Docly

Chủ nghĩa duy tâm là gì? Nguồn gốc của chủ nghĩa duy tâm

Duy tâm là gì? Đây ắt hẳn là một trong số những câu hỏi triết học khiến nhiều người “sợ hãi” vĩ không hiểu và rất khó để hiểu. Tuy nhiên bản chỉ cần hiểu sơ qua vài ý là đã nắm được cái cốt lõi của duy tâm rồi đó. Thấu hiểu được sự băn khoăn đó Trang tài liệu đã tổng kết lại chi tiết về duy tâm hay chủ nghĩa duy tâm trong triết học, hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong học tập và nghiên cứu nhé!

Duy tâm là gì?

Chủ nghĩa duy tâm khách quan

Khái niệm: Duy tâm là gì? Đây là một câu hỏi mang tính mơ hồ chưa có đáp án luận giải khiến người đọc dễ hiểu. Nhưng hãy hiểu rằng duy tâm hay chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học khẳng định rằng mọi thứ thường tồn tại bên trong tinht thần và thuộc về ý thức của con người chúng ta. Đây là một cách tiếp cận tới sự hiểu biết về sự tồn tại, chủ nghĩa duy tâm thường được đặt đối lập với chủ nghĩa duy vật. Tuy nhiên thì cả hai khái niệm này đều thuộc lớp bản thể học nhất nguyên chứ không phải nhị nguyên hay đa nguyên.

Chủ nghĩa duy tâm chủ quan

Chủ nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức nhưng theo họ đó là thứ tinh thần khách quan có trước và nó tồn tại độc lập với con người. Trên thực tế tinh thần khách quan này thường mang những tên gọi khác nhau như ý niệm, tinh thần tuyệt đối, lí tính thế giới,…. 

Nguồn gốc của duy tâm

Đi đôi với nhận thức luận thì chủ nghĩa duy tâm đã ra đời do chính nguồn gốc của xã hội hình thành nên. Việc mà cong người đã tách riêng biệt lao động trí óc với lao động chân tay đồng thời là địa vị của lao động trí óc đối với lao động chân tay trong xã hội cũ, đây chính là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến sự ra đời và tạo ra quan niệm vai trò quyết định của yếu tố tinh thần. 

Các giai cấp thống trị và những lực lượng xã hội phản động ủng hộ và sử dụng chủ nghĩa duy tâm để làm nền tảng lý luận về những quan điểm chính trị – xã hội của họ đối với đời sống.

Trong quá trình hình thành nên lịch sử triết học có những nhà triết học đã xem vật chất và tinh thần là hai nguyên thể tồn tại độc lập, tách rời nhau đồng thời tạo nên hai nguồn gốc của thế giới. Học thuyết học của nhà triết học nhị nguyên luận. Ngoài những quan điểm trên có nhà triết học lại cho rằng vận vật xuất hiện trong thế giới là vô số hàng nghìn những nguyên thể độc lập tạo nên, đó là đa nguyên luận trong triết học. Tuy nhiên đó chỉ là biểu hiện tính không triệt để về lập trường thế giới quan nhưng cuối cùng chúng ta lại sa vào chủ nghĩa duy tâm. 

Tổng quan về duy tâm

Chủ nghĩa duy tâm phương đông

Chủ nghĩa duy tâm Phương Đông đã khái niệm tổng quát cho rằng truyền thống Ấn Độ và tông phái Phật Giáo có thể coi đó là chủ nghĩa duy tâm bởi một số tông phái Phật Giáo được gọi là các phái duy thức vì họ chú trọng vào ý thức mà không có sự hiện diện của Thượng đế hay linh hồn.

Chủ nghĩa duy tâm Phương Tây

Chủ nghĩa duy tâm Phương Tây có rất nhiều học thuyết của nhiều triết học gia có thể kể đến điển hình như sau:

Plotinus

Schopenhauer đã viết về Triết gia Tân Plato như sau: “ Nhờ Plotinus chủ nghĩa duy tâm đến thời điểm đó đã có mặt từ rất lâu ở Phương Đông đã lần đầu tiên xuất hiện trong triết học Phương Tây vì tư tưởng đó đã cho rằng linh hồn đã tạo nên thế giới bằng cách bước từ vĩnh cửu vào trong thời gian với lời giải thích “ Vì không có vũ trụ nào dành cho vũ trụ này ngoài linh hồn hay tâm thức” và tư tưởng duy tâm được diễn tả trong câu sau “ Ta không nên chấp nhận thời gian bên ngoài hay linh hồn tâm thức”.

George Berkeley

Giám mục Berkeley đã quyết định rằng tri thức của ta phải được dựa trên các nhận thức của ta. Chính vì điều đó đã dẫn ông tới quyết định rằng đằng sau nhận thức của ta không có đối thượng thực “khả tri” nào rằng cái đó “có thực” là chính nhận thức. Tư tưởng đó đã được đặc tả trong khâu hiệu của Berkeley: “Tồn tại nghĩa là nhận thức hay được nhận thức” có nghĩa là một thứ gì đó chỉ tồn tại theo cách cụ thể được xem nó là tồn tại khi nó đang được nhận thức bởi một chủ thể.

Phép biện chứng duy tâm trong triết học

Biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức

Tư tưởng biện chứng cơ bản trong triết học Canto, Phichto, Sêlinh

Phép biện chứng duy tâm đã ra đời vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XIX phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức là hình thức thứ 2 của phép biện chứng. 

Trong lý luận triết học nhị nguyên của Canto, tư tưởng biện chứng cơ bản chính là tư tưởng thống nhất giữa các mặt đối lập. Sự thống nhất và thâm nhập lẫn nhau của các mặt đối lập  là động lực của sự vận động phát triển  và đương nhiên động lực đó có trước vật chất đồng thời vận động tách rời vật chất. 

Trong triết học duy tâm chủ quan của Phicto tư tưởng biện cứng cơ bản là tư tưởng cho rằng mâu thuẫn là nguồn gốc của sự phát triển. Mâu thuẫn và phát triển chỉ tồn tại trong ý thức, mâu thuẫn thể hiện sự vận động tiến bộ của tư duy trong quá trình nhận thức. 

Phép biện chứng duy tâm của Heghen

Hình thức

Phép biện chứng của Heghen về duy tâm được phát triển đến mức đỉnh cao về cả hình thức lẫn nội dung. Khác với nhiều nhà triết học khác Heghen cho rằng triết học của ông là chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối đối lập với chủ nghĩa duy tâm chủ quan của Berkeley

Nội dung

Theo Heghen phép biện chứng được chia thành:tồn tại, bản chất và khái niệm

– Tồn tại là cái vỏ bên ngoài trực tiếp, nông nhất mà cong người có thể cảm giác được luôn và ngay đồng thời được cụ thể hoá trong các phạm trù chất, lượng và độ.

– Bản chất là tầng gián tiếp của thế giới, không thể nhận biết được bằng cảm giác tồn tại trong mâu thuẫn đối lập với chính mình và được thể hiện trong các phạm trù hiện tượng, bản chất, hình thức,…

– Khái niệm là sự thống nhất giữa tồn tại và bản chất, là cái vừa trực tiếp vừa gián tiếp và được thể hiện trong cái phạm trù cái phổ quát, cái đơn nhất,..