Bộ Đề Thi Sử Lớp 11 Học Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án
Bộ Đề Thi Sử Lớp 11 Học Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án – Lịch Sử Lớp 11 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
>>> Mọi người cũng quan tâm:
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (7 điểm).
Câu 1: Tình trạng chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng tháng Hai là?
A. Các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga.
B. Quân đội cũ nổi dậy chống phá.
C. Nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng.
D. Xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
Câu 2: Hội quốc liên ra đời nhằm mục đích :
A. Bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới.
B. Duy trì một trật tự thế giới mới.
C. Giải quyết tranh chấp quốc tế.
D. Khống chế sự lũng đoạn của các công ti độc quyền xuyên quốc gia.
Câu 3: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã hình thành 2 khối đế quốc đối lập nhau là
A. Mĩ – Anh –Đức và Nhật-Ý- Pháp.
B. Mĩ –Ý- Nhật và Anh- Pháp –Đức
C. Mĩ –Anh – Pháp và Đức-Ý- Nhật.
D. Đức- Áo – Hung- Ý và Anh- Pháp – Nga.
Câu 4: Sự kiện Hít-le tự xưng là Quốc trưởng suốt đời thể hiện
A. tài quân sự tuyệt vời của Hít-le.
B. sự bất lực của giới tư sản cầm quyền ở Đức.
C. tính độc tài phát xít.
D. Hít-le thật sự nắm quyền ở Đức.
Câu 5: Tại sao quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước ở Đức diễn ra nhanh?
A. Vì con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước phù hợp với sự phát triển của nước Đức.
B. Vì sự thiếu thống nhất trong đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của Đảng Cộng sản và Đảng Xã hội dân chủ.
C. Vì được sự ủng hộ của giai cấp tư sản cầm quyền.
D. Vì thế lực của Đảng Quốc xã trong quần chúng nhân dân mạnh.
Câu 6: Đỉnh cao của hình thức đấu tranh trong cuộc Cách mạng tháng Hai ở Nga 1917 là gì?
A. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
B. Chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
C. Khởi nghĩa từng phần.
D. Biểu tình thị uy.
Câu 7: Hậu nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là
A. Hàng trục triệu người trên thế giới thất nghiệp.
B. Lạm phát trở nên phi mã, nhà nước không thể điều tiết được.
C. Sự xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới 2.
D. Nhiều người bị phá sản, mất hết tiền bạc và nhà cửa.
Câu 8: Đảng Quốc xã đã tuyên truyền, kích động như thế nào để gây ảnh hưởng trong quần chúng?
A. Tuyên truyền chủ nghĩa phục thù, chống cộng sản và phân biệt chủng tộc.
B. Tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc, chống các đảng phái phản động.
C. Tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước, chống các hòa ước bất bình đẳng.
D. Tuyên truyền chủ nghĩa bành trướng, chống các đảng phái dân chủ.
Câu 9: Chế độ chính trị của Nga sau Cách mạng tháng 1905-1907 là gì?
A. Chế độ Cộng hòa. B. Chế độ quân chủ lập hiến.
C. Chế độ dân chủ. D. Chế độ quân chủ chuyên chế.
Câu 10: Quá trình phát xít hóa ở Đức có thể bị ngăn chặn không? Tại sao?
A. Không thể ngăn chặn, do đây là sự phát triển tất yếu của nước Đức.
B. Có thể ngăn chặn, nếu Đảng Cộng sản Đức và Đảng Xã hội dân chủ đoàn kết trong đấu tranh.
C. Có thể ngăn chặn, nếu giai cấp tư sản cầm quyền nhận thức được bản chất của Đảng Quốc xã.
D. Không thể ngăn chặn, do thế lực của Đảng Quốc xã quá mạnh.
Câu 11: Trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây, từ năm 1919 nước nga thực hiện chính sách gì?
