Docly

Kpop là gì? Độ phủ sóng Kpop trên toàn thế giới

Kpop là một thuật ngữ thường được sử dụng trên internet và có rất nhiều người hâm mộ theo dõi trên khắp thế giới. Trước đây chỉ có ở một vài nước, nhưng hiện nay nó đã lan tỏa khắp toàn cầu. Cùng Trang tài liệu tìm hiểu về Kpop là gì và tại sao Kpop lại phổ biến khắp thế giới đến vậy nhé.

Kpop là gì? Nguồn gốc của âm nhạc Kpop

Kpop là từ viết tắt của “Korean pop” hay “Korean popular music”, vì vậy Kpop bắt nguồn từ Hàn Quốc. Kpop về cơ bản là một thể loại âm nhạc bao gồm các thể loại khác như nhạc điện tử, hip-hop, rock và R&B. Mặc dù hình thức đương đại của âm nhạc Kpop nổi lên trong những năm 1990, nhưng hiện tượng âm nhạc này đã xuất hiện trở lại. Kpop hiện đại là kết quả của sự pha trộn văn hóa kéo dài hàng thập kỷ bắt đầu từ những năm 1950.

Kpop xuất hiện từ những năm 80 của thế kỷ 19. Vào thời gian đó, “xứ sở kim chi” đang chịu ảnh hưởng lớn của nền văn hóa phương Tây, trong đó có âm nhạc. 

Nguồn gốc của âm nhạc Kpop

Một nhà truyền đạo tên là Henry Appenzell đến Hàn Quốc để truyền đạo và dạy những bài hát của Mỹ. Sau đó, chúng được dịch ra tiếng Hàn. Và bản nhạc đầu tiên thuộc dòng kpop có tên là “Oh my Darling, Clementine”

Trong suốt quá trình phát triển, dòng nhạc này bị hòa trộn với nhiều yếu tố khác nhau. Đến năm 1945, kpop chính “ra sân” nhưng chưa được khán giả biết nhiều đến. Chỉ đến đầu những năm 90, khi hàng loạt công ty trí Hàn Quốc ra đời thì nhạc kpop nói chung mới có sự phát triển mạnh mẽ như ngày nay. 

Đầu thế kỷ 20, Kpop bùng nổ trên khắp thị trường âm nhạc toàn cầu với rất nhiều các nhóm nhạc đình đám như Super Junior, Big Bang, SNSD, T-ara… rồi thế hệ sau có BTS, EXO, Blackpink,… 

Đặc điểm của Kpop

Nhạc Kpop mang những đặc điểm riêng biệt, nổi bật, khác hẳn so với dòng nhạc Vpop của Việt Nam. Cụ thể có thể kể đến

Công ty quản lý bài bản đối với các nghệ sĩ

Hầu hết, các ca sĩ, nhóm nhạc của Kpop đều có công ty quản lý đứng sau hỗ trợ, chỉ đạo. Trước khi ra mắt công chúng, họ phải trải qua quá trình khổ luyện, đào tạo rất vất vả. Thời gian thông thường cho việc này là 2 năm. Tuy nhiên, tùy vào khả năng tiến bộ và tố chất của từng người mà thời gian có thể rút ngắn hay tăng lên. Có nhiều ca nghệ sĩ đã phải chờ đợi mòn mỏi 7 đến 10 năm mới được ra mắt công chúng. Đơn cửa giống như: Jessica (cựu thành viên SNSD) với 7 năm luyện tập, G.Soul của JYP với 15 năm đợi chờ.

Trong thời gian đào tạo này, các thần tượng Kpop phải sống hoàn toàn biệt lập, dành toàn thời gian để học hát, học vũ đạo, diễn xuất, học tiếng, học cách giao tiếp với khán giả. Công ty quản lý giống như người cha, người mẹ chỉ dẫn lối đi, xây dựng hình tượng cho các nghệ sĩ. Để đảm bảo các nghệ sĩ nghe theo và đi đúng hướng công ty đã đề ra, thì các đơn vị quản lý đưa ra các hình phạt và quy định vô cùng nghiêm khắc được ràng buộc bởi các hợp đồng. 

