Docly

#15 mẫu viết bài văn tả cảnh sinh hoạt đạt điểm 9, 10

viết bài tả cảnh sinh hoạt

Trang Tài Liệu xin giới thiệu bài văn mẫu Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu học tập tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Dàn ý viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

Dàn ý chung cho bài văn tả cảnh sinh hoạt

1. Mở bài

Giới thiệu về cảnh sinh hoạt sẽ được tả.

2. Thân bài

  • Tả bao quát khung cảnh sinh và ấn tượng chung về cảnh sinh hoạt.
  • Tả cụ thể cảnh sinh hoạt theo trình tự thời gian, hoạt động cụ thể của những người tham gia.
  • Thể hiện cảm xúc khi quan sát, chứng kiến hoặc tham gia cảnh sinh hoạt.

3. Kết bài

Nêu suy nghĩ, đánh giá của người viết về cảnh sinh hoạt.

Dàn ý tả lại cảnh sum họp của gia đình em

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về cảnh sum họp của gia đình em (thời gian, địa điểm).

2. Thân bài

  • Công việc chuẩn bị: Dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị đồ ăn…
  • Diễn biến buổi sum họp: Ăn cơm, xem vô tuyến, trò chuyện…
  • Tâm trạng của các thành viên trong gia đình: vui vẻ, hạnh phúc…
  • Không khí buổi sum họp: ấm cúng, thân mật…

3. Kết bài

Suy nghĩ về buổi sum họp của gia đình, tình cảm dành cho người thân.

Dàn ý tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi

1. Mở bài

Dẫn dắt và miêu tả khái quát về khung cảnh sân trường trong giờ ra chơi.

Gợi ý: Trường học là nơi lưu giữ thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò. Bên cạnh những giờ học tập chăm chỉ, thì những giờ ra chơi cũng rất quan trọng với mỗi học sinh.

2. Thân bài

a. Tả đôi nét về ngôi trường

– Diện tích của trường khá rộng, cơ sở vật chất khang trang.

– Sân trường rộng rãi, sạch sẽ và thoáng mát.

=> Ngôi trường là nơi lưu giữ thật nhiều kỉ niệm, giống như ngôi nhà thứ hai.

b. Tả khung cảnh sân trường vào giờ ra chơi

– Mỗi buổi học, chúng em sẽ có mười lăm phút nghỉ giải lao giữa giờ.

– Trước đó, sân trường khá vắng vẻ, yên lặng.

– Khi tiếng trống báo hiệu kết thúc tiết học vang lên, sân trường trở nên đông đúc, rộn ràng.

– Từng tốp học sinh kéo xuống sân trường: Nhóm chơi đá cầu, nhảy dây, đuổi bắt; Nhóm thì ngồi trò chuyện; Nhóm thì ngồi ôn bài…

– Giờ ra chơi kết thúc, học sinh lại trở về lớp học, sân trường quay lại vẻ yên tĩnh.

c. Suy nghĩ về giờ ra chơi

  • Phút giải lao, thư giãn của học sinh.
  • Gắn kết mối quan hệ giữa bạn bè.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý nghĩa của giờ ra chơi đối với học sinh.

Mẫu viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt mẫu 1 (Buổi lễ khai giảng đầu năm)

Những ngày mùa thu luôn thật là tuyệt vời. Không chỉ bởi nó có không khí dễ chịu, bầu trời trong xanh, ánh nắng ấm áp. Mà hơn hết, là bởi có một ngày mùa thu là ngày tựu trường của mọi học sinh trên đất nước ta. Mỗi năm một lần, ngày hội đó lại diễn ra trong niềm háo hức của mọi người. Và ngày hôm nay cũng là một ngày như thế, nhưng theo cách đặc biệt hơn.

Sáng hôm nay, em thức dậy từ sớm, đánh răng rửa mặt, ăn sáng và cẩn thận khoác lên mình bộ đồng phục đã xa cách hơn hai tháng nay. Tuy nhiên, sau khi hoàn tất, thay vì ra khỏi nhà để đi đến trường, thì em lại di chuyển về phòng học của mình để bắt đầu lễ khai giảng. Lý do chính vì năm nay, trường em quyết định cho toàn thể học sinh khai giảng online, bởi dịch Covid-19 hoành hành khốc liệt. Khi nhận được thông tin ấy em đã rất buồn và thất vọng. Bởi vốn ý nghĩa của ngày khai giảng, ngoài chính thức thông báo bắt đầu một năm học mới, thì chẳng phải là ngày “đoàn viên” cho các thầy cô, học sinh trong trường hay sao. Vậy là sau khi xa nhau sau thời gian nghỉ hè, đến tận buổi lễ khai giảng chúng em vẫn chẳng được gặp nhau trực tiếp. Thế nhưng không sao cả, chúng em vẫn được tham gia một buổi lễ khai giảng thật đặc biệt, thật ý nghĩa, và vẫn chứa chan tình yêu thương của thầy cô, bạn bè.

