Docly

Giáo Án Vật Lý 7 HK2 Phương Pháp Mới

Đề thi tham khảo

Bài Tập Trắc Nghiệm GDCD 7 Bài 3: Tự Trọng Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Lý 7 Bài 2 – Bài Tập Sự Truyền Ánh Sáng Lớp 7
Bài Tập Trắc Nghiệm Giáo Dục Công Dân Lớp 7 Bài 2 Trung Thực

Giáo Án Vật Lí 7 HK2 Phương Pháp Mới – Vật Lí Lớp 7 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Phương pháp mới trong giáo án vật lý 7 học kỳ 2 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tiếp cận và áp dụng kiến thức một cách sáng tạo và sâu sắc. Giáo án sẽ áp dụng các phương pháp giảng dạy đa dạng, như thực hành thí nghiệm, tư duy vấn đáp, thảo luận nhóm và sử dụng công nghệ thông tin để tăng cường sự tương tác và tham gia của học sinh.

Bằng cách áp dụng phương pháp mới, giáo án vật lý 7 học kỳ 2 sẽ giúp học sinh xây dựng những kiến thức cơ bản về vật lý một cách cụ thể và linh hoạt. Họ sẽ được khuy encournged phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, suy luận và vận dụng kiến thức vào thực tế. Qua đó, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về các khái niệm quan trọng như lực, áp suất, nhiệt độ và đèn điện.

Giáo án vật lý 7 học kỳ 2 với phương pháp mới cũng đặc biệt chú trọng vào việc kích thích sự tò mò và khám phá của học sinh. Bằng cách tạo ra môi trường học tập tích cực và hứng thú, giáo án sẽ khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động thực hành, thảo luận nhóm và trao đổi ý kiến để phát triển tư duy và khả năng giải quyết vấn đề.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

HỌC KÌ II

Tuần 20 NS: 07/ 01/ 2019

Tiết 20 ND: 09/ 01/ 2019

CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC

BÀI 17: NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Mô tả được 1 vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. Nêu được 2 biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện

2. Kĩ năng: TN cho vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, hiểu biết khám phá thế giới xung quanh.

4. Định hướng phát triển năng lực:

a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm, năng lực dự đoán suy luận lí thuyết, thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán, phân tích, khái quát rút ra kết luận khoa học. Đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.


Nhóm năng lực

Năng lực thành phần

Nhóm NLTP liên quan đến sd kiến thức vật lí

K3: Sử dụng kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

K4: Vận dụng ( giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp, ...) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.

Nhóm NLTP về PP ( tập trung vào NL thực nghiệm và NL mô hình hóa)

P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.


Nhóm NLTP trao đổi thông tin



X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí.

X5: Ghi lại được các kết quả từ các hđ học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ...)

X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí.

Nhóm NLTP liên quan đến cá nhân

C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH..

1. Chuẩn bị của GV:

- Nội dung: Nghiên cứu nội dung của bài 17 trong SGK và SGV.

- Đồ dùng dạy học: Thước nhựa, thanh thủy tinh hữu cơ, mảnh nilông, quả cầu nhựa có xuyên sợi vải, giá treo, mảnh vải, mẫu giấy vụn, bút thử điện.

2. Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu nội dung của bài 17 SGK

3. Phương pháp: Đàm thoại, thực nghiệm, thu thập thông tin

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (0’)

3. Nội dung bài mới.

A. Khởi động

* HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (7’)

- Mục tiêu: Đưa ra cách giải quyết tình huống ở đầu bài.

- Sản phẩm: Dẫn dắt học sinh vào bài

HĐ CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

- Y/C HS thảo luận để trả lời câu hỏi sau: Ngoài các ht mô tả trong ảnh đầu chương 3 SGK các em còn biết các ht nào khác?

- HS thảo luận trả lời: Đèn điện sáng, quạt điện quay, bếp điện, bàn là điện, nồi cơm điện, tủ lạnh, máy bơm nước, … chạy bằng điện

- GV giới thiệu mục tiêu của chương 3 SGK

- HS lắng nghe.

- GV giới thiệu 1 trong các cách nhiễm điện các vật là: Sự nhiễm điện do cọ xát

- HS lắng nghe.

- GV: Có ht gì, nghe thấy gì khi ta cởi áo ngoài, len hay da vào thời tiết khô ráo?

- HS øtrả lời: Nghe thấy tiếng nổ tí tách

- GV giới thiệu ht ngoài tự nhiên vào những lúc trời mưa dông, các đám mây bị cọ xát vào nhau nên nhiễm điện trái dấu. Sự phóng điện giữa các đám mây (sấm) và giữa đám mây với mặt đất (sét). Vậy sấm sét có lợi và có hại gì đối với cuộc sống con người? Biện pháp để giảm tác hại của sét? GV nx và cho HS ghi nhớ.

- HS lắng nghe và trả lời:

+ Lợi ích: Giúp điều hòa khí hậu, gây ra phản ứng hóa học nhằm tăng lượng ôzôn bổ sung vào khí quyển, …

+ Tác hại: Phá hủy nhà cửa và các công trình xây dựng, ảnh hưởng đến tính mạng con người và sinh vật, tạo ra các khí độc hại NO, NO2

+ Để giảm tác hại của sét, bảo vệ tính mạng của người và các công trình xây dựng, cần thiết xây dựng các cột thu lôi.

Năng lực hình thành: K4

B. Hình thành kiến thức

* HĐ2: Vật nhiễm điện (20’)

- Mục tiêu: tiến hành thí nghiệm với các vật khác nhau

- Sản phẩm: Mục I

HĐ CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

- Y/C HS đọc TN1 SGK nêu dụng cụ và các bước tiến hành TN

- HS đọc TN1 SGK nêu dụng cụ và cách tiến hành TN

- Lưu ý: Trước khi cọ xát các vật phải kiểm tra đưa thước nhựa, mảnh nilông, thanh thủy tinh lại gần giấy vụn, quả cầu để xem có ht gì xảy ra chưa?

- HS kiểm tra theo yêu cầu của GV và đưa ra ý kiến: chưa thấy hiện tượng gì sảy ra.

- Y/C HS tiến hành TN theo nhóm, ghi kq thu được vào bảng TN1

- HS làm TN theo nhóm và ghi kq vào bảng kq TN1

- Y/C q/s thảo luận lựa chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống từ đó đi đến câu kết luận đúng

- GV đặt câu hỏi: Vì sao nhiều vật sau khi cọ xát lại có thể hút các vật khác?

- HS trả lời: Do vật bị cọ xát nóng lên sau khi cọ xát có tính chất như NC

- GV nx và hd HS tiến hành TN2: kiểm tra mảnh tôn trước khi đặt vào mảnh nhựa xem bóng đèn bút thử điện thông mạch có sáng ko? HD HS cách cầm bút thử điện

- HS tiến hành TN2 và q/s hiện tượng xảy ra, thấy được: Bóng đèn của bút thử điện sáng

- GV tiến hành kiểm tra TN của 1 số nhóm nếu ht chưa đạt thì gt cho HS hiểu nguyên nhân. GV làm lại TN cho HS q/s và hoàn thành kết luận 2 vào vở

- HS q/s và hoàn thành kết luận 2 vào vở

- GV giới thiệu: Các vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác hoặc có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện. Các vật đó đgl các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích

- HS lắng nghe.

I. Vật nhiễm điện

- Kết luận 1: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng hút các vật khác.

- Kết luận 2: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.

Năng lực hình thành: P3; X5; X8; C1

C. Vận dụng

* HĐ3: Vận dụng (15’)

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi

- Sản phẩm: Các câu C1, C2, C3

HĐ CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

- Y/C HS đọc và trả lời câu C1. GV nhận xét

- HS đọc trả lời câu C1

- Y/C HS đọc và trả lời câu C2. GV nhận xét

- HS đọc trả lời câu C2

- Y/C HS đọc và trả lời câu C3. GV nhận xét.

- HS đọc trả lời câu C3

- Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ và có thể em chưa biết SGK.

- HS đọc nội dung phần ghi nhớ và phần có thể em chưa biết SGK.

II. Vận dụng

- C1: Lược và tóc cọ xát thì lược và tóc đều bị nhiễm điện, lược nhựa hút kéo tóc thẳng ra

- C2

- C3: Gương kính, màn hình TV cọ xát với khăn lau khô sẽ nhiễm điện vì thế chúng hút bụi vải ở gần


Năng lực hình thành: K3; K4; C1

D. Hướng dẫn về nhà, tìm tòi mở rộng (2’)

- Y/C HS về nhà:

+ Học bài. Làm các bài tập từ 17.1 đến 17.4 trong SBT.

+ Nghiên cứu bài 18 SGK để chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.

* Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi bài tập kiểm tra đánh giá

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp


Sự nhiễm điện do cọ xát

1. Cách làm nhiễm điện nhiều vật.

2. Đặc điểm của các vật bị cọ xát.

3. Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là những ngày hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra?




















Tuần 21 NS: 13/ 01/ 2018

Tiết 21 ND: 16/ 01/ 2018

BÀI 18 : HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Nêu được dấu hiệu về t/d lực chứng tỏ có hai điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì. Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử gồm: hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hòa về điện

2. Kĩ năng: Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, hiểu biết khám phá thế giới xung quanh.

4. Xác định trọng tâm của bài: Hai loại điện tích.

5. Định hướng phát triển năng lực:

a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm, năng lực dự đoán suy luận lí thuyết, thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán, phân tích, khái quát rút ra kết luận khoa học. Đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.

b) Năng lực chuyên biệt:

- Sử dụng kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Vận dụng ( giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp, ...) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.

- Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.

- Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí.

- Ghi lại được các kết quả từ các hđ học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ...)

- Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí.

- Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH..

1. Chuẩn bị của GV:

- Thiết bị dạy học: Bộ thí nghiệm điện.

- Học liệu: SGK; SGV

2. Chuẩn bị của HS: Học bài, làm bài và chuẩn bị nội dung của bài trong SGK.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng


Hai loại điện tích

1. Có mấy loại điện tích?

2. Các điện tích tương tác với nhau như thế nào?

3. Khi nào một vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương?


III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- HS1: Có thể làm cho 1 vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì?

A. Khởi động

* HĐ1: Tình huống xuất phát (2’)

- Mục tiêu: Hình thành sự tương tác của các vật bị nhiễm điện

- Phương pháp: Đàm thoại

- Hình thức tổ chức: Đặt vấn đề.

- Phương tiện: SGK

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV: Ở bài trước ta đã biết có thể làm cho các vật nhiễm điện bằng cách cọ xát. Các vật nhiễm điện có thể hút được các vật nhẹ khác. Nếu 2 vật nhiễm điện để gần nhau chúng có khả năng tương tác với nhau như thế nào?

- HS lắng nghe

B. Hình thành kiến thức:

* HĐ2: Hai loại điện tích (15’)

- Mục tiêu: Nhận biết các loại điện tích

- Phương pháp: Thực nghiệm

- Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm

- Phương tiện: Thước nhựa, thanh thủy tinh hữu cơ, mảnh nilông, mảnh vải

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV gọi HS đọc TN1 SGK; y/c tìm hiểu các dụng cần thiết và nêu cách tiến hành TN.

- Y/c HS tiến hành TN theo nhóm

- GV nhận xét và giải thích hiện tượng có thể xảy ra khi tiến hành TN

- Y/C HS trả lời câu hỏi: Hai mảnh nilong khi cùng cọ xát vào mảnh len thì nó sẽ nhiễm điện cùng loại hay khác loại? Vì sao?

- GV: Với hai vật giống nhau khác, hiện tượng có như vậy không? y/c HS nghiên cứu TN h18.2 và thống nhất ý kiến hoàn thành nhận xét SGK

- GV giới thiệu: Người ta đã tiến hành nhiều TN khác nhau đều rút ra nhận xét như vậy. Nếu 2 vật nhiễm điện khác nhau khi đặt gần nhau chúng sẽ hút hay đẩy? Chúng ta sẽ tiến hành TN sau

- Y/C HS đọc và tiến hành TN2 theo các bước:

+ Đặt đũa nhựa chưa nhiễm điện lên mũi nhọn đưa thanh thủy tinh chưa nhiễm điện lại gần nhau xem có tương tác với nhau không?

+ Cọ xát thanh thủy tinh với lụa, đưa lại gần đũa nhựa, q/s ht, nêu nhận xét và gt ?

+ Sau khi cọ xát thanh nhựa và thanh thủy tinh đưa lại gần nhau có ht gì?

- Y/C HS hoàn thành nhận xét và ghi vở.

- Y/C HS trả lời: Tại sao lại cho rằng thanh thủy tinh và thanh nhựa nhiễm điện khác loại?


- Y/C HS hoàn thành kết luận. GV nhận xét cho HS ghi vở

- GV giới thiệu qui ước về điện tích và cho HS ghi vở

- Y/C HS đọc và trả lời câu C1. GV nhện xét và cho HS ghi vở

- GV: Trong các nhà máy thường xuất hiện bụi gây hại cho công nhân. Vậy người ta đã có biện pháp nào để bảo vệ sức khỏe cho công nhân?

- HS đọc TN1 chọn dụng cụ TN và tiến hành TN theo hướng dẫn của GV

- HS tiến hành TN theo nhóm

- HS lắng nghe


- HS trả lời: Hai vật giống nhau, cùng do nilông cọ xát vào do đó 2 mảnh nilông phải nhiễm điện cùng loại

- HS làm TN h18.2 SGK. Thảo luận và hoàn thành nhận xét : Hai thanh nhựa cùng cọ xát vào mảnh vải khô cho hiện tượng đẩy nhau

- HS lắng nghe.




- HS tiến hành TN2:








- HS hoàn thành nhận xét ghi vở

- HS suy nghĩ trả lời: Thanh thủy tinh và thanh nhựa nhiễm điện khác loại. Vì nếu nhiễm điện cùng loại nó phải đẩy nhau

- HS hoàn thành kết luận


- HS lắng nghe và ghi vở : Có 2 loại điện tích dương và điện tích âm

- HS đọc và trả lời C1


- HS: Người ta đã bố trí các tấm kim loại tích điện trong nhà máy khiến bụi bị nhiễm điện và bị hút vào tấm kim loại, giữ môi trường trong sạch, bảo vệ sức khỏe công nhân.

- Nhận xét 1: Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cũng loại và khi đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.

- Nhận xét 2: Thanh nhựa sẫm màu và thanh thủy tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại

- Kết luận: Có 2 loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.

- Quy ước: Điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích +; Diện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích -

* HĐ3: Sơ lược về cấu tạo nguyên tử (7’)

- Mục tiêu: Hiểu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử

- Phương pháp: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương tiện: tranh vẽ h18.4 SGK

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV treo tranh vẽ h18.4 SGK

- Y/C HS đọc phần giới thiệu của SGK về cấu tạo nguyên tử

- Gọi HS trình bày sơ lược về cấu tạo nguyên tử trên mô hình nguyên tư để HS nhận biết kí hiệu hạt nhân và electron, đếm số dấu + hạt nhân và số dấu – của các electron để nhận biết nguyên tử trung hòa về điện. Gọi HS khác nhận xét


- GV giới thiệu: Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ bé nếu xếp sát nhau thành 1 hàng dài 10mm có khoảng 10 triệu nguyên tử .

- HS q/s

- HS đọc phần giới thiệu SGK

- HS lên bảng kết hợp với hình vẽ nêu sơ lược về cấu tạo của nt trên mô hình cấu tạo nguyên tử. Nhận biết được kí hiệu hạt nhân (mang điện tích dương), electron (mang điện tích âm).

- HS lắng nghe

- Ở tâm mỗi nguyên tử có 1 hạt nhân mạng điện tích dương

- Xung quanh hạt nhân có các electron mang điện tích âm cđ tạo thành lớp vỏ của nguyên tử

- Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bt các nguyên tử trung hòa về điện.

- Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.

C. Luyện tập:

* HĐ4: Vận dụng (14’)

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi

- Phương pháp: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương tiện: SGK

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV hệ thống lại nội dung bài học

- Y/C HS đọc và trả lời câu C2. GV nhận xét và cho HS ghi vở



- Y/C HS đọc và trả lời câu C3. GV nhận xét và cho HS ghi vở

- Y/C HS đọc và trả lời câu C4. GV nhận xét và cho HS ghi vở


- Y/C HS đọc và trả lời câu củng cố: Khi nào một vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương?

- HS lắng nghe

- HS đọc, trả lời C2: Trước khi cọ xát miếng vải và thước nhựa đều có điện tích âm, điện tích dương vì chúng đều có cấu tạo từ các nguyên tử. Trong nguyên tử: hạt nhân mang điện tích (+), electron mang điện tích (-)

- HS đọc và trảt lời câu C3: Trước khi cọ xát các vật chưa nhiễm điện → không hút các mẫu giấy nhỏ

- HS đọc và trả lời câu C4: Sau khi cọ xát:

+ Mảnh vải mất electron → nhiễm điện +

+ Thước nhựa nhận thêm electron → mang điện tích -

- HS trả lời câu hỏi củng cố: Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.

D. Hướng dẫn học ở nhà (2’)

- Y/C HS về nhà:

+ Học bài trong phần ghi nhớ.

+ Làm các bài tập từ 18.1 đến 18.4 trong SBT.

+ Nghiên cứu trước nội dung của bài 19 SGK để chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.

































Tuần 22 NS: 20/ 01/ 2018

Tiết 22 ND: 23/ 01/ 2018

BÀI 19 : DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Mô tả TN dùng pin hay acquy tạo ra dòng điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay, …

- Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các nguồn điện thông dụng là pin hay acquy.

- Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện.

2. Kĩ năng: Mắc điện một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, hiểu biết khám phá thế giới xung quanh.

4. Xác định trọng tâm của bài: Dòng điện. Nguồn điện.

5. Định hướng phát triển năng lực:

a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm, năng lực dự đoán suy luận lí thuyết, thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán, phân tích, khái quát rút ra kết luận khoa học. Đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.

b) Năng lực chuyên biệt:

- Sử dụng kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Vận dụng ( giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp, ...) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.

- Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.

- Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí.

- Ghi lại được các kết quả từ các hđ học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ...)

- Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí.

- Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH..

1. Chuẩn bị của GV:

- Thiết bị dạy học: Một số pin thật; mảnh tôn; mảnh nhựa; mảnh len; bút thử điện; bóng đèn pin lắp sẵn vào đế; công tắc; dây nối.

- Học liệu: SGK; SGV

2. Chuẩn bị của HS: Học bài, làm bài và chuẩn bị nội dung của bài trong SGK.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Dòng điện. Nguồn điện

1. Dòng điện là gì?

2. Nguồn điện là gì?

3. Đặc điểm của một mạch điện kín.


III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số (1 ‘)

2. Kiểm tra bài cũ (6’ù)

- HS1: Có mấy loại điện tích? Nêu sự tương tác giữa các vật mang điện tích.

- HS2: Thế nào là vật mang điện tích dương, vật mang điện tích âm?

A. Khởi động

* HĐ1: Tình huống xuất phát (2’)

- Mục tiêu: Hình thành về dòng điện

- Phương pháp: Đàm thoại

- Hình thức tổ chức: Đặt vấn đề.

- Phương tiện: SGK

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV giới thiệu bài như mở bài trong SGK.

- HS lắng nghe

B. Hình thành kiến thức:

* HĐ2: Dòng điện (11’)

- Mục tiêu: Nhận biết dòng điện là gì?

- Phương pháp: Thực nghiệm

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương tiện: mảnh tôn; mảnh nhựa; mảnh len; bút thử điện;

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- Y/C HS q/s h19.1 SGK, tìm hiểu sự tương tự giữa dđ với dòng nước và tìm từ thích hợp để hoàn thành C1. GV nhận xét và cho HS ghi vở.

- Y/C HS đọc và trả lời câu C2. GV nhận xét và cho HS ghi vở.

- Y/C HS làm TN kiểm chứng lại h19.1c SGK và hoàn thành nhận xét.

- GV nhận xét, rút ra kết luận và cho HS ghi vở.

- GV giới thiệu: cách sử dụng điện an toàn.

- HS q/s h19.1 SGK, tìm hiểu sự tương tự giữa dđ với dòng nước và hoàn thành câu C1:


- HS đọc và trả lời câu C2


- HS tiến hành TN kiểm chứng lại h19.1c SGK và hoàn thành nhận xét.

- HS lắng nghe và ghi vở:

- HS lắng nghe.

- Nhận xét: Bóng đèn bút thử điện sáng khi các điện tích dịch chuyển qua nó.

- Kết luận:

+ Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

+ Đèn điện sáng, quạt điện quay và các thiết bị điện khác hoạt động khi có dòng điện chạy qua.

* HĐ3: Nguồn điện (16’)

- Mục tiêu: Hiểu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử

- Phương pháp: Thực hành

- Hình thức tổ chức: nhóm

- Phương tiện: Nguồn điện; bóng đèn pin lắp sẵn vào đế; công tắc; dây nối.

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV giới thiệu t/d của nguồn điện và cho HS ghi vở.

- Y/C HS nêu vài ví dụ về các nguồn điện trong thực tế.

- GV nx, y/c HS chỉ ra các cực của pin.

- GV giới thiệu mắc mạch điện đơn giản gồm: pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối.

- Y/C HS q/s h19.3SGK, mắc mạch điện theo nhóm. GV kiểm tra lại mạch điện.

- GV giới thiệu những nguyên nhân làm cho mạch điện hở làm cho bóng đèn không sáng.

