Docly

Bộ Đề Thi Giữa Kì 2 Văn 10 Năm 2022-2023 Có Đáp Án

Bộ Đề Thi Giữa Kì 2 Văn 10 Năm 2022-2023 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 10 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Bộ Đề Thi Giữa Kì 2 Văn 10 Năm 2022-2023 Có Đáp Án

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2022 – 2023-ĐỀ 1

MÔN NGỮ VĂN 10

Thời gian làm bài : 90 Phút


I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Nhàn

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao. 

(Nhàn – Trích Bạch Vân quốc ngữ thi - Nguyễn Bỉnh Khiêm)

*Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên được viết theo thể thơ:

A. lục bát B. bảy tiếng

C. thất ngôn tứ tuyệt Đường luật D. thất ngôn bát cú Đường luật

Câu 2 (0,5 điểm): Cách phối hợp thanh điệu bằng (B) – trắc (T) trong dòng thơ đầu là:

A. B-T-B-T-B-B-T B. T-B-T-T-T-B-B

C. T-B-T-B-B-B-T D. B-B-B-T-B-B-B

Câu 3 (0,5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

A. Điệp từ B. Đối lập và liệt kê

C. Đối D. Đối, liệt kê và điệp từ

Câu 4 (0,5 điểm): Xác định nhạc điệu ở hai câu đầu:

A. Chậm rãi, khoan thai B. Dồn dập, gấp gáp

C. Sôi nổi, hào hùng D. Mạnh mẽ, khoẻ khoắn

*Thực hiện yêu cầu:

Câu 5 (1,0 điểm): Nhận xét về cuộc sống của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ.

Câu 6 (1,0 điểm): Bài thơ trên bộc lộ tâm thế như thế nào của nhân vật trữ tình?

Câu 7 (1,0 điểm): Hãy tìm lỗi đặt câu trong câu văn sau và nêu cách sửa lỗi thích hợp:

Qua bài thơ “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện quan niệm sống hoà hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên danh lợi.

Câu 8 (1,0 điểm): Từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của anh/chị về ý nghĩa của những phút giây thư thái.


II. VIẾT (4.0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật Tnú trong văn bản sau:

Thằng Dục không giết Tnú ngay. Nó đốt một đống lửa lớn ở nhà ưng, lùa tất cả dân làng tới, cởi trói cho Tnú, rồi nói với mọi người:

- Nghe nói chúng mày đã mài rựa, mài giáo cả rồi phải không? Được, đứa nào muốn cầm rựa, cầm giáo thì coi bàn tay thằng Tnú đây.

Nó hất hàm ra hiệu cho thằng lính to béo nhất. Chúng nó đã chuẩn bị sẵn cả. Thằng lính mở tút-se, lấy ra một chùm giẻ. Giẻ đã tẩm dầu xà-nu. Nó quấn lên mười đầu ngón tay Tnú. Rồi nó cầm lấy một cây nứa. Nhưng thằng Dục bảo:

- Để nó cho tau!

Nó giật lấy cây nứa.

Tnú không kêu lên một tiếng nào. Anh trợn mắt nhìn thằng Dục. Nó cười sằng sặc. Nó dí cây lửa lại sát mặt anh:

- Coi kỹ cái mặt thằng cộng sản muốn cầm vũ khí này xem sao nào. Số kiếp chúng mày không phải số kiếp giáo mác. Bỏ cái mộng cầm giáo mác đi, nghe không?

Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.

Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng.

Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy ở trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu rên. Anh Quyết nói: “Người cộng sản không thèm kêu van…” Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!

Tiếng cười giần giật của thằng Dục. Các cụ già chồm dậy, bọn lính gạt ra. Tiếng kêu ré của đồng bào. Tiếng chân ai rầm rập quanh nhà ưng. Ai thế?

Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Tiếng “giết”!

(Trích Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành*)

(*) Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc), sinh năm 1932, quê ở Quảng Nam. Ông là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến. Ông có hiểu biết sâu sắc, gắn bó mật thiết với mảnh đất và con người Tây Nguyên. Do đó, những thành công lớn nhất với sự nghiệp của ông cũng gắn bó với mảnh đất này. Tác phẩm của ông đậm màu sắc sử thi và cảm hứng lãng mạn.

------ HẾT ------

ĐÁP ÁN

Câu 1 (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Nhàn

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao. 

(Nhàn – Trích Bạch Vân quốc ngữ thi - Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên được viết theo thể thơ:

A. lục bát B. bảy tiếng

C. thất ngôn tứ tuyệt Đường luật D. thất ngôn bát cú Đường luật

Câu 2 (0,5 điểm): Cách phối hợp thanh điệu bằng (B) – trắc (T) trong dòng thơ đầu là:

A. B-T-B-T-B-B-T B. T-B-T-T-T-B-B

C. T-B-T-B-B-B-T D. B-B-B-T-B-B-B

Câu 3 (0,5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

A. Điệp từ B. Đối lập và liệt kê

C. Đối D. Đối, liệt kê và điệp từ

Câu 4 (0,5 điểm): Xác định nhạc điệu ở hai câu đầu:

A. Chậm rãi, khoan thai B. Dồn dập, gấp gáp

C. Sôi nổi, hào hùng D. Mạnh mẽ, khoẻ khoắn

Thực hiện yêu cầu:

Câu 5 (1,0 điểm): Nhận xét về cuộc sống của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ.

Câu 6 (1,0 điểm): Bài thơ trên bộc lộ tâm thế như thế nào của nhân vật trữ tình?

Câu 7 (1,0 điểm): Hãy tìm lỗi đặt câu trong câu văn sau và nêu cách sửa lỗi thích hợp:

Qua bài thơ “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện quan niệm sống hoà hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên danh lợi.

Câu 8 (1,0 điểm): Từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của anh/chị về ý nghĩa của những phút giây thư thái.

Gợi ý làm bài:

Đáp án

Phần trắc nghiệm:

1D – 2B – 3D – 4A

Phần từ luận:

Câu 5 (1,0 điểm): Nhận xét về cuộc sống của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ.

Gợi ý: Cuộc sống của nhân vật trữ tình: giản dị, đạm bạc, thanh cao, hoà mình với thiên nhiên, tránh xa vòng danh lợi.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời được từ 4 ý trở lên như đáp án/ tương đương đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời 2 - 3 ý: 0,75 điểm

- Học sinh trả lời 1 ý: 0,5 điểm

Câu 6 (1,0 điểm): Bài thơ trên bộc lộ tâm thế như thế nào của nhân vật trữ tình?

Gợi ý: Tâm thế của nhân vật trữ tình: ung dung, tự tại; thảnh thơi, thư thái

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án hoặc tương đương: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời 1 ý được: 0,75 điểm.

Câu 7 (1,0 điểm): Hãy tìm lỗi đặt câu trong câu văn sau và nêu cách sửa lỗi thích hợp:

Qua bài thơ “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện quan niệm sống hoà hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên danh lợi.

Gợi ý:

Lỗi đặt câu: Câu thiếu chủ ngữ

Cách sửa lỗi: Qua bài thơ “nhàn”, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện quan niệm sống hoà hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên danh lợi.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.

