Docly

Đề Thi Trắc Nghiệm Giáo Dục Công Dân 12 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam

Đề Thi Trắc Nghiệm Giáo Dục Công Dân 12 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam Có Đáp Án – Công Dân Lớp 12 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Bộ 5 Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2021 Môn Lý Các Trường Chuyên ( Bộ 1) Có Đáp Án
Đề Thi Thử Lịch Sử 12 Có Đáp Án Năm 2022 Trường THPT Nguyễn Trung Thiên (Lần 1)
Đề Công Dân THPT Quốc Gia 2021 (Đề 6) Chuẩn Cấu Trúc Đề Minh Họa Có Đáp Án
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Anh Có Đáp Án & Hướng Dẫn Giải
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2021 Môn Lý Trường Chuyên Thái Bình (Lần 3)

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM


(Đề có 4 trang)

K

MÃ ĐỀ: 802

IỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2017 – 2018

Môn: Giáo dục công dân - LỚP 12
Thời gian: 40 phút

(không tính thời gian giao đề)



Câu 1. Công dân Việt Nam từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân ?

A. Từ đủ 16 tuổi trở lên. B. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 20 tuổi trở lên. D. Từ đủ 21 tuổi trở lên.

Câu 2. Anh A đi xe máy không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, vượt đèn đỏ, bị cảnh sát giao thông xử phạt. Điều này thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?

A. Tính truyền thống. B. Tính chặt chẽ về mặt hình thức.

C. Tính quyền lực bắt buộc chung. D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 3. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi

A. hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

B. thường xuyên của các cá nhân, tổ chức.

C. phù hợp của các cá nhân, tổ chức.

D. đúng đắn của các cá nhân, tổ chức.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không thuộc các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật ?

A. Là hành vi trái pháp luật.

B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

C. Không thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật.

D. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.

Câu 5. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở nguyên tắc nào sau đây ?

A. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

B. Bình đẳng giữa vợ và chồng, không phân biệt đối xử trong các quan hệ ở gia đình.

C. Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình không phân biệt đối xử.

D. Tự do, tự nguyện, không trái pháp luật.

Câu 6. Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để đưa ra các quyết định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật. Là hình thức nào sau đây của thực hiện pháp luật ?

A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.

Câu 7. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. Là nội dung của khái niệm

A. bình đẳng trong lao động.

B. bình đẳng giữa các cá nhân, tổ chức.

C. bình đẳng trong kinh doanh.

D. bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

Câu 8. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do tổ chức nào dưới đây ban hành ?

A. Cá nhân có thẩm quyền. B. Nhà nước.

C. Tòa án. D. Chính quyền.

Câu 9. Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con ?

A. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.

B. Cha mẹ được quyền quyết định việc chọn nghề nghiệp cho con.

C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.

D. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.

Câu 10. Sau khi kết hôn, anh T (là chồng) đã quyết định không cho chị H (là vợ) đi học đại học tại chức. Vậy anh T đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình ?

A. Quyền bình đẳng về học tập của công dân.

B. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân.

C. Quyền được phát triển của công dân.

D. Quyền bình đẳng nam và nữ.

Câu 11. Người phải chiụ trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra, theo qui định của pháp luật có tuổi là bao nhiêu ?

A. Người từ đủ 20 tuổi trở lên. B. Người từ đủ 15 tuổi trở lên.

C. Người từ đủ 18 tuổi trở lên. D. Người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Câu 12. Khi thuê nhà của ông A, ông T tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông A. Vậy theo em, ông T đã có hành vi vi phạm pháp luật nào sau đây ?

A. Vi phạm hành chính. B. Vi phạm dân sự.

C. Vi phạm kỉ luật. D. Vi phạm hình sự.

Câu 13. Mọi công dân nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật. Là nội dung của khái niệm

A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. bình đẳng về quyền con người.

C. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. D. bình đẳng trước pháp luật.

Câu 14. Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm. Là hình thức nào sau đây của thực hiện pháp luật ?

A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.

Câu 15. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm

A. các quan hệ lao động.

B. tính mạng, sức khỏe của người khác.

C. các quy tắc quản lí nhà nước.

D. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

Câu 16. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại các quy tắc nào dưới đây ?

A. An toàn lao động. B. Công vụ nhà nước.

C. Kí kết hợp đồng. D. Quản lí nhà nước.

Câu 17. Khoản 1- Điều 70 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của con là " con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình". Quy định này nói về bình đẳng trong quan hệ

A. giữa anh, chị, em với nhau. B. giữa cha mẹ và con.

C. giữa các thành viên trong gia đình. D. giữa các thế hệ trong gia đình.

Câu 18. Mọi công dân đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử. Là nội dung công dân bình đẳng trong

A. tìm kiếm việc làm. B. thực hiện quyền lao động.

C. giao kết hợp đồng lao động. D. lao động nam và lao động nữ.

Câu 19. H không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện nên đã bị cảnh sát giao thông xử phạt. Vậy H đã có hành vi vi phạm loại pháp luật nào dưới đây?

A. Vi phạm nội quy trường học. B. Vi phạm kỉ luật.

C. Vi phạm trật tự an toàn xã hội. D. Vi phạm hành chính.

Câu 20. pháp luật là những quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính nhân dân rộng rãi.

C. Tính chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 21. Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da...đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. Là nội dung của khái niệm nào sau đây ?

A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc. B. Quyền bình đẳng của con người.