- Y/C HS trình bày các nguyên nhân gây hở mạch của nhóm.

- GV kiểm tra lại và kết luận. Cho HS ghi vở.


- HS lắng nghe và ghi vở

- HS nêu vài ví dụ

- HS lắng nghe và chỉ ra các cực của pin.

- HS lắng nghe.


- HS q/s h19.3 SGK, tiến hành mắc mạch điện theo nhóm

- HS lắng nghe.


- HS trình bày các nguyên nhân gây hở mạch của nhóm.

- HS ghi vở:

1. Các nguồn điện thường dùng

- Nguồn điện có khả năng cung cấp dđ để các dụng cụ điện hđ. Mỗi nguồn điện có 2 cực là cực (+) và cực (-).

- Ví dụ: các loại pin, acquy, đinamô xe đạp, ổ lấy điện trong gđ, máy phát điện.

2. Mạch điện có nguồn điện

- Mạch điện kín là mạch điện bao gồm các TBĐ nối liền với 2 cực của nguồn điện=dây dẫn.

C. Luyện tập:

* HĐ4: Vận dụng (8’)

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi

- Phương pháp: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương tiện: SGK

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV hệ thống lại nội dung bài học

- Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ SGK.

- Y/C HS đọc và trả lời câu C4. GV nhận xét và cho HS ghi vở



- Y/C HS đọc và trả lời câu C5.

- Y/C HS đọc và trả lời câu C6. GV nhận xét và cho HS ghi vở


- HS lắng nghe

- HS đọc nội dung ghi nhớ SGK.

- HS đọc và trả lời C4:

+ Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

+ Đèn điện sáng khi có dđ chạy qua.

+ Quạt điện hđ khi có dđ chạy qua.

- Y/C HS đọc và trả lời câu C5.

- Y/C HS đọc và trả lời câu C6: Để nguồn điện này hoạt động thắp sáng đèn cần ấn vào lẫy núm xoay của nó tì sát vào vành xe đạp quay cho bánh xe đạp quay. Đồng thời nối từ đinamô tới đèn ko có chỗ hở.

D. Hướng dẫn học ở nhà (1’)

- Y/C HS về nhà:

+ Học bài trong phần ghi nhớ. Làm các bài tập từ 19.1 đến 19.3 trong SBT.

+ Nghiên cứu trước nội dung của bài 20 SGK để chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.















Tuần 23 NS: 28/ 01/ 2018

Tiết 23 ND: 30/ 01/ 2018


BÀI 20: CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN

DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI


I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dđ đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu ko cho dđ đi qua

- Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng.

- Nêu được dđ trong kl là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.

2. Kĩ năng: Mắc mạch điện đơn giản, làm TN xác định vật dẫn điện, vật cách điện

3. Thái độ: Có thói quen sử dụng điện an toàn

4. Xác định trọng tâm của bài: Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại.

5. Định hướng phát triển năng lực:

a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm, năng lực dự đoán suy luận lí thuyết, thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán, phân tích, khái quát rút ra kết luận khoa học. Đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.

b) Năng lực chuyên biệt:

- Sử dụng kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Vận dụng ( giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp, ...) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.

- Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.

- Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí.

- Ghi lại được các kết quả từ các hđ học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ...)

- Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí.

- Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH..

1. Chuẩn bị của GV:

- Thiết bị dạy học Bộ thí nghiệm điện

- Học liệu: SGK; SGV

2. Chuẩn bị của HS: Học bài, làm bài và chuẩn bị nội dung của bài trong SGK.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại.

1. Chất dẫn điện, chất cách điện là gì?

2. Dòng điện trong kim loại là gì?

3. Trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng vật liệu cách điện được sd nhiều nhất là chất nào?


III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số (1 ‘)

2. Kiểm tra bài cũ (6’ù)

- HS1: Muốn có dđ chạy trong mạch em phải kiểm tra và mắc mạch điện ntn?

- HS2: Dòng điện là gì? Dấu hiệu nào để giúp em nhận biết có dđ trong mạch?

A. Khởi động

* HĐ1: Tình huống xuất phát (2’)

- Mục tiêu: Hình thành về vật dẫn điện, cách điện

- Phương pháp: Đàm thoại

- Hình thức tổ chức: Cá nhân

- Phương tiện: SGK

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- Dòng điện ở mạch điện gia đình nếu chạy trực tiếp qua cơ thể người sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng. Vì vậy tất cả các dụng cụ và thiết bị dùng điện đều phải được chế tạo đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Chúng gồm những bộ phận dẫn điện và những bộ phận cách điện.

- HS lắng nghe.


B. Hình thành kiến thức:

* HĐ2: Chất dẫn điện và chất cách điện (12’)

- Mục tiêu: Nhận biết chất dẫn điện và chất cách điện

- Phương pháp: Thực nghiệm, đàm thoại

- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

- Phương tiện: Nguồn điện, dây dẫn có mỏ kẹp, đoạn dây đồng, vỏ nhựa bút bi, bóng đèn, công tắc.

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- Y/C HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:

+ Chất dẫn điện là gì?

+ Chất cách điện là gì?

GV nhận xét và cho HS ghi vở.

- Y/C HS q/s, nhận biết các bộ phận dẫn điện và các bộ phận cách điện của bóng đèn, ở chốt cắm điện. Y/C HS ghi kq nx vào câu C1 GV nhận xét bổ sung

- Y/C HS đọc SGK tiến hành TN theo SGK

- Y/C HS ghi kq của mỗi lần TN vào bảng. Y/C HS trả lời câu C2. GV nhận xét

- Y/C HS đọc và trả lời câu C3 theo nhóm. GV nhận xét và cho HS ghi vở

- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV:




- HS q/s, nhận biết các bộ phận dẫn điện và các bộ phận cách điện của bóng đèn, ở chốt cắm. Hoàn thành câu C1:


- HS tiến hành TN như hướng dẫn SGK

- HS ghi kq TN vào bảng, hoàn thành câu C2:


- HS tham gia thảo luận nhóm trả lời câu C3

- Chất dẫn điện là chất cho dđ điện đi qua, gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay bộ phận dẫn điện. Ví dụ : Bạc, đồng, vàng, nhôm, sắt, thủy ngân, than chì,...

- Chất cách điện là chất không cho dđ điện chạy qua, gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay bộ phận cách điện. Ví dụ : Nhựa, cao su, thủy tinh, sứ, gỗ khô, không khí,...

* HĐ3: Dòng điện trong kim loại (15’)

- Mục tiêu: Hiểu được về dòng điện trong kim loại

- Phương pháp: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức: Cá nhân

- Phương tiện: SGK

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- Y/C HS trả lời câu C4 theo gợi ý: Nếu nguyên tử thiếu 1 e thì phân tử còn lại của nguyên tử mang điện tích gì? Tại sao?

- GV giới thiệu về sự dịch chuyển của e trong kl.

- Y/C HS q/s h 20.3 SGK và trả lời câu C5. GV nhận xét

- Y/C HS q/s h20.4 SGK và trả lời câu C6. GV nhận xét

- GV y/c HS rút ra kết luận, GV nhận xét và cho HS ghi vở

- HS trả lời câu C4


- HS lắng nghe và ghi vở:

- HS q/s h 30.3 SGK và trả lời câu C5

- HS q/s h20.4 SGK và trả lời câu C6

- HS rút ra lết luận

1. Êlectrôn tự do trong kim loại

- Trong kl có các e tự do

2. Dòng điện trong kim loại

- Các e tự do trong KL dịch chuyển có hướng tạo thành dđ chạy qua nó.

C. Luyện tập:

* HĐ4: Vận dụng (8’)

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi

- Phương pháp: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương tiện: SGK

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV hệ thống lại nội dung bài học

- Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ SGK.

- Y/C HS đọc và trả lời câu C7. GV nhận xét

- Y/C HS đọc và trả lời câu C8. GV nhận xét

- Y/C HS đọc và trả lời câu C9. GV nhận xét

- HS lắng nghe

- HS đọc nội dung ghi nhớ SGK.

- HS đọc và trả lời câu C7: B

- HS đọc và trả lời câu C8: C

- HS đọc và trả lời câu C9: C

D. Hướng dẫn học ở nhà (1’)

- Y/C HS về nhà:

+ Học bài.

+ Làm các bài tập từ 20.1 đến 20.4 trong SBT.

+ Nghiên cứu trước nội dung của bài 21 SGK để chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.





















Tuần 24 NS: 03/ 02/ 2018

Tiết 24 ND: 06/ 02/ 2018


BÀI 21: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN. CHIỀU DÒNG ĐIỆN.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Nêu được quy ước về chiều dòng điện

2. Kĩ năng: Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được quy ước. Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho. Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện. Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.

3. Thái độ: Có thói quen sử dụng điện an toàn

4. Xác định trọng tâm của bài: Sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện

5. Định hướng phát triển năng lực:

a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm, năng lực dự đoán suy luận lí thuyết, thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán, phân tích, khái quát rút ra kết luận khoa học. Đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.

b) Năng lực chuyên biệt:

- Sử dụng kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Vận dụng ( giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp, ...) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.

- Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.

- Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí.

- Ghi lại được các kết quả từ các hđ học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ...)

- Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí.

- Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH..

1. Chuẩn bị của GV:

- Thiết bị dạy học Bộ thí nghiệm điện

- Học liệu: SGK; SGV

2. Chuẩn bị của HS: Học bài, làm bài và chuẩn bị nội dung của bài trong SGK.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện

1. Vẽ một vài kí hiệu của bộ phận mạch điện

2. Nêu quy ước về chiều dòng điện.

3. Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản.

III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số (1 ‘)

2. Kiểm tra bài cũ (4’)

- HS1: Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Cho ví dụ

3. Nội dung bài mới

A. Khởi động

* HĐ1: Tình huống xuất phát (2’)

- Mục tiêu: Hình thành về sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện

- Phương pháp: Đàm thoại

- Hình thức tổ chức: Cá nhân

- Phương tiện: SGK

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV: Với những mạch điện phức tạp như mạch điện gđ, mạch điện trong xe máy, ôtô hay mạch điên của ti vi thì người thợ điện dựa vào đâu để mắc các mạch điện đúng như y/c?

- HS lắng nghe.


B. Hình thành kiến thức:

* HĐ2: Sơ đồ mạch điện.(14’)

- Mục tiêu: Nhận biết chất dẫn điện và chất cách điện

- Phương pháp: Thực ngiệm, đàm thoại

- Hình thức tổ chức: Nhóm, cá nhân

- Phương tiện: SGK, bóng đèn, công tắc, nguồn điện, dây dẫn

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV treo tranh vẽ về một số kí hiệu bộ phận mạch điện đơn giản. Y/C HS q/s và tìm hiểu.

- Y/C HS đọc và trả lời câu C1. GV nhận xét và vẽ lên bảng.

- Y/C HS đọc và trả lời câu C2, y/c HS lên bảng vẽ. GV nx

- HD HS mắc mạch điện như hình câu C2.

- HS q/s tranh vẽ về một số kí hiệu của các bộ phận mạch điên.

- HS đọc và vẽ sơ đồ câu C1:

- HS trả lời câu C2, lên bảng vẽ hình.- HS mắc mạch điện như câu C2.

- Kí hiệu của một số bộ phận mạch điện (SGK)

* HĐ3: Chiều dòng điện (17’)

- Mục tiêu: Hiểu được về chiều dòng điện

- Phương pháp: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức: Cá nhân

- Phương tiện: SGK

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV giới thiệu quy ước và minh họa theo hình vẽ 21.1a.

- Y/C HS đọc và hoàn thành câu C4. GV nhận xét

- Y/C HS đọc và vẽ sơ đồ câu C5. GV nhận xét

- HS lắng nghe và quan sát.

- HS đọc và hoàn thành câu C4:

- HS đọc và vẽ sơ đồ câu C5:

- Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.

C. Luyện tập:

* HĐ4: Vận dụng (6’)

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi

- Phương pháp: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương tiện: SGK

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- Y/C HS q/s hình 21.2 SGK.

- Y/C HS đọc và trả lời câu C6. GV nhận xét

- GV hệ thống lại nội dung bài học

- Gọi HS đọc nội dung phần ghi nhớ và phần có thể em chưa biết SGK.

- HS q/s hình 21.2 SGK.

- HS đọc và trả lời câu C6:

- HS lắng nghe

- HS đọc nội dung phần ghi nhớ và phần có thể em chưa biết SGK.

D. Hướng dẫn học ở nhà (1’)

- Y/C HS về nhà: Học bài. Làm các bài tập trong SBT. Nghiên cứu trước nội dung của bài 22 SGK để chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.

Tuần 26 NS: 04/ 03/ 2018

Tiết 25 ND: 06/ 03/ 2018


BÀI 22: TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Kể tên các tác dụng nhiệt, phát sáng của dòng điện và nêu các biểu hiện của từng tác dụng. Nêu được ví dụ về tác dụng nhiệt, phát sáng của dòng điện.

2. Kĩ năng: Mắc mạch điện đơn giản.

3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc và sự hợp tác trong nhóm

4. Xác định trọng tâm của bài: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện.

5. Định hướng phát triển năng lực:

a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm, năng lực dự đoán suy luận lí thuyết, thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán, phân tích, khái quát rút ra kết luận khoa học. Đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.

b) Năng lực chuyên biệt:

- Sử dụng kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Vận dụng ( giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp, ...) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.

- Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.

- Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí.

- Ghi lại được các kết quả từ các hđ học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ...)

- Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí.

- Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH..

1. Chuẩn bị của GV:

- Thiết bị dạy học: Pin; bóng đèn pin; công tắc; dây dẫn có vỏ bọc cách điện.

- Học liệu: SGK; SGV

2. Chuẩn bị của HS: Học bài, làm bài và chuẩn bị nội dung của bài trong SGK.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

T/d nhiệt và t/d phát sáng

1. Dòng điện có tác dụng gì?


2. Nêu đặc điểm của các tác dụng của dòng điện.

3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: dđ chạy qua chất khí trong bóng neon của bút thou điện làm chất khí này …….......

III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số (1 ‘)

2. Kiểm tra bài cũ (6’)

- HS1: Vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin và xác định chiều dđ trong mạch khi công tắc đóng.

- HS2: Nêu bản chất của dòng điện chạy trong kim loại. Nêu quy ước về chiều của dòng điện

3. Nội dung bài mới

A. Khởi động

* HĐ1: Tình huống xuất phát (1’)

- Mục tiêu: Hình thành về tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng

- Phương pháp: Đàm thoại

- Hình thức tổ chức: Cá nhân

- Phương tiện: SGK

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV: Khi có dđ chạy trong mạch, ta có nhìn thấy các điện tích hay electron cđ không? Vậy căn cứ vào đâu để biết có dđ chạy trong mạch?

- GV giới thiệu đó là các t/d của dđ. Trong bài học này chúng ta lần lượt tìm hiểu các t/d đó

- HS lắng nghe và dự đoán: Dựa vào đèn sáng, quạt điện quay, bếp điện nóng lên…..

- HS lắng nghe và quan sát.

B. Hình thành kiến thức:

* HĐ2: Tác dụng nhiệt của dòng điện (10’)

- Mục tiêu: Nhận biết tác dụng nhiệt của dòng điện

- Phương pháp: Thực ngiệm, đàm thoại

- Hình thức tổ chức: Nhóm, cá nhân

- Phương tiện: Pin; bóng đèn pin; công tắc; dây dẫn có vỏ bọc cách điện.

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV y/c HS kể tên một số dụng cụ, thiết bị được đốt nóng bằng điện. GV nhận xét

- Y/C HS thực hiện TN h22.1 SGK, đọc và trả lời câu C2. GV giới thiệu bảng nhiệt độ của 1 số chất khi nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của vonfram là 33700C. GV nhận xét câu trả lời HS

- GV: Khi có dđ chạy qua thì các dây sắt, đồng có nóng lên ko? Y/c HS tiến hành TN h22.2 SGK, q/s ht và trả lời câu C3. GV nx và rút ra kết luận.

- GV: Các vật nóng tới 5000C phát ra a/s nhìn thấy

- Y/c HS đọc và trả lời câu hỏi C4. GV nhận xét.

- HS: Bóng đèn, bếp điện, nồi cơm điện, lò sưởi điện, hàn điện, đúc điện ….

- HS làm TN h22.1 SGK đọc, trả lời câu C2



- HS nghe, tiến hành TN và trả lời câu C3



- HS lắng nghe

- HS đọc, trả lời C4

- Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lean tói nhiệt độ cao thì phát sáng.

* HĐ3: Tác dụng phát sáng của dòng điện (15’)

- Mục tiêu: Hiểu được tác dụng phát sáng của dòng điện

- Phương pháp: Thực ngiệm, đàm thoại

- Hình thức tổ chức: Nhóm, cá nhân

- Phương tiện: Bút thử điện; đèn LED

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- Y/C HS q/s bóng đèn của bút thử điện loại thông thường. GV lắp bóng trở lại vào bút và cắm bút vào 1 trong 2 lỗ của ổ lấy điện trong lớp để HS q/s vùng phát sáng trong bóng đèn

- Y/C HS thảo luận, trả lời các câu hỏi và viết đầy đủ câu kết luận. GV nhận xét và cho HS ghi vở

- Y/C HS trả lời các câu hỏi. GV nx

+ Nêu nguyên nhân gây ra t/d nhiệt của dđ

+ Nêu cách làm giảm t/d nhiệt.

- GV: Việc sd nhiều kl làm vldđ dẫn đến việc làm cạn kiện tài nguyên thiên nhiên. Ngày nay, người ta đang cố gắng sd vật liệu siêu dẫn (có điện trở suất bằng 0) trong đ/s và kĩ thuật.

- Y/c HS q/s h22.4: Nhận biết 2 bản KL to, nhỏ khác nhau ở bên trong đèn và 2 đầu dây bên ngoài nối với chúng, q/s đèn có sáng không?

- Y/C HS thảo luận, trả lời câu hỏi C7 và viết đầy đủ câu KL. GV nhận xét và cho HS ghi vở

- GV: Nêu t/d của đèn điôt trong thắp sáng: Sd điôt thắp sáng sẽ góp phần làm giảm t/d nhiệt của dđ, nâng cao hiệu suất sử dụng điện.

- HS q/s các trường hợp theo y/c của GV


- HS thảo luận trả lời các câu hỏi:


- HS trả lời các câu hỏi và ghi nhớ.



- HS lắng nghe.



- HS q/s h22.4 SGK



- HS thảo luận trả lời câu C7 và KL


- HS lắng nghe.

- Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao.

C. Luyện tập:

* HĐ4: Vận dụng (10’)

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi

- Phương pháp: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương tiện: SGK

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV hệ thống lại nội dung bài học

- Y/C HS đọc ghi nhớ và có thể em chưa biết SGK

- Y/c HS đọc và trả lời câu C8 GV nhận xét

- Y/c HS đọc và trả lời câu C9 GV nhận xét

- HS lắng nghe

- HS đọc phần ghi nhớ, có thể em chưa biết SGK.

- HS đọc, trả lời câu C8:

- HS đọc, trả lời câu C9:

D. Hướng dẫn học ở nhà (1’)

- Y/C HS về nhà: Học bài. Làm bài tập trong SBT. Nghiên cứu trước nội dung của bài 23 SGK

**************************** &&& ****************************

Tuần 26 NS: 04/ 03/ 2018

Tiết 26 ND: 06/ 03/ 2018

BÀI 23: TÁC DỤNG TỪ - TÁC DỤNG HÓA HỌC

VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN


I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Kể tên các tác dụng từ, hóa học, sinh lí của dòng điện và nêu các biểu hiện của từng tác dụng. Nêu được ví dụ về tác dụng từ, hóa học, sinh lí.

2. Kĩ năng: Mắc mạch điện đơn giản.

3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc và sự hợp tác trong nhóm

4. Xác định trọng tâm của bài: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện.

5. Định hướng phát triển năng lực:

a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm, năng lực dự đoán suy luận lí thuyết, thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán, phân tích, khái quát rút ra kết luận khoa học. Đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.

b) Năng lực chuyên biệt:

- Sử dụng kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Vận dụng ( giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp, ...) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.

- Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.

- Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí.

- Ghi lại được các kết quả từ các hđ học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ...)

- Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí.

- Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH..

1. Chuẩn bị của GV:

- Thiết bị dạy học: Bộ thí nghiệm điện.

- Học liệu: SGK; SGV

2. Chuẩn bị của HS: Học bài, làm bài và chuẩn bị nội dung của bài trong SGK.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

T/d từ, hóa học và sinh lí của dòng điện

1. Dòng điện có tác dụng gì?


2. Nêu đặc điểm của các tác dụng của dòng điện.

3. Dòng điện không có t/d nào dưới đây?

A. Làm tê liệt thần kinh.

B. Làm quay kim nam châm.

C. Làm nóng dây dẫn.

D. Hút các vụ giấy.

III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số (1 ‘)

2. Kiểm tra bài cũ (6’)

- HS1: Em hãy nêu tác dụng nhiệt của dđ.

- HS2: Em hãy nêu tác dụng phát sáng của dòng điện.

3. Nội dung bài mới

A. Khởi động

* HĐ1: Tình huống xuất phát (1’)

- Mục tiêu: Hình thành về tác dụng của dòng điện

- Phương pháp: Đàm thoại

- Hình thức tổ chức: Cá nhân

- Phương tiện: SGK

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV: Y/c HS q/s hình chụp cần cẩu dùng NCĐ trang đầu chương III

- GV NCĐ là gì? Nó hđ dựa vào t/d nào của dđ? Bài học này sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó.

