Hướng Dẫn Ôn Luyện Đề Thi Môn Giáo Dục Công Dân 2021 Lớp 12
Hướng Dẫn Ôn Luyện Đề Thi Môn Giáo Dục Công Dân 2021 Lớp 12 – Công Dân Lớp 12 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
>>> Mọi người cũng quan tâm:
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
CHUYÊN ĐỀ 1: PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
A. NỘI DUNG:
I. Khái niệm pháp luật.
- Từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) cho đến nay, nước ta đã ban hành 5 bản hiến pháp, đó là những bản hiến pháp (HP): HP 1946, HP 1959, HP 1980, HP 1992, HP 2013. HP 2013 là bản hiến pháp mới nhất và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014.
- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
b. Các đặc trưng của pháp luật.
- Có tính quy phạm phổ biến.
+ Là quy tắc xử sự chung, là khuân mẫu chung
+ Được áp dùng lần, nhiều nơi
+ Được áp dụng cho mọi người, mọi lĩnh vực
- Tính quyền lực và bắt buộc chung: tức thể hiện sức mạnh của nhà nước nếu vi phạm sẽ bị cưỡng chế.
- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
+ PL thể hiện bằng văn bản.
+ Do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
+ Diễn đạt phải chính xác, dễ hiểu, hiểu theo một nghĩa.
+ văn bản của cơ quan cấp dưới không trái với văn bản của cơ quan cấp trên và phù hợp với Hiến pháp.
II. Thực hiện pháp luật
1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật
a. Khái niệm thực hiện pháp luật
Thực hiện PL là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những qui định của PL đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
b. Các hình thức thực hiện pháp luật
Gồm 4 hình thức sau:
STT |
Hình thức thực hiện pháp luật |
Nội dung |
1 |
Sử dụng pháp luật |
Các cá nhân tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm |
2 |
Thi hành pháp luật |
Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì pháp luật qui định phải làm. |
3 |
Tuân thủ pháp luật |
Các cá nhân, tổ chức không làm những điều pháp luật cấm. |
4 |
Áp dụng pháp luật |
Căn cứ pháp luật ra quyết định làm phát sinh, chấm dứt quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức |
* Giống nhau: đều là hoạt động có mục đích nhằm đưa PL vào đời sống, trở thành hành vi hợp pháp của người thực hiện.
* Khác nhau: Trong hình thức sử dụng PL thì chủ thể PL có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được PL cho phép theo ý chí của mình không bị ép buột phải thực hiện.
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
a. Vi phạp pháp luật.
* Các dấu hiệu cơ bản của VPPL.
- Thứ nhất :Là hành vi trái PL xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Biểu hiện:
+ Hành động: Chủ thể làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật.
VD: Nhà máy thải chất ô nhiễm …
+ Không hành động: Chủ thể không làm những việc phải làm theo quy định của PL.
VD: SX-KD không nộp thuế, đi xe mô tô đèo ba người….
- Thứ 2 : Do người có nằng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
Năng lực trách nhiệm pháp lý là :
+ Đạt độ tuổi nhất định (16 tuổi) tâm sinh lí bình thường.
+ Có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.
+ Chịu trách nhiệm độc lập về hành vi của mình
- Thứ 3 : Người vi phạm phải có lỗi.
+ Lỗi cố ý
• Cố ý trực tiếp: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho XH và người khác nhưng vẫn mong muốn nó xảy ra
• Cố ý gián tiếp: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho XH và người khác, tuy không mong muốn những vẫn để cho nó xẩy ra.
+ Lỗi vô ý
• Vô ý do quá tự tin: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho XH và người khác nhưng hi vọng không xẩy ra.
• Vô ý do cảu thả: Chủ thể không nhận thấy trước hậu quả cho xã hội và người khác
* Khái niệm: VPPL là hành vi trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
b. Trách nhiệm pháp lí:
- Khái niệm: TNPL là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi VPPL của mình
- Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm :
+ Buộc chủ thể VPPL chấm rứt hành vi trái pháp luật (mục đích trừng phạt)
+ Giáo dục răn đe người khác để họ không vi phạm pháp luật. (mục đích giáo dục)
c. Các loại VPPL và trách nhiệm pháp lí.
