Đề Thi THPT Quốc Gia 2020 Môn Địa – Đề Thi Minh Hoạ Lần 2 Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Đề Thi THPT Quốc Gia 2020 Môn Địa – Đề Thi Minh Hoạ Lần 2 Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
Chào mừng bạn đến với trang tài liệu hữu ích này! Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn “Đề Thi THPT Quốc Gia 2020 Môn Địa – Đề Thi Minh Hoạ Lần 2 Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết”, một nguồn tài liệu quan trọng để bạn chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng nhất của học sinh trung học phổ thông tại Việt Nam.
Môn Địa học trong kỳ thi THPT Quốc gia đòi hỏi bạn phải nắm vững kiến thức về địa lý và khả năng phân tích, đánh giá thông tin từ các bài đọc, hình ảnh và bản đồ. Để làm quen với đề thi và nâng cao kỹ năng giải quyết các dạng bài tập, “Đề Thi THPT Quốc Gia 2020 Môn Địa – Đề Thi Minh Hoạ Lần 2 Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết” là tài liệu quan trọng bạn không thể bỏ qua.
Tập sách này chứa các đề thi THPT Quốc gia môn Địa học từ kỳ thi 2020, với đáp án và lời giải chi tiết. Mỗi đề thi được trình bày dưới dạng câu hỏi minh hoạ, giúp bạn thấy rõ cách áp dụng kiến thức và phân tích thông tin từ hình ảnh hoặc bản đồ. Bạn sẽ được thử thách với các bài tập đa dạng về địa lí đa vùng và địa lí đa ngành.
Tài liệu này không chỉ giúp bạn nắm vững kiến thức và phương pháp giải quyết các dạng bài tập, mà còn giúp bạn làm quen với cấu trúc và yêu cầu của kỳ thi THPT Quốc gia. Bằng việc làm các đề thi trong tài liệu, bạn sẽ cải thiện kỹ năng làm bài tập, quen thuộc với thời gian và áp dụng các chiến lược ôn thi hiệu quả.
Chúng tôi hy vọng rằng “Đề Thi THPT Quốc Gia 2020 Môn Địa – Đề Thi Minh Hoạ Lần 2 Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết” sẽ trở thành nguồn tài liệu quý giá và đồng hành đáng tin cậy của bạn trong quá trình ôn luyện.
Đề thi tham khảo
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THAM KHẢO Lần 2 – Ngày 6/5/2020 |
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu 1. Biện pháp bảo vệ đất trồng ở đồi núi nước ta là
A. đẩy mạnh tăng vụ. B. chống nhiễm mặn. C. chống nhiễm phèn. D. trồng cây theo băng.
Câu 2. Hạn hán ở nước ta thường gây ra nguy cơ
A. rét hại. B. cháy rừng. C. sương muối. D. rét đậm.
Câu 3. Thủy sản nước ngọt ở nước ta thường được nuôi tại
A. vịnh biển. B. ao hồ. C. bãi triều. D. đầm phá.
Câu 4. Sản phẩm nào sau đây ở nước ta không thuộc công nghiệp khai thác nhiên liệu?
A. Than đá. B. Dầu mỏ. C. Khí đốt. D. Quặng sắt.
Câu 5. Đồng bằng song Hồng không có thế mạnh về
A. đất phù sa. B. nước ngầm. C. thủy năng. D. biển đảo.
Câu 6. Vùng đồi trước núi ở Bắc Trung Bộ có thế mạnh về
A. nuôi gia súc lớn. B. trồng lúa gạo. C. nuôi thủy sản. D. khai thác gỗ quý.
Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp biển?
A. Ninh Thuận. B. Đồng Nai. C. Tây Ninh. D. Bình Phước.
Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết trong các hệ thống song sau đây, hệ thống song nào có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất?
A. Sông Mã. B. Sông Ba. C. Sông Thu Bồn. D. Sông Thái Bình.
Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây thuộc miền khí hậu phía Bắc?
A. Nam Bộ. B. Nam Trung Bộ. C. Đông Bắc Bộ. D. Tây Nguyên.
Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Phu Luông. B. Sông Gâm. C. Đông Triều. D. Ngân Sơn.
