Đề Thi Chuyên Lý Vào Lớp 10 Sở GD Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 9
Đề Thi Chuyên Lý Vào Lớp 10 Sở GD Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 9 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
Chuyên lý là một trong những môn học quan trọng và khó của khối 10, là một trong những yếu tố quyết định để học sinh được tuyển vào các trường chuyên danh tiếng. Vì vậy, đề thi chuyên lý vào 10 luôn được mong chờ và quan tâm đặc biệt bởi các thí sinh. Ngoài ra, cũng có nhiều đề thi vào lớp chọn khối 10 môn lý được sử dụng để lựa chọn các thí sinh tiềm năng trong lĩnh vực này. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các đề thi chuyên lý và đề thi vào lớp chọn khối 10 môn lý, cũng như những bí quyết để đạt điểm cao trong môn học này.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NAM |
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ
CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang) |
Môn thi : VẬT LÝ Thời gian : 150 phút (không kể thời gian giao đề) Khóa thi ngày: 23-25/7/2020 |
Câu 1: (2 điểm)
M ột xe mô tô, một xe gắn máy và một xe đạp xuất phát đồng thời tại 3 vị trí cách đều nhau trên một đường đua hình tròn và chuyển động cùng chiều kim đồng hồ như Hình 1. Vận tốc của xe đạp, xe gắn máy, xe mô tô lần lượt là v1 = 10 km/h, v2 = 20 km/h, v3. Tùy thuộc vào vị trí xuất phát của các xe, hãy xác định các giá trị v3 của xe mô tô để nó gặp xe đạp và xe gắn máy tại thời điểm hai xe này gặp nhau lần đầu. Biết xe mô tô luôn chạy nhanh hơn xe gắn máy và không vượt quá 80 km/h.
Câu 2: (2 điểm)
Một bình đun chứa hỗn hợp nước với nước đá đang được đun nóng.
- Ở thời điểm t1 (nước đá ở bình đun vừa tan hết, nước trong bình bắt đầu tăng nhiệt độ), người ta bắt đầu ghi lại các kết quả nhiệt độ nước trong bình theo thời gian.
- Ở thời điểm t2, nhiệt độ nước trong bình đun là T1. Người ta thêm vào bình đun một cục nước đá làm nước trong bình đun bắt đầu nguội dần đến 00C, còn cục nước đá thì tăng nhiệt độ đến 00C và nóng chảy.
- Ở thời điểm t3 cục nước đá tan hết và nước trong bình bắt đầu tăng nhiệt độ.
- Ở thời điểm t4 thì nhiệt độ của nước trong bình là T1.
Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ T theo thời gian t như Hình 2. Cho biết công suất nhiệt của bình đun là không đổi và chỉ cung cấp nhiệt lượng cho nước và nước đá trong bình. Nhiệt dung riêng của nước c1 = 4200J/kg.độ, nước đá c2 = 2100J/kg.độ, nhiệt nóng chảy của nước đá λ = 340000J/kg.
Viết phương trình trao đổi nhiệt trong các giai đoạn: từ t1 đến t2; từ t2 đến t3; từ t3 đến t4.
Tính nhiệt độ của cục nước đá ngay trước khi thả vào bình đun.
C âu 3: (2 điểm)
Mạch điện như Hình 3, có các điện trở R và 2R, một nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U = 5,6 V và một ampe kế lý tưởng. Điện trở R = 2000 Ω.
Xác định số chỉ của ampe kế.
Thay ampe kế bởi vôn kế lý tưởng (có điện trở rất lớn). Xác định số chỉ vôn kế.
Câu 4: (3 điểm)
Giữa hai điểm A, B có một điện trở R mắc nối tiếp với một nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U = 30 V. Có hai bóng đèn giống nhau Đ1, Đ2 và một bóng đèn Đ3 được mắc với nhau và nối vào giữa hai điểm A, B theo hai cách như Hình 4a và Hình 4b.
Trong cả hai cách mắc, các đèn đều sáng bình thường
1. Tính hiệu điện thế định mức của mỗi đèn?
2. Với một trong hai cách mắc trên, dòng điện qua mạch chính (qua nguồn) là I = 2 A. Tính công suất định mức của các đèn.
Câu 5: (1 điểm)
Một vật sáng phẳng AB đặt trước một thấu kính phân kỳ (AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính) cho ảnh A’B’ cao bằng một nửa vật AB, ảnh cách vật 4 cm. Bằng hình vẽ, hãy xác định tiêu cự của thấu kính.
...................Hết....................