- Vi phạm hình sự.
+ Khái niệm: là hành vi vi phạm luật, gây nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.
+ Chủ thể: Chỉ là cá nhân và do người có năng lực trách nhiệm hình sự gây ra.
• Tâm sinh lý bình thường, có khả năng nhận thức.
• Đủ từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
• Đủ từ 14 đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và đặc biệt nghiêm trọng.
Lưu ý: việc xử lý người chưa thành niên (từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi) phạm tội theo nguyên tắc lấy giáo dục là chủ yếu, không áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình nhằm giúp họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
+ Trách nhiệm hình sự: với các chế tài nghiêm khắc nhất (7 HP chính) và 7 hình phạt bổ sung do tòa án áp dụng với người phạm tội.
- Vi phạm hành chính:
+ Khái niệm: là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước .
+ Chủ thể: là cá nhân hoặc tổ chức
+ Trách nhiệm hành chính:Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định pháp luật.
• Người đủ từ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt về vi phạm hành chính do cố ý.
• Người đủ từ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra .
- Vi phạm dân sự.
+ Khái niệm: là hành vi VPPL, xâm hại tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
Vi phạm này thường thể hiện ở việc chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các hợp đồng dân sự.
+ Chủ thể: là cá nhân hoặc tổ chức
+ Trách nhiệm dân sự: TA áp dụng đối với chủ thể vi phạm như bồi thường thiệt hại hoặc thực hiện nghĩa vụ do hai bên thoả thuận.
Người đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, có ác quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập và thực hiện.
- Vi phạm kỉ luật:
+ Khái niệm: là hành vi xâm hại đến các quan hệ lao động, công vụ nhà nước …do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ.
+ Chủ thể: Cán bộ; công nhân, viên; HSSV...
+ Trách nhiệm kỉ luật: do thủ trưởng cơ quan áp dụng đối với chủ thể VP kỉ luật như: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, sa thải.
Như vậy: VPPL là sự kiện pháp lý và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Chú ý: Truy cứu trách nhiệm PL phải đảm bảo:
+ Tính pháp chế
+ Tính công bằng và nhân đạo
+ Tính phù hợp
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.
Câu 1: Pháp luật được xây dụng, ban hành và bảo đảm thực hiên bởi tổ chức nào sau đây? .
A. Chính phủ. B. Quốc hội. C. Nhà nước. D. Đảng cầm quyền.
Câu 2: Trách nhiệm bảo đảm cho pháp luật được mọi người thì hành và tuân thủ trong thực tế thuộc về
A. tất cả mọi người. B. Nhà nước. C. cơ quan hành pháp. D. Chính phủ.
Câu 3: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng
A. sức mạnh của quyền lực Nhà nước. B. ý chí của Nhà nước.
C. sức mạnh vũ lực của Nhà nước. D. quy định của Nhà nước.
Câu 4: Sức mạnh đặc trưng của Pháp luật thể hiện ở
A. tính thuyết phục, nêu gương. B. hình phạt nặng nhất.
C. tính công bằng. D. tính quyền lực bắt buộc chung.
Câu 5: Đặc trưng nào dưới đây của pháp luật khiến cho quy phạm pháp luật khác với quy phạm đạo đức?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính nhân văn, cao cả.
Câu 6: Văn bản có chứa quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành được gọi là
A. văn bản quy định pháp luật. B. văn bản quy phạm pháp luật.
C. văn bản thực hiện pháp luật. D. văn bản áp dụng pháp luật.
Câu 7: Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp (2013) của nước ta quy định “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính nhân văn cao cả.
Câu 8: Điều 19 Hiến pháp (2013) của nước ta quy định “Mọi người có quyền sống, tính mạng con người được pháp luật bảo hộ . Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật” đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính nhân văn, nhân đạo.
C. Tính quyên lực, bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Câu 9: Đặc trưng nào dưới đây của pháp luật đòi hỏi ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông và cách diễn đạt phải rõ ràng, để hiểu?