Các thành viên trong nhóm Kpop đều có vai trò riêng

Các nhóm nhạc Kpop thường rất đông thành viên, mỗi thành viên lại giữ các vai trò khác nhau như: Đại diện hình ảnh, trường nhóm, hát chính, em út. Nhiệm vụ của họ chính là làm tốt vai trò của mình để nhóm đi vào quỹ đạo và hoạt động hiệu quả. Em út được xem như là yếu tố quyết định đến sự gắn kết của nhóm. Thành viên này có quyền làm nũng và nhận được sự chiều chuộng chuộng của các anh chị lớn hơn. Trưởng nhóm có vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo, răn dạy và chăm sóc các thành viên trong nhóm. Để đứng ở vị này thì các ca sĩ không chỉ cần có tài năng mà còn phải trưởng thành, chín chắn, có yếu tố lãnh đạo.

Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều nhóm nhạc với các thành viên kiêm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ như: Suzy (miss A) vừa giữ vai trò đại diện hình ảnh, em út vừa là hát chính của nhóm, hay G-Dragon vừa là trưởng nhóm đồng thời kiêm luôn đại diện hình ảnh và biểu tượng thời trang cho Big Bang…

Tùy vào khả năng cũng như tính cách của từng người mà công ty quản lý sẽ đưa ra những lựa chọn phù hợp

Các buổi Fansign

Đối với K-pop Hàn không thể thiếu các Fansign, đây là dịp các fan đến gặp và xin chữ ký thần tượng của mình. Đa phần các ca sĩ, nhóm nhạc của Kpop rất chăm chỉ tổ chức các buổi Fansign vừa là dịp các thần tượng được thể hiện tính cách thật của mình làm cho khoảng cách của họ với fan trở nên gần hơn vừa là một cách quảng bá rất có hiệu quả đối với các nghệ sĩ tân binh cũng như cách giữ lòng hâm mộ của các nhóm nhạc thâm niên.

MV với vũ đạo đặc sắc

Điều đặc biệt của MV âm nhạc Kpop đó chính là vũ đạo đỉnh cao, bắt mắt. trong thời gian đào tạo, họ được nâng cao cả hát cả nhảy nên bất cứ MV cũng có vũ đạo đi kèm là điều dễ hiểu. Đồng thời, để tạo cái nhìn ấn tượng thì đa phần, các MV Kpop đều được quay trong không gian đóng hộp, với các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng chất lượng. 

Đặc biệt phải kể đến “bố già” SM Ent với 90% các MV ca nhạc được quay trong không gian kín với các nghệ sĩ nổi tiếng như: SNSD, TVXQ, Super Junior, Red Velvet, EXO,… Đồng thời, để mang đến cảm giác mới lạ, thu hút người xem, công ty này còn sử dụng công nghệ hiện đại với các MV quay liền (One take) độc đáo được áp dụng trong Growl của EXO, Mr.Mr. của SNSD, Be Natural của Red Velvet…

Mặc dù hiện nay, với sự phát triển và ảnh hưởng của nền âm nhạc thế giới, có rất nhiều công ty đã đầu tư cho nghệ sĩ của mình quay MV ở nước ngoài với các không gian đẹp mắt nhưng các sản phẩm âm nhạc đóng hộp này vẫn được ưu tiên sử dụng 

Biểu diễn quảng bá trên sân khấu ca nhạc tuần

Ở Hàn Quốc, khi các ca sĩ, nhóm nhạc ra bài hát mới thường quảng cáo, biểu diễn trên các sân khấu ca nhạc cuối tuần như: inkigayo, Music Bank, Music Core… Đồng thời, việc giành được giải thưởng trong một chương trình ca nhạc đều là mục tiêu của các nhóm nhạc Kpop, thành tích này ảnh hưởng rất lớn đến tên tuổi của họ. Chính vì vậy mà nếu để ý, bạn có thể thấy rằng có rất nhiều nhóm nhạc, nghệ sĩ đã khóc khi lần đầu tiên nhận được giải thưởng.

