Đề Thi Văn THPT Quốc Gia 2020 Có Đáp Án-Tập 6
Đề Thi Văn THPT Quốc Gia 2020 Có Đáp Án-Tập 6 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
Chào mừng bạn đến với trang tài liệu đặc biệt này, nơi bạn có thể tìm thấy nguồn tài liệu ôn thi quan trọng cho môn Văn trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia (THPT) năm 2020.
Môn Văn đóng vai trò quan trọng trong kỳ thi THPT Quốc gia, và việc sở hữu tài liệu ôn tập chất lượng và có đáp án là một yếu tố vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến bạn tập sách “Đề Thi Văn THPT Quốc Gia 2020 Có Đáp Án-Tập 6”.
Tập sách này là một nguồn tài liệu ôn thi đáng tin cậy, đã được tạo ra dựa trên đề cương và yêu cầu của kỳ thi THPT Quốc gia môn Văn năm 2020. Bạn sẽ được tiếp cận với những đề thi chính thức đã được ra đề trong kỳ thi trước đó, mỗi đề đi kèm với đáp án chi tiết.
Với việc sử dụng tập sách này, bạn sẽ có cơ hội rèn luyện kỹ năng làm bài và nắm vững các phong cách và cấu trúc văn bản. Từ những đề thi thực tế, bạn sẽ tiếp cận với các dạng bài tập phân tích văn bản, phê phán, nhận định và biểu đạt ý kiến một cách sáng tạo và logic.
Đặc biệt, việc có đáp án chi tiết trong tập sách sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách suy nghĩ và lựa chọn của từng câu hỏi. Bạn có thể tìm hiểu cách phân tích văn bản, nhận biết các yếu tố ngôn ngữ và biểu đạt ý kiến một cách rõ ràng và sâu sắc.
Với tập sách “Đề Thi Văn THPT Quốc Gia 2020 Có Đáp Án-Tập 6”, chúng tôi tin rằng bạn sẽ tìm thấy sự tự tin và sẵn sàng đối mặt với kỳ thi quan trọng. Hãy khám phá ngay để trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết, để thành công đồng hành với bạn trong hành trình ôn thi THPT Quốc gia môn Văn.
>> Đề thi tham khảo
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
ĐỀ 56 |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút |
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Trong truyện Nhà giả kim, chàng trai đi tìm kho báu gặp và nói chuyện với một nhà luyện kim đan rằng:
“Trái tim cháu sợ sẽ phải đau khổ”, cậu nói với nhà luyện kim đan như thế vào một đêm hai người nhìn lên bầu trời không trăng.
“Hãy bảo nó rằng sợ phải đau khổ còn đau đớn hơn chính sự đau khổ, và chưa từng có trái tim nào phải chịu đau khổ khi tìm cách thực hiện giấc mơ, vì mỗi phút giây tìm kiếm là một khoảnh khắc gặp gỡ Thượng Đế và sự Vĩnh Hằng. […] Khi ta thành tâm đi tìm kho tàng thì mỗi một ngày đều chan hòa niềm vui, vì mỗi giờ qua đi đều sẽ đem ta gần lại kho tàng hơn. Khi thành tâm đi tìm kho tàng, ta phát hiện trên đường nhiều điều mà ta sẽ không bao giờ được thấy nếu ta không đủ can đảm thử làm những việc xem ra một kẻ chăn cừu không thể làm nổi”. […] Điều cậu cần biết nữa là thế này: trước khi cậu đạt được ước mơ thì Tâm linh vũ trụ sẽ thử thách bạn mọi điều cậu học được trên đường đi. Tâm linh vũ trụ làm thế không phải vì ác ý mà vì muốn khi đạt được ước mơ, chúng ta đồng thời cũng nắm vững những bài học đã lĩnh hội khi đi theo ước mơ. Đó chính là thời điểm mà đa số người ta bỏ cuộc, nói theo ngôn ngữ sa mạc là “chết khát đúng vào lúc cây chà là xuất hiện ở chân trời”. Mọi cuộc tìm tòi đều khởi đầu như câu “thánh nhân đãi kẻ khù khờ” và kết thúc với sự thử thách gay go kẻ chiến thắng.”
(Trích Nhà giả kim, Paulo Coelho, NXB Văn học, 2013, tr.174).
Câu 1: Xác định biện pháp tu từ trong câu văn “Khi ta thành tâm đi tìm kho tàng thì mỗi một ngày đều chan hòa niềm vui, vì mỗi giờ qua đi đều sẽ đem ta gần lại kho tàng hơn” (0,5 điểm)
Câu 2: Theo tác giả, mỗi người sẽ được gì “khi ta thành tâm đi tìm kho tàng”? (0,5 điểm).
Câu 3: Từ “kho tàng” trong đoạn trích trên có thể hiểu là gì? (1,0 điểm).
Câu 4: Nếu được lựa chọn, anh/ chị sẽ chọn con đường đi tìm kho báu đầy thử thách hay cuộc sống bình yên. Vì sao? (1,0 điểm).
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của chông gai trên đường đời.
Câu 2 (5,0 điểm)
“không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc
Chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li-la li-la li-la…
(Trích Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.165)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về sự đóng góp của Thanh Thảo đối với nền văn học Việt Nam.
---------Hết---------
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Hướng dẫn chung
- Thầy cô giáo cần nắm bắt được nội dung trình bày của học sinh để đánh giá một cách tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Cần chủ động và linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm này.
- Trân trọng những bài viết có cách nhìn, cách trình bày riêng.
- Bài thi được chấm theo thang điểm 10. Điểm lẻ toàn bài tính theo quy định.
B. Hướng dẫn cụ thể:
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Phần |
Câu |
Nội dung trình bày |
Điểm |
I |
|
Đọc đoạn văn bản và thực hiện các yêu cầu |
3,0 |
|
1 |
Biện pháp tu từ Ẩn dụ. |
0,5 |
2 |
Theo tác giả, khi ta thành tâm đi tìm kho tàng thì mỗi một ngày đều chan hòa niềm vui, vì mỗi giờ qua đi đều sẽ đem ta gần lại kho tàng hơn, phát hiện nhiều điều mà ta sẽ không bao giờ được thấy. |
0,5 |
|
3 |
Từ “kho tàng”: - Kho báu thực sự trong chuyến đi tìm kiếm của nhân vật. - Kho tàng là những thành công lớn trong cuộc đời mỗi người mà họ khao khát đạt được. Học sinh trả lời 1 ý được 0,5 điểm. |
1,0 |
|
4 |
Học sinh có thể chọn một trong hai cách sống, nêu và làm sáng rõ quan điểm cá nhân theo nhiều cách nhưng thuyết phục, phù hợp. Sau đây là một số gợi ý: - Chọn cuộc sống thử thách vì mỗi người chỉ sống một lần, sống sao cho không hoài phí, nên cần nỗ lực hết mình, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn thử thách để đạt được những thành công. - Chọn cuộc sống bình yên thì vẫn có những niềm vui giản dị và vô cùng đáng quý. |
1,0 |
|
II |
1 |
|
2,0 |
*Yêu cầu |
0,25
0,25
0,25
1,0
0,25
|
||
Yêu cầu chung: - Viết đúng đoạn văn khoảng 200 từ. - Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. - Hiểu đúng yêu cầu của đề; có kỹ năng viết văn nghị luận xã hội; có quan điểm, chính kiến về vấn đề; có lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục; thái độ chân thành, nghiêm túc… Yêu cầu cụ thể: - Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò của chông gai trên đường đời. - Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Song cần đạt các ý sau: - Giải thích: Chông gai: chỉ những thử thách, khó khăn ta gặp phải - Bàn luận vai trò, ý nghĩa của chông gai: + Những khó khăn, chông gai thử thách bản lĩnh của con người, “lửa thử vàng, gian nan thử sức”. + Vượt qua được chông gai sẽ cho ta những thành công vẻ vang, sự vững vàng, mạnh mẽ. + Thất bại trước chông gai cho ta những kinh nghiệm quý báu. + Lùi bước trước chông gai khiến ta không có được bất kì thành tựu ý nghĩa nào. - Phê phán: Những người ngại khó, ngại khổ, thiếu nghị lực, bản lĩnh. - Bài học nhận thức và hành động: + Vững vàng trước gian khó. + Không ngừng cố gắng, nỗ lực hết mình trong mọi công việc để khẳng định bản lĩnh, đạt đến thành công. |
|||
|
2 |
|
5,0 |
|
|
* Yêu cầu chung |
|
|
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện năng lực cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. |
|
|
|
*Yêu cầu cụ thể |
|
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận |
0,5 |
||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ; từ đó, nhận xét về đóng góp của Thanh Thảo. |
0,5 |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng |
3,0 |
||
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ. - Khẳng định đóng góp to lớn của Thanh Thảo cho nền văn học Việt Nam |
0,5 |
||
- Phân tích, cảm nhận nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Học sinh có thể khai thác theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: + Nội dung: Nỗi niềm và suy tư của Thanh Thảo về cuộc giã từ của Lor-ca ++ Nhắc lại lời di chúc của Lor-ca “không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang”: Vừa khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp nhân cách của Lorca vừa thể hiện niềm xót xa, tiếc nuối vì hành trình cách tân nghệ thuật còn dang dở của người nghệ sĩ thiên tài. ++ Hình ảnh: “giọt nước mắt, vầng trăng/ long lanh trong đáy giếng”: khẳng định sự bất tử trong tâm hồn và sự sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca. ++“đường chỉ tay đã đứt…/ Lor-ca bơi sang ngang/ trên chiếc ghi ta màu bạc: sự ra đi của Lor-ca như một sự chấp nhận định mệnh phũ phàng để đón nhận một cái chết nhẹ nhàng, thanh thản, đậm chất nghệ sĩ. ++ Các hành động: ném lá bùa, ném trái tim mang ý nghĩa tượng trưng cho một sự giã từ, một sự lựa chọn (Lor-ca thanh thản bước vào cõi vĩnh hằng ). ++ Chuỗi âm thanh: li-la li-la li-la: vang lên như một bài ca về sự bất tử của một con người, như bản độc tấu ghi ta ngợi ca người nghệ sĩ tài năng, chân chính. => Đoạn thơ khẳng định vẻ đẹp tâm hồn, tài năng và nhân cách của người nghệ sĩ Lor-ca. + Nghệ thuật: ++ Sử dụng thủ pháp tiêu biểu của thơ tượng trưng, siêu thực. ++ Ngôn ngữ hàm súc, giàu sức gợi. + Đánh giá: Đoạn thơ là tiếng lòng tri âm sâu sắc của nhà thơ Thanh Thảo đối với người nghệ sĩ, thiên tài Lor-ca. - Nhận xét về đóng góp của Thanh Thảo: + Thể hiện lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm của người nghệ sĩ đối với nhân dân, đất nước. + Sự sáng tạo trong nghệ thuật thơ Thanh Thảo mang đến cho thơ ca Việt Nam một màu sắc mới - màu sắc tượng trưng, siêu thực - có ý nghĩa quan trong trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam. |
1,5
0,5
0,5 |
||
|
|
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. |
0,5 |
|
|
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. |
0,5 |
|
|
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,0 điểm |
|
- Hết -
ĐỀ 57 |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút |
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tôi ưa nói, ưa tranh luận, nhưng khi tôi 17 tuổi nếu tôi giơ tay phát biểu trước lớp về một vấn đề không đồng ý với quan điểm của thầy cô, tôi bị dòm ngó, tẩy chay, cười mỉa... Hình như ở Việt Nam, người ta rất khó chấp nhận chuyện người nhỏ hơn mình “sửa sai” hay tranh luận thẳng thắn với người lớn.