A. Tính xác định cụ thể về mặt hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính bắt quyền lực bắt buộc chung.
Câu 10: Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là quá trình
A. thi hành pháp luật. B. triển khai pháp luật. C. thực hiện pháp luật. D. sử dụng pháp luật.
Câu 11: Thực hiện pháp luật gồm những hình thức cơ bản nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật, thì hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, vận dụng pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật, thì hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật, triển khai pháp luật, chấp hành pháp luật, vận dụng pháp luật.
D Triển khai pháp luật, tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, vận dụng pháp luật.
Câu 12: Hình thức thực hiện pháp luật thế hiện qua việc các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm nhưng gì mà pháp luật cho phép làm là
A. sử dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 13: Hình thức thực hiện pháp luật thế hiện qua việc các cá nhân, tổ chức thực hiện đây đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là
A. tuân thủ pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 14: Hình thức thực hiện pháp luật thể hiện qua việc các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là
A. sử dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 15: Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, châm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cả nhân, tổ chức là hình thức
A. sử dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. thi hành pháp luật.
Câu 16: Anh A đã tự do lựa chọn ngành, nghề, hình thức kinh doanh phù hợp với điều kiện, khả năng của minh và tổ chức việc kinh doanh theo đúng pháp luật. Trong trường hợp này, anh A đã
A. âp dụng pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. thi hành pháp luật.
Câu 17: Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, D quyết định học nghề kim hoàn. Sau 10 năm theo nghề, D đã trở thành giám đốc một doanh nghiệp chuyên gia công vàng, bạc và đá quý nổi tiếng ở địa phương. Trong quá trình tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp của D không làm những điều mà pháp luật cấm. Trong trường hợp này, doanh nghiệp của D đã
A. sử dụng pháp luật. B. áp dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. thi hành pháp luật.
Câu 18: Sáng nay, chị B đã chủ động đến cơ quan thuế để kê khai và nộp thuế đây đủ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, chị B đã
A. tuân thủ pháp luật. B. áp dụng pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. thi hành pháp luật.
Câu 19: Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, anh K đã lên đường nhập ngũ và hiện đang đóng quân tại đảo Sinh Tổn thuộc quần đảo Trường Sa. Trong trường hợp này, anh K đã
A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 20: Trên đường đi học, H luôn dừng xe mỗi khi gặp tín hiệu đèn dò tại các ngã ba, ngã tư. Trong trường hợp này, H đã
A. sử dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 21: H nhiều lần rủ K góp vốn để mua các loại pháo nổ được sản xuất ở nước ngoài về bán tại thị trường Việt Nam. K quyết định không góp vốn vả kiên quyết từ chối kinh doanh mặt hàng này. Trong trường hợp này, K đã
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 22: X tham gia đường dây vận chuyến, buôn bán ma túy từ Lào vào Việt Nam. Trong trường hợp này, X đã
A. không sử dụng pháp luật. B. không thì hành pháp luật.
C. không tuân thủ pháp luật. D. không áp dụng pháp luật.
Câu 23: Bà M đã sử dụng nhà nghỉ do mình đứng tên đăng kí kinh doanh để tổ chức môi giới, chứa và tổ chức mại dâm. Trong trường hợp này, bà M đã
A. không sử dụng pháp luật. B. không thì hành pháp luật.
C. không tuân thủ pháp luật. D. không áp dụng pháp luật.
Câu 24: Chủ thể nào dưới đây có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức?
A. Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội.
B. Các cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân.
C. Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.
D. Tất cả các cơ quan, công chức thuộc bộ máy nhà nước.
Câu 25: Tòa án nhân dân huyện
A. Tòa án nhân dân huyện A. B. Ủy ban nhân dân xã X.
C. Chi cục trưởng chi cục thuế. D. Giám đốc Công ty vệ sĩ Bảo An.
Câu 26: Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với anh Nguyễn Văn T do anh T diều khiển xe mô tô vượt đèn đó tại ngã tư. Trong trường hợp này, Cảnh sát giao thông đã
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật.
