Giờ cao điểm dùng điện là giờ nào? Cách tiết kiệm điện năng
Mặc dù được nhắc đến khá nhiều vậy nhưng không phải ai cũng biết giờ cao điểm dùng điện là giờ nào?. Theo dõi bài viết này của Trang tài liệu để hiểu thêm về giờ cao điểm tiêu thụ điện năng trong ngày bạn nhé!
Mục lục
Giờ cao điểm là giờ gì? Giờ cao điểm tiêu thụ điện là giờ nào?
Khái niệm: Khung giờ cao điểm của điện lực chính là khoảng thời gian việc sử dụng, tiêu thụ điện nhiều nhất trong ngày. Vào giờ cao điểm, điện năng tiêu thụ là rất lớn trong khi đó khả năng cung cấp điện của các nhà máy điện có hạn. Thời điểm này hệ thống điện phải huy động hết hoặc gần hết công suất mới có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện của người dân. Ngành điện phải huy động nguồn điện từ nhiều nhà máy, thậm chí là cả nguồn điện chạy bằng dầu với mức chi phí rất cao. Ngoài ra, vào giờ cao điểm, điện áp mạng điện cũng có thể bị giảm xuống gây ra không ít ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị điện.
Hiện nay giờ cao điểm tiêu thụ điện năng trong ngày là từ 9h30 đến 11h30 và từ 17h đến 20h. Vào giờ cao điểm, người dân được khuyến cáo cần hạn chế sử dụng điện để giảm áp lực cho hệ thống điện cũng như giúp duy trì trạng thái ổn định, nâng cao chất lượng nguồn điện và không gây ra những xáo trộn về sinh hoạt.
Bên cạnh đó, khái niệm giờ cao điểm cũng được dùng để chỉ các khung giờ có lưu lượng xe cộ tham gia giao thông ở mức cao. Thường thì giờ cao điểm về giao thông sẽ rơi vào giờ mà người lao động đi làm buổi sáng và giờ tan tầm. Cụ thể là từ 6h đến 9h sáng và từ 16h đến 19h30 tối.
Cách tiết kiệm điện năng vào giờ cao điểm
Sử dụng điện vào giờ cao điểm sẽ không tốn điện năng hơn ở những khung thời điểm khác nhưng với nhóm khách hàng sản xuất kinh doanh sẽ tốn chi phí tiền điện hơn mức bình thường. Tuy nhiên nếu có thể lên kế hoạch hạn chế sử dụng điện trong khung giờ cao điểm sẽ đảm bảo được hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí tiền điện. Đồng thời cũng nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giữ an toàn cho thiết bị điện.
Bạn cần lưu ý một số cách sau để tiết kiệm điện vào khung giờ cao điểm đạt hiệu quả:
- Sử dụng những thiết bị tiết kiệm điện, đặc biệt có chức năng làm mát.
- Điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh hợp lý, ban ngày nên để từ 25 – 26 độ và ban đêm để 27 – 29 độ C.
- Tủ lạnh không điều chỉnh quá lạnh, chỉ mở tủ lạnh khi cần thiết, đảm bảo của tủ được đóng kín.
- Lựa chọn những thiết bị điện có dán ngôi sao năng lượng hoặc nhãn năng lượng (có nhiều sao sẽ càng tiết kiệm).
- Sử dụng đèn LED thay thế cho đèn huỳnh quang.
- Lên kế hoạch tiết kiệm, theo dõi chỉ số điện bằng cách tra cứu tham khảo trực tuyến về mức điện sử dụng điện hàng tháng thông qua hệ thống thống kê của ngành điện.
- Để thực phẩm nguội hẳn rồi mới bỏ vào tủ lạnh.
- Tránh sử dụng nhiều thiết bị điện cùng một lúc.
- Dùng nồi, chảo có tiết diện phù hợp với tiết diện của mặt bếp từ để hấp thụ đủ độ nóng.
- Tắt và rút chuôi ổ cắm điện khi không sử dụng thiết bị.
Qua những thông tin hữu ích trong bài mong có thể giúp bạn hiểu thêm về các khung giờ của điện lực, bảng giá bán điện của từng nhóm đối tượng. Từ đó bạn có thể lên kế hoạch tiết kiệm điện, giúp giảm phần nào chi phí tiền điện hàng tháng.