- HS q/s ảnh chụp cần cẩu dùng NCĐ ở trang đầu chương III

- HS lắng nghe.

B. Hình thành kiến thức:

* HĐ2: Tác dụng từ của dòng điện (19’)

- Mục tiêu: Biết được tác dụng từ của dòng điện

- Phương pháp: Thực ngiệm, đàm thoại

- Hình thức tổ chức: Nhóm, cá nhân

- Phương tiện: Bộ thí nghiệm điện.

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- Y/C HS nhắc lại t/d từ của NC đã học ở lớp 5

- Y/C HS cho biết NC có tính chất gì?


- GV: tại sao người ta lại sơn màu đánh dấu 2 nửa NC khác nhau? Khi NC gần nhau, các cực NC tt với nhau ntn? GV làm TN đưa cực của thanh NC lại gần KNC. Y/c HS cho biết ht gì xảy ra

- GV giới thiệu về NCĐ h23.1 SGK

- Y/C đọc và trả lời câu hỏi C1 theo hướng dẫn

+ Khi ngắt hoặc đóng công tắc: đưa lần lượt đinh sắt, dây đồng, nhôm, lại gần đầu cuộn dây có hiện tượng gì xảy ra?

+ Nếu đổi đầu cuộn dây hiện tượng xảy ra như thế nào?

- Y/C HS thảo luận nhóm để hoàn thành kết luận


- GV mắc chuông điện và cho biết hoạt động

- GV treo tranh h23.2. Y/c HS dựa vào tranh vẽ hãy chỉ ra các bộ phận chính cơ bản của chuông điện. Cho HS tìm hiểu hoạt động của chuông điện qua phần trả lời câu C2, C3, C4. GV nhận xét và cho HS ghi vở


- GV giới thiệu hđ của NCĐ dựa vào t/d từ của dđ. Đầu gõ chuông điện chuyển động làm cho chuông kêu liên tiếp. Đó là hiện tượng t/d cơ học của dđ và kể một số ứng dụng trong thực tế t/d này của dđ

- GV: Dđ gây ra xung quanh nó một từ trường. Các đường dây cao áp có thể gây ra những điện từ trường mạnh, những người dân sống gần dây điện cao thế có thể chịu ảnh hưởng của trường điện từ này. Dưới t/d của trường điện từ mạnh, các vật đặt trong đó có thể bị nhiễm điện do ảnh hưởng đó có thể khiến cho tuần hoàn máu của người bị ảnh hưởng, căng thẳng, mệt mỏi. Vậy có bp nào để làm giảm các tác hại trên?

- HS: nhắc lại t/c của NC

- HS: NC hút sắt, thép. NC có 2 cực

- HS q/s và cho biết ht: 1 trong 2 cực của KNC bị hút còn cực kia bị đẩy

- HS q/s h23.1 SGK

- HS đọc và trả lời câu C1 theo hd của GV:



- Thảo luận nhóm để hoàn thành kl

- HS q/s

- HS q/s tranh và chỉ ra các bộ phận cơ bản của chuông điện. Thảo luận nhóm các câu C2,C3,C4

- HS lắng nghe.



- HS lắng nghe


- Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm.

* HĐ3: Tác dụng hóa học (7’)

- Mục tiêu: Biết được tác dụng hóa học của dòng điện

- Phương pháp: Thực ngiệm, đàm thoại

- Hình thức tổ chức: Nhóm, cá nhân

- Phương tiện: Bộ thí nghiệm điện.

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV: Mắc mạch điện h23.3 chưa đóng công tắc. Y/c q/s màu sắc ban đầu 2 thỏi than, chỉ rõ thỏi than nào được nối với cực - của nguồn điện. Đóng mạch điện cho đèn sáng. Hỏi: Than chì là vật liệu dẫn điện hay cách điện? Dung dịch CuSO4 là chất dẫn điện hay cách điện? vì sao?

- GV: sau vài phút ngắt công tăc, nhấc thỏi than nói với cực âm của nguồn. Y/c HS nhận xét màu sắc ban đầu so với bây giờ.

- GV giới thiệu: màu đỏ nhạt đó là KL đồng, ht đồng tách khỏi dung dịch muối đồng khi có dđ chạy qua chứng tỏ dđ có t/d hóa học

- Y/c HS hoàn thành kết luận SGK. GV nx và bổ sung. GV dùng khăn lau khô hết lớp đồng bám vào thỏi than cho thật sạch, giới thiệu 1 số ứng dụng t/d hóa học của dđ trong thực tế và y/c HS về nhà đọc phần có thể em chưa biết để tìm hiểu thêm

- GV: Dòng điện gây ra các phản ứng điện phân, Việt Nam là đất nước có khí hậu nóng ẩm, do những yếu tố tự nhiên, việc sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt, …) và hoạt động sx công nghiệp cũng tạo ra nhiều khí độc hại (CO, CO2, NO, NO2, SO2, H2S, …). Các khí này hòa tan trong hơi nước tạo ra môi trường điện li. Môi trường điện li này sẽ khiến cho kim loại bị ăn mòn (ăn mòn hóa học). Vậy có biện pháp nào để làm giảm các tác hại trên?

- HS q/s và nghe GV giới thiệu dụng cụ TN h23.3. nhận xét màu sắc ban đầu của thỏi than chì là màu đen

- HS nhận xét.


- HS quan sát


- HS hoàn thành kết luận




- HS lắng nghe và đưa ra các biện pháp để giảm thiểu các tác hại

- Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp đồng màu vàng nhạt

* HĐ4: Tác dụng sinh lí (6’)

- Mục tiêu: Biết được tác dụng sinh lí của dòng điện

- Phương pháp: Thực ngiệm, đàm thoại

- Hình thức tổ chức: Nhóm, cá nhân

- Phương tiện: Bộ thí nghiệm điện.

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV nếu sơ ý có thể bị điện giật làm chết người

- Y/c HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: Dđ chạy qua cơ thể người có hại hay có lợi? ví du. Dđ mạng điện gđ trực tiếp đi qua cơ thể người có hại gì?

- GV lưu ý: ko được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiệt điện nếu chưa rõ cách sd.

- GV nêu các t/d sinh lí của dòng điện:

- Y/C HS nêu các biện pháp an toàn khi sd dòng điện. GV nx.

- HS lắng nghe

- HS đọcSGK và trả lời câu hỏi

- HS lắng nghe


- HS lắng nghe

- HS trả lời.

- Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và động vật

C. Luyện tập:

* HĐ5: Vận dụng (4’)

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi

- Phương pháp: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương tiện: SGK

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV hệ thống lại nội dung bài học

- Y/C HS đọc phần ghi nhớ SGK

- Y/c HS đọc và trả lời câu C7 GV nhận xét

- Y/c HS đọc và trả lời câu C8 GV nhận xét

- HS lắng nghe

- HS đọc phần ghi nhớ SGK

- HS đọc và trả lời câu C7: C

- HS đọc và trả lời câu C8: D

D. Hướng dẫn học ở nhà (1’)

- Y/C HS về nhà:

+ Học bài.

+ Làm các bài tập từ 23.1 đến 23.4 trong SBT.

+ Nghiên cứu lại nội dung của các bài đã học của chương III để chuẩn bị cho tiết ôn tập







Tuần 27 NS: 11/ 03/ 2018

Tiết 27 ND: 13/ 03/ 2018

BÀI : ÔN TẬP

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của bài đã học từ HKII

2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi và bài tập

3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc và sự hợp tác trong nhóm

4. Xác định trọng tâm của bài: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện.

5. Định hướng phát triển năng lực:

a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm, năng lực dự đoán suy luận lí thuyết, thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán, phân tích, khái quát rút ra kết luận khoa học. Đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.

b) Năng lực chuyên biệt:

- Sử dụng kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Vận dụng ( giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp, ...) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.

- Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.

- Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí.

- Ghi lại được các kết quả từ các hđ học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ...)

- Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí.

- Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH..

1. Chuẩn bị của GV:

- Thiết bị dạy học: Bộ thí nghiệm điện.

- Học liệu: SGK; SGV

2. Chuẩn bị của HS: Học bài, làm bài và chuẩn bị nội dung của bài trong SGK.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Ôân tập

1. Có máy loại điện tích? Chúng tương tác với nhau như thế nào?

2. Nêu các tác dụng của dòng điện.

3. vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 1 công tắc, nguồn điện, dây dẫn, bóng đèn.

III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số (1 ‘)

2. Kiểm tra bài cũ (0’)

A. Khởi động

* HĐ1: Tình huống xuất phát (1’)

- Mục tiêu: Giới thiệu về tiết ôn tập

- Phương pháp: Đàm thoại

- Hình thức tổ chức: Cá nhân

- Phương tiện:

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV: Tiết học này sẽ củng cố lại kiến thức của các bài đã học từ HKII

- HS lắng nghe.

B. Hình thành kiến thức:

* HĐ2: Hệ thống câu hỏi sau (17’)

- Mục tiêu: Trả lời các câu hỏi

- Phương pháp: Đàm thoại

- Hình thức tổ chức: Cá nhân

- Phương tiện: Hệ thống câu hỏi sau

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV đưa ra các câu hỏi y/c HS đọc và trả lời các câu hỏi

- GV nhận xét các câu trả lời, cho HS ghi vở

- HS đọc và trả lời câu hỏi của GV

- HS lắng nghe

Câu 1: Đặt 1 câu có nghĩa với các cụm từ: cọ xát; nhiễm điện

TL: Cọ xát là một cách làm nhiễm điện nhiều vật; có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát

Câu 2: Có những loại điện tích nào? Các điện tích loại nào thì hút nhau? Loại nào thì đẩy nhau ?

TL: Có 2 loại điện tích đó là: điện tích (+) và (-). Các điện tích khác loại thì hút nhau. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau

Câu 3: Đặt câu có nghĩa với các cụm từ sau: vật nhiễm điện dương, âm, nhận thêm e và mất e

TL: Đặt câu với các cụm từ đã cho:

- Vật nhiễm điện ( + ) do mất bớt electron

- Vật nhiễm điện ( - ) do nhận thêm electron

Câu 4: Điền cụm từ thích hợp vào các chỗ trống của các câu sau

a/ Dòng điện là dòng ………… có hướng

b/ Dòng điện trong kl là dòng ……… có hướng

TL: Điền từ thích hợp

a/ …… các điện tích dịch chuyển …… b/ …… các electron tự do dịch chuyển ……

Câu 5: Vật nào sau đây là dẫn điện ở đk bình thường?

Mảnh tôn; Đoạn dây nhựa; Mảnh nilong; Không khí; Đoạn dây đồng; Mảnh sứ

TL: Các vật dẫn điện ở điều kiện bình thường: Mảnh tôn; Đoạn dây đồng

Câu 6: Kể tên các tác dụng chính của dòng điện.

TL: Các tác dụng chính của dđ: Tác dụng nhiệt, t/d phát sáng, t/d từ, t/d hóa học và tác dụng sinh lí

C. Luyện tập:

* HĐ5: Vận dụng (4’)

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi

- Phương pháp: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương tiện: SGK

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV hd HS làm các bài tập vận dụng

- GV nx

- HS đọc và trả lời các bài tập vận dụng

- HS lắng nghe

+ Bài tập1: Trong mỗi ha, b, c, d, cả 2 vật A,B đều bị nhiễm điện và được treo bằng các sợi chỉ mảnh. Hãy ghi dấu ( + )hay ( - ) cho vật chưa ghi dấu

TL

a/ Vật B mang điện âm ( - ) b/ Vật A mang điện âm ( - )

c/ Vật B mang điện âm ( + ) d/ Vật A mang điện âm ( + )

+ Bài tập 2: Trong các sơ đồ điện, sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện

TL: Sơ đồ c có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dđ: đi từ cực dương (+) và về từ cực âm (-) của nguồn điện trong mạch điện kín

D. Hướng dẫn học ở nhà (1’)

- Y/C HS về nhà: Xem lại nội dung đã ôn tập. Học thuộc và làm lại các BT để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết

















Tuần 28 NS: 11/ 03/ 2018

Tiết 28 ND: 20/ 03/ 2018

BÀI: KIỂM TRA MỘT TIẾT.

I/ Mục tiêu.

1. Kiến thức: Nắm vững các kiến thức cơ bản đã học từ kì II

2. Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức để trả lời các bài tập và giải thích các hiện tượng liên quan.

3. Thái độ: HS rút kinh nghiệm cải tiến phương pháp học tập.

II/ Chuẩn bị.

1. Nội dung: Nghiên cứu nội dung của các bài đã học trong SGK và SGV. Chọn loại hình kiểm tra và soạn đề kiểm tra.

2. Đồ dùng dạy học:

III/ Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Nội dung kiểm tra.

ĐỀ KIỂM TRA.

Ma trận đề kiểm tra

Cấp độ

Tên

Chủ đề

Nhận biết


Thông hiểu


Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp


Cấp độ cao





Điện học

1. Mô tả được 1 vài ht chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. Nếu được 2 biểu hiện của các vật đã nhiễm điện.

2. Nêu được dấu hiệu tác dụng lực chứng tỏ có hai điện tích.

3. Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

4. Nêu được quy ước về chiều dòng điện

5. Nhận biết được vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện. Dòng điện trong kim loại

6. Nêu tên và biểu hiện về các tác dụng của dòng điện

7. Vẽ được sơ đồ mạch điện đơn giản




Số câu

1

C1. 1; C2. 2; C3. 5,7; C4. 8

4

C5. 3,4,6; C6. 9

1

C7. 10



10

Số điểm

2,75

3,75

3,5


10

Tỉ lệ %

27,5%

37,5%

35%

100%


NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA

A/ Trắc nghiệm (3đ).

I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng của các câu sau đây.( 2đ)

Câu 1: Trong những cách sau đây, cách nào làm lược nhựa nhiễm điện?

a. Nhúng lược nhựa vào nước ấm rồi lấy ra thấm khô nhẹ nhàng.

b. Áp sát lược nhựa một lúc lâu vào một cực dương của pin.

c. Tì sát và vuốt mạnh lược nhựa trên áo len.

d. Phơi lược nhựa ngoài trời nắng trong 3 phút.

Câu 2: Hai quả cầu bằng nhựa có cùng kích thước, nhiễm điện cùng loại như nhau. Giữa chúng có lực tác dụng như thế nào trong số các khả năng sau?

a. Hút nhau. b. Có lúc hút có lúc đẩy.

c. Đẩy nhau. d. Không có lực tác dụng.

Câu 3: Vật nào trong các vật dưới đây là vật dẫn điện?

a. Thanh gỗ khô. b. Một đoạn dây nhựa.

c. Một đoạn ruột bút chì. d. Thanh thủy tinh.

Câu 4: Trong các vật dưới đây vật nào không có các electron tự do?

a. Một đoạn dây thép. b. Một đoạn dây nhựa.

c. Một đoạn dây đồng. d. Một đoạn dây nhôm.

II. Chọn những cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống của các câu sau đây.(1đ)

Câu 5: Dòng điện là dòng ……………………………………………………… có hướng.

Câu 6: Chất dẫn điện là chất cho …………………… đi qua.

Câu 7: Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Dòng điện chạy trong …………………… bao gồm các thiết bị điện được nối liền với 2 cực của ………………………… bằng dây dẫn.

B/ Tự luận (7đ).

Câu 8: Nêu quy ước về chiều dòng điện (1 đ)

Câu 9: Hãy nêu các tác dụng của dòng điện và lấy ví dụ tương ứng.(2,5đ)

Câu 10: Hãy vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin gồm: bộ nguồn, công tắc, bóng đèn và dây dẫn. Xác định chiều dòng điện trong sơ đồ mạch điện.(3,5đ)


ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM.

A/ Trắc nghiệm (5đ).

I. (2đ): Mỗi câu chọn đúng được 0,5 điểm.

Câu 1: c Câu 2: b Câu 3: b Câu 4: c

II. (2,5đ): Mỗi từ, cụm từ điền đúng được 0,5 điểm

Câu 5: Các điện tích dịch chuyển

Câu 6: Các electron tự do dịch chuyển

Câu 7: Mạch điện kín; nguồn điện

B/ Tự luận (7đ).

Câu 8: Nêu quy ước : Chiều dòng điện là chiều đi từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện(1 đ)

Câu 9.(2,5đ): Nêu đúng và lấy được ví dụ của mỗi tác dụng của dòng điện được 0,5 điểm.

- Tác dụng nhiệt: Dòng điện qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và đèn phát sáng.

- Tác dụng phát sáng: Dòng điện làm sáng đèn bút thử điện và đèn điốt phát quang (đèn LED).

- Tác dụng từ: Nam châm điện có khả năng làm quay kim nam châm hay có khả năng hút các đinh sắt hoặc thép

- Tác dụng hóa học: Dùng để mạ các đồ gia công mĩ nghệ

- Tác dụng sinh lí: Làm cơ của người hay động vật bị co giật.

Câu 10:

- Vẽ đúng sơ đồ mạch điện được 3 điểm.

- Xác định đúng chiều dòng điện được 0,5 điểm.

* Chú ý: vẽ sai mỗi phần tử trong mạch điện bị trừ 1 điểm

V. Bảng tổng kết:

Lớp

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

7A













Tuần 29 NS: 25/ 03/ 2018

Tiết 29 ND: 27/ 03/ 2018

Bài 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN


I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Nêu được tác dụng của dđ càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn. Nêu được đơn vị cđdđ là gì?

2. Kĩ năng: Sử dụng được ampe kế để đo cđdđ.

3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc và sự hợp tác trong nhóm

4. Xác định trọng tâm của bài: Cường độ dòng điện; am pe kế.

5. Định hướng phát triển năng lực:

a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm, năng lực dự đoán suy luận lí thuyết, thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán, phân tích, khái quát rút ra kết luận khoa học. Đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.

b) Năng lực chuyên biệt:

- Sử dụng kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Vận dụng ( giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp, ...) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.

- Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.

- Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí.

- Ghi lại được các kết quả từ các hđ học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ...)

- Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí.

- Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH..

1. Chuẩn bị của GV:

- Thiết bị dạy học: 2 pin, 1ampe kế, 1 công tắc, 5 dây nối có vỏ bọc cách điện

- Học liệu: SGK; SGV

2. Chuẩn bị của HS: Học bài, làm bài và chuẩn bị nội dung của bài trong SGK.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cường độ dòng điện

1. Cường độ dòng điện là gì?

2. Dụng cụ đo cường độ dòng điện là gì? Đơn vị đo cường độ dòng điện?

3. Cường độ sáng của đèn phụ thuộc vào cường độ dòng điện như thế nào?

III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số (1 ‘)

2. Kiểm tra bài cũ (0’)

3. Nội dung bài mới

A. Khởi động

* HĐ1: Tình huống xuất phát (5’)

- Mục tiêu: Hình thành về cường độ dòng điện

- Phương pháp: Đàm thoại, thực nghiệm

- Hình thức tổ chức: Cá nhân

- Phương tiện: 2 pin, 1ampe kế, 1 công tắc, 5 dây nối có vỏ bọc cách điện

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV mắc sẵn mạch điện h24.1 trên bàn. Y/c HS q/s và trả lời câu hỏi: Bóng đèn dây tóc hoạt động dựa vào t/d nào của dđ ?

- GV di chuyển con chạy của biến trở, gọi HS nhận xét độ sáng của bóng đèn

- GV: khi đèn sáng hơn đó là lúc cđdđ qua đèn >. Như vậy dựa vào tác dụng của dđ là mạnh hay yếu có thể xđ cđdđ. CĐDĐ là 1 đại lượng Vật Lí, vì vậy nó có đơn vị đo và dụng cụ đo riêng. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cđdđ qua bài học hôm nay.

- HS q/s và trả lời câu hỏi: Bóng đèn dây tóc hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện


- HS : Bóng đèn lúc sáng lúc tối


- HS lắng nghe


B. Hình thành kiến thức:

* HĐ2: Cường độ dòng điện (13’)

- Mục tiêu: Biết về cường độ dòng điện

- Phương pháp: Đàm thoại, thực nghiệm

- Hình thức tổ chức: Cá nhân

- Phương tiện: SGK; 2 pin, 1ampe kế, 1 công tắc, 5 dây nối có vỏ bọc cách điện

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV giới thiệu mạch điện TN h24.1 và các t/d của các thiết bị, dụng cụ được sử dụng

- GV làm TN, dịch chuyển con chạy của biến trở để bóng đèn lúc sáng mạnh , lúc sáng yếu

- Y/c HS đưa ra nhận xét trong SGK. GV nx và bổ sung cho HS ghi vở

- GV giới thiệu về cđdđ và đơn vị của nó

- HS lắng nghe


- HS q/s GV làm TN


- HS đưa ra nx bằng cách điền các cụm từ thích hợp

- HS lắng nghe và ghi vở

1. Quan sát thí nghiệm của giáo viên

2. Cường độ dòng điện

- Cường độ dòng điện được kí hiệu bằng chữ ( I )

- Đơn vị của nó là ampe, kí hiệu là A

1mA = 0,001A; 1A = 1000mA

* HĐ3: Ampe kế (7’)

- Mục tiêu: Biết về ampe kế

- Phương pháp: Đàm thoại

- Hình thức tổ chức: Cá nhân

- Phương tiện: SGK, 1ampe kế

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV giới thiệu ampe kế

- Y/c HS đọc và trả lời câu C1 để hiểu ampe kế là gì? GV nx câu trả lời và cho HS ghi vở

- HS lắng nghe và ghi nhớ

- HS đọc và trả lời câu hỏi C1:


Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cđdđ

* HĐ4: Đo cường độ dòng điện (10’)

- Mục tiêu: Biết cách đo cường độ dòng điện

- Phương pháp: đàm thoại, thực nghiệm

- Hình thức tổ chức: nhóm

- Phương tiện: SGK; 2 pin, 1ampe kế, 1 công tắc, 5 dây nối có vỏ bọc cách điện

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- Y/c HS đọc câu hỏi trong phần III SGK

- Y/c HS thực hiện từng nội dung của phần III trong SGK. GV theo dõi từng nội dung và giúp đỡ các nhóm còn yếu

- Y/c HS so sánh và ghi nhận xét như y/c của câu C2 trong SGK

- HS đọc phần III SGK

- HS thực hiện, từng nội dung trong SGK theo hướng dẫn của GV

- HS trả lời C2

- Sơ đồ mạch điện h24.3 được vẽ

- Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng ( lớn ) thì đèn càng ( sáng )

C. Luyện tập:

* HĐ5: Vận dụng (8’)

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi

- Phương pháp: đàm thoại

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương tiện: SGK

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV nhận xét lại nội dung bài học.

