Docly

Trắc Nghiệm Sử 9 HK1 Quảng Nam 2021-2022 Có Đáp Án – Lịch Sử 9

Trắc Nghiệm Sử 9 HK1 Quảng Nam 2021-2022 Có Đáp Án – Lịch Sử 9 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Tài liệu tham khảo:

Đề Thi Khảo Sát HSG Tiếng Anh 9 THCS Nga Thắng 2020-2021 Có Đáp Án
Đề Thi Sinh 9 HK1 Tỉnh Quảng Nam 2019-2020 Có Đáp Án
Đề Thi HSG Sinh 9 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 1
Đề Thi HSG Sinh 9 Tỉnh Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 2
Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Sinh 9 Tỉnh Quảng Nam 2019-2020 Có Đáp Án

Trong quá trình học tập, việc làm bài trắc nghiệm là một cách hiệu quả để kiểm tra và nâng cao kiến thức của các bạn học sinh. Đặc biệt, trong môn Lịch Sử 9, việc ôn tập và làm bài trắc nghiệm càng trở nên quan trọng để có thể đạt được kết quả tốt. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đề trắc nghiệm môn Lịch Sử 9 học kì 1 năm học 2021-2022 tại Quảng Nam, có đáp án để các bạn có thể tham khảo và ôn tập.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC


QUẢNG NAM



(Đề gồm có 02 trang)

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022

Môn: LỊCH SỬ – Lớp 9

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ A



A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)

Hãy chọn ý đúng trong các câu sau:


Câu 1: Nước nào trên thế giới phóng tàu “Phương Đông” đưa con người lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất ?

A. Mĩ. B. Liên Xô. C. Nhật Bản. D. Trung Quốc.


Câu 2: Thành tựu nào quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Năm 1949, Liên Xô là nước chế tạo thành công bom nguyên tử.

B. Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.

C. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ.

D. Đến thập kỉ 60 (TK XX), trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ).


Câu 3: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại được khởi đầu ở nước nào?

A. Mĩ. B. Nhật Bản. C. Anh. D. Liên Xô.


Câu 4: Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới từ khi nào?

A. Những năm 60 của thế kỉ XX. B. Những năm 70 của thế kỉ XX.

C. Những năm 80 của thế kỉ XX. D. Những năm 90 của thế kỉ XX.


Câu 5: Ý nghĩa nào là quan trọng nhất của cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại?

A. Tạo ra một khối lượng hàng hoá đồ sộ.

B. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.

C. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.

D. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.


Câu 6: Đâu không phải là nguyên nhân làm cho các nước Châu Á suốt nửa sau thế kỉ XX không ổn định ?

A. Xảy ra đấu tranh đòi li khai, khủng bố.

B. Xảy ra tranh chấp biên giới, lãnh thổ.

C. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu tan rã.

D. Bị các nước đế quốc xâm lược, tái chiếm trở lại.


Câu 7: Nguyên tắc hoạt động nào dưới đây của tổ chức Liên hợp quốc được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay?

A. Hợp tác có hiệu quả về kinh tế, văn hóa, giáo dục.

B. Không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực với nhau.

C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

D. Hợp tác có hiệu quả về chính trị trên cơ sở thống nhất 5 quốc gia lớn thành viên.

Câu 8: Ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo là gì?

A. Mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

B. Phá vỡ thế độc quyền về vũ khí hạt nhân của Mĩ.

C. Khẳng định vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.

D. Liên Xô là nước đi đầu trong ngành công nghiệp vũ trụ.

Câu 9: Đâu không phải là biểu hiện của Mĩ trong “chiến tranh lạnh”?

A. Thành lập các khối quân sự và các căn cứ quân sự.

B. Cùng với các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang.

C. Tăng cường ngân sách quốc phòng lo củng cố khả năng phòng thủ.

D. Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.


Câu 10: Lịch sử gọi là "trật tự hai cực I-an-ta" là vì

A. thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột ở I-an-ta.

B. đại diện hai nước Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng.

C. tại hội nghị I-an-ta, Liên Xô, Anh và Mĩ quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

D. tại hội nghị I-an-ta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe.


Câu 11: Ý nào dưới đây không phải mục đích của “chiến lược toàn cầu” do Mĩ đề ra?

A. Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.

C. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.

D. Mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới.


Câu 12: Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi nổ ra sớm nhất ở

A. Bắc Phi. B. Nam Phi. C. Trung Phi. D. Đông Phi.


Câu 13: Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu tiến hành chính sách đối ngoại nào sau đây có ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á ?

