TM là gì? Kí hiệu TM là gì? Phân biệt R, TM, C trên nhãn sản phâm
Ký hiệu TM là gì? Ký hiệu C (©) – Copyrighted là gì? Ký hiệu R (®) – Registered là gì? Thủ tục, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu? Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu? Một số lưu ý khi thiết kế, lựa chọn đăng ký nhãn hiệu?
TM là gì?
Ký hiệu TM là từ viết tắt của từ Trademark (nghĩa là nhãn hiệu). Ký hiệu TM được thể hiện trên các sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ là: ™.
Khái niệm: TM là ký hiệu để phân biệt sản phẩm, dịch vụ hoặc của chính các công ty với nhau. Biểu tượng TM được sử dụng để gắn lên nhãn hiệu để khẳng định nhãn hiệu này đã được nộp đơn đăng ký và đang trong quá trình thẩm định để cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Việc một bên doanh nghiệp nào đó gắn mác TM thì không có nghĩa rằng đó là một nhãn hiệu đã được bảo hộ, do vậy nếu nhãn hiệu nào đã được bảo hộ mà gắn TM sẽ khiến người tiêu dùng ngầm hiểu là nhãn hiệu đó chưa được bảo hộ.
TM (™) được dùng trong các trường hợp sau:
+ Khi chưa nộp đơn đăng ký bảo hộ;
+ Khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký;
+ Hoặc không được bảo hộ nhưng chủ sở hữu muốn dùng biểu tượng đó.
Như vậy có thể hiệu khi chủ sở hữu dùng ký hiệu TM có nghĩa là nhãn hiệu đó chưa được hoặc không được bảo hộ nhưng chủ sở hữu muốn dùng biểu tượng đó như một nhãn hiệu và khẳng định quyền của mình đối với nhãn hiệu đó để tránh sự nhầm lẫn giữa sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ của các bên hay cũng là dấu hiệu cảnh báo các đối tượng khác không nên xâm phạm. Tuy nhiên vì TM chưa được đăng ký bảo hộ nên việc xảy ra tranh chấp là điều không tránh khỏi và việc đảm bảo quyền lợi trong trường hợp này khi có tranh chấp cũng thấp hơn những sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ.
Nhãn hiệu có một số đặc điểm để phân biệt với các loại khác như sau:
+ Nhãn hiệu là tài sản hữu hình;
+ Nhãn hiệu hiện diện trên các văn bản pháp lý, có thể nhìn thấy được;
+ Doanh nghiệp có thể đăng ký nhãn hiệu và được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
+ Nhãn hiệu được xây dựng, quản lý bằng các văn bản quy phạm pháp luật;
+ Nhãn hiệu là một phần không thể thiếu của doanh nghiệp, là yếu tố chính của doanh nghiệp.
– Để bảo bảo hộ nhãn hiệu thì chủ sở hữu sẽ chuẩn bị các hồ sơ để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như sau:
+ Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
+ Mẫu nhãn hiệu;
+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (như giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, văn bản xác nhận đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ của tổ chức);
+ Giấy ủy quyền cho người nộp đơn (nếu có);
+ Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn;
+ Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể / quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
+ Tài liệu chứng mình quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt (tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương hoặc các ký hiệu đặc trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác).
– Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:
+ Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.
Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ.
+ Bước 2: Thẩm định hình thức hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn đăng ký có hợp lệ hay không:
Nếu hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
Nếu đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn và nêu rõ lý do, thiếu sót và yêu cầu bổ sung (nếu có) cho hợp lệ. Trong vòng 02 tháng nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối, ý kiên phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
+ Bước 3: Công bố đơn.
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ; đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
+ Bước 4: Thẩm định nội dung hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
+ Bước 5: Ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
R kí hiệu là gì?
Ký hiệu này có hàm ý nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước. Vì vậy, trong các trường hợp, nhãn hiệu đã được đăng ký thì sử dụng ký hiệu này để thông tin cho người tiêu dùng biết là nhãn hiệu đó đã được pháp luật bảo hộ. Nếu chưa được bảo hộ thì không được dùng ký hiệu này.
Để được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì nhãn hiệu này phải đáp ứng các điều kiện nhất định được quy định trong Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ. Quá trình đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài trong ít nhất 12 tháng. Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 10 năm kể từ này nộp hồ sơ và có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm.
C ký hiệu là gì?
© là ký hiệu của Copyrighted, nghĩa là bản quyền, đây là một tập hợp tất cả các quyền lợi cho việc sử dụng và quyền sở hữu đối với một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó, nghiêm cấm tất cả mọi tổ chức, cá nhân sử dụng một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó nếu chưa được sự đồng ý của người sở hữu. Tất cả các quyền lợi hợp pháp này sẽ đươc Cơ quan quản lý bảo hộ.
Copyrighted áp dụng cho tất cả những nơi có sự xuất hiện của sáng tạo, của tác giả, của người tạo ra tác phẩm/ ý tưởng/ thông tin… Đối tượng được bảo vệ của quyền tác giả là các tác phẩm văn học , nghệ thuật khoa học như: các tác phẩm âm nhạc, văn học, tác phẩm hiến trúc, các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng…được ghi nhận cụ thể tại Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ.
Phân biệt R, TM, C trên nhãn sản phẩm
Giống nhau:
– Các ký hiệu R (®), TM (™) và C (©) được ghi trên nhãn sản phẩm đều là các ký hiệu liên quan đến sự bảo hộ của sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ đó. Hay cụ thể hơn qua các ký hiệu này trên sản phẩm khách hàng hay đối tác có thể biết được các thông tin liên quan đến sự bảo hộ trong sở hữu trí tuệ của các sản phẩm, dịch vụ được đăng ký.
– Việc sử dụng không đúng các chỉ dẫn, ký hiệu bảo hộ nhãn hiệu thì đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
* Khác nhau:
– Thứ nhất, đối với mỗi ký hiệu sẽ mang ý nghĩa và tính pháp lý khác nhau. Ví dụ nếu có ký hiệu TM (™) thì chúng ta có thể hiểu sản phẩm hoặc dịch vụ đó chưa được cấp giấy đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và ngược lại nếu đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ có ký hiệu R (®).
– Thứ hai, đối với ký hiệu TM (™) và R (®) sẽ chỉ được sử dụng trong lĩnh vực liên quan đến nhãn hiệu, còn đối với ký hiệu C sẽ được áp dụng cho tất cả sự xuất hiện của sáng tạo, của tác giả, của người tạo ra tác phẩm/ý tưởng, … Áp dụng cho các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ bao gồm cả nhãn hiệu khi chủ sử dụng nhãn hiệu có song song việc đăng ký bản quyền tác giả ghi nhận sự sáng tạo sáng tạo của tác giả, của chủ sở hữu tác phẩm.
– Thứ ba, hồ sơ và thủ tục của từng đối tượng khi đăng ký nhãn hiệu hay đăng ký quyền tác giả cũng khác nhau.
Thứ tư, do tính pháp lý của từng đối tượng và các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh nó mà hiệu lực bảo hộ, bảo vệ của cơ quan nhà nước đến từng đối tượng cũng khác nhau.