Khi lớn, tôi có đọc “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của GS Trần Ngọc Thêm, ông có giải thích về văn hóa của người Việt là làng xã, văn hóa trọng người lớn tuổi, “sống lâu lên lão làng”... Tôi không rõ lắm, nhưng nói như vậy để thấy 17 tuổi tôi không được ủng hộ cho chuyện được nói lên suy nghĩ của bản thân, nếu tôi nói khác với số đông, tôi lập tức là “cá biệt” mà không cần biết đúng hay sai.
Còn ở nhà, 17 tuổi tôi phải nhất nhất làm theo tất cả những gì bố mẹ sắp đặt, nếu tôi dám tranh luận lại (dù là tranh luận rất nhỏ nhẹ và lễ phép), lập tức bị khép vào “hỗn hào và bất hiếu”.
Bao giờ mới trưởng thành?
Cho đến khi tốt nghiệp đại học, tôi thật sự thấy mình đã trưởng thành (22 tuổi mới thấy trưởng thành, có lẽ khá muộn so với độ tuổi của bạn bè trên thế giới), khi đã có công việc và tự lập với thu nhập kiếm được. Tôi nghĩ có lẽ cuộc sống của mình đã “dễ thở” hơn. Đó cũng là lúc tôi thấy con đường mà tôi đã đi như ý gia đình là không sai, nhưng thật tình như bạn nói: rất tẻ nhạt.
Tôi luôn có cảm giác không được sống đúng với sở thích, cá tính của bản thân. Nói đến đây, chắc rất nhiều bạn hỏi sao tôi không đấu tranh, không đủ dũng khí sống với cá tính, đam mê của mình mà lúc nào cũng nhất nhất nghe theo gia đình. Cũng “khởi nghĩa” vài lần, nhưng kết quả thì lần nào cũng thất bại, vì bố mẹ bao giờ cũng là... chân lý.
.... Đừng nói là 17 tuổi, đến 27 tuổi tôi vẫn chẳng thể tự do quyết định cuộc sống của mình. Và tôi biết có rất nhiều bạn trẻ giống tôi.
Tất cả những sự thay đổi trong tư tưởng đều cần rất nhiều thời gian. Tôi sẽ không thể thay đổi mình, thay đổi hoàn cảnh năm tôi 17 tuổi, nhưng tôi hi vọng thế hệ sau tôi có được điều đó, khi các em có được những người bố, người mẹ là chúng tôi.
( Theo Đặng Anh, Sống đúng là mình, www.tuoitre.vn)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2. Khi viết văn bản này, người viết mong muốn điều gì?
Câu 3. Vì sao tác giả lại cho rằng trong xã hội của người Việt bố mẹ bao giờ cũng là... chân lý?
Câu 4. Theo anh/chị, người nhỏ tuổi nên hay không khi sửa sai hay tranh luận thẳng thắn với người lớn ? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tư duy áp đặt được đề cập đến trong văn bản của phần Đọc hiểu.
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong Đàn ghi ta của Lor Ca, mở đầu bài thơ Thanh Thảo viết:
“Những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
Li - la li - la li - la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn…”
Đến khổ thơ thứ 4 nhà thơ lại viết:
“ …không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giot nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng…”
(Thanh Thảo - Ngữ Văn 12 - Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008 tr 164 và tr 165)
Phân tích 2 đoạn thơ trên trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor Ca (Thanh Thảo). Từ đó làm nổi bật hình tượng người nghệ sĩ Lor Ca bất tử cùng tiếng đàn.
-------- Hết ---------
HƯỚNG DẪN CHẤM
YÊU CẦU CHUNG
1. Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong Tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài.
3. Bài thi được chấm theo thang điểm 10. Điểm lẻ toàn bài tính theo quy định.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU |
3,0 |
|
1 |
Phương thức biểu đạt: Nghị luận |
0,5 |
|
2 |
Khi viết văn bản này, người viết mong muốn thế hệ sau sẽ được thay đổi (không phải chịu sự áp đặt từ cha mẹ hay người lớn). |
0,5 |
|
3 |
Tác giả cho rằng trong xã hội của người Việt bố mẹ bao giờ cũng là... chân lý bởi vì: - Văn hóa của người Việt là làng xã, văn hóa trọng người lớn tuổi, vậy nên con cái thường phải làm theo tất cả những gì bố mẹ sắp đặt, không dám (hoặc ít khi) làm ngược lại, hay thay đổi. - Nếu dám tranh luận lại (dù là tranh luận rất nhỏ nhẹ và lễ phép), dễ bị khép vào hỗn hào và bất hiếu. |
0,5
0,5 |
|
4 |
Thí sinh thể hiện và lý giải được quan điểm cá nhân của mình, miễn sao phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây chỉ là các gợi ý: - Đồng ý. Vì: + Đôi khi người lớn không phải lúc nào cũng đúng. Tranh luận giúp người khác nhận ra sai lầm để sửa chữa là việc nên làm. + Qua việc tranh luận, người nhỏ tuổi được bộc lộ quan điểm, suy nghĩ, bản thân cũng trưởng thành hơn. Tuy nhiên cần phải thái độ lễ phép, lập luận khéo léo, thuyết phục… - Không đồng ý (không nên). Vì: + Người lớn tuổi thường giàu kinh nghiệm, ít khi sai. + Người nhỏ tuổi chưa đủ tri thức cũng như kinh nghiệm sống để phản bác hay sửa sai cho người lớn nên cần tôn trọng, lắng nghe và học hỏi từ người lớn… |
1,0
(Mỗi ý của lập luận 0,5 điểm) |
|
II
|
LÀM VĂN |
7,0 |
|
1 |
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về tư duy áp đặt được đề cập đến trong văn bản phần Đọc hiểu. |
2,0 |
|
a. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tư duy áp đặt. |
0,25 |
||
b. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản cần đạt được các ý sau: |
|
||
* Giải thích: Tư duy áp đặt là kiểu tư duy luôn cho mình là đúng, bắt buộc người khác phải suy nghĩ và hành động theo quan điểm của mình. * Phân tích, bình luận: - Tư duy áp đặt là sản phẩm của văn hóa nông nghiệp lúa nước, là lối tư duy của chế độ phong kiến, mang tính gia trưởng vẫn tồn tại khá sâu sắc trong không ít gia đình Việt (dẫn chứng). - Mặt tích cực: tránh cho người trẻ những vấp ngã, sai lầm không đáng có do sự nông nổi, thiếu chín chắn (dẫn chứng). - Mặt hạn chế: +Với người mang tư duy áp đặt: luôn có cái nhìn phiến diện, một chiều, không tiếp thu cái mới, không khắc phục được khuyết điểm, hạn chế của bản thân… + Với người bị áp đặt: không dám sống với suy nghĩ, sở thích, cá tính của riêng mình, luôn cảm thấy không được là chính mình, thấy cuộc sống tẻ nhạt.... + Với xã hội: sự áp đặt của người lớn lên suy nghĩ và hành động của thế hệ trẻ sẽ tạo ra những lớp người thụ động, lười nhác trong suy nghĩ và làm việc, thích dựa dẫm, ngại sáng tạo đổi mới, làm cho xã hội, đất nước trì trệ, tụt hậu… - Rút ra bài học: + Cần phân biệt tư duy áp đặt với sự quyết đoán cần thiết trong những tình huống cụ thể và dám chịu trách nhiệm về quyết định của chính mình. + Người trẻ cần có thái độ lễ phép, trân trọng tiếp thu hợp lí ý kiến người lớn tuổi, người đi trước; mạnh dạn trao đổi, khéo léo thuyết phục khi đưa ra chủ kiến hay tranh luận. |
0,25
0,75
0,5 |
||
c. Đảm bảo kết cấu đoạn văn chặt chẽ, trình bày rõ ràng, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp… |
0,25 |
||
2 |
... Phân tích 2 đoạn thơ trên trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor Ca (Thanh Thảo). Từ đó làm nổi bật hình tượng người nghệ sĩ Lor Ca bất tử cùng tiếng đàn. |
5,0 |
|
* Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận |
0,25 |
||
*Xác định đúng vấn đề nghị luận |
0,25 |
||
* Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, trau chuốt, văn viết có cảm xúc, biết phân tích văn bản theo đặc trưng thể loại để làm nổi bật vấn đề nghị luận… |
0,25 |
||
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn dắt vấn đề nghị luận |
0,25 |
||
* Cần phân tích ở những nội dung sau a. Đoạn thơ mở đầu - Mượn hình ảnh cuộc chiến của những võ sĩ đấu bò tót, Thanh Thảo muốn khắc họa cuộc chiến đấu giữa khát vọng dân chủ của công dân Lor Ca với nền chính trị độc tài, khát vọng cách tân nghệ thuật của người nghệ sĩ với nền nghệ thuật già nua…Lor Ca hiện lên thật hào hùng và lãng mạn. - Hình ảnh Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của của công dân Lor Ca không ngừng đấu tranh cho tự do… - Những tiếng đàn bọt nước cùng chuỗi hợp âm li-la cho thấy người nghệ sĩ Lor Ca đang bay bổng với cách tân nghệ thuật… - Ba câu thơ sau hình tượng Lor Ca hiện lên như một kị sĩ trên con đường đấu tranh bền bỉ… b. Đoạn thơ thứ 4 - Hình ảnh tiếng đàn “như cỏ mọc hoang”: vừa có ý nghĩa khẳng định nghệ thuật thiếu vắng người dẫn đường, định hướng đồng thời khẳng định sức sống mãnh liệt, kiên cường… của những giá trị nghệ thuật mà Lor Ca để lại. - Hình ảnh thơ thật đẹp: “giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng” cho thấy người nghệ sĩ ấy dẫu đã mất nhưng hình ảnh về Lor Ca, di sản nghệ thuật của ông, những khát khao sáng tạo cao đẹp của ông vẫn luôn vang vọng trong mạch ngầm của đất đai quê hương xứ sở, vẫn long lanh trong hồn mạch văn hóa dân tộc Tây Ban Nha. => Thiên tài ấy trái tim đã “lặng yên” nhưng tiếng đàn của anh không bao giờ ngừng ngân nga như những gì anh đã cống hiến… c. Cảm xúc tác giả gửi gắm qua hình tượng thơ: - Nỗi đau xót sâu sắc của nhà thơ trước cái chết của Lor Ca - một nghệ sĩ lớn. - Thái độ ngưỡng mộ của tác gả trước thiên tài Tây Ban Nha. - Niềm khao khát vươn tới sự đổi mới, cách tân trong sáng tạo nghệ thuật… d. Đặc sắc nghệ thuật - Thể thơ tự do linh hoạt - Hình ảnh thơ lạ hóa, giàu biểu tượng… - Nhạc tính li - la - Ngôn ngữ mới mẻ, phong phú… Đánh giá chung: - Hình tượng nghệ sĩ Lor Ca biểu tượng cho sức sống bất diệt của cái đẹp, của nghệ thuật chân chính và khát vọng tự do, sáng tạo của người nghệ sĩ. - Lor Ca là hình tượng bi tráng về người nghệ sĩ chân chính phải sống trong một xã hội bạo tàn. |
4.0
1.25
1.25
0.5
0.5
0.5 |
||
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10, 00 điểm |
ĐỀ 58 |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút |
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích :
Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động. Cần gì thì lên tiếng. Muốn gì thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Chẳng có cái gì ở trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, giông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì giông bão cuộc đời.
… Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình. Chứ em không cứu mình thì ai cứu được em.
( Em không tự cứu mình thì ai cứu em- Rosie Nguyễn, Cuốn Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, NXB Hội nhà văn 2017, trang 120-121)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo quan điểm tác giả, sống trong thế chủ động là sống như thế nào?
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn:
“Dù sóng gió, giông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền”..
Câu 4. Anh chị có đồng tình với ý kiến: “Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi”? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc sống trong thế chủ động.
Câu 2 (5,0 điểm):
Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài ( Ngữ Văn 12, tập 2, NXBGD Việt Nam) nhà văn đã nhiều lần nhắc đến chi tiết tiếng sáo gọi bạn tình:
Khi mùa xuân đến:
“Ngoài đầu núi lấp ló, có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm theo bài hát của người đang thổi”.
Lúc Mị chếnh choáng trong hơi men rượu:
“Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng bay ngoài đường.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi”;
…Trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo”.
Khi bị A Sử trói đứng vào cột nhà:
“Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi, những đá chơi. “Em không yêu quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi.”.
Anh/ chị hãy phân tích chi tiết tiếng sáo gọi bạn tình được tác giả xây dựng trong tác phẩm.
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020
Bài thi : NGỮ VĂN
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
1 |
Phương thức biểu đạt: Nghị luận
|
0,5 |
2 |
- Theo tác giả, sống trong thế chủ động là: + Chủ động bày tỏ ý kiến, chủ động đấu tranh , tích cực, tự giác trong lao động và học tập - Cần gì thì lên tiếng. Muốn gì thì đấu tranh. + Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình ( Thí sinh chỉ cần đạt được một trong hai ý trên) |
0,5 |
|
3 |
- Biện pháp tu từ: ẩn dụ - Hiệu quả : Làm cho câu văn giàu hình ảnh, tăng sức thuyết phục. Đồng thời khẳng định một cách hình tượng ý nghĩa của lòng quyết tâm, sự kiên định qua việc sống trong thế chủ động sẽ giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. |
0,25
0,75 |
|
4 |
Thí sinh có thể đồng ý, không đồng ý hoặc vừa đồng ý vừa không đồng ý, miễn sao có lí giải hợp lí. Sau đây là vài gợi ý: - Đồng ý. Vì đó là điều hiển nhiên, không ai có thể học bơi trên cạn qua lí thuyết mà có thể biết bơi được. Thành tựu chỉ đến khi ta tích cực trải nghiệm, chủ động nỗ lực không ngừng trong công việc của mình. - Không đồng ý. Vì đôi khi thành công không đi đôi với việc tích cực trải nghiệm, mạo hiểm dấn thân mà có thể đến từ sự may mắn. - Đồng ý một nữa: Dung hòa hai ý kiến trên. |
1,0 |
|
II |
|
Làm văn: |
7,0 |
|
1
|
Viết đoạn văn về ý nghĩa của việc sống trong thế chủ động. |
2,0 |
a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận: Có đủ các phần mở đoạn, thân và kết đoạn. Phần thân đoạn phải triển khai được vấn đề. |
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của việc sống trong thế chủ động. |
0,25 |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng: - Nêu vấn đề nghị luận: Việc sống trong thế chủ động có ý nghĩa to lớn trong cuộc đời mỗi người: - Giải thích thế nào là sống trong thế chủ động: sống tích cực, chủ động dấn thân, tự vạch lối, tìm hướng đi cho mình, không trông chờ, ỷ lại… - Ý nghĩa của việc sống trong thế chủ động: + Đó là lối sống đẹp, chứng tỏ con người có khát vọng vươn lên. + Là điều kiện để đạt đến sự thành công. +... |
1,0 |
||
d. Chính tả, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. |
0,25 |
||
e. Sáng tạo: |
0,25 |
||
|
2 |
Phân tích chi tiết tiếng sáo gọi bạn tình trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”-Tô Hoài. |
5,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài và kết luận; phần thân bài phải có nhiều đoạn. |
0,5 |
|
b. Nêu được vấn đề nghị luận: Giá trị của chi tiết tiếng sáo gọi bạn tình trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”-Tô Hoài. |
0,5 |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành nhiều luận điểm; vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận: * Giới thiệu tác giả Tô Hoài và tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ”. * Giới thiệu chi tiết tiếng sáo gọi bạn tình và khái quát ý nghĩa của chi tiết. * Phân tích chi tiếng sáo gọi bạn tình: - Hoàn cảnh: Sau bao năm tháng bị đày đọa ở nhà thống lí Pá Tra, Mị dường như mất hết ý thức về cuộc sống…Và mùa xuân đến…tiếng sáo gọi bạn tình vang lên…tâm hồn Mị thổn thức. - Biểu hiện của chi tiết: Tiếng sáo được Tô Hoài dụng công miêu tả rất kĩ, lúc thì xa “ngoài đầu núi lấp ló…”, lúc lại gần “bay lơ lửng ngoài đường”, và rồi di chuyển hẳn vào bên trong Mị: “Trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo”; nó hiện hữu trong nhiều khoảng thời gian, nhiều tình cảnh khác nhau trong cái đêm mùa xuân ấy. - Giá trị nội dung: + Tiếng sáo có tác dụng hồi sinh tâm hồn Mị, đưa Mị trở về với những “cuộc chơi ngày trước”; lần đầu tiên Mị ý thức về thời gian và nhận ra “mình còn trẻ lắm”, và cũng lần đầu tiên sau bao năm tháng bị đày đọa “Mị muốn đi chơi”. + Tiếng sáo đánh thức khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống trong Mị. + Chi tiết tiếng sáo biểu hiện lòng đồng cảm sâu sắc của Tô Hoài đối với thân phận đau khổ của người dân miền núi trước cách mạng. Thông qua chi tiết, nhà văn khám phá và trân trọng những ước mơ khát vọng về cuộc sống hạnh phúc, cũng như sức sống tiềm tàng của người dân lao động miền núi. Đó là điều kiện để họ vươn lên tự giải phóng mình. - Giá trị nghệ thuật: + Thể hiện tài năng dựng truyện, dựng chi tiết sinh động, sâu sắc của Tô Hoài. + Thể hiện biệt tài của Tô Hoài trong việc phân tích, diễn tả tâm lí nhân vật. * Đánh giá chung: Tiếng sáo gọi bạn tình là một chi tiết nghệ thuật đắc giá trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ. Đó là một chi tiết thể hiện tài năng và tấm lòng nhân đạo của nhà văn. - |
3,0 |
||
d. Chính tả, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. |
0,5 |
||
e. Sáng tạo: |
0,5 |
ĐỀ 59 |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút |
I. ĐỌC HIỂU(3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Trong “Bản Tuyên bố về quyền của người dùng”, Facebook cho biết: “Bạn sở hữu tất cả nội dung và thông tin bạn đăng lên Facebook, và bạn có thể kiểm soát cách thông tin được chia sẻ thông qua các cài đặt riêng tư và ứng dụng của mình”. Nhưng hãy nhìn vụ bê bối vừa rồi: 50 triệu thông tin cá nhân từ Facebook đã được giao cho bên thứ ba sử dụng phục vụ cho cuộc tranh cử tổng thống Mỹ.
... Chúng ta hồn nhiên khi tham gia mạng xã hội và ném vào đại dương dữ liệu lớn mọi thông tin cá nhân. Ai cũng có thể tìm theo dấu tích số của chúng ta trên Internet. Nó không chỉ là những thứ thông tin được viết ra, hay bức ảnh được chủ động đăng tải: với nhu cầu gây dựng dữ liệu, các nhà cung cấp theo dõi nhất cử nhất động của bạn, từ vị trí, các thói quen đọc, những từ khóa bạn tìm kiếm, những người bạn hay tương tác... mọi cú nhấp chuột dù là vô thức đều được ghi lại và trở thành hàng hóa.