Đúng chín giờ sáng, màn hình máy tính đã được kết nối bỗng chuyển sang khung cảnh của sân trường em. Qua màn hình máy tính, em nhìn thấy rõ sân khấu được trang trí tươi đẹp với những lãng hoa tươi. Trên tấm màn nhung, là dòng chữ Khai giảng năm học 2021-2022. Hai bên và phía xa, là những dãy nhà học, những gốc bàng, gốc phượng xanh tươi. Ở giữa sân khấu là cô hiệu trưởng mặc chiếc áo dài xanh thiên thanh, bên cạnh cô là chiếc trống trường nâu quen thuộc. Khung cảnh trống vắng ấy khiến em cảm thấy rất buồn. Nhưng nhanh chóng, không khí lại trở nên rộn ràng hơn, bởi hàng trăm các bạn học sinh và thầy cô khác cũng đăng nhập vào. Qua cá ô nhỏ trên góc màn hình, em nhìn thấy bạn bè và thầy cô yêu quý của mình. Mọi người hớn hở chào hỏi nhau, không khí rộn ràng, vui tươi chẳng kém gì một buổi khai giảng trực tiếp. Sau đó, buổi lễ tiếp tục tiến hành như thường lệ. Lời chào, bài diễn văn của cô hiệu trường, bài phát biểu của các đại diện khối, đại diện ban cha mẹ phụ huynh và cả tiết mục mong chờ nhất “tiếng trống đầu tiên của năm học”. Với sự cố gắng của tất cả mọi người, buổi lễ khai giảng kì lạ ấy đã diễn ra thật suôn sẻ.

Buổi lễ khai giảng năm học năm nay đã để lại trong em những cảm xúc rất đặc biệt và thích thú. Mong rằng, với một khởi đầu đầy mạnh mẽ và kiên cường như thế, chúng em sẽ có một năm học thành công rực rỡ. Và cả nước ta, sẽ vượt qua đại dịch, được gặp và nắm tay trực tiếp, thay vi qua chiếc màn hình máy tính như thế này.

Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt – Mẫu 2 (Sinh nhật thành viên trong gia đình)

Gia đình luôn chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Khi xã hội càng phát triển, công việc bận rộn khiến chúng ta không có nhiều thời gian cho gia đình. Bởi vậy mà khoảng thời gian sum họp vào buổi tối sẽ vô cùng ý nghĩa.

Hôm nay là sinh nhật của bố em. Mọi người trong gia đình quyết định sẽ lên kế hoạch tổ chức một buổi sinh nhật cho bố. Em và chị Phương sẽ dọn dẹp và trang trí nhà cửa. Còn mẹ phụ trách việc nấu ăn. Ba mẹ con đã đi mua quà cho bố từ cuối tuần trước. Đó là một chiếc đồng hồ rất đẹp. Chiều hôm đó, mẹ xin nghỉ làm để chuẩn bị mọi thứ. Chị Phương không có tiết học nên ở nhà lau dọn nhà cửa, và đi chợ cùng mẹ. Sau khi tan học, em cũng cố gắng về nhà thật nhanh.

Khi về đến nhà, em thấy mẹ đang bận rộn trong bếp. Còn chị Phương cũng đang trang trí phòng khách. Em nhanh chóng vào giúp chị. Sau mấy tiếng đồng hồ, mẹ đã nấu xong một bàn ăn với những món mà bố thích. Phòng khách cũng được trang trí rất đẹp. Chị Phương còn giúp mẹ cắm một lọ hoa hồng.

Khoảng bảy giờ tối, bố mới đi làm về. Ba mẹ con đã đứng chờ ở phòng khách. Khi bố bước vào nhà, chị Phương cầm chiếc bánh sinh nhật đi về phía bố. Sau đó, mọi người cùng hát bài “Chúc mừng sinh nhật”. Bố đã rất ngạc nhiên về bữa tiệc này. Bố còn nói lời cảm ơn với ba mẹ con nữa. Mọi người cùng nhau chụp những bức ảnh lưu lại kỉ niệm. Sau đó, cả nhà cùng vào nhập tiệc. Mọi người cùng nhau ăn cơm thật vui vẻ. Em đã thay mặt mẹ và chị tặng quà cho bố. Bố nói rằng rất thích món quà này.

Một buổi tiệc sinh nhật thật ấm cúng, ý nghĩa. Gia đình của em đã có những khoảnh khắc đẹp đẽ bên nhau.

Bài văn tả cảnh sinh hoạt mẫu 3 (Sân trường giờ ra chơi)

Trường học là nơi lưu giữ thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò. Bên cạnh những giờ học tập chăm chỉ, thì những giờ ra chơi cũng rất quan trọng với mỗi học sinh.

Vào mỗi buổi học, chúng em sẽ có mười lăm phút nghỉ giải lao. Khi tiếng trống trường vang lên, cũng là lúc giờ ra chơi đã đến. Nhiều nhóm học sinh xuống sân trường để vui chơi. Khoảng sân trường trước đó còn yên tĩnh, giờ trở nên thật nhộn nhịp. Nhóm thì ngồi trên ghế đá trò chuyện. Nhóm thì chơi nhảy dây, đá cầu hay bịt mắt bắt dê. Khuôn mặt ai cũng vui vẻ, háo hức.

Trong các phòng học, nhiều bạn học sinh ngồi ôn lại bài cũ. Chắc hẳn giờ học sau, các bạn sẽ bài kiểm tra nên vẫn chăm chỉ học bài. Các dãy hành lang thì nhộn nhịp tiếng bước chân, tiếng trò chuyện. Các bạn ở lớp này cũng sang lớp khác để hỏi thăm nhau. Thỉnh thoảng, khi các thầy cô đi qua, chúng em đứng lại để chào hỏi. Còn ở khu vực nhà thể chất, nhiều học sinh đang chơi bóng rổ, bóng chuyền hoặc cầu lông. Hôm nay, em cùng với các bạn trong nhóm của mình xuống sân để chơi đá cầu. Cả nhóm đang chơi rất vui vẻ thì thấy Hoàng – giáo viên dạy thể dục của lớp em đi đến. Thầy đề nghị được chơi cùng chúng em. Cả nhóm vui vẻ đồng ý.