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ?
A. Mỹ Tho. B. Biên Hòa. C. Cần Thơ. D. Cà Mau.
Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào có số lượng trâu lớn nhất trong các tỉnh sau đây?
A. Quảng Trị. B. Quảng Bình. C. Hà Tĩnh. D. Nghệ An.
Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết trong các tỉnh sau đây, tỉnh nào có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh lớn nhất?
A. Tuyên Quang. B. Cao Bằng. C. Lai Châu. D. Thái Nguyên.
Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có luyện kim màu?
A. Thái Nguyên. B. Việt Trì. C. Cẩm Phả. D. Nam Định.
Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô nhỏ?
A. Thanh Hóa. B. Vinh. C. Đà Nẵng. D. Quy Nhơn.
Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 3 nối Hà Nội với nơi nào sau đây?
A. Bắc Kạn. B. Hà Giang. C. Lạng Sơn. D. Lào Cai.
Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết khai thác bôxit có ở tỉnh nào sau đây thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Cao Bằng. B. Hà Giang. C. Lào Cai. D. Lai Châu.
Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết Khu kinh tế ven biển Hòn La thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Thanh Hóa. B. Nghệ An. C. Hà Tĩnh. D. Quảng Bình.
Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết cây hồ tiêu được trồng nhiều ở tỉnh nào sau đây thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Bình Thuận. B. Ninh Thuận. C. Phú Yên. D. Khánh Hòa.
Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ?
A. Mộc Bài. B. Đồng Tháp. C. An Giang. D. Hà Tiên.
C âu 21. Cho biểu đồ:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ 2018 (%)
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống Kê, 2019)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng thủy sản của nước ta năm 2018 so với năm 2010?
A. Tôm đông lạnh giảm, cá đông lạnh tăng. B. Cá đông lạnh tăng, thủy sản khác tăng.
C. Thủy sản khác tăng, tôm đông lạnh tăng. D. Tôm đông lạnh giảm, thủy sản khác tăng.
Câu 22. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ TỈNH NĂM 2018
Tỉnh |
Thái Bình |
Phú Yên |
Kon Tum |
Đồng Tháp |
Diện tích (km2) |
1586 |
5023 |
9674 |
3384 |
Dân số (nghìn người) |
1793 |
910 |
535 |
1693 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh mật độ dân số của các tỉnh năm 2018?
A. Kon Tum cao hơn Đồng Tháp. B. Đồng Tháp cao hơn Thái Bình.
C. Thái Bình thấp hơn Phú Yên. D. Kon Tum thấp hơn Phú Yên.
Câu 23. Lãnh thổ nước ta có
A. nhiều đảo lớn nhỏ ven bờ. B. vùng đất rộng hơn vùng biển.
C. vị trí nằm ở vùng xích đạo. D. hình dạng rất rộng và kéo dài.
Câu 24. Phát biểu nào sau đây không đúng về hoạt động vận tải biển nước ta hiện nay?
A. Chuyên chở nhiều hàng hóa xuất khẩu. B. Có các tuyến ven bờ hướng bắc – nam.
C. Có nhiều cảng hàng hóa năng lực tốt. D. Chỉ tập trung vận chuyển hành khách.
Câu 25. Hoạt động ngoại thương nước ta từ sau Đổi mới đến nay có
A. kim ngạch xuất khẩu luôn luôn giảm. B. hàng xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản.
C. thị trường ngày càng được mở rộng. D. quan hệ buôn bán duy nhất với EU.
Câu 26. Trung du và miền núi Bắc Bộ không có thuận lợi tự nhiên cho phát triển
A. thủy điện và khai thác khoáng sản. B. cây công nghiệp và nuôi gia súc.
C. cây dược liệu cận nhiệt và ôn đới. D. đánh bắt các và khai thác dầu mỏ.
Câu 27. Thuận lợi để phát triển nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. bờ biển dài, có các vịnh nước sâu. B. giàu hải sản và có ngư trường lớn.