C. Quyền bình bình đẳng giữa các công dân. D. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

Câu 22. Được gia đình cho sử dụng xe máy đi học, nên sau buổi học A rủ H cùng nhóm bạn đua xe. A nói không cần phải lo có việc gì thì ba A lo hết, vì ba A là trưởng công an huyện. Vậy nếu em là H em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật ?

A. Khuyên A cẩn thận khi tham gia đua xe với các bạn.

B. Giải thích và khuyên A không nên rủ các bạn đua xe.

C. Nói A đua xe với các bạn còn H thì không.

D. Đồng ý tham gia đua xe với A.

Câu 23. Theo quy định của pháp luật người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, có độ tuổi là

A. từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. B. từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.

C. từ đủ 18 tuổi trở lên. D. từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Câu 24. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, chị H định xin mở ngay cửa hàng bán thuốc tân dược. Theo em, chị H có quyền mở của hàng này không ?

A. Chị H không được phép mở cửa hàng, vì không đủ vốn đăng kí.

B. Chị H không có quyền mở cửa hàng, vì chưa có bằng tốt nghiệp đại học.

C. Chị H không được mở cửa hàng, vì chưa có bằng tốt nghiệp ngành Y dược.

D. Chị H được phép mở của hàng, vì đây là quyền tự do kinh doanh của công dân.

Câu 25. Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm. Là hình thức nào sau đây của thực hiện pháp luật ?

A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật.

Câu 26. Nội dung nào sau đây không phải là nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động ?

A. Bình đẳng trong kinh doanh.

B. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

D. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

Câu 27. Bình đẳng trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng thể hiện ở nội dung nào dưới đây ?

A. Người vợ cần làm nhiều việc hơn chồng để chồng có cơ hội phát triển.

B. Người vợ có quyền quyết định về việc nuôi dạy con.

C. Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn nhân phẩm, danh dự, uy tín của nhau.

D. Vợ chồng có quyền cùng nhau quyết định về kinh tế trong gia đình.

Câu 28. Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật mà không bị phân biệt đối xử là bình đẳng về

A. trước pháp luật B. quyền con người.

C. quyền và nghĩa vụ. D. trách nhiệm pháp lí.

Câu 29. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa

A. người lao động và người sử dụng lao động.

B. Nhà nước và người sử dụng lao động.

C. các cơ sở sản xuất và Nhà nước.

D. Nhà nước và người lao động.

Câu 30. Thế nào là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân ?

A. Công dân đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử.

B. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh.

C. Mọi công dân đều có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí như nhau.

D. Công dân bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội.

.......................................HẾT......................................





SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM




ĐÁP ÁN

KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 12





Câu số

Mã đề thi

802


1

B

16

D

2

C

17

B

3

A

18

B

4

C

19

D

5

A

20

A

6

D

21

A

7

C

22

B

8

B

23

D

9

D

24

C

10

B

25

B

11

D

26

A

12

B

27

C

13

D

28

D

14

D

29

A

15

D

30

D





Ngoài Đề Thi Trắc Nghiệm Giáo Dục Công Dân 12 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam Có Đáp Án – Công Dân Lớp 12 thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Đề thi này được xây dựng bởi Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam, tuân thủ chương trình giáo dục công dân lớp 12. Đề Thi Trắc Nghiệm Giáo Dục Công Dân 12 Học Kì 1 sẽ giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, kiểm tra nắm vững kiến thức và kỹ năng giải quyết các bài tập trong môn học này.

Đề thi bao gồm một loạt câu hỏi trắc nghiệm với các dạng đề khác nhau, liên quan đến các khía cạnh quan trọng trong giáo dục công dân như chính trị, pháp luật, đạo đức, và các vấn đề xã hội. Mỗi câu hỏi được thiết kế để thách thức học sinh về kiến thức và kỹ năng suy luận, đồng thời giúp họ áp dụng những khái niệm và nguyên tắc của giáo dục công dân vào các tình huống thực tế.

Đề Thi Trắc Nghiệm Giáo Dục Công Dân 12 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam cung cấp đáp án chính xác cho từng câu hỏi, giúp học sinh tự kiểm tra và đánh giá kết quả của mình. Ngoài ra, đề thi cũng cung cấp giải thích và lời giải chi tiết, giúp học sinh hiểu rõ hơn về các khái niệm và quy định của giáo dục công dân.

Sử dụng Đề Thi Trắc Nghiệm Giáo Dục Công Dân 12 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam để ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và nâng cao khả năng giải quyết các bài tập trong môn Giáo dục công dân. Đây là nguồn tài liệu quý giá để học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi học kì 1 và nắm vững kiến thức giáo dục công dân.

>>> Bài viết có liên quan

Trắc Nghiệm Lịch Sử 132 Học Kì 2 Năm 2022 Có Đáp Án (Đề 3)
Đề Công Dân THPT Quốc Gia 2021 (Đề 5) Chuẩn Cấu Trúc Đề Minh Họa Có Đáp Án
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Anh Năm 2022 Trường THPT Trần Phú Lần 2
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2021Môn Lý Trường Chuyên Long An (Lần 2)
Đề Sử THPT Quốc Gia 2022 Có Đáp Án Của Bộ GD&ĐT Hay Nhất
Đề GDCD THPT Quốc Gia 2021 Bám Sát Đề Minh Họa Có Đáp Án (Đề 4)
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Tiếng Anh (Đề 3) Có Đáp Án
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2021 Môn Lý (Đề 10) Chuẩn Cấu Trúc Đề Minh Họa Có Lời Giải
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2022 Môn Sử Trường THPT Trần Phú (Lần 1)
Trắc Nghiệm Giáo Dục Công Dân 12 Học Kì 2 Năm Học 2020-2021 Có Đáp Án