... Liệu những nút report (báo cáo) nội dung bị xâm hại cá nhân của các nhà cung cấp là đủ? Liệu khung pháp lý đã đủ để trấn an người dùng về an toàn mạng? Trước khi mọi thứ được kiểm soát thì có thế hậu quả đã xảy ra như một nữ sinh ở Nghệ An mới tự tử vì bạn trai đưa clip hôn nhau lên mạng. Diên viên, nhà văn Steven Wright từng nói: “Internet giống như miền Tây hoang dã vậy. Chẳng có luật lệ”
Vấn đề hôm nay không phải là giá cổ phiếu của Facebook sụt bao nhiêu hay Mark Zuckerberg mất mấy tỷ USD, mà là sự cẩn trọng của chính bạn khi tham gia môi trường mạng đang ra sao. Thế hệ tôi, 8x đời đầu, may thay vẫn có được một tuổi thơ không Internet. Tôi đang nghĩ về những thế hệ lớn lên trong thời đại số. Làm sao để con tôi, cháu tôi được giáo dục Internet đầy đủ, biết ý thức khai thác mặt tốt của Internet và biết tự bảo vệ mình?...
(Đời tư là hàng hóa - Phạm Hải Chung - vnexpress.net 22/03/2018).
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ chính được sử dụng trong đoạn văn bản trên?
Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về nhận xét: “Internet giống như miền Tây hoang dã vậy. Chẳng có luật lệ.’?
Câu 3: Tại sao tác giả lại cho rằng “Mọi cú nhấp chuột dù là vô thức đều được ghi lại và trở thành hàng hóa”.
Câu 4: Hãy nêu ra một số biện pháp thiết thực theo quan điểm cá nhân của anh/chị để trả lời câu hỏi: “Làm sao để con tôi, cháu tôi được giáo dục Internet đầy đủ, biết ý thức khai thác mặt tốt của Internet và biết tự bảo vệ mình?”.
II. LÀM VĂN(7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Vấn đề mà văn bản Đọc- hiểu đặt ra gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về một trong các kỹ năng sống rất cần thiết trong xã hội hiện đại: sự cẩn trọng. Hãy trình bày suy nghĩ bằng đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân qua tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài
-------------------- HẾT --------------------
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh:………………………………………….Số báo danh:………………..
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
|
I |
|
ĐỌC HIỂU |
3.0 |
|
|
1 |
Phong cách ngôn ngữ chính: Phong cách ngôn ngữ chính luận/ Phong cách chính luận/ chính luận. |
0,5 |
|
|
2 |
- Khẳng định môi trường Internet hiện nay phát triển tự nhiên, mạnh mẽ và quá khốc liệt. - Khẳng định đây là môi trường thiếu sự an toàn, thiếu sự kiểm soát bằng các quy định chặt chẽ; (hoặc: Cảnh báo việc tham gia vào Internet cần có sự đề phòng cần thiết vì đây là một môi trường thiếu sự kiểm soát bằng các quy định chặt chẽ). |
0,5 |
|
|
3 |
Khẳng định: Mọi cú nhấp chuột dù là vô thức đều được ghi lại và trở thành hàng hóa vì: - Trên Internet tính bảo mật và riêng tư đều không thực sự được coi trọng. Mọi thông tin, mọi lựa chọn cá nhân, mọi hành vi của người sử dụng dễ dàng bị theo dõi, để lại dấu tích. - Những thông tin, lựa chọn cá nhân tạo thành kho dữ liệu khổng lồ, có giá trị. - Thông tin cá nhân đôi khi trở thành hàng hóa được mua bán giữa các nhà cung cấp dịch vụ mạng nhằm phục vụ cho những mục đích nhất định và mang lại lợi ích cho nhà cung cấp mà không đem đến bất cứ ích lợi nào cho người dùng. |
1,0 |
|
|
4 |
Đây là câu hỏi mở. Học sinh có thể rút ra một bài học nào đó miễn là hợp lí, có sức thuyết phục. Chẳng hạn như: - Cần được cung cấp kiến thức hiểu biết về Internet, để có đủ kỹ năng khi sử dụng Internet: + Cần chú ý đến tính bảo mật, đọc kĩ và thực hiện theo các điều khoản bảo mật; + Có ý thức cao, bản lĩnh khi sử dụng Internet; tránh các việc: bị lôi kéo vào các dịch vụ phát sinh; các nhóm, các hội không minh bạch; liên kết với các đường dẫn kết nối lạ. - Có kỹ năng khai thác, sử dụng đúng mục đích, đúng giá trị kho dữ liệu khổng lồ của Internet. - Có ý thức tăng cường giao lưu, học hỏi trong cuộc sống thực, tránh lãng phí thời gian trên mạng xã hội khi không cần thiết, tránh tình trạng “sống ảo”. - cần có ý thức đấu tranh cho bản thân và cộng đồng trước hiện tượng thông tin cá nhân bị xâm phạm và lợi dụng. |
1,0 |
|
II |
|
LÀM VĂN |
7.0 |
|
|
1 |
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cẩn trọng |
2.0 |
|
|
|
a.Đảm bảo hình thức viết đoạn văn: Đoạn văn phải đáp ứng hình thức trình bày của 1 đoạn văn: có lùi đầu dòng và trình bày theo một trong những hình thức viết đoạn như: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp… |
0,25 |
|
|
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vai trò và ý nghĩa của sự cẩn trọng |
0,25 |
|
|
|
c. Triển khai tốt vấn đề cần nghị luận; vận dụng tốt thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng |
1,5 |
|
|
|
- Từ việc tóm tắt thật ngắn gọn-> nêu ý nghĩa: sự cẩn trọng trong kỹ năng sống |
0,25 |
|
|
|
- Giải thích: Sự cẩn trọng là thái độ thận trọng trong lời nói và hành động, tránh sơ xuất để xảy ra những điều bất lợi. - Bàn luận: + Vai trò, ý nghĩa của sự cẩn trọng trong xã hội hiện đại: ++ Xã hội hiện đại càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển của thế giới ảo nảy sinh nhiều vần đề phức tạp. ++ Trước mỗi hành động, việc làm, sự cẩn trọng sẽ giúp chúng ta có những quyết định đúng đắn hiệu quả. Ngược lại, nếu không cẩn trọng, chúng ta dễ mắc sai lầm. + Sự cẩn trọng không dễ dàng có được, đó là một kĩ năng sống đòi hỏi sự rèn luyện và nỗ lực của mỗi người. + Phê phán lối sống cẩu thả, tùy tiện; phân biệt cẩn trọng với sự cẩn thận thái - Liên hệ, rút ra bài học thiết thực cho bản thân. |
0.25
0,5
0.5
0.25 0.25 |
|
|
2 |
Phân tích tâm trạng và hành động của Mị |
5.0 |
|
|
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. |
0,5 |
|
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân |
0,5 |
||
|
|
c. Triển khai tốt vấn đề cần nghị luận; có những cảm nhận sâu sắc về vấn đề; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng - Nêu khái quát về thân phận Mị ở Hồng Ngài (trong nhà thống lí Phá tra) - Mị vốn là người có phẩm chất đẹp đẽ (sống hiếu thảo với cha ; trẻ đẹp yêu đời, có tài thổi sáo) - Bị bắt làm dâu gạt nợ cho thống lí Phá Tra, Mị sống kiếp nô lệ, cô đã phản ứng quyết liệt, muốn dùng cái chết để phản đối.Nhưng vì thương cha,Vì món nợ truyền kiếp, Mị phải sống câm lặng, cam chịu. -Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng : - Mùa xuân trên núi cao với những sắc xuân rực rỡ “ Những chiếc váy hoa… xoè ra như con bướm sặc sỡ”, “ Hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đổi ra mầu đỏ au, đỏ thẫm, rồi sang màu tím man mát” - Những âm thanh rộ rã báo hiệu mùa xuân: “ Đám trẻ… chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà” ; âm thanh tiếng sáo, tiếng khèn dập dìu của nam nữ thanh niên… -Tâm trạng và hành động của Mị : + “ Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bồi hồi . Mị nhẩm lại bài hát của người đang thổi” tiếng sáo đã đánh thức kỉ niệm của một thời con gái của Mị” “ ngày trước Mị thổi sáo giỏi.Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi,thổi lá cũng hay như thổi sáo …”. Với Mị, tiếng sáo là biểu tượng lôi cuốn nhất của mùa xuân, của khát vọng hạnh phúc. + Ngày tết, Mị cũng uống rượu “ Mị lén lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát …” Men rượu như tăng thêm nồng nàn sức trẻ đang bừng lên trong Mị, Mị thấy phơi phới trở lại, “ Mị trẻ lắm,Mị còn trẻ, Mị muốn đi chơi”. + “ Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”.Ngọn đèn làm ấm lên gian buổng tối tăm, lạnh lẽo. Hơi rượu nồng nàn cùng tiếng sáo rập rờn, thôi thúc Mị đi đến quyết định : Muốn đi chơi. “ Mị quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa vắt ở giá trong.” + Đúng lúc ấy, sợi dây trói tàn bạo của ASử kịp thời quăng lưới vào khát vọng của Mị, ý muốn đi chơi bị chặn đứng. + Thực tại cứa vào da thịt bằng những lằn dây trói. “ Trong bóng tối, Mị đúng lặng như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi. Mị vùng bước đi nhưng tay chân đau không cựa được” . Mộng du tan biến trong ý nghĩa cay đắng về thân phận “Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. - Sự sống của tạo vật và con người như được khơi động, bừng tỉnh. Hoàn cảnh ấy không thể không tác động vào tâm hồn Mị. Nhất là tiếng sáo, tiếng sáo rủ bạn đi chơi ngoài đầu núi … |
3,0
0.5
0.5
2.0
|
|
|
|
|||
|
|
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo; thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận mới mẻ, sâu sắc về vấn đề. |
0,5 |
|
|
||||
|
e. Chính tả, dùng từ , đặt câu. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. |
0,5 |
|
|
|
ĐỀ 60 |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút |
ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Tôi đang đọc một cuốn sách của người bạn thân Richard Carlson, người vừa mất cách đây không lâu. Cuốn sách có tựa là Don 't Get Scrooged (Đừng bần tiện) và tôi đọc xong chương “Chấp nhận: giải pháp tối thượng”. Nó khiến tôi dừng lại và suy nghĩ.
Richard viết: “Chấp nhận nghe có vẻ thụ động, nhưng khi bạn cố gắng chấp nhận, bạn nhận ra nó hoàn toàn không có nghĩa là không làm gì hết. Đôi khi chấp nhận còn đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn cả than phiền, đối đầu, hoặc ngồi im bất động như bạn vẫn thường làm. Một khi bạn trải nghiệm sự tự do mà việc chấp nhận mang lại - nó trở thành bản chất thứ hai của bạn.”