C. có quần đảo và nhiều bãi biển đẹp. D. độ mặn nước biển cao, có các đảo.
Câu 28. Hoạt động kinh tế nào sau đây phát triển mạnh ở Tây Nguyên hiện nay?
A. Khai thác gỗ quý cho xuất khẩu. B. Xây dựng vùng chuyên canh lúa.
C. Trồng cây công nghiệp lâu năm. D. Đầu tư chăn nuôi gia cầm và lợn.
Câu 29. Đông Nam Bộ hiện nay đứng đầu cả nước về
A. phát triển khai thác dầu và khí. B. trữ năng thủy điện ở các song.
C. trồng các loại cây lương thực. D. chăn nuôi gia cầm và thủy sản.
Câu 30. Đồng bằng sông Cửu Long không có
A. nhiều nhóm đất khác nhau. B. khí hậu cận xích đạo rõ rệt.
C. hệ thống kênh rạch dày đặc. D. nhiều khoáng sản kim loại.
Câu 31. Hướng chủ yếu trong khai thác sinh vật biển ở nước ta hiện nay là
A. sử dụng công cụ truyền thống. B. đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
C. tập trung tiêu dung trong nước. D. tập trung đánh bắt ven bờ.
Câu 32. Dân số nước ta đông gây khó khăn chủ yếu cho việc
A. nâng cao chất lượng cuộc sống. B. phát triển khoa học và kĩ thuật.
C. đảm bảo tốt điều kiện sinh hoạt. D. thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 33. Tỉ lệ lao động ở nông thôn nước ta hiện nay còn cao chủ yếu do
A. việc trồng lúa cần nhiều lao động. B. cơ cấu kinh tế chuyển biến chậm.
C. các hoạt động sản xuất ít đa dạng. D. ở đồng bằng có mật độ dân số lớn.
Câu 34. Quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay được đẩy nhanh chủ yếu do
A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ. B. hiện đại hóa nông thôn và tăng dịch vụ.
C. hình thành và phát triển khu công nghệp. D. sự phát triển kinh tế và công nghiệp hóa.
Câu 35. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời ở nước ta hiện nay chủ yếu do
A. nhu cầu sản xuất, đời sống đa dạng. B. cơ cấu dân số theo tuổi có thay đổi.
C. các nguồn vốn đầu tư tiếp tục tăng. D. cơ sở hạ tầng được hoàn thiện hơn.
Câu 36. Cho biểu đồ về dầu mỏ và than sạch của nước ta giai đoạn 2014 – 2018:
(Số liệu theo Niêm giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cơ cấu sản lượng dầu mỏ và than sạch.
B. Quy mô sản lượng dầu mỏ và than sạch.
C. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và than sạch.
D. Chuyển dịch cơ cấu sản lượng dầu mỏ và than sạch.
Câu 37. Cho bảng số liệu:
LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔNG
CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2018
(Đơn vị: Nghìn người)
Năm |
2010 |
2014 |
2016 |
2018 |
Thành thị |
14106,6 |
16525,5 |
17449,9 |
18071,8 |
Nông thôn |
36286,3 |
37222,5 |
36995,4 |
37282,4 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị và nông thôn của nước ta giai đoạn 2010 – 2018, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Đường. B. Kết hợp. C. Miền. D. Tròn.
Câu 38. Địa hình ven biển nước ta đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của
A. sóng biển, thủy triều, sông ngòi và hoạt động kiến tạo.
B. sóng biển, thủy triều, độ mặn của biển và thềm lục địa.
C. các vùng núi giáp biển và vận động nâng lên, hạ xuống.
D. thủy triều, độ mặn nước biển và các dãy núi ra sát biển.
Câu 39. Các nhân tố nào sau đây là chủ yếu tạo nên mùa mưa ở Trung Bộ nước ta?