- Học sinh trả lời được lỗi: 0,5 điểm.

- Học sinh đề xuất được cách sửa đúng như đáp án hoặc cách sửa đúng khác: 0,5 điểm.

Câu 8 (1,0 điểm): Từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của anh/chị về ý nghĩa của những phút giây thư thái.

- HS viết đúng hình thức đoạn văn, có thể triển khai nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật ý nghĩa của những phút giây thư thái.

Gợi ý: Giúp con người lấy lại thăng bằng sau những phút giây căng thẳng; có năng lượng tích cực để nỗ lực hết mình, vượt qua khó khăn và thành công trong cuộc sống…

Hướng dẫn chấm:

- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: 0,25 điểm.

- Nội dung: 0,75 điểm


Câu 2 (4,0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật Tnú trong văn bản sau:

Thằng Dục không giết Tnú ngay. Nó đốt một đống lửa lớn ở nhà ưng, lùa tất cả dân làng tới, cởi trói cho Tnú, rồi nói với mọi người:

- Nghe nói chúng mày đã mài rựa, mài giáo cả rồi phải không? Được, đứa nào muốn cầm rựa, cầm giáo thì coi bàn tay thằng Tnú đây.

Nó hất hàm ra hiệu cho thằng lính to béo nhất. Chúng nó đã chuẩn bị sẵn cả. Thằng lính mở tút-se, lấy ra một chùm giẻ. Giẻ đã tẩm dầu xà-nu. Nó quấn lên mười đầu ngón tay Tnú. Rồi nó cầm lấy một cây nứa. Nhưng thằng Dục bảo:

- Để nó cho tau!

Nó giật lấy cây nứa.

Tnú không kêu lên một tiếng nào. Anh trợn mắt nhìn thằng Dục. Nó cười sằng sặc. Nó dí cây lửa lại sát mặt anh:

- Coi kỹ cái mặt thằng cộng sản muốn cầm vũ khí này xem sao nào. Số kiếp chúng mày không phải số kiếp giáo mác. Bỏ cái mộng cầm giáo mác đi, nghe không?

Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.

Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng.

Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy ở trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu rên. Anh Quyết nói: “Người cộng sản không thèm kêu van…” Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!

Tiếng cười giần giật của thằng Dục. Các cụ già chồm dậy, bọn lính gạt ra. Tiếng kêu ré của đồng bào. Tiếng chân ai rầm rập quanh nhà ưng. Ai thế?

Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Tiếng “giết”!

(Trích Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành*)

(*) Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc), sinh năm 1932, quê ở Quảng Nam. Ông là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến. Ông có hiểu biết sâu sắc, gắn bó mật thiết với mảnh đất và con người Tây Nguyên. Do đó, những thành công lớn nhất với sự nghiệp của ông cũng gắn bó với mảnh đất này. Tác phẩm của ông đậm màu sắc sử thi và cảm hứng lãng mạn.



Gợi ý làm bài:


Nội dung

Điểm

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật Tnú.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

* Giới thiệu vấn đề nghị luận:

* Phân tích phẩm chất của nhân vật Tnú.

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Phẩm chất: kiên cường, bất khuất (bị đốt mười đầu ngón tay vẫn không kêu van); căm thù giặc sục sôi (mở mắt, trừng trừng, nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy cả ruột gan); trung thành với cách mạng (luôn tâm niệm câu nói của anh Quyết); quyết tâm tiêu diệt kẻ thù (thét lên một tiếng dữ dội “Giết”);…

- Nghệ thuật xây dựng hình tượng: Trần thuật linh hoạt, ngôi thứ 3, di chuyển điểm nhìn, độc thoại nội tâm; kể chuyện giàu kịch tính; sử dụng nhiều câu cảm thán; giọng kể gấp gáp, dồn dập, đậm chất bi tráng…

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.


0,25

2,0














- Đánh giá: Nhân vật Tnú hội tụ những phẩm chất đẹp đẽ của người dân Tây Nguyên, người dân Việt Nam trong lửa đạn chiến tranh. Đó là những vẻ đẹp đáng trân trọng, ngợi ca, cảm phục, tự hào. Qua nhân vật, nhà văn thể hiện lòng yêu nước sâu sắc.

0,25

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ; vận dụng lí luận văn học; liên hệ, so sánh…

0,5


10,0



KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2022 – 2023-ĐỀ 2

MÔN NGỮ VĂN 10

Thời gian làm bài : 90 Phút


I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Thu điếu

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

(Câu cá mùa thu - Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, Hà Nội, 1971)

*Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: (0.5 đ). Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ tự do B. Thơ lục bát

C. Thơ bảy chữ D. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật

Câu 2: (0.5 đ). Cách phối hợp thanh điệu bằng (B) – trắc (T) trong dòng thơ đầu là:

A. B-T-B-T-B-B-T B. T-B-B-T-B-B-T

C. B-B-T-T-T-B-B D. B-B-B-T-B-B-B

Câu 3: (0.5 đ). Xác định nhịp điệu của lời thơ.

A. Chậm rãi B. Gấp gáp

C. Dồn dập D. Dứt khoát

Câu 4: (0.5 đ). Điểm nhìn của tác giả khi khắc hoạ bức tranh mùa thu là:

A. cận cảnh -> viễn cảnh B. viễn cảnh -> cận cảnh

C.cận cảnh -> viễn cảnh -> cận cảnh D. viễn cảnh -> cận cảnh -> viễn cảnh

*Trả lời câu hỏi:

Câu 5: (1.0 điểm) Nêu tác dụng của cách gieo vần “eo”.

Câu 6: (1.0 điểm) Hai câu thơ Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,/Ngõ trúc quanh co khách vắng teo khắc hoạ bức tranh thu như thế nào?

Câu 7: (1.0 điểm) Hãy tìm lỗi dùng từ trong câu văn sau và nêu cách sửa lỗi thích hợp:

Nhà thơ Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam.

Câu 8: (1.0 đ). Từ văn bản, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về cách thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.


II. VIẾT (4.0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật Tnú trong văn bản sau:

Thằng Dục không giết Tnú ngay. Nó đốt một đống lửa lớn ở nhà ưng, lùa tất cả dân làng tới, cởi trói cho Tnú, rồi nói với mọi người:

- Nghe nói chúng mày đã mài rựa, mài giáo cả rồi phải không? Được, đứa nào muốn cầm rựa, cầm giáo thì coi bàn tay thằng Tnú đây.

Nó hất hàm ra hiệu cho thằng lính to béo nhất. Chúng nó đã chuẩn bị sẵn cả. Thằng lính mở tút-se, lấy ra một chùm giẻ. Giẻ đã tẩm dầu xà-nu. Nó quấn lên mười đầu ngón tay Tnú. Rồi nó cầm lấy một cây nứa. Nhưng thằng Dục bảo:

- Để nó cho tau!

Nó giật lấy cây nứa.