Chấp nhận. Tìm kiếm phúc lành đang giấu mình giữa những nghịch cảnh. Thoải mái trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn đang lâm vào. Bám vào câu châm ngôn ngàn xưa rằng cuộc đời không cho bạn những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi đến bạn những gì bạn cần. Tất cả chúng ta đều có những ngày vất vả, những giai đoạn khắc nghiệt, lúc này hay lúc khác. Đó là vì bạn và tôi đều đang học trường đời. Thử thách, xung đột, mâu thuẫn, bất an, tất cả đều là phương tiện để ta trưởng thành. Ngày sẽ sáng lên, và mùa sẽ luôn thay đổi. Khi chấp nhận “điều phải đến” thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn. Và đó luôn là lời chúc dành cho bạn.
(Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB Trẻ, 2014, tr.38)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả cho rằng những phương tiện để ta trưởng thành là gì ?
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: Khi chấp nhận “điều phải đến” thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn.
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan niệm: Cuộc đời không cho bạn những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi đến bạn những gì bạn cần?Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay.
Câu 2 ( 5.0 điểm)
Rõ ràng, chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thực hiện cam kết của mình bằng những nguồn lực và hành động cần thiết. Chúng ta không thể tuyên bố rằng những thách thức cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng hơn và cấp bách hơn. Chúng ta phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mình.
Đó là lí do chúng ta phải công khai lên tiếng về AIDS. Dè dặt, từ chối đối mặt với sự thật không mấy dễ chịu này, hoặc vội vàng phán xét đồng loại của mình, chúng ta sẽ không đạt được tiến độ hoàn thành các mục tiêu đề ra, thậm chí chúng ta còn bị chậm hơn nữa, nếu sự kì thị và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục diễn ra đối với những người bị HIV/AIDS. Hãy đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào ngăn cách giữa ‘’ chúng ta’’ và ‘’ họ’’. Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết.
( Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003, Cô- phi An- nan, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, tr.82)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên.
--------Hết--------
HƯỚNG DẪN CHẤM
( Hướng dẫn chấm này có 04 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Thầy cô giáo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm và Đáp án - Thang điểm này để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, thầy cô giáo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Đáp án - Thang điểm phải được thống nhất trong Tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài.
3. Bài thi được chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0.25; không làm tròn điểm.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC |
HIỂU |
3.0 |
|
1 |
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận |
0.5 |
|
2 |
Theo tác giả, những phương tiện để ta trưởng thành là Thử thách, xung đột, mâu thuẫn, bất an |
0.5
|
|
3 |
Hiểu nghĩa câu : Khi chấp nhận “điều phải đến” thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn : khi ta biết chấp nhận những gì không thể thay đổi (điều phải đến) thì ta sẽ biết cách vượt qua những vất vả, thử thách (cay đắng) để tiếp tục đứng dậy, bước tiếp (sẽ qua nhanh) và chắc chắn những điều tốt đẹp sẽ đến với ta (tươi sáng). |
1.0
|
|
4 |
HS có thể đồng tình/không đồng tình/ đồng tình một phần trên cơ sở lập luật chặt chẽ, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật - Khẳng định đồng tình/không đồng tình/ đồng tình một phần (0.25) - Trình bày ngắn gọn nguyên nhân ( 0.75) Gợi ý: Trường hợp đồng tình. -Vì không phải những gì bạn muốn sẽ là điều tốt nhất. Nhưng những gì bạn không thể không có mới thực sự là cần thiết. Cuộc đời “sẽ gửi đến những gì bạn cần” đó chính là những cơ hội. - Khi cơ hội đến,bạn hãy nắm bắt và thực hiện nó. Cơ hội là một hoàn cảnh hay một điều kiện thuận lợi mà bạn cảm nhận được. Nó sẽ được “gửi” đến một cách tự nhiên, nếu bạn “nhận” được và nắm bắt cơ hội đó, thành công sẽ đến với bạn,… |
1.0 |
II |
LÀM |
VĂN |
7.0 |
|
1 |
Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc : mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay. |
2.0 |
|
|
a. Ðảm bảo thể thức của một đoạn văn |
0.25 |
|
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay. |
0.25 |
|
|
c. Triển trai hợp lý nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn theo định hướng sau: |
1.0 |
|
|
- Thử thách là những yếu tố gây khó khăn, cản trở đến việc thực hiện một công việc, một kế hoạch, một mục tiêu nào đó, buộc con người ta phải vượt qua. - Tại sao tuổi trẻ cần “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống”? +Tuổi trẻ là tuổi của ước mơ, khát vọng vươn cao, bay xa; được giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội;
+
Những khó khăn của cuộc sống là môi trường để
thử thách tuổi trẻ; - Bàn bạc mở rộng: + Khi “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống”, tuổi trẻ sẽ có bản lĩnh vững vàng; rèn được ý chí, nghị lực; có sức mạnh tinh thần để từng bước dấn thân vào cuộc đời; làm chủ cuộc đời của mình,… + Phê phán một bộ phận giới trẻ luôn sống trong sợ hãi: sợ khó, sợ khổ, trở thành người nhụt chí, thiếu bản lĩnh, dễ sa ngã trước những cám dỗ của cuộc sống. - Bài học nhận thức và hành động: +Phải biết thử thách là điều tất yếu để chuẩn bị tinh thần tìm mọi cách vượt qua. + Tích cực học tập và rèn luyện, tham gia hoạt động trải nghiệm cuộc sống,… |
|
|
|
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. |
0.25 |
|
|
e. Chính tả dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa tiếng Việt. |
0.25 |
|
2 |
Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên. |
5.0 |
|
|
a. Ðảm bảo cấu trúc của một bài nghị luận. Có đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài khái quát được vấn đề cần nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện cảm nhận về đoạn trích; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. |
0.5 |
|
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên. |
0.5 |
|
|
c. Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. |
3.0 |
|
|
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. - Cảm nhận về đoạn trích: * Về nội dung: + Đoạn trích này gắn bó khăng khít với đoạn trên. Bởi không thể xác định đúng nhiệm vụ khi còn chưa nắm rõ tình hình. Mặt khác, về mặt nào đó, việc nêu tình hình cũng nhằm làm cho người đọc nhận rõ hơn nhiệm vụ. Trong đoạn trích này, việc xác định nhiệm vụ mới là mục đích. + Xác định nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu là tích cực phòng chống AIDS
Nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu là tích cực phòng chống AIDS, cụ thể: + Các quốc gia, từng cá nhân cần nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa cấp bách của việc phòng chống hiểm họa HIV/AIDS. + Khi đại dịch ấy còn hoành hành trên thế giới, không ai có thể giữ thái độ im lặng cũng như phân biệt đối xử với những người đang sống chung với HIV/AIDS. + Các quốc gia,từng cá nhân cần nhận thức rõ trách nhiệm trong việc sát cánh, chung tay đẩy lùi hiểm họa. Chống lại HIV/AIDS là trách nhiệm của mỗi quốc gia và của mỗi con người,… * Về nghệ thuật: Nghệ thuật lập luận sắc sảo, chặt chẽ, thao tác lập luận so sánh, bác bỏ, lời văn ngắn gọn, súc tích, thuyết phục,… * Ðánh giá chung: + Đoạn văn là bản thông điệp giàu giá trị nhân văn và có khả năng thôi thúc hành động mạnh mẽ. Tiếp nhận bản thông điệp, mỗi người chúng ta đều cảm thấy rõ vai trò và trách nhiệm của mình đồng thời cũng sẽ có thêm động lực bởi chúng ta biết cùng hành động với ta còn có rất nhiều người khác trên thế giới. + Sức thuyết phục mạnh mẽ của đoạn văn được tạo nên bởi tầm quan sát, tầm suy nghĩ sâu rộng, bởi mối quan tâm, lo lắng cho vận mệnh của loài người và bởi cách diễn đạt vừa trang trọng, cô đúc, vừa giàu hình ảnh và gợi cảm của tác giả. + Đoạn thông điệp nói về một vấn đề cụ thể, đang đặt ra trước mắt mỗi chính phủ và mỗi người dân trên thế giới nhưng có sức suy nghĩ đến nhiều điều sâu xa, rộng lớn hơn,… |
|
|
|
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. |
0.5 |
|
|
đ. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Ðảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. |
0.5 |
|
|
Tổng điểm |
10.0 |
ĐỀ 61 |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút |
I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
Cái cò... sung chát đào chua
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ... mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng
(Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa –
Theo Thơ Nguyễn Duy, NXB Hội nhà vãn, 2010)
Câu 1 . (0,5 điểm) Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 . (0,5 điểm) Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích được lấy từ chất liệu văn học dân gian?
Câu 3 . (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai.
Câu 4. (1,0 điểm) Anh/chị suy nghĩ như thế nào về thông điệp được tác giả gửi gắm trong hai dòng thơ: Mẹ ru cái lẽ ở đời/ sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.
II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tình mẫu tử trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Đánh giá về bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh (sách Ngữ văn 12, Tập một), có ý kiến cho rằng: Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá đồng thời Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực. Bằng cảm nhận của mình về tác phẩm, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.
……………………HẾT…………………….
HƯỚNG DẪN CHẤM (HDC gồm có 04 trang) |
I. Hướng dẫn chung
1) Nếu học sinh làm bài không theo cách nêu trong đáp án nhưng đúng, chính xác, chặt chẽ thì cho đủ số điểm của câu đó.
2) Việc chi tiết hóa (nếu có) thang điểm trong hướng dẫn chấm phải bảo đảm không làm sai lệch hướng dẫn chấm và phải được thống nhất thực hiện trong tổ chấm.
