Soạn văn 8 ông đồ của Vũ Đình Liên hay và ngắn gọn nhất
Bài ông đồ là một bài tập trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8, được giới thiệu nhằm giúp các em học sinh rèn luyện kỹ năng viết văn và phát triển tư duy sáng tạo. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách soạn bài ông đồ một cách hiệu quả và đạt được kết quả tốt nhất.
Mục lục
Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách soạn bài 8 ông đồ một cách đầy đủ và chính xác. Bài viết sẽ bao gồm các phần nội dung như đặc điểm và cấu trúc của bài ông đồ, các lưu ý khi soạn bài ông đồ và các bước để viết bài ông đồ một cách hiệu quả.
Soạn văn 8 ông Đồ ngắn gọn mẫu 1
Câu 1:
– Trong 2 khổ thơ đầu: hình ảnh ông Đồ viết chữ nho ngày Tết là một hình ảnh đẹp. Đấy là cái thời đắc ý của ông. Ông xuất hiện cùng với “hoa đào”, “mực tàu”, “giấy đỏ”. Ông đem lại niềm vui cho nhiều người khi viết câu đối tết. Bao nhiêu người nhờ ông, tấm tắc khen ngợi ông.
– Khổ 3+4: vẫn diễn tả không gian ấy, thời gian ấy, nhưng không khí khác: vắng vẻ theo từng năm, đến giờ thì hâu như không còn “người thuê viết”. Giấy cũng buồn, mực cũng sầu. Ông đồ vẫn có mặt, nhưng người ta không ai nhận ra ông, không chú ý vào ông nữa. Ông gần như bị lãng quên.
=> Sự đối lập gợi cho người đọc cảm xúc thương cảm ông đồ, ông đang bị gạt ra rìa cuộc sống, ông đang bị lãng quên cùng với thú chơi câu đối một thời. Hai câu thơ: “lá vàng rơi trên giấy – ngoài giời mưa bụi bay” không chỉ là hai câu thơ tả cảnh mà còn là hai câu thơ tả tâm trạng, tả cảnh ngộ của ông đồ. Lá vàng rơi – biểu hiện của sự tàn úa, lại kèm mưa bụi bay. Lạnh lẽo và buồn thảm.
Câu 2: Nỗi lòng của tác giả đối với ông đồ:
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa
=> Kết cấu đầu cuối tương ứng: Cảnh thiên nhiên tươi đẹp còn ông đồ vắng bóng bị dòng đời, thời gian quên lãng.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ
=> Câu hỏi tu từ: Nỗi niềm thương tiếc của tác giả đối với ông đồ, với giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
Câu 3: Không chỉ hay ở nội dung hoài niệm, bài thơ còn hay ở nghệ thuật:
– Cách dựng cảnh tương phản: một bên tấp nập đông vui, một bên buồn bã hiu hắt. Một bên nét chữ như phượng múa rồng bay, bên kia giấy buồn không thắm, mực đọng nghiên sầu.
– Kết cấu đầu cuối tương ứng. Cũng là thời gian ngày áp tết, vẫn là không gian mùa xuân, hoa đào nở. Nhưng hình ảnh ông đồ cứ nhạt nhòa dần. Cuối cùng thì không thấy hình ảnh ông đồ nữa.
– Bài thơ làm theo thể năm chữ: lời lẽ dung dị, không có gì tân kì. Những hình ảnh thơ gợi cảm, sinh động và nhuốm đầy tâm trạng.
Câu 4:
Những câu thơ “giấy đỏ buồn không thắm – mực đọng trong nghiên sầu- lá vàng rơi trên giấy – ngoài giời mưa bụi bay” là những câu thơ tả cảnh ngụ tình. Tác giả dùng biện pháp nhân hóa làm cho giấy, mực – những vật vô tri vô giác cũng biết sầu buồn. Nỗi cô đơn hắt hiu của con người khi bị bỏ quên. Cảnh vật tàn tạ, thiên nhiên cũng buồn theo nỗi buồn của con người.
Soạn bài ông Đồ ngắn gọn mẫu 2
Câu 1. Phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông ở khổ 3, 4. Hãy so sánh để làm rõ sự khác nhau giữa hai hình ảnh đó. Sự khác nhau này gợi cho người đọc cảm xúc gì về tình cảnh ông đồ?
– Hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ Nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu:
- Không gian: trên phố đông người qua lại.
- Thời gian: Khi Tết đến, mùa xuân về.
- Dáng vẻ của ông đồ: ngồi viết câu đối, giống như một người nghệ sĩ.