- Y/c HS đọc và trả lời câu C3. GV nhận xét

- Y/c HS đọc và trả lời câu C4. GV nhận xét

- Y/c HS đọc và trả lời câu C5. GV nhận xét

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK và có thể em chưa biết SGK

- HS lắng nghe

- HS đọc và trả lời câu C3

- HS đọc và trả lời câu C4

- HS đọc và trả lời câu C5

- HS đọc phần ghi nhớ SGK và có thể em chưa biết SGK

- C3 :

a) 0,175A = 175mA b) 0,38A = 380mA c) 1250mA = 1,25A d) 280mA = 0,28A

D. Hướng dẫn học ở nhà (1’)

- Y/c HS về nhà:

+ Học thuộc bài

+ Làm các bài tập 24.1 24.4 SBT

+ Nghiên cứu trước nội dung của bài 25 SGK.























Tuần 30 NS: 01/ 04/ 2018

Tiết 30 ND: 03/ 04/ 2018

Bài 25: HIỆU ĐIỆN THẾ


I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế, khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin (còn mới) có giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện này.

- Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế.

- Nêu được khi có hiệu điện thế gữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn.

- Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sd nó đúng với hđt định mức được ghi trên dụng cụ đó.

2. Kĩ năng: SD được vôn kế để đo hđt giữa hai cực của pin trong một mạch điện hở. SD được ampe kế để đo cđdđ và vôn kế để đo hđt gữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín.

3. Thái độ: Yêu thích nghiên cứu môn học.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Hiệu điện thế, vôn kế.

5. Định hướng phát triển năng lực

a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm, năng lực dự đoán suy luận lí thuyết, thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán, phân tích, khái quát rút ra kết luận khoa học. Đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.

b) Năng lực chuyên biệt:

- Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp …) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.

- Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập.

- Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí

- Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm…). Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí

- Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Chuẩn bị của GV:

- Nội dung: Nghiên cứu nội dung của bài trong SGK và SGV.

- Đồ dùng dạy học: 2 pin, 1 vôn kế, 1ampe kế, 1 bóng đèn, 1 công tắc, 7 dây nối

2. Chuẩn bị của HS: HS nghiên cứu nội dung của bài trong SGK.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi bài tập kiểm tra đánh giá

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Hiệu điện thế

1. Hiệu điện thế là gì?

2. Dụng cụ đo hiệu điện thế là gì? Đơn vị đo hiệu điện thế?

3. Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết điều gì?

III. Tổ chức các hoạt động học tập

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số (1’).

2. Kiểm tra bài cũ ( 5’)

- HS: Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì? Người ta dùng dụng cụ nào để đo cường độ dòng điện? Ampe kế được mắc như thế nào trong sơ đò mạch điện?

3. Nội dung bài mới

A. Khởi động

* HĐ1: Tình huống xuất phát (2’)

- Mục tiêu: Hình thành kiến thức về hiệu điện thế

- PP: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức: Cá nhân làm việc

- Phương tiện dạy học: SGK

- Sản phẩm

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV giới thiệu bài như phần mở bài SGK.

- HS lắng nghe

B. Hình thành kiến thức

* HĐ2: Hiệu điện thế (07’)

- Mục tiêu: Biết về hiệu điện thế

- PP: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương tiện dạy học: SGK

- Sản phẩm

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV giới thiệu: giữa 2 cực của nguồn điện có một hđt.

- GV giới thiệu kí hiệu và đơn vị đo hđt, HS ghi vở.

- Y/C HS đọc và trả lời câu hỏi C1 dựa vào các loại pin và acquy. GV nx và giới thiệu thêm giữa hai ổ lấy điện trong nhà là 220V, máy biến thế còn có các ổ lấy điện ghi 220V, 110V, 12V, 9V.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe và ghi vở:

- HS đọc và trả lời câu C1:


- Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó 1 hđt.

- HĐT kí hiệu là U

- Đơn vị của HĐT là vôn (V)

* HĐ3: Vôn kế (7’)

- Mục tiêu: Biết về công dụng của vôn kế

- PP: Vấn đáp, thực nghiệm

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương tiện dạy học: SGK, vôn kế

- Sản phẩm

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV giới thiệu vôn kế là dụng cụ đo hđt. Ta sẽ nghiên cứu về cách nhận biết về vôn kế và đặc điểm của vôn kế

- Y/C HS quan sát vôn kế và cho biết đặc điểm của vôn kế để nhận biết vôn kế với các đồ dùng điện khác, đặc điểm của nó theo các bước như tìm hiểu của ampe kế của bài trước.

- Y/C HS xác định GHĐ và ĐCNN của vôn kế. Tìm hiểu thêm GHĐ và ĐCNN của các vôn kế có trong h25.2 a,b.


- Y/C HS xác định các vôn kế trong h25.2 vôn kế nào vôn kế dùng kim và vôn kế nào là vôn kế hiện số.

- HS lắng nghe và ghi vở


- HS quan sát vôn kế, tìm hiểu các đặc điểm của chúng:


- HS xác định GHĐ và ĐCNN của vôn kế:

+ H25.2a: GHĐ 300V; ĐCNN 50V

+ H25.2b: GHĐ 20V; ĐCNN 2,5V

- HS xác định các vôn kế trong h25.2 vôn kế h25.2a, b là vôn kế dùng kim còn vôn kế h25.2c là vôn kế hiện số.

- Vôn kế là dụng cụ dùng để đo HĐT.

- Có 2 chốt nối dây là (+) và (-)

- Chốt điều chỉnh kim của vôn kế và vạch số 0.

* HĐ4: Đo hđt giữa hai cực của nguồn điện khi mạch điện hở (12’)

- Mục tiêu: Biết đo hđt giữa hai cực của nguồn điện khi mạch điện hở

- PP: Vấn đáp, thực nghiệm

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương tiện dạy học: SGK, 2 pin, 1 vôn kế, 1ampe kế, 1 bóng đèn, 1 công tắc, 7 dây nối

- Sản phẩm

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV giới thiệu kí hiệu của vôn kế trên sơ đồ mạch điện là:

- Y/c HS quan sát h25.3, vẽ sơ đồ mạch điện (ghi rõ chốt nối của vôn kế). GV nhận xét

- GV giới thiệu với nguồn điện là 1 pin như hình vẽ. Vôn kế của nhóm có thích hợp để đo hđt giữa hai đầu của nguồn điện không? Tại sao?

- Y/C các nhóm kiểm tra xem kim của vôn kế đã chỉ đúng vạch số 0 chưa, sau đó mắc mạch điện h25.3, lưu ý mắc đúng chốt vôn kế vào mạch điện, công tắc ngắt(mạch hở).


- Y/C HS đọc và ghi số chỉ của vôn kế vào bảng 2. Thay nguồn điện 2 pin làm tt để đọc kết quả số chỉ vôn kế, rút ra kết luận từ bảng két quả đo đưa ra kết luận. GV nx và cho HS ghi vở.

- GV giới thiệu cách sd đồng hồ vạn năng ở chức năng đo hđt.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát h25.3, vẽ sơ đồ mạch điện

- HS lắng nghe và trả lời: Dựa vào GHĐ của vôn kế thì vôn kế đo phù hợp. Vì GHĐ lớn hơn số vôn ghi trên pin.

- HS làm việc theo nhóm kiểm tra vị trí kim của vôn kế ban đầu (điều chỉnh nếu cần) và mắc mạch điện theo h25.3 khi công tắc ngắt.

- HS đọc và ghi số chỉ của vôn kế vào bảng 2 và rút ra kết luận: Số chỉ của vôn kế bằng số vôn ghi trên vỏ nguồn điện.

- HS lắng nghe.

- Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hđt giữa 2 cực của nó khi chưa mắc vào mạch.


C. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng:

* HĐ5: Vận dụng (10’)

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về hiệu điện thế

- PP: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức: Cá nhân làm việc

- Phương tiện dạy học: SGK

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV hệ thống lại nội dung bài học.

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết SGK

- Y/c HS đọc và trả lời câu C4. GV nhận xét

- Y/c HS đọc và trả lời câu C5. GV nhận xét

- Y/c HS đọc và trả lời câu C6. GV nhận xét


- HS lắng nghe.

- HS đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết SGK


- HS đọc và trả lời câu C4

- HS đọc và trả lời câu C5

- HS đọc và trả lời câu C6



D. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)

- Y/c HS về nhà:

+ Học thuộc bài

+ Làm các bài tập 25.1 25.3 SBT

+ Nghiên cứu trước nội dung của bài 26 SGK.
























Tuần 31 NS: 08/ 04/ 2018

Tiết 31 ND: 10/ 04/ 2018


Bài 26: HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN


I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Nêu được khi có hiệu điện thế gữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn. Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó.

2. Kĩ năng: Sử dụng được vôn kế để đo HĐT giữa 2 đầu dụng cụ dùng điện. Sử dụng được ampe kế để đo cđdđ và vôn kế để đo hđt gữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín.

3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế cs để sd đúng và an toàn các thiết bị điện.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Hiệu điện thế, vôn kế.

5. Định hướng phát triển năng lực

a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm, năng lực dự đoán suy luận lí thuyết, thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán, phân tích, khái quát rút ra kết luận khoa học. Đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.

b) Năng lực chuyên biệt:

- Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp …) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.

- Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập.

- Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí

- Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm…). Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí

- Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Chuẩn bị của GV:

- Nội dung: Nghiên cứu nội dung của bài trong SGK và SGV.

- Đồ dùng dạy học: 2 pin, 1 vôn kế, 1ampe kế, 1 bóng đèn, 1 công tắc, 7 dây nối

2. Chuẩn bị của HS: HS nghiên cứu nội dung của bài trong SGK.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi bài tập kiểm tra đánh giá

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Hiệu điện thế giữa 2 đầu dụng cụ dùng điện

1. Giá trị của hđt giữa hai đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch điện bằng bao nhiêu ?

2. Ampe kế và vôn kế được mắc như thế nào trong sơ đồ mạch điện ?

3. Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện là gì?

III. Tổ chức các hoạt động học tập

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số (1’).

2. Kiểm tra bài cũ ( 5’)

- HS: Đơn vị đo HĐT là gì? Người ta dùng dụng cụ nào để đo HĐT? Vôn kế được mắc như thế nào trong sơ đồ mạch điện?

3. Nội dung bài mới

A. Khởi động

* HĐ1: Tình huống xuất phát (4’)

- Mục tiêu: Hình thành kiến thức về hiệu điện thế giữa 2 đầu dụng cụ dùng điện

- PP: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức: Cá nhân làm việc

- Phương tiện dạy học: SGK

- Sản phẩm

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV: Đưa ra 1 bóng đèn dây tóc có ghi trên bóng đèn định mức 220V, gọi HS đọc số ghi trên bóng đèn

- GV: Em cho biết ý nghĩa của con số này


- GV: Trên các dụng cụ dùng điện thường có ghi số vôn. Liệu ý nghĩa con số này có như bạn vừa trả lời không, ta sẽ đi tìm câu trả lời trong bài học hôm nay

- HS lắng nghe, đọc số ghi trên bóng đèn: 220V

- HS: ý nghĩa của số này là HĐT định mức của đèn

- HS lắng nghe



B. Hình thành kiến thức

* HĐ2: Hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn (16’)

- Mục tiêu: Biết về hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn

- PP: Vấn đáp, thực nghiệm

- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

- Phương tiện dạy học: SGK; 2 pin, 1 vôn kế, 1ampe kế, 1 bóng đèn, 1 công tắc, 7 dây nối

- Sản phẩm

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV mắc mạch điện TN1 (bóng đèn chưa được mắc vào mạch điện ), y/c HS q/s số chỉ của vôn kế và trả lời câu C1

- GV tiến hành TN2 ( bóng đèn được mắc vào mạch điện )

- Y/c HS đọc và trả lời câu hỏi C3. GV nx

- Y/c HS đọc giới thiệu của SGK trang 73 và trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa của số vôn ghi trên các dụng cụ dùng điện ?

- Y/c HS đọc và trả lời câu C4. GV nhận xét

- HS q/s và trả lời câu C1


- HS q/s và ghi kết quả TN vào bảng 1

- HS đọc và trả lời câu C3

- HS đọc phần giới thiệu trang 73 SGK và trả lời câu hỏi

- HS đọc và trả lời câu C4

1. Bóng đèn chưa được mắc vào mạch điện

2. Bóng đèn được mắc vào mạch điện

- HĐT giữa 2 đầu bóng đèn càng lớn (nhỏ) thì dđ chạy qua đèn có cđ càng lớn (nhỏ)

- Số vôn ghi trên các dụng cụ dùng điện là giá trị HĐT định mức. Mỗi dụng cụ dùng điện sẽ hđ bình thường khi được sử dụng hđt định mức

* HĐ3: Sự tương tự giữa HĐT và sự chênh lệch mức nước (8’)

- Mục tiêu: Biết sự tương tự giữa HĐT và sự chênh lệch mức nước

- PP: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương tiện dạy học: SGK

- Sản phẩm

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- Y/c HS đọc và hoàn thành câu C5. GV nx

- HS đọc và trả lời câu C5

C. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng:

* HĐ4: Vận dụng (10’)

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi

- PP: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức: Cá nhân làm việc

- Phương tiện dạy học: SGK

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- Y/c HS đọc và trả lời câu C6. GV nhận xét

- Y/c HS đọc và trả lời câu C7. GV nhận xét

- Y/c HS đọc và trả lời câu C8. GV nhận xét

- GV hệ thống lại nội dung bài học.

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết SGK

- HS đọc và trả lời câu C6.

  • HS đọc và trả lời câu C7

  • HS đọc và trả lời câu C8

- HS lắng nghe

- HS đọc phần ghi nhớ SGK và có thể em chưa biết SGK

D. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)

- Y/c HS về nhà:

+ Học thuộc bài

+ Làm các bài tập 26.1 26.3 SBT

+ Nghiên cứu trước nội dung của bài 27 SGK và chuẩn bị trước mẫu báo cáo thực hành

Tuần 31 NS: 08/ 04/ 2018

Tiết 32 ND: 10/ 04/ 2018


Bài 27: THỰC HÀNH.

ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VỚI ĐOẠN MẠCH MẮC NỐI TIẾP.


I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Nêu được mối quan hệ giữa các cđdđ và các hđt trong đoạn mạch mắc nối tiếp.

2. Kĩ năng: Mắc được hai bóng đèn nối tiếp và vẽ được sơ đồ tương ứng. Xác định được bằng TN mối quan hệ giữa các cđdđ và các hđt trong đoạn mạch mắc nối tiếp.

3. Thái độ: Hứng thú học tập bộ môn, có ý thức thu thập thông tin trong thực tế đời sống.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp.

5. Định hướng phát triển năng lực

a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm, năng lực dự đoán suy luận lí thuyết, thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán, phân tích, khái quát rút ra kết luận khoa học. Đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.

b) Năng lực chuyên biệt:

- Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp …) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.

- Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập.

- Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí

- Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm…). Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí

- Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Chuẩn bị của GV:

- Nội dung: Nghiên cứu nội dung của bài trong SGK và SGV.

- Đồ dùng dạy học: 2 pin, 1 vôn kế, 1ampe kế, 2 bóng đèn, 1 công tắc, 7 dây nối

2. Chuẩn bị của HS: HS nghiên cứu nội dung của bài trong SGK.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi bài tập kiểm tra đánh giá

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp.

1. Ampe kế và vôn kế được mắc như thế nào trong sơ đồ mạch điện ?

2. Nêu các đặc điểm về hđt và cđdđ trong đoạn mạch mắc nối tiếp

3. Hai đèn được mắc nối tiếp. Hiệu điện thế ở 2 đầu đèn 1 là 4v, ở 2 đầu đèn 2 là 6V. Vậy hiệu điện thế đặt vào 2 đầu mạch điện là bao nhiêu ?

III. Tổ chức các hoạt động học tập

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số (1’).

2. Kiểm tra bài cũ ( 5’)

- HS: Trong mạch điện vôn kế, ampe kế được mắc như thế nào?

3. Nội dung bài mới

A. Khởi động

* HĐ1: Tình huống xuất phát (2’)

- Mục tiêu: Hình thành kiến thức về đoạn mạch nối tiếp.

- PP: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức: Cá nhân làm việc

- Phương tiện dạy học: SGK

- Sản phẩm

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV: Mắc mạch điện h27.1a SGK và giới thiệu mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp. Vậy cđdđ và hđt trong đoạn mạch mắc nối tiếp có đặc điểm gì?

- HS quan sát.



B. Hình thành kiến thức

* HĐ2: Mắc nối tiếp hai bóng đèn (10’)

- Mục tiêu: Biết về mạch điện gồm hai đèn mắc nối tiếp

- PP: Vấn đáp, thực nghiệm

- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

- Phương tiện dạy học: SGK

- Sản phẩm

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- Y/C HS q/s h27.1a và h27.1b để nhận biết 2 bóng đèn trong mạch điện này mắc nối tiếp. Cho biết trong mạch điện này, ampe kế và công tắc được mắc như thế nào với các bộ phận khác?

- Y/c HS lựa chọn dụng cụ để mắc h27.1a theo nhóm sau đó vẽ sơ đồ.

- GV kiểm tra các nhóm. GV nx và lưu ý các bộ phận được mắc liên tiếp không nhất thiết phải đúng thứ tự như SGK.

- HS q/s h27.1a, h27.1b trả lời câu hỏi của GV


  • HS vẽ sơ đồ mạch điện và mắc mạch điện

- HS lắng nghe.


- Ampe kế và công tắc nối tiếp trong mạch với các bộ phận khác

- Sơ đồ mạch điện

* HĐ3: Đo cường độ dòng điện với đoạn mạch nối tiếp (11’)

- Mục tiêu: Biết đo cường độ dòng điện với đoạn mạch nối tiếp

- PP: Vấn đáp, thực nghiệm

- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

- Phương tiện dạy học: SGK, 2 pin, 1 vôn kế, 1ampe kế, 2 bóng đèn, 1 công tắc, 7 dây nối

- Sản phẩm

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- Y/c HS mắc ampe kế ở vị trí 1, đóng công tắc 3 lần, ghi lại số chỉ của ampe kế: I’1; I1”; I1”’, tính giá trị trung bình:

I1

Ghi giá trị I1 vào báo cáo thực hành.

- Y/C HS mắc ampe kế ở vị trí 2, 3 và đo ghi các giá trị I2; I3 vào bảng báo cáo.


- GV theo dõi hđ của các nhóm để nhắc nhở và sửa chữa sai sót cho HS.

- Y/C HS thảo luận chung để rút ra nx đúng, GV nx lại và cho HS ghi vở.

- HS tiến hành mắc ampe kế ở vị trí thứ 1, đóng công tắc thực hiện đo ghi kết quả Tính I1



- HS mắc ampe kế ở vị trí 2 và 3, đóng công tắc thực hiện ghi kết quảTính I2; I3 và ghi vào bảng báo cáo

- HS lắng nghe.


- HS thảo luận và nx


- Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cđdđ = nhau tại các vị trí khác nhau của mạch điện

* HĐ4: Đo cường hiệu điện thế với đoạn mạch nối tiếp (11’)

- Mục tiêu: Biết đo cường hiệu điện thế với đoạn mạch nối tiếp

- PP: Vấn đáp, thực nghiệm

- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

- Phương tiện dạy học: SGK, 2 pin, 1 vôn kế, 1ampe kế, 2 bóng đèn, 1 công tắc, 7 dây nối

- Sản phẩm

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- Y/C HS q/s h27.2 SGK và cho biết vôn kế trong hình đo hđt giữa hai điểm nào? Và hđt giữa 2 đầu của đèn nào?

