Docly

Đề Thi HSG Địa 12 Sở GD-ĐT Nghệ An 2021-2022 Có Đáp Án

Đề Thi HSG Địa 12 Sở GD-ĐT Nghệ An 2021-2022 Có Đáp Án được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Đề Thi HSG Địa 12 Sở GD-ĐT Nghệ An 2021-2022 là một tài liệu quan trọng và hữu ích trong quá trình ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi Học sinh giỏi (HSG) môn Địa lớp 12. Môn Địa học không chỉ giúp chúng ta hiểu về địa lý của đất nước và thế giới mà còn mở ra một cái nhìn sâu sắc về tác động của con người lên môi trường và tài nguyên.

Trong tài liệu này, chúng ta sẽ tìm hiểu và giải quyết các câu hỏi trong Đề Thi HSG Địa 12 Sở GD-ĐT Nghệ An 2021-2022, kèm theo đáp án chi tiết. Đề thi này bao gồm các dạng bài tập và câu hỏi đa dạng, từ lý thuyết đến thực hành, từ địa lý Việt Nam đến địa lý thế giới.

Tài liệu này đã được biên soạn và tổng hợp từ các nguồn tài liệu chính thống và đáng tin cậy, đảm bảo tính chính xác và đúng quy định của chương trình học. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của tài liệu, chúng tôi khuyến khích các em học sinh kiểm tra lại với nguồn tài liệu gốc hoặc giáo viên chuyên môn của mình.

Chúng tôi hy vọng rằng Đề Thi HSG Địa 12 Sở GD-ĐT Nghệ An 2021-2022 kèm đáp án chi tiết sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững kiến thức Địa học, đồng thời làm quen với cấu trúc và yêu cầu của kỳ thi HSG. Hãy cùng chúng tôi khám phá tài liệu này và nỗ lực hết mình để đạt được kết quả tốt trong kỳ thi HSG và phát triển khả năng địa lý của mình.

Đề thi tham khảo

Đề Thi HSG Địa 12 Sở GD-ĐT Thanh Hóa 2021-2022 Có Đáp Án
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2021 Môn Sinh Có Đáp Án (Đề 8)
Đề Thi HSG Tiếng Anh 12 Trường THPT Liễn Sơ Có Đáp Án – Đề 1
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2023 Môn Toán Chuyên Hạ Long Lần 1
Đề Thi Văn THPT Quốc Gia 2020 Trường Yên Lạc 2 Lần 1 Có Đáp Án

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGHỆ AN

ĐỀ CHÍNH THỨC



KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn thi:ĐỊA LÍ- BẢNG A

Thời gian: 150 phút(không kể thời gian giao đề)

Câu I(4,0 điểm).

1) Trình bày hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ trên Trái Đất vào ngày 22/6.Vì sao trên Trái Đất có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ?

2) Nêu và giải thích sự khác nhau về nhiệt độ trung bình năm, biên độ nhiệt năm giữa khu vực Xích đạo và chí tuyến ở bán cầu Bắc.

Câu II(7,0 điểm).

1) Tại sao nói tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có? Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta?

2) Trình bày khái niệm, nguyên nhân của quy luật đai cao. Sự phân hóa sinh vật theo đai cao ở nước ta biểu hiện như thế nào? Giải thích tại sao có sự khác nhau về độ cao ở đai nhiệt đới gió mùa của miền Bắc và miền Nam nước ta?

3) Chứng minh miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có cấu trúc địa hình khá đa dạng.

Câu III(2,0 điểm). Cho bảng số liệu:

LƯỢNG MƯA/SỐ NGÀY MƯA TRONG MÙA MƯA CỦA LẠNG SƠN VÀ CẦN THƠ (đơn vị: mm/ngày).

Tháng

Địa điểm

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

Lạng Sơn

165/13

200/15

258/17

255/17

164/13

-

-

Cần Thơ

177/14

206/17

227/18

217/18

273/19

277/18

155/11

Phân tích sự khác nhau về chế độ mưa trong mùa mưa giữa Lạng Sơn và Cần Thơ.

Câu IV(4,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

1) So sánh đặc điểm nhóm đất phù sa của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

2) Trình bày đặc điểm sông ngòi nước ta. Giải thích chế độ nước của sông ngòi Trung Bộ.

Câu V(3,0 điểm). Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2020(đơn vị: nghìn tấn).

Năm

Sản lượng

2010

2015

2019

2020

Tổng sản lượng

5142,7

6582,1

8270,2

8497,2

- Nuôi trồng

2728,3

3532,2

4492,5

4633,5

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021).

1) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2010 - 2020.

2) Từ bảng số liệu và biểu đồ, hãy rút ra nhận xét.

------ HẾT -----

- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo dục Việt Nam); không được sử dụng tài liệu khác.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh: ………………………………………………; Số báo danh: …………….


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGHỆ AN


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12

NĂM HỌC 2021 - 2022


HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

Môn:ĐỊA LÍ- BẢNG A

(Hướng dẫn chấm gồm 5 trang)

I. HƯỚNG DẪN CHUNG

1) Cán bộ chấm thi chấm đúng như đáp án, thang điểm của Sở Giáo dục và Đào tạo.