A. Chống lại phong trào cách mạng trên thế giới.

B. Tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).

C. Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm tái chiếm lại các thuộc địa trước đây.

D. Tiến hành mở rộng đầu tư các ngành kinh tế then chốt vào tất cả các nước trên thế giới.


Câu 14: Hậu quả nặng nề nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại để lại cho thế giới là

A. các loại dịch bệnh mới xảy ra và tình trạng ô nhiễm môi trường.

B. tình trạng ô nhiễm môi trường cùng tai nạn lao động và giao thông.

C. tai nạn lao động và giao thông cùng các loại dịch bệnh mới xảy ra.

D. việc chế tạo vũ khí hiện đại có thể tiêu diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh.


Câu 15: Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai được mệnh danh là gì ?

A. "Lục địa bùng cháy". B. "Lục địa bùng cháy" và "Lục địa mới trỗi dậy".

C. "Lục địa mới trỗi dậy". D. Lục địa có phong trào giải phóng dân tộc phát triển nhất.


B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu 1: (2,5 điểm).

Phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX đã thu được những thắng lợi gì? Ý nghĩa.

Câu 2: (2,5 điểm).

Nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. Việt Nam đã và đang làm gì để thích ứng với các xu thế đó?

----------------------------------- HẾT -----------------------------------

( Lưu ý: HS làm bài trên giấy thi, không được làm bài trên đề thi)




SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

ĐỀ CHÍNH THỨC



ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022

MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 9

MÃ ĐỀ: A


A. TRẮC NGHIỆM: ( 5 điểm)

Chọn câu trả lời đúng nhất: (Mỗi câu đúng được 0.33 điểm)

(3 câu đúng được 1 điểm )

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Đáp án

B

D

A

B

B

C

C

A

C

D

D

A

C

D

A

B. TỰ LUẬN: (5 điểm).

Câu

Nội dung

Điểm






1

Phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX đã thu được những thắng lợi gì? Ý nghĩa.

2,5

a/ Những thắng lợi

- Giai đoạn này là cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (A-pac-thai), tập trung ở 3 nước miền Nam châu Phi là : Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi và Cộng hoà Nam Phi.

- Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường của người da đen, chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xoá bỏ và người da đen được quyền bầu cử và các quyền tự do dân chủ khác. Cuộc đấu tranh đã giành được thắng lợi:

+ Ở Rô-đê-di-a năm1980 (nay là Cộng hoà Dim-ba-bu-ê),

+ Ở Tây Nam Phi năm 1990 (nay là Cộng hoà Na-mi-bi-a),

+ Ở Cộng hoà Nam Phi – sào huyệt lớn nhất và cuối cùng của chế độ A-pac-thai. N. Man-đê-la được bầu là Tổng thống người da đen đầu tiên ở Cộng hoà Nam Phi năm 1994

b/ Ý nghĩa: Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.


0,5



0,5



0,25

0,25

0,5



0,5









2

Nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. Việt Nam đã và đang làm gì để thích ứng với các xu thế đó?

2,5

a/ Xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt

- Xu hướng hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế.

- Một trật tự thế giới mới đang hình thành và ngày càng theo chiều hướng đa cực, đa trung tâm.

- Dưới tác động của cách mạng khoa học – công nghệ, hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm.

- Nhưng ở nhiều khu vực (như châu Phi, Trung Á,...) lại xảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng.

Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình ổn định và hợp tác phát triển.

1,5

0.25

0.25


0.25


0.25


0.5

b/ Việt Nam đã và đang tìm mọi cách để thích ứng với xu thế mới…

- Tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, coi đổi mới kinh tế là trọng tâm…

- Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực…

-Tăng cường đoàn kết dân tộc..

- Luôn tôn trọng hòa bình và lên án những hành động đe dọa hòa bình thế giới và khu vực … (liên hệ với chủ trương giải quyết vấn đề biển Đông của Đảng hiện nay)

1

0,25

0,25

0,25

0,25


( Lưu ý: Học sinh có thể chỉ ra ý khác và lập luận phù hợp thì dùng để thay thế ý trong hướng dẫn chấm này)

----------------------------------HẾT-------------------------------------


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC


QUẢNG NAM



(Đề gồm có 02 trang)

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022

Môn: LỊCH SỬ – Lớp 9

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ B



A. TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm)

Hãy chọn ý đúng trong các câu sau:


Câu 1: Sự kiện nào được xem là mốc mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?