A. Gió mùa Đông Bắc, gió Tây, áp thấp và dải hội tụ nhiệt đới.
B. Gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc và bão.
C. Tín phong bán cầu Bắc, gió Tây, bão và dải hội tụ nhiệt đới.
D. Tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam, áp thấp nhiệt đới, bão.
Câu 40. Phần lãnh thổ phía Bắc nước ta có biên độ nhiệt độ trung bình năm cao hơn phần lãnh thổ phái Nam chủ yếu do
A. nằm ở gần vùng ngoại chí tuyến, tiếp giáp với Biển Đông.
B. nằm ở vùng nội chí tuyến, trong khu vực gió mùa châu Á.
C. vị trí ở xa xích đạo và tác động của Tín phong bán cầu Bắc.
D. vị trí gần chí tuyến Bắc và tác động của gió mùa Đông Bắc.
-------------------------------HẾT----------------------------------------
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay.
Đáp án
1-D |
2-B |
3-B |
4-D |
5-C |
6-A |
7-A |
8-A |
9-C |
10-A |
11-B |
12-D |
13-A |
14-A |
15-B |
16-A |
17-A |
18-D |
19-A |
20-A |
21-D |
22-D |
23-A |
24-D |
25-C |
26-D |
27-B |
28-C |
29-A |
30-D |
31-B |
32-A |
33-B |
34-D |
35-A |
36-B |
37-C |
38-A |
39-B |
40-D |
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Phương pháp giải:
SGK địa lí 12 cơ bản trang 61.
Giải chi tiết:
Đối với vùng đồi núi, để hạn chế xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng.
Câu 2: Đáp án B
Phương pháp giải:
SGK địa lí 12 cơ bản trang 64.
Giải chi tiết:
Tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra ở nhiều nơi thường gây ra nguy cơ cháy rừng thiêu hủy hàng nghìn ha rừng.
Câu 3: Đáp án B
Phương pháp giải:
SGK địa lí 12 cơ bản trang 100.
Giải chi tiết:
Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.
Câu 4: Đáp án D
Phương pháp giải:
SGK địa lí 12 cơ bản trang 118.
Giải chi tiết:
Ngành công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu của nước ta chủ yếu gồm khai thác than, dầu mỏ và khí đốt.
Quặng sắt thuộc ngành luyện kim đen. -> D. Quặng sắt không thuộc công nghiệp khai thác nhiên liệu.
Câu 5: Đáp án C
Phương pháp giải:
SGK địa lí 12 cơ bản trang 150.
Giải chi tiết:
- Đồng bằng sông Hồng có:
+ Diện tích đất phù sa lớn, 70% diện tích đất nông nghiệp là đất phù sa màu mỡ. -> A đúng.
+ Nguồn nước ngầm phong phú. -> B đúng.
+ Các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình giáp biển nên có thế mạnh về biển đảo. -> D đúng.
- Đồng bằng sông Hồng có địa hình thấp và khá bằng phẳng nên sông ngòi tại đây không có nhiều tiềm năng về thủy điện. -> C không đúng.
Câu 6: Đáp án A
Phương pháp giải:
SGK địa lí 12 cơ bản trang 157.
Giải chi tiết:
Vùng đồi trước núi ở Bắc Trung Bộ có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò.
Câu 7: Đáp án A
Phương pháp giải:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5.
Giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, tỉnh Ninh Thuận tiếp giáp với biển Đông.
Câu 8: Đáp án A
Phương pháp giải:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10.
Giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hệ thống sông Mã chiếm 5,31%; sông Ba chiếm 4,19%, sông Thu Bồn chiếm 3,12% và sông Thái Bình chiếm 4,58% tổng diện tích lưu vực các hệ thống sông nước ta.
-> Hệ thống sông Mã chiếm tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất.
Câu 9: Đáp án C
Phương pháp giải:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9.
Giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 vùng khí hậu thuộc miền khí hậu phía Bắc là Đông Bắc Bộ.
Câu 10: Đáp án A
Phương pháp giải:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13.
Giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13:
- Dãy Phu Luông thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. -> A đúng.
- Các dãy Sông Gâm, Đông Triều và Ngân Sơn thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. -> B, C, D sai.
Câu 11: Đáp án B
Phương pháp giải:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17.
Giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17:
- Các trung tâm kinh tế Mỹ Tho, Cần Thơ, Cà Mau thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. -> A, C, D sai.
- Trung tâm kinh tế Biên Hòa thuộc Đông Nam Bộ. -> B đúng.
Câu 12: Đáp án D
Phương pháp giải:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19.
Giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19 tỉnh có số lượng trâu lớn nhất là Nghệ An.
Câu 13: Đáp án A
Phương pháp giải:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20.
Giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20 Tuyên Quang có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh lớn nhất (trên 60%).
Câu 14: Đáp án A
Phương pháp giải:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21.
Giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 trung tâm công nghiệp có ngành luyện kim màu là Thái Nguyên.
Câu 15: Đáp án B
Phương pháp giải:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22.
Giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22:
- Các trung tâm công nghiệp chế biến Thanh Hóa, Đà Nẵng và Quy Nhơn có quy mô vừa. -> A, C, D sai.
- Trung tâm công nghiệp chế biến Vinh có quy mô nhỏ. -> B đúng.
Câu 16: Đáp án A
Phương pháp giải:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23.
Giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, ta thấy đường số 3 nối Hà Nội với Thái Nguyên, Bắc Cạn và Cao Bằng.
Câu 17: Đáp án A
Phương pháp giải:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26.
Giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, ta thấy mỏ khoáng sản boxit có nhiều ở tỉnh Cao Bằng (Kí hiệu boxit là Al trong ô vuông).
Câu 18: Đáp án D
Phương pháp giải:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27.
Giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, ta thấy khu kinh tế biển Hòn La thuộc tỉnh Quảng Bình (Chú ý kí hiệu khu kinh tế biển ở trang 3 – Kí hiệu chung).
Câu 19: Đáp án A
Phương pháp giải:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28.
Giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, ta thấy cây hồ tiêu được trồng nhiều ở Bình Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 20: Đáp án A
Phương pháp giải:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29.
Giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, ta thấy các khu kinh tế cửa khẩu của vùng Đông Nam Bộ là: Hoa Lư (Bình Phước), Xa Mát và Mộc Bài (Tây Ninh).
Câu 21: Đáp án D
Phương pháp giải:
Kĩ năng nhận xét biểu đồ.
Giải chi tiết:
Qua biểu đồ, rút ra một số nhận xét sau:
- Tôm đông lạnh giảm tỉ trọng và giảm 6,9%.
- Cá đông lanh giảm tỉ trọng và giảm 0,9%.
- Các loại thủy sản khác tăng tỉ trọng và tăng 7,8%.
Như vậy, các đáp án A, B, C sai và đáp án D đúng.
Câu 22: Đáp án D
Phương pháp giải:
Kĩ năng tính toán và nhận xét bảng số liệu.
Giải chi tiết:
- Công thức: Mật độ dân số = Dân số / diện tích (Đơn vị: Người/km2).
- Áp dụng công thức trên, ta tính được kết quả là: Thái Bình (1130), Phú Yên (181), Kon Tum (55), Đồng Tháp (500). Như vậy, Thái Bình có mật độ dân số cao nhất, tiếp đến là Đồng Tháp, Phú Yên và Kon Tum.
=> Các đáp án A, B, C sai và D đúng.
Câu 23: Đáp án A
Phương pháp giải:
SGK địa lí 12 cơ bản trang 13.
Giải chi tiết:
Lãnh thổ nước ta có nhiều đảo lớn nhỏ ven bờ. Các đảo tập trung nhiều nhất ở vùng vịnh Bắc Bộ.
Câu 24: Đáp án D
Phương pháp giải:
SGK địa lí 12 cơ bản trang 132.
Giải chi tiết:
Vận tải đường biển nước ta vận chuyển cả hành khách và hàng hóa. Đặc biệt là vận chuyển quốc tế ngày càng phát triển, đặc là vận chuyển hàng hóa quốc tế.
Câu 25: Đáp án C
Phương pháp giải:
SGK địa lí 12 cơ bản trang 137.
Giải chi tiết:
Sau Đổi mới, thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa => Đáp án C đúng.