2) Hướng dẫn chấm chủ yếu được biên soạn theo hướng "mở", chỉ nêu những ý chính. Trong quá trình chấm, cần chú ý đến lí giải, lập luận của thí sinh; nếu có câu nào, ý nào mà thí sinh có cách trả lời khác với hướng dẫn chấm nhưng đúng, thì vẫn cho điểm tối đa của câu, ý đó theo thang điểm.

3) Cán bộ chấm thi không quy tròn điểm bài thi.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

I

(4,0 đ)


4,00

1

Trình bày hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ trên Trái Đất vào ngày 22/6. Vì sao trên Trái Đất có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ?


2,50

* Trình bày hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ trên Trái Đất vào ngày 22/6.


2,00

- Ngày 22/6, Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Bắc, đường phân chia sáng tối đến sau vòng cực Bắc và trước vòng cực Nam.


0,25

- Theo mùa: bán cầu Bắc hướng về Mặt Trời nên đây là mùa hè có ngày dài hơn đêm; mùa đông của bán cầu Nam có ngày ngắn hơn đêm.


0,50

- Theo vĩ độ:


+ Xích đạo ngày dài bằng đêm và bằng 12 giờ.

0,25

+ Các địa điểm ở BCB: ngày dài nhất, đêm ngắn nhất trong năm; các địa điểm ở BCN: ngày ngắn nhất, đêm dài nhất trong năm.


0,50

+ Từ vòng cực Bắc đến cực Bắc ngày dài 24 giờ (không có đêm); từ vòng cực Nam đến cực Nam: đêm dài 24h (không có ngày).


0,50


* Trên Trái Đất có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ

0,50


- Trongkhi chuyển động xung quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên đường phân chia sáng tối luôn thay đổi vị trítrong năm và không trùng với trục Trái Đất (trừ ngày 21/3 và 23/9), do đó có ngày và đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.




0,50

2

Nêu và giải thích sự khác nhau về nhiệt độ trung bình năm, biên độ nhiệt năm giữa khu vực Xích đạo và chí tuyến ở bán cầu Bắc.


1,50

- Nhiệt độ trung bình năm: khu vực Xích đạo thấp hơn chí tuyến. Do

0,25

+ Ở khu vực xích đạo: Không khí chứa nhiều hơi nước, nhiều mây; chủ yếu là đại dương, mưa lớn …


0,25

+ Ở khu vực chí tuyến: Không khí khô, ít mây; diện tích lục địa lớn …

0,25

- Biên độ nhiệt độ năm: Khu vực xích đạo nhỏ hơn chí tuyến.

0,25

+ Do sự chênh lệch góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng giữa hai mùa ở khu vực chí tuyến lớn hơn.


0,50

II

(7,0 đ)


7,00

1

Tại sao nói tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có? Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta?

2,50

* Tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có

1,50

- Tài nguyên khoáng sản: có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu, khí … các bãi cát có trữ lượng lớn ti tan, điều kiện sản xuất muối thuận lợi …


0,50

- Tài nguyên hải sản: sinh vật giàu thành phần loài, năng suất sinh học cao; nhiều loại có giá trị kinh tế cao, nhiều đặc sản …


0,50

- Tài nguyên du lịch biển đảo: có nhiều bãi biển, vịnh biển, nhiều đảo và quần đảo ven bờ cho phát triển du lịch …


0,25

- Tài nguyên phát triển giao thông vận tải biển: có các vụng, vịnh biển, nhiều nơi tiếp giáp vùng biển sâu thuận lợi cho xây dựng các cảng …


0,25

* Biển Đông có ảnh hưởng đến khí hậu nước ta

1,00

- Làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển; mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn …


0,25

- Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông, dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.


0,25

- Làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.


0,25

- Các thiên tai nhất là bão, áp thấp nhiệt đới.

0,25

2

Trình bày khái niệm, nguyên nhân của quy luật đai cao. Sự phân hóa sinh vật theo đai cao ở nước ta thể hiện như thế nào? Giải thích có sự khác nhau về độ cao ở đai nhiệt gió mùa của miền Bắc và miền Nam nước ta.



2,50

* Trình bày khái niệm, nguyên nhân của quy lật đai cao.

0,50

- Khái niệm: Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình.


0,25

- Nguyên nhân: Sự giảm nhanh của nhiệt độ theo độ cao, sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi.


0,25

* Sự phân hóa sinh vật theo đai cao ở nước ta thể hiện

1,25

- Độ cao trung bìnhdưới 600 - 700m ở miền Bắc và lên đến 900 - 1000m ở miền Nam có các hệ sinh thái nhiệt đới: hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh …; các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa …



0,50

- Từ độ cao 600 - 700m đến 1600 - 1700m: các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng, lá kim; Trong rừng xuất hiện các loài chim thú cận nhiệt đới phương Bắc, các loài thú có lông dày.



0,25

- Từ trên 1600 - 1700m đến 2600m: rừng sinh trưởng kém, thực vật thấp nhỏ, đơn giản về thành phần loài, trong rừng xuất hiện các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.


0,25

- Trên 2600m: chủ yếu là các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.


0,25

* Có sự khác nhau về độ cao ở đai nhiệt gió mùa của miền Bắc và miền Nam nước ta.


