Docly

Định nghĩa là gì? Phân biệt Định nghĩa và Khái niệm

Bạn thường sử dụng định nghĩa như một từ tương đương thay thế cho khái niệm? Trên thực tế, định nghĩa không hoàn toàn giống khái niệm về mặt ngữ nghĩa và chức năng.

Trong bài viết dưới đây, Trang tài liệu sẽ giải thích cụ thể khái niệm định nghĩa, so sánh điểm tương đồng lẫn khác biệt giữa định nghĩa và khái niệm, đồng thời cung cấp một số ví dụ về định nghĩa thông dụng nhằm giúp bạn đọc hình dung rõ hơn về chủ điểm kiến thức này.

Định nghĩa là gì?

Thuật ngữ định nghĩa để chỉ sự xác định bằng ngôn ngữ mô tả lại những đặc tính cơ bản, từ đó khái quát thành khái niệm chung cho một sự vật, hiện tượng cụ thể.

Trong đời sống thường ngày, định nghĩa thường được ứng dụng nhằm mục đích phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác nhờ những nét đặc trưng đã liệt kê.

Để định nghĩa một khái niệm nào đó, các nhà nghiên cứu thường đặt nó trong một bối cảnh rộng hơn rồi quan sát, phân tích những đặc điểm cơ bản của khái niệm cần định nghĩa.

Ví dụ: Carbon được định nghĩa là nguyên tố hóa học có trọng lượng nguyên từ bằng mười hai đơn vị carbon. Trường hợp này đã mô tả khái niệm về loại (carbon) qua khái niệm về chủng (nguyên tố hóa học) nhằm đưa ra định nghĩa chính xác, dễ hiểu nhất.

Đối với những khái niệm mang hàm nghĩa rộng, bao quát hơn như vật chất, ý thức, các nhà khoa học thường sử dụng cách định nghĩa ngoại lệ để đưa ra cái nhìn tổng quan cho người đọc.

Nguyên tắc của định nghĩa

Định nghĩa được biết đến như một bộ phận căn bản trong mọi lý thuyết khoa học và thường được xây dựng dựa trên bốn nguyên tắc chính như sau:

Nguyên tắc đầu tiên là sự tương xứng. Cụ thể hơn, nghĩa ngoại diên của khái niệm được định nghĩa và ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa cần có phạm vi tương đương nhau.

Nguyên tắc thứ hai là sự rõ ràng, không nói vòng quanh. Định nghĩa cần sử dụng ngôn từ chính xác, cách diễn đạt mạch lạc, tránh lối nói vòng quanh lan man.

Nguyên tắc thứ ba là sử dụng cách nói khẳng định. Định nghĩa thường mang tính chân lý, độ chính xác cao. Bởi vậy, để thuyết phục người đọc, bạn không nên áp dụng lối diễn đạt phủ định trong câu.

Nguyên tắc cuối cùng là sự chính xác. Định nghĩa không nên chứa những thuộc tính, từ ngữ mơ hồ gây hiểu nhầm cho người học hay người nghe.

Trên đây là những nguyên tắc cần thiết cho một định nghĩa chuẩn mực. Bạn cần nắm rõ những quy tắc này để có thể đưa ra những định nghĩa phù hợp, chính xác nhất.

Khái niệm là gì?

Khái niệm là hình thức tư duy (tư duy trừu tượng) cùng với sự phản ánh đối tượng trong hiện thực (vật đơn nhất hoặc lớp các sự vật đồng nhất), thông qua những dấu hiệu chung, bản chất.

Khái niệm là một đối tượng, một hình thức cơ bản của tư duy (bao gồm: một ý tưởng, một ý nghĩa của một tên gọi chung trong phạm trù logic, hoặc một sự suy diễn) phản ánh những thuộc tính chung, bản chất của các đối tượng sự vật, quá trình, hiện tượng trong tâm lý học và mối liên hệ cơ bản nhất các đối tượng trong hiện thực khách quan.

Thuộc tính của khái niệm

Một khái niệm có hai thuộc tính là ngoại hàm (hay ngoại trương hay ngoại diên) và nội hàm. Đây là hai yếu tố thiết yếu, giúp hình thành kết cấu chung cho khái niệm.

  • Theo lý thuyết chung, nội hàm đề cập đến tất cả các dấu hiệu, đặc trưng của sự vật hiện tượng mà con người lấy làm cơ sở cho quá trình khái quát và tách biệt, từ đó tổng hợp và đưa ra mô tả chung ở khái niệm.

Chẳng hạn, khi xem xét khái niệm “con người” thì nội hàm gồm tập hợp những tính chất cơ bản như có khả năng phát minh và sử dụng công cụ lao động, xuất thân từ động vật.

  • Trong khi đó, ngoại diên của khái niệm chính là hệ thống mọi đối tượng sở hữu các dấu hiệu thuộc nội hàm. Cụ thể, ngoại diên khái niệm “số lẻ” là tập hợp vô hạn các số 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, …

Phân biệt định nghĩa và khái niệm

Dưới đây là bản phân biệt giữa “định nghĩa” và “khái niệm”:

Điểm phân biệtĐịnh nghĩaKhái niệm
Đặc điểmĐịnh nghĩa là một loại thuật ngữ chính thống như định lý, hệ quả và tiên đề.Khái niệm có nghĩa rộng hơn và bao quát hơn định nghĩa, thường không cần chặt chẽ, chính xác.
Tính chính xácĐịnh nghĩa cần chính xác, chặt chẽ, tập trung, nhất quán và xác định rõ ràng.Khái niệm không nhất thiết phải chặt chẽ, chính xác, có thể bao hàm nhiều đối tượng.
Thực tế và trừu tượngĐịnh nghĩa thường liên quan đến các sự vật, hiện tượng, sự kiện cụ thể trong thực tế.Khái niệm có thể là các khái niệm trừu tượng, không nhất thiết dựa trên thực tế cụ thể.
Ví dụĐịnh nghĩa của “tam giác” là một đa giác có ba cạnh.Khái niệm của “tình yêu” có thể bao hàm nhiều khía cạnh và không dựa trên một định nghĩa cụ thể.
Vai tròĐịnh nghĩa hoạt động quan trọng trong việc cụ thể hóa một khái niệm.Khái niệm thường được sử dụng trong văn học và đời sống hàng ngày để mô tả và hiểu thế giới.

Tóm lại, “định nghĩa” là một thuật ngữ chính thống, cụ thể và chính xác nhằm xác định một khái niệm hoặc một thuật ngữ cụ thể, trong khi “khái niệm” là một cái nhìn bao quát về một sự vật, hiện tượng hoặc ý tưởng, có tính chất mở rộng hơn và không cần chặt chẽ.