A. Chính sách kinh tế mới. B. Chính sách quốc phòng toàn dân.
C. Chính sách tổng động viên. D. Chính sách cộng sản thời chiến.
Câu 12: Việc làm đầu tiên của Hít-le sau khi lên nắm quyền ở Đức là
A. tiến hành cải cách đất nước theo hướng dân chủ hóa.
B. tập trung phát triển kinh tế, trước hết là công nghiệp nặng.
C. xây dựng quân đội thường trực mạnh chuẩn bị cho chiến tranh.
D. thiết lập nền chuyên chính, độc tài, công khai khủng bố các đảng phái tiến bộ, trước hết là Đảng Cộng sản.
Câu 13: Một trong những nội dung của chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga Xô viết là
A. Nhà nước chỉ nắm ngành giao thông.
B. Nhà nước không thu thuế lương thực.
C. Nhà nước chỉ nắm ngành ngân hàng.
D. tư nhân được xây dựng xí nghiệp nhỏ.
Câu 14: Trong các tiền đề sau đây, tiền đề nào quan trọng nhất dẫn đến cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Nga năm 1917?
A. Nước Nga là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc.
B. Giai cấp vô sản Nga có lý luận và đường lối cách mạng đúng đắn.
C. Đầu năm 1917, nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc thế giới.
D. Chủ nghĩa đế quốc là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ cho CNXH.
Câu 15: Khó khăn lớn nhất của nước Nga xô viết từ 1918 – 1920 là gì?
A. 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản động trong nước tấn công nước Nga.
B. Bọn phản động trong nước nổi dậy chống chính quyền cách mạng.
C. Nền kinh tế bị kiệt quệ do chiến tranh tàn phá.
D. Chính quyền xô viết mới thành lập, còn quá non trẻ.
Câu 16: Nguyên nhân nào làm cho số người thất nghiệp ở Mĩ lên tới mức cao nhất trong những năm 1932 – 1933?
A. khủng hoảng kinh tế bắt đầu lan sang lĩnh vực công nghiệp.
B. khủng hoảng kinh tế bắt đầu lan sang lĩnh vực nông nghiệp,
C. khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 lên tới đỉnh điểm.
D. sự sụt giảm nghiêm trọng của thị trường chứng khoán.
Câu 17: Vì sao cục diện hai chính quyền song song không thể tồn tại lâu dài ở Nga sau cách mạng tháng Hai?
A. Hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập nhau về quyền lợi.
B. Không đưa được nước Nga ra khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất.
C. Không thể phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
D. Sự can thiệp của các nước đế quốc vào Nga.
Câu 18: Để thoát khỏi khủng hoảng Đức,Ý, Nhật tìm cho mình lối thoát nào sau đây
A. Duy trì chế độ chủ nghĩa tư bản.
B. Thiết lập chủ nghĩa phát xít.
C. Tiến lên con đường chủ nghĩa tư bản.
D. Tăng cường xâm chiếm thuộc địa.
Câu 19: Vì sao nói sau cách mạng tháng Hai, một tình hình chính trị phức tạp chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga?
A. Nga tiến vào thời kì quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa.
B. Chính quyền rơi vào tay giai cấp tư sản không tham gia vào cách mạng.
C. Chính quyền nhân dân lao động lần đầu được thành lập.
D. Có hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập song song cùng tồn tại.
Câu 20: Từ việc quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy của tư sản trong chính sách cộng sản thời chiến đến khi thực hiện chính sách kinh tế mới được thay đổi như thế nào?
A. Cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân).
B. Trả hết toàn bộ nhà máy, xí nghiệp cho giai cấp tư sản.
C. Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp do giai cấp vô sản quản lý.
D. Khuyến khích tư bản nước ngoài vào xây dựng nhà máy, xí nghiệp trong nước.
Câu 21: Mục tiêu trong Luận cương tháng Tư của Lênin là gì?
A. Duy trì chế độ lâm thời của giai cấp tư sản.
B. Chuyển từ chế độ phong kiến sang cách mạng dân chủ tư sản.
C. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN.
D. Tạo điều kiện cho giai cấp tư sản phát triển.
Câu 22: Ai là tổng thống duy nhất của nước Mĩ giữ chức suốt 4 nhiệm kì liền?
A. Tơ-ru-man. B. Ai-xen-hao. C. Ru-dơ-ven. D. Ken-nơ-dy.
Câu 23: Vì sao từ tháng 2 đến tháng 10, đảng Bôn sê vich lựa chọn phương pháp đấu tranh hòa bình?
