Docly

Lễ hằng thuận là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Hằng Thuận

Lễ thuận hằng là gì? Lễ thuận hằng diễn ra như thế nào và nghi thức bao gồm mấy bước? Lễ thuận hằng đối với các Phật tử và người theo đạo Phật là một trong những buổi lễ vô cùng quan trọng trong hôn nhân thường được tổ chức tại các ngôi chùa. Đối với những người ngoại đạo, lễ thuận hằng vẫn còn là cái tên khá xa lạ. Vậy Hãy cùng Trang tài liệu đi tìm hiểu những thông tin này trong bài viết dưới đây nhé!

Lễ Hằng Thuận là gì?

Khái niệm: Lễ thuận hằng là một nghi thức dành riêng cho hôn nhân và được tổ chức tại các chùa. Nghi thức này được tổ chức giữa sư trụ trì, cô dâu – chú rể, các thành viên thân thiết hai bên gia đình. Trong nghi thức, sư trụ trì sẽ là người đại diện tuyên bố lý do của buổi lễ, làm lễ cầu phúc cho cặp đôi, trao tín vật nhẫn cưới và nhận được những lời chúc tốt đẹp và may mắn từ mọi người.

Nguồn gốc của Lễ Hằng Thuận

Lễ Hằng thuận hay còn gọi là lễ kết hôn ở chùa. Đối với Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Nam tông, lễ Hằng thuận ít khi được thực hiện. Còn ở những ngôi chùa thuộc Phật giáo Bắc tông thì những năm gần đây, nghi lễ này được tổ chức rất nhiều.

Lễ Hằng thuận được bắt nguồn từ thời Đức Phật còn tại thế. Khi ấy, nhân dịp Đức Phật về thăm kinh thành Ca Tỳ La Vệ đúng vào ngày Vương tử Ma Ha Nam cưới vợ, tất cả kinh thành cung thỉnh Ngài và Tăng đoàn đến dự đám cưới của Vương tử Ma Ha Nam.

Vì thế, Ngài đã đến tham dự và chứng minh cho buổi lễ. Tại đây, Đức Thế Tôn đã ban những lời dạy cho vợ chồng Vương tử Ma Ha Nam về bổn phận làm vợ, làm chồng; bổn phận làm cha, làm mẹ; rồi cha mẹ đối với con cái như thế nào và nhiều bổn phận khác. Có lẽ, đây là một sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đến dự một đám cưới.

Tuy nhiên, thời nay, chư Tăng rất ít khi đến dự đám cưới vì đám cưới của người tại gia thường ăn uống, nhậu nhẹt, hát ca, chúc tụng những bài hát của thế gian, không phù hợp với những người tu hành.

Còn ở Việt Nam, lễ Hằng thuận đầu tiên được gia đình Phật tử bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám tổ chức cho con gái đầu lòng tại chùa Từ Đàm (Huế) vào năm 1930. Đây là lễ cưới đầu tiên ở chùa trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Đến năm 1971, Hòa thượng Thích Thiện Hòa chính thức đặt tên cho lễ kết hôn ở chùa là lễ Hằng thuận. “Hằng” là mãi mãi, thường hằng; “thuận” là hòa thuận. “Hằng thuận” có nghĩa là mãi mãi thuận hòa. Vợ chồng mãi mãi thuận hòa thì gia đình hạnh phúc, êm ấm, vì thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.

Như vậy, chúng ta biết rằng nguồn gốc của lễ Hằng thuận xuất phát từ thời Đức Phật còn tại thế, khi ấy Ngài đã đến dự đám cưới tại gia của vương tử Ma Ha Nam. Còn ở Việt Nam, lễ Hằng thuận chính thức được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1930.

Ý nghĩa việc tổ chức lễ Hằng Thuận

Lễ Hằng thuận không những mang lại phước báu đến cho các cặp đôi mà còn cho cả người thân trong gia đình. Bởi, đám cưới tại gia phải sát sinh rất nhiều các con vật, có khi mất đi phước lành. Còn lễ Hằng thuận ở chùa thì tân lang, tân nương, bạn bè, quan viên hai họ được ăn những mâm cơm thanh tịnh, lễ Phật, nghe Pháp nên ai cũng được tăng thêm phúc. Đặc biệt còn được các Thầy răn nhắc về đạo lý của vợ chồng và bổn phận làm con trong gia đình. Trong buổi lễ, tân lang, tân nương được lễ cha, lễ mẹ để tỏ lòng hiếu thảo. Vì thế mà Lễ Hằng thuận mang rất nhiều ý nghĩa nên ai tham dự cũng rất hoan hỷ và xúc động.

Qua đây, chúng ta thấy tổ chức lễ Hằng thuận tại chùa không chỉ giúp cho các đôi vợ chồng biết cách sống ân nghĩa, thủy chung son sắt, làm việc thiện theo lời Phật dạy mà còn biết hiếu kính ân dưỡng dục của hai đấng sinh thành. Từ đó, tạo dựng nên cuộc sống gia đình hạnh phúc, hòa thuận, góp phần làm tươi đẹp cho xã hội.

Lễ Hằng Thuận thường được tổ chức ở đâu?

5 địa điểm tổ chức lễ hằng thuận tại Hà Nội

5 địa điểm tổ chức lễ hằng thuận tại Hà Nội

♥Thiền viện Sùng Phúc – Tổ 10, phường Cự Khối, quận Long Biên

♥Chùa Lý Triều Phúc Sư –  50 Lý Quốc Sư, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm

♥Chùa Đình Quán –  Đình Quán, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm

♥Chùa Quán Sứ – 73 Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm

♥Chùa Vạn Phúc – thôn Đoài, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn

5 địa điểm tổ chức lễ hằng thuận tại Hồ Chí Minh

♥Chùa Hoằng Pháp – 188/8 Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn

♥Chùa Vĩnh Nghiêm –  339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 14, quận 3

♥Chùa Pháp Hoa –  220A Lê Văn Sỹ, phường 14, quận 3

♥Chùa Viên Giác –  193 Bùi Thị Xuân, phường 1, quận Tân Bình

♥Chùa Định Thành – 629 Cách Mạng Tháng 8, phường 15, quận 10