- Y/c HS vẽ sơ đồ mạch điện h27.2 SGK

- Gọi HS lên bảng vẽ sơ đồ. HS khác nx

- Y/c HS mắc mạch điện và đo hđt U12 ;U23; U13


- GV theo dõi nhắc nhở HS tiến hành mắc mạch điện và ghi kết quả vào bảng,

- Y/c HS thảo luận để đưa ra nx đúng, GV nx và cho HS ghi vở

- HS q/s h27.2 để thấy được vôn kế đo HĐT giữa 2 điểm 1 và 2, đó là HĐT giữa 2 đầu đèn 1

- HS vẽ sơ đồ h27.2 vào báo cáo

- HS lên bảng vẽ sơ đồ, HS khác nx và sửa chữa

- HS tiến hành mắc mạch điện và đo hđt U12 ;U23; U13 . Ghi lại kết quả vào mẫu báo cáo thực hành

- HS tiến hành mắc mạch điện


- HS thảo luận nhóm rút ra nx

- Đối với đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nt, hđt giữa 2 đầu đoạn mạch bằng tổng các hđt trên mỗi bóng đèn


C. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng:

* HĐ5: Vận dụng (4’)

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi

- PP: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức: Cá nhân làm việc

- Phương tiện dạy học: SGK

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- Y/c HS nêu các đặc điểm về hđt và cđdđ trong đoạn mạch mắc nối tiếp. GV nhận xét thái độ làm việc của HS

- HS trình bày đặc điểm về cđdđ và hđt trong đoạn mạch nối tiếp:


D. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)

- Y/c HS về nhà:

+ Nghiên cứu lại nội dung của bài thực hành

+ Nghiên cứu trước nội dung bài 28 và chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành

























Tuần 32 NS: 15/ 04/ 2018

Tiết 33 ND: 17/ 04/ 2018

Bài 28: THỰC HÀNH.

ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VỚI ĐOẠN MẠCH MẮC SONG SONG


I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Nêu được mối quan hệ giữa các cđdđ và các hđt trong đoạn mạch mắc song song.

2. Kĩ năng: Mắc được hai bóng đèn // và vẽ được sơ đồ tương ứng. Xác định được bằng thí nghiệm mqh giữa các cđdđ và các hđt trong đoạn mạch mắc //

3. Thái độ: Hứng thú học tập bộ môn, có ý thức thu thập thông tin trong thực tế đời sống.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Đo hđt và cđdđ trong đoạn mạch mắc //

5. Định hướng phát triển năng lực

a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm, năng lực dự đoán suy luận lí thuyết, thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán, phân tích, khái quát rút ra kết luận khoa học. Đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.

b) Năng lực chuyên biệt:

- Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp …) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.

- Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập.

- Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí

- Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm…). Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí

- Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Chuẩn bị của GV:

- Nội dung: Nghiên cứu nội dung của bài trong SGK và SGV.

- Đồ dùng dạy học: 2 pin, 2 vôn kế, 1ampe kế, 2 bóng đèn, 1 công tắc, 9 dây nối

2. Chuẩn bị của HS: HS nghiên cứu nội dung của bài trong SGK.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi bài tập kiểm tra đánh giá

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Đo hđt và cđdđ trong đoạn mạch mắc //

1. Ampe kế và vôn kế được mắc như thế nào trong sơ đồ mạch điện ?

2. Nêu các đặc điểm về hđt và cđdđ trong đoạn mạch mắc //

3. Hai đèn được mắc //. Cđdđ chạy qua đèn 1 là 0,3A, cđdđ chạy qua đèn 2 là 0,5A. Vậy cđdđ chạy qua mạch điện là bao nhiêu ?

III. Tổ chức các hoạt động học tập

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số (1’).

2. Kiểm tra bài cũ ( 0’)

3. Nội dung bài mới

A. Khởi động

* HĐ1: Tình huống xuất phát (2’)

- Mục tiêu: Hình thành kiến thức về đoạn mạch //

- PP: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức: Cá nhân làm việc

- Phương tiện dạy học: SGK

- Sản phẩm

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV: Ta đã biết cách mắc mạch nối tiếp và đặc điểm về cđdđ và hđt của mạch nối tiếp. Vậy đối với mạch mắc // thì hđt và cđdđ có đặc điểm như thế nào?

- HS lắng nghe


B. Hình thành kiến thức

* HĐ2: Mắc song song hai bóng đèn (10’)

- Mục tiêu: Biết về mạch điện gồm hai đèn mắc //

- PP: Vấn đáp, thực nghiệm

- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

- Phương tiện dạy học: SGK

- Sản phẩm

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- Y/c HS q/s mạch điện h28.1a và h28.1b và trả lời câu hỏi.

- GV nx và yêu cầu HS mắc mạch điện

- HS q/s h28.1a, h28.1b trả lời câu hỏi

- HS lắng nghe và tiến hành mắc mạch điện

* HĐ3: Đo hiệu điện thế với đoạn mạch // (17’)

- Mục tiêu: Biết đo cường độ dòng điện với đoạn mạch nối tiếp

- PP: Vấn đáp, thực nghiệm

- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

- Phương tiện dạy học: SGK, 2 pin, 1 vôn kế, 1ampe kế, 2 bóng đèn, 1 công tắc, 9 dây nối

- Sản phẩm

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- Y/c HS mắc vôn kế và số đo hđt ở các vị trí 1 và 2; 3 và 4; M và N. Mỗi phép đo, đóng ngắt công tắc 3 lần, lấy 3 giá trị rồi tính trung bình cộng. Ghi các giá trị U12; U34; UMN vào bảng 1 của mẫu báo cáo

- Y/C HS trả lời các câu hỏi. GV nx lại và cho HS ghi vở

- GV kiểm tra HS mắc vôn kế có đúng ko?

- Y/c HS ghi đầy đủ câu nx ở cuối mục 2 của mẫu báo cáo

- HS thực hiện mắc vôn kế vào các vị trí 1 và 2; 3 và 4; M và N rồi ghi kết quả U12; U34; UMN vào bảng báo cáo thực hành

- HS trả lời các câu hỏi

- HS tiến hành mắc mạch điện

- HS ghi nhận xét

- HĐT giữa 2 đầu các đèn mắc song song là (bằng nhau) và bằng hiệu điện thế giữa 2 điểm nối chung U12 = U34 = UMN

* HĐ4: Đo cường độ dòng điện đối với mạch điện song song (10’)

- Mục tiêu: Biết đo cường hiệu điện thế với đoạn mạch //

- PP: Vấn đáp, thực nghiệm

- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

- Phương tiện dạy học: SGK, 2 pin, 1 vôn kế, 1ampe kế, 2 bóng đèn, 1 công tắc, 9 dây nối

- Sản phẩm

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- Y/C HS sử dụng mạch điện mắc, tháo bỏ vôn kế, mắc ampe kế vào lần lượt các vị trí đèn 1, đèn 2 và qua cả mạch chính tương tự h28.2 SGK


- GV làm TN với 3 ampe kế được mắc đồng thời và y/c HS rút ra nx

- HS sd mạch điện đã mắc tháo bỏ vôn kế, mắc ampe kế vào lần lượt các vị trí đèn 1, đèn 2, mạch chính và ghi kết quả I1, I2, I vào bảng 2 trong phần báo cáo thực hành

- HS q/s GV làm TN và rút ra nhận xét

- CĐDĐ mạch chính bằng tổng các CĐDĐ qua mạch rẽ I = I1 + I2

C. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng:

* HĐ5: Tổng kết (4’)

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi

- PP: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức: Cá nhân làm việc

- Phương tiện dạy học: SGK

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- Y/c HS nêu lại quy luật về HĐT và CĐDĐ đối với đoạn mạch //

- GV nhận xét ý thức và thái độ làm việc của các nhóm HS và đánh giá kết quả làm việc và thu báo cáo thực hành.

- HS nhắc lại

- HS lắng nghe rút kinh nghiệm. HS nộp báo cáo

D. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)

- GV thu các báo cáo của HS: Y/c HS về nhà:; Xem lại nội dung của tiết thực hành; Làm các bài tập 28.1 đến 28.5 trong SBT; Nghiên cứu trước nội dung của bài 29 trong SGK


Tuần 35 NS: 06/ 05/ 2018

Tiết 34 ND: 08/ 05/ 2018

Bài 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN


I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Nêu được giới hạn nguy hiểm của hđt và cđdđ đối với cơ thể người.

2. Kĩ năng: Nêu và thực hiện được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.

3. Thái độ: Luôn có ý thức sử dụng điện an toàn

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: An toàn khi sử dụng điện.

5. Định hướng phát triển năng lực

a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm, năng lực dự đoán suy luận lí thuyết, thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán, phân tích, khái quát rút ra kết luận khoa học. Đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.

b) Năng lực chuyên biệt:

- Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp …) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.

- Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập.

- Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí

- Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm…). Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí

- Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Chuẩn bị của GV:

- Nội dung: Nghiên cứu nội dung của bài trong SGK và SGV.

- Đồ dùng dạy học:

2. Chuẩn bị của HS: HS nghiên cứu nội dung của bài trong SGK.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi bài tập kiểm tra đánh giá


Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

An toàn khi sử dụng điện.


1. Nêu giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người?

2. Nêu các tác hại của hiện tượng đoản mạch?

3. Trình bày các quy tắc an toàn khi sử dụng điện?


III. Tổ chức các hoạt động học tập

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số (1’).

2. Kiểm tra bài cũ ( 0’)

3. Nội dung bài mới

A. Khởi động

* HĐ1: Tình huống xuất phát (2’)

- Mục tiêu: Hình thành kiến thức về điện và cách sd điện an toàn

- PP: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức: Cá nhân làm việc

- Phương tiện dạy học: SGK

- Sản phẩm

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV: Cuộc sống có điện thật ích lợi, thuận tiện và văn minh. Nhưng nếu sd điện không an toàn thì điện có thể gây thiệt hại như cháy, nổ và nguy hiểm tới tính mạng con người. Vậy sd điện như thế nào là an toàn?

- HS lắng nghe


B. Hình thành kiến thức

* HĐ2: Dđ đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm (17’)

- Mục tiêu: Biết được dđ đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm

- PP: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương tiện dạy học: SGK

- Sản phẩm

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV cắm bút thử điện vào 1 trong 2 lỗ của ổ lấy điện để HS q/s khi nào thì đèn của bút thử điện sáng. Y/c HS đọc và trả lời câu hỏi C1

- Y/C HS trả lời câu hỏi: Nếu tay cầm bút thử điện vào đầu bên kia của bút thử điện để cắm vào ổ lấy điện có được không?

- GV nx: Khi sd thiết bị kiểm tra điện cũng cần phải sd đúng kt

- Y/c HS q/s h29.1 SGK và nhận xét. GV nx

- Y/c đọc về mức độ t/d và giới hạn nguy hiểm của dđ đối với cơ thể người

- GV: Dđ có cường độ 70mA hoặc hđt từ 40V trở lên làm tim ngừng đập

- GV: Một trong những nguyên nhân gây hỏa hoạn, ta thường thấy nói là do chập điện hay đoản mạch. Ta sẽ tìm hiểu về hiện tượng này

- HS q/s GV làm TN. Đọc và trả lời câu hỏi của GV:

- HS trả lời câu hỏi của GV


- HS lắng nghe và ghi vở

- HS q/s h29.1 và nhận xét

- HS đọc và ghi vở

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe


1. Dđ có thể đi qua cơ thể người.

- Dòng điện có thể đi qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể

2. Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người.

- Giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người là HĐT từ 40V trở lên hoặc cường độ dđ từ 70mA trở lên

* HĐ3: Hiện tượng đoản mạch và t/d của cầu chì (15’)

- Mục tiêu: Biết được hiện tượng đoản mạch và t/d của cầu chì

- PP: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương tiện dạy học: SGK

- Sản phẩm

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV giới thiệu TN về ht đoản mạch

- Y/C HS đọc và trả lời câu C2

- Y/c HS nhớ lại các t/d của dđ và thảo luận về tác hại của hiện tượng đoản mạch

- GV giới thiệu sơ đồ h29.3 SGK. Y/c HS nêu hiện tượng xảy ra với cầu chì khi xảy ra đoản mạch

- Y/c HS lắng nghe: Hiện tượng đoạn mạch như vỏ bọc dây dẫn bị hở, 2 lõi dây thép tiếp xúc nhau (chập điện)

- Y/c HS q/s h29.4 và cầu chì thật, nêu ý nghĩa con số ghi trên cầu chì? ( câu hỏi C4)

- Y/c HS đọc và trả lời câu C5. GV nx

- HS lắng nghe.

- HS đọc và trả lời C2

- HS nêu tác hại của ht đoản mạch


- HS q/s và nhận biết


- HS lắng nghe sự cần thiết phải sử dụng cầu chì trong mạch điện gia đình

- HS q/s tìm hiểu cầu chì và trả lời câu C4

- HS đọc và trả lời C5

1. Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch)

- Những tác hại của đoản mạch là: Làm đứt dây tóc bóng đèn, dây trong mạch điện của các dụng cụ điện hỏng các TBĐ

2. Tác dụng của cầu chì

- Khi đoản mạch dây chì nóng đỏ, cháy đứt và ngắt mạch (đèn tắt) bóng đèn được bảo vệ

* HĐ4: Các quy tắc an toàn khi sd điện (7’)

- Mục tiêu: Biết được các quy tắc an toàn khi sd điện

- PP: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương tiện dạy học: SGK

- Sản phẩm

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- Y/c HS đọc SGK và hoàn thành bài tập điền vào chỗ trống, hoàn thành các quy tắc an toàn khi sử dụng điện

- Y/c HS đọc và trả lời câu C6. GV nx

- HS đọc SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành BT



- HS đọc và trả lời câu C6

- Các quy tắc an toàn (SGK)

C. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng:

* HĐ5: Tổng kết (4’)

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi

- PP: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức: Cá nhân làm việc

- Phương tiện dạy học: SGK

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV hệ thống lại nội dung bài học

- Y/c HS đọc ghi nhớ SGK

- HS lắng nghe

- HS đọc ghi nhớ SGK

D. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)

- Y/c HS về nhà:

+ Học thuộc phần ghi nhớ

+ Làm các bài tập 29.1 29.4SBT


&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&& *** &&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&

Tuần 35 NS: 06/ 05/ 2018

Tiết 35 ND: 08/ 05/ 2018


Bài: ÔN TẬP

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương điện học

2. Kĩ năng: Vận dụng 1 cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan

3. Thái độ: Hứng thú học tập bộ môn. Mạnh dạn phát biểu ý kiến trước tập thể

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Hệ thống kiến thức về điện học.

5. Định hướng phát triển năng lực

a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm, năng lực dự đoán suy luận lí thuyết, thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán, phân tích, khái quát rút ra kết luận khoa học. Đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.

b) Năng lực chuyên biệt:

- Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp …) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.

- Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập.

- Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí

- Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm…). Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí

- Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Chuẩn bị của GV:

- Nội dung: Nghiên cứu nội dung của bài trong SGK và SGV.

- Đồ dùng dạy học:

2. Chuẩn bị của HS: HS nghiên cứu nội dung của bài trong SGK.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi bài tập kiểm tra đánh giá

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Hệ thống kiến thức về điện học

1. Sự nhiễm điện của các vật

2. Dòng điện. Các tác dụng của dòng điện

3. Đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch //


III. Tổ chức các hoạt động học tập

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số (1’).

2. Kiểm tra bài cũ ( 0’)

3. Nội dung bài mới

A. Khởi động

* HĐ1: Hệ thống kiến thức (2’)

- Mục tiêu: Hệ thống kiến thức về điện học

- PP: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức: Cá nhân làm việc

- Phương tiện dạy học: SGK

- Sản phẩm

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- GV hệ thống kiến thức cơ bản:

+ Sự nhiễm điện của các vật.

+ Các loại điện tích, sự tương tác của các loại điện tích.

+ Dòng điện, nguồn điện

+ Chất dẫn điện và chất cách điện

+ Sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện

+ Các tác dụng của dòng điện

+ Cường độ dòng điện

+ Hiệu điện thế

+ Đoạn mạch mắc nt và đoạn mạch mắc //

- HS lắng nghe

B. Hình thành kiến thức

* HĐ2: Lý thuyết (11’)

- Mục tiêu: Ôn tập kiến thức về lý thuyết

- PP: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương tiện dạy học: SGK

- Sản phẩm

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

  • Y/C HS đọc và trả lời các câu hỏi. Gọi HS tham gia nx


- HS đọc và trả lời các câu hỏi. Tham gia nx các câu trả lời và lắng nghe nx của GV.


- Câu 1: Có thể làm nhiễm điện các vật bằng cách nào? Đặc điểm của các vật khi bị nhiễm điện.

TL: Bằng cách cọ xát. Các vật bị nhiễm điện có thể hút các vụn giấy, xốp hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện

- Câu 2: Có mấy loại điện tích? Các điện tích nào thì hút nhau? Các loại điện tích nào thì đẩy nhau?

TL : Có hại loại điện tích. Các điện tích nhiễm điện khác loại thì hút nhau, còn các điện tích nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau.

- Câu 3: Dòng điện là gì? Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín.

TL : Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước từ cực dương qua dây dẫn, qua các dụng cụ điện và trở về cực âm của nguồn điện.

- Câu 4: Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Lấy ví dụ.

TL : Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

- Câu 5: Nêu các tác dụng của dòng điện

TL : Dòng điện có các tác dụng: T/d nhiệt; t/d phát sáng; t/d từ; t/d hóa học; t/d sinh lí

- Câu 6: Cường độ dòng điện là gì? Đơn vị đo cường độ dòng điện? Dụng cụ để đo cường độ dòng điện?

TL : Mức độ mạnh yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện. Đơn vị đo cđdđ là ampe (A). Dụng cụ để đo cđdđ là ampe kế.

- Câu 7: Hđt là gì? Đơn vị đo hđt? Dụng cụ để đo hđt?

TL : Dòng điện tạo ra giữa hai cực của nó một hđt Đơn vị đo hđt là vôn (V). Dụng cụ để đo hđt là vôn kế.

- Câu 8: Nêu đặc điểm của HĐT và CĐDĐ trong đoạn mạch mắc nối tiếp

TL : Đặc điểm của HĐT và CĐDĐ trong các đoạn mạch mắc nối tiếp

I = I1 = I2; U = U1 + U2

- Câu 9: Nêu đặc điểm của HĐT và CĐDĐ trong đoạn mạch mắc song song

TL: Đặc điểm của HĐT và CĐDĐ trong các đoạn mạch mắc song song

I = I1 + I2 ; U = U1 = U2


C. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng:

* HĐ3: Vận dụng (30’)

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi

- PP: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức: Cá nhân làm việc

- Phương tiện dạy học: SGK

- Sản phẩm:

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

- Y/C HS đọc và làm các bài tập vận dụng. Gọi HS khác nx. GV nx

- HS đọc và làm các bài tập vận dụng. Tham gia nx các câu trả lời và lắng nghe nx của GV.

- Câu 10: Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hđt U1= 4V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi đặt hđt U2= 5V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2.

a) Hãy so sánh I1 và I2. Giải thích.

b) Phải mắc bóng đèn vào hđt là bao nhiêu để đèn sáng bình thường? Vì sao?

TL:

a) So sánh I1 < I2

Vì hiệu điện thế đặt giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn.

b) Phải đặt giữa hai đầu bóng đèn hiệu điện thế 6V để đèn sáng bình thường.

Vì hiệu điện thế này là hiệu điện thế định mức có giá trị bằng số vôn ghi trên bóng đèn.

- Câu 11: Hãy nêu tên 2 dụng cụ dùng điện mà em biết và chỉ ra các bộ phận dẫn điện và các bộ phận cách điện trên dụng cụ đó

TL: + Phích cắm điện: Bộ phận dẫn điện là: hai chốt cắm. Bộ phận cách điện là: vỏ nhựa của phích cắm.

+ Bóng đèn dây tóc: Bộ phận dẫn điện là: dây tóc. Bộ phận cách điện là: Trục thủy tinh.

- Câu 12: Một mạch điện gồm một nguồn điện, hai bóng đèn Đ1, Đ2 mắc song song, một ampe kế A1 đo cường độ dòng điện qua đèn Đ1 và một ampe kế A đo cường độ dòng điện qua mạch chính.

a) Hãy vẽ sơ đồ mạch điện.

b)Biết ampe kế A chỉ 0,75 A, ampe kế A1 chỉ 0,3A. Tính cường độ dòng điện qua đèn Đ2

TL: a)Vẽ sơ đồ











b)Vì hai đèn mắc song song nên cường độ dòng điện qua đèn 2 là:

I = I1 + I=>I2 = I – I1 = 0,75 – 0,3 = 0,45 (A)


D. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)

- Y/c HS về nhà:

+ Xem lại nội dung các bài đã học HK II

+ Nghiên cứu đề cương ôn tập để chuẩn bị cho bài kiểm tra HK II















































Tuần 36 NS: 03/ 05/ 2015

Tiết 33 ND: 05/ 05/ 2015

Bài 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN


A/ Mục tiêu.

1. Kiến thức: Nêu được giới hạn nguy hiểm của hđt và cđdđ đối với cơ thể người.

2. Kĩ năng: Nêu và thực hiện được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.

3. Thái độ: Luôn có ý thức sử dụng điện an toàn

B/ Chuẩn bị.

1. Nội dung: Nghiên cứu nội dung của trong SGK và SGV.

2. Đồ dùng dạy học:

C/ Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Nội dung bài mới

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

* HĐ1: Dđ đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm.

* HĐ1.1: Dđ có thể đi qua cơ thể người. (10’)

- GV cắm bút thử điện vào 1 trong 2 lỗ của ổ lấy điện để HS q/s khi nào thì đèn của bút thử điện sáng. Y/c HS đọc và trả lời câu hỏi C1


- Y/C HS trả lời câu hỏi: Nếu tay cầm bút thử điện vào đầu bên kia của bút thử điện để cắm vào ổ lấy điện có được không?