Mười lăm phút trôi qua thật nhanh. Tiếng trống trường vang lên, báo hiệu giờ vào lớp. Chúng em tiếc nuối trở về lớp học. Sân trường chẳng mấy trở lại yên tĩnh. Chỉ còn hàng cây cổ thụ đứng đó dưới buồn bã dưới ánh nắng vàng. Thỉnh thoảng, tiếng chim ríu rít ngân vang.

Đối với chúng em, giờ ra chơi rất quan trọng. Đó là khoảng thời gian thư giãn sau những tiết học căng thẳng, cũng như giúp tăng sự gắn kết giữa bạn bè, thầy trò. Bởi vậy, em sẽ trân trọng từng phút giây được học tập và vui chơi dưới mái trường thân yêu của mình.

Bài văn tả cảnh sinh hoạt – Mẫu 4 (Sinh hoạt lớp tổng kết thi đua)

Hàng tuần vào chiều thứ sáu, lớp tôi sẽ tổ chức một buổi sinh hoạt tổng kết thi đua. Buổi sinh hoạt này diễn ra trong tiết học cuối cùng và được cô giáo chủ nhiệm giám sát.

Cô giáo yêu cầu lớp trưởng tổng kết lại kết quả thi đua của các tổ, và bạn Hòa lớp trưởng đã đại diện cho cả lớp đề ra mục tiêu thi đua của tháng tới. Sau khi phát biểu xong, cô giáo yêu cầu Hòa lấy ý kiến của các bạn trong lớp. Một câu hỏi của Hòa đưa ra đã khiến cả lớp im lặng. Một vài phút sau, Lan Anh – tổ trưởng của tổ ba – đã đưa ra ý kiến của mình về bạn Tùng, một học sinh mới trong lớp. Lan Anh cho rằng Tùng là một cậu bạn nghịch ngợm, thường xuyên bị thầy cô nhắc nhở và ảnh hưởng đến thành tích của lớp. Lan Anh đề nghị cần có những biện pháp kiểm điểm đối với Tùng.

Sau ý kiến phát biểu thẳng thắn của Lan Anh, cả lớp bắt đầu tranh luận. Có bạn đưa ra ý kiến tán thành, có bạn lại phản đối. Trong ấn tương của riêng tôi, dù Tùng có tính cách khá nghịch ngợm, nhưng cậu bạn lại rất tốt bụng và hay giúp đỡ mọi người. Đúng lúc này, lớp trưởng đề xuất việc giải quyết vấn đề này:

– “Thưa các bạn cùng cô giáo, trước khi bàn luận tiếp về vấn đề này, tôi xin ghi nhận ý kiến của bạn Lan Anh, và đồng ý với một số quan điểm của bạn. Tùng là một học sinh mới chuyển đến lớp chúng ta không lâu. Quả thật bạn Tùng có tính cách nghịch ngợm, nhưng cậu ấy lại là một người bạn rất tốt. Trong học tập, Tùng có thành tích khá nổi trội và thường xung phong trả lời những câu hỏi, bài tập khó của giáo viên. Đối với bạn bè, Tùng cũng luôn nhiệt tình giúp đỡ như giảng bài cho các bạn học kém, giúp một số bạn đến muộn trực nhật… Nên tôi nghĩ bên cạnh những khuyết điểm, Tùng cũng có rất nhiều ưu điểm cần được ghi nhận và chúng ta nên cho bạn một cơ hội để sửa chữa lỗi lầm.”

Nhờ những dẫn chứng vô cùng thuyết phục của lớp trưởng Hòa, cả lớp bắt đầu tranh luận sôi nổi và những ý kiến tán thành dường như ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, Tùng đã tự mình đứng lên kiểm điểm và hứa sẽ cải thiện tình hình.

Cuối cùng, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu cả lớp bỏ phiếu để đưa ra quyết định. Tất cả thành viên trong lớp đều đồng ý cho Tùng một cơ hội sửa chữa. Lan Anh cũng đã thay đổi quan điểm của mình.

Để kết thúc buổi sinh hoạt, Hòa đã trình bày các mục tiêu của tuần mới và buổi sinh hoạt đã kết thúc một cách tốt đẹp.

Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt mẫu 5 (Tổng vệ sinh khu phố)

Chủ nhật vừa rồi, em cùng mọi người trong tổ dân phố tham gia tổng vệ sinh để dọn dẹp, làm cho không gian sống của khu phố nơi em ở thêm “xanh-sạch-đẹp”.

Đúng bảy giờ sáng, tất cả mọi người cùng có mặt ở đầu phố để nhận phân công nhiệm vụ từ bác tổ trưởng. Mọi người ai cũng ăn mặc gọn gàng và đeo khẩu trang kín đáo. Khi bác tổ trưởng phân công kế hoạch, ai cũng chăm chú tập trung lắng nghe. Thật tuyệt, là ngày hôm ấy trời không có nắng, mà râm mát, rất phù hợp cho việc dọn vệ sinh ngoài trời.

Sau khi nhận nhiệm vụ, mọi người bắt đầu vào công việc của mình. Các bác trai thì nhổ cỏ, tỉa lại hàng rào. Các bác gái thì trồng thêm hoa vào hai bên lối đi. Các bạn nhỏ như em thì quét dọn rác và cỏ rồi đem đổ vào thùng rác. Vừa làm việc, mọi người vừa trò chuyện với nhau vui vẻ. Từ chuyện công việc, đến chuyện nhà cửa, rồi những câu chuyện tiếu lâm. Tiếng cười, tiếng nói rôm rả. Thực sự, đã rất lâu mọi người trong khu phố không có mặt đông đủ như thế. Tuy vất vả, nhưng ai trông cũng vui vẻ lắm.

