Biểu cảm là gì? Nêu đặc điểm và cách làm bài văn biểu cảm
Biểu cảm là sự biểu lộ, thể hiện tình cảm, tư tưởng của con người nhờ ngôn ngữ hay một số phương tiện khác nhau như viết, nói, hát… Bởi lẽ trong cuộc sống, con người sẽ trải qua rất nhiều những niềm vui, nỗi buồn, có tình yêu thương nhưng cũng có lòng căm giận…
Biểu cảm là gì?
Biểu cảm là sự thể hiện và bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của con người thông qua ngôn ngữ hoặc các phương tiện khác. Bởi vì trong cuộc đời một con người trải qua bao niềm vui, nỗi buồn, những yêu thương, hờn giận …
Văn biểu cảm là gì?
Văn biểu cảm là loại văn được viết ra nhằm mục đích thể hiện những tình cảm, cảm xúc cũng như cách nhìn nhận, đánh giá, quan điểm của con người đối với thế giới xung quanh, trước những đối tượng gây cảm xúc hay những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Những tình cảm có thể được biểu hiện trong văn biểu cảm thường là những tình cảm mang tính nhân văn, chẳng hạn như tình yêu đất nước, yêu thiên nhiên và con người.
Khi làm văn chúng ta thường bắt gặp các dạng đề viết văn biểu cảm có thể cho như:
Cảm nhận của em về một người nào đó (người thân, bạn bè, thầy cô…).
Cảm nhận về một hiện tượng, sự vật, cảnh đẹp thiên nhiên (đêm trăng, dòng sông, dãy núi, cánh đồng, vườn cây…).
Cảm nhận về một tác phẩm hoặc nhân vật trong tác phẩm văn học…
Khi viết văn biểu cảm, chúng ta có thể thể hiện những tình cảm, cảm xúc của mình theo một trong hai phương thức: trực tiếp hoặc gián tiếp.
Nếu chọn phương thức biểu cảm trực tiếp, chúng ta sẽ dùng ngôn từ đời thường, giản dị để bộc lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng. Bên cạnh cách biểu lộ trực tiếp tình cảm của mình trước một đối tượng nào đó, học sinh cũng có thể gửi gắm tư tưởng, tình cảm ấy bằng việc lựa chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng. Chính những hình ảnh này sẽ giúp cho việc thể hiện tình cảm của con người trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
Trong văn biểu cảm thì cần thể hiện một tình cảm trong sáng và chân thật để tạo được lòng tin và sự đồng cảm của người đọc đối với bài văn biểu cảm. Có như vậy, bài văn biểu cảm mới đạt được hiệu quả và có giá trị.
Đặc điểm của văn biểu cảm
– Đặc điểm của biểu cảm:
Các biểu cảm được thể hiện gắn với cảm xúc của chủ thể, của đối tượng. Qua đó thể hiện các cảm xúc gián tiếp hoặc trực tiếp bằng các hình thức khác nhau.
+ Biểu cảm trực tiếp nếu chính người nói thể hiện các cảm xúc thông qua gương mặt, cử chỉ, hành động của họ. Mang đến sự chân thực trong cảm xúc đang có của họ gắn với vấn đề đang tồn tại.
+ Biểu cảm gián tiếp là tất cả các hình thức truyền tải cảm xúc khác. Khi đó, chúng ta có thể thông qua các tác phẩm để nhận định, đánh giá về biểu cảm, cảm xúc của tác giả.
– Luôn nhất quán với nguồn gốc dẫn đến biểu cảm:
Nguồn gốc của biểu cảm là các cảm xúc được tác giả nhận định trong suy nghĩ, tình cảm của họ. Các cảm xúc đó là gì, sẽ được thể hiện ra bên ngoài với các biểu cảm tương ứng. Luôn nhất quán một cảm xúc, tình cảm với sự vật, sự việc con người được đề cập tới trong bài viết. Mang đến ý nghĩa lột tả cho các suy nghĩ, tình cảm ban đầu.
Tình cảm được nhận diện ở rất nhiều dạng khác nhau trong hoàn cảnh cụ thể. Đó có thể là tình yêu Tổ quốc, thiên nhiên, tình cảm con người hay sự vật, sự việc. Cũng có thể bộc lộ sự yêu ghét rõ ràng về chủ thể được nói đến. Các cảm xúc chính là phương tiện truyền tải và thể hiện đặc điểm, mức độ hay tính chất của cảm xúc.
– Văn biểu cảm còn có cách bộ lộ cảm xúc một cách gián tiếp.
Khi muốn thể hiện các biểu cảm, tác giả gửi gắm nó vào các từ ngữ, câu chuyện trong bài văn. Có thể hiểu là khi muốn bày tỏ tình cảm của mình đối với chủ thể người ta không trực tiếp nói ra cảm xúc là gì, không thể hiện nó lên gương mặt. Mà mọi người sẽ gửi gắm vào đó qua những câu chuyện hoặc hành động được miêu tả. Để người đọc, người nghe tự cảm nhận, tự đánh giá.
Dạng văn này đòi hỏi người viết phải lồng ghép được yếu tố tự sự, miêu tả đúng mục đích lột tả. Để mạch cảm xúc tuôn trào, người đọc dễ dàng nhận ra tình cảm được bộc lộ. Qua đó mà các cảm xúc được truyền tải đầy đủ, chân thực nhất đến với người đọc. Mang đến các giá trị cảm nhận đối với câu truyện, với tác phẩm.
– Văn biểu cảm có đặc trưng về bố cục bài văn biểu cảm:
Một bài văn phải có đủ bố cục của một bài viết như sau:
+ Mở bài:
Giới thiệu sự vật, cảnh vật trong thời gian và không gian. Mang đến bối cảnh và câu chuyện hay chủ đề muốn đề cập. Cảm xúc ban đầu của người viết hoặc cảm xúc xuyên suốt bài văn.
+ Thân bài:
Qua miêu tả, tự sự và các phương thức biểu đạt mà biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chi tiết, sâu sắc. Có thể kể, phân tích các sự kiện, các câu truyện và lồng ghép các đánh giá, nhận định, biểu cảm của tác giả. Cũng như sử dụng các phương biểu đạt làm phương tiện để truyền tải cảm xúc được tốt nhất.
+ Kết bài:
Tổng kết lại tình cảm, ý nghĩa hoặc nâng lên bài học tư tưởng. Phải thống nhất với ý nghĩa xuyên suốt được thực hiện trong bài văn.
Lưu ý: Tình cảm được thể hiện trong bài viết phải rõ ràng, chân thật thì bài văn biểu cảm mới có giá trị. Có thể thực hiện trong biểu cảm của chính tác giả, hoặc của các chủ thể được nhắc đến trong tác phẩm.
Phân loại văn biểu cảm
Có 3 loại bao gồm
Văn biểu cảm về người
Văn biểu cảm viết về con người là sự thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả đối với một ai đó. Chủ yếu là những cảm xúc tích cực như tình yêu, tình cảm, nỗi nhớ…
Các dạng biểu cảm về những người tiêu biểu, chẳng hạn như về những người thân như ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè thân thiết.
Cách làm văn biểu cảm về con người:
- Phần mở bài: Giới thiệu sơ lược về các nhân vật biểu cảm được nêu trong bài kèm theo tình cảm của em đối với họ.
- Phần thân bài:
+ Tả một số nét về nhân vật, từ đó để người đọc hình dung rõ ràng về các đối tượng được trình bày trong bài.
+ Tiếp theo, nêu suy nghĩ, cảm xúc của mình về nhân vật (có thể bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp).
+ Phần biểu cảm, tác giả có thể làm theo trình tự từ miêu tả đến biểu cảm. Bạn cũng có thể bày tỏ cảm xúc của mình đối với các nhân vật bằng cách liên hệ qua những câu chuyện và kỷ niệm.
- Phần kết bài:
+ Khẳng định và nhấn mạnh lại cảm xúc của bạn đối với người mà bạn cần bày tỏ.
+ Bày tỏ ý kiến và đánh giá nhân vật của bạn.
Tham khảo nhiều tài liệu văn học tại AMA
Văn biểu cảm về sự vật
Từ khái niệm văn biểu cảm là gì và cách tạo lập bài văn biểu cảm về sự vật, chúng ta cần nắm được mục đích của việc biểu đạt sự vật. Các hình ảnh như cây cối, sông ngòi, đồ vật và động vật đều được. Từ đó, bày tỏ cảm xúc và sự trân trọng của mình đối với những điều đã được đề cập.
Các bước làm văn biểu cảm về sự vật:
- Phần mở đầu: Giới thiệu ngắn gọn về những vấn đề được đề cập.
- Phần thân bài:
+ Mô tả ngắn gọn về đối tượng được mô tả.
+ Các sự việc thường theo trình tự kể và giải thích và miêu tả câu chuyện để thể hiện cảm xúc của mình.
- Phần kết bài:
+ Khẳng định cảm nhận của bạn về những điều đã nêu.
+ Mở rộng vấn đề: Đánh giá sự việc, phán đoán, tìm kiếm sự đồng ý.
Văn biểu cảm về các tác phẩm trong văn học
Đây là dạng đề yêu cầu tác giả nêu cảm nghĩ về tác phẩm, bài văn, bài thơ. Đặc biệt, tác giả nên trình bày những cảm xúc và liên tưởng tưởng tượng, cũng như cân nhắc về nội dung và hình thức của tác phẩm.
Cách làm văn biểu cảm về các tác phẩm trong văn học:
- Phần mở đầu: Giới thiệu tác phẩm (có thể giới thiệu bạn biết đến tác phẩm như thế nào).
- Thân bài: cảm nghĩ của bạn về tác phẩm:
+ Suy nghĩ của em về nội dung: Tác phẩm thể hiện nội dung gì? Em nghĩ gì về nội dung được đề cập trong tác phẩm?
+ Cảm xúc đối với nghệ thuật: Các hình thức nghệ thuật đó thể hiện ở những khía cạnh nghệ thuật nào? Em đánh giá như thế nào về những khía cạnh nghệ thuật này?
- Phần kết bài: Nêu lên ấn tượng, cảm nghĩ chung về tác phẩm được nói đến
Cách làm bài văn biểu cảm
Bước 1: Tìm hiểu đề bài
Đọc kỹ đề bài, xác định rõ đối tượng được đề cập tới
Bước 2: Tìm ý chính
Tìm ý cho bài viết gồm các nội dung gì, đi theo trình tự nào. Chỗ nào sử dụng yếu tố biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp.
Lựa chọn các yếu tố khác để hỗ trợ cho thể loại chính (lưu ý có nên cho yếu tố tự sự, miêu tả hay không, có thì cho vào đâu để phù hợp)
Bước 3: Lập dàn bài
Từ những ý đã tìm triển khai thành dàn bài hoàn chỉnh có mở bài, thân bài, kết bài
Bước 4: Viết bài
Tiến hành viết bài theo dàn ý đã lập sẵn, đảm bảo theo đúng mạch cảm xúc đã đề ra.
Bước 5: Đọc lại và chỉnh sửa
Chú ý các lỗi về dùng từ, diễn đạt…