II. Đáp án và thang điểm
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
||
I |
|
ĐỌC HIỂU |
3,0 |
||
|
1 |
Đoạn trích được viết theo thể thơ: Lục bát. |
0,5 |
||
2 |
Những từ ngữ, hình ảnh được lấy từ chất liệu văn học dân gian là: cái cò, sung chát đào chua, gió đưa về trời, lời mẹ ru, quạt mo – thằng Bờm * Lýu ý: Thí sinh cần nêu được ít nhất 2 từ ngữ, hình ảnh |
0,5 |
|||
3 |
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai là: + Lặp cấu trúc/điệp ngữ: Bao giờ cho tới… + Nhân hóa: trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm - Hiệu quả: nhấn mạnh, khơi gợi khao khát về kỉ niệm thời thơ ấu với những hình ảnh gần gũi, thân quen. |
0,5
0,5 |
|||
4 |
Thể hiện được suy nghĩ chân thành, sâu sắc về thông điệp của tác giả: - Ngợi ca công lao to lớn của mẹ. - Làm con phải luôn ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ, đừng làm mẹ phải buồn mà hãy luôn sống xứng đáng với niềm tin, sự kì vọng của mẹ. |
1,0 |
|||
II |
|
LÀM VĂN |
7,0 |
||
|
1 |
Trình bày suy nghĩ về tình mẫu tử trong cuộc sống. |
2,0 |
||
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 |
||||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Tình mẫu tử trong cuộc sống. |
0,25 |
||||
c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ tình mẫu tử trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau: - Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, máu thịt của người mẹ dành cho con cái và của con cái dành cho mẹ. - Tình mẹ bao la như biển trời, chỉ biết cho mà không bận lòng nhận lại, luôn bao dung khi con mắc lỗi lầm; con cái luôn tôn kính, hiếu thảo với mẹ, phải luôn chăm sóc mẹ khi tuổi già sức yếu. - Phê phán những người mẹ vô tâm bỏ rơi con cái, những đứa con bất hiếu đối xử tệ bạc với mẹ của mình. - Luôn ghi nhớ công lao sinh thành dưỡng dục; phấn đấu trưởng thành nên người như sự báo đáp, kì vọng của mẹ. |
1,0 |
||||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,25 |
||||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 |
||||
|
|
||||
|
|
||||
|
|
||||
|
|
||||
|
|
||||
|
2 |
Bình luận ý kiến : Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá đồng thời Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực. |
5,0 |
||
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. |
0,25 |
||||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá, đồng thời là một áng văn chính luận mẫu mực. |
0,5 |
||||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: |
|
||||
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, ý kiến cần bình luận |
0,5 |
||||
* Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá Một văn bản được gọi là văn kiện lịch sử khi nó ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử trọng đại, khi văn kiện đó có nội dung liên quan đến những sự kiện lịch sử của dân tộc, đánh dấu một giai đoạn, một bước ngoặt lịch sử của dân tộc. Hiểu theo nghĩa như vậy, Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá vì: - Văn kiện này đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỉ nguyên của độc lập, tự do, đánh đổ chế độ phong kiến hàng mấy mươi thế kỉ, đánh đổ ách đô hộ của thực dân Pháp hơn tám mươi năm, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Bản Tuyên ngôn đã thể hiện một cách hùng hồn khát vọng, ý chí và sức mạnh Việt Nam. Tác phẩm còn là sự khẳng định tuyên bố với thế giới nước Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, không ai có quyền xâm phạm; khẳng định vị thế bình đẳng của dân tộc Việt Nam trên thế giới. - So với Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt) và Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh đã vươn lên một tầm cao mới trên tinh thần dân chủ, tự do, kết hợp với truyền thống yêu nước và tư tưởng nhân đạo của dân tộc. - Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là tấm giấy khai sinh, là mốc son mở ra kỉ nguyên mới cho nước Việt Nam mà còn là một đóng góp có ý nghĩa đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, Tuyên ngôn Độc lập có tư tưởng mang tầm thời đại. * Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực - Dung lượng tác phẩm ngắn gọn, cô đọng, gây ấn tượng sâu sắc - Kết cấu tác phẩm mạch lạc với hệ thống lập luận chặt chẽ, với những lí lẽ sắc bén, những chứng cứ cụ thể, giàu sức thuyết phục. - Ngôn ngữ chính xác, văn phong sắc sảo, tác động mạnh mẽ vào tình cảm, nhận thức của người nghe, người đọc. |
2,0
|
||||
* Bình luận - mở rộng: - Tuyên ngôn Độc lập là áng văn tâm huyết, hội tụ vẻ đẹp tư tưởng, tình cảm Hồ Chí Minh, kết tinh khát vọng về độc lập, tự do của dân tộc. - Tuyên ngôn Độc lập là áng thiên cổ hùng văn của thế kỉ XX, chứa đựng những suy tưởng thấm đượm chất nhân văn, cốt cách của dân tộc Việt Nam. * Đánh giá: Hai ý kiến không mâu thuẫn mà thống nhất, bổ sung cho nhau tạo nên sự đánh giá hoàn chỉnh, toàn vẹn cho tác phẩm. |
1,0 |
||||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,25 |
||||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 |
||||
TỔNG ĐIỂM |
10,0 |
ĐỀ 62 |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút |
I. ĐỌC HIỂU: (3 điểm)
Đọc đoạn trích:
Đọc Vợ nhặt, ta vẫn thường thấy ở Kim Lân một tấm lòng thật đôn hậu, ông trân trọng phẩm giá con người, nhất là những người nông dân cùng khốn. Chính vì vậy mà trong Tràng bao nhiêu vẻ đẹp: yêu thương, san sẻ, hiếu thảo, có trách nhiệm với vợ con. Song nếu chỉ có ngần ấy thôi thì tôi e rằng gương mặt nhân vật sẽ nhòa đi đến bao nhiêu so với hàng loạt nhân vật chung phẩm chất. Cái làm nên nét đặc biệt ở Tràng chính là một khát vọng hạnh phúc đến đáng kính. Và làm nên cái duyên văn ở Kim Lân trong xử lí nhân vật là đã tìm ra một tình huống độc đáo: Một cuộc đấu giá hạnh phúc, từ đó mở ra kho tàng khát vọng kín giấu ở con người ngỡ không chân giá. Đó là cái tài, cũng là cái tình ở nhà văn Kim Lân.
(Nguyễn Tấn Ái - Một cuộc đấu giá hạnh phúc , in trong tập “Bục giảng trang xưa”, NXB Hội nhà văn, 2018, trang 75)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Trong đoạn trích, nhân vật Tràng có những vẻ đẹp nào?
Câu 2: Theo tác giả, điều gì đã làm nên nét đặc biệt ở nhân vật Tràng?
Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về cái “kho tàng khát vọng kín giấu ở con người” mà tác giả đã đề cập trong đoạn trích?
Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: “Và làm nên cái duyên văn ở Kim Lân trong xử lí nhân vật là đã tìm ra một tình huống độc đáo” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN:(7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Từ nội dung đoạn trích của phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về hạnh phúc.
Câu 2: (5điểm)
Anh ( chị) hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Đất Nước” ( trích trường ca “ Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm:
“ Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đât Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời”
( Ngữ văn 12, tập 1, Nxb giáo dục, 2008, trang 119-120)
…………Hết………..
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
C/ HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Hướng dẫn chung
- Thầy cô giáo cần nắm bắt được nội dung trình bày của học sinh để đánh giá một cách tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Cần chủ động và linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm này.
- Trân trọng những bài viết có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25đ.
B. Hướng dẫn cụ thể:
I. ĐỌC HIỂU: |
3,0 |
1. Vẻ đẹp của nhân vật Tràng: yêu thương, san sẻ, hiếu thảo, có trách nhiệm với vợ con |
0,5 |
2. Theo tác giả, điều làm nên nét đặc biệt ở nhân vật Tràng là một khát vọng hạnh phúc đến đáng kính. |
0,5 |
3 Kho tàng khát vọng kín giấu ở con người là: - Những khát vọng chính đáng về cuộc sống, về tình yêu, hạnh phúc trong mỗi con người nhưng không dễ nhận ra./ Khát vọng ẩn giấu bên trong của mỗi con người. |
1,0 |
4. Có thể đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình hoặc đồng tình một phần với ý kiến của tác giả. Miễn là thí sinh có cách lý giải thuyết phục. Ví dụ: Đồng tình với ý kiến của tác giả Và làm nên cái duyên văn ở Kim Lân trong xử lí nhân vật là đã tìm ra một tình huống độc đá. Vì thông qua tình huống truyện, những phẩm chất, vẻ đẹp của nhân vật được bộc lộ rõ nét. Tình huống truyện đã tạo được sự hấp dẫn cho thiên truyện… |
1,0 |
II. LÀM VĂN: |
7,0 |
Câu 1 |
2,0 |
1.1/ Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức (sách vở, đời sống) và kỹ năng tạo lập đoạn văn để làm bài. Đoạn văn phải đúng hướng, rõ ràng, chặt chẽ, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. |
|
1.2/ Yêu cầu cụ thể: |
|
a/ Đảm bảo cấu trúc một đoạn nghị luận. |
0.25 |
b/ Xác định đúng vấn đề nghị luận: Bàn về hạnh phúc. |
0,25 |
c/ Triển khai vấn đề cần nghị luận: Định hướng chính: - Hạnh phúc là một trạng thái tâm lý của con người khi ta cảm thấy thỏa mãn một nhu cầu nào đó trong cuộc sống. Đó là một khái niệm thuộc phạm vi đời sống tinh thần của con người. Đó là trạng thái tinh thần lý tưởng nhất mà con người theo đuổi và đạt được. - Hạnh phúc không quá xa với mà rất đỗi gần gũi - Biểu hiện của hạnh phúc: đối với mỗi người mỗi lứa tuổi thì niềm hạnh phúc sẽ khác nhau, bên cạnh đó còn tùy theo hoàn cảnh, công việc, … Hạnh phúc là do con người tự định đoạt, tự đón đợi, vậy nên hạnh phúc không phải là sống dựa dẫm, ỷ lại trông chờ hoặc theo đuổi những hạnh phúc viển vông, mơ hồ. - Đôi khi hạnh phúc là mang lại hạnh phúc cho người khác |
1.0 |
d/ Chính tả, dung từ , đặt câu: Đảm bảo chuẩn chı́ nh tả , ngữ nghĩa, ngữ phá p tiếng Viêt. |
0,25 |
e/ Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận |
0,25 |
Câu 2 |
5,0 |
2.1/ Yêu cầu chung: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng để tổ chức bài văn nghị luận văn học. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. |
|
2.2/ Yêu cầu cụ thể: |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề. |
0,25 |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Đất Nước” ( trích trường ca “ Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm: “ Trong anh và em hôm nay … Làm nên Đất Nước muôn đời”