0,75

- Độ cao đai nhiệt đới gió mùa: ở miền Bắc thấp hơn (dưới 600 - 700m), miền Nam cao hơn (đến 900 - 1000m). Do:


0,25

+ Nền nhiệt của miềnBắc thấp hơn miềnNam …

0,25

+ Miền Bắc chịu tác động của gió mùa Đông Bắc làm nhiệt độ hạ thấp trong mùa đông, miền Nam ít chịu tác động của loại gió này nên nhiệt độ cao hơn ...


0,25

3

Chứng minh miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có cấu trúc địa hình khá đa dạng.


2,00

- Địa hình được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại (nhất là ở khu vực vùng núi Tây Bắc) …


0,50

- Có tính phân bậc: có nhiều bậc địa hình khác nhau …

0,50

- Nhìn chung địa hình cao ở phía tây, tây bắc thấp dần về phía biển

0,25

- Hướng núi chính: tây bắc - đông nam…

0,25

- Phân hóa thành các khu vực:


+ Vùng đồi núi: cao nhất cả nước với đầy đủ 3 đai cao, hướng núi tây bắc - đông nam …


0,25

+ Vùng đồng bằng ven biển và thềm lục địa: đồng bằng bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, càng vào nam thềm lục địa thu hẹp ...


0,25

III

(2,0 đ)


2,00


Phân tích sự khác nhau về chế độ mưa trong mùa mưa giữa Lạng Sơn và Cần Thơ.


2,00

- Tổng lượng mưa: Cần Thơ cao hơn Lạng Sơn (Cần Thơ: 1532mm; Lạng Sơn: 1042mm). Do Cần Thơ có mùa mưa kéo dài hơn Lạng Sơn, cả hai luồng gió hướng tây nam đều gây mưa lớn cho Cần Thơ.



0,50

- Thời gian: Lạng Sơn ngắn hơn (kéo dài 4 tháng, từ tháng V đến tháng IX); Cần Thơ dài hơn (kéo dài 7 tháng, từ tháng V đến tháng XI). Do ở Cần Thơ gió mùa Tây Nam vẫn còn hoạt động, trong khi ở Lạng Sơn tháng X, tháng XI chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khô, thường không gây mưa.




0,50

- Tháng mưa cực đại: Lạng Sơn vào tháng VII, thấp hơn (dc); Cần Thơ vào tháng XI, cao hơn (dc) do sự lùi dần hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới từ bắc vào nam …


0,50

- Số ngày mưa: Lạng Sơn số ngày mưa ít hơn Cần Thơ (dc) do hoạt động của gió tây nam và gió mùa Tây Nam gây mưa ở Lạng Sơn ngắn hơn so với Cần Thơ. Ngoài ra ở Cần Thơ, cuối mùa những đợt gió mùa Tây Nam vẫn còn hoạt động.




0,50

IV

(4,0 đ)


4,00

1

So sánh đặc điểm nhóm đất phù sa của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.


2,00

* Giống nhau:


- Nguyên nhân: bồi tụ phù sa của các hệ thống sông lớn.

0,25

- Gồm nhiều loại đất, giá trị sử dụng cao …

0,25

* Khác nhau:


- Quy mô, diện tích: ĐBSH nhỏ hơn, ĐBSCL lớn hơn, …

0,25

- Nguồn gốc, lịch sử khai thác: ĐBSH do bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, được khai phá từ lâu đời. ĐBSCL do bồi tụ phù sa của sông Tiền và sông Hậu, lịch sử khai thác muộn hơn …



0,50

- Cơ cấu và phân bố:


+ ĐBSH: Đất phù sa sông chiếm diện tích lớn nhất, phân bố vùng trong đê, vùng ngoài đê được bồi tụ phù sa hàng năm; ngoài ra còn có một số loại đất khác chiếm diện tích nhỏ, …



0,25

+ ĐBSCL: Đất phù sa ngọt phân bố dọc sông Tiền, sông Hậu; đất phèn, đất mặn chiếm 2/3 diện tích đồng bằng, …


0,25

- Giá trị sử dụng: ở ĐBSCL màu mỡ hơn do được bồi đắp phù sa mới thường xuyên, canh tác thuận lợi; ở ĐBSH kém màu mỡ hơn, do có đê sông và con người khai thác làm biến đổi mạnh …



0,25

2

Trình bày đặc điểm sông ngòi nước ta. Giải thích chế độ nước của sông ngòi Trung Bộ.


2,00

* Đặc điểm sông ngòi nước ta

1,00

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc …

0,25

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa …

0,25

- Chế độ nước sông theo mùa …

0,25

- Hướng chính: tây bắc - đông nam và hướng vòng cung và hầu hết các sông lớn đều đổ ra biển …


0,25

* Giải thích chế độ nước của sông ngòi Trung Bộ

1,00

- Tổng lượng nước khá lớn; phân thành 2 mùa, mùa lũ lệch vào thu - đông, tháng đỉnh lũ thường vào tháng 10, 11. Do phụ thuộc vào chủ yếu vào chế độ mưa …



0,50

- Đặc điểm lũ: lên nhanh rút nhanh. Do sông ngòi ngắn, độ dốc lớn, mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn …


0,50

V

(3,0 đ)


3,00

1

Vẽ biểu đồ

1,00

- Vẽ biểu đồ cột chồng.





1,00

- Yêu cầu:

+ Vẽ chính xác biểu đồ (nếu vẽ biểu đồ khác không cho điểm).