- GV nx và cho HS ghi vở: Khi sd thiết bị kiểm tra điện cũng cần phải sd đúng kt

- Y/c HS q/s h29.1 SGK và nhận xét. GV nhận xét lại và cho HS ghi vở

- HS q/s GV làm TN. Đọc và trả lời câu hỏi của GV:

+ C1: Bóng đèn của bút thử điện sáng khi đưa đầu của bút thử điện vào lỗ mắc với dây nóng của ổ lấy điện và tay cầm phải tiếp xúc với chốt cài bằng kim loại của bút thử điện

- HS trả lời câu hỏi của GV: Không được vì thanh kim loại và người là vật dẫn điện. Nếu cầm như vậy dđ sẽ qua cơ thể người nguy hiểm đến tính mạng

- HS lắng nghe và ghi vở


- HS q/s h29.1 và nhận xét: Dòng điện có thể đi qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể

* HĐ1.2: Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người. (8’)

- Y/c HS đọc về mức độ t/d và giới hạn nguy hiểm của dđ đối với cơ thể người

- GV: Dòng điện có cường độ 70mA hoặc hđt từ 40V trở lên làm tim ngừng đập

- GV: Một trong những nguyên nhân gây hỏa hoạn, ta thường thấy nói nguyên nhân là do chập điện hay đoản mạch. Ta sẽ tìm hiểu về hiện tượng này

- HS đọc và ghi vở: HĐT từ 40V trở lên hoặc cường độ dđ từ 70mA trở lên

- HS lắng nghe


- HS lắng nghe


* HĐ2: Ht đoản mạch và t/d của cầu chì

* HĐ2.1: Ht đoản mạch (ngắn mạch) (8’)

- GV giới thiệu TN về ht đoản mạch

- Y/C HS đọc và trả lời câu C2


- Y/c HS nhớ lại các t/d của dđ và thảo luận nhóm về tác hại của hiện tượng đoản mạch

- HS lắng nghe.

- HS đọc và trả lời C2: khi bị đoản mạch dđ trong mạch có cđ lớn hơn

- HS nêu tác hại của ht đoản mạch. Nêu được những tác hại sau: Làm đứt dây tóc bóng đèn, dây trong mạch điện của các dụng cụ điện hỏng các TBĐ

* HĐ2.2: Tác dụng của cầu chì (5’)

- GV giới thiệu sơ đồ h29.3 SGK. Y/c HS nêu hiện tượng xảy ra với cầu chì khi xảy ra đoản mạch

- Y/c HS lắng nghe: Hiện tượng đoạn mạch như vỏ bọc dây dẫn bị hở, 2 lõi dây thép tiếp xúc nhau (chập điện)

- Y/c HS q/s h29.4 và cầu chì thật, nêu ý nghĩa con số ghi trên cầu chì? ( câu hỏi C4)



- Y/c HS đọc và trả lời câu C5. GV nx



- HS q/s và nhận biết: Khi đoản mạch dây chì nóng đỏ, cháy đứt và ngắt mạch (đèn tắt) bóng đèn được bảo vệ

- HS lắng nghe sự cần thiết phải sử dụng cầu chì trong mạch điện gia đình


- HS q/s tìm hiểu cầu chì và trả lời câu C4: Ý nghĩa số ampe ghi trên mỗi cầu chì: Dòng điện có cường độ vượt quá giá trị đó thì cầu chì sẽ đứt

. Thí dụ: Số ghi trên cầu chì là 1A thì có ý nghĩa cầu chì này sẽ đứt khi CĐDĐ qua nó lớn hơn 1A

- HS đọc và trả lời C5: Với mạch điện thắp sáng bóng đèn, từ bảng CĐDĐ ở bài 24 (từ 0,11A) thì nên dùng cầu chì có ghi số 1,2A hoặc 1,5A

* HĐ3: Các quy tắc an toàn khi sd điện (9’)

- Y/c HS đọc SGK và hoàn thành bài tập điền vào chỗ trống, hoàn thành các quy tắc an toàn khi sử dụng điện

- Y/c HS đọc và trả lời câu C6. GV nx




- HS đọc SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành BT

1. 40V; 2. Vỏ bọc cách điện

3. Mạng điện dân dụng, TBĐ; 4. Không, ngắt ngay

- HS đọc và trả lời câu C6

a/ ko an toàn: lõi dây điện có chỗ để hở, nếu vô ý chạm phải có thể bị điện giật hoặc có thể gây đoản mạchKhắc phục: Ngắt điện dùng băng dính cách điện bọc nhiều lớp thật kín hoặc thay đoạn mới

b/ Ko an toàn điện: Nắp cầu chì ghi 2A nối dây chì 10A, nếu có sự cố, dđ trong mạch lớn hơn 2A nhỏ hơn 10A dây chì chưa đứt, ko bảo vệ được dụng cụ điệnKhắc phục: Dùng dây chì 2A để thay vào nắp cầu chì

c/ không an toàn: Người phụ nữ đang sửa chữa điện, em nhỏ lại đóng công tắc điện. Nếu đóng công tắc điện có thể làm điện giật người phụ nữ vì chân trực tiếp tiếp xúc với sàn nhà. Ko an toànKhắc phục: phải thông báo ko được đóng công tắc khi điện đang sửa chữa điện. Khi sửa chữa điện phải đứng trên dép cao su, ghế nhựa, gỗ nhằm cách điện với đất

* HĐ4: Củng cố (3’)

- GV hệ thống lại nội dung bài học

- Y/c HS đọc ghi nhớ SGK

- HS lắng nghe

- HS đọc ghi nhớ SGK

* HĐ5: Dặn dò (2’)

- Y/c HS về nhà:

+ Học thuộc phần ghi nhớ

+ Làm các bài tập 29.1 29.4SBT

+ Ghi nhớ kiến thức vật lí 7 để có kiến thức cho các lớp sau



*HĐ6: Rút kinh nghiệm.


…………………………………………………………………………………………………………



Tuần 36. Bài: BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II NS: 05/05/2014

Tiết 35. ND: 09/05/2014


ĐỀ BÀI:


A/ Trắc nghiệm khách quan (5 điểm ):

I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng của các câu sau ( 2 điểm ).

Câu 1: Vật bị nhiễm điện không có khả năng hút các vật nào dưới đây?

a. Ống nhôm treo bằng sợi chỉ. c. Ống giấy treo bằng sợi chỉ.

b. Vật nhiễm điện trái dấu với nó. d. Vật nhiễm điện cùng dấu với nó.

Câu 2: Có 4 vật a, b, c và d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì:

a. Vật b và c có điện tích cùng dấu. c. Vật b và d có điện tích cùng dấu.

b. Vật a và c có điện tích cùng dấu. d. Vật a và d có điện tích trái dấu.

Câu 3: Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có lợi?

a. Máy bơm nước. c. Quạt điện.

b. Nồi cơm điện. d. Máy thu hình (Ti vi).

Câu 4: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai bóng đèn như nhau mắc nối tiếp có giá trị nào dưới đây?

a. Bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.

b. Nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.

c. Bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn.

d. Lớn hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.

II. Tìm những số thích hợp để điền vào chỗ trống của các câu sau đây ( 3 điểm ).

a) 6kV =…………………V = ………………… mV

b) 15000mV = ………………… V = ……………………kV

c) 0,573A = ……………… mA; 250mA = ………………… A

B/Trắc nghiệm tự luận (5 điểm):

Câu 1: Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1= 4V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi đặt hiệu điện thế U2= 5V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2.(3 điểm)

a) Hãy so sánh I1 và I2. Giải thích.

b) Phải mắc bóng đèn vào hiệu điện thế là bao nhiêu để đèn sáng bình thường? Vì sao?

Câu 2: Hãy nêu tên 2 dụng cụ dùng điện mà em biết và chỉ ra các bộ phận dẫn điện và các bộ phận cách điện trên dụng cụ đó.(2 điểm)


ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2008-2009

MÔN: VẬT LÝ 7


Phần

Mục

Câu trả lời

Điểm





A


I

Câu 1: d

Câu 2: b

Câu 3: b

Câu 4: a

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm



II

a) 6000

6000000

b) 15

0,015

c) 573

0,25

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm










B

Câu 1:

a)

- So sánh I1 < I2

- Vì hiệu điện thế đặt giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn.

b)

- Phải đặt giữa hai đầu bóng đèn hiệu điện thế 6V để đèn sáng bình thường.

- Vì hiệu điện thế này là hiệu điện thế định mức có giá trị bằng số vôn ghi trên bóng đèn.

Câu 2:

- Phích cắm điện

+ Bộ phận dẫn điện là: hai chốt cắm.

+ Bộ phận cách điện là: vỏ nhựa của phích cắm.

- Bóng đèn dây tóc

+ Bộ phận dẫn điện là: dây tóc.

+ Bộ phận cách điện là: Trục thủy tinh.




0,5 điểm

1 điểm



0,5 điểm


1 điểm



0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm


Tổng

10 điểm








Tuần 36 NS: 01/04/2013

Tiết 34 ND: 24/04/2013


Bài 30: TỔNG KẾT CHƯƠNG III. ĐIỆN HỌC

A/ Mục tiêu.

1. Kiến thức: Tự kiểm tra củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương điện học

2. Kỹ năng: Vận dụng 1 cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan

3. Thái độ:

- Hứng thú học tập bộ môn

- Mạnh dạng phát biểu ý kiến trước tập thể

B/ Chuẩn bị.

1. Nội dung: Nghiên cứu nội dung của trong SGK và SGV.

2. Đồ dùng dạy học:

C/ Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

2. Nội dung tiết ôn tập


HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

* HĐ 1: Giới thiệu bài ôn tập (1’)

- GV giới thiệu nội dung của tiết ôn tập


* HĐ2: Kiểm tra – củng cố kiến thức cơ bản (10’)

- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS. Hỏi HS xem câu hỏi nào trong phần tự kiểm tra cần phải chữa. GV tập trung vào các câu hỏi đó và giải đáp thắc mắc cho HS

- GV nhắc lại đặc điểm của HĐT và CĐDĐ trong đoạn mạch mắc nối tiếp

I = I1 = I2

U = U1 + U2

- GV gọi HS đọc trả lời các câu hỏi 10; 11. Y/c HS khác nhận xét

- GV chốt lại kiến đúng. Y/c HS khác sửa chữa nếu cần

- HS xem lại phần tự kiểm tra đã chuẩn bị trong vở, xem có câu hỏi nào cần thảo luận



- HS lắng nghe và ghi vở




- HS đọc trả lời các câu hỏi 10; 11.HS khác nhận xét

- HS lắng nghe và sửa chữa nếu cần

* HĐ3: Vận dụng tổng hợp kiến thức (15’)

- Y/c HS đọc và trả lời câu 1. GV nhận xét


- Y/c HS đọc và trả lời câu 2. GV nhận xét


- Y/c HS đọc và trả lời câu 3. GV nhận xét




- Y/c HS đọc và trả lời câu 4. GV nhận xét


- Y/c HS đọc và trả lời câu 5. GV nhận xét


- Y/c HS đọc và trả lời câu 6. GV nhận xét




- HS đọc và trả lời câu 1

+ Câu 1: D

- HS đọc và trả lời câu 2

+ Câu 2: a/ ( – ) ; b/ ( – ); c/( + ); d/ ( + )

- HS đọc, q/s trả lời câu 3

+ Câu 3:

. Mảnh nilông nhiễm điện âm nó nhận thêm electron

. Miếng len mất electron nó nhiếm điện dương

  • HS đọc và trả lời câu 4

+ Câu 4: C

  • HS đọc và trả lời câu 5

+ Câu 5: C

  • HS đọc và trả lời câu 6

+ Câu 6: Dùng nguồn 6V trong đó là phù hợp nhất. Vì HĐT trên mỗi bóng đèn là 3V( để sáng bình thường) , khi mắc nối tiếp 2 bóng đèn đó, HĐT tổng cộng là 6V

* HĐ4: Trò chơi ô chữ (10’)

- GV hd HS về nhà hoàn thành các ô chữ.

- HS lắng nghe

* HĐ5: Đề cương ôn tập (8’)

- GV giới thiệu đề cương ôn tập để chuẩn bị cho bài kiểm tra KH II

- HS lắng nghe

* HĐ6: Dặn dò (1’)

- Y/c HS về nhà:

+ Xem lại nội dung các bài đã học HK II và ôn tập đề cương ôn tập để chuẩn bị cho bài kiểm tra HK II



* HĐ7: Rút kinh nghiệm.

…………………………………………………………

…………………………………………………………

…………………………………………………………



************************* &&& *************************





Tuần 10. BÀI : KIỂM TRA MỘT TIẾT. NS: 24/ 10/ 09.

Tiết 10. ND: 27/10/ 09.


A/ Mục tiêu: Thông qua tiết kiểm tra:

- GV có thể đánh giá được kết quả học tập của HS về kiến thức, kĩ năng và vận dụng.

- Qua kết quả kiểm tra, HS rút kinh nghiệm và chỉnh đốn lại phương pháp học tập.

B/ Chuẩn bị.

1. Nội dung: GV nghiên cứu kĩ nội dung trọng tâm kiến thức, kĩ năng của những bài đã học chương, những tình huống có liên quan và ghi y/c bài kiểm tra.

- HS Nghiên cứu lại nội dung các bài đã học để trả lời câu hỏi và làm các bài tập tình huống.

2. Đồ dùng dạy học:

C/ Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Nội dung tiết kiểm tra.


ĐỀ BÀI:

A/ Lý thuyết( 6 điểm).

I. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng của các câu sau đây(2 điểm).

Câu 1: Nguồn sáng có đặc điểm gì?

a. Truyền ánh sáng đến mắt ta. b.Tự nó phát ra ánh sáng.

c. Phản chiếu ánh sáng. d. Chiếu ánh sáng các vật xung quanh.

Câu 2: Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc tạo bởi tia phản xạ và pháp tuyến với gương tại điểm tới có đặc điểm.

a. Là góc vuông. c. Bằng góc tạo bởi tia tới và mặt gương.

b. Bằng góc tới. d. Bằng góc tạo bởi tia phản xạ và mặt gương.

Câu 3: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất sau:

a. Là ảnh ảo bé hơn vật. c. Là ảnh ảo bằng vật.

b. Là ảnh thật bằng vật. d. Là ảnh ảo lớn hơn vật.

Câu 4: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có tính chất sau:

a. Là ảnh thật bằng vật. c. Là ảnh ảo bé hơn vật.

b. Là ảnh ảo bằng vật. d. Là ảnh thật bé hơn vật.

II. Tìm những cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống của các câu sau đây(4 điểm).

Câu 1: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với ………… và đường …………………………

Câu 2: Đặt 1 vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy 1 ảnh …… không hứng được trên màn chắn và ……………… vật.

Câu 3: Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường ……………… và đồng tính ánh sáng truyền đi theo ……………………

Câu 4: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi …………… vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. Vì gương cầu lồi cho ảnh ảo ……………… vật.

B/ Tự luận (4 điểm). Hãy làm bài tập sau:

Cho một mũi tên AB đặt trước gương phẳng và song song với gương.

a) Hãy vẽ ảnh của mũi tên AB tạo bởi gương phẳng theo hai cách đã biết.

b) Đặt vật AB như thế nào thì có ảnh cùng phương, ngược chiều với vật.










ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM.

A/ Lý thuyết ( 6 điểm).

I. Mỗi câu chọn đúng được 0,5 điểm.

Câu 1: b Câu 2: b Câu 3: c Câu 4: c

II. Mỗi cụm từ điền đúng được 0,5 điểm.

Câu 1: Tia tới; pháp tuyến.

Câu 2: Ảo; lớn hơn.

Câu 3: Trong suốt; đường thẳng.

Câu 4: Rộng hơn; nhỏ hơn.

B/ Tự luận (4 điểm).

a) Vẽ ảnh của mũi tên AB theo 2 cách dựng.

- Dựng ảnh dựa vào tính chất đối xứng giữa ảnh và vật qua gương.( 1 điểm).

+ Dựng AA’ vuông góc với gương và cắt gương tại H, sao cho A’H= AH. A’ là ảnh của A

( 0,5 điểm).

+ Dựng BB’ vuông góc với gương và cắt gương tại M, sao cho B’M= BM. B’ là ảnh của B

( 0,5 điểm).

- Dựng ảnh dựa vào định luật phản xạ ánh sáng.( 2,5 điểm).

+ Tai 2 điểm A và B vẽ các tia tới AI; AK; BI và BK cắt gương tại các điểm I và K.(0,5 điểm)

+ Tại I và K dựng các pháp tuyến vuông góc với gương là: IN1 và KN2.( 0,5 điểm)

+ Vẽ các tia phản xạ IR1 và KR2. Kéo dài 2 tia này cắt nhau tại A’ A’ là ảnh của A.( 0,5 điểm)

+ Vẽ các tia phản xạ IR3 và KR4. Kéo dài 2 tia này cắt nhau tại B’ B’ là ảnh của B.( 0,5 điểm)

+ Nối A’ và B’ ta thu được ảnh A’B’ của AB.( 0,5 điểm).


…………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


b) Đặt vật vuông góc với gương. Cho ảnh cùng phương ngược chiều với vật.( 0,5 điểm).

4. Tổng kết:

- GV nhận xét giờ kiểm tra.

- GV thu bài kiểm tra về chấm.

5. Dặn dò:

- GV y/c HS về nhà: Nghiên cứu trước nội dung của bài tiếp theo để chuẩn bị cho tiết học tới.






















































































BÀI 22: TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, k năng:

1.1. Kiến thức: Kể tên các tác dụng nhiệt, phát sáng của dòng điện và nêu các biểu hiện của từng tác dụng. Nêu được ví dụ về tác dụng nhiệt, phát sáng của dòng điện.

1.2. Kĩ năng: Mắc mạch điện đơn giản.

1.3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc và sự hợp tác trong nhóm

2. Mục tiêu phát triển năng lực:

2.1. Định hướng các năng lực được hình thành: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm: Năng lực dự đoán, suy luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.

2.2. Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong chủ đề:

Nhóm năng lực

Năng lực thành phần

Mô tả mức độ thực hiện
trong bài

Môt Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức vật lý


K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lý vật lý cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lý.

- HS nêu các tác dụng của dòng điện.

K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lý.


K3: Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- HS sử dụng được kiến thức vật lý để thảo luận cách mắc mạch điện.

K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp …) kiến thức vật lý vào các tình huống thực tiễn.

- Vẽ và mắc sơ đồ của mạch điện đơn giản.

Nhóm NLTP về phương pháp (tập trung vào năng lực thực nghiệm và năng lực mô hình hóa)


P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lý.

- Đặt ra câu hỏi liên quan đến các tác dụng của dòng điện.

P2: Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý và chỉ ra các quy luật vật lý trong hiện tượng đó.


P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lý.

- HS trả lời các câu hỏi liên quan đến các thí nghiệm trong bài.

P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lý.


P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lý.


P6: Chỉ ra được điều kiện lý tưởng của hiện tượng vật lý.


P7: Đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được.


P8: Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lý kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét.


P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn của các kết luận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm này.


Nhóm NLTP trao đổi thông tin


X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lý bằng ngôn ngữ vật lý và các cách diễn tả đặc thù của vật lý.

- HS trao đổi lấy ví dụ về mỗi tác dụng của dòng điện.

X2: Phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lý (chuyên ngành).


X3: Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau.


X4: Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kỹ thuật, công nghệ.


X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm…).

- HS ghi nhận lại được các kết quả từ hoạt động học tập vật lý của mình.

X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm…) một cách phù hợp.

- HS trình bày được các kết quả từ hoạt động học tập vật lý của cá nhân.

X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lý.

- Thảo luận nhóm về kết quả thí nghiệm, rút ra nhận xét của nhóm.

X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lý.

- HS tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lý.

Nhóm NLTP liên quan đến cá nhân

C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lý.

- Xác định được trình độ hiện có về các kiến thức: tác dụng nhiệt và tác dụng phát sang.


C2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật lý nhằm nâng cao trình độ bản thân.

- Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đế điều chỉnh kế hoạch học tập trên lớp và ở nhà đối với bài cho phù hợp với điều kiện học tập.

C3: Chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm vật lý trong các trường hợp cụ thể trong môn Vật lý và ngoài môn Vật lý.


C4: So sánh và đánh giá được dưới khía cạnh vật lý các giải pháp kỹ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

- Sử dụng đồ dùng dụng cụ điện phù hợp với mạch điện.

C5: Sử dụng được kiến thức vật lý để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại.

- Cảnh báo về an toàn: Chỉ làm thí nghiệm với nguồn điện là pin.

C6: Nhận ra được ảnh hưởng vật lý lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử.

- Vai trò của sơ đồ mạch điện trong khoa học và đời sống


II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN (GV) VÀ HỌC SINH (HS)

1. Chuẩn bị của GV:

- Nội dung bài dạy: : GV nghiên cứu nội dung của bài trong SGK và SGV.

- Dụng cụ thí nghiệm: Bộ thí nghiệm điện.

2. Chuẩn bị của HS

- Chuẩn bị nội dung bài học trước khi lên lớp.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Năng lực được hình thành

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Phương pháp: Đặt vấn đề.

Thời lượng: 2 phút

- GV: Khi có dđ chạy trong mạch, ta có nhìn thấy các điện tích hay electron cđ không? Vậy căn cứ vào đâu để biết có dđ chạy trong mạch?