Sau một hồi vất vả dọn dẹp. Cả con đường đã lột xác hoàn toàn. Cỏ dại và rác đã được dọn sạch sẽ. Phần đất trống hai bên đường đã được trồng thêm hoa xinh. Những cây bàng, me, sấu cũng được tỉa bớt cành cho gọn gàng lại. Xong xuôi, mọi người trịnh trọng lấy lá cờ tổ quốc ra, treo lên cổng nhà. Nhìn ngắm thành quả lao động cả một buổi sáng của mình, mọi người vui sướng, đồng loạt vỗ tay chúc mừng.

Được tham gia vào hoạt động dọn dẹp nơi mình sống với mọi người khiến em vô cùng vui sướng. Không chỉ vì đã góp phần làm đẹp cho con đường nhà. Mà hơn hết, còn là vì em đã được trò chuyện và thân thiết hơn với những người hàng xóm của mình. Đây thực sự là một hoạt động ý nghĩa.

Hy vọng những mẫu bài văn trên sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, kinh nghiệm để biết cách kể chuyện như thế nào cho hay, hấp dẫn. Các em tham khảo cách người viết bài dẫn dắt, triển khai câu chuyện, và tìm đề tài cho câu chuyện của riêng mình nhé!

Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt mẫu 6 (Tết Trung Thu)

Trung Thu là Tết của thiếu nhi. Vào dịp Tết Trung Thu, quê hương em không chỉ đẹp đẽ mà còn rất nhộn nhịp, sôi động.

Khi ông mặt trời dần khuất sau lũy tre làng. Cũng là lúc màn đêm buông xuống. Bầu trời cao thăm thẳm và lấp lánh những vì sao đêm. Một đêm mùa thu với tiết trời se lạnh. Gió thoảng thoảng khẽ vờn trong những tán cây. Khắp xóm làng nhộn nhịp tiếng cười của lũ trẻ rủ nhau đi phá cỗ Trung Thu.

Mặt trăng bắt đầu lên cao hơn, to hơn và sáng rõ hơn. Trăng giống như một chiếc đĩa khổng lồ đang lơ lửng trên không trung, làm bạn cùng với những vì sao nhỏ bé. Ánh trăng đêm nay dường như sáng kì lạ, soi xuống trước sân nhà những vệt sáng vàng. Làng xóm ngập trong ánh trăng đêm rằm.

Khoảng tám giờ, trẻ em trong làng bắt đầu với lễ hội Trung Thu của mình. Tất cả tụ họp lại khoảng sân rộng rãi ở nhà văn hóa xem tiết mục múa lân do các anh chị thanh thiếu niên biểu diễn. Em cùng các bạn trong xóm cũng rủ nhau đến tham gia. Dưới ánh trăng sáng, những con lân với màu sắc rực rỡ múa lượn từng vòng theo nhịp trống đánh dồn dập. Những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân… lấp lánh trong ánh trăng vàng. Sau đó là sự xuất hiện của chị Hằng và chú Cuội với những màn đối đáp hài hước. Cùng với đó là các tiết mục văn nghệ của các anh chị, các bạn nhỏ.

Sau các tiết mục văn nghệ là phần chia bánh kẹo. Chúng em đứa nào cũng háo hức nhận quà từ chị Hằng và chú Quậy. Phần thi trình bày mâm ngũ quả cũng rất hấp dẫn. Ba đội dự thi gồm có: xóm trên, xóm giữa và xóm dưới. Mâm ngũ quả của mỗi đội đều rất cầu kỳ và đẹp đẽ. Những loại quả hàng ngày em vẫn ăn như dưa hấu, dứa, thanh long, bưởi… đã được cắt tỉa thành những bông hoa rực rỡ màu sắc, những chú chó xinh xắn… Ban giám khảo đã phải rất khó khăn trong việc lựa chọn đội chiến thắng. Cuối cùng với phần trình bày độc đáo nhất, mâm ngũ quả của đội xóm giữa đã giành được chiến thắng. Cuối chương trình, chúng em được phá cỗ. Bạn nhỏ nào cũng háo hức khi được thưởng thức bánh trung thu, hoa quả… Mọi người vừa ăn uống vừa trò chuyện rất vui vẻ.

Tết Trung Thu là dịp để mọi người có thể gần gũi nhau hơn, đặc biệt là với chúng em. Bởi vậy, trong những dịp lễ, em thích nhất là Tết Trung Thu.

Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt mẫu 7 (Tết cổ truyền)

Hằng ngày, vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, mọi người trong gia đình em lại có một khoảng thời gian ý nghĩa để quây quần bên nhau.

Từ những ngày giáp Tết, trên đường phố đã đông đúc người qua lại. Những khu chợ rộn nhịp tiếng nói của người mua người bán. Chợ hoa Tết rực rỡ sắc màu của trăm loài hoa khoe sắc. Những cây đào, cây mai, cây quất đã trở thành biểu tượng của dịp Tết cổ truyền dân tộc.

Gia đình em cũng háo hức chuẩn bị đón Tết. Đặc biệt là vào đêm ba mươi Tết, cả nhà em lại sum vầy bên mâm cơm giao thừa. Cả gia đình vừa ăn uống, vừa trò chuyện với nhau về những điều đã xảy ra trong một năm vừa qua. Đêm giao thừa cả nhà ngồi xem chương trình “Táo Quân”. Đến đúng mười hai giờ, em cùng với chị gái lên tầng để xem pháo hoa. Màn pháo hoa rực rỡ khiến cho người xem cảm thấy xao xuyến. Khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới đem đến cho con người những cảm xúc thật đẹp đẽ.