A.  “Năm châu Phi”. B.  Cuộc binh biến của sĩ quan Ai Cập.

C. Cuộc nổi dậy của nhân dân Libi. D. Cuộc đấu tranh của nhân dân Angiêri.


Câu 2: Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đòi hỏi giải quyết nhiệm vụ chính là gì?

A. Dân tộc. B. Dân chủ.

C. Dân tộc - dân chủ. D. Chống phân biệt chủng tộc.


Câu 3: Trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật đến năm 1957, Liên Xô đã đạt thành tựu quan trọng gì?

A. Đưa con người lên Mặt trăng. B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.

C. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. D. Đưa con người bay vòng quanh Trái Đất.


Câu 4: Bước sang những năm 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản đạt được

A. sự tăng trưởng “thần kì”. B. tăng trưởng phát triển nhanh nhất thế giới.

C. khôi phục, ổn định sau chiến tranh. D. ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.


Câu 5: Số liệu nào dưới đây có ý nghĩa nhất trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX ?

A. Sản xuất được 115,9 triệu thép tấn năm 1970.

B. Mức tăng trưởng kinh tế đạt 9,6% từ năm 1951 đến năm 1975.

C. Tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh .

D. Sản xuất công nghiệp chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.


Câu 6: Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa cơ bản gì?

A. Góp phần bảo vệ nền hòa bình thế giới.

B. Phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mỹ.

C. Đánh dấu bước phát triển của khoa học – kĩ thuật.

D. Khống chế được các nước lớn trước một cuộc chiến tranh hạt nhân.


Câu 7: Lịch sử gọi là "trật tự hai cực I-an-ta" là vì

A. thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột ở I-an-ta.

B. đại diện hai nước Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng.

C. tại hội nghị I-an-ta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe.

D. tại hội nghị I-an-ta, Liên Xô, Anh và Mĩ quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc.


Câu 8: Hậu quả nặng nề nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại để lại cho thế giới là

A. các loại dịch bệnh mới xảy ra và tình trạng ô nhiễm môi trường.

B. tai nạn lao động và giao thông cùng các loại dịch bệnh mới xảy ra.

C. tình trạng ô nhiễm môi trường cùng tai nạn lao động và giao thông.

D. việc chế tạo vũ khí hiện đại có thể tiêu diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh.

Câu 9: Dựa vào yếu tố nào mà nhiều người dự đoán rằng “thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”?

A. Tăng trưởng nhanh về kinh tế. B. Các nước đều giành được độc lập.

C. Các nước đều ổn định về chính trị. D. Do tình hình châu Á không ổn định.


Câu 10: Máy tính điện tử là thành tựu thuộc lĩnh vực nào trong cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại?

A. Khoa học cơ bản. B. Công cụ sản xuất mới.

C. Vật liệu mới. D. Nguồn năng lượng mới.


Câu 11: Chính sách đối ngoại mà các đời tổng thống Mĩ theo đuổi đều nhằm mục đích gì?

A. Thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới.

B. Đưa Mĩ trở thành cường quốc về chính trị.

C. Đưa Mĩ trở thành cường quốc về kinh tế, tài chính.

D. Mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới.


Câu 12: Đâu là ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại ?

A. Tạo ra một khối lượng hàng hoá đồ sộ.

B. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.

C. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.

D. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.


Câu 13: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của Mĩ trong việc phát động Chiến tranh lạnh ?

A. Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.

B. Thành lập các khối quân sự và căn cứ quân sự.

C. Đầu tư về khoa học kĩ thuật để phát triển kinh tế.

D. Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang.


Câu 14: Hiện nay, Việt Nam vận dụng nguyên tắc cơ bản nào của Liên hợp quốc để đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.

B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.

D. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.


Câu 15: Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu tiến hành chính sách đối ngoại nào sau đây có ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á ?

A. Chống lại phong trào cách mạng trên thế giới.

B. Tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).

C. Tiến hành mở rộng đầu tư các ngành kinh tế vào tất cả các nước trên thế giới.

D. Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm tái chiếm lại các thuộc địa trước đây.


B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu 1: (2,5 điểm)

Phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX đã thu được những thắng lợi gì? Ý nghĩa.

Câu 2: (2,5 điểm)

Nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. Việt Nam đã và đang làm gì để thích ứng với các xu thế đó?

