Docly

Trắc Nghiệm Bài Tập Vật Lý 9 Bài 6: Bài Tập Vận Dụng Định Luật Ôm

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Trắc Nghiệm Bài 11 Vật Lý 9: Bài Tập Vận Dụng Định Luật Ôm
Đề Thi Địa Lý 9 Học Kì 2 Năm Học 2022 – 2023 Có Đáp Án
Giáo Án Toán 9 Đại Số Học Kì 2 Phương Pháp Mới Năm 2023
Bài Tập Vật Lý 9 Bài 10: Biến Trở Điện Trở Dùng Trong Kỹ Thuật
Đề Thi Địa Lý 9 Học Kì 2 Năm 2021-2022 Có Đáp Án

Trắc Nghiệm Bài Tập Vật Lý 9 Bài 6: Bài Tập Vận Dụng Định Luật Ôm – Vật Lí Lớp 9 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÝ LỚP 9 BÀI 6:

BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM

Câu 1: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 27, trong đó R1 = 2Ω. Khi K đóng, vôn kế chỉ 6V, ampe kế chỉ 1A. Điện trở R2 có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. R2 = 6Ω B. R2 = 4Ω C. R2 = 2Ω D. R2 = 1Ω

Câu 2: Ba điện trở giống nhau R1 = R2 = R3. Hỏi có bao nhiêu cách mắc đồng thời ba điện trở này vào một mạch điện mà điện trở tương đương của mỗi mạch là khác nhau?

A. 5 cách. B. 4 cách. C. 3 cách. D. 2 cách.

Câu 3: Cho hai điện trở R1 = R2 = 60Ω được mắc vào hai điểm A,B. Khi mắc R1 nối tiếp với R2, điện trở đoạn mạch AB là bao nhiêu?

A. RAB = 120Ω B. RAB = 60Ω C. RAB = 0. D. Một giá trị khác.

Câu 4: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 28, trong đó R1 = 15Ω, ampe kế A1 chỉ 2A, ampe kế A chỉ 2,5A.

Hiệu điện thế UAB của đoạn mạch là

A. UAB = 60V. B. UAB = 50V. C. UAB = 40V. D. UAB = 30V.

Câu 5: Hai bóng đèn giống nhau, trên bóng đèn có ghi 6V - 0,5A. Ý nghĩa các con số 6 V - 0,5A ghi trên bóng đèn là gì?

A. 6V là hiệu điện thế định mức của bóng đèn; 0,5A là cường độ dòng điện định mức của bóng đèn.

B. 6V là hiệu điện thế thấp nhất cần đặt vào bóng đèn; 0,5A là cường độ dòng điện định mức của bóng đèn.

C. 6V là hiệu điện thế định mức của bóng đèn; 0,5A là cường độ dòng điện thấp nhất của bóng đèn.

D. 6V là hiệu điện thế cao nhất của bóng đèn; 0,5A là cường độ dòng điện luôn chạy qua bóng đèn với mọi hiệu điện thế khácnhau.

Câu 6: Cho hai điện trở R1 = R2 = 60Ω được mắc vào hai điểm A,B. Nếu R1 mắc song song R2 thì điện trở R'AB của đoạn mạch khi đó là bao nhiêu?

A. R'AB = 360Ω B. R'AB = 240Ω C. R'AB = 120Ω D. R'AB = 30Ω

Câu 7: Hai bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức 110V, cường độ dòng điện định mức của đèn thứ nhất là 0,91A, của đèn thứ 2 là 0,36A mắc nối tiếp với nhau vào hiệu điện thế 220V. Hỏi độ sáng của hai bóng đèn sẽ như thế nào?

A. Hai bóng sáng bình thường.

B. Bóng thứ nhất sáng bình thường, bóng thứ hai sáng yếu.

C. Bóng thứ nhất sáng mạnh quá mức bình thường, bóng thứ hai sáng bình thường.

D. Bóng thứ nhất sáng yếu hơn mức bình thường, bóng thứ hai sáng mạnh hơn mức bình thường.

Câu 8: Điện trở tương đương của đoạn mạch AB có sơ đồ như trên hình vẽ là RAB = 10 Ω, trong đó các điện trở R1 = 7 Ω; R2 = 12 Ω. Hỏi điện trở Rx có giá trị nào dưới đây?