|
0,25 |
3/ Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự phân tích sắc sảo và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặc chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng |
|
c.Triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề nghị luận: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và đoạn thơ “ Đất Nước”, học sinh biết phân tích những yếu tố nghệ thuật để làm rõ ý niệm Đất nước trong đoạn thơ trích. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được ý cơ bản: * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ * Cảm nhận về đoạn thơ: - Nội dung: + Đất nước có trong cuộc sống của mỗi người, trong anh và em, trong mỗi cá thể đều có một phần Đất Nước. Khi có sự kết hợp giữa các cá thể lại với nhau thì tạo nên sự bền chặt đầy sức sống. + Đất nước sẽ được thế hệ mai sau( con ta lớn lên) sẽ mang Đất nước đi xa để làm cho đất nước tốt đẹp hơn, phồn vinh hơn. + Đất nước chính là sinh mệnh, là máu xương của mình, phải biết quí, phải biết giữ gìn, phải biết “ gắn bó và san sẻ”, hi sinh cái riêng hòa vào cái chung “ hóa thân cho dáng hình xứ sở”. Có vậy Đất Nước mới bền vững muôn đời. - Nghệ thuật: Thể thơ tự do, vận dụng chất liệu văn hóa dân gian, nhịp điệu thơ linh hoạt, kết hợp chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc... - Đánh giá: Đoạn trích thể hiện những suy ngẫm mới mẻ, sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước. Hình tượng Đất Nước được thể hiện bằng thể thơ tự do, linh hoạt với chất liệu thi ca được lấy từ kho tàng văn hóa, văn học dân gian, góp phần khẳng định tư tưởng Đất Nước của Nhân dân, |
0,5
2,5
0,5
0,5
|
4/ Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận |
0,25 |
5/ Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. |
0,25 |
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I +II = 10,0 điểm |
|
ĐỀ 63 |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút |
ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Chuyện xảy ra tại nước Nhật. Có một người khi sửa nhà đã dỡ tường ra. Tường nhà xây theo kiến trúc Nhật Bản nên thường có tấm gỗ ở giữa, hai bên trát xi măng. Thực chất giữa tường là rỗng. Khi dỡ tường, chủ nhà phát hiện ra một chú thạch sùng trong đó. Đuôi của chú bị đóng vào tường bởi một chiếc đinh. Chủ nhà cảm thấy thương cảm chú thạch sùng quá đỗi. Anh quan sát kĩ chiếc đinh và phát hiện ra chuyện không thể tin được đã xảy ra – chiếc đinh được đóng khi anh xây nhà mười năm về trước. Anh trăn trở, làm sao chú thạch sùng có thể sống suốt mười năm qua ở đây khi chú bị đóng đinh vào đuôi, không di chuyển được. Mà không phải chỉ một vài ngày hay vài ba tháng. Chủ nhà quyết định chưa vội sửa công trình mà quan sát, nghiên cứu trường hợp đặc biệt này. Kì công theo dõi anh phát hiện ra một chú thạch sùng khác, miệng ngoạm thức ăn mang đến mớm cho bạn. Anh vô cùng ngạc nhiên và xúc động. Như vậy có nghĩa là suốt mười năm qua, bạn thạch sùng tốt bụng này đã bền bỉ, kiên nhẫn kiếm tìm thức ăn mang đến nuôi người bạn đuôi bị đóng đinh vào tường. Suốt mười năm trời. Và sẽ còn tiếp nữa!”
(Dẫn theo “Hạnh phúc thật giản đơn”, Nguyễn Mạnh Hùng, NXB Lao Động Xã Hội, năm 2015, trang 29.)
Câu 1.(0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2.(0.5 điểm) Điều gì đã giúp chú thạch sùng bị đinh đóng vào đuôi không di chuyển được đã sống sót trong mười năm qua?
Câu 3.(1.0 điểm) Hãy bình luận về hành động của chú thạch sùng đã nuôi bạn.
Câu 4.(1.0 điểm) Từ câu chuyện trên, anh/chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa đối với con người.
LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1.(2.0 điểm) Từ nội dung của đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về những điều kì diệu trong cuộc sống.
Câu 2.(5,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước, trích “ Mặt đường khát vọng” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (SGK Ngữ Văn 12, tập 1, NXB GD 2008, trang 118,):
Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
........HẾT.......
HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 03 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Thầy cô giáo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, thầy cô giáo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được bàn bạc, thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài.
- Bài thi được chấm theo thang điểm 10. Điểm thành phần tính đến 0.25. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
PHẦN |
NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Điểm |
I. |
ĐỌC HIỂU |
3.0 |
Câu 1 |
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Tự sự |
0.5 |
Câu 2 |
Điều gì đã giúp chú thạch sùng bị đóng đinh vào đuôi đã sống được trong mười năm qua là : Có chú thạch sùng khác đã bền bỉ, kiên nhẫn kiếm tìm thức ăn mang đến mớm cho. |
0.5 |
Câu 3 |
Bình luận về hành động của chú thạch sùng đã nuôi bạn: Đó là sự quan tâm, chăm sóc cứu sống đồng loại trước những tai ương, bất trắc của số phận. Hay nói cách khác, đó là biểu hiện của tình yêu thương đồng loại. |
1.0 |
Câu 4 |
Từ câu chuyện trên, rút ra thông điệp có ý nghĩa đối với con người: Học sinh rút ra thông điệp hợp lí, tích cực. Sau đây là những gợi ý:
|
1.0 |
II. |
LÀM VĂN
|
7.0 |
Câu 1 |
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về những điều kì diệu trong cuộc sông |
2.0 |
|
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. |
0.25 |
|
|
0.25 |
|
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ bài học từ những điều kì diệu trong cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng: Những điều kì diệu trong cuộc sống sẽ tác động đến nhận thức, giúp con người thêm yêu đời, có những ứng xử và hành động tích cực để cuộc sống tốt đẹp hơn. |
1.0 |
|
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt |
0.25 |
|
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ |
0.25 |
Câu 2 |
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước, trích “ Mặt đường khát vọng” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (SGK Ngữ Văn 12, tập 1, NXB GD 2008 trang 118) “Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi ... Đất Nước có từ ngày đó...”
|
5.0 |
|
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề. |
0.25 |
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận đoạn thơ: “Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi ... Đất Nước có từ ngày đó...”
|
0.5 |
|
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: |
|
|
* Giới thiệu khái quát về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, chương thơ Đất Nước và đoạn trích. |
0.5 |
|
* Cảm nhận đoạn thơ:
+ Đất Nước bắt đầu từ những thứ bình dị. + Đất Nước gắn liền với truyền thống văn hóa, phong tục và trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước kiên cường, bất khuất của nhân dân.
|
2.5 |
|
* Đánh giá chung: Đoạn thơ là sự kết tinh đặc sắc giữa chất liệu văn hoá dân gian với hình thức thơ trữ tình- chính luận. Qua đó, đất nước hiện lên rất bình dị, gần gũi và đầy niềm yêu mến, tự hào. |
0.5 |
|
4. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. |
0.25 |
|
5. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những cảm nhận sâu sắc về vấn đề nghị luận. |
0.5 |
|
ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10.0 |
........HẾT.......
ĐỀ 64 |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút |
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Có một câu nói là: con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay. Ý tưởng nhiều vô kể. Nhiều người cũng có những ý tưởng rất tốt. Nhưng có rất ít người biến được ý tưởng thành hiện thực. Một người bạn của tôi từng nói: “Khi ai đó tâm sự với tôi về ý tưởng này khác, tôi chỉ bảo: nghe tuyệt lắm, hãy làm đi. Tôi không bảo khó, không bảo sẽ thất bại hay bàn lùi. Cứ để họ thực hiện. Hành động chứng minh tất cả”.
Nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn có câu: “Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Nếu không thì đường ở đâu mà có.
Cho nên khẩu hiệu của Nike là “Just do it”. Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì. Vì tuổi trẻ chỉ có một lần. Thời gian trôi qua là không quay lại. Thay vì chần chừ đắn đo, sợ hãi, tại sao không thử bước ra ngoài, và làm điều có ích. Còn nói theo cha ông ta ngày trước: Học đi đôi với hành. Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là một chuyện, phải hành động, phải thực hành mới khiến kĩ năng của ta khá lên.
Việc thiếu sót năng lực hành động có thể hạn chế người trẻ hòa nhập vào thế giới. Mà để phát triển kĩ năng hành động, không cần phải lớn lao… Chỉ cần bắt đầu từng bước nhỏ một.
( Trích “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” – Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, 2016)
Câu 1. Tìm câu văn thể hiện chủ đề của đoạn trích.
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói “con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay” ?
Câu 3. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến “Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là một chuyện, phải hành động, phải thực hành mới khiến kĩ năng của ta khá lên” hay không? Vì sao ?
Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên là gì? Vì sao ?
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trình bày suy nghĩ của mình về câu nói “Hành động chứng minh tất cả”
Câu 2 (5 điểm)
Hãy phân tích vẻ đẹp dòng sông Hương trong đoạn trích từ bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” từ góc nhìn văn hoá, lịch sử và nhận xét về cái tôi trữ tình mà tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã biểu hiện.
I. ĐỌC HIỂU:
Câu 1: Câu văn thể hiện chủ đề của đoạn trích: “Hãy làm đi”
Câu 2: Câu nói có nghĩa là từ suy nghĩ, ý tưởng đến hành động, việc làm là một quá trình lâu dài và khó khăn.
Câu 3: Đồng tình. Vì thực hành sẽ giúp kiến thức được vận dụng vào đời sống, từ đó hình thành, phát triển và hoàn thiện kĩ năng. (HS có thể không đồng tình, nhưng phải nêu được lý do thuyết phục)
Câu 4:
Thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên là Hãy hành động.