Tnú không kêu lên một tiếng nào. Anh trợn mắt nhìn thằng Dục. Nó cười sằng sặc. Nó dí cây lửa lại sát mặt anh:

- Coi kỹ cái mặt thằng cộng sản muốn cầm vũ khí này xem sao nào. Số kiếp chúng mày không phải số kiếp giáo mác. Bỏ cái mộng cầm giáo mác đi, nghe không?

Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.

Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng.

Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy ở trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu rên. Anh Quyết nói: “Người cộng sản không thèm kêu van…” Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!

Tiếng cười giần giật của thằng Dục. Các cụ già chồm dậy, bọn lính gạt ra. Tiếng kêu ré của đồng bào. Tiếng chân ai rầm rập quanh nhà ưng. Ai thế?

Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Tiếng “giết”!

(Trích Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành*)

(*) Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc), sinh năm 1932, quê ở Quảng Nam. Ông là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến. Ông có hiểu biết sâu sắc, gắn bó mật thiết với mảnh đất và con người Tây Nguyên. Do đó, những thành công lớn nhất với sự nghiệp của ông cũng gắn bó với mảnh đất này. Tác phẩm của ông đậm màu sắc sử thi và cảm hứng lãng mạn.

------ HẾT ------

ĐÁP ÁN

Câu 1 (6.0 điểm)Đọc văn bản sau:

Thu điếu

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

(Câu cá mùa thu - Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, Hà Nội, 1971)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: (0.5 đ). Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ tự do B. Thơ lục bát

C. Thơ bảy chữ D. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật

Câu 2: (0.5 đ). Cách phối hợp thanh điệu bằng (B) – trắc (T) trong dòng thơ đầu là:

A. B-T-B-T-B-B-T B. T-B-B-T-B-B-T

C. B-B-T-T-T-B-B D. B-B-B-T-B-B-B

Câu 3: (0.5 đ). Xác định nhịp điệu của lời thơ.

A. Chậm rãi B. Gấp gáp

C. Dồn dập D. Dứt khoát

Câu 4: (0.5 đ). Điểm nhìn của tác giả khi khắc hoạ bức tranh mùa thu là:

A. cận cảnh -> viễn cảnh B. viễn cảnh -> cận cảnh

C.cận cảnh -> viễn cảnh -> cận cảnh D. viễn cảnh -> cận cảnh -> viễn cảnh

Trả lời câu hỏi:

Câu 5: (1.0 đ). Nêu tác dụng của cách gieo vần “eo”.

Câu 6: (1.0 đ). Hai câu thơ Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,/Ngõ trúc quanh co khách vắng teo khắc hoạ bức tranh thu như thế nào?

Câu 7: (1.0 đ). Hãy tìm lỗi dùng từ trong câu văn sau và nêu cách sửa lỗi thích hợp:

Nhà thơ Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam.

Câu 8: (1.0 đ). Từ văn bản, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về cách thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.

Gợi ý làm bài:

Đáp án

  1. Phần trắc nghiệm :

1D – 2C – 3A – 4C

  1. Phần từ luận:

Câu 5:Tác dụng của cách gieo vần “eo”: Tạo nhạc tính; tạo sự liên kết giữa các dòng thơ; góp phần diễn tả không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng uẩn khúc của thi nhân.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời được như đáp án/ tương đương đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời 1 ý: 0,5 điểm, 2 ý: 0,75 điểm

Câu 6: Hai câu thơ Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,/Ngõ trúc quanh co khách vắng teo khắc hoạ bức tranh thu: thanh sơ, thoáng đãng, yên bình, tĩnh lặng…

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời được như đáp án/ tương đương đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời 1-2 ý được: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời 3 ý được: 0,75 điểm

Câu 7: Tìm lỗi: lặp từ nhà thơ

Cách sửa: bỏ bớt từ nhà thơ ở đầu câu: Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam.

Hoặc: Một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam là Nguyễn Khuyến.

Câu 8: HS viết đúng hình thức đoạn văn, có thể triển khai nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật cách thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.

Gợi ý: Yêu cảnh trí quê hương; trân trọng những giá trị văn hoá, lịch sử của dân tộc; có tinh thần trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; phấn đấu không ngừng để trở thành công dân tốt…

Hướng dẫn chấm:

- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: 0,25 điểm.

- Nội dung: 0,75 điểm.

Câu 2 (4,0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật Tnú trong văn bản sau:

Thằng Dục không giết Tnú ngay. Nó đốt một đống lửa lớn ở nhà ưng, lùa tất cả dân làng tới, cởi trói cho Tnú, rồi nói với mọi người:

- Nghe nói chúng mày đã mài rựa, mài giáo cả rồi phải không? Được, đứa nào muốn cầm rựa, cầm giáo thì coi bàn tay thằng Tnú đây.

Nó hất hàm ra hiệu cho thằng lính to béo nhất. Chúng nó đã chuẩn bị sẵn cả. Thằng lính mở tút-se, lấy ra một chùm giẻ. Giẻ đã tẩm dầu xà-nu. Nó quấn lên mười đầu ngón tay Tnú. Rồi nó cầm lấy một cây nứa. Nhưng thằng Dục bảo:

- Để nó cho tau!

Nó giật lấy cây nứa.

Tnú không kêu lên một tiếng nào. Anh trợn mắt nhìn thằng Dục. Nó cười sằng sặc. Nó dí cây lửa lại sát mặt anh:

- Coi kỹ cái mặt thằng cộng sản muốn cầm vũ khí này xem sao nào. Số kiếp chúng mày không phải số kiếp giáo mác. Bỏ cái mộng cầm giáo mác đi, nghe không?

Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.

Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng.

Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy ở trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu rên. Anh Quyết nói: “Người cộng sản không thèm kêu van…” Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!

Tiếng cười giần giật của thằng Dục. Các cụ già chồm dậy, bọn lính gạt ra. Tiếng kêu ré của đồng bào. Tiếng chân ai rầm rập quanh nhà ưng. Ai thế?

Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Tiếng “giết”!

(Trích Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành*)

(*) Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc), sinh năm 1932, quê ở Quảng Nam. Ông là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến. Ông có hiểu biết sâu sắc, gắn bó mật thiết với mảnh đất và con người Tây Nguyên. Do đó, những thành công lớn nhất với sự nghiệp của ông cũng gắn bó với mảnh đất này. Tác phẩm của ông đậm màu sắc sử thi và cảm hứng lãng mạn.


Gợi ý làm bài:


Nội dung

Điểm

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật Tnú.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

* Giới thiệu vấn đề nghị luận:

* Phân tích phẩm chất của nhân vật Tnú.

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Phẩm chất: kiên cường, bất khuất (bị đốt mười đầu ngón tay vẫn không kêu van); căm thù giặc sục sôi (mở mắt, trừng trừng, nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy cả ruột gan); trung thành với cách mạng (luôn tâm niệm câu nói của anh Quyết); quyết tâm tiêu diệt kẻ thù (thét lên một tiếng dữ dội “Giết”);…

- Nghệ thuật xây dựng hình tượng: Trần thuật linh hoạt, ngôi thứ 3, di chuyển điểm nhìn, độc thoại nội tâm; kể chuyện giàu kịch tính; sử dụng nhiều câu cảm thán; giọng kể gấp gáp, dồn dập, đậm chất bi tráng…

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.


0,25

2,0














- Đánh giá: Nhân vật Tnú hội tụ những phẩm chất đẹp đẽ của người dân Tây Nguyên, người dân Việt Nam trong lửa đạn chiến tranh. Đó là những vẻ đẹp đáng trân trọng, ngợi ca, cảm phục, tự hào. Qua nhân vật, nhà văn thể hiện lòng yêu nước sâu sắc.

0,25

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ; vận dụng lí luận văn học; liên hệ, so sánh…

0,5


10,0









KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2022 – 2023-ĐỀ 3

MÔN NGỮ VĂN 10

Thời gian làm bài : 90 Phút


I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Thu vịnh


Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, 
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
 
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
 
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
 
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
 
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
 
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
 
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

(Trích Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, Hà Nội, 1971)

*Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên được viết theo thể thơ:

A. lục bát B. thất ngôn bát cú Đường luật

C. thất ngôn tứ tuyệt Đường luật D. bảy tiếng

Câu 2 (0,5 điểm): Cách phối hợp thanh điệu bằng (B) – trắc (T) trong dòng thơ đầu là:

A. B-B-B-T-T-B-B B. T-B-T-T-T-B-B

C. T-B-T-B-B-B-T D. B-B-B-T-B-B-B

Câu 3 (0,5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?

Nước biếc trông như tầng khói phủ, 

Song thưa để mặc bóng trăng vào. 

A. Điệp từ B. So sánh

C. Đối D. So sánh và đối

Câu 4 (0,5 điểm): Từ nào trong câu cuối bộc lộ rõ tâm trạng của nhân vật trữ tình?

A. nghĩ ra B. thẹn với ông Đào

C. thẹn D. Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào

*Thực hiện yêu cầu:

Câu 5 (1,0 điểm): Hai câu thơ Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,/ Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu  khắc hoạ bức tranh thu như thế nào?

Câu 6 (1,0 điểm): Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ.

Câu 7 (1,0 điểm): Hãy tìm lỗi đặt câu trong câu văn sau và nêu cách sửa lỗi thích hợp:

Bằng tất cả tài năng và sự tinh tế của Nguyễn Khuyến, đã làm nổi bật vẻ đẹp bức tranh mùa thu Bắc bộ.

Câu 8 (1,0 điểm): Từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách thể hiện lòng yêu nước.

II. VIẾT (4.0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật “tôi” trong văn bản sau:

[…]Về khuya sao càng sáng lạnh, xanh biếc, lấp lánh. Nhìn lên buồn buồn. Bỗng có tiếng quát tháo ngoài cửa miếu. Rồi ba phát súng nổ giòn.

Giặc đến vây rồi! - Thu, Viên cuống lên.

Tôi lẳng lặng xách súng đứng dậy ra hiệu cho họ đi theo. Chúng tôi rẽ đám cây luồn ra để chạy lên núi, thì một tràng tôm-sơm rít qua đầu, chiếc mũ nan chồm lên, chực bay xuống.

- Chúng nó kia kìa! Có ra không? Ông bắn bỏ mẹ bây giờ.

Mặc! Tôi nhào ra. Thu, Viên chạy theo. Thế là ba đứa luồn vào các bụi cây dại, lần đường lên một chỏm núi xa nhất. Đằng sau, tụi Pháp, ngụy binh vẫn chửi om sòm, quạt tiểu liên vào các bụi cây sau miếu. Đến lưng chừng núi chúng tôi đứng lại thở. Thu lắc đầu:

- Gian lao thật! Nhưng có phải có một lần này thôi đâu. Chúng tôi cứ phải qua lại mãi mãi. Chi nó gan và nhanh hơn chúng tôi nhiều.

Nghe tiếng "Chi" người tôi nóng bừng. Tôi phất tay leo lên. Hai người hổn hển bò theo. Chừng nửa đêm tới đỉnh. Có một cái hang rộng. Chúng tôi dừng lại. Phía chân trời xa xa có đèn lấm chấm thành vệt dài.

[…]

Ồ!... Cái thằng Pháp.

- Chết chửa này! Nó bắn rách toang chiếc mũ của anh, anh Lượng này!

Viên giơ chiếc mũ rách soạc trên chỏm. Tôi rùng mình. Viên đạn chỉ vào sâu thêm một chút nữa thì thôi... Đêm lạnh! Trời thăm thẳm. Sao xanh biếc đầy trời khó ngủ quá!

Chiều hôm sau chúng tôi về tới làng. Từ xa đã thấy lũy tre đỏ xuộm vì bị đốt cháy. Tôi muốn chạy lên. Tôi lắng nghe tiếng lọc xọc của những khung cửi dệt trong làng vọng ra như những năm nào, ngày nghỉ từ Hồng Gai về thăm nhà. Nhưng không có gì cả. Đồng vắng ngắt, thênh thang lạnh như tha ma. Chúng tôi tới gần cổng làng. Bỗng uỳnh! uỳnh! Hai quả moóc-chi-ê nổ cách chúng tôi chừng ba mươi thước. Ba đứa nhoài sấp xuống! Rồi liên thanh réo ầm ầm cuối làng. Đạn xé không khí, rú rít. Thu tái mặt:

- Chúng nó về càn quét! Chạy thôi anh!

Tôi ngần ngừ, nhưng sau cả quyết:

- Tôi nhất định phải vào! Hai chị chạy đi, mau!

Thu, Viên nhìn nhau, nhìn tôi rồi rẽ xuống cánh ruộng chạy miết. Tôi thấy máu trong người muốn sôi lên. Tôi lên đạn:

- Phải vào! ít nhất hạ cũng được hai mươi thằng có chết rồi mới hả.

Tôi chạy tắt vào cổng làng, thấy giao thông hào chi chít. Tôi nhảy phốc xuống, chạy về phía một ngôi nhà gạch để chọn một tử giác an toàn nhất chĩa súng ra. Lúc bấy giờ tôi bình tĩnh lắm. Nhưng sự thực, tôi cũng ân hận: mình chết cũng không sao nhưng còn công tác? Tôi càng thấy người nóng như điên. Nhất định không cho giặc hạ nổi, tôi nghĩ thế.

Súng dần dần ngớt. Nghe súng, tôi đoán được tình thế. Súng du kích bình tĩnh, chắc; súng giặc cuống quýt, lồng lộn. Sẩm tối, tiếng súng im hẳn. Thế là tụi giặc không vào sâu trong làng được. Tôi khoái quá, thấy tự kiêu hãnh, vì cái làng "xôi thịt" của tôi bây giờ đã đường hoàng chơi nhau được với giặc.[…]

(Trích Thư nhà - Hồ Phương*)


(*) Hồ Phương tên thật là Nguyễn Thế Xương, sinh năm 1930 tại Hà Đông, Hà Nội. Ông là nhà văn Quân đội đầu tiên được phong tướng. Đi qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, các tác phẩm của nhà văn Hồ Phương hầu như đều gắn với thời kỳ oanh liệt sôi nổi ấy. Xuyên suốt các tác phẩm của ông là tính nhân văn, sự cảm thông sâu sắc những con người ở hậu phương, những người vợ, người mẹ, những người âm thầm lặng lẽ phía sau cuộc chiến đầy khốc liệt. 

------ HẾT ------

ĐÁP ÁN

Câu 1 (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Thu vịnh

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, 
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
 
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
 
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
 
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
 
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
 
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
 
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

(Trích Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, Hà Nội, 1971)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên được viết theo thể thơ:

A. lục bát B. thất ngôn bát cú Đường luật

C. thất ngôn tứ tuyệt Đường luật D. bảy tiếng

Câu 2 (0,5 điểm): Cách phối hợp thanh điệu bằng (B) – trắc (T) trong dòng thơ đầu là:

A. B-B-B-T-T-B-B B. T-B-T-T-T-B-B

C. T-B-T-B-B-B-T D. B-B-B-T-B-B-B

Câu 3 (0,5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?

Nước biếc trông như tầng khói phủ, 

Song thưa để mặc bóng trăng vào. 

A. Điệp từ B. So sánh

C. Đối D. So sánh và đối

Câu 4 (0,5 điểm): Từ nào trong câu cuối bộc lộ rõ tâm trạng của nhân vật trữ tình?

A. nghĩ ra B. thẹn với ông Đào

C. thẹn D. Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào

Thực hiện yêu cầu:

Câu 5 (1,0 điểm): Hai câu thơ Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,/ Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu  khắc hoạ bức tranh thu như thế nào?

Câu 6 (1,0 điểm): Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ.

Câu 7 (1,0 điểm): Hãy tìm lỗi đặt câu trong câu văn sau và nêu cách sửa lỗi thích hợp:

Bằng tất cả tài năng và sự tinh tế của Nguyễn Khuyến, đã làm nổi bật vẻ đẹp bức tranh mùa thu Bắc bộ.

Câu 8 (1,0 điểm): Từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách thể hiện lòng yêu nước.

Gợi ý làm bài:

Đáp án

Phần trắc nghiệm:

1B – 2A – 3D – 4C

Phần từ luận:

Câu 5 (1,0 điểm): Hai câu thơ Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,/ Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu  khắc hoạ bức tranh thu như thế nào?

Gợi ý: Hai câu thơ khắc hoạ bức tranh thu: thoáng đãng, trong xanh, nhẹ nhàng, thi vị…

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời từ 3 ý trở lên hoặc tương đương: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời 2 ý được: 0,75 điểm.

- Học sinh trả lời 1 ý được: 0,5 điểm

Câu 6 (1,0 điểm): Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ.

Gợi ý: Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình: tinh tế, nhạy cảm; thanh cao; hoà mình vào thiên nhiên; yêu thiên nhiên; yêu nước thầm kín, thiết tha…

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời từ 4 ý trở lên hoặc tương đương: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời 3 ý được: 0,75 điểm

- Học sinh trả lời 1-2 ý được: 0,5 điểm.

Câu 7 (1,0 điểm): Hãy tìm lỗi đặt câu trong câu văn sau và nêu cách sửa lỗi thích hợp:

Bằng tất cả tài năng và sự tinh tế của Nguyễn Khuyến, đã làm nổi bật vẻ đẹp bức tranh mùa thu Bắc bộ.

Gợi ý:

Lỗi đặt câu: Câu thiếu chủ ngữ

Cách sửa lỗi: Bằng tất cả tài năng và sự tinh tế, Nguyễn Khuyến đã làm nổi bật vẻ đẹp bức tranh mùa thu Bắc bộ.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.

- Học sinh trả lời được lỗi: 0,5 điểm.

- Học sinh đề xuất được cách sửa đúng như đáp án hoặc cách sửa đúng khác: 0,5 điểm.

Câu 8 (1,0 điểm): Từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách thể hiện lòng yêu nước.

- HS viết đúng hình thức đoạn văn, có thể triển khai nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật cách thể hiện lòng yêu nước.

Gợi ý: Yêu cảnh trí quê hương; trân trọng những giá trị văn hoá, lịch sử của dân tộc; có tinh thần trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; phấn đấu không ngừng để trở thành công dân tốt…

Hướng dẫn chấm:

- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: 0,25 điểm.

- Nội dung: 0,75 điểm


Câu 2 (4,0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật “tôi” trong văn bản sau:

[…]Về khuya sao càng sáng lạnh, xanh biếc, lấp lánh. Nhìn lên buồn buồn. Bỗng có tiếng quát tháo ngoài cửa miếu. Rồi ba phát súng nổ giòn.

Giặc đến vây rồi! - Thu, Viên cuống lên.

Tôi lẳng lặng xách súng đứng dậy ra hiệu cho họ đi theo. Chúng tôi rẽ đám cây luồn ra để chạy lên núi, thì một tràng tôm-sơm rít qua đầu, chiếc mũ nan chồm lên, chực bay xuống.

- Chúng nó kia kìa! Có ra không? Ông bắn bỏ mẹ bây giờ.

Mặc! Tôi nhào ra. Thu, Viên chạy theo. Thế là ba đứa luồn vào các bụi cây dại, lần đường lên một chỏm núi xa nhất. Đằng sau, tụi Pháp, ngụy binh vẫn chửi om sòm, quạt tiểu liên vào các bụi cây sau miếu. Đến lưng chừng núi chúng tôi đứng lại thở. Thu lắc đầu:

- Gian lao thật! Nhưng có phải có một lần này thôi đâu. Chúng tôi cứ phải qua lại mãi mãi. Chi nó gan và nhanh hơn chúng tôi nhiều.

Nghe tiếng "Chi" người tôi nóng bừng. Tôi phất tay leo lên. Hai người hổn hển bò theo. Chừng nửa đêm tới đỉnh. Có một cái hang rộng. Chúng tôi dừng lại. Phía chân trời xa xa có đèn lấm chấm thành vệt dài.

[…]

Ồ!... Cái thằng Pháp.

- Chết chửa này! Nó bắn rách toang chiếc mũ của anh, anh Lượng này!

Viên giơ chiếc mũ rách soạc trên chỏm. Tôi rùng mình. Viên đạn chỉ vào sâu thêm một chút nữa thì thôi... Đêm lạnh! Trời thăm thẳm. Sao xanh biếc đầy trời khó ngủ quá!

Chiều hôm sau chúng tôi về tới làng. Từ xa đã thấy lũy tre đỏ xuộm vì bị đốt cháy. Tôi muốn chạy lên. Tôi lắng nghe tiếng lọc xọc của những khung cửi dệt trong làng vọng ra như những năm nào, ngày nghỉ từ Hồng Gai về thăm nhà. Nhưng không có gì cả. Đồng vắng ngắt, thênh thang lạnh như tha ma. Chúng tôi tới gần cổng làng. Bỗng uỳnh! uỳnh! Hai quả moóc-chi-ê nổ cách chúng tôi chừng ba mươi thước. Ba đứa nhoài sấp xuống! Rồi liên thanh réo ầm ầm cuối làng. Đạn xé không khí, rú rít. Thu tái mặt:

- Chúng nó về càn quét! Chạy thôi anh!

Tôi ngần ngừ, nhưng sau cả quyết:

- Tôi nhất định phải vào! Hai chị chạy đi, mau!

Thu, Viên nhìn nhau, nhìn tôi rồi rẽ xuống cánh ruộng chạy miết. Tôi thấy máu trong người muốn sôi lên. Tôi lên đạn:

- Phải vào! ít nhất hạ cũng được hai mươi thằng có chết rồi mới hả.

Tôi chạy tắt vào cổng làng, thấy giao thông hào chi chít. Tôi nhảy phốc xuống, chạy về phía một ngôi nhà gạch để chọn một tử giác an toàn nhất chĩa súng ra. Lúc bấy giờ tôi bình tĩnh lắm. Nhưng sự thực, tôi cũng ân hận: mình chết cũng không sao nhưng còn công tác? Tôi càng thấy người nóng như điên. Nhất định không cho giặc hạ nổi, tôi nghĩ thế.

Súng dần dần ngớt. Nghe súng, tôi đoán được tình thế. Súng du kích bình tĩnh, chắc; súng giặc cuống quýt, lồng lộn. Sẩm tối, tiếng súng im hẳn. Thế là tụi giặc không vào sâu trong làng được. Tôi khoái quá, thấy tự kiêu hãnh, vì cái làng "xôi thịt" của tôi bây giờ đã đường hoàng chơi nhau được với giặc.[…]

(Trích Thư nhà - Hồ Phương*)


(*) Hồ Phương tên thật là Nguyễn Thế Xương, sinh năm 1930 tại Hà Đông, Hà Nội. Ông là nhà văn Quân đội đầu tiên được phong tướng. Đi qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, các tác phẩm của nhà văn Hồ Phương hầu như đều gắn với thời kỳ oanh liệt sôi nổi ấy. Xuyên suốt các tác phẩm của ông là tính nhân văn, sự cảm thông sâu sắc những con người ở hậu phương, những người vợ, người mẹ, những người âm thầm lặng lẽ phía sau cuộc chiến đầy khốc liệt. 



Gợi ý làm bài:


Nội dung

Điểm

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật “tôi”

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

* Giới thiệu vấn đề nghị luận:

* Phân tích vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật “tôi”

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Phẩm chất: dũng cảm, gan dạ (băng đi giữa làn đạn, bình tĩnh); yêu làng, yêu nước (muốn chạy về làng bất chấp bom đạn, lắng nghe tiếng lọc xọc của những khung cửi dệt trong làng vọng ra như những năm nào, kiêu hãnh vì làng…); căm thù giặc (thấy người nóng như điên); quyết tâm tiêu diệt kẻ thù (Phải vào! ít nhất hạ cũng được hai mươi thằng);…

- Nghệ thuật xây dựng phẩm chất nhân vật “tôi”: trần thuật linh hoạt, ngôi kể thứ nhất; kể chuyện kịch tính; giọng kể gấp gáp; chi tiết chọn lọc đặc sắc…

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.


0,25

2,0














- Đánh giá: Nhân vật “tôi” hội tụ những phẩm chất đẹp đẽ của người lính thời chống Pháp. Đó là những vẻ đẹp đáng trân trọng, ngợi ca, cảm phục, tự hào. Qua nhân vật, nhà văn thể hiện lòng yêu nước sâu sắc.

0,25

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ; vận dụng lí luận văn học; liên hệ, so sánh…

0,5


10,0




KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2022 – 2023-ĐỀ 4

MÔN NGỮ VĂN 10

Thời gian làm bài : 90 Phút


I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Thu điếu

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

(Câu cá mùa thu - Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, Hà Nội, 1971)

*Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: (0.5 đ). Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ tự do B. Thơ lục bát

C. Thơ bảy chữ D. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật

Câu 2: (0.5 đ). Cách phối hợp thanh điệu bằng (B) – trắc (T) trong dòng thơ đầu là:

A. B-T-B-T-B-B-T B. T-B-B-T-B-B-T

C. B-B-T-T-T-B-B D. B-B-B-T-B-B-B

Câu 3: (0.5 đ). Xác định nhịp điệu của lời thơ.

A. Chậm rãi B. Gấp gáp

C. Dồn dập D. Dứt khoát

Câu 4: (0.5 đ). Điểm nhìn của tác giả khi khắc hoạ bức tranh mùa thu là:

A. cận cảnh -> viễn cảnh B. viễn cảnh -> cận cảnh

C.cận cảnh -> viễn cảnh -> cận cảnh D. viễn cảnh -> cận cảnh -> viễn cảnh

*Trả lời câu hỏi:

Câu 5: (1.0 đ). Nêu tác dụng của cách gieo vần “eo”.

Câu 6: (1.0 đ). Hai câu thơ Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,/Ngõ trúc quanh co khách vắng teo khắc hoạ bức tranh thu như thế nào?

Câu 7: (1.0 đ). Hãy tìm lỗi dùng từ trong câu văn sau và nêu cách sửa lỗi thích hợp:

Nhà thơ Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam.

Câu 8: (1.0 đ). Từ văn bản, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về cách thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.

II. VIẾT (4.0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật “tôi” trong văn bản sau:

[…]Về khuya sao càng sáng lạnh, xanh biếc, lấp lánh. Nhìn lên buồn buồn. Bỗng có tiếng quát tháo ngoài cửa miếu. Rồi ba phát súng nổ giòn.

Giặc đến vây rồi! - Thu, Viên cuống lên.

Tôi lẳng lặng xách súng đứng dậy ra hiệu cho họ đi theo. Chúng tôi rẽ đám cây luồn ra để chạy lên núi, thì một tràng tôm-sơm rít qua đầu, chiếc mũ nan chồm lên, chực bay xuống.

- Chúng nó kia kìa! Có ra không? Ông bắn bỏ mẹ bây giờ.

Mặc! Tôi nhào ra. Thu, Viên chạy theo. Thế là ba đứa luồn vào các bụi cây dại, lần đường lên một chỏm núi xa nhất. Đằng sau, tụi Pháp, ngụy binh vẫn chửi om sòm, quạt tiểu liên vào các bụi cây sau miếu. Đến lưng chừng núi chúng tôi đứng lại thở. Thu lắc đầu:

- Gian lao thật! Nhưng có phải có một lần này thôi đâu. Chúng tôi cứ phải qua lại mãi mãi. Chi nó gan và nhanh hơn chúng tôi nhiều.

Nghe tiếng "Chi" người tôi nóng bừng. Tôi phất tay leo lên. Hai người hổn hển bò theo. Chừng nửa đêm tới đỉnh. Có một cái hang rộng. Chúng tôi dừng lại. Phía chân trời xa xa có đèn lấm chấm thành vệt dài.

[…]

Ồ!... Cái thằng Pháp.

- Chết chửa này! Nó bắn rách toang chiếc mũ của anh, anh Lượng này!

Viên giơ chiếc mũ rách soạc trên chỏm. Tôi rùng mình. Viên đạn chỉ vào sâu thêm một chút nữa thì thôi... Đêm lạnh! Trời thăm thẳm. Sao xanh biếc đầy trời khó ngủ quá!

Chiều hôm sau chúng tôi về tới làng. Từ xa đã thấy lũy tre đỏ xuộm vì bị đốt cháy. Tôi muốn chạy lên. Tôi lắng nghe tiếng lọc xọc của những khung cửi dệt trong làng vọng ra như những năm nào, ngày nghỉ từ Hồng Gai về thăm nhà. Nhưng không có gì cả. Đồng vắng ngắt, thênh thang lạnh như tha ma. Chúng tôi tới gần cổng làng. Bỗng uỳnh! uỳnh! Hai quả moóc-chi-ê nổ cách chúng tôi chừng ba mươi thước. Ba đứa nhoài sấp xuống! Rồi liên thanh réo ầm ầm cuối làng. Đạn xé không khí, rú rít. Thu tái mặt:

- Chúng nó về càn quét! Chạy thôi anh!

Tôi ngần ngừ, nhưng sau cả quyết:

- Tôi nhất định phải vào! Hai chị chạy đi, mau!

Thu, Viên nhìn nhau, nhìn tôi rồi rẽ xuống cánh ruộng chạy miết. Tôi thấy máu trong người muốn sôi lên. Tôi lên đạn:

- Phải vào! ít nhất hạ cũng được hai mươi thằng có chết rồi mới hả.

Tôi chạy tắt vào cổng làng, thấy giao thông hào chi chít. Tôi nhảy phốc xuống, chạy về phía một ngôi nhà gạch để chọn một tử giác an toàn nhất chĩa súng ra. Lúc bấy giờ tôi bình tĩnh lắm. Nhưng sự thực, tôi cũng ân hận: mình chết cũng không sao nhưng còn công tác? Tôi càng thấy người nóng như điên. Nhất định không cho giặc hạ nổi, tôi nghĩ thế.

Súng dần dần ngớt. Nghe súng, tôi đoán được tình thế. Súng du kích bình tĩnh, chắc; súng giặc cuống quýt, lồng lộn. Sẩm tối, tiếng súng im hẳn. Thế là tụi giặc không vào sâu trong làng được. Tôi khoái quá, thấy tự kiêu hãnh, vì cái làng "xôi thịt" của tôi bây giờ đã đường hoàng chơi nhau được với giặc.[…]

(Trích Thư nhà - Hồ Phương*)

(*) Hồ Phương tên thật là Nguyễn Thế Xương, sinh năm 1930 tại Hà Đông, Hà Nội. Ông là nhà văn Quân đội đầu tiên được phong tướng. Đi qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, các tác phẩm của nhà văn Hồ Phương hầu như đều gắn với thời kỳ oanh liệt sôi nổi ấy. Xuyên suốt các tác phẩm của ông là tính nhân văn, sự cảm thông sâu sắc những con người ở hậu phương, những người vợ, người mẹ, những người âm thầm lặng lẽ phía sau cuộc chiến đầy khốc liệt. 

------ HẾT ------

ĐÁP ÁN



Câu 1 (6.0 điểm)Đọc văn bản sau:

Thu điếu

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

(Câu cá mùa thu - Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, Hà Nội, 1971)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: (0.5 đ). Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ tự do B. Thơ lục bát

C. Thơ bảy chữ D. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật

Câu 2: (0.5 đ). Cách phối hợp thanh điệu bằng (B) – trắc (T) trong dòng thơ đầu là:

A. B-T-B-T-B-B-T B. T-B-B-T-B-B-T

C. B-B-T-T-T-B-B D. B-B-B-T-B-B-B

Câu 3: (0.5 đ). Xác định nhịp điệu của lời thơ.

A. Chậm rãi B. Gấp gáp

C. Dồn dập D. Dứt khoát

Câu 4: (0.5 đ). Điểm nhìn của tác giả khi khắc hoạ bức tranh mùa thu là:

A. cận cảnh -> viễn cảnh B. viễn cảnh -> cận cảnh

C.cận cảnh -> viễn cảnh -> cận cảnh D. viễn cảnh -> cận cảnh -> viễn cảnh

Trả lời câu hỏi:

Câu 5: (1.0 đ). Nêu tác dụng của cách gieo vần “eo”.

Câu 6: (1.0 đ). Hai câu thơ Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,/Ngõ trúc quanh co khách vắng teo khắc hoạ bức tranh thu như thế nào?

Câu 7: (1.0 đ). Hãy tìm lỗi dùng từ trong câu văn sau và nêu cách sửa lỗi thích hợp:

Nhà thơ Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam.

Câu 8: (1.0 đ). Từ văn bản, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về cách thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.

Gợi ý làm bài:

Đáp án

  1. Phần trắc nghiệm :

1D – 2C – 3A – 4C

  1. Phần từ luận:

Câu 5:Tác dụng của cách gieo vần “eo”: Tạo nhạc tính; tạo sự liên kết giữa các dòng thơ; góp phần diễn tả không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng uẩn khúc của thi nhân.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời được như đáp án/ tương đương đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời 1 ý: 0,5 điểm, 2 ý: 0,75 điểm

Câu 6: Hai câu thơ Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,/Ngõ trúc quanh co khách vắng teo khắc hoạ bức tranh thu: thanh sơ, thoáng đãng, yên bình, tĩnh lặng…

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời được như đáp án/ tương đương đáp án: 1,0 điểm

- Học sinh trả lời 1-2 ý được: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời 3 ý được: 0,75 điểm

Câu 7: Tìm lỗi: lặp từ nhà thơ

Cách sửa: bỏ bớt từ nhà thơ ở đầu câu: Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam.

Hoặc: Một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam là Nguyễn Khuyến.

Câu 8: HS viết đúng hình thức đoạn văn, có thể triển khai nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật cách thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.

Gợi ý: Yêu cảnh trí quê hương; trân trọng những giá trị văn hoá, lịch sử của dân tộc; có tinh thần trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; phấn đấu không ngừng để trở thành công dân tốt…

Hướng dẫn chấm:

- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: 0,25 điểm.

- Nội dung: 0,75 điểm.

Câu 2 (4,0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật “tôi” trong văn bản sau:

[…]Về khuya sao càng sáng lạnh, xanh biếc, lấp lánh. Nhìn lên buồn buồn. Bỗng có tiếng quát tháo ngoài cửa miếu. Rồi ba phát súng nổ giòn.

Giặc đến vây rồi! - Thu, Viên cuống lên.

Tôi lẳng lặng xách súng đứng dậy ra hiệu cho họ đi theo. Chúng tôi rẽ đám cây luồn ra để chạy lên núi, thì một tràng tôm-sơm rít qua đầu, chiếc mũ nan chồm lên, chực bay xuống.

- Chúng nó kia kìa! Có ra không? Ông bắn bỏ mẹ bây giờ.

Mặc! Tôi nhào ra. Thu, Viên chạy theo. Thế là ba đứa luồn vào các bụi cây dại, lần đường lên một chỏm núi xa nhất. Đằng sau, tụi Pháp, ngụy binh vẫn chửi om sòm, quạt tiểu liên vào các bụi cây sau miếu. Đến lưng chừng núi chúng tôi đứng lại thở. Thu lắc đầu:

- Gian lao thật! Nhưng có phải có một lần này thôi đâu. Chúng tôi cứ phải qua lại mãi mãi. Chi nó gan và nhanh hơn chúng tôi nhiều.

Nghe tiếng "Chi" người tôi nóng bừng. Tôi phất tay leo lên. Hai người hổn hển bò theo. Chừng nửa đêm tới đỉnh. Có một cái hang rộng. Chúng tôi dừng lại. Phía chân trời xa xa có đèn lấm chấm thành vệt dài.

[…]

Ồ!... Cái thằng Pháp.

- Chết chửa này! Nó bắn rách toang chiếc mũ của anh, anh Lượng này!

Viên giơ chiếc mũ rách soạc trên chỏm. Tôi rùng mình. Viên đạn chỉ vào sâu thêm một chút nữa thì thôi... Đêm lạnh! Trời thăm thẳm. Sao xanh biếc đầy trời khó ngủ quá!

Chiều hôm sau chúng tôi về tới làng. Từ xa đã thấy lũy tre đỏ xuộm vì bị đốt cháy. Tôi muốn chạy lên. Tôi lắng nghe tiếng lọc xọc của những khung cửi dệt trong làng vọng ra như những năm nào, ngày nghỉ từ Hồng Gai về thăm nhà. Nhưng không có gì cả. Đồng vắng ngắt, thênh thang lạnh như tha ma. Chúng tôi tới gần cổng làng. Bỗng uỳnh! uỳnh! Hai quả moóc-chi-ê nổ cách chúng tôi chừng ba mươi thước. Ba đứa nhoài sấp xuống! Rồi liên thanh réo ầm ầm cuối làng. Đạn xé không khí, rú rít. Thu tái mặt:

- Chúng nó về càn quét! Chạy thôi anh!

Tôi ngần ngừ, nhưng sau cả quyết:

- Tôi nhất định phải vào! Hai chị chạy đi, mau!

Thu, Viên nhìn nhau, nhìn tôi rồi rẽ xuống cánh ruộng chạy miết. Tôi thấy máu trong người muốn sôi lên. Tôi lên đạn:

- Phải vào! ít nhất hạ cũng được hai mươi thằng có chết rồi mới hả.

Tôi chạy tắt vào cổng làng, thấy giao thông hào chi chít. Tôi nhảy phốc xuống, chạy về phía một ngôi nhà gạch để chọn một tử giác an toàn nhất chĩa súng ra. Lúc bấy giờ tôi bình tĩnh lắm. Nhưng sự thực, tôi cũng ân hận: mình chết cũng không sao nhưng còn công tác? Tôi càng thấy người nóng như điên. Nhất định không cho giặc hạ nổi, tôi nghĩ thế.

Súng dần dần ngớt. Nghe súng, tôi đoán được tình thế. Súng du kích bình tĩnh, chắc; súng giặc cuống quýt, lồng lộn. Sẩm tối, tiếng súng im hẳn. Thế là tụi giặc không vào sâu trong làng được. Tôi khoái quá, thấy tự kiêu hãnh, vì cái làng "xôi thịt" của tôi bây giờ đã đường hoàng chơi nhau được với giặc.[…]

(Trích Thư nhà - Hồ Phương*)


(*) Hồ Phương tên thật là Nguyễn Thế Xương, sinh năm 1930 tại Hà Đông, Hà Nội. Ông là nhà văn Quân đội đầu tiên được phong tướng. Đi qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, các tác phẩm của nhà văn Hồ Phương hầu như đều gắn với thời kỳ oanh liệt sôi nổi ấy. Xuyên suốt các tác phẩm của ông là tính nhân văn, sự cảm thông sâu sắc những con người ở hậu phương, những người vợ, người mẹ, những người âm thầm lặng lẽ phía sau cuộc chiến đầy khốc liệt. 




Gợi ý làm bài:


Nội dung

Điểm

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật “tôi”

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

* Giới thiệu vấn đề nghị luận:

* Phân tích vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật “tôi”

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Phẩm chất: dũng cảm, gan dạ (băng đi giữa làn đạn, bình tĩnh); yêu làng, yêu nước (muốn chạy về làng bất chấp bom đạn, lắng nghe tiếng lọc xọc của những khung cửi dệt trong làng vọng ra như những năm nào, kiêu hãnh vì làng…); căm thù giặc (thấy người nóng như điên); quyết tâm tiêu diệt kẻ thù (Phải vào! ít nhất hạ cũng được hai mươi thằng);…

- Nghệ thuật xây dựng phẩm chất nhân vật “tôi”: trần thuật linh hoạt, ngôi kể thứ nhất; kể chuyện kịch tính; giọng kể gấp gáp; chi tiết chọn lọc đặc sắc…

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.


0,25

2,0














- Đánh giá: Nhân vật “tôi” hội tụ những phẩm chất đẹp đẽ của người lính thời chống Pháp. Đó là những vẻ đẹp đáng trân trọng, ngợi ca, cảm phục, tự hào. Qua nhân vật, nhà văn thể hiện lòng yêu nước sâu sắc.

0,25

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ; vận dụng lí luận văn học; liên hệ, so sánh…

0,5


10,0


Ngoài Bộ Đề Thi Giữa Học Kỳ 2 Ngữ Văn 10 Năm 2022-2023 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 10 thì các đề thi trong chương trình lớp 10 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Bộ Đề Thi Giữa Kì 2 Văn 10 Năm 2022-2023 Có Đáp Án là tài liệu ôn tập hữu ích cho các bạn học sinh lớp 10 chuẩn bị cho kì thi giữa kỳ 2 môn Văn. Bộ đề này được tuyển chọn kỹ càng từ những đề thi chính thức của các trường và sở giáo dục địa phương, bao gồm nhiều dạng bài tập phong phú, đa dạng, giúp các em nâng cao kiến thức và kỹ năng trong việc giải các dạng bài tập khác nhau.

Bộ Đề Thi Giữa Kì 2 Văn 10 Năm 2022-2023 Có Đáp Án sẽ giúp các bạn:

  • Làm quen với các dạng đề thi, các câu hỏi thường gặp trong kì thi giữa kỳ 2 môn Văn.
  • Củng cố kiến thức về ngữ pháp, từ vựng, kỹ năng viết để có thể làm bài tốt trong kì thi.
  • Trao đổi kinh nghiệm giải đề và cải thiện kỹ năng giải đề của mình thông qua việc tham khảo đáp án chi tiết.

Bộ đề bao gồm nhiều dạng bài tập phổ biến như viết luận, văn nghị luận, bài tập chuyển đổi câu, phân tích đoạn trích văn học, tìm hiểu tác giả, tác phẩm,… Tất cả đều được trình bày rõ ràng, chi tiết và có đáp án giải thích cụ thể, giúp các em dễ dàng hình dung và làm quen với cách giải các dạng bài tập khác nhau.

Bộ Đề Thi Giữa Kì 2 Văn 10 Năm 2022-2023 Có Đáp Án là tài liệu hữu ích cho các em học sinh lớp 10 trong quá trình ôn tập và chuẩn bị cho kì thi giữa kỳ 2 môn Văn.