Câu 27: Ủy ban nhân dân phường X cấp Giấy đăng kí kết hôn cho anh A và chỉ B. Trong trường hợp này, Ủy ban nhân dân phường X đã
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 28: Tòa án nhân dân huyện Y ra quyết định công nhận thuận tinh li hôn giữa anh H và chỉ L. Trong trường hợp này, Tòa án nhân dân huyện Y đã
A. sử dụng pháp luật. B. áp dụng pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật. D. thi hành pháp luật…
Câu 29: Tòa án nhân dân huyện X ra quyết định giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu tài sản giữa ông H và bà M. Trong trường hợp này, Tòa án nhân dân huyện X đã
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật.
Câu 30: Tòa án nhân dân huyện T ra quyết định giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế tài sản giữa ông Y và ông L. Trong trường hợp này, Tòa án nhân dân huyện T đã
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 31: Tòa án nhân dân huyện A ra quyết định giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa bà H và ông V. Trong trường hợp này, Tòa án nhân dân huyện A đã
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật.
Câu 32: Sau khi phát hiện hành vi trốn thuế của Công ty A, cơ quan thuế đã ra quyết định xử phạt Công ty A về hành vi trốn thuế đồng thời buộc Công ty này phải nộp dù số tiền trốn thuế vào ngân sách nhà nước. Trong trường hợp này, cơ quan thuế đã
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 33: Tòa án nhân dân huyện X ra quyết định giải quyết về phân chia tài sản và trách nhiệm nuôi con giữa anh A và chị B sau khi li hôn. Trong trường hợp này, Tòa án nhân dân huyện X đã
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật.
Câu 34: Toà án nhân dân quận H tuyên phạt Nguyễn Văn M 10 năm tù giam về tội cướp tài sản. Trong trường hợp này, Tòa án nhân dân quận H đã
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 35: Toà án nhân dân thành phố A (tỉnh B) tuyên án sơ thầm, yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh B phải bồi thường hơn 22,9 tỉ đồng tiền oan sai cho ông P do trước đó Tòa án nhân dân tỉnh B đã xử sai khiến ông P phải ngồi tù oan gần 20 năm. Trong trường hợp này, Tòa án nhân dân thành phố A đã
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật.
Câu 36: Chi cục thi hành án dân sự quận 1 (thành phố C) tiến hành cưỡng chế thi hành án buộc bà Lê Thị H giao trả nguyên hiện trạng diện tích đang sử dụng tại tầng trệt nhà số 3 đường X, phường Y, quận 1 cho ông Võ Văn T theo kết luận Bản án số 123/2015/D8PT ngày 5 tháng 6 năm 2015 của Tòa án nhân dân thành phố C về giải quyết việc “tranh chấp hợp đồng thuê nhà và đòi tài sản” giữa ông Võ Văn T và bà Lê Thị H. Trong trường hợp này, Chi cục thì hành án dân sự quận 1 (thành phố C) đã
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 37: Thực hiện pháp luật bao gồm mấy hình thức?
A. Một hình thức. B. Hai hình thức . C. Ba hình thức. D. Bốn hình thức.
Câu 38: Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vì
A. vi phạm kỉ luật. B. phạm quy. C. vi phạm pháp luật. D. phạm tội.
Câu 39: Đâu là dấu hiệu cơ bản của hành vi vi phạm pháp luật?
A. Là hành vi sai trái, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp thực hiện.
B. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp thực hiện.
C. Là hành vi trái luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp thực hiện.
D. Là hành vi trái đạo đức, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp thực hiện.
Câu 40: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do
A. vi phạm pháp luật là hành vi trái luật, có lỗi, do tội phạm thực hiện.
B. người có năng lực thực hiện.
C. người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
D. mọi tổ chức hoặc cá nhân thực hiện.
Câu 41: Vi phạm pháp luật không có dấu hiệu nào sau đây?
A. Là hành vi trái pháp luật. B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
C. Làm cho người khác phải ân hận, đau khổ. D. Người vi phạm pháp luật có lỗi.
Câu 42: Việc xác định hành vi vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định
A. trách nhiệm. B. nghĩa vụ pháp lí. C. tội danh. D. trách nhiệm pháp lí.
Câu
43:
Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu
hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của
mình được gọi là
A.
nghĩa
vụ pháp lí. B.
hình
phạt. C.
trách
nhiệm pháp lí. D.
sự
trừng phạt.
Câu
44:
Sau khi bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt
hành chính về lỗi vượt đèn đó, N đến kho bạc để
nộp tiền phạt theo quyết định xử phạt của cảnh sát
giao thông. Trong trường hợp này, N đã phải
A. thực hiện nghĩa vụ pháp lí của mình.
B. chịu trách nhiệm pháp lí về vi phạm pháp luật của mình.
C. chịu thiệt hại do vi phạm pháp hiện.
D. khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 45: Vi phạm pháp luật thường được chia thành mấy loại?
A. Hai loại. B. Ba loại C. Bốn loại. D. Năm loại.
Câu 46: Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một loại
A. nghĩa vụ pháp lí. B. nình phạt nhất định C. trách nhiệm pháp lí. D. trách nhiệm cụ thể
Câu 47: Tương ứng với mỗi loại trách nhiệm pháp lí là một loại
A. vi phạm nhất định. B. vi phạm pháp luật. C. hình phạt nhất định. D. vi phạm kỉ luật.
Câu 48: Hành vì nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự là hành vi
A. vi phạm hình sự. B. vi phạm hành chính. C. vi phạm kỉ luật. D. vi phạm dân sự.
Câu 49: Người có hành vì nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự thì phải chịu trách nhiệm
A. Hành chính. B. Dân sự. C. Hình sự. D. Ki luật.
Câu 50: Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Q kiểm tra phát hiện Công ty sản xuất thương mại Z vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất mrớc uống đóng chai. Kết quả xét nghiệm cho thấy 100% mẫu nước do công ty này sản xuất không đạt tiêu chuẩn. Trong trường hợp này, Công ty sản xuất thương mại Z đã vi phạm
A. hình sự. B. hành chính. C. dân sự. D. kỉ luật.
---------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
ĐÁP ÁN
1 |
C |
11 |
B |
21 |
C |
31 |
C |
41 |
C |
2 |
B |
12 |
A |
22 |
C |
32 |
D |
42 |
D |
3 |
A |
13 |
C |
23 |
C |
33 |
C |
43 |
A |
4 |
D |
14 |
B |
24 |
C |
34 |
D |
44 |
B |
5 |
C |
15 |
C |
25 |
D |
35 |
C |
45 |
C |
6 |
B |
16 |
B |
26 |
C |
36 |
D |
46 |
A |
7 |
B |
17 |
C |
27 |
D |
37 |
D |
47 |
B |
8 |
A |
18 |
D |
28 |
B |
38 |
C |
48 |
A |
9 |
C |
19 |
B |
29 |
C |
39 |
B |
49 |
C |
10 |
C |
20 |
B |
30 |
D |
40 |
C |
50 |
B |
Ngoài Hướng Dẫn Ôn Luyện Đề Thi Môn Giáo Dục Công Dân 2021 Lớp 12 – Công Dân Lớp 12 thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Môn Giáo Dục Công Dân đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn các em hiểu về vai trò và trách nhiệm của một công dân trong xã hội. Để giúp các em nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết để đạt kết quả tốt trong kỳ thi cuối năm, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến quý vị và các em Hướng Dẫn Ôn Luyện Đề Thi Môn Giáo Dục Công Dân 2021 Lớp 12.
Hướng dẫn ôn luyện này đã được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm và hiểu sâu về nội dung và yêu cầu của môn Giáo Dục Công Dân. Nội dung bao gồm các chủ điểm và câu hỏi quan trọng được sắp xếp theo đúng cấu trúc của kỳ thi cuối năm. Các chủ điểm bao gồm đại đa số các lĩnh vực trong Giáo Dục Công Dân như chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội và môi trường, giúp các em tiếp cận và hiểu sâu hơn về các vấn đề xã hội thực tế.
Hướng dẫn ôn luyện cung cấp các kiến thức cốt lõi, các khái niệm và nguyên tắc cơ bản trong môn Giáo Dục Công Dân. Bên cạnh đó, hướng dẫn cung cấp các ví dụ và bài tập thực hành để các em rèn kỹ năng phân tích, suy luận và đưa ra quan điểm cá nhân. Điều này giúp các em tự tin và sẵn sàng đối mặt với các dạng câu hỏi và yêu cầu trong kỳ thi cuối năm.
>>> Bài viết có liên quan