Câu 26: Đáp án D
Phương pháp giải:
SGK địa lí 12 cơ bản trang 146-148.
Giải chi tiết:
Ngành khai thác dầu khí phát triển mạnh ở vùng Đông Nam Bộ. Ngành khai thác dầu khí không phải thế mạnh ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ => Ý D sai.
Câu 27: Đáp án B
Phương pháp giải:
SGK địa lí 12 cơ bản trang 162.
Giải chi tiết:
Chú ý từ khóa “phát triển nghề cá”, như vậy thuận lợi nhất để phát triển nghề cá ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng này giàu hải sản và có các ngư trường rộng lớn với một số ngư trường tiêu biểu như Hoàng Sa – Trường Sa, Ninh Thuận – Bình Thuận.
Câu 28: Đáp án C
Phương pháp giải:
SGK địa lí 12 cơ bản trang 168.
Giải chi tiết:
Tây Nguyên có nguồn tài nguyên đất badan tập trung với quy mô rộng lớn, có điều kiện khí hậu thuận lợi nên vùng Tây Nguyên phát triển mạnh các cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè,… => Vùng Tây Nguyên phát triển mạnh hoạt động kinh tế về trồng các loại cây công nghiệp lâu năm.
Câu 29: Đáp án A
Phương pháp giải:
SGK địa lí 12 cơ bản trang 178.
Giải chi tiết:
Tài nguyên khoáng sản dầu khí tập trung trên 90% ở vùng Đông Nam Bộ => Đông Nam Bộ đứng đầu cả nước về phát triển khai thác dầu khí.
Câu 30: Đáp án D
Phương pháp giải:
nhiều khoáng sản kim loại.
Giải chi tiết:
Các loại khoáng sản chủ yếu là đá vôi (Hà Tiên, Kiên Lương) và than bùn (U Minh, Tứ Giác Long Xuyên….). Ngoài ra, còn có dầu khí ở thềm lục địa bước đầu đã được khai thác. Như vậy, vùng Đồng bằng sông Cửu Long không có tài nguyên khoáng sản kim loại => Đáp án D sai.
Câu 31: Đáp án B
Phương pháp giải:
Liên hệ kiến thức bài: Vấn đề phát triển thủy sản
Giải chi tiết:
Hiện nay, việc khai thác quá mức và trái phép đã khiến nguồn lợi thủy sản ven bờ bị suy giảm nghiêm trọng.
=> Do vậy hướng chủ yếu trong khai thác sinh vật biển ở nước ta hiện nay là đánh bắt xa bờ để bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ và nâng cao hiệu quả khai thác.
Câu 32: Đáp án A
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 16 – Dân số và sự phân bố dân cư nước ta
Giải chi tiết:
Dân số nước ta đông gây khó khăn chủ yếu cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Bởi dân số đông => nhu cầu về giáo dục, y tế, ăn uống, nhà ở, sinh hoạt…là rất lớn; trong điều kiện nền kinh tế còn đang phát triển, việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả người dân gặp nhiều khó khăn.
Câu 33: Đáp án B
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 17 – Lao động và việc làm
Giải chi tiết:
Tỉ lệ lao động ở nông thôn nước ta hiện nay còn cao chủ yếu do cơ cấu kinh tế chuyển biến chậm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến chậm nên hoạt động kinh tế chủ yếu ở nông thôn là sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp, thủy sản) và nghề thủ công truyền thống. Các hoạt động công nghiệp và dịch vụ còn hạn chế, chưa tạo ra nhiều việc làm.
Câu 34: Đáp án D
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 18 – Đô thị hóa
Giải chi tiết:
Quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay được đẩy nhanh chủ yếu do sự phát triển kinh tế và công nghiệp hóa.
- Kinh tế phát triển và công nghiệp hóa phát triển => các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ được đẩy mạnh, đa dạng, tạo ra nhiều việc làm, thu hút đông đảo dân cư lao động về thành thị.
- Kinh tế phát triển => cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật được đầu tư hiện đại và đồng bộ hơn.
Câu 35: Đáp án A
Phương pháp giải:
Liên hệ: các hoạt động dịch vụ ra đời gắn với hoạt động sản xuất và đời sống của con người.
Giải chi tiết:
Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời ở nước ta hiện nay chủ yếu do nhu cầu sản xuất và đời sống đa dạng. Nhu cầu sản xuất đa dạng, cùng với đời sống đa dạng, nhu cầu của người dân ngày càng lớn => đòi hỏi nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời (như dịch vụ giao hàng, vận chuyển, bán đồ ăn online,…)
Câu 36: Đáp án B
Phương pháp giải:
Kĩ năng nhận diện nội dung biểu đồ
Giải chi tiết:
Cơ cấu => biểu đồ tròn hoặc miền => loại A
Tốc độ tăng trưởng => biểu đồ đường => loại C
Chuyển dịch cơ cấu => biểu đồ miền => loại D
=> Vậy biểu đồ cột (cột ghép, giá trị tuyệt đối) như trên có khả năng thể hiện quy mô sản lượng dầu mỏ và than sạch.
Câu 37: Đáp án C
Phương pháp giải:
Kĩ năng nhận diện biểu đồ
Giải chi tiết:
Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu, trong 4 năm => biểu đồ miền là thích hợp nhất
Câu 38: Đáp án A
Phương pháp giải:
Liên hệ các tác nhân nội lực và ngoại lực hình thành nên dạng địa hình ven biển (liên hệ kiến thức Địa 10)
Giải chi tiết:
- Sóng biển => có tác động mài mòn bờ biển hình thành các dạng địa hình: hàm ếch sóng vỗ, bờ biển mài mòn..
- Thủy triều, sông ngòi => hình thành các dạng địa hình như tam giác châu có bãi triều, đầm phá.., cửa sông..
- Hoạt động kiến tạo làm biến đổi địa hình ven biển và thềm lục địa => hình thành các vũng vịnh nước sâu, đảo ven bờ…
Câu 39: Đáp án B
Phương pháp giải:
Bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, Liên hệ các nhân tố gây mưa cho khu vực Trung Bộ
Giải chi tiết:
* Gió Tây (còn gọi là gió phơn Tây Nam) => gây hiệu ứng phơn khô nóng, không gây mưa =>loại đáp án A, C
* Gió Tây Nam đầu mùa hạ vượt qua dãy Trường Sơn Bắc và các dãy núi biên giới Việt – Lào gây hiệu ứng phơn cho duyên hải miền Trung (Bắc Trung Bộ) => cũng chính là gió phơn Tây Nam (gió Tây) => loại D
* Trung Bộ bao gồm khu vực Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
- Khu vực Bắc Trung Bộ: các nhân tố gây mưa cho khu vực này gồm có bão, dải hội tụ nhiệt đới, gió mùa đông bắc
- Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ: các nhân tố gây mưa cho vùng này là tín phong đông bắc (gió đông bắc), bão và dải hội tụ nhiệt đới.
- Khu vực Tây Nguyên trực tiếp đón gió mùa Tây Nam gây mưa lớn vào mùa hạ
=> Như vậy các nhân tố chủ yếu tạo nên mùa mưa ở Trung Bộ nước ta là: gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc và bão.
Câu 40: Đáp án D
Phương pháp giải:
Liên hệ vị trí địa lí và đặc điểm khí hậu miền Bắc
Giải chi tiết:
Phần lãnh thổ phía Bắc nước ta có vị trí gần chí tuyến Bắc, vào mùa đông vùng là nơi trực tiếp đón gió mùa đông bắc lạnh giá đem lại 1 mùa đông lạnh, nền nhiệt mùa đông hạ thấp.
Trong khi miền Nam không có mùa đông, nắng nóng quanh năm.
=> Do vậy chênh lệch nhiệt độ mùa đông và mùa hạ ở phía Bắc lớn => biên độ nhiệt năm cao hơn miền Nam
Ngoài Đề Thi THPT Quốc Gia 2020 Môn Địa – Đề Thi Minh Hoạ Lần 2 Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Xem thêm