- GV giới thiệu đó là các t/d của dđ. Trong bài học này chúng ta lần lượt tìm hiểu các t/d đó





- HS lắng nghe và dự đoán: Dựa vào đèn sáng, quạt điện quay, bếp điện nóng lên…..


- HS lắng nghe và quan sát.












Hoạt động 2: Tác dụng nhiệt

Phương pháp: Quan sát, thực hành và thu thập thông tin.

Thời lượng: 15phút

- GV y/c HS kể tên một số dụng cụ, thiết bị được đốt nóng bằng điện. GV nhận xét


- Y/C HS thực hiện TN h22.1 SGK, đọc và trả lời câu C2. GV giới thiệu bảng nhiệt độ của 1 số chất khi nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của vonfram là 33700C. GV nhận xét câu trả lời HS







- GV: Khi có dđ chạy qua thì các dây sắt, đồng có nóng lên ko? Y/c HS tiến hành TN h22.2 SGK, q/s ht và trả lời câu C3. GV nx và rút ra kết luận.




- GV: Các vật nóng tới 5000C phát ra a/s nhìn thấy

- Y/c HS đọc và trả lời câu hỏi C4. GV nhận xét.








- HS: Bóng đèn, bếp điện, nồi cơm điện, lò sưởi điện, hàn điện, đúc điện ….

- HS làm TN h22.1 SGK đọc, trả lời câu C2

a)Bóng đèn nóng lên, có thể xác nhận, qua cảm giác bằng tay hoặc sử dụng nhiệt kế

b) Dây tóc của bóng đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng

c)Bộ phận của bóng đèn thường làm dây tóc là vonfram để ko bị nóng chảy, nhiệt độ nóng chảy của vonfram là 33700C

- HS nghe, tiến hành TN và trả lời câu C3:

a) Các mảnh giấy bị đốt cháy đứt và rơi xuống

b) Dòng điện làm dây sắt AB nóng lên nên các mảnh giấy bị đứt cháy

- HS lắng nghe


- HS đọc, trả lời C4: Khi đó cầu chì nóng lên tới nhiệt độ nóng chảy và bị đứt. Mạch điện bị hở (bị ngắt mạch) tránh hư hại và tổn thất có thể xảy ra





K1; K3; K4; P1; P3; X1; X5; X6; X7; X8 C1; C2; C4; C5; C6

Hoạt động 3: Tác dụng phát sáng

Phương pháp: Quan sát và thu thập thông tin..

Thời lượng: 15phút

- Y/C HS q/s bóng đèn của bút thử điện loại thông thường. GV lắp bóng trở lại vào bút và cắm bút vào 1 trong 2 lỗ của ổ lấy điện trong lớp để HS q/s vùng phát sáng trong bóng đèn

- Y/C HS thảo luận, trả lời các câu hỏi và viết đầy đủ câu kết luận. GV nhận xét và cho HS ghi vở






- Y/C HS trả lời các câu hỏi. GV nx

+ Nêu nguyên nhân gây ra t/d nhiệt của dòng điện.



+ Nêu cách làm giảm t/d nhiệt.



- GV: Việc sd nhiều kl làm vldđ dẫn đến việc làm cạn kiện tài nguyên thiên nhiên. Ngày nay, người ta đang cố gắng sd vật liệu siêu dẫn (có điện trở suất bằng 0) trong đ/s và kĩ thuật.

- Y/c HS q/s h22.4: Nhận biết 2 bản KL to, nhỏ khác nhau ở bên trong đèn và 2 đầu dây bên ngoài nối với chúng, q/s đèn có sáng không?

- Y/C HS thảo luận, trả lời câu hỏi C7 và viết đầy đủ câu KL. GV nhận xét và cho HS ghi vở






- GV: Nêu t/d của đèn điôt trong thắp sáng. GV nx và cho HS ghi nhớ.





- HS q/s các trường hợp theo y/c của GV




- HS thảo luận trả lời các câu hỏi:

+ C5: Hai đầu dây của bóng đèn trong bút thử điện tách rời nhau

+ C6: Đèn của bút thử điện sáng do chất khí ở giữa 2 đầu dây bên trong đèn phát sáng

+ Kết luận : …………………………… phát sáng

- HS trả lời các câu hỏi và ghi nhớ.

+ Nguyên nhân gây ra t/d nhiệt của dòng điện là do các vật dẫn có điện trở. T/d nhiệt có thể có lợi, có thể có hại.

+ Để làm giảm t/d nhiệt, cách đơn giản là làm dây dẫn bằng chất có điện trở suất nhỏ.

- HS lắng nghe.





- HS q/s h22.4 SGK




- HS thảo luận trả lời câu C7 và KL

+ C7: Đèn điốt phát quang sáng khi bảng kim loại nhỏ hơn bên trong đèn được nói với cực (+) của pin và bảng kim loại to hơn được nối với cực (–)

+ Kết luận: …… một chiều ………

- HS: Sd điôt thắp sáng sẽ góp phần làm giảm t/d nhiệt của dđ, nâng cao hiệu suất sử dụng điện.









K1; K3; K4; P1; P3; P8; X1; X5; X6; X7; X8; C1; C2; C4; C5; C6

Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố Phương pháp: Tái hiện kiến thức, hoạt động cá nhân.

Thời lượng: 12phút

- GV hệ thống lại nội dung bài học

- Y/C HS đọc ghi nhớ và có thể em chưa biết SGK

- Y/c HS đọc và trả lời câu C8 GV nhận xét

- Y/c HS đọc và trả lời câu C9 GV nhận xét







- HS lắng nghe

- HS đọc phần ghi nhớ, có thể em chưa biết SGK.

- HS đọc, trả lời câu C8:

+ E. không có trường hợp nào

- HS đọc, trả lời câu C9: Nối bảng kim loại nhỏ của đèn LED với cực A của nguồn và đóng công tắc K. Nếu đèn LED sáng thì A là cực(+) của nguồn (và ngược lại). Tượng nếu nối bảng kim loại nhỏ của đèn LED với cực B của nguồn.

C1; C2


IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH


Nội dung

Nhận biết

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

Thông hiểu

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng cấp cao (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Tác dụng phát sáng

1.(K1) Hãy nêu tác dụng phát sáng và lấy ví dụ


2. (K4): Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: Nguồn điện; bóng đèn; công tắc đóng.







Tác dụng nhiệt.

3.(K1) Hãy nêu tác dụng nhiệt và lấy ví dụ



4. (K4): Vẽ sơ đồ mạch điện của đèn Led





























Tuần 26 NS: 28/ 02/ 2016

Tiết 25 ND: 02/ 03/ 2016

BÀI 23: TÁC DỤNG TỪ - TÁC DỤNG HÓA HỌC

VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, k năng:

1.1. Kiến thức: Kể tên các tác dụng từ, hóa học, sinh lí của dòng điện và nêu các biểu hiện của từng tác dụng. Nêu được ví dụ về tác dụng từ, hóa học, sinh lí.

1.2. Kĩ năng: Mắc mạch điện đơn giản.

1.3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc và sự hợp tác trong nhóm

2. Mục tiêu phát triển năng lực:

2.1. Định hướng các năng lực được hình thành: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm: Năng lực dự đoán, suy luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, dự đoán; phân tích khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.

2.2. Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong chủ đề:

Nhóm năng lực

Năng lực thành phần

Mô tả mức độ thực hiện
trong bài

Môt Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức vật lý


K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lý vật lý cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lý.

- HS nêu các tác dụng của dòng điện.

K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lý.


K3: Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- HS sử dụng được kiến thức vật lý để thảo luận cách mắc mạch điện.

K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp …) kiến thức vật lý vào các tình huống thực tiễn.

- Vẽ và mắc sơ đồ của mạch điện đơn giản.

Nhóm NLTP về phương pháp (tập trung vào năng lực thực nghiệm và năng lực mô hình hóa)


P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lý.

- Đặt ra câu hỏi liên quan đến các tác dụng của dòng điện.

P2: Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý và chỉ ra các quy luật vật lý trong hiện tượng đó.


P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lý.

- HS trả lời các câu hỏi liên quan đến các thí nghiệm trong bài.

P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lý.


P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lý.


P6: Chỉ ra được điều kiện lý tưởng của hiện tượng vật lý.


P7: Đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được.


P8: Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lý kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét.


P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn của các kết luận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm này.


Nhóm NLTP trao đổi thông tin


X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lý bằng ngôn ngữ vật lý và các cách diễn tả đặc thù của vật lý.

- HS trao đổi lấy ví dụ về mỗi tác dụng của dòng điện.

X2: Phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lý (chuyên ngành).


X3: Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau.


X4: Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kỹ thuật, công nghệ.


X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm…).

- HS ghi nhận lại được các kết quả từ hoạt động học tập vật lý của mình.

X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm…) một cách phù hợp.

- HS trình bày được các kết quả từ hoạt động học tập vật lý của cá nhân.

X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lý.

- Thảo luận nhóm về kết quả thí nghiệm, rút ra nhận xét của nhóm.

X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lý.

- HS tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lý.

Nhóm NLTP liên quan đến cá nhân

C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lý.

- Xác định được trình độ hiện có về các kiến thức: tác dụng nhiệt và tác dụng phát sang.


C2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật lý nhằm nâng cao trình độ bản thân.

- Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đế điều chỉnh kế hoạch học tập trên lớp và ở nhà đối với bài cho phù hợp với điều kiện học tập.

C3: Chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm vật lý trong các trường hợp cụ thể trong môn Vật lý và ngoài môn Vật lý.


C4: So sánh và đánh giá được dưới khía cạnh vật lý các giải pháp kỹ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

- Sử dụng đồ dùng dụng cụ điện phù hợp với mạch điện.

C5: Sử dụng được kiến thức vật lý để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại.

- Cảnh báo về an toàn: Chỉ làm thí nghiệm với nguồn điện là pin.

C6: Nhận ra được ảnh hưởng vật lý lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử.

- Vai trò của sơ đồ mạch điện trong khoa học và đời sống


II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN (GV) VÀ HỌC SINH (HS)

1. Chuẩn bị của GV:

- Nội dung bài dạy: : GV nghiên cứu nội dung của bài trong SGK và SGV.

- Dụng cụ thí nghiệm: Bộ thí nghiệm điện.

2. Chuẩn bị của HS

- Chuẩn bị nội dung bài học trước khi lên lớp.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Kiểm tra bài cũ (7’)

- HS1: Em hãy nêu tác dụng nhiệt của dđ.

- HS2: Em hãy nêu tác dụng phát sáng của dòng điện.

2. Nội dung bài học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Năng lực được hình thành

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Phương pháp: Đặt vấn đề, quan sat

Thời lượng: 2 phút

- GV: Y/c HS q/s hình chụp cần cẩu dùng NCĐ trang đầu chương III

- GV NCĐ là gì? Nó hđ dựa vào t/d nào của dđ? Bài học này sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó.




- HS q/s ảnh chụp cần cẩu dùng NCĐ ở trang đầu chương III

- HS lắng nghe.












Hoạt động 2: Tác dụng t

Phương pháp: Quan sát, thực hành và thu thập thông tin.

Thời lượng: 16 phút

- Y/C nhắc lại t/d từ của NC đã học ở lớp 5

- Y/C HS cho biết NC có tính chất gì?


- GV: tại sao người ta lại sơn màu đánh dấu 2 nửa NC khác nhau? Khi NC gần nhau, các cực NC tt với nhau ntn? GV làm TN đưa cực của thanh NC lại gần KNC. Y/c HS cho biết ht gì xảy ra

- GV giới thiệu về NCĐ h23.1 SGK

- Y/C đọc và trả lời câu hỏi C1 theo hướng dẫn

+ Khi ngắt hoặc đóng công tắc: đưa lần lượt đinh sắt, dây đồng, nhôm, lại gần đầu cuộn dây có hiện tượng gì xảy ra?


+ Nếu đổi đầu cuộn dây hiện tượng xảy ra như thế

nào?



- GV y/c HS thảo luận nhóm để hoàn thành kết luận- GV mắc chuông điện và cho biết hoạt động

- GV treo tranh h23.2. Y/c HS dựa vào tranh vẽ hãy chỉ ra các bộ phận chính cơ bản của chuông điện. Cho HS tìm hiểu hoạt động của chuông điện qua phần trả lời câu C2, C3, C4. GV nhận xét và cho HS ghi vở




















- GV giới thiệu hđ của NCĐ dựa vào t/d từ của dđ. Đầu gõ chuông điện chuyển động làm cho chuông kêu liên tiếp. Đó là hiện tượng t/d cơ học của dđ và kể một số ứng dụng trong thực tế t/d này của dđ

- GV: Dòng điện gây ra xung quanh nó một từ trường. Các đường dây cao áp có thể gây ra những điện từ trường mạnh, những người dân sống gần dây điện cao thế có thể chịu ảnh hưởng của trường điện từ này. Dưới t/d của trường điện từ mạnh, các vật đặt trong đó có thể bị nhiễm điện do ảnh hưởng đó có thể khiến cho tuần hoàn máu của người bị ảnh hưởng, căng thẳng, mệt mỏi. Vậy có biện pháp nào để làm giảm các tác hại trên?





- HS: nhắc lại t/c của NC

- HS: NC hút sắt, thép. Mỗi NC có 2 cực

- HS q/s và cho biết hiện tượng: 1 trong 2 cực của KNC bị hút còn cực kia bị đẩy



- HS q/s h23.1 SGK

- HS đọc và trả lời câu C1 theo hd của GV:

+ Khi công tắc ngắt: không có hiện tượng gì. Khi đóng công tắc: đầu cuộn dây hút đinh sắt, không hút dây đồng, nhôm

+ Khi đưa 1 trong 2 cực của NC lại gần thì cực này của NC hoặc bị hút hoặc bị đẩy. Nếu đảo đầu đoạn dây, cực của NC lúc trước bị hút, nay bị đẩy và ngược lại

- HS thảo luận nhóm để ht kl và ghi vở

(1)- NCĐ; (2)- tính chất từ

- HS q/s

- HS q/s tranh và chỉ ra các bộ phận cơ bản của chuông điện. Thảo luận nhóm các câu C2,C3,C4

+ C2: khi đóng công tắc có dđ chạy qua cuộn dây cuộn dây thành NCĐ. Cuộn dây hút miếng sắt làm đầu gõ chuông đập vào chuông chuông kêu

+ C3: Chỗ hở của của mạch là chỗ miếng sắt bị hút nên rời khỏi tiếp điểm. Khi mạch hở, cuộn dây không có dđ chạy qua ko hút sắt. Do tính đàn hồi của thanh kim loại nên miếng sắt lại trở về tì vào tiếp điểm

+ C4: khi miếng sắt tì vào tiếp điểm, mạch kín. Cuộn dây lại hút miếng sắt và đầu gõ chuông lại đập vào chuông làm chuông kêu. Mạch lại bị hở… Cứ như vậy chuông kêu liên tiếp chừng nào công tắc còn đóng

- HS lắng nghe.





- HS lắng nghe và đưa ra các biện pháp để giảm thiểu các tác hại đó là cần xây dựng các lưới điện cao áp xa khu dân cư.












K1; K3; K4; P1; P3; X1; X5; X6; X7; X8 C1; C2; C4; C5; C6

Hoạt động 3: Tác dụng hóa học

Phương pháp: Quan sát và thu thập thông tin..

Thời lượng: 8 phút

- GV: Mắc mạch điện h23.3 chưa đóng công tắc. Cho HS q/s màu sắc ban đầu 2 thỏi than, chỉ rõ thỏi than nào được nối với cực âm của nguồn điện. Đóng mạch điện cho đèn sáng. Hỏi: Than chì là vật liệu dẫn điện hay cách điện? Dung dịch CuSO4 là chất dẫn điện hay cách điện? vì sao?

- GV: sau vài phút ngắt công tăc, nhấc thỏi than nói với cực âm của nguồn. Y/c HS nhận xét màu sắc ban đầu so với bây giờ.


- GV giới thiệu: màu đỏ nhạt đó là KL đồng, ht đồng tách khỏi dung dịch muối đồng khi có dđ chạy qua chứng tỏ dđ có t/d hóa học


- Y/c HS hoàn thành kết luận SGK. GV nx và bổ sung. GV dùng khăn lau khô hết lớp đồng bám vào thỏi than cho thật sạch, giới thiệu 1 số ứng dụng t/d hóa học của dđ trong thực tế và y/c HS về nhà đọc phần có thể em chưa biết để tìm hiểu thêm

- GV: Dòng điện gây ra các phản ứng điện phân, Việt Nam là đất nước có khí hậu nóng ẩm, do những yếu tố tự nhiên, việc sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt, …) và hoạt động sx công nghiệp cũng tạo ra nhiều khí độc hại (CO, CO2, NO, NO2, SO2, H2S, …). Các khí này hòa tan trong hơi nước tạo ra môi trường điện li. Môi trường điện li này sẽ khiến cho kim loại bị ăn mòn (ăn mòn hóa học). Vậy có biện pháp nào để làm giảm các tác hại trên?





- HS q/s và nghe GV giới thiệu dụng cụ TN h23.3. nhận xét màu sắc ban đầu của thỏi than chì là màu đen




- HS: Than chì và dung dịch CuSO4 đều là chất dẫn điện vì nó đều cho dđ đi qua biểu hiện là đèn sáng

- HS: sau khi có dđ chạy qua thỏi than được nối với cực âm của nguồn điện biến đổi màu thành màu đỏ nhạt

- HS hoàn thành kết luận: Dòng điện chạy qua dung dịch muối CuSO4 làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ 1 lớp vỏ bằng đồng


- HS lắng nghe và đưa ra các biện pháp để giảm thiểu các tác hại đó là cần bao bọc kim loại bằng chất chống ăn mòn hóa học và giảm thiểu các khí thải độc hại trên









K1; K3; K4; P1; P3; P8; X1; X5; X6; X7; X8; C1; C2; C4; C5; C6

Hoạt động 4: Tác dụng sinh lí

Phương pháp: Quan sat và thu thập thông tin.

Thời lượng: 7 phút

- GV nếu sơ ý có thể bị điện giật làm chết người

- Y/c HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: Dđ chạy qua cơ thể người có hại hay có lợi? cho ví dụ. Nêu t/d của mạng điện gđ trực tiếp đi qua cơ thể người có hại gì?


- GV lưu ý: ko được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiệt điện nếu chưa rõ cách sd.

- GV nêu các t/d sinh lí của dòng điện:

+ Dđ có cường độ 1mA đi qua cơ thể người gây ra cảm giác tê, co cơ bắp ( điện giật). Dđ càng mạnh càng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của con người. Dđ mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, tim ngừng đập, ngạt thở, nếu dđ mạnh có thể gây tử vong.

+ Dòng điện có cường độ nhỏ được sd để chữa bệnh (điện châm). Trong cách này, các điện cực được nối với các huyệt, các dòng điện làm các huyệt được kích thích hoạt động. Việt Nam là nước có nền y học châm cứu tiên tiến trên thế giới.

- Y/C HS nêu các biện pháp an toàn khi sd dòng điện. GV nx.




- HS lắng nghe


- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: Nếu dđ trong mạch điện gđ, đi trực tiếp qua cơ thể người có thể gây điện giật nguy hiểm đến tính mạng con người

- HS lắng nghe



- HS lắng nghe














- HS: Cần tránh bị điện giật bằng cách sd các chất cách điện để cách li dđ với cơ thể và tuân thủ các quy tắc an toàn điện.











K1; K3; P1; X5; P3; P8; X1; X6; X7; X8; C1; C2; C4; C5; C6

Hoạt động 4: Vận dụng.

Phương pháp: Tái hiện kiến thức, hoạt động cá nhân.

Thời lượng: 5 phút

- GV hệ thống lại nội dung bài học

- Y/C HS đọc phần ghi nhớ SGK

- Y/c HS đọc và trả lời câu C7 GV nhận xét

- Y/c HS đọc và trả lời câu C8 GV nhận xét





- HS lắng nghe

- HS đọc phần ghi nhớ SGK

- HS đọc và trả lời câu C7: C


- HS đọc và trả lời câu C8: D





C1; C2


IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH


Nội dung

Nhận biết

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

Thông hiểu

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng cấp cao (Mô tả yêu cầu cần đạt)

Tác dụng từ

1.(K1) Hãy nêu tác dụng từ và lấy ví dụ


2. (K4): Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: Nguồn điện; bóng đèn; công tắc đóng.







Tác dụng hóa học

3.(K1) Hãy nêu tác dụng hóa học và lấy ví dụ




Tác dụng sinh lí

4.(K1) Hãy nêu tác dụng sinh lí và lấy ví dụ



5.(C4) Để đảm bảo an toàn về điện cho người, động vật và ngôi nhà ta phải thực hiện những yêu cầu gì?








Tuần 27 NS: 06/ 03/ 2016

Tiết 26 ND: 09/ 03/ 2016

BÀI : ÔN TẬP

I. Mục tiêu.

1. Mục tiêu theo chuan kiến thức, kĩ năng

1.1. Kiến thức: Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của bài đã học trong chương điện học

1.2. Kĩ năng: Vận dụng 1 cách tổng hợp các kiến thức trong các bài đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan

1.3. Thái độ: Hứng thú học tập, mạnh dạn phát biểu ý kiến trước tập thể

2. Mục tiêu phát triển năng lực

2.1: Định hướng các năng lực được hình thành: Năng lực giải quyết vấn đề, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.