Khác với các nghệ sĩ khác trên thế giới có những buổi trình diễn nhạc riêng để thể hiện tất cả các ca khúc trong album, các nhóm nhạc Kpop thường chỉ được biểu diễn một ca khúc nhiều lần trong các chương trình, sự kiện khác nhau. Bởi vậy bài hát chủ đề luôn là lựa chọn được ưu tiên. Cũng vì lý do này mà nhiều nhóm nhạc khi không có cơ hội để giới thiệu với công chúng thì thường bị rơi vào quên lãng

Âm nhạc được đan xen tiếng nước ngoài

Vì tiếng Hàn không phải là tiếng phổ thông nên các nhóm nhạc Kpop Hàn Quốc nếu muốn được bạn bè quốc tế biết đến thì cần phải sử dụng một phương tiện liên kết, đó chính là tiếng Anh. Cũng chính vì vậy mà đa phần các bài hát Kpop đều có 1 đoạn tiếng Anh ngắn, thường là câu cửa miệng của bài nhạc để người hâm mộ nước ngoài dễ nhận biết và hiểu được

Cũng chính vì vậy mà trình độ nói tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng anh của các nghệ sĩ hàn Quốc rất tốt. Có lẽ đây là kết quả trong quá trình rèn luyện, học tập ở các công ty trước khi ra mắt công chúng

Độ phủ sóng Kpop trên toàn thế giới

Trong khi internet giúp cho văn hóa Kpop trở thành một hiện tượng toàn cầu, thì vẫn có một vài yếu tố rõ ràng cho thấy Kpop được công nhận và yêu thích trên toàn thế giới. Những ai đã xem video bài hát “Gangnam Style” đã gây sốt trong năm 2012 có thể thấy văn hóa nhạc pop Hàn Quốc có phong cách độc đáo thu hút khác giả toàn cầu như thế nào. Một vài yếu tố chủ yếu cho việc phổ biến của Kpop là:

Sử dụng màu sắc và trang phục sáng tạo

Đây có lẽ là yếu tố đáng kính phục trong bất kỳ video âm nhạc Kpop hay buổi biểu diễn trực tiếp nào đã chinh phục được hàng triệu trái tim trên toàn thế giới. Việc sử dụng trang phục nghệ thuật và phối màu với sự rực rỡ, hiệu ứng vui tươi và sáng tạo cho phép các nghệ sĩ Kpop nổi bật thu hút sự quan tâm đến từ mọi người ở mọi lứa tuổi.

Vũ đạo đồng bộ hoàn hảo

Không ai có vũ đạo tốt hơn các nghệ sĩ Kpop. Bất kỳ màn trình diễn Kpop nào đều không khác gì một buổi biểu diễn nhờ các điệu nhảy được đồng bộ hóa hoàn hảo cùng với giai điệu gây nghiện được trình bày bởi các nghệ sĩ – những chuyên gia truyền cảm hứng tại Hàn Quốc. Những ca sĩ này được đào tạo trong thời gian dài để có thể hoàn thiện mọi bước nhảy và nắm bắt từng nhịp trong khi vừa nhảy vừa hát. Có thể nói rằng một buổi biểu diễn Kpop là nghệ thuật.

Đa ngôn ngữ

Hơn nữa, một vài nghệ sĩ Kpop đã thành thoạt nhiều ngôn ngữ khác nhau để có được phạm vị bao phủ rộng hơn cho mình. Chẳng hạn như, EXO quảng bá nhâm nhạc bằng tiếng Hàn cùng với một bài hát được dịch sang tiếng Trung. Một ví dụ khác về việc Kpop mang đến các bài hát bằng một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ của họ là Big Bang với ca khúc “Fantastic Baby”.

Những thuật ngữ trong Kpop

OTP là gì kpop? 