+ Có tên biểu đồ, chú giải, khoảng cách năm, có số liệu trên biểu đồ (thiếu hoặc sai 1 yếu tố trừ 0,25đ).

Có thể tham khảo biểu đồ dưới đây.


Biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2010 - 2020


2

Nhận xét

2,00

* Về quy mô:

1,50

- Tổng sản lượng, thủy sản khai thác, thủy sản nuôi trồng tăng và tăng liên tục:


0,25

+ Tổng sản lượng tăng 3354,5 nghìn tấn, tăng gấp gần 1,7 lần

0,25

+ Thủy sản khai thác tăng 1449,3 nghìn tấn, tăng gấp 1,6 lần

0,25

+ Thủy sản nuôi trồng tăng 1905,2 nghìn tấn, tăng gấp gần 1,7 lần

0,25

=> Thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn so với thủy sản khai thác …

0,25

- Thủy sản nuôi trồng luôn luôn lớn hơn thủy sản khai thác…

0,25

* Về cơ cấu:

0,50

CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 (%)

Năm

Sản lượng

2010

2015

2019

2020

Khai thác

46,9

46,3

45,7

45,5

Nuôi trồng

53,1

53,7

54,3

54,5

Tổng sản lượng

100,0

100,0

100,0

100,0







0,25


- Cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta, giai đoạn 2010 - 2020 có sự thay đổi theo hướng: giảm tỉ trọng ngành khai thác, tăng tỉ trọng ngành nuôi trồng nhưng không nhiều…



0,25

Tổng điểm toàn bài

20,00


- - - HẾT - - -


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGHỆ AN

ĐỀ CHÍNH THỨC



KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn thi:ĐỊA LÍ- BẢNG B

Thời gian: 150 phút(không kể thời gian giao đề)

Câu I(4,0 điểm).

1) Trình bày hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ trên Trái Đất vào ngày 22/6.Vì sao trên Trái Đất có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ?

2) Nêu và giải thích sự khác nhau về nhiệt độ trung bình năm, biên độ nhiệt năm giữa khu vực Xích đạo và chí tuyến ở bán cầu Bắc.

Câu II(7,0 điểm).

1) Tại sao nói vùng biển nước ta giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản? Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta?

2) Trình bày khái niệm, nguyên nhân của quy luật đai cao. Sự phân hóa sinh vật theo độ cao ở nước ta biểu hiện như thế nào?

3) Chứng minh địa hình đồi núi nước ta chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Vì sao vùng đồi núi nước ta lại phát triển địa hình xâm thực?

Câu III(2,0 điểm). Cho bảng số liệu:

LƯỢNG MƯA/SỐ NGÀY MƯA TRONG MÙA MƯA CỦA LẠNG SƠN VÀ CẦN THƠ(mm/ngày)

Tháng

Địa điểm

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

Lạng Sơn

165/13

200/15

258/17

255/17

164/13

-

-

Cần Thơ

177/14

206/17

227/18

217/18

273/19

277/18

155/11

Phân tích sự khác nhau về chế độ mưa trong mùa mưa giữa Lạng Sơn và Cần Thơ.

Câu IV(4,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

1) So sánh đặc điểm nhóm đất phù sa của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

2) Trình bày đặc điểm sông ngòi nước ta. Giải thích vì sao sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa?

Câu V(3,0 điểm). Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2020(đơn vị: nghìn tấn).

Năm

Sản lượng

2010

2015

2019

2020

Nuôi trồng

2728,3

3532,2

4492,5

4633,5

Khai thác

2414,4

3049,9

3777,7

3863,7

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021).

1) Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2010 - 2020.

2) Từ bảng số liệu và biểu đồ, hãy rút ra nhận xét.

------ HẾT -----

- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo dục Việt Nam); không được sử dụng tài liệu khác.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh: ………………………………………………; Số báo danh: …………….

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGHỆ AN


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12

NĂM HỌC 2021 - 2022


HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

Môn: ĐỊA LÍ - BẢNG B

(Hướng dẫn chấm gồm 5 trang)

I. HƯỚNG DẪN CHUNG

1) Cán bộ chấm thi chấm đúng như đáp án, thang điểm của Sở Giáo dục và Đào tạo.

2) Hướng dẫn chấm chủ yếu được biên soạn theo hướng "mở", chỉ nêu những ý chính. Trong quá trình chấm, cần chú ý đến lí giải, lập luận của thí sinh; nếu có câu nào, ý nào mà thí sinh có cách trả lời khác với hướng dẫn chấm nhưng đúng, thì vẫn cho điểm tối đa của câu, ý đó theo thang điểm.

3) Cán bộ chấm thi không quy tròn điểm bài thi.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

I

(4,0 đ)



4,00

1

Trình bày hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ trên Trái Đất vào ngày 22/6. Vì sao trên Trái Đất có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ?



2,50

* Trình bày độ dài ngày đêm theo mùa và theo vĩ độ trên Trái Đất vào ngày 22/6.


2,00

- Ngày 22/6, Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Bắc, đường phân chia sáng tối đến sau vòng cực Bắc và trước vòng cực Nam.


0,25

- Theo mùa: bán cầu Bắc hướng về Mặt Trời nên đây là mùa hè có ngày dài hơn đêm; mùa đông của bán cầu Nam có ngày ngắn hơn đêm.