Họ và tên thí sinh:...................................................Số báo danh:...........................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM
|
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2020 – 2021 |
HDC
CHÍNH THỨC |
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÝ
|
CÂU |
ĐÁP ÁN |
ĐIỂM |
|
Câu 1 |
|
2 điểm |
|
1 (2 điểm) |
Gọi các điểm xuất phát của 3 xe là A, B, C, chiều dài các quảng đường AB=BC=CA= L
|
|
|
Trường hợp 1: Xe đạp xuất phát ở C, xe máy ở B, mô tô ở A. Thời gian kể từ lúc xuất phát đến lúc xe máy đuổi gặp xe đạp lần nhất
|
0,25 |
||
Vị trí gặp nhau M:
Vậy hai xe gặp nhau lần nhất tại M trùng với A. |
0,25 |
||
Để mô tô cùng gặp hai xe kia ở A có các trường hợp sau: a. Trong thời gian t mô tô chuyển động một vòng (đi 3L) với vận tốc là
|
0,25 |
||
b. Trong thời gian t mô tô chuyển động hai vòng (đi 6L) với vận tốc là
|
0,125 |
||
Trường hợp mô tô chuyển động ba vòng trở lên vận tốc sẽ là: 90km/h; 120km/h…vượt quá tốc độ giới hạn là 80km/h |
0,125 |
||
Trường hợp 2: Xe đạp xuất phát ở B, xe máy ở C, moto ở A. Thời gian kể từ lúc xuất phát đến lúc xe máy đuổi gặp xe đạp lần nhất
|
0,125 |
||
|
Vị trí gặp nhau N:
Vậy hai xe gặp nhau lần nhất tại N trùng A: Xe máy chuyển động quãng đường 4L, xe đạp chuyển động quãng đường 2L |
0,125 |
|
Để môtô cùng gặp hai xe kia ở A có các trường hợp sau: d. Trong thời gian t mô tô chuyển động một vòng (đi 3L) với vận tốc là nhỏ hơn 20km/h |
0,125 |
||
e. Trong thời gian t mô tô chuyển động hai vòng (đi 6L) với vận tốc là
|
0,125 |
||
f. Trong thời gian t mô tô chuyển động ba vòng (đi 9L) với vận tốc là
|
0,125 |
||
g. Trong thời gian t mô tô chuyển động 4 vòng (đi 12L) với vận tốc là
|
0,125 |
||
h. Trong thời gian t mô tô chuyển động 5 vòng (đi 15L) với vận tốc là
|
0,125 |
||
Trường hợp mô tô chuyển động 6 vòng trở lên vận tốc sẽ là: 90km/h; 105km/h…vượt quá tốc độ giới hạn là 80km/h Vậy các vận tốc có thể của mô tô là: 30km/h, 45km/h, 60km/h, 75km/h Các vị trí xuất phát khác đều thuộc vào 2 trường hợp trên |
0,125 |
||
Câu 2 |
|
2 điểm |
|
(2 điểm) |
Gọi P là công suất nhiệt của bình đun, M là khối lượng của hỗn hợp nước và nước đá có trong bình ban đầu, m là khối lượng cục nước đá cho vào bình đun Trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 nước trong bình đun nhận nhiệt lượng từ ấm đun nóng lên từ T0 = 00C đến T1 = 300C. Phương trình cân bằng nhiệt (1) |
0,5 |
|
Tại thời điểm t2 bỏ cục nước đá vào bình đun, sau đó nước đá nhận nhiệt lượng từ nước trong bình đun để tăng nhiệt độ từ T0C (T<0) đến 00C và nóng chảy hết, nước trong bình hạ nhiệt độ đến 0. Phương trình cân bằng nhiệt cho khoảng thời gian từ t2 đến t3 (2) Hoặc |
0,5 |
||
Trong khoảng thời gian từ t3 đến t4 nước trong bình đun nhận nhiệt lượng từ ấm đun nóng lên từ T0 = 00C đến T1 = 300C. Phương trình cân bằng nhiệt (3) |
0,5 |
||
Giải các phương trình (1), (2), (3) ta được: . Thay số: được T ≈ - 200C |
0,5 |
||
Câu 3 |
|
2 điểm |
|
1 (1,25 điểm) |
Điện trở tương đương của mạch điện
|
0,5 |
|
Cường độ dòng điện trong mạch chính
|
0,5 |
||
Cường độ dòng điện qua Ampe kế
|
0,25 |
||
2 (0,75 điểm)
|
Thay Vôn kế vào vị trí Ampe kế Điện trở tương đương của mạch điện
|
0,25 |
|
Cường độ dòng điện trong mạch: |
0,25 |
||
|
0,25 |
||
Câu 4 |
|
3 điểm |
|
1 (2 điểm) |
Gọi hiệu điện thế định mức, dòng điện định mức, công suất định mức, điện trở của các đèn lần lượt là: U1, I1, P1, R1; U2, I2, P2, R2; U3, I3, P3, R3 Với hai cách mắc các đèn đề sáng bình thường: Ta có: U3=2U1=2U2, I3=2I1=2I2 . |
0,25 |
|
Suy ra R3=R2=R1 đặt R3=R2=R1=R0 |
0,25 |
||
Với cách mắc thứ nhất - Hình 4a: Điện trở tương đương của bộ đèn là:
|
0,25 |
||
Dòng điện qua mạch chính: (1) |
0,25 |
||
Với cách mắc thứ hai: Điện trở tương đương của bộ đèn là:
|
0,25 |
||
Dòng điện qua mạch chính: (2) |
0,25 |
||
So sánh (1) và (2) ta được R=R0 |
0,125 |
||
Từ cách mắc thứ nhất ta có:
|
0,25 |
||
Vậy hiệu điện thế định mức của các đèn là:
|
0,125 |
||
2 (1 điểm) |
Với cách mắc thứ nhất, dòng điện qua mạch chính là Im1=2A
|
0,25 |
|
Công suất định mức của các đèn là:
|
0,25 |
||
Với cách mắc thứ hai, dòng điện qua mạch chính là Im1=2A
|
0,25 |
||
Công suất định mức của các đèn là:
|
0,25 |
||
Câu 5 |
|
1 điểm |
|
|
|
0,5 |
|
nên F’ trùng A |
0,25 |
||
Tiêu cự của thấu kính có độ lớn bằng chiều dài OA bằng 8cm. |
0,25 |
Thí sinh có thể giải bằng cách khác đáp án nhưng có kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa.
Thí sinh không ghi đơn vị hoặc ghi sai đơn vị ở kết quả cần trả lời theo yêu cầu của đề bài thì trừ 1/2 số điểm tương ứng với điểm của kết quả đó.
Ngoài Đề Thi Tuyển Sinh 10 Chuyên Vật Lí Sở GD Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 9 thì các đề thi trong chương trình lớp 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.