OTP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Only True Pairing”; được hiểu là sự kết hợp của những thành viên trong nhóm nhạc Kpop mà bạn yêu thích. Ví dụ, OTP của tôi là Bnior thì có thể hiểu đó là sự kết hợp giữa Junior và JB (thành viên nhóm GOT7).

Goods Kpop là gì?

Trong tiếng Anh, good có nghĩa là tài sản, hàng hóa. Vì vậy, good trong kpop được hiểu là những món đồ liên quan đến hình ảnh quảng bá của người nổi tiếng. Theo thống kê hàng năm, người hâm mộ kpop sẵn sàng chi một khoản tiền lớn để mua các vật phẩm có liên quan đến thần tượng của mình. Đây được xem như nét văn hóa đặc trưng của làn sóng Hallyu nói chung và cộng đồng fan hâm mộ nói riêng:

  • Good official: Đây là các món đồ liên quan đến một nghệ sĩ nổi tiếng do công ty chủ quản hoặc chính người nổi tiếng đó thiết kế, sản xuất ra để quảng bá hình ảnh cho nghệ sĩ đó. Ví dụ như: Photobook, Album, Lightstick,… 
  • Fan good: Là những món đồ liên quan đến một nghệ sĩ nổi tiếng do fans tự thiết kế và sản xuất nhằm thu lợi nhuận hoặc để quảng bá cho thần tượng của mình. Ví dụ như: Áo in hình, postcard, móc khóa, mũ, balo, lomo card,…  

Stream là gì kpop?

Thuật ngữ này mang ý nghĩa tương đương như cày view trên Youtube ở Việt Nam. Steam là hành động tăng lượt xem các sản phẩm của idol trên khắp các nền tảng âm nhạc để tăng thứ hạng thứ hạng trên bảng xếp hạng. Hình thức này  có thể giúp các nghệ sĩ dành được giải trên các show âm nhạc cuối tuần và cũng là căn cứ để đánh giá và trao giải tại những sự kiện lớn. 

Gen 3 Kpop là gì?

Gen là từ viết tắt của “Generation”, có nghĩa là thế hệ. Tại Kpop, mỗi nhóm nhạc thần tượng sẽ tương ứng với một thế hệ khác nhau. 

Ví dụ, gen 1 là các nhóm như Shinhwa, Fin.KL,… được ra mắt trước năm 2000. Gen 2 được xem là thời đại hoàng kim của kpop với nhiều nhóm nhạc nổi tiếng như: SNSD, DBSK, T-ara, Big bang, 2NE1, Super Junior,… 

Còn Gen 3 là thuật ngữ chỉ những idol thuộc thế hệ thứ 3 của Kpop với những nhóm nhạc đình đám hiện nay như: Exo, BTS, Blackpink,… Đây cũng là thế hệ thần tượng có sự phổ biến rộng rãi trên toàn cầu với số lượng fan đông đảo từ khắp các quốc gia. 

Pin button Kpop là gì?

Hiểu đơn giản đó là những huy hiệu in hình idol hoặc các nhóm nhạc thần tượng. Những pin button này thường được fan hâm mộ treo ở túi xách, cặp sách, thậm chí là được dùng như một phụ kiện đẹp mắt để trang trí lên áo. 

Fan Kpop là gì?

Đây là những người yêu thích hoặc hâm mộ một nghệ sĩ hay nhóm nhạc thần tượng của Hàn Quốc. Không chỉ là yêu thích đơn thuần, có những fan hâm mộ cuồng nhiệt sẵn sàng chi một khoản tiền lớn để sở hữu các món đồ liên quan đến thần tượng như good, album,… Thậm chí có những người còn bỏ cả vài triệu đồng để mua một tấm vé xem concert của thần tượng.

Doll Kpop là gì? 

Được hiểu là hình mẫu chibi của các idol kpop được thiết kế theo nhiều phiên bản khác nhau và thường được làm bằng bông vải. Các fan kpop thường mua Doll và chăm sóc Doll rất cẩn thận, như con của mình. 

Fansign Kpop là gì? 