0,50

- Theo vĩ độ:


+ Xích đạo ngày dài bằng đêm và bằng 12 giờ.

0,25

+ Các địa điểm ở BCB: ngày dài nhất, đêm ngắn nhất trong năm; các địa điểm ở BCN: ngày ngắn nhất, đêm dài nhất trong năm.


0,50

+ Từ vòng cực Bắc đến cực Bắc ngày dài 24 giờ (không có đêm); từ vòng cực Nam đến cực Nam: đêm dài 24h (không có ngày).


0,50

* Trên Trái Đất có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ

0,50

- Trong quá khi chuyển động xung quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên đường phân chia sáng tối luôn thay đổi vị trí và không trùng với trục Trái Đất (trừ ngày 21/3 và 23/9), do đó có ngày và đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.




0,50

2

Nêu và giải thích sự khác nhau về nhiệt độ trung bình năm, biên độ nhiệt năm giữa khu vực Xích đạo và chí tuyến ở bán cầu Bắc.


1,50

- Nhiệt độ trung bình năm: khu vực xích đạo thấp hơn chí tuyến. Do

0,25

+ Ở khu vực xích đạo: Không khí chứa nhiều hơi nước, nhiều mây; chủ yếu là đại dương, mưa lớn.


0,25

+ Ở khu vực chí tuyến: Không khí khô, ít mây; diện tích lục địa lớn.

0,25

- Biên độ nhiệt độ năm: Khu vực xích đạo nhỏ hơn chí tuyến.

0,25

+ Do sự chênh lệch góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng giữa hai mùa ở khu vực chí tuyến lớn hơn.


0,50

II

(7,0 đ)



7,00

1

Tại sao nói vùng biển nước ta giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản? Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta?


2,50

* Vùng biển nước ta giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản

1,50

- Tài nguyên khoáng sản:


+ Có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu, khí …;

0,25

+ Các bãi cát có trữ lượng lớn ti tan …;

0,25

+ Có nhiều điều kiện sản xuất muối thuận lợi …

0,25

- Tài nguyên hải sản:


+ Sinh vật giàu thành phần loài, năng suất sinh học cao;

0,25

+ Nhiều loại có giá trị kinh tế cao …; có nhiều đặc sản …

0,25

+ Ven các đảo, nhất là hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa có nhiều nguồn tài nguyên quý giá …

0,25

* Biển Đông có ảnh hưởng đến khí hậu nước ta

1,00

- Làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển: nước ta có lượng mưa và độ ẩm lớn …


0,25

- Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông, dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.


0,25

- Làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.


0,25

- Các thiên tai nhất là bão, áp thấp nhiệt đới.

0,25

2

Trình bày khái niệm, nguyên nhân của quy luật đai cao. Chứng minh sinh vật nước ta phân hóa theo đai cao.


2,50

* Trình bày khái niệm, nguyên nhân của quy lật đai cao.

0,50

- Khái niệm: Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình.


0,25

- Nguyên nhân: Sự giảm nhanh của nhiệt độ theo độ cao, sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi.


0,25

* Chứng minh sinh vật nước ta phân hóa theo đai cao.

2,00

- Độ cao trung bình dưới 600 - 700m ở miền Bắc và lên đến 900 - 1000m ở miền Nam: Các hệ sinh thái nhiệt đới: hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh …; các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa …



0,75

- Từ độ cao 600 - 700m đến 1600 - 1700m: các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng, lá kim; Trong rừng xuất hiện các loài chim thú cận nhiệt đới phương Bắc, các loài thú có lông dày.



0,50

- Từ trên 1600 - 1700m đến 2600m : rừng sinh trưởng kém, thực vật thấp nhỏ, đơn giản về thành phần loài, trong rừng xuất hiện các các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.



0,50

- Trên 2600m: chủ yếu là các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.


0,25

3

Chứng minh địa hình đồi núi nước ta chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Vì sao vùng đồi núi nước ta lại phát triển địa hình xâm thực?



2,00

* Địa hình đồi núi nước ta chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp


1,00

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích:


+ Chiềm ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ nước ta.


0,25

+ Đồi núi phân bố ở hầu hết các vùng, có một số dãy núi lan ra sát biển như dãy Hoành Sơn, dãy Bạch Mã.


0,25

- Chủ yếu là đồi núi thấp:


+ Đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích, nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích cả nước.

0,25

+ Địa hình cao trên 2000m chỉ chiếm khoảng 1% diện tích cả nước.

0,25

* Vùng đồi núi nước ta lại phát triển địa hình xâm thực

1,00

- Biểu hiện: các khe rãnh, dòng chảy, thung lũng sông, các dạng địa hình cacxtơ, … Do


0,25

+ Dòng chảy trên nền địa hình chủ yếu là đồi núi, sườn dốc, bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh.


0,25

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt cao, mưa nhiều …

0,25

+ Mất lớp phủ thực vật do tác động chủ yếu của con người.

0,25

III

(2,0 đ)



2,00


Phân tích sự khác nhau về chế độ mưa trong mùa mưa giữa Lạng Sơn và Cần Thơ.


2,00

- Tổng lượng mưa: Cần Thơ cao hơn Lạng Sơn (Cần Thơ: 1532mm; Lạng Sơn: 1042mm). Do Cần Thơ có mùa mưa kéo dài hơn Lạng Sơn, cả hai luồng gió hướng tây nam đều gây mưa lớn cho Cần Thơ.