----------------------------------- HẾT -----------------------------------

( Lưu ý: HS làm bài trên giấy thi, không được làm bài trên đề thi)



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

ĐỀ CHÍNH THỨC



ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022

MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 9

MÃ ĐỀ: B



A. TRẮC NGHIỆM: ( 5 điểm)

Chọn câu trả lời đúng nhất: (Mỗi câu đúng được 0.33 điểm)

(3 câu đúng được 1 điểm )

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Đáp án

B

C

C

A

D

B

C

D

A

B

A

D

C

B

D

B. TỰ LUẬN: (5 điểm).

Câu

Nội dung

Điểm






1

Phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX đã thu được những thắng lợi gì? Ý nghĩa.

2,5

a/ Những thắng lợi

- Phong trào đấu tranh được khởi đầu từ Đông Nam Á với những thắng lợi trong các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền và tuyên bố độc lập ở các nước như In-đô-nê-xi-a (17 - 8 - 1945), Việt Nam (2 - 9 - 1945) và Lào (12 - 10 - 1945).

- Phong trào tiếp tục lan sang Nam Á, Bắc Phi như ở Ấn Độ, Ai Cập và An-giê-ri,...

- Năm 1960 là "Năm châu Phi" với 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập.

- Ngày 1 - 1 - 1959, cuộc cách mạng nhân dân thắng lợi ở Cu-ba.

b/ Ý nghĩa: Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc về cơ bản đã bị sụp đổ


0,5



0,5


0,5

0,5

0,5









2

Nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. Việt Nam đã và đang làm gì để thích ứng với các xu thế đó?

2,5

a/ Xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt

- Xu hướng hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế.

- Một trật tự thế giới mới đang hình thành và ngày càng theo chiều hướng đa cực, đa trung tâm.

- Dưới tác động của cách mạng khoa học – công nghệ, hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm.

- Nhưng ở nhiều khu vực (như châu Phi, Trung Á,...) lại xảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng.

Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình ổn định và hợp tác phát triển.

1,5

0.25

0.25


0.25


0.25


0.5

b/ Việt Nam đã và đang tìm mọi cách để thích ứng với xu thế mới…

- Tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, coi đổi mới kinh tế là trọng tâm…

- Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực…

-Tăng cường đoàn kết dân tộc..

- Luôn tôn trọng hòa bình và lên án những hành động đe dọa hòa bình thế giới và khu vực … (liên hệ với chủ trương giải quyết vấn đề biển Đông của Đảng hiện nay)

1

0,25

0,25

0,25

0,25


( Lưu ý: Học sinh có thể chỉ ra ý khác và lập luận phù hợp thì dùng để thay thế ý trong hướng dẫn chấm này)-------------------------------HẾT-------------------------------------

Trên đây là những thông tin về đề thi trắc nghiệm môn Lịch Sử lớp 9 học kì 1 tại Quảng Nam năm học 2021-2022. Đề thi này đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm với đáp án kèm theo, giúp học sinh tự kiểm tra và củng cố kiến thức của mình. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích cho các bạn đang học môn Lịch Sử ở cấp độ lớp 9.

Ngoài Trắc Nghiệm Sử 9 HK1 Quảng Nam 2021-2022 Có Đáp Án – Lịch Sử 9 thì các đề thi trong chương trình lớp 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm:

Đề Thi Học Sinh Giỏi Sinh 9 Sở GD Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án
Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Sinh Lớp 9 Sở GD Quảng Nam 2021-2022 Có Đáp Án
Đề Kiểm Tra Học Kì 2 Môn Sinh 9 THCS Phước Thắng 2021-2022 Có Đáp Án
Đề Thi Chuyên Sinh Vào Lớp 10 Sở GD Quảng Nam 2021-2022 Có Đáp Án
Đề Thi Chuyên Sinh Vào Lớp 10 Sở GD Quảng Nam – Đề 1
Đề Thi Chuyên Sinh Vào Lớp 10 Sở GD Quảng Nam – Đề 2
Đề Thi Chuyên Sinh Vào Lớp 10 Sở GD Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án – Sinh Học 9
10 Đề Kiểm Tra Học Kì 2 Môn Sinh 9 Có Đáp Án – Sinh Học 9
Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Sinh 9 Huyện Thanh Oai 2021 Vòng 1 Có Đáp Án
20 Đề Thi Sinh 9 Học Kì 1 Có Đáp Án – Sinh Học 9