Docly

Sông là gì? Hồ là gì? Đặc điểm và giá trị kinh tế của sông

Sông là gì hồ là gì? – Khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng trả lời được. Hãy cùng Trang tài liệu cùng thu thập và tìm hiểu rõ hơn về khái niệm và đặc điểm của chúng nhé!

Sông là gì?

Khái niệm: Sông là dòng nước chảy thường xuyên và tương đối ổn định trên bề mặt lục địa và hầu hết các sông đều đổ ra biển. Nơi tiếp giáp giữa sông và biển là cửa sông, trong 1 vài trường hợp sông chảy ngầm xuống đất hoặc khô hoàn toàn trước khi chúng chảy đến 1 vùng có nước (vực nước) khác. 

Sông là 1 phần quan trọng trong quá trình tuần hoàn của hệ thống nước. Nó không chỉ có vai trò là bồn thu nước, mà nó còn là trung gian chuyển nước ra bên ngoài đại dương.

-Nguồn: SGK Địa Lý 6-

Ví dụ một vài con sông nổi tiếng: sông Seine Pháp, sông Nile Ai Cập,… hay các con sông Việt Nam nổi tiếng như sông Hồng, Cửu Long, Thu Bồn,…

Sông được hình thành do đâu?

Vạn vật sinh ra đều có nguồn gốc nhất định, và sông cũng như vậy. Các dòng sông trên Trái Đất được hình thành do hoạt động xâm thực của dòng nước. Trong quá trình chảy, dòng nước sẽ bào mòn 1 phần của địa hình và bắt đầu sự hình thành của dòng sông. 

Sự hình thành của dòng sông sẽ xảy ra trong 1 thời gian dài qua nhiều năm và tốc độ hình thành sẽ phụ thuộc vào địa chất nơi dòng chảy đi qua. Dòng nước sẽ mang theo những vật xói trên thượng lưu cùng các vật liệu bị xói dọc đường tạo thành bùn cát (phù sa). 

Sự phân bố bùn cát trên sông vô cùng phức tạp, nó phụ thuộc vào địa hình, bán kính công và vận tốc của dòng chảy. Ở nơi nào có mặt cắt co hẹp thì chỗ đó sẽ có vận tốc tăng và tình trạng xói mòn sẽ nhanh hơn, còn nơi nào mặt cắt dòng sông mở rộng thì khi xói mòn mặt cắt lòng sông sẽ mở rộng và làm giảm vận tốc. Quá trình trên sẽ diễn ra cho đến khi lòng sông đạt mức cân bằng.

Giữa dòng chảy và lòng sông luôn có sự tương tác lẫn nhau và nó được biến đổi liên tục, ít khi đạt được sự cân bằng do điều kiện thủy văn không tuân theo bất kỳ quy luật nào.

Bùn cát trong sông đặc biệt phong phú vào mùa nước lũ. Do vậy, đa số các nguồn cát trong sông được tạo thành do các trận mưa rào lớn trên lưu vực. Nếu đất đai trên lưu vực có ít cây bao phủ thì tốc độ xâm thực sẽ càng nhanh và tạo thành dòng bùn cát. 

Sau khi lũ hạ, bùn cát có thể tích tụ lại thành từng vùng và được gọi là ghềnh cạn (cồn cát, bãi cạn). Do sự hình thành của các ghềnh cạn này mà các tuyến chạy tàu có thể bị đổi hướng. Và nguồn gốc của bùn cát cũng ảnh hưởng rất lớn đến đặc trưng của dòng sông và tạo ra nhiều loại sông khác nhau.

Lưu vực sông là gì?

Theo định nghĩa dựa trên căn cứ khoản 8 Điều 2 Luật về tài nguyên nước: “Lưu vực sông là vùng đất mà ở trong phạm vi đó, nước mặt, nước dưới đất được chảy tự nhiên vào sông và sẽ thoát ra ở một cửa chung hoặc thoát ra ngoài biển, lưu vực sông sẽ bao gồm các lưu vực sông liên tỉnh và lưu vực sông nội tỉnh.”

Cụ thể trong đó:

  •  Lưu vực sông liên tỉnh là lưu vực của những dòng sông nằm trên địa bàn từ hai tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương trở lên. (Dựa theo Khoản 9 Điều 2 của  Luật tài nguyên về nước 2012)
  •  Lưu vực sông nội tỉnh sẽ là lưu vực của những con sông nằm trên địa bàn một tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. (Dựa theo Khoản 10 Điều 2 Luật tài nguyên về nước 2012)

Hồ là gì?

Trong sách địa lý lớp 6 có ghi: “Hồ là một vùng địa hình sâu hoặc trũng xuống, thường khá rộng chứ không quá dài để chứa được nước. Người ta cũng có thể tạo ra một số hồ nhân tạo có thể chảy nước đi như là hồ thủy điện, còn trong đa số các trường hợp khác thì nước ở trong hồ sẽ không được lưu thông.

