Bộ nhớ trong là gì? Chức năng của bộ nhớ trong bao gồm
Nếu bạn đã sử dụng máy tính một thời gian thì chắc hẳn cũng đã từng biết đến khái niệm bộ nhớ trong (main memory). Quả thật hiểu rõ khái niệm main memory là rất cần thiết, bởi nó quyết định hầu hết các hoạt động trên máy tính của bạn. Vậy hãy cùng Trang tài liệu tìm hiểu chức năng của bộ nhớ trong là gì, các thành phần và chức năng của chúng nhé!
Mục lục
Bộ nhớ trong là gì?
Khái niệm: Bộ nhớ trong hay còn được gọi là bộ nhớ chính, được biết đến là một thành phần vật lý khá quan trong nằm trong máy tính. Nó giúp lưu trữ và xử lý được tất cả các chương trình hay những ứng dụng đang hoạt động trên máy tính. Bộ nhớ này không thể tách được ra khỏi máy tính. Có thể dễ dàng truy cập từ hệ thống mà không cần dùng đến bất cứ thiết bị đầu vào hay đầu ra nào. Khi nhắc đến bộ nhớ trong, ta thường đề cập đến hai thành phần chính của nó là RAM và ROM.
Ngược lại với bộ nhớ trong, ta có khái niệm bộ nhớ ngoài (external memory) hay còn gọi là bộ nhớ thứ cấp (secondary memory). Có nhiều người đến nay vẫn chưa phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa hai loại bộ nhớ này. Internal memory (bộ nhớ trong) được dùng để lưu trữ tạm thời những dữ liệu và chương trình khi máy tính đang làm việc.
Chúng sẽ bị mất đi khi bạn tắt máy. Còn với bộ nhớ ngoài (external memory), nó được dùng để lưu giữ lâu dài các thông tin, dữ liệu, chương trình. Chúng sẽ không bị mất đi khi bạn tắt máy. Bộ nhớ ngoài có thể là những thiết bị quen thuộc như ổ cứng, thẻ nhớ, đĩa DVD, USB… Ngoài ra, bộ nhớ trong có tốc độ xử lý nhanh hơn và có dung lượng nhỏ hơn so với bộ nhớ ngoài.
Chức năng của bộ nhớ trong đối với máy tính
Chức năng của bộ nhớ trong là lưu trữ dữ liệu nhưng cách thức lưu trữ dữ liệu giữa chúng lại không giống nhau:
Lưu trữ dữ liệu tạm thời
Lưu trữ dữ liệu tạm thời là chức năng quan trọng của RAM và bộ nhớ đệm Cache: Chúng đều là nơi lưu trữ dữ liệu tạm thời của các chương trình đang hoạt động, nhờ vậy CPU có thể nhanh chóng truy xuất và xử lý. Chức năng của RAM và bộ nhớ đệm Cache cũng có một số điểm khác biệt:
Đối với RAM, nó lưu trữ dữ liệu của tất cả những chương trình đang hoạt động. Bất cứ chương trình, phần mềm nào trên máy muốn hoạt động cũng cần có RAM. Bạn có nâng cấp RAM bằng cách gắn thêm hoặc thay thế thanh RAM mới chất lượng hơn, dung lượng cao hơn
Bộ nhớ Cache là nơi lưu trữ những thông tin được sử dụng thường xuyên. Chúng thường được tích hợp sẵn trong CPU, do đó bạn khó có thể thay đổi được thông số, dung lượng của bộ nhớ đệm.
Lưu trữ dữ liệu vĩnh viễn
ROM là nơi thực hiện chức năng của bộ nhớ trong này. Nó là nơi lưu trữ những dữ liệu liên quan đến các lệnh khởi động, phần mềm khởi động vĩnh viễn (dữ liệu không bị mất ngay cả khi tắt máy).
Trước đây, dữ liệu trên ROM không thể chỉnh sửa được nhưng hiện nay có nhiều loại ROM cho phép người lập trình có thể thay đổi dữ liệu bằng tia cực tím hay điện.
Ảnh hưởng đến tốc độ xử lý của máy tính
Dung lượng RAM, chất lượng của ROM sẽ ảnh hưởng lớn đến tốc độ xử lý, khả năng hoạt động của máy. Với những máy hoạt động đa nhiệm, cần xử lý nhiều công việc cùng lúc, dung lượng RAM quá ít sẽ khiến máy giật, lag, đơ…