A. 9 Ω B. C. 15 Ω D. 4 Ω

Câu 9: Có hai điện trở R1 và R2 được mắc theo hai cách vào hiệu điện thế 6V. Trong cách mắc thứ nhất, người ta đo được cường độ dòng điện của mạch là 0,4A. Trong cách mắc thứ 2, người ta đo được cường độ dòng điện của mạch là 1,8A. Hỏi điện trở R1 và điện trở R2 có thể nhận cặp giá trị nào trong các cặp giá trị sau

A. 2Ω và 4Ω B. 3Ω và 6Ω C. 5Ω và 10Ω D. 7Ω và 14Ω

Sử dụng dữ kiện sau trả lời các câu hỏi 11 và 12

Hai bóng đèn giống nhau, trên bóng đèn có ghi 6V - 0,5A.

Câu 10: Ba điện trở giống nhau có cùng giá trị 6Ω. Hỏi phải mắc chúng như thế nào để có điện trở tương đương bằng 4Ω?

A. Hai điện trở mắc nối tiếp nhau, cả hai cùng song song với điện trở thứ ba.

B. Cả ba điện trở mắc song song.

C. Hai điện trở song song với nhau, cả hai cùng nối tiếp với điện trở thứ ba.

D. Hai điện trở mắc nối tiếp với nhau.

Câu 11: Một đoạn mạch gồm ba điện trở mắc nối tiếp nhau. Giá trị các điện trở R1 = 5Ω, R2 = 6Ω, R3 = 15Ω, cường độ dòng điện trong mạch bằng 1A. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở và hai đầu đoạn mạch bằng bao nhiêu?

A. U1 = 6V, U2 = 5V, U3 = 15V và U = 26V.

B. U1 = 5V, U2 = 6V, U3 = 15V và U = 26V.

C. U1 = 15V, U2 = 6V, U3 = 5V và U = 26V.

D. U1 = 5V, U2 = 15V, U3 = 6V và U = 26V.

Câu 12: Một đoạn mạch gồm ba điện trở mắc nối tiếp nhau. Giá trị các điện trở R1 = 5Ω, R2 = 6Ω, R3 = 15Ω, cường độ dòng điện trong mạch bằng 1A. Thay R3 bằng Rx, khi đó dòng điện trong mạch là 0,5A. Giá trị của Rx là

A. Rx = 40Ω B. Rx = 42Ω C. Rx = 41Ω D. Rx = 43Ω

Câu 13: Một đoạn mạch gồm ba điện trở mắc nối tiếp nhau. Giá trị các điện trở R1 = 5Ω, R2 = 6Ω, R3 = 15Ω, cường độ dòng điện trong mạch bằng 1A. Điện trở tương đương của đoạn mạch là kết quả nào trong các kết quả sau

A. Rtđ = 6Ω B. Rtđ = 5Ω C. Rtđ = 15Ω D. Một kết quả khác.

Câu 14: Một đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc nối tiếp nhau. Giá trị các điện trở R1 = 5Ω, R2 = 7Ω, R3 = 18Ω, cường độ dòng điện trong mạch bằng 1A. Hỏi điện trở tương đương của đoạn mạch và hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là bao nhiêu?

A. R = 30Ω, U = 30V. B. R = 5Ω, U = 10V.

C. R = 7Ω, U = 14V. D. R = 18Ω, U = 36V.

Sử dụng dữ kiện sau trả lời các câu hỏi 16, 17 và 18.

Một đoạn mạch gồm ba điện trở mắc nối tiếp nhau. Giá trị các điện trở R1 = 5Ω, R2 = 6Ω, R3 = 15Ω, cường độ dòng điện trong mạch bằng 1A.

Câu 15: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:

Trong đó điện trở R1 = 14, R2 = 8, R3 = 24. Dòng điện đi qua R1 có cường độ là I1 = 0,4A. Tính cường độ dòng điện I2, I3 tương ứng đi qua các điện trở R2 và R3.

A. I2 = 0,1A; I3 = 0,3A B. I2 = 3A; I3 = 1A

C. I2 = 0,1A; I3 = 0,1A D. I2 = 0,3A; I3 = 0,1A

Câu 16: Hai bóng đèn giống nhau, trên bóng đèn có ghi 6V - 0,5A. Mắc nối tiếp hai bóng đèn màu với hiệu điện thế U. Muốn hai đèn sáng bình thường thì U phải nhận giá trị.

