Docly

Lên lớp 6 cần chuẩn bị những gì? Sgk & Môn học chương trình mới

Bước vào lớp 6 được xem là một bước chuyển quan trọng học việc học của các em học sinh. Chính vì điều đó, việc chuẩn bị đầy đủ tâm lý, kiến thức vô cùng quan trọng. Hiểu được điều đó, Trang Tài Liệu xin gửi tới quý phụ huynh và các em học sinh những thông tin lên lớp 6 cần chuẩn bị những gì, có bao nhiêu môn học và chương trình học năm 2023 – 2024 gồm những gì trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Danh mục đồ dùng học tập cần chuẩn bị

Có thể nói với trẻ bắt đầu lên lớp 6 chắc chắn sẽ có rất nhiều sự thay đổi mà quý phụ huynh cần cập nhật kịp thời để có thể trang bị đầy đủ cho con em khi bước vào một môi trường mới. Vậy lớp 6 cần chuẩn bị những gì? Dưới đây, Trang Tài Liệu sẽ gợi ý tất cả những đồ dùng học tập cần thiết phải chuẩn bị cho trẻ lên lớp 6, bao gồm:

👉 Một chiếc cặp sách

👉 Bộ sách giáo khoa và sách bài tập

👉 Vở viết (là loại vở thếp và có dòng kẻ)

👉 Bút bi (có thể là mực đen hoặc xanh)

👉 Bút ghi nhớ (là loại bút dùng để highlight các đề mục, các nội dung cần lưu ý)

👉 Bút chì, tẩy, thước,…

👉 Hộp bút

👉 Bộ thước kẻ hình (bao gồm compa, eke,…)

👉 Giày để học thể dục

👉 Túi đựng tài liệu

Sách giáo khoa lớp 6 theo chương trình mới

Ở chương trình lớp 6 mới sẽ có tới nhiều bộ sách giáo khoa được đưa vào giảng dạy thay vì 1 bộ sách dùng chung cho cả nước như trước đây,

Đối với lớp 6, mỗi môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Công nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm và Hướng nghiệp có 3 sách giáo khoa; môn Tin học có 2 sách và Tiếng Anh có 8 sách giáo khoa được phê duyệt.

sách giáo khoa chương trình mới lớp 6

Danh mục SGK lớp 6 đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt chủ yếu nằm trong 3 bộ sách: Cánh diều ( của NXB Đại học Sư phạm), Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo ( của NXB Giáo dục). Từ danh mục này, các tỉnh, thành phố sẽ tiến hành thành lập hội đồng lựa chọn SGK để lựa chọn ra các đầu SGK phù hợp với điều kiện dạy và học của tỉnh thành mình. 

Cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết các tỉnh đều đã chọn ra bộ sách giáo khoa phù hợp cho địa phương mình, vì vậy bố mẹ và các con cần chủ động sát sao theo dõi thông tin để chuẩn bị trước cho các con

Với mục tiêu “Một chương trình, nhiều bộ SGK”, thay vì trước đây SGK quy định khung chương trình thì tới định hướng mới này khung chương trình/khung năng lực sẽ quy định về nội dung trong sách giáo khoa. 

Nội dung SGK lớp 6 bám sát, tuân thủ một cách tuyệt đối các yêu cầu của chương trình mới lớp 6. Phương pháp dạy học có sự đổi mới, tập trung vào phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh thông qua các hoạt động thực hành được đưa ra trong sách

Với cách tiếp cận theo hướng mở, hình thức đẹp, nhiều hình ảnh trực quan, sinh động, SGK mới lớp 6 khiến học sinh thấy rất thích thú. Đây chính là cơ hội để học sinh phát triển toàn diện cả năng lực và phẩm chất theo yêu cầu mà Bộ GD&ĐT đã đề ra trong chương trình mới. Tuy nhiên, bộ sách mới với cách học mới cũng thực sự là thách thức, đòi hỏi sự chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc học. 

Các môn học trong chương trình lớp 6 mới 

Chương trình lớp 6 mới bao gồm:

  • 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học (trở thành bắt buộc, khác với trước đây là tự chọn); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương)  
  • 2 môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. 

Thời lượng giáo dục 1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút (có hướng dẫn các trường đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày).

Với định hướng dạy học tích hợp, so với chương trình hiện hành, chương trình mới lớp 6 mới sẽ có một số môn học và hoạt động giáo dục lần đầu xuất hiện; đó là môn: Lịch sử và Địa lí (tích hợp từ 2 môn Lịch sử, Địa lí), Khoa học Tự nhiên (tích hợp từ 3 môn môn Vật lí, Hóa học và Sinh học), môn Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp và Nội dung giáo dục địa phương.

Cụ thể, 2 phân môn Lịch sử và Địa lí được thiết kế theo mạch nội dung riêng, trong đó nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ; nội dung Lịch sử tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Địa lí và nội dung Địa lí tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Lịch sử. Kế hoạch dạy môn học được xây dựng theo từng phân môn lịch sử và phân môn địa lý, mỗi phân môn được bố trí dạy đồng thời trong từng học kỳ, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.

Môn khoa học tự nhiên là một môn học mới ở bậc THCS, trước đây chưa từng có. Đây là môn học tích hợp với các phân môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, bao gồm các chủ đề: Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu trời. Các chủ đề này được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên.

Đối với nội dung giáo dục của địa phương: Bao gồm những vấn đề cơ bản về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,… của địa phương. 

Đối với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp: Bao gồm các nội dung hoạt động được tổ chức trong và ngoài nhà trường với các hình thức hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề và hoạt động câu lạc bộ…

Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp trung học cơ sở

(Nguồn: Chương trình GDPT tổng thể – Bộ GD&ĐT)

Trên đây là những chia sẻ thông tin lên lớp 6 cần chuẩn bị những gì, chi tiết về việc học sinh lớp 6 có bao nhiêu môn học? Chương trình lớp 6 bao gồm những gì? Trang Tài Liệu hy vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh và các em học sinh có thể nắm được những thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời để phục vụ cho việc học tập đạt chất lượng tốt nhất. Bạn có thể khám phá thêm một số khái niệm thú vị ở trang danh mục của chúng tôi nhé