2.2 Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong bài ôn tập:

Nhóm năng lực

Năng lực thành phần

Mô tả mức độ thực hiện trong bài học

Nhóm NLTP liên quan đến sd kiến thức vật lí

K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, ccs phép đo, các hằng số vật lí.

- K2: Trình bày được mqh giữa các kiến thức vật lí.

- HS name được nội dung kiến thức của các bài đã học từ HKII.


- Nắm được mqh giữa các tác dụng của dđ

Nhóm NLTP trao đổi thông tin

X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí.

- HS trao đổi, diễn tả, giải thích được moat số ht liên quan đến các bài đã học.

Nhóm NLTP liên quan đến cá nhân

C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí.

- HS xđ được trình độ hiện có về các kiến thức đã học từ HKII.

II. Chuẩn bị của GV và HS.

1. Chuẩn bị của GV:

- GV nghiên cứu nội dung ôn tập của bài trong SGK và SGV.

2. Chuẩn bị của HS:

- HS nghiên cứu lại các bài đã học trong chương điện học

III. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Nội dung bài học.

HĐ của GV

HĐ cảu HS

NL được hình thành

Hoạt động 1: Củng cố lại kiến thức đã học

PP: Tái hiện kiến thức.

Thời gian: 20 phút

- GV đưa ra các câu hỏi y/c HS đọc và trả lời các câu hỏi

+ Đặt 1 câu có nghĩa với các cụm từ: cọ xát; nhiễm điện


+ Có những loại điện tích nào? Các điện tích loại nào thì hút nhau? Loại nào thì đẩy nhau ?

+ Đặt câu có nghĩa với các cụm từ sau: vật nhiễm điện dương, âm, nhận thêm electron và mất electron

+ Điền cụm từ thích hợp vào các chỗ trống của các câu sau

a/ Dòng điện là dòng ………… có hướng

b/ Dòng điện trong kl là dòng ……… có hướng

+ Vật nào sau đây là dẫn điện ở đk bình thường?

a/ Mảnh tôn

b/ Đoạn dây nhựa

c/ Mảnh nilong

d/ Không khí

e/ Đoạn dây đồng

f/ Mảnh sứ

+ Kể tên các tác dụng chính của dòng điện.

- GV nhận xét các câu trả lời, cho HS ghi vở





- HS đọc và trả lời câu hỏi của GV


+ Đặt câu có nghĩa

. Cọ xát là một cách làm nhiễm điện nhiều vật

+ Có 2 loại điện tích đó là: điện tích (+) và (-). Các điện tích khác loại thì hút nhau. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau

+ Đặt câu với các cụm từ đã cho:

. Vật nhiễm điện ( + ) do mất bớt electron

. Vật nhiễm điện ( - ) do nhận thêm electron


+ Điền từ thích hợp


a/ …… các điện tích dịch chuyển ……


b/ …… các electron tự do dịch chuyển ……


+ Các vật dẫn điện ở điều kiện bình thường

a/ Mảnh tôn

b/ Đoạn dây đồng






+ Các tác dụng chính của dđ: Tác dụng nhiệt, t/d phát sáng, t/d từ, t/d hóa học và tác dụng sinh lí

- HS lắng nghe






K1; X1; C1

Hoạt động 2: Bài tập vận dụng

PP: Hoạt động theo nhóm.

Thời gian: 25phút

- Y/C HS thảo luận theo nhóm đưa ra các cách giải các bài tập.

- Gọi đại diện các nhóm lên bảng hoàn thành.

+ Bài tập1: Trong mỗi ha, b, c, d, cả 2 vật A,B đều bị nhiễm điện và được treo bằng các sợi chỉ mảnh. Hãy ghi dấu ( + )hay ( - ) cho vật chưa ghi dấu

+ Bài tập 2: Trong các sơ đồ điện, sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện


- Y/C HS về nhà: Xem lại nội dung đã ôn tập. Học thuộc và làm lại các BT để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết




- HS thảo luận theo nhóm đưa ra các cách giải các bài tập.

- Đại diện các nhóm lên bảng hoàn thành.


+ Bài tập 1



a/ Vật B mang điện âm ( - )

b/ Vật A mang điện âm ( - )








c/ Vật B mang điện âm ( + )

d/ Vật A mang điện âm ( + )


+ Bài tập 2: Sơ đồ c có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dđ: đi từ cực dương (+) và về từ cực âm (-) của nguồn điện trong mạch điện kín











- HS lắng nghe.










K1; X1; C1

IV. Câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá năng lực HS.

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cấp cao

K1: Để nhiễm điện moat vật ta làm ntn?

K1: Có những loại điện tích nào? Các điện tích loại nào thì hút nhau? Loại nào thì đẩy nhau ?


X1: Đặt câu có nghĩa với các cụm từ sau: vật nhiễm điện dương, âm, nhận thêm electron và mất electron


X1: Kể tên các tác dụng chính của dòng điện. Lấy ví dụ?







Tuần 28 NS: 13/ 03/ 2016

Tiết 27 ND: 16/ 03/ 2016

BÀI: KIỂM TRA MỘT TIẾT.

I/ Mục tiêu.

1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng.

1.1. Kiến thức: Nắm vững các kiến thức cơ bản đã học từ kì II

1.2. Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức để trả lời các bài tập và giải thích các hiện tượng liên quan.

1.3. Thái độ: HS rút kinh nghiệm cải tiến phương pháp học tập.

2. Mục tiêu phát triển năng lực.

2.1. Định hướng các năng lực được hình thành: Đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.

2.2. Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong chủ đề.

II/ Chuẩn bị của GV và HS.

1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu nội dung của các bài đã học trong SGK và SGV. Chọn loại hình kiểm tra và soạn đề kiểm tra.

2. Chuẩn bị của HS: Nội dung các bài đã học từ HKII.

III/ Hoạt động dạy học.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Nội dung kiểm tra.

ĐỀ KIỂM TRA.

Ma trận đề kiểm tra.


Cấp độ

Tên

Chủ đề

Nhận biết


Thông hiểu


Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp


Cấp độ cao





1. Điện học

1. Nêu được cách làm nhiễm điện một vật.

2. Vật dẫn điện và vật cách điện.?

3. Dòng điện là gì? Dòng điện trong kim loại?

4. Có máy loại điện tích? Chúng tương tác với nhau như thế nào?


5. Các tác dụng của dòng điện? Lấy ví dụ.

6. Vẽ sơ đồ mạch điện và xác định chiều dòng điện trong mạch điện.


Số câu

6

1

1

1

9

Số điểm

2,5

0,5

2,5

4,5

10

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

2,5

15%

0,5

15%

7

70%

10

100%


NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA

A/ Trắc nghiệm (3đ).

I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng của các câu sau đây.( 2đ)

Câu 1: Trong những cách sau đây, cách nào làm lược nhựa nhiễm điện?

a. Nhúng lược nhựa vào nước ấm rồi lấy ra thấm khô nhẹ nhàng.

b. Áp sát lược nhựa một lúc lâu vào một cực dương của pin.

c. Tì sát và vuốt mạnh lược nhựa trên áo len.

d. Phơi lược nhựa ngoài trời nắng trong 3 phút.

Câu 2: Hai quả cầu bằng nhựa có cùng kích thước, nhiễm điện cùng loại như nhau. Giữa chúng có lực tác dụng như thế nào trong số các khả năng sau?

a. Hút nhau. b. Có lúc hút có lúc đẩy.

c. Đẩy nhau. d. Không có lực tác dụng.

Câu 3: Vật nào trong các vật dưới đây là vật dẫn điện?

a. Thanh gỗ khô. b. Một đoạn dây nhựa.

c. Một đoạn ruột bút chì. d. Thanh thủy tinh.

Câu 4: Trong các vật dưới đây vật nào không có các electron tự do?

a. Một đoạn dây thép. b. Một đoạn dây nhựa.

c. Một đoạn dây đồng. d. Một đoạn dây nhôm.

II. Chọn những cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống của các câu sau đây.(1đ)

Câu 5: Dòng điện là dòng ……………………………………………………… có hướng.

Câu 6: Chất dẫn điện là chất cho …………………… đi qua.

Câu 7: Dòng điện chạy trong …………………… bao gồm các thiết bị điện được nối liền với 2 cực của ………………………… bằng dây dẫn.

B/ Tự luận (7đ).

Câu 8: Hãy nêu các tác dụng của dòng điện và lấy ví dụ tương ứng.(2,5đ)

Câu 9: Hãy vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin gồm: bộ nguồn, công tắc, bóng đèn và dây dẫn. Xác định chiều dòng điện trong sơ đồ mạch điện.(4,5đ)


ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM.

A/ Trắc nghiệm (5đ).

I. (2đ): Mỗi câu chọn đúng được 0,5 điểm.

Câu 1: c Câu 2: b Câu 3: b Câu 4: c

II. (2,5đ): Mỗi từ, cụm từ điền đúng được 0,5 điểm

Câu 5: Các điện tích dịch chuyển

Câu 6: Các electron tự do dịch chuyển

Câu 7: Mạch điện kín; nguồn điện

B/ Tự luận (7đ).

Câu 8.(2đ): Nêu đúng và lấy được ví dụ của mỗi tác dụng của dòng điện được 0,5 điểm.

- T/d nhiệt: Dòng điện qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và đèn phát sáng.

- Tác dụng phát sáng: Dòng điện làm sáng đèn bút thử điện và đèn điốt phát quang (đèn LED).

- Tác dụng từ: Nam châm điện có khả năng làm quay kim nam châm hay có khả năng hút các đinh sắt hoặc thép

- Tác dụng hóa học: Dùng để mạ các đồ gia công mĩ nghệ

- Tác dụng sinh lí: Làm cơ của người hay động vật bị co giật.

Câu 9: Vẽ đúng sơ đồ mạch điện được 2 điểm.

Xác định đúng chiều dòng điện được 0,5 điểm.

V. Bảng tổng kết:

Lớp

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

7A











7B











Tuần 29 NS: 20/ 03/ 2016

Tiết 28 ND: 23/ 03/ 2016

Bài 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN


I/ Mục tiêu.

1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng.

1.1. Kiến thức: Nêu được tác dụng của dđ càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn. Nêu được đơn vị cđdđ là gì?

1.2. Kỹ năng: Sử dụng được ampe kế để đo cđdđ.

1.3. Thái độ: Trung thực hứng thú học tập bộ môn

2. Mục tiêu phát triển năng lực.

2.1. Định hướng các năng lực được hình thành: Đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.

2.2. Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong chủ đề.

Nhóm năng lực

Năng lực thành phần

Mô tả mức độ thực hiện trong bài học

Nhóm NLTP liên quan đến sd kiến thức vật lí

K1: Trình bày được kiến thức về các ht, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí.


K2: Trình bày được mqh giữa các kiến thức vật lí.

- HS nắm được tác dụng của dđ càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn

- HS nắm được dụng cụ đo cđdđ là gì? Đơn vị cđdđ là gì

Nhóm NLTP về phương pháp.

P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thong tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.

- HS trả lời câu hỏi liên quan đến các thí nghiệm trong bài học

Nhóm NLTP trao đổi thông tin.

X5: Ghi lại được kq từ các hđ học tập vật lí của mình.

- HS ghi lại được các kq từ hđ học tập vật lí của mình.

Nhóm NLTP liên quan đến các nhân.

C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức , kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí.

- Xác định được trình độ hiện có về: Cường độ dòng điện.


II/ Chuẩn bị của GV và HS.

1. Chuẩn bị của GV:

- Nội dung: Nghiên cứu nội dung của các bài đã học trong SGK và SGV.

- Đồ dung dạy học: 2 pin, 1ampe kế, 1 công tắc, 5 dây nối có vỏ bọc cách điện

2. Chuẩn bị của HS: Nội dung bài trong SGK.

III/ Hoạt động dạy học.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Nội dung bài học

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

* HĐ 1: Giới thiệu bài (5’)

PP: Thực nghiệm.

Thời gian 5 phút

Năng lực được hình thành: P3

- GV mắc sẵn mạch điện h24.1 trên bàn. Y/c HS q/s và trả lời câu hỏi: Bóng đèn dây tóc hoạt động dựa vào t/d nào của dđ ?

- GV di chuyển con chạy của biến trở, gọi HS nhận xét độ sáng của bóng đèn

- GV: khi đèn sáng hơn đó là lúc cđdđ qua đèn >. Như vậy dựa vào tác dụng của dđ là mạnh hay yếu có thể xđ cđdđ. CĐDĐ là 1 đại lượng Vật Lí, vì vậy nó có đơn vị đo và dụng cụ đo riêng. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cđdđ qua bài học hôm nay.

- HS q/s và trả lời câu hỏi: Bóng đèn dây tóc hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện


- HS : Bóng đèn lúc sáng lúc tối


- HS lắng nghe




* HĐ2: Cường độ dòng điện

PP: Thực nghiệm

Thời gian: 12 phút

Năng lực được hình thành: K1; K2;P3; X5

2.1: Quan sát thí nghiệm của giáo viên

- GV giới thiệu mạch điện TN h24.1 và các t/d của các thiết bị, dụng cụ được sử dụng

- GV làm TN, dịch chuyển con chạy của biến trở để bóng đèn lúc sáng mạnh , lúc sáng yếu

- Y/c HS đưa ra nhận xét trong SGK. GV nx và bổ sung cho HS ghi vở


- HS lắng nghe



- HS q/s GV làm TN



- HS đưa ra nx bằng cách điền các cụm từ thích hợp

+ Mạnh ( yếu ); lớn ( nhỏ )

HĐ2.2: Cường độ dòng điện

- GV giới thiệu về cđdđ và đơn vị của nó


- HS lắng nghe và ghi vở

+ Cường độ dòng điện được kí hiệu bằng chữ ( I )

+ Đơn vị của nó là ampe, kí hiệu là A

1mA = 0,001A; 1A = 1000mA

* HĐ3: Ampe kế

PP: Tái hiện kiến thức, thu thập thông tin

Thời gian: 10 phút

Năng lực được hình thành: K1; K2;P3; X5

- GV giới thiệu ampe kế


- Y/c HS đọc và trả lời câu C1 để hiểu ampe kế là gì? GV nx câu trả lời và cho HS ghi vở






- HS lắng nghe và ghi nhớ: ampe kế là dụng cụ dùng để đo cđdđ

- HS đọc và trả lời câu hỏi C1:

a)

Ampe kế

GHĐ

ĐCNN

H24.2a

100A

10A

H24.2b

6A

0,5A

b/ Ampe kế h24.2a và 24.2b dùng kim chỉ thị, ampe kế h24.2c hiện số

c/ Ở các chốt nối dây dẫn của ampe kế có ghi dấu “+” và dấu “ – ”

* HĐ4: Đo cường độ dòng điện

PP: Tái hiện kiến thức, thu thập thông tin

Thời gian: 8 phút

Năng lực được hình thành: K1; K2;P3; X5

- Y/c HS đọc câu hỏi trong phần III SGK

- Y/c HS thực hiện từng nội dung của phần III trong SGK. GV theo dõi từng nội dung và giúp đỡ các nhóm còn yếu

+ GV vẽ sơ đồ lên bảng

+ Kiểm tra việc mắc ampe kế





+ Y/c HS so sánh và ghi nhận xét như y/c của câu C2 trong SGK

- HS đọc phần III SGK

- HS thực hiện, từng nội dung trong SGK theo hướng dẫn của GV


+ Sơ đồ mạch điện h24.3 được vẽ

+ C2: Nhận xét: Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng ( lớn ) thì đèn càng ( sáng )

* HĐ5: Vận dụng – Củng cố

PP: Tái hiện kiến thức, thu thập thông tin

Thời gian: 10 phút

Năng lực được hình thành: X5; C1

- GV nhận xét lại nội dung bài học.

- Y/c HS đọc và trả lời câu C3. GV nhận xét




- Y/c HS đọc và trả lời câu C4. GV nhận xét



- Y/c HS đọc và trả lời câu C5. GV nhận xét



- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK và có thể em chưa biết SGK

- Y/c HS về nhà:

+ Học thuộc bài

+ Làm các bài tập 24.1 24.4 SBT

+ Nghiên cứu trước nội dung của bài 25 SGK.

- HS lắng nghe

- HS đọc và trả lời câu C3:

a) 0,175A = 175mA

b) 0,38A = 380mA

c) 1250mA = 1,25A

d) 280mA = 0,28A

- HS đọc và trả lời câu C4

+ Chọn A 2) 20mA là phù hợp để đo dđ a) 15 mA

+ Chọn A 3) 250 mA là phù hợp để đo dđ b) 0,15A

+ Chọn A 4) 2A là phù hợp để đo dđ c) 1,2 A

- HS đọc và trả lời câu C5

+ A được mắc đúng trong sơ đồ a) ở h24.4 SGK. Vì chốt “+” của A được mắc với cực “+” của nguồn điền

- HS đọc phần ghi nhớ SGK và có thể em chưa biết SGK

- HS lắng nghe.

IV. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh.

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

K1: Cường độ dòng điện là gì? Dụng cụ nào để đo cường độ dòng điện? Đơn vị đo?

K2:Nêu cách lựa chọn ampe kế phù hợp để đo cđdđ?

K2:Cách mắc ampe kế trong sơ đồ mạch điện.











Tuần 30 NS: 27/ 03/ 2016

Tiết 29 ND: 30/ 03/ 2016

Bài 25: HIỆU ĐIỆN THẾ


I. Mục tiêu.

1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng:

1.1. Kiến thức: Nêu được: giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế, khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin (còn mới) có giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện này. Nêu được: đơn vị đo hiệu điện thế. Nêu được khi có hiệu điện thế gữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn. Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sd nó đúng với hđt định mức được ghi trên dụng cụ đó.

1.2. Kỹ năng: SD được vôn kế để đo hđt giữa hai cực của pin trong một mạch điện hở. SD được ampe kế để đo cđdđ và vôn kế để đo hđt gữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín.

1.3. Thái độ: Ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh.

2. Mục tiêu phát triển năng lực.

2.1. Định hướng các năng lực được hình thành: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm, năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm.

2.2. Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong chủ đề.

Nhóm năng lực

Năng lực thành phần

Mô tả mức độ thực hiện trong bài học

Nhóm NLTP liên quan đến sd kiến thức vật lí

K1: Trình bày được kiến thức về các ht, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí.








K2: Trình bày được mqh giữa các kiến thức vật lí.

- HS nắm được: giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế, khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin (còn mới) có giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện này. Nêu được: đơn vị đo hiệu điện thế. Nêu được khi có hiệu điện thế gữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn.

- HS nắm Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sd nó đúng với hđt định mức được ghi trên dụng cụ đó.

Nhóm NLTP về phương pháp.

P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thong tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.

- HS trả lời câu hỏi liên quan đến các thí nghiệm trong bài học

Nhóm NLTP trao đổi thông tin.

X5: Ghi lại được kq từ các hđ học tập vật lí của mình.

- HS ghi lại được các kq từ hđ học tập vật lí của mình.

Nhóm NLTP liên quan đến các nhân.

C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức , kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí.

- Xác định được trình độ hiện có về: Hiệu điện thế.


II/ Chuẩn bị của GV và HS.

1. Chuẩn bị của GV:

- Nội dung: Nghiên cứu nội dung của các bài đã học trong SGK và SGV.

- Đồ dung dạy học: 2 pin, 1 vôn kế, 1ampe kế, 1 bóng đèn, 1 công tắc, 7 dây nối

2. Chuẩn bị của HS: Nội dung bài trong SGK.

III/ Hoạt động dạy học.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- HS: Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì? Người ta dùng dụng cụ nào để đo cường độ dòng điện? Ampe kế được mắc như thế nào trong sơ đò mạch điện?

3. Nội dung bài học

- Giới thiệu bài (2 phút): GV giới thiệu bài như phần mở bài SGK.


HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

* HĐ1: Hiệu điện thế

PP: Thu thập thông tin.

Thời gian: 8 phút

Năng lực được hình thành: K1; K2; P3

- GV giới thiệu: giữa 2 cực của nguồn điện có một hđt.

- GV giới thiệu kí hiệu và đơn vị đo hđt. Y/C HS ghi vở.


- Y/C HS đọc và trả lời câu hỏi C1 dựa vào các loại pin và acquy. GV nx và giới thiệu thêm giữa hai ổ lấy điện trong nhà là 220V, máy biến thế còn có các ổ lấy điện ghi 220V, 110V, 12V, 9V.

- HS lắng nghe


- HS lắng nghe và ghi vở:

+ HĐT kí hiệu là U

+ Đơn vị của HĐT là vôn (V)

- HS đọc và trả lời câu C1:

+ Pin tròn: 1,5V

+ Acquy của xe máy: 6V – 12V

+ Giữa hai ổ lấy điện trong nhà: 220V

* HĐ2: Vôn kế

PP: Quan sát. Thu thập thông tin.

Thời gian: 5 phút

Năng lực được hình thành: K1; K2; P3

- GV giới thiệu vôn kế là dụng cụ đo hđt. Ta sẽ nghiên cứu về cách nhận biết về vôn kế và đặc điểm của vôn kế

- Y/C HS quan sát vôn kế và cho biết đặc điểm của vôn kế để nhận biết vôn kế với các đồ dùng điện khác, đặc điểm của nó theo các bước như tìm hiểu của ampe kế của bài trước.

- Y/C HS xác định GHĐ và ĐCNN của vôn kế. Tìm hiểu thêm