0,50

- Thời gian: Lạng Sơn ngắn hơn (kéo dài 4 tháng, từ tháng V đến tháng IX); Cần Thơ dài hơn (kéo dài 7 tháng, từ tháng V đến tháng XI). Do ở Cần Thơ gió mùa Tây Nam vẫn còn hoạt động, trong khi ở Lạng Sơn tháng X, tháng XI chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khô, thường không gây mưa.




0,50

- Tháng mưa cực đại: Lạng Sơn vào tháng VII, thấp hơn (dc); Cần Thơ vào tháng XI, cao hơn (dc) do sự lùi dần hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới từ bắc vào nam …


0,50

- Số ngày mưa: Lạng Sơn số ngày mưa ít hơn Cần Thơ (dc) do hoạt động của gió tây nam và gió mùa Tây Nam gây mưa ở Lạng Sơn ngắn hơn so với Cần Thơ. Ngoài ra ở Cần Thơ, cuối mùa những đợt gió mùa Tây Nam vẫn còn hoạt động.




0,50

IV

(4,0 đ)



4,00

1

So sánh đặc điểm nhóm đất phù sa của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.


2,00

* Giống nhau:


- Nguyên nhân: bồi tụ phù sa của các hệ thống sông lớn.

0,25

- Gồm nhiều loại đất, giá trị sử dụng cao …

0,25

* Khác nhau:


- Quy mô, diện tích: ĐBSH nhỏ hơn, ĐBSCL lớn hơn, …

0,25

- Nguồn gốc, lịch sử khai thác: ĐBSH do bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, được khai phá từ lâu đời. ĐBSCL do bồi tụ phù sa của sông Tiền và sông Hậu, lịch sử khai thác muộn hơn …



0,50

- Cơ cấu và phân bố:


+ ĐBSH: Đất phù sa sông chiếm diện tích lớn nhất, phân bố vùng trong đê, vùng ngoài đê được bồi tụ phù sa hàng năm; ngoài ra còn có một số loại đất khác chiếm diện tích nhỏ, …



0,25

+ ĐBSCL: Đất phù sa ngọt phân bố dọc sông Tiền, sông Hậu; đất phèn, đất mặn chiếm 2/3 diện tích đồng bằng, …


0,25

- Giá trị sử dụng: ở ĐBSCL màu mỡ hơn do được bồi đắp phù sa mới thường xuyên, canh tác thuận lợi; ở ĐBSH kém màu mỡ hơn, do có đê sông và con người khai thác làm biến đổi mạnh …



0,25

2

Trình bày đặc điểm sông ngòi nước ta. Giải thích vì sao sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa?


2,00

* Đặc điểm sông ngòi nước ta

1,00

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc …

0,25

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa …

0,25

- Chế độ nước sông theo mùa …

0,25

- Hướng chính: tây bắc - đông nam và hướng vòng cung và hầu hết các sông lớn đều đổ ra biển …


0,25

* Giải thích sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa

1,00

- Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa…

0,50

- Do chế độ mưa quy định…

0,50

V

(3,0 đ)



3,00

1

Vẽ biểu đồ

1,00

- Vẽ biểu đồ cột chồng (hoặc cột ghép).





1,00

- Yêu cầu:

+ Vẽ chính xác biểu đồ (nếu vẽ biểu đồ khác không cho điểm).

+ Có tên biểu đồ, chú giải, khoảng cách năm, có số liệu trên biểu đồ (thiếu hoặc sai 1 yếu tố trừ 0,25đ).

Có thể tham khảo biểu đồ cột chồng sau đây


Biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2010 - 2020


2

Nhận xét

2,00

* Về quy mô:

1,50

- Tổng sản lượng, thủy sản khai thác, thủy sản nuôi trồng tăng và tăng liên tục:


0,25

+ Tổng sản lượng tăng 3354,5 nghìn tấn, tăng gấp gần 1,7 lần

0,25

+ Thủy sản khai thác tăng 1449,3 nghìn tấn, tăng gấp 1,6 lần

0,25

+ Thủy sản nuôi trồng tăng 1905,2 nghìn tấn, tăng gấp gần 1,7 lần

0,25

=> Thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn so với thủy sản khai thác …

0,25

- Thủy sản nuôi trồng luôn luôn lớn hơn thủy sản khai thác (dc)

0,25

* Về cơ cấu:

0,50

CƠ CẤU SẢN LƯỢNG NGÀNH THỦY SẢN NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 (%)

Năm

Sản lượng

2010

2015

2019

2020

Khai thác

46,9

46,3

45,7

45,5

Nuôi trồng

53,1

53,7

54,3

54,5

Tổng sản lượng

100,0

100,0

100,0

100,0







0,25

- Cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta, giai đoạn 2010 - 2020 có sự thay đổi theo hướng: giảm tỉ trọng ngành khai thác, tăng tỉ trọng ngành nuôi trồng nhưng không nhiều (dc)



0,25

Tổng điểm toàn bài

20,00


- - - HẾT - - -


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGHỆ AN

ĐỀ CHÍNH THỨC




KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn thi:ĐỊA LÍ- BẢNG C

Thời gian: 150 phút(không kể thời gian giao đề)

Câu I(4,0 điểm).