A. U = 3V. B. U = 6V. C. U = 12V. D. U = 36V.

Câu 17: Cho hai điện trở R1 = R2 = 60Ω được mắc vào hai điểm A,B. Tỉ số có thể nhận giá trị

A. B. C. D.

Câu 18: Điện trở R1 = 6 Ω, R2 = 9 Ω, R3 = 15Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất tương ứng là I1 = 5A, I2 = 2A, I3 = 3A. Hỏi có thể đặt một hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu vào hai đầu đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc nối tiếp với nhau?

A. 45V B. 60V C. 93V D. 150V

Câu 19: Cho mạch điện như hình vẽ

Biết Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch UAB = 60V. R1 = 9Ω, R2 = 15Ω, R3 = 10Ω, R4 = 18. Tính hiệu điện thế UNM

A. 4V. B. 68V. C. 15V. D. 86V.

Câu 20: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 28, trong đó R1 = 15Ω, ampe kế A1 chỉ 2A, ampe kế A chỉ 2,5A.


Điện trở R2 có thể nhận giá trị nào sau đây.

A. R2 = 30Ω. B. R2 = 45Ω C. R2 = 60Ω D. Một giá trị khác.

ĐÁP ÁN


1

B

5

A

9

C

13

D

17

B

2

B

6

D

10

A

14

A

18

B

3

A

7

D

11

B

15

D

19

A

4

D

8

D

12

C

16

C

20

C


Ngoài Trắc Nghiệm Bài Tập Vật Lý 9 Bài 6: Bài Tập Vận Dụng Định Luật Ôm – Vật Lí Lớp 9 thì các tài liệu học tập trong chương trình 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Trắc Nghiệm Bài Tập Vật Lý 9 Bài 6 là một bộ đề thi trắc nghiệm dành cho học sinh lớp 9 với nội dung xoay quanh việc vận dụng định luật ôm trong môn Vật lý. Bài tập trong bộ đề này được thiết kế nhằm giúp học sinh rèn luyện và nâng cao kiến thức về định luật ôm, hiểu rõ hơn về các khái niệm và ứng dụng của nó trong thực tế.

Bộ đề bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm đa dạng về nội dung của định luật ôm, từ những kiến thức cơ bản đến những bài tập ứng dụng phức tạp. Học sinh sẽ được thử sức với các bài tập vận dụng vào thực tế, giúp rèn luyện tư duy logic và khả năng áp dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.

Đáp án và lời giải chi tiết cũng được cung cấp kèm theo, giúp học sinh tự kiểm tra kết quả và hiểu rõ hơn về cách giải các bài tập. Bộ đề này là một công cụ hữu ích trong việc ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi vật lý, giúp học sinh củng cố kiến thức, nâng cao trình độ và tự tin hơn khi đối mặt với các bài kiểm tra.

Nếu bạn là học sinh lớp 9 quan tâm đến môn Vật lý và muốn rèn luyện kỹ năng giải các bài tập vận dụng định luật ôm, Trắc Nghiệm Bài Tập Vật Lý 9 Bài 6 sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp bạn tiến bộ và đạt kết quả tốt trong học tập.

>>> Bài viết có liên quan:

Bài Tập Câu Tường Thuật Có Đáp Án Ôn Thi Vào Lớp 10 Năm 2023
Trắc Nghiệm Lí 9 Bài 9: Sự Phụ Thuộc Của Điện Trở Vào Vật Liệu Làm Dây Dẫn
Bộ 1200 Câu Trắc Nghiệm Địa 9 Cả Năm Theo Từng Mức Độ Kèm Giải
Bài Tập Tiếng Anh 9 Unit 4 Life In The Past Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Bài Tập Vật Lí 9 Bài 8: Sự Phụ Thuộc Của Điện Trở Vào Tiết Diện Dây Dẫn
Kế Hoạch Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Địa Lý 9 Cả Năm Có Đáp Án
Đề Thi Tiếng Anh 9 Giữa Kì 1 Năm 2022-2023 (Đề 2) Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Vật Lí 9 Bài 7: Sự Phụ Thuộc Của Điện Trở Vào Chiều Dài Dây Dẫn
Đề Cương Ôn Tập Địa Lí 9 Học Kì 1 Trắc Nghiệm 2021-2022 Có Đáp Án
Đề Tuyển Vào Lớp 10 Môn Tiếng Anh Trường Chuyên Sở GD Quảng Nam 2020-2021