- Thái độ của người xung quanh: chen chúc xin chữ, tấm tắc khen ngợi tài năng.
– Hình ảnh ông đồ ở khổ 3 và 4:
- Không gian: vắng vẻ, không có người qua lại.
- Thời gian: cũng là khi Tết đến xuân về.
- Dáng vẻ ông đồ: ngồi viết câu đối nhưng.
- Thái độ của mọi người: thờ ơ, không ai nhận ra ông đồ.
=> Tình cảnh của ông đồ: Ông đồ và thú vui chơi chữ đang dần bị lãng quên và đang bị vùi lấp bởi những giá trị khác.
Câu 2. Tâm tư nhà thơ thể hiện qua hai bài thơ như thế nào?
Tâm tư của nhà thơ đó là nỗi niềm thương tiếc của tác giả đối với ông đồ, với giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
Câu 3. Bài thơ hay ở những điểm nào? (Gợi ý: cách dựng hai cảnh cùng miêu tả ông đồ ngồi viết thuê ngày Tết bên phố nhưng rất khác nhau gợi sự so sánh, những chi tiết miêu tả đầy gợi cảm; sử dụng thể thơ năm chữ và ngôn ngữ giản dị mà cô đọng, nhiều dư vị…)
– Cách dựng cảnh tương phản: Một bên tấp nập đông vui, một bên buồn bã hiu hắt. Một bên nét chữ như phượng múa rồng bay, bên kia giấy buồn không thắm, mực đọng nghiên sầu.
– Kết cấu đầu cuối tương ứng. Cũng là thời gian ngày giáp tết, cũng là không gian mùa xuân, cũng vẫn là hoa đào nở. Nhưng hình ảnh ông đồ cứ nhạt nhòa dần. Cuối cùng thì không thấy hình ảnh ông đồ nữa.
– Thể thơ năm chữ, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh sinh động, giàu cảm xúc.
Câu 4. Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:
– Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…
– Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.
Gợi ý:
Những câu thơ tả cảnh ngụ tình:
- Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa “giấy đỏ buồn” – “mực đọng trong nghiên sầu”: ngay cả những vật vô tri vô giác cũng biết sầu buồn.
- Thiên nhiên cũng nhuốm màu tâm trạng “lá vàng rơi trên giấy”, “ngoài đường mưa bụi bay”: gợi sự cô đơn, lạnh lẽo.
=> Từ đó, người đọc thấy được nỗi cô đơn, buồn bã của con người.
Đọc hiểu tác giả, tác phẩm
Nội dung tác phẩm Ông đồ
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Tìm hiểu tác giả, tác phẩm Ông đồ
Tác giả
– Vũ Đình Liên (1913 – 1996)
– Quê quán: Quê gốc là ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội
– Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới
– Phong cách sáng tác: Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng
Tác phẩm
a, Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác 1936 khi Hán học, chữ Nho ngày càng suy tàn.
b, Bố cục: 3 phần
– Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Hình ảnh ông đồ thời kì đắc ý
– Phần 2 (hai khổ tiếp theo): Hình ảnh ông đồ thời suy tàn
– Phần 3 ( còn lại) : Tình cảm của nhà thơ
c, Phương thức biểu đạt: Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm
d, Thể thơ : Ngũ ngôn
e, Giá trị nội dung:
Tác phẩm khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khơi gợi được niềm xúc động tư vấn của nhiều độc giả
f, Giá trị nghệ thuật:
– Thể thơ ngũ ngôn
– Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng, chặt chẽ
– Ngôn từ trong sáng bình dị, truyền cảm
Sơ đồ tư duy Ông đồ
Tóm lại, việc soạn văn 8 ông đồ đòi hỏi sự tập trung, nỗ lực và kiên trì của các em học sinh. Tuy nhiên, khi áp dụng đúng kỹ thuật và quy trình soạn bài ông đồ, các em sẽ có thể viết được một tài liệu học tập hay, đầy đủ các yêu cầu của đề bài và đạt điểm cao.
Với những kinh nghiệm và kiến thức mà Trang Tài Liệu đã chia sẻ trong bài viết này, hy vọng rằng các em học sinh sẽ có thể nâng cao kỹ năng viết văn của mình, đồng thời cũng rèn luyện được tính kiên trì, sáng tạo và chăm chỉ trong học tập.
Hãy luôn tập trung và nỗ lực trong việc học tập, các em sẽ thấy được sự tiến bộ đáng kể trong tư duy và kỹ năng viết văn của mình. Chúc các em thành công trong việc học tập và phát triển bản thân!