Sau đó, em cùng với chị gái đến chúc Tết ông bà, bố mẹ. Cả hai còn nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Những lời chúc mừng năm mới mong cho một năm may mắn, an khang và thịnh phượng. Một ngày cuối cùng của năm cũ đã qua đi với niềm hạnh phúc.

Em rất yêu ngày tết. Bởi Tết đã đem đến cho con người thật nhiều khoảng thời gian ý nghĩa bên gia đình thân yêu của mình.

Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt mẫu 8 (Chào cờ thứ 2 đầu tuần)

Để bắt đầu một tuần học mới nhiều kết quả tốt, chúng em thường có buổi chào cờ vào thứ hai đầu tuần. Và buổi chào cờ nào cũng chính là động lực để chúng em cố gắng chăm ngoan, học tập thật tốt trong tuần mới này.

Cứ vào sáng thứ hai đầu tuần, dù mùa đông hay mùa hè, khi bầu trời còn quang đãng những đám mây; chúng em đã chuẩn bị ghế, khăn quàng đỏ, mũ ca nô để tiến hành nghi thức đặc biệt đầu tuần. Trên sân khấu được giăng một tấm phông màu xanh rất lớn có ghi lễ chào cờ đầu tuần. Nhìn vào đó chúng em thấy mình có nghị lực hơn. Bao giờ cũng vậy, cô Tổng phụ trách đội sẽ lên trình bày các đầu việc có trong buổi lễ chào cờ. Và kết thúc lời nói của cô chính là những tiếng vỗ tay.

Chúng em được sắp xếp ngồi theo hai hàng dọc, theo lớp một cách ngay ngắn và yên tĩnh. Vì nếu nói chuyện các bạn đội viên trưởng sẽ ghi vào sổ, cuối tuần sẽ đánh giá hạnh kiểm. Thông thường đồng phục vào mỗi sáng thứ hai đầu tuần chính là áo trắng, quần âu, khăn quàng đỏ đầy đủ. Đây là đồng phục được quy định hàng tuần do nhà trường đặt ra. Chúng em ngồi chăm chú ngước lên sân khấu.

Khi nghe hiệu lệnh “Chào cờ” của bạn đội viên trưởng vang lên. Lúc ấy sân trường yên lặng một cách lạ thường, tiếng đài cất lên bài hát quốc ca bắt đầu chào cờ đầu tuần ở trường em. Đây là giây phút thiêng liêng nhất, vì chúng em đều tự hào về đất nước, về những gì đang được hưởng từ thế hệ đi trước để lại. Khi chào cờ, chúng em sẽ hướng mắt lên lá cờ đỏ sao vàng đang tung bay phấp phới ở trên cao. Chúng em thấy lòng mình vui phơi phới.

Sau khi chào cờ xong, chúng em tiến hành phút tưởng niệm để tưởng nhớ công lao của các anh hùng liệt sỹ. Kết thúc màn chào cờ sẽ là màn phát biểu của cô giáo hiệu trưởng. Tiếng cô giáo vang lên dõng dạc và to, đủ để chúng em phải yên lặng và lắng nghe. Cô giáo nhận xét những thành tích và hạn chế mà các lớp đạt được trong thời gian qua. Đồng thời cô giáo tuyên dương những bạn có thành tích học tập tốt, hoạt động tích cực và kế hoạch khen thưởng. Cô nghiêm khắc phê bình những bạn quậy phá, nghịch ngợm trong tuần và sẽ xử lý theo quy định.

Chúng em ngồi nghiêm túc, lắng nghe lời cô giáo nhận xét, rất ít bạn có thể nói chuyện riêng được. Kết thúc buổi chào cờ thường là tiếng reo hò, tiếng bước chân của các bạn bước vào lớp để chuẩn bị một tuần học mới nhiều năng lượng. Những buổi chào cờ đầu tuần thường khiến cho em có nhiều ấn tượng, giúp em có thêm động lực để học tập tốt hơn.

Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt mẫu 9 (Sinh hoạt lớp)

Cứ vào thứ 7 hằng tuần, lớp em lại sinh hoạt lớp một lần để tổng kết tuần vừa qua cũng như triển khai công việc của tuần sắp tới. Buổi sinh hoạt luôn có mặt đầy đủ các thành viên trong lớp, và có sự tham gia của cô giáo.

Buổi sinh hoạt lớp thường bắt đầu khi kết thúc tiết 3 của ngày thứ 7. Hầu như lớp nào cũng sinh hoạt lớp vào thời điểm này. Buổi sinh hoạt lớp do lớp trưởng chủ trì, có thư kí ghi chép lại quá trình sinh hoạt. Kết thúc buổi sinh hoạt thì thư kí sẽ ghi chép lại đầy đủ gửi lại cô giáo chủ nhiệm để cô nắm bắt tình hình của lớp.

Hôm đó bạn lớp trưởng Nguyễn Văn Bình cầm một quyển sổ nhỏ ghi chép lại những gì lớp đạt được tuần qua. Bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm. Bạn An tổng kết số bạn không chịu học bài cũ, không ghi bài đầy đủ, đi học muộn, đạt điểm xấu để cô giáo nắm rõ được tình hình của lớp học.

Khi lớp trưởng báo cáo thì hầu như các bạn đều im lặng lắng nghe. Em thấy rằng giờ sinh hoạt lớp là giờ mà các bạn không ai dám làm ồn, vì ai cũng sợ tên mình được nêu danh. Cô giáo thường nhìn từng bạn rất chăm chú và lắng nghe lớp trưởng.