Là sự kiện mà các thần tượng kpop tổ chức để có thể tương tác trực tiếp với fan của mình. Đây cũng là một trong những lúc mà fan có thể nói chuyện, thậm chí là chạm vào idol ‘bằng xương bằng thịt” của mình. 

Khi đến với sự kiện, người hâm mộ sẽ mang theo album hoặc các đồ vật liên quan đến thần tượng để nhận chữ ký. Thông thường, mỗi sự kiện chỉ cho phép khoảng 100 người tham dự qua hoạt động bốc thăm may mắn từ album của thần tượng. 

Bias là gì kpop? 

Là thuật ngữ dùng để chỉ thành viên mà bạn yêu thích trong nhóm nhạc và có sự quan tâm đặc biệt hơn so với các thành viên còn lại của nhóm. Ví dụ, Lisa là thành viên mà bạn yêu thích nhất trong nhóm Blackpink thì Lisa chính là Bias của bạn. 

Bên cạnh đó, thuật ngữ “Ultimate bias” cũng được dùng để chỉ thần tượng mà bạn yêu thích nhất trong tất cả những nghệ sĩ Kpop. 

Center kpop là gì?

Đây là vị trí trung tâm, quan trọng bậc nhất trong một nhóm nhạc kpop, thường do một hoặc hai thành viên đảm nhận. Họ được ví như “thỏi nam châm” hút fan, đại diện cho phong cách chung của nhóm và là người đầu tiên mà khán giả nhìn vào mỗi khi lên sân khấu. 

 Các vị trí center nổi bật trong nhóm nhạc kpop: Jungkook (BTS), Kai (EXO), Rowoon (SF9), Taeyong (NCT),… 

Concert kpop là gì? 

Là buổi hòa nhạc, liveshow trực tiếp trình diễn trước đám đông khán giả. Hiện nay, concert là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong giới nghệ thuật. Hầu hết các nghệ sĩ kpop, US – UK,… đều tổ chức các buổi concert với cộng đồng fan hâm mộ của mình. 

Lời nguyền 7 năm của kpop là gì?

Ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc có tốc độ đào thải rất khắc nghiệt; đa số các nhóm nhạc không tồn tại được lâu dài. Khái niệm “lời nguyền 7 năm” xuất hiện là bởi đây là thời hạn hợp đồng ký kết giữa công ty quản lý và thần tượng. Đã có rất nhiều nhóm nhạc không vượt qua cột mốc này và đã lựa chọn tan rã, có thể kể đến những cái tên như: 4Minute, 2NE1, MissA, Kara, SNSD, Wonder Girls,…

Tuy nhiên, cũng vẫn có nhiều nhóm nhạc vượt qua “lời nguyền 7 năm” và hoạt động bền bỉ như: Super Junior, EXO, BTS, Apink, Infinite,… 

Harem là gì trong kpop? 

Harem được xuất phát trong giới manga, anime và sau đó được du nhập vào nhạc kpop. Trong kpop, harem được dùng để chỉ thần tượng có dàn fan đông đảo, rất được yêu thích. 

Spoil là gì kpop? 

Spoil dùng để ám chỉ hành vi tiết lộ trước các tình tiết, nội dung quan trọng trong phim hay truyện khiến cho người xem phải háo hức. Trong kpop, spoil dùng để ám chỉ việc công ty quản lý hoặc chính idol đã tiết lộ trước 1 đoạn nhạc khiến cho công chúng phải tò mò. 

Flop là gì trong kpop?

Là thuật ngữ dành cho fan kpop khi nói về một nhóm nhạc thần tượng nào đó được được yêu thích, nổi tiếng bỗng bị “tụt dốc”, không còn ánh hào quang và được quan tâm nhiều như trước nữa. 

Stan là gì trong kpop?

Stan được ghép bởi từ “stalker” và “fan”, dùng để chỉ những người hâm mộ đích thực, luôn sát cánh cùng idol và sẵn sàng bảo vệ idol trong mọi cuộc chiến. Stan cũng có thể hiểu là fan cứng, fan chân chính.