1) Nêu hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Trình bày và giải thích sự luân phiên ngày, đêm trên Trái Đất.

2) Trình bày khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện của quy luật đai cao.

Câu II(7,0 điểm).

1) Chứng minh rằng: Vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản.

2) Trình bày biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần sông ngòi nước ta. Giải thích vì sao sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa?

3) So sánh sự khác nhau về khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc với phần lãnh thổ phía Nam theo bảng sau:

Biểu hiện

Phần lãnh thổ phía Bắc

(từ dãy Bạch Mã trở ra)

Phần lãnh thổ phía Nam

(từ dãy Bạch Mã trở vào)

Kiểu khí hậu



Nhiệt độ trung bình năm



Biên độ nhiệt đô năm



Sự phân mùa



Câu III(2,0 điểm). Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM CỦA NƯỚC TA(đơn vị: ­0C)

Địa điểm

Tháng

Lạng Sơn

Hà Nội

Quy Nhơn

TP. Hồ Chí Minh

Tháng I

13,3

16,4

23,0

25,8

Tháng VII

27,0

28,9

29,7

27,1

1) Tính nhiệt độ chênh lệch giữa tháng VII và tháng I của các địa điểm trên.

2) Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân.

Câu IV(4,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

1) Trình bày hoạt động của bão và nêu các biện pháp phòng chống bão ở nước ta.

2) Nêu đặc điểm địa hình đồng bằng sông Cửu Long. Vì sao đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất phèn, mặn lớn nhất nước ta?

Câu V(3,0 điểm). Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ 2020 (đơn vị:nghìn tấn).

Năm

Sản lượng

2010

2020

Tổng sản lượng:

5142,7

8497,2

- Khai thác

2414,4

3863,7

- Nuôi trồng

2728,3

4633,5

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021).

1)Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta năm 2010 và năm 2020.

2) Từ biểu đồ rút ra nhận xét.

------ HẾT -----

Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam. Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh: ………………………………………………; Số báo danh: …………….


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGHỆ AN


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12

NĂM HỌC 2021 - 2022


HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

Môn: ĐỊA LÍ - BẢNG C

(Hướng dẫn chấm gồm 4 trang)

I. HƯỚNG DẪN CHUNG

1) Cán bộ chấm thi chấm đúng như đáp án, thang điểm của Sở Giáo dục và Đào tạo.

2) Hướng dẫn chấm chủ yếu được biên soạn theo hướng "mở", chỉ nêu những ý chính. Trong quá trình chấm, cần chú ý đến lí giải, lập luận của thí sinh; nếu có câu nào, ý nào mà thí sinh có cách trả lời khác với hướng dẫn chấm nhưng đúng, thì vẫn cho điểm tối đa của câu, ý đó theo thang điểm.

3) Cán bộ chấm thi không quy tròn điểm bài thi.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

I

(4,0 đ)


4,00

1

Nêu hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Trình bày và giải thích sự luân phiên ngày, đêm trên Trái Đất.


2,50

* Nêu hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

1,50

- Sự luân phiên ngày, đêm trên Trái Đất

0,50

- Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

0,50

- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể

0,50

* Trình bày và giải thích sự luân phiên ngày, đêm trên Trái Đất

1,00

- Do hình dạng khối cầu nên Trái Đất luôn được chiếu sáng một nửa, một nửa không được chiếu sáng nên sinh ra hiện tượng ngày, đêm.


0,50

- Do Trái Đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi trên Trái Đất lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối gây nên hiện tượng luân phiên ngày, đêm trên Trái Đất.



0,50

2

Trình bày khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện của quy luật đai cao.

1,50

- Khái niệm: Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình.


0,50

- Nguyên nhân: Sự giảm nhanh của nhiệt độ theo độ cao, sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi.


0,50

- Biểu hiện:


+ Sự phân bố của các vành đai đất theo độ cao

0,25

+ Sự phân bố của các vành đai sinh vật theo độ cao

0,25

II

(7,0 đ)


7,00

1

Chứng minh vùng biển nước ta giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản.


2,00

- Tài nguyên khoáng sản: có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu, khí …; các bãi cát có trữ lượng lớn ti tan …; có nhiều điều kiện sản xuất muối thuận lợi …



1,00

- Tài nguyên hải sản: sinh vật giàu thành phần loài, năng suất sinh học cao; nhiều loại có giá trị kinh tế cao …; có nhiều đặc sản …


1,00

2

Trình bày biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần sông ngòi nước ta. Giải thích vì sao sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa?



3,00

* Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần sông ngòi nước ta.


2,00

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc …

0,50

- Sông ngòi nhiều nước…

0,50

- Giàu phù sa …

0,50

- Chế độ nước sông theo mùa …

0,50

* Giải thích sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa

1,00

- Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa…

0,50

- Do chế độ mưa quy định…

0,50

3

So sánh sự khác nhau về khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc với phần lãnh thổ phía Nam:


2,00

Biểu hiện

Phần lãnh thổ phía Bắc

Phần lãnh thổ phía Nam

Kiểu khí hậu

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đồng lạnh

Khí hậu cận xích đạo gió mùa

Nhiệt độ trung bình năm

Trên 200C, có 2-3 tháng lạnh có nhiệt độ tb dưới 180C

Trên 250C, không có tháng nào dưới 200C

Biên độ nhiệt độ năm

Lớn

Nhỏ

Sự phân mùa

Mùa đông và mùa hạ

Mùa mưa và mùa khô






0,5



0,5

0,5


0,5

III

(2,0 đ)


2,00


1. Tính nhiệt độ chênh lệch giữa tháng VII và tháng I các địa điểm.

0,50


Lạng sơn

Hà Nội

Quy Nhơn

TP. HCM

Nhiệt độ chênh lệch (0C)

13,7

12,5

6,7

1,3




0,50

2) Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân.


1,50

* Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam.

0,75

- Nhiệt độ trung bình tháng I của các địa điểm có thay đổi theo chiều hướng tăng dần từ Bắc vào Nam...(d/c)


0,25

- Nhiệt độ trung bình tháng VII giữa các địa điểm ít có sự chênh lệch, Quy Nhơn cao nhất (d/c)


0,25

- Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng VII và tháng I giảm dần từ Bắc vào Nam (d/c)


0,25

* Nguyên nhân.

0,75

- Càng vào phía nam càng gần Xích Đạo thì bề mặt Trái Đất càng nhận được lượng bức xạ lớn do góc nhập xạ lớn…


0,25

- Trong tháng I, nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam lớn vì miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc …


0,25

- Trong tháng VII sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không còn rõ rệt, Quy Nhơn cao hơn do chịu ảnh hưởng của hiện tượng phơn …



0,25

IV

(4,0 đ)


4,00

1

Trình bày hoạt động của bão và nêu các biện pháp phòng chống bão ở nước ta.


2,00

* Hoạt động của bão:

1,25

- Mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII nhưng cường độ yếu.


0,50

- Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX sau đó đến các tháng X và tháng VIII…


0,25

- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam. Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ…


0,25

- Trung bình mỗi năm 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta

0,25

*Biện pháp phòng chống bão ở nước ta.

0,75

- Làm tốt công tác dự báo bão…

0,25

- Phòng chống bão, củng cố công trình đê biển, sơ tán dân…

0,25

- Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng, chống lũ, xói mòn…

0,25

2

Đặc điểm địa hình đồng bằng sông Cửu Long. Vì sao đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất phèn, mặn lớn nhất nước ta?


2,00

* Đặc điểm địa hình của đồng bằng sông Cửu Long.

1,00

- Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng

0,25

- Bề mặt đồng bằng không có đê

0,25

- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt

0,25

- Đồng bằng có các vùng trũng lớn chưa được bồi lấp xong

0,25

* Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất phèn, mặn lớn nhất nước ta, vì:


1,00

- Có 2/3 diện tích là đất phèn, mặn

0,25

- Bề mặt có nhiều vũng trũng rộng lớn, địa hình thấp, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển …


0,25

- Mùa khô kéo dài nên làm tăng độ chua và mặn trong đất…

0,25

- Mực nước ở các cửa sông lên xuống rất nhanh và lưỡi mặn đã ngấm dần vào trong đất.


0,25

V

(3,0 đ)


3,00

1

Vẽ biểu đồ

2,00

* Xử lý số liệu:

BẢNG CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA

NĂM 2010 VÀ NĂM 2020.

(đơn vị %)

Năm

Sản lượng

2010

2020

Tổng sản lượng:

100,0

100,0

- Khai thác

46,9

45,5

- Nuôi trồng

53,1

54,5









0,50

* Vẽ biểu đồ





1,50

- Yêu cầu:

+ Vẽ biểu đồ tròn (nếu vẽ biểu đồ khác không cho điểm).

+ Có tên biểu đồ, chú giải, có số liệu trên biểu đồ (thiếu hoặc sai 1 trong các yếu tố trên trừ 0,25đ).

2

Nhận xét

1,00

- Cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta, giai đoạn 2010 - 2020 có sự thay đổi theo hướng: giảm tỉ trọng ngành khai thác, tăng tỉ trọng ngành nuôi trồng nhưng không nhiều (dc)

- Tỉ trọng ngành nuôi trồng cao hơn tỉ trọng ngành khai thác … (d/c)



0,75

0,25

Tổng điểm toàn bài

20,00


- - - HẾT - - -


Ngoài Đề Thi HSG Địa 12 Sở GD-ĐT Nghệ An 2021-2022 Có Đáp Án thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm

Đề Thi Học Kỳ 1 Lớp 12 Môn Văn Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 1
Đề Thi Trắc Nghiệm Địa 12 Học Kì 1 Sở GD-ĐT Quảng Nam 2021-2022
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2021 Môn Sinh Có Lời Giải Chi Tiết (Đề 6)
10 Đề Thi Thử Tiếng Anh THPT 2021 Có Đáp Án (Bộ 2)
Bộ Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2023 Môn Toán – Đề 3
Đề Thi Học Kỳ 2 Lớp 12 Môn Văn Quảng Nam Có Đáp Án – Đề 2
Đề Thi HSG Địa 12 Sở GD-ĐT Thái Bình 2021-2022 Có Đáp Án
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2021 Môn Sinh Có Đáp Án (Đề 7)
Đề Thi Học Kỳ 1 Toán 12 Quảng Nam 2019-2020
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2023 Môn Toán Chuyên Vĩnh Phúc Lần 1