Cô giáo thường nhắc bạn thư kí phải ghi thật đầy đủ và chi tiết để cô làm tài liệu báo cáo với phụ huynh. Khi các bạn có hành vi không tốt trong tuần thường sẽ bị cô giáo gọi lên bảng đứng thành hàng và phát biểu ý kiến của mình, hứa cố gắng và sửa chữa như thế nào. Bạn nào cũng cúi mặt bước lên mục giảng và không dám nhìn ai.

Khi bạn lớp trưởng đã phát biểu xong thì cô giáo bắt đầu đưa ra ý kiến của mình. Thường thì cô sẽ đề ra hình phạt đích đáng cho những bạn vi phạm và tuyên dương các bạn có thành tích tốt. Sau đó cô sẽ phổ biến kế hoạch tuần tới lớp sẽ phải làm những gì và phân công làm cho thật tốt.

Buổi sinh hoạt khép lại khi cô giáo đã bước ra khỏi lớp, nhiều bạn hớn hở ra về, nhiều bạn bị phạt lại bắt đầu than thở.

Sinh hoạt lớp lúc nào cũng là giờ “học” để lại nhiều dấu ấn đối với mỗi bạn học sinh như vậy.

Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt mẫu 10 (Buổi văn nghệ)

Sáng nay, trường em đã diễn ra buổi diễn văn nghệ chào mừng ngày Giải phóng miền Nam – Thống nhất đất nước 30-4. Đây là một hoạt động diễn ra hằng năm vô cùng ý nghĩa của trường em.

Từ trước đó một tháng, các lớp đã háo hức tập luyện các tiết mục văn nghệ thật hay và bổ ích. Sau đó tham gia vòng loại để được chấm điểm và chọn vào biểu diễn chính thức. Đến hôm qua, sau khi các tiết mục của các lớp đã được chọn và sắp xếp thứ tự biểu diễn, thì sân khấu cũng bắt đầu được trang trí. Vẫn là thảm đỏ dày nặng ấy, vẫn là tấm rèm xanh với dòng chữ trắng nổi bật ấy, vẫn là bức tượng Bác Hồ mỉm cười hiền từ ấy, nhưng bầu không khí lại rộn ràng và hào hùng hơn hẳn các buổi chào cờ hàng tuần. Từ cổng dẫn vào đến sân trường và sân khấu, là dãy dài các lá cờ đỏ sao vàng. Gió thổi vi vu làm những lá cờ ấy tung bay phần phật, hòa chung nhịp với những lá cờ lớn trên mái nhà tòa nhà dạy học. Hình ảnh rực rỡ ấy khiến ai cũng vui mừng. Hòa trong không khí ấy, là sự hân hoan hiện rõ trên khuôn mặt của từng bạn học sinh, quý phụ huynh và các thầy cô. Ai cũng phấn khởi, tươi vui mừng ngày độc lập dân tộc.

Đúng 8 giờ sáng, khi ánh nắng vàng ươm trải dài khắp nơi, thì chương trình văn nghệ cũng diễn ra. Xen kẽ với các tiết mục múa hát, là các bài phát biểu ngắn gọn của thầy cô và các chú cựu chiến binh. Lúc các chú cựu chiến binh phát biểu và kể chuyện, chúng em ai cũng tập trung lắng nghe và vỗ tay nhiệt tình hết mức. Bởi các bác, các ông đều là những người đã góp phần làm nên ngày hôm nay của đất nước, là những người vô cùng tôn kính. Các tiết mục trong buổi văn nghệ đều có đề tài về tình yêu và niềm tự hào về quê hương đất nước. Trong đó, được yêu thích nhất là tiết mục diễn kịch kể lại trận chiến cuối cùng ở Sài Gòn, với khoảnh khắc xa tăng của quân ta đâm ngã cổng Dinh độc lập. Giờ phút lịch sử thiêng liêng ấy đã được tái hiện lại trên sân khấu nhỏ bé của trường chúng em. Tất cả các bạn học sinh cùng nhau reo hò, có bạn còn đứng dậy, đồng thanh hét lên “Việt Nam! Việt Nam!…” theo tiếng bạn diễn viên trên sân khấu.

Buổi biểu diễn kết thúc, đến nay đã gần một ngày trôi qua, mà những cảm xúc kia vẫn còn vẹn nguyên trong tim em. Nhờ những buổi sinh hoạt tập thể như vậy, mà chúng em thêm gần gũi nhau hơn, biết thêm nhiều điều bổ ích hơn. Và quan trọng nhất, là nó đánh thức dậy và nung nấu thêm cho tình yêu quê hương đất nước trong lòng thế hệ trẻ chúng em ngày hôm nay.

Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt mẫu 11 (Buổi liên hoan chào xuân)

Chiều nay, sau khi tan học, chúng em không về ngay, mà đã cùng nhau ở lại để trang trí lớp học, chuẩn bị cho buổi liên hoan chào xuân vào ngày mai.

Đầu tiên, chúng em chia lớp thành hai nhóm. Một nhóm quét dọn lớp học thất sạch sẽ. Nhóm còn lại thì bóc các món đồ trang trí ra, cắt tỉa, chia thành từng khu vực. Chúng em loay hoay quét lớp, lau bảng, lau cửa sổ, rồi cẩn thận xếp lại các dãy bàn ghế. Các chậu cây hoa ở bành lang cũng được lau sạch phần thân chậu.

Sau đó, chúng em bắt đầu trang trí. Một nhóm các bạn có chiều cao nổi bật, thì treo các chiếc cờ vây cá nhiều màu sắc đã được xâu vào sợi dây dài dọc theo các bức tường. Một nhóm khác thì dán các dòng chữ chúc mừng năm mới lên góc bảng đen, bảng tin và bức tường cuối lớp, cùng các hình hoa đào, hoa mai, bánh chưng. Ở cửa kính, chúng em dán hình hai chú mèo lớn cầm câu đối chúc mừng năm mới. Các chậu hoa cũng được dán các chữ Phúc, Lộc, Thọ trong tờ giấy đỏ hình thoi.

Xong xuôi, cả lớp học đã sáng bừng lên, vui tươi hẳn. Bạn nào cũng sung sướng và ngóng chờ nhanh đến buổi liên hoan sáng mai.

Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt mẫu 12 (Gói bánh chưng ngày Tết)

Năm nay, cả nhà em sẽ ăn tết ở quê. Từ ngày 27, cả gia đình đã khởi hành bắt đầu chuyến đi về quê nhà ông bà nội ở Bắc Ninh. Đó cũng là lần đầu tiên trong đời em được tham gia gói bánh trưng cùng gia đình và tự tay gói nên một chiếc bánh trưng xanh vuông vắn, đẹp đẽ như thế.

Đầu tiên, em xung phong quét dọn nhà bếp thật sạch và trải một lớp giấy bóng để làm bánh cho sạch sẽ. Sau đó em sẽ phụ trách công việc lau những chiếc lá dong được ông hái ở vườn về thật sạch sẽ để gói bánh, ông em đã chọn những chiếc lá to, xanh và đẹp nhất vườn, chắc chắn những chiếc bánh trưng gói lên sẽ đẹp lắm đây! Mẹ và bà em lần lượt bê các nguyên liệu ra. Tiếp đó mỗi người sẽ tự ngồi để gói cho mình những chiếc bánh trưng thật ngon. Mọi người cho các nguyên liệu vào trong khuôn, sau đó nhanh chóng gói ghém và buộc dây cố định trên những chiếc bánh chưng có khuôn hình vuông vắn.

Khi những chiếc bánh trưng xanh đã được gói xong, bà em phụ trách công đoạn xếp bánh vào nồi gang, đun trên bếp củi. Những chiếc bánh chưng sau khi được nấu chín tỏa ra mùi thơm rất đặc biệt. Đó là mùi thơm ngào ngạt của gạo nếp, béo ngậy của thịt lợn và lẫn cả hương thơm của đậu xanh. Sau khi bánh chín, bố và ông cùng phụ trách vớt bánh ra và ép khuôn lần nữa để bánh ráo nước và vào khuôn vuông thật đẹp. Mẹ cùng em sẽ chọn chiếc bánh đẹp nhất để bày lên ban thờ thắp hương cho ông bà tổ tiên.

Được gói bánh chưng cùng gia đình thực sự là trải nghiệm vui vẻ, hạnh phúc nhất của em. Tết trở nên ý nghĩa và ấm áp hơn khi được ngồi cùng bà và mẹ tỉ tê bên nồi bánh trưng đang sôi. Em hi vọng, truyền thống này sẽ được giữ gìn và phát huy.

Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt mẫu 13 (sinh hoạt ngoài trời)

Sáng chủ nhật vừa qua lớp 6A1 chúng em tổ chức buổi sinh hoạt ngoài trời về “Học tập gương liệt sĩ anh hùng Nguyễn Văn Trỗi”.

Toàn thể lớp em có 42 học sinh. Chúng em xếp ghế thành hình chữ U. Cô giáo chủ nhiệm làm chủ tọa. Cô giáo nói ngắn gọn về cuộc đời cao đẹp của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi và giới thiệu một diễn giả trẻ.

Với giọng nói trầm ấm, một người bạn của anh Trỗi đã kể cho chúng em nghe về cuộc đời của liệt sĩ anh hùng Nguyễn Văn Trỗi. Những ngày thơ ấu, anh Trỗi sinh sống trong cảnh cơ cực. Tuy cuộc sống khó khăn, nhưng anh hết lòng yêu thương bà con lao động lối xóm, bạn bè. Khi đã xây dựng gia đình với chị Quyên, anh đã hết lòng chăm sóc chị.

Đến đoạn kể về cảnh anh ra pháp trường, giữa “lũ viết thuê và lũ giết thuê” thì cả lớp em bồi hồi xúc động, vừa yêu thương vừa cảm phục dũng khí của anh. Anh đã giật mảnh băng đen bịt mắt, nhìn thẳng vào kẻ thù, hô vang: “Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!”. Cả lớp em đều tự dưng đứng bật dậy. Hình ảnh anh hiện lên thật đẹp.

Có mấy bạn đứng lên phát biểu, là từ lâu đã đọc trên sách, báo viết về anh Trỗi, nhưng nay mới được người thân của anh kể cho nghe về cuộc đời anh. Nhiều bạn tự nhận khuyết điểm với cô giáo là lâu nay thiếu ý chí, nghị lực nên học kém. Nhiều bạn đề ra quyết tâm trong thời gian tới.

Khoảng mười giờ thì cô giáo tổng kết. Bạn Hoài Thu hát bài hát về anh Trỗi. Buổi sinh hoạt kết thúc trong tiếng hát vang: ‘Tiến lên đoàn viên” của cả lớp. Các bạn đều công nhận buổi sinh hoạt là thật bổ ích.

Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt mẫu 14 (Buổi diễn văn nghệ)

Sáng nay, trường em đã diễn ra buổi diễn văn nghệ chào mừng ngày Giải phóng miền Nam – Thống nhất đất nước 30-4. Đây là một hoạt động diễn ra hằng năm vô cùng ý nghĩa của trường em.

Từ trước đó một tháng, các lớp đã háo hức tập luyện các tiết mục văn nghệ thật hay và bổ ích. Sau đó tham gia vòng loại để được chấm điểm và chọn vào biểu diễn chính thức. Đến hôm qua, sau khi các tiết mục của các lớp đã được chọn và sắp xếp thứ tự biểu diễn, thì sân khấu cũng bắt đầu được trang trí. Vẫn là thảm đỏ dày nặng ấy, vẫn là tấm rèm xanh với dòng chữ trắng nổi bật ấy, vẫn là bức tượng Bác Hồ mỉm cười hiền từ ấy, nhưng bầu không khí lại rộn ràng và hào hùng hơn hẳn các buổi chào cờ hàng tuần. Từ cổng dẫn vào đến sân trường và sân khấu, là dãy dài các lá cờ đỏ sao vàng. Gió thổi vi vu làm những lá cờ ấy tung bay phần phật, hòa chung nhịp với những lá cờ lớn trên mái nhà tòa nhà dạy học. Hình ảnh rực rỡ ấy khiến ai cũng vui mừng. Hòa trong không khí ấy, là sự hân hoan hiện rõ trên khuôn mặt của từng bạn học sinh, quý phụ huynh và các thầy cô. Ai cũng phấn khởi, tươi vui mừng ngày độc lập dân tộc.

Đúng 8 giờ sáng, khi ánh nắng vàng ươm trải dài khắp nơi, thì chương trình văn nghệ cũng diễn ra. Xen kẽ với các tiết mục múa hát, là các bài phát biểu ngắn gọn của thầy cô và các chú cựu chiến binh. Lúc các chú cựu chiến binh phát biểu và kể chuyện, chúng em ai cũng tập trung lắng nghe và vỗ tay nhiệt tình hết mức. Bởi các bác, các ông đều là những người đã góp phần làm nên ngày hôm nay của đất nước, là những người vô cùng tôn kính. Các tiết mục trong buổi văn nghệ đều có đề tài về tình yêu và niềm tự hào về quê hương đất nước. Trong đó, được yêu thích nhất là tiết mục diễn kịch kể lại trận chiến cuối cùng ở Sài Gòn, với khoảnh khắc xa tăng của quân ta đâm ngã cổng Dinh độc lập. Giờ phút lịch sử thiêng liêng ấy đã được tái hiện lại trên sân khấu nhỏ bé của trường chúng em. Tất cả các bạn học sinh cùng nhau reo hò, có bạn còn đứng dậy, đồng thanh hét lên “Việt Nam! Việt Nam!…” theo tiếng bạn diễn viên trên sân khấu.

Buổi biểu diễn kết thúc, đến nay đã gần một ngày trôi qua, mà những cảm xúc kia vẫn còn vẹn nguyên trong tim em. Nhờ những buổi sinh hoạt tập thể như vậy, mà chúng em thêm gần gũi nhau hơn, biết thêm nhiều điều bổ ích hơn. Và quan trọng nhất, là nó đánh thức dậy và nung nấu thêm cho tình yêu quê hương đất nước trong lòng thế hệ trẻ chúng em ngày hôm nay.

Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt mẫu 15 (Ngày gặp lúa)

Hôm nay là ngày mùa – một ngày hội đông vui nhất trên cánh đồng làng.

Mới từ sáng sớm, người nông dân đã nô nức thức dậy để ra đồng. Khuôn mặt ai cũng vui vẻ, phấn khởi khác hẳn ngày thường. Ngoài đồng, lúa đã chín vàng ươm, lóng lánh dưới ánh mặt trời thúc dục mọi người thu gặt. Theo tốp tốp các cô các bác nông dân mang theo lưỡi liềm, thúng, giỏ nước ra đồng. Là những chiếc xe bò chở thóc, chở lúa, những chiếc máy tuốt, máy xát. Tiếng người cười nói, tiếng động cơ xe ầm ầm khiến cả cánh đồng rổn ràng hẳn lên.

Sau mấy lời chào hỏi thân mật, mọi người bắt đầu tản về từng thửa ruộng của mình rồi gặt lúa. Từng đường lưỡi liềm lướt nhanh và đều như đang múa. Trông thì nhẹ nhàng nhưng công việc này thực ra rất vất vả, bởi phải cúi lưng và gồng sức ở tay rất nhiều. Đã vậy, trời còn nắng chói chang nữa chứ. Khuôn mặt, tấm lưng của các cô các bác đều thấm đẫm mồ hôi. Nhưng không ai than thở cả. Khuôn mặt ai cũng hừng hực niềm vui. Họ vẫn í ới trò chuyện với nhau rảo cả buổi gặt. Thỉnh thoảng, họ dừng lại, lên bờ ngồi nghỉ và uống nước. Vừa trò chuyện, họ vừa quơ quơ cái nón quạt mát. Hình ảnh ấy bình dị đến ngỡ ngàng. Đến chiều, các thửa ruộng cơ bản đã gặt quá bán, những chiếc máy tuốt cũng được đưa xuống chỗ ruộng đã gặt xong và khởi động. Chúng hút vào những bó lúa rồi nhà ra hạt thóc tròn đầy. Đầu kia phun ra biết bao là rơm thơm phưng phức. Hình ảnh ấy lặp đi lặp lại mãi ở biết bao thửa ruộng nhưng chẳng ai thấy nhàm chán cả. Đến tối, mọi người nghỉ tay, chở lúa về nhà. Để lại cánh đồng trơ trọi và cô tịch. Nhưng chỉ một đêm thôi, sáng mai, người dân lại nô nức ra gặt nốt ruộng lúa này thôi.

Đó chính là khung cảnh ngày mùa vui vẻ và nô nức của làng em đó.

Trên đây là bài viết của Trang Tài Liệu về chủ đề Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt chọn lọc hay nhất. Hy vọng những nội dung trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu.