Trắc Nghiệm Sinh 7 Bài 15: Giun Đất Có Đáp Án
Có thể bạn quan tâm
Trắc Nghiệm Sinh Học 7 Bài 18: Trai Sông Có Đáp Án |
Phụ Lục 1 Ngữ Văn 7 Cánh Diều Trường THCS Tân Hòa |
Trắc Nghiệm Sinh Học Bài 17 Lớp 7: Một Số Giun Đốt Khác Và Đặc Điểm Chung Của Ngành Giun Đốt |
Trắc Nghiệm Sinh 7 Bài 15: Giun Đất Có Đáp Án là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.
Bài học này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về đặc điểm, cấu tạo và vai trò của giun đất trong hệ sinh thái. “Trắc Nghiệm Sinh 7 Bài 15: Giun đất có đáp án” là một tài liệu ôn tập hữu ích, mang đến cho học sinh lớp 7 cơ hội kiểm tra và nắm vững kiến thức về giun đất.
Tài liệu này bao gồm một loạt câu hỏi trắc nghiệm với các đáp án kèm theo, giúp học sinh tự kiểm tra và đánh giá kiến thức của mình. Đồng thời, tài liệu cũng cung cấp các giải thích và thông tin thú vị về giun đất, giúp học sinh hiểu rõ hơn về sự đa dạng và vai trò của chúng trong môi trường sống.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN SINH HỌC 7 BÀI 15:
GIUN ĐẤT
Câu 1: Quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra ở cơ quan nào của ống tiêu hoá của giun đất?
A. Diều. B. Dạ dày cơ. C. Ruột tịt. D. Hầu.
Câu 2: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:
Khi sinh sản, hai con giun đất chập …(1)… vào nhau và trao đổi …(2)….
A. (1): phần đầu; (2): tinh dịch B. (1): đai sinh dục; (2): trứng
C. (1): phần đuôi; (2): trứng D. (1): phần đuôi; (2): tinh dịch
Câu 3: Giun đất chưa có tim chính thức, cơ quan nào đóng vai trò như tim ở giun đất?
A. Mạch vòng giữa thân. B. Mạch vòng vùng hầu.
C. Mạch lưng. D. Mạch bụng.
Câu 4: Giun đất không có răng, bộ phận nào trong ống tiêu hoá giúp giun đất nghiền nhỏ thức ăn?
A. Hầu. B. Dạ dày cơ. C. Diều. D. Ruột tịt.
Câu 5: Vì sao khi mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun?
A. Vì nước ngập cơ thể nên chúng bị ngạt thở.
B. Vì nước mưa làm trôi lớp đất xung quanh giun.
C. Vì giun đất chỉ sống được trong điều kiện độ ẩm đất thấp.
D. Vì nước mưa gây sập lún các hang giun trong đất.
Câu 6: Thức ăn của giun đất là gì?
A. Rễ cây. B. Chất dinh dưỡng trong ruột của vật chủ.
C. Động vật nhỏ trong đất. D. Vụn thực vật và mùn đất.
Câu 7: Ở giun đất, chất dinh dưỡng được hấp thụ qua
A. Thành thực quản. B. Thành ruột tịt. C. Thành dạ dày cơ. D. Thành ruột.
Câu 8: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:
Khi sinh sản, hai con giun đất chập …(1)… vào nhau và trao đổi …(2)….
A. (1): phần đầu; (2): tinh dịch B. (1): phần đuôi; (2): trứng
C. (1): phần đuôi; (2): tinh dịch D. (1): đai sinh dục; (2): trứng
Câu 9: Cơ quan thần kinh của giun đất bao gồm
A. Vòng hầu và chuỗi thần kinh bụng. B. Hạch hầu và chuỗi thần kinh bụng.
C. Hai hạch não và hai hạch dưới hầu. D. Hạch não và chuỗi thần kinh bụng.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây về giun đất là sai?
A. Hệ thần kinh của giun đất là hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
B. Giun đất là động vật lưỡng tính.
C. Giun đất có hệ tuần hoàn hở.
D. Giun đất hô hấp qua phổi.
ĐÁP ÁN
1 |
C |
B |
5 |
A |
7 |
D |
9 |
A |
|
2 |
A |
4 |
B |
6 |
D |
8 |
A |
10 |
C |
Ngoài Trắc Nghiệm Sinh 7 Bài 15: Giun Đất Có Đáp Án thì các tài liệu học tập trong chương trình 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Xem thêm