối thế kỉ XIX

A. hầu hết đều thất bại. B. đều giành được độc lập.

C. buộc Pháp rút khỏi Đông Dương. D. buộc Pháp tiến hành cải cách.

Câu 8: Cuộc khởi nghĩa nào là biểu tượng cho liên minh chiến đấu của hai nước Việt Nam và Campuchia vào nửa sau thế kỉ XIX?

A. Pu-côm-bô. B. Si-vô-tha. C. Com-ma-đam. D. A-cha Xoa.

Câu 9: Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên nhằm duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Liên hợp quốc. B. Hội Quốc liên.

C. Liên minh châu Âu. D. Khối Liên minh.

Câu 10: Vai trò của các công ty độc quyền ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là

A. lũng đoạn về chính trị và văn hóa.

B. chi phối, lũng đoạn cả kinh tế lẫn chính trị.

C. làm chủ tư liệu sản xuất trong xã hội.

D. chi phối nền kinh tế và quân sự.


Câu 11: Chủ trương của Mĩ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô năm 1933 là

A. giữ quan hệ ngoại giao trong tư thế nước lớn.

B. cùng nhau giải quyết các vấn đề quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

C. không từ bỏ lập trường chống cộng sản.

D. cùng nhau giải quyết các vấn đề hai bên cùng quan tâm.

Câu 12: Đầu thế kỉ XX, sự kiện nào được nhân dân Ấn Độ coi là ngày quốc tang?

A. Đảng Quốc đại phân hóa. B. Đạo luật chia cắt Ben-gan được ban hành.

C. Đạo luật chia cắt Ben-gan có hiệu lực. D. Lãnh tụ Tilắc bị bắt.

Câu 13: Giai đoạn thứ hai (1917 – 1918) của Chiến tranh thế giới thứ nhất, ưu thế thuộc về phe

A. Liên minh. B. Hiệp ước. C. Phát xít. D. Đồng minh.

Câu 14: Những năm đầu thế kỉ XX, Anh thực hiện đạo luật chia cắt Ben-gan ở Ấn Độ dựa trên cơ sở

A. tôn giáo. B. văn hóa. C. chính trị. D. kinh tế.

Câu 15: Chính quyền được thành lập sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là

A. Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công - nông - binh.

B. nền chuyên chính của giai cấp vô sản.

C. nền chuyên chính của quý tộc và phong kiến.

D. chính quyền của giai cấp tư sản.

II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)


Câu 1. (2 điểm). Trình bày những nét chính về quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX.

Câu 2. (3 điểm).

a. Lập bảng so sánh cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 theo mẫu sau:


Nội dung so sánh

Cuộc Duy tân Minh Trị

Cách mạng tháng Mười Nga

Nhiệm vụ



Lãnh đạo



Hình thức



Tính chất



b. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến cách mạng Việt Nam.



------ HẾT ------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020

QUẢNG NAM Môn: LỊCH SỬ – Lớp 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Phần đáp án câu trắc nghiệm: (5 điểm)


601

602

603

1

A

D

C

2

C

C

A

3

A

D

C

4

C

B

D

5

B

D

D

6

B

B

B

7

B

A

A

8

D

C

A

9

C

B

B

10

C

A

B

11

B

A

C

12

D

A

C

13

D

D

B

14

C

D

A

15

B

A

A


II. Phần đáp án câu tự luận: (5 điểm)

MÃ ĐỀ 601

Câu

Nội dung

Điểm

1

Nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868.

- Cuối 1867 - đầu 1868, chế độ Mạc phủ bị sụp đổ. Thiên hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi đã tiến hành một loạt cải cách chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục.

- Về chính trị: Xóa bỏ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

- Về kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống…

- Về quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng.

- Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật, cử học sinh giỏi đi du học phương Tây.


0.25


0.5


0.5


0.5


0.25

2

a. Bảng so sánh cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:

Nội dung

Cuộc Duy tân Minh Trị

Cách mạng tháng Mười Nga

Nhiệm vụ

Lật đổ chế độ Mạc phủ; đưa đất nước phát triển theo con đường TBCN

Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời; đưa đất nước phát triển theo con đường XHCN

Lãnh đạo

Giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc tư sản hóa

Giai cấp vô sản (Đảng Bônsêvích)

Hình thức

Duy tân cải cách.

Nội chiến.

Tính chất

Cách mạng tư sản không triệt để.

Cách mạng vô sản (cách mạng XHCN)


b. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến cách mạng Việt Nam:

- Năm 1920, sau khi tiếp xúc Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc VN...

- Học tập Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin về nước thông qua sách báo, tài liệu bí mật,... huấn luyện cán bộ,...

- Từ kinh nghiệm thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930), đã lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.


Lưu ý: Ở câu 2 a

- Về nhiệm vụ: Nếu học sinh trả lời “lật đổ chế độ Mạc phủ” và “lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời” thì cũng đạt điểm tối đa.

- Về lãnh đạo:

+ Ở cuộc Duy tân Minh Trị: Nếu học sinh trả lời là “Thiên hoàng Minh Trị” thì cũng đạt điểm tối đa.

+ Ở Cách mạng tháng Mười Nga: Nếu học sinh trả lời là “Lê-nin” thì cũng đạt điểm tối đa.




0,5



0,5


0,5

0,5




0,5


0,25



0,25

------------- HẾT ------------

MÃ ĐỀ 602


Câu

Nội dung

Điểm

1

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

- Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều giữa các nước tư bản về kinh tế, chính trị đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên: chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha (1898); chiến tranh Anh - Bôơ (1899 - 1902); chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905)

- Để chuẩn bị một cuộc chiến tranh giành thuộc địa, các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập: khối Liên minh gồm Đức, Áo - Hung (1882) và khối Hiệp ước gồm Anh, Pháp, Nga (1907).

- Cả hai khối quân sự này tích cực chạy đua vũ trang nhằm tranh nhau làm bá chủ thế giới.

- Như vậy, mâu thuẫn cơ bản giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.


0,5


0,5



0,5



0,25

0,25

2

a. Bảng so sánh cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:

Nội dung

Cuộc Duy tân Minh Trị

Cách mạng tháng Mười Nga

Nhiệm vụ

Lật đổ chế độ Mạc phủ; đưa đất nước phát triển theo con đường TBCN

Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời; đưa đất nước phát triển theo con đường XHCN

Lãnh đạo

Giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc tư sản hóa

Giai cấp vô sản (Đảng Bônsêvích)

Hình thức

Duy tân cải cách.

Nội chiến.

Tính chất

Cách mạng tư sản không triệt để.

Cách mạng vô sản (cách mạng XHCN)

b. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến cách mạng Việt Nam:

- Năm 1920, sau khi tiếp xúc Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc VN....

- Học tập Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin về nước thông qua sách báo, tài liệu bí mật,... huấn luyện cán bộ,...

- Từ kinh nghiệm thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930), đã lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.


Lưu ý: Ở câu 2 a

- Về nhiệm vụ: Nếu học sinh trả lời “lật đổ chế độ Mạc phủ” và “lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời” thì cũng đạt điểm tối đa.

- Về lãnh đạo:

+ Ở cuộc Duy tân Minh Trị: Nếu học sinh trả lời là “Thiên hoàng Minh Trị” thì cũng đạt điểm tối đa.

+ Ở Cách mạng tháng Mười Nga: Nếu học sinh trả lời là “Lê-nin” thì cũng đạt điểm tối đa.




0,5



0,5


0,5

0,5



0,5


0,25



0,25


---------- HẾT---------

MÃ ĐỀ 603


Câu

Nội dung

Điểm

1

Nét chính về quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX.

- Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên,

- Chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng nên không thể tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.

- Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược vào Đông Nam Á.

- Cụ thể: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; Tây Ban Nha, rồi Mĩ chiếm Philippin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Inđônêxia.

- Xiêm (Thái Lan) vẫn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của Anh và Pháp.



0,25

0,5


0,5

0,5


0,25


2

a. Bảng so sánh cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:


Nội dung

Cuộc Duy tân Minh Trị

Cách mạng tháng Mười Nga

Nhiệm vụ

Lật đổ chế độ Mạc phủ; đưa đất nước phát triển theo con đường TBCN

Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời; đưa đất nước phát triển theo con đường XHCN

Lãnh đạo

Giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc tư sản hóa

Giai cấp vô sản (Đảng Bônsêvích)

Hình thức

Duy tân cải cách.

Nội chiến.

Tính chất

Cách mạng tư sản không triệt để.

Cách mạng vô sản (cách mạng XHCN)


b. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến cách mạng Việt Nam:

- Năm 1920, sau khi tiếp xúc Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc VN....

- Học tập Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin về nước thông qua sách báo, tài liệu bí mật,... huấn luyện cán bộ,...

- Từ kinh nghiệm thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930), đã lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.


Lưu ý: Ở câu 2 a

- Về nhiệm vụ: Nếu học sinh trả lời “lật đổ chế độ Mạc phủ” và “lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời” thì cũng đạt điểm tối đa.

- Về lãnh đạo:

+ Ở cuộc Duy tân Minh Trị: Nếu học sinh trả lời là “Thiên hoàng Minh Trị” thì cũng đạt điểm tối đa.

+ Ở Cách mạng tháng Mười Nga: Nếu học sinh trả lời là “Lê-nin” thì cũng đạt điểm tối đa.





0,5



0,5


0,5

0,5




0,5


0,25



0,25


----------- HẾT-----------

Ngoài Đề Thi Sử Lớp 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam Năm 2020 Có Đáp Án – Lịch Sử Lớp 11 thì các đề thi trong chương trình lớp 11 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Đề Thi Sử Lớp 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam Năm 2020 là bộ đề thi đặc biệt được biên soạn để kiểm tra kiến thức và kỹ năng của học sinh lớp 11 trong môn Sử. Bộ đề này tuân thủ chương trình học của Sở GD&ĐT Quảng Nam và phù hợp với yêu cầu của kỳ thi học kì 1.

Đề Thi Sử Lớp 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam Năm 2020 gồm nhiều câu hỏi và bài tập đa dạng, bám sát nội dung và hình thức kiểm tra theo chương trình học. Các câu hỏi và bài tập trong đề thi được thiết kế nhằm đánh giá hiểu biết của học sinh về các sự kiện, nhân vật và quá trình lịch sử quan trọng, đồng thời đánh giá khả năng phân tích, suy luận và đưa ra quan điểm cá nhân.

Đặc biệt, đề thi cung cấp đáp án chi tiết và minh bạch, giúp học sinh tự kiểm tra và đánh giá kết quả làm bài của mình. Đáp án kèm theo giải thích rõ ràng, giúp học sinh hiểu rõ hơn về các khái niệm và quy tắc trong lịch sử.

Đề Thi Sử Lớp 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam Năm 2020 là công cụ hữu ích giúp học sinh ôn tập và nắm vững kiến thức lịch sử, nâng cao khả năng làm bài thi và phân tích. Qua việc làm các bài tập và câu hỏi trong đề thi, học sinh có cơ hội rèn luyện kỹ năng suy nghĩ logic, phân tích sự kiện lịch sử và xây dựng quan điểm riêng.

Đề Thi Sử Lớp 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam Năm 2020 không chỉ giúp học sinh chuẩn bị cho kỳ thi học kì 1 mà còn là nguồn tài liệu quý giá trong quá trình học tập hàng ngày.

>>> Bài viết liên quan:

Đề Thi Sử HK2 Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam Năm 2021-2022
Đề Thi Sử HK2 Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam Năm 2020
Đề Kiểm Tra Lịch Sử Giữa Kì 1 Lớp 11 (Đề 3) – Có Đáp Án
Bộ Đề Thi Sử HK2 Lớp 11 Năm Học 2022 Có Đáp Án
Đề Thi HSG Sử 11 Cấp Trường 2022 Có Đáp Án
Top 10 Đề Thi Sử Lớp 11 Học Kì 1 Có Đáp Án – Lịch Sử Lớp 11
Đề Thi Sử HK 2 Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam Năm Học 2020-2021
Top 10 Đề Sử HK2 Lớp 11 Năm Học 2020-2021 Hay Nhất Kèm Đáp Án
Đề Thi Sử HK2 Lớp 11 Năm 2022 (Đề 2) Có Đáp Án
Đề Thi HSG Sử 11 Năm 2020-2021 Trường Trần Nguyên Hãn Vòng 1