A. Xảy ra mâu thuẫn trong nội bộ của Đảng Bôn sê vich.
B. Đàm phán với chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.
C. Tranh thủ thời gian để tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân lao động.
D. Thỏa hiệp với chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.
Câu 24: Trong Chính sách kinh tế mới ở nước Nga Xô viết (1921), Nhà nước
A. chỉ nắm ngành giao thông.
B. tập trung khôi phục công nghiệp nặng.
C. chỉ nắm ngành ngân hàng.
D. không thu thuế lương thực.
Câu 25: Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của chính sách kinh tế mới?
A. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.
B. Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế.
C. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế cố định.
D. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng.
Câu 26: Những nước nào sau đây, sau chiến tranh thế giới thứ nhất không có hoặc có ít thuộc địa.
A. Đức, Ý, Nhật. B. Nga, Nhật, Ý. C. Anh, Pháp, Mỹ. D. Anh, Pháp, Nga.
Câu 27: Mĩ đã thực hiện chính sách gì đối với các vấn đề quốc tế, trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm thế giới?
A. Chính sách trung lập. B. Chính sách thực lực nước Mĩ.
C. Chính sách chạy đua vũ trang. D. Chính sách láng giềng thân thiện.
Câu 28: Ai là vị lãnh đạo Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
A. Anghen. B. Cácmac. C. Xtalin. D. Lenin.
PHẦN II: TỰ LUẬN: (3 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 có điểm khác biệt gì so với các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại? Phân tích tính chất của cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga.
Câu 2. (1 điểm)
Chính sách kinh tế mới của nước Nga Xô Viết để lại bài học kinh nghiệm gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
------ HẾT ------
ĐÁP ÁN
1 |
D |
6 |
B |
11 |
D |
16 |
C |
21 |
C |
26 |
A |
2 |
B |
7 |
C |
12 |
D |
17 |
A |
22 |
C |
27 |
A |
3 |
C |
8 |
A |
13 |
D |
18 |
B |
23 |
C |
28 |
D |
4 |
C |
9 |
D |
14 |
C |
19 |
D |
24 |
B |
|
|
5 |
B |
10 |
B |
15 |
A |
20 |
A |
25 |
A |
|
|
-
ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
MÔN: LỊCH SỬ 11 – ĐỀ 2
Câu 1: (3.0 điểm). Trình bày hệ thống Véc xai-Oa sinh tơn. Trật tự này gợi cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ các nước tư bản thời kì sau 1918 ?
Câu 2: (4.0 điểm). Trình bày Chính sách mới của tổng thống Mỹ Rudơven và tác dụng của chính sách đó đối với nước Mỹ. Phân tích ngắn gọn điểm mấu chốt trong Chính sách mới của tổng thống Mỹ Rudơven.
Câu 3: (3.0 điểm). Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga măm 1917. Những ảnh hưởng to lớn của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam.
----------Hết----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ...........................................; Số báo danh: ........................................
ĐÁP ÁN
Nội dung |
Điểm |
Câu 1: (3.0 điểm) Như thế nào là trật tự của Véc xai-Oa sinh tơn? Trật tự này gợi cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ các nước tư bản thời kì sau 1918 ? |
3,0 |
-Trật tự của Véc xai-Oa sinh tơn: Sau 1918 các nước thắng trận họp hội nghị hoà bình ở Véc xai(1919-1920) và Oa sinh tơn (1921-1922) để phân chia lại thế giới. Một trật tự thế giới mới được xác lập gọi là trật tự Véc xai-Oa sinh tơn. - Các nước thắng trận Anh, Pháp, Mĩ đạt rất nhiều quyền lợi, xác lập sự áp đặt và nô dịch đối với các nước bại trận. |
1,0
1,0 |
- Hoà ước này đặt Châu Âu trên một thùng thuốc nổ mâu thuẫn giữa các nước bại trận và các nước thắng trận tiếp tục diễn ra sau chiến tranh. Đây là một tác nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai(1939-1945)....(HS nêu mối quan hệ các nước tư bản tạm thời và mong manh cũng tính điểm tối đa.) |
1,0 |
|
|
Câu 2:(4.0 điểm). Trình bày Chính sách mới của tổng thống Mỹ Rudơven và tác dụng của chính sách đó đối với nước Mỹ. Phân tích ngắn gọn điểm mẫu chốt trong Chính sách mới của tổng thống Mỹ Rudơven. |
4,0 |