Hồ lớn nhất thế giới hiện nay phải kể đến là hồ Victoria (ở châu Phi), hồ A-ran (ở Châu Á). Còn ở Việt Nam có những hồ nhỏ như là hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây, Hồ Tà Đùng,…

Hồ thường sẽ tạo ra những khung cảnh tuyệt đẹp và nhiều nơi đã được con người cải thiện để trở thành các khu du lịch sinh thái, thu hút được rất nhiều khách du lịch, góp phần phát triển du lịch.

Phân loại hồ

Hồ có rất nhiều nguồn gốc hình thành khác nhau. Dựa vào tính chất thì hồ sẽ được phân ra làm nhiều loại như:

  • Hồ móng ngựa (hồ vết tích của các khúc sông): Là loại hồ được hình thành nên do uốn khúc của một con sông. Trải qua thời gian, đoạn sông cũ trên dòng chảy này đã mất đi và tạo ra đường đi cho dòng sông mới ngay trên vết tích dòng sông cũ để lại. Ví dụ: Hồ Tây ở Hà Nội.
  • Hồ nhân tạo do con người mà hình thành nên.
  • Hồ băng hà được hình thành do các tảng băng hà di chuyển qua làm bào mòn mặt đất, đào sâu chỗ đất đá mềm và để lại những vũng nước lớn. Ví dụ như các hồ ở Phần Lan, Canada…
  • Hồ miệng núi lửa: Là hồ được hình thành trên miệng trũng của núi lửa, nước sẽ tụ lại khi chảy ra sông.
  • Hồ kiến tạo: Là loại hồ được hình thành ở vùng đất bị sụt lún do hiện tượng động đất gây ra và khiến cho các mảng kiến tạo bị dịch chuyển. Ví dụ: Các hồ ở phía Đông châu Phi.

Ở hoang mạc, gió sẽ tạo thành các cồn cát cao, dưới chân cồn cát sẽ tạo thành nơi trũng và nước tụ lại thành hồ, nhưng các hồ này thường rất nông.

Ngoài ra, nếu dựa vào tính chất của nước thì hồ còn được chia làm hai loại khác là:

  • Hồ nước ngọt: Loại hồ này chiếm diện tích nhiều nhất trong lục địa. Hồ có thể là do có dòng sông nước ngọt chảy qua hay do mưa tạo thành. Ví dụ: Biển Hồ, hồ Ba Bể,…
  • Hồ nước mặn: Loại hồ này chiếm rất ít. Hồ được tạo nên có thể là do di tích của biển, đại dương bị cô lập giữa các lục địa hay trước kia hồ là hồ nước ngọt nhưng do khí hậu khô hạn nên nước hồ bị cạn kiệt dần và tỉ lệ muối khoáng bên trong hồ tăng.

Dựa theo nguồn gốc hình thành còn có 2 loại hồ nữa là:

  • Hồ nhân tạo (hay còn được gọi là thủy đàm)
  • Hồ tự nhiên

Giá trị kinh tế của sông và hồ

Hệ thống sông ngòi không chỉ tạo cảnh quan cho du lịch sinh thái, mà nó còn cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất và đời sống của con người. Chẳng hạn như:

  • Sông chính là cầu nối giữa nhiều vùng miền, thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy
  • Cung cấp nguồn lợi thủy sản, phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
  • Cung cấp nguồn nước để phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
  • Điều hòa nhiệt độ khí quyển cũng như điều hòa lượng mưa
  • Nơi sinh sống của các loại động vật, thực vật giúp hệ sinh thái đa dạng hơn
  • Tạo cảnh quan thiên nhiên đẹp, đa dạng, phát triển du lịch sinh thái.

Đặc điểm mạng lưới sông ngòi Việt Nam

  • Mật độ sông

Sông ngòi Việt Nam vô cùng dày đặc với mật độ sông là 0.6km/km2 và phần lớn đều là những con sông nhỏ, do nước ta có lãnh thổ hẹp ngang. Chỉ tính những con sông dài trên 10km thì cả nước ta có khoảng 2360 con sông như sông Đà, sông Hồng, sông Lô, sông Đồng Nai,… Khi đi dọc bờ biển, cứ 20km thì lại gặp 1 cửa sông.

Nguyên nhân hình thành nên mạng lưới sông ngòi Việt Nam như vậy là do nước ta có lượng mưa lớn trên địa hình chủ yếu là đồi núi, nên rất dễ bị cắt xẻ mạnh, độ dốc cao

  • Lưu lượng nước

Sông ngòi nước ta có lượng nước cực lớn với tổng lượng nước của tất cả sông ngòi chảy trên lãnh thổ là 839 tỷ m3/năm. Trong đó, 60% lượng nước được cung cấp từ phần lưu vực ngoài lãnh thổ như hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long,….

Sông ngòi giàu phù sa với tổng lượng phù sa hàng năm trên lãnh thổ nước ta là khoảng 200 triệu tấn/ năm. Trong đó, hệ thống sông hồng chiếm khoảng 60% và sông Mê Kông khoảng 35%.

Nguyên nhân sông ngòi nước ta có lượng mưa lớn, mặt khác lại có lượng nước lớn từ lưu vực ngoài lãnh thổ Việt. Sông giàu phù sa là do hệ quả của quá trình xâm thực mạnh và bào mòn mạnh mẽ của địa hình.