Lý do (HS giải thích hợp lí, thuyết phục)
(HS cũng có thể lựa chọn một thông điệp khác và lý giải thuyết phục)
II. LÀM VĂN
Câu 1 (2,0 điểm)
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò của hành động
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải thể hiện rõ suy nghĩ về vai trò của hành động. Từ đó đưa ra một thông điệp có ý nghĩa cho bản thân và cho giới trẻ.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt
e. Sáng tạo
Thể hiện những suy nghĩ riêng sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2 (5 điểm)
|
|
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học - Bài viết có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả… –-Thí sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát tác phẩm, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận. |
|
2. Yêu cầu cụ thể |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (có đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận) |
0,25 |
b. Xác định vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của dòng sông Hương từ góc nhìn văn hoá, lịch sử và nhận xét về cái tôi trữ tình của tác giả |
0,25 |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, cụ thể: |
3,75 |
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tác giả, tác phẩm, vấn đê nghị luận |
0,25 |
*Giải quyết vấn đề |
3,5 |
Phân tích vẻ đẹp sông Hương từ góc nhìn văn hoá, lịch sử |
3,0 |
- Sông Hương từ góc nhìn văn hoá |
1,25 |
+Phân tích : |
|
+ + Tác giả đã khảo cứu dòng thi ca riêng về sông Hương để nhận thấy vẻ đẹp của dòng sông không lặp lại mình trong cảm nhận của từng thi sĩ . ++Trong âm nhạc, sông Hương là cội nguồn làm nên sức cuốn hút của âm nhạc cổ điển Huế, của kiệt tác Truyện Kiều. |
0,5
|
++ Sông Hương có thể sánh cùng sông Nile, sông Hằng, sông Hoàng Hà – cái nôi hình thành những nền văn hóa lớn trên thế giới - với những phong tục, nếp sống riêng: Đèn hoa đăng tháng bảy, xóm chài ven sông... |
0,5
|
++ Rất tinh tế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã lí giải màu tím quyến rũ trong trang phục của những cô dâu Huế ngày xưa: ấy chính là màu sương khói trên sông Hương.Đó là tấm hoan huyền ảo tự nhiên, khiến dòng sông thêm mơ mộng. Sông Hương quả là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ xở với sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ. |
0,25 |
- Sông Hương từ góc nhìn lịch sử |
1,25 |
+Phân tích : |
|
++ Sông Hương đã sống qua những thời kì vinh quang gắn với trang sử hào hùng của dân tộc: Là dòng sông biên thuỳ thời các vua Hùng, là dòng Linh Giang chứng kiến những cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân bảo vệ biên giới phía Nam qua nhiều thế kỉ trung đại, vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng áo vả Nguyễn Huệ thế kỷ XVIII, ghi dấu những trang sử bi tráng, đẫm máu thời chống Pháp, chứng kiến cuộc tái sinh màu nhiệm và những chiến công hiển hách của dân tộc. Sông Hương thật xứng đáng là bản anh hùng ca kì vĩ, vì tiềm tàng trong chiều sâu lịch sử một sức mạnh quật cường của dân tộc. ++ Hào hùng, oanh liệt đấu tranh chống quân thù nhưng trong đời thường, sông Hương lại rất đỗi bình dị. Cùng với người dân xứ Huế, khi Tổ quốc lâm nguy, sông Hương sẵn sàng hiến mình để lập nên những chiến công, ồi sau đó lặng lẽ trở về với đời thường là một người con gái dịu dàng của đất nước. |
1,0
0,25 |
-Với vốn tri thức phong phú, lối viết tài hoa, giàu cảm xúc.. nhà văn đã mang đến những khám phá mới mẻ về chiều sâu và giá trị văn hoá và ý nghĩa lịch sử của sông Hương đối với xứ Huế. |
0,5 |
Cái tôi trữ tình của tác giả: |
0,5 |
Tác giả đã thể hiện một cái tôi phong phú, độc đáo: rất tài hoa, nghệ sĩ , rất uyên bác, nặng lòng với quê hương xứ sở.
|
|
Sáng tạo: Có cách viết sáng tạo, giàu hình ảnh, cảm xúc , kiến thức phong phú |
0,5 |
Chính tả, dùng từ, viết câu... |
0.25 |
ĐỀ 65 |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút |
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế…
Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng.
…Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi…”
(Trích: Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã )
Câu 1. Nội dung chính của đoạn văn được in đậm là gì? (0.5 điểm)
Câu 2. Theo anh/chị, vì sao tác giả lại cho rằng “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá”? (0.5 điểm)
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong hai câu văn sau: “Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi”? Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó? (1.0 điểm)
Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trình bày suy nghĩ của mình về câu nói“Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá”
Câu 2 (5 điểm)
Hãy phân tích vẻ đẹp dòng sông Hương trong những đoạn văn sau và nhận xét về những phát hiện độc đáo của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường .
“Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một nhánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen của Paris, sông Đanuýp của Buđapet, sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông.Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố phường với những cây đa, cây dừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi đi qua thành phố đã trôi đi chậm, thật chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh”.
“Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vỹ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông - tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm trường đình.Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hóa nó lên, tôi gọi đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ sông này, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả: “Còn non - còn nước - còn dài. Còn về - còn nhớ....”. Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian; ấy là tấm lòng người dân nơi Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.” (Trích bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông- Hoàng Phủ Ngọc Tường, SGK Ngữ văn 12 Tập 1)
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. ĐỌC HIỂU:
Câu 1: Thất bại, vấp ngã là điều tất yếu trong cuộc sống và con người có những ứng xử khác nhau.
Câu 2: Vì vấp ngã giúp con người nhận thức được bản thân, có được những kinh nghiệm quý báu, nhận ra được những giá trị của cuộc sống.
Câu 3:
Biện pháp điệp cấu trúc cú pháp.
Hiệu quả: Tạo nhịp điệu hài hòa, cân đối, làm nổi bật thông điệp động viên, thúc giục con người hãy vượt qua cảm xúc đau buồn khi vấp ngã để đón nhận những điều tốt đẹp từ thế giới xung quanh.
Câu 4:
HS chọn một thông điệp có ý nghĩa trong đoạn trích và lý giải hợp lý, thuyết phục.
II. LÀM VĂN
Câu 1 (2,0 điểm)
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Thất bại, vấp ngã sẽ đem lại cho con người những bài học đáng quý.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải thể hiện rõ suy nghĩ về những bài học quý giá mà thất bại, vấp ngã đem lại cho con người. Từ đó đưa ra một thông điệp có ý nghĩa cho bản thân và cho giới trẻ.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt
e. Sáng tạo
Thể hiện những suy nghĩ riêng sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2 (5 điểm)
|
|
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học - Bài viết có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả… –-Thí sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát tác phẩm, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận. |
|
2. Yêu cầu cụ thể |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (có đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận) |
0,25 |
b. Xác định vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của dòng sông Hương trong hai đoạn văn và những phát hiện mới mẻ của tác giả. |
0,25 |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, cụ thể: |
3,75 |
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tác giả, tác phẩm, vấn đê nghị luận |
0,25 |
*Giải quyết vấn đề |
3,5 |
Phân tích vẻ đẹp sông Hương khi về thành phố Huế (đoạn 1)và khi rời xa thành phố(đoạn 2) |
3,0 |
-Sông Hương khi về đến thành phố Huế |
1,5 |
+Phân tích : |
|
+ + Sông Hương là dòng sông thuộc về thành phố Huế. Hành trình sông về với Huế được ví như “cuộc tìm kiếm người tình trong mộng”. Khi chảy vào thành phố, dòng sông “uốn một cánh cung rất nhẹ”, dòng sông mềm mại “như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu”. Sông Hương đến với Huế bằng vẻ đẹp duyên dáng và nỗi lòng e thẹn, ngập ngừng, ý vị, kín đáo của cô gái đang yêu. |
0,5
|
++ Với cái nhìn hướng ngoại, nhà văn đã mở rộng tầm nhìn tới những dòng sông đẹp của thế giới và chợt nhận ra sông Hương đoạn qua thành phố Huế mang vẻ đẹp không chỉ dáng vẻ mà còn đẹp ở tâm hồn tha thiết với Huế. |
0,25
|
++ Từ góc nhìn tình yêu, nhà văn nhìn thấy giữa lòng thành phố, sông Hương tỏa thành nhiều nhánh sông đào như những cánh tay mềm mại, ôm ấp lấy người tình thủy chung và vẫn lưu giữ ngàn năm vẻ trầm mặc muôn đời. |
0,25
|
++ Với ngòi bút tài hoa, tinh tế in đậm trong những phép so sánh mới lạ, độc đáo, trong những câu văn đậm chất hội hoạ và giọng văn trữ tình da diết, nhà văn đã phát hiện và khắc hoạ thi vị dáng vẻ lững lờ, thơ mộng chứa đựng chiều sâu tâm hồn rạo rực yêu đương của sông Hương. |
0,5 |
-Sông Hương khi rời xa thành phố Huế |
1,5 |
+ Phân tích |
|
++ Trước khi về với biển lớn, sông Hương “chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng sương khói”. Dòng sông như lưu luyến nhớ thương, không nỡ lòng chia xa. |
0,25 |
++ Rồi “ nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông - tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ” mà nói lời thể thủy chung “còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ”. Đấy là nỗi vấn vương, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tinh yêu. Đó là mối tình tri kỉ, thủy chung đậm đà, sâu sắc của sông Hương với Huế. |
0,5 |
++ Trạng thái ấy rất lạ với tự nhiên mà lại rất giống con người. Tình cảm thắm thiết của sông Hương và Huế tựa như tình yêu Kim - Kiều nồng nàn, son sắc và cũng rất đậm đà như người Châu Hoá mãi chung tình với quê hương xứ sở. |
0,25 |
++Những liên tưởng, so sánh hết sức bất ngờ và thú vị của tác giả đã mang đến cho những đường cong, những nhịp trôi điệu chảy của dòng sông vẻ đẹp dịu dàng tình tứ của những lứa đôi say đắm, nồng nàn, và nhất là tình yêu quê hương xứ sở của con người nơi đây. |
0,5 |
Phát hiện độc đáo của tác giả: |
0,5 |
Tác giả đã cảm nhận dòng sông Hương một cách rất độc đáo.Với cách tiếp cận nhiều góc độ nghệ thuật như hội họa, âm nhạc; nghệ thuật nhân hóa, so sánh đầy mới lạ, bất ngờ cùng một vốn ngôn từ phong phú, óc quan sát tinh tế và đầy sáng tạo…, tác giả đã mang đến cho sông Hương, xứ Huế một linh hồn, sự sống mới. Đó là tâm hồn là tình yêu của người con gái si tình - sông Hương - đang say đắm, chung thuỷ với mảnh đất, con người xứ Huế. |
|
Sáng tạo: Có cách viết sáng tạo, giàu hình ảnh, cảm xúc , kiến thức phong phú |
0,5 |
Chính tả, dùng từ, viết câu... |
0.25 |
Ngoài Đề Thi Văn THPT Quốc Gia 2020 Có Đáp Án-Tập 6 thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
>> Xem thêm