Docly

Trắc Nghiệm Vật Lý Lớp 7 Bài 3: Ứng Dụng Định Luật Truyền Thẳng Của Ánh Sáng

Đề thi tham khảo

Trắc Nghiệm GDCD 7 Bài 5: Yêu Thương Con Người Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Vật Lý Lớp 7 Bài 4 Có Đáp Án: Định Luật Phản Xạ Ánh Sáng
Trắc Nghiệm Giáo Dục Công Dân 7 Bài 4: Đạo Đức Và Kỷ Luật Có Đáp Án

Trắc Nghiệm Vật Lý lớp 7 Bài 3: Ứng Dụng Định Luật Truyền Thẳng Của Ánh Sáng là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về định luật truyền thẳng của ánh sáng và khám phá những ứng dụng thực tế của nó. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về cách ánh sáng di chuyển qua các chất khí, chất rắn và chất lỏng. Chúng ta sẽ khám phá cách ánh sáng tương tác với các vật thể xung quanh và tạo ra các hiện tượng quan sát được như phản xạ, gãy, và hình ảnh trong gương.

Bài trắc nghiệm này sẽ đưa ra các câu hỏi về định luật truyền thẳng của ánh sáng và yêu cầu chúng ta áp dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề liên quan. Chúng ta sẽ được thử thách trong việc áp dụng kiến thức về ánh sáng để giải quyết các bài toán và đưa ra những phân tích logic.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÝ LỚP 7 BÀI 3:

ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG

Câu 1: Đặt một ngọn nến trước một màn chắn sáng. Để mắt trong vùng bóng nửa tối, ta quan sát ngọn nến thấy có gì khác so với khi không có màn chắn?

A. Ngọn nến sáng yếu hơn B. Ngọn nến sáng mạnh hơn

C. Không có gì khác D. Chỉ nhìn thấy một phần của ngọn nến

Câu 2: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?

A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời.

B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.

C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.

D. Khi Mặt Trăng che khuât Mặt Trời, ta chỉ nhìn thấy phía sau Mặt Trăng tối đen.

Câu 3: Chọn phát biểu đúng: Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản

A. Chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

B. Nhận được toàn bộ ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

C. Không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

D. Không nhận được nhiều ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

Câu 4: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực?

A. Mặt Trời ngừng phát ra ánh sáng.

B. Mặt Trời bỗng nhiên biến mất.

C. Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất.

D. Người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng.

Câu 5: Ta quan sát thấy gì khi nơi ta đứng trên mặt đất nằm trong bóng tối của Mặt Trăng?

A. Trời bỗng sáng bừng lên.

B. Xung quanh Mặt Trăng xuất hiện cầu vồng.

C. Phần sáng của Mặt Trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn.

D. Trời bỗng tối sầm như Mặt Trời biến mất.

Câu 6: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nhật thực?

A. Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được nơi ta đứng.

B. Ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng.

C. Ban ngày, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.

D. Ban đêm, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.

Câu 7: Hiện tượng nào xảy ra khi Mặt Trăng bị trái đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng.

A. Nhật thực một phần B. Nguyệt thực

C. Nhật thực toàn phần D. Nhật thực

Câu 8: Bóng tối nằm ở phía sau vật cản... ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

A. Nhận được B. Không nhận được

C. Có thể nhận được D. Có thể không nhận được

Câu 9: Chọn một phát biểu sai khi nói về hiện tượng Nguyệt thực

A. Nguyệt thực xảy ra ban đêm.

B. Mặt Trời,Trái Đất, Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng.

C. Nguyệt thực xảy ra ban ngày.

D. Mặt Trăng bị trái đất che khuất không được Mặt trời chiếu sáng.

Câu 10: Một vật cản được đặt trong khoảng giữa một bóng điện dây tóc đang sáng và một màn chắn. Kích thước của bóng nửa tối thay đổi như thế nào khi đưa vật cản lại gần màn chắn hơn?

A. Tăng lên B. Giảm đi

C. Không thay đổi D. Lúc đầu tăng lên, sau giảm đi

Câu 11: Khi đứng ở vị trị bóng tối hay bóng nửa tối ta mới quan sát được hiện tượng Nhật thực toàn phần. Vì sao lại khẳng định như vậy?

A. Đứng ở chỗ bóng nửa tối. Vì đứng ở vị trí bóng nửa tối ta có thể nhìn thấy Mặt Trời, ta gọi là có Nhật thực toàn phần.

B. Đứng ở chỗ bóng tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta không nhìn thấy Mặt Trời, ta gọi là có Nhật thực toàn phần.

C. Đứng ở chỗ bóng nửa tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta không nhìn thấy Mặt Trời ta gọi là có Nhật thực toàn phần.

D. Đứng ở chỗ bóng tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta sẽ nhìn thấy Mặt Trời ta gọi là có Nhật thực toàn phần.

ĐÁP ÁN


1

D

3

A

5

D

7

B

9

C

11

B

2

B

4

C

6

B

8

B

10

D








Ngoài Trắc Nghiệm Vật Lý lớp 7 Bài 3: Ứng Dụng Định Luật Truyền Thẳng Của Ánh Sáng thì các tài liệu học tập trong chương trình 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm

Trắc Nghiệm Vật Lý 7 Bài 8 Có Đáp Án: Gương Cầu Lõm
Bài Tập Trắc Nghiệm Giáo Dục Công Dân 7 Bài 8: Khoan Dung Là Gì?
Trắc Nghiệm Vật Lý Lớp 7 Bài 7 Có Đáp Án: Gương Cầu Lồi
Bài Tập Trắc Nghiệm GDCD 7 Bài 7: Đoàn Kết Tương Trợ Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Vật Lý 7 Bài 6: Thực Hành Quan Sát Và Vẽ Ảnh Của Một Vật Tạo Bởi Gương Phẳng
Trắc Nghiệm Bài 6 GDCD 7: Tôn Sư Trọng Đạo Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Lý 7 Bài 5 Có Đáp Án: Ảnh Của Một Vật Tạo Bởi Gương Phẳng