*Trình bày sách mới của tổng thống Mỹ Rudơven và tác dụng của chính sách đó đối với nước Mỹ. - Để đưa nước Mỹ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng Cuối 1932: tổng thống Rudơven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội được gọi là Chính sách mới: - Bằng sự can thiệp tích cực của Nhà nước vào đời sống kinh tế…chính phủ Rudơven đã thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi phát triển kinh tế thông qua các đạo luật ngân hàng, đạo luật phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. - Quan trọng nhất là đạo luật phục hưng công nghiệp. Đạo luật này quy định lại tổ chức sản xuất công nghiệp bằng những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ. *Tác dụng: - Đã giải quyết những vấn đề cơ bản của nước Mỹ trong giai đoạn nguy kịch: cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, duy trì nền dân chủ tư sản… *Phân tích: - Sự can thiệp tích cực của Nhà nước vào đời sống kinh tế…trong cơ cấu nền kinh tế thị trường… |
1,0
1,0
1,0
0,5
0,5 |
Câu 3: (3.0 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga măm 1917. Những ảnh hưởng to lớn của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam. |
3,0 |
*Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga: - Thay đổi tình hình đất nước và số phận hàng triệu con người Nga …. - Bước vào kỉ nguyên mới….. - Thay đổi cục diện thế giới. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới. |
0,5 0,5 0,5 |
*Ảnh hưởng to lớn: + 7-1920 Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương ...Là người Việt nam đầu tiên tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. + Chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị (1920-1924) và tổ chức (6-1925 sáng lập ra tổ chức Hội việt Nam cách mạng Thanh niên).... + Hợp nhất 3 tổ chức Đảng đầu 1930 (6.1đến 8.2.1930). |
0,5
0,5 0,5
|
-
ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
MÔN: LỊCH SỬ 11 – ĐỀ 3
Câu 1: (3.0 điểm). Hãy nêu nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), biện pháp giải quyết khủng hoảng kinh tế của các nước tư bản?
Câu 2: (4.0 điểm). Trình bày chính sách Kinh tế mới ở Nga.Tính chất của nền Việt Nam hiện nay là gì?
Câu 3: (3.0 điểm). Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga măm 1917. Những ảnh hưởng to lớn của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam.
----------Hết----------
ĐÁP ÁN
Nội dung |
Điểm |
Câu 1: (3.0 điểm). Hãy nêu nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), biện pháp giải quyết khủng hoảng kinh tế của các nước tư bản? |
3,0 |
*Nguyên nhân: Cung vượt quá cầu do sản xuất nhiều sức mua ít dẫn đến khủng hoảng thừa. * Diễn biến, hậu quả: -10/1929, khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mỹ, sau đó lan ra toàn bộ thế giới tư bản, khủng hoảng kéo dài trong 4 năm, trầm trọng nhất 1932. Tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế các nước tư bản. - Gây ra hậu quả về chính trị - xã hội nghiêm trọng: hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất đất, nghèo đói, túng quẫn. phong trào đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra khắc các nước. Đe dọa đến sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. * Biện pháp: Đặt chủ nghĩa tư bản trước 2 lựa chọn: + Cải cách kinh tế - xã hội (Anh, Pháp, Mĩ...) + Thiết lập chế độ độc tài phát xít (Đức, Nhật Bản, Italia….) => Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 với sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít đe doạ nghiêm trọng đến hoà bình thế giới. |
0,5
0,75
0,75
0,5 0,5 |
|
|
Câu 2: (4.0 điểm) Trình bày chính sách Kinh tế mới ở Nga. Tính chất của nền Việt Nam hiện nay là gì? |
4,0 |
- Nga bước vào thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước nhưng nền kinh tế quốc dân gặp khó khăn...3/1921ban hành NEP. *Nông nghiệp: - Bải bỏ trưng thu lương thực thừa...ban hành chính sách thuế… * Công nghiệp: - Khôi phục công nghiệp nặng....cho phép tư nhân thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ dưới 20 công nhân, khuyến khích tư bản đầu tư vào Nga, Nhà nước nắm các ngành kinh tế then chốt…, tổ chức, chấn chỉnh lại tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp theo chế độ hạnh toán kinh tế, cải cách chế độ tiền lương, nhằm nâng cao năng suất lao động. * Thương nghiệp: - Tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn. Năm 1924 ban hành đồng Rúp. - Đưa nước Nga vượt ra khỏi khó khăn trong thời bình... - Chuyển nền kinh tế nước Nga sang nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của Nhà nước. |
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5 0,5
|
- Bài học cho các nước xây dựng CNXH trong đó có Việt Nam. Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường nhưng theo định hướng XHCN (HS trả lời hiện đại và hội nhập với quốc tế hoặc kinh tế nhiều thành phần cũng cho 0,5điểm). |
0,5
|
Câu 3: (3.0 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga măm 1917. Những ảnh hưởng to lớn của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam. |
3,0 |
*Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga: - Thay đổi tình hình đất nước và số phận hàng triệu con người Nga …. - Bước vào kỉ nguyên mới….. - Thay đổi cục diện thế giới. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới. |
0,5 0,5 0,5
|
*Ảnh hưởng to lớn: + 7-1920 Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương ....Là người Việt nam đầu tiên tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. + Chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị (1920-1924) và tổ chức (6-1925 sáng lập ra tổ chức Hội việt Nam cách mạng Thanh niên).... + Hợp nhất 3 tổ chức Đảng đầu 1930 (6.1đến 8.2.1930). |
0,5
0,5
0,5
|
-
ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
MÔN: LỊCH SỬ 11 – ĐỀ 4
Câu 1: Sau cuộc cải cách Minh Trị, tầng lớp Samurai chủ trương xây dựng nước Nhật bằng:
A. Sức mạnh kinh tế. B. Truyền thống văn hóa lâu đời.
C. Sức mạnh áp chế về chính trị. D. Sức mạnh quân sự.
Câu 2: Đạo luật nào sau đây không nằm trong “chính sách mới” của Ru-dơ-ven?
A. Đạo luật phục hưng công nghiệp. B. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.
C. Đạo luật ngân hàng. D. Đạo luật an sinh, xã hội.
Câu 3: Vì sao “đạo luật phục hưng công nghiệp” là đạo luật quan trọng nhất trong “chính sách mới” của nước Mĩ?
A. Đạo luật quy định việc tổ chức sản xuất công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
B. Đạo luật quy định việc tổ chức sản xuất công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm công nghiệp và các đạo luật về ngân hàng.
C. Đạo luật quy định việc tổ chức sản xuất công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm công nghiệp và điều chỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp.
D. Đạo luật quy định việc tổ chức sản xuất công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm công nghiệp và giải quyết nạn thất nghiệp.
Câu 4: Sau cuộc cải cách Minh Trị, tầng lớp Samurai chủ trương xây dựng nước Nhật bằng:
A. Truyền thống văn hóa lâu đời. B. Sức mạnh áp chế về chính trị.
C. Sức mạnh kinh tế. D. Sức mạnh quân sự.
Câu 5: Từ cách mạng tháng Mười Nga, rút ra nguyên nhân tất yếu cho sự thắng lợi của tất cả các cuộc cách mạng vô sản?
A. Xây dựng khối liên minh công nông.
B. Kết hợp giành và giữ chính quyền.
C. Truyền thống đoàn kết của dân tộc.
D. Sự lãnh đạo của đảng cộng sản.
Câu 6: Lý do nào sau đây không đúng khi giải thích nguyên nhân Nhật Bản gây chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài?
A. Nhật muốn làm bá chủ thế giới.
B. Truyền thống quân phiệt của Nhật.
C. Thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường hàng hóa.
D. Nhật muốn nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.
Câu 7: Sự kiện nao đánh dấu Cam-pu-chia trở thành thuộc địa của Pháp ?
A. Các giáo sĩ Phương Tây xâm nhập vào Cam-pu-chia.
B. Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm.
C. Pháp gây áp lực buộc vua Nô-rô-đôm chấp nhân quyền bảo hộ.
D. Vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước năm 1884.
Câu 8: Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của Cách mạng Tân Hợi 1911 là?
A. Không thực hiện được vấn đề giải phóng dân tộc vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng.
B. Một số người lãnh đạo Đồng Minh hội chủ trương thương lượng,nhượng bộ, không kiên quyết.
C. Để chính quyền cách mạng rơi vào tay thế lực phong kiến quân phiệt.
D. Không giải quyết được vấn đề cơ bản của cách mạng là ruộng đất cho nông dân.
Câu 9: An- đéc-xen là nhà văn nổi tiếng của quốc gia nào ?
A. Nước Anh. B. Nước Nga C. Đan Mạch. D. Nước Pháp.
Câu 10: Khó khăn lớn nhất của nước nga xô viết từ 1918 – 1920 là gì?
A. Chính quyền xô viết mới thành lập, còn quá non trẻ.
B. Bọn phản động trong nước nổi dậy chống chính quyền cách mạng.
C. 14 nước đế quốc câu kết với bọn phản động trong nước tấn công nước Nga.
D. Nền kinh tế bị kiệt quệ do chiến tranh tàn phá.
Câu 11: Cuộc cải cách Duy Tân Minh trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?
A. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ.
B. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa- giáo dục.
C. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.
D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.
Câu 12: Cách mạng tháng Mươi Nga, có ảnh hưởng như thế nào đến con đường hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc?
A. Xác định nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam đó là dân tộc và dân chủ.
B. Đoàn kết cách mạng Việt Nam với phong trào vô sản quốc tế.
C. Để lại bài học kinh nghiệm quý báu cho Nguyễn Ái Quốc về việc xây dựng khối liên minh công nông.
D. Đi theo chủ nghĩa Mác Lênin, lựa chọn con đường giải phóng dân tộc là cách mạng vô sản.
Câu 13: Đảng Quốc đại là chính đảng cùa giai cấp nào?
A. Địa chủ. B. Nông dân. C. Tư sản. D. Công nhân.
Câu 14: Trong chiến thế giới thứ nhất( 1914-1918 ), nước nào được hưởng lợi nhiều nhất nhờ buôn bán vũ khí ?
A. Mĩ. B. Nga. C. Pháp. D. Anh.
Câu 15: Ngày 1/8/1914 Đức tuyên chiến với Nga, ngày 3/8/1914
A. Đức tuyên chiến với Pháp. B. Mĩ tuyên chiến với Đức.
C. Đức tuyên chiến với Anh. D. Anh tuyên chiến với Đức.
Câu 16: Từ quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở Đức, nhân loại có thể rút ra bài học gì để bảo vệ hòa bình thế giới?
A. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia.
B. Đoàn kết các nước trong một tổ chức quốc tế vì lợi ích chung.
C. Kiên quyết đấu tranh chống lại các thế lực hiếu chiến, cực đoan.
D. Tập trung phát triển kinh tế, hợp tác cùng có lợi giữa các nước.
Câu 17: Để vượt qua cuộc khủng hoảng 1929-1933 giới cầm quyền Nhật Bản đã chủ trương
A. thực hiện nền dân chủ mở của, ứng dụng những thành tựu KHKT
B. thực hiện chế độ chuyên chế độc tài phát xít.
C. quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài
D. thực hiện chính sách mới của Tổng thống Rudơven.
Câu 18: Đế quốc nào sau đây không xâu xé Trung Quốc cuối TK XIX?
A. Đức. B. Pháp. C. Mĩ. D. Nga.
Câu 19: Ngày 11/11/1918, diễn ra sự kiện nào sau đây
A. Đức phải kí hiệp định đầu hàng không điều kiện.
B. Áo-Hung đầu hàng.
C. Nga tuyên bố rút khỏi chiến tranh.
D. cách mạng Đức bùng nổ.
Câu 20: Nhân tố nào được xem là “chìa khóa vàng” của cuộc Duy tân ở Nhật Bản năm 1868?
A. Quân sự. B. Giáo dục. C. Kinh tế. D. Chính trị.
Câu 21: Những mâu thuẫn nào tồn tại trong lòng xã hội Trung Quốc khi bị các nước đế quốc xâm lược?
A. Tồn tại 2 mâu thuẩn: Nhân dân TQ >< phong kiến, nông dân >< đế quốc.
B. Tồn tại 2 mâu thuẩn: Nông dân >< phong kiến, nhân dân TQ >< đế quốc.
C. Tồn tại 2 mâu thuẩn: Đế quốc>< phong kiến, địa chủ >< nông dân.
D. Tồn tại 2 mâu thuẩn: Nông dân >< đế quốc, nhân dân TQ >< phong kiến.
Câu 22: Trong bối cảnh lịch sử từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII được gọi là
A. kết thúc thời cận đại. B. buổi đầu thời hiện đại.
C. buổi đầu thời cận đại. D. trung kì thời cận đại.
Câu 23: Tổ chức chính trị “Ai Cập trẻ” đã đề ra những cải cách mang tính chất
A. quý tộc. B. tư sản. C. phong kiến. D. vô sản.
Câu 24: Đánh giá nào sau đây là đúng về nước Đức trong những năm 1933 – 1939?
A. Nước Đức trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của châu Âu và thế giới.
B. Nước Đức đã vượt qua khủng hoảng kinh tế mà vẫn duy trì được nền dân chủ tư sản.
C. Nước Đức trở thành “lò lửa” chiến tranh nguy hiểm nhất châu Âu.
D. Nước Đức có nền kinh tế phát triển nhanh, quốc phòng vững mạnh.
Câu 25: Vào cuối thế kỷ XIX – Đầu thế kỷ XX, ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trở thành thuộc địa của đế quốc nào?
A. Mĩ. B. Pháp. C. Đức. D. Anh.
Câu 26: Trong Hiến pháp mới năm 1889 của Nhật, thể chế mới là?
A. Quân chủ lập hiến. B. Cộng hòa.
C. Liên bang. D. Quân chủ chuyên chế.
Câu 27: Những nước nào sau đây, sau chiến tranh thế giới thứ nhất không có hoặc có ít thuộc địa.
A. Anh, Pháp, Mỹ. B. Anh, Pháp, Nga. C. Đức, Ý, Nhật. D. Nga, Nhật, Ý.
Câu 28: Điểm giống nhau giữa cách mạng 1905-1907 và cách mạng tháng Hai ở Nga là gì?
A. Lật đổ chế độ Nga hoàng, xóa bỏ tàn tích chế độ phong kiến.
B. Lật đổ chế độ Nga hoàng, tạo điều kiện cho cách mạng tháng Mười thắng lợi.
C. Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.
D. Là các cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Câu 29: Chính sách kinh tế mới ở liên xô ra đời khi
A. nước nga bị các nước đế quốc bao vây kinh tế.
B. nước nga xô viết bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn.
C. nước nga xô viết đã hoàn thành cải cách ruộng đất.
D. nước nga xô viết bước vào thời kỳ ổn định kinh tế, chính trị.
Câu 30: Điểm giống nhau của cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười?
A. Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa.
B. Giành được chính quyền về tay nhân dân lao động.
C. Đưa nước Nga phát triển lên con đường xã hội chủ nghĩa.
D. Cách mạng do Đảng Bôn sê vich và Lê nin lãnh đạo.
Câu 31: Từ cách mạng tháng Mười Nga, rút ra nguyên nhân tất yếu cho sự thắng lợi của tất cả các cuộc cách mạng vô sản?
A. Kết hợp giành và giữ chính quyền.
B. Sự lãnh đạo của đảng cộng sản.
C. Truyền thống đoàn kết của dân tộc.
D. Xây dựng khối liên minh công nông.
Câu 32: Cách mạng tháng Mười Nga thay đổi cục diện chính trị thế giới như thế nào ?
A. Thành lập chế độ xã hội chủ nghĩa, làm cho hệ thống tư bản chủ nghĩa không còn là duy nhất.
B. Nhân dân lao động Nga lần đầu tiên được làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.
C. Tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức vô sản quốc tế.
D. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
Câu 33: Mốc thời gian đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của cách mạng Tháng Mười trên toàn nước Nga là?
A. Tháng 10/11917. B. Tháng 11/1917. C. Tháng 12/1917. D. Đầu năm 1918.
Câu 34: Cách mạng tháng Mươi Nga, có ảnh hưởng như thế nào đến con đường hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc?
A. Đi theo chủ nghĩa Mác Lênin, lựa chọn con đường giải phóng dân tộc là cách mạng vô sản.
B. Đoàn kết cách mạng Việt Nam với phong trào vô sản quốc tế.
C. Xác định nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam đó là dân tộc và dân chủ.
D. Để lại bài học kinh nghiệm quý báu cho Nguyễn Ái Quốc về việc xây dựng khối liên minh công nông.
Câu 35: Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến dịch Véc-đoong năm 1916 diễn ra ở nước nào?
A. Pháp. B. Nga. C. Đức. D. Anh.
Câu 36: Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là
A. Cuộc khủng hoảng thừa, trầm trọng và kéo dài nhất.
B. Cuộc khủng hoảng ngắn nhất trong lịch sử.
C. Cuộc khủng hoảng thiếu.
D. Cuộc khủng hoảng thiếu và trầm trọng nhất.
Câu 37: Trước thái độ của triều đình Mãn Thanh đối với đế quốc, nhân dân Trung Quốc có hành động gì?
A. Đầu hàng đế quố
B.
C. Lợi dụng đế quốc chống phong kiến.
D. Thỏa hiệp với đế quốc.
E. Nổi dậy đấu tranh.
Câu 38: Quốc gia nào là nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Mĩ Latinh?
A. Ha-i-ti. B. Ác-hen-ti-na. C. Cu-ba. D. Mê-hi-cô.
Câu 39: Để tiến hành cuộc Duy tân 1868, Thiên hoàng Minh Trị dựa vào tầng lớp nào?
A. Đaimyô. B. Samurai. C. Nông dân. D. Thợ thủ công.
Câu 40: Chủ trương, biện pháp của Đảng Quốc đại trong 20 năm đầu (1885 – 1905)?
A. Bạo lực. B. Cực đoan. C. Cải cách. D. Ôn hòa.
------ HẾT ------
ĐÁP ÁN
1 |
D |
6 |
A |
11 |
B |
16 |
C |
21 |
B |
26 |
A |
31 |
B |
36 |
A |
2 |
D |
7 |
D |
12 |
D |
17 |
C |
22 |
C |
27 |
C |
32 |
A |
37 |
E |
3 |
A |
8 |
B |
13 |
C |
18 |
C |
23 |
B |
28 |
D |
33 |
D |
38 |
A |
4 |
D |
9 |
C |
14 |
A |
19 |
A |
24 |
C |
29 |
B |
34 |
A |
39 |
B |
5 |
D |
10 |
C |
15 |
A |
20 |
B |
25 |
B |
30 |
D |
35 |
A |
40 |
D |
Ngoài Bộ Đề Thi Sử Lớp 11 Học Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án – Lịch Sử Lớp 11 thì các đề thi trong chương trình lớp 11 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Bộ Đề Thi Sử Lớp 11 Học Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án là một tài liệu quan trọng giúp học sinh lớp 11 ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi học kì đầu tiên môn Lịch sử. Được thiết kế theo cấu trúc đề thi chính thức, bộ đề này giúp học sinh làm quen với độ khó và yêu cầu của bài kiểm tra thực tế.
Bộ đề bao gồm nhiều câu hỏi và bài tập đa dạng, từ các câu hỏi trắc nghiệm cho đến bài tập tự luận. Các câu hỏi và bài tập được lựa chọn kỹ càng và phân loại theo các chủ đề quan trọng trong chương trình học, như các thời kỳ lịch sử, sự kiện quan trọng, và vai trò của các nhân vật lịch sử.
Mỗi bài tập và câu hỏi trong bộ đề được đính kèm đáp án chi tiết, giúp học sinh tự kiểm tra và đánh giá kiến thức của mình. Điều này giúp học sinh hiểu rõ hơn về các khái niệm, sự kiện và quan hệ nguyên nhân, kết quả trong lịch sử, cũng như rèn luyện kỹ năng giải quyết bài tập và tư duy phân tích.
Bộ Đề Thi Sử Lớp 11 Học Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án không chỉ là tài liệu hữu ích để ôn tập và kiểm tra kiến thức, mà còn giúp học sinh phát triển kỹ năng làm bài thi, nắm vững cấu trúc đề thi, và tăng cường khả năng diễn đạt ý kiến trong việc trả lời câu hỏi và viết bài tập tự luận.
Với Bộ Đề Thi Sử Lớp 11 Học Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án, học sinh sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất để đạt kết quả cao trong kỳ thi học kì và phát triển kiến thức lịch sử một cách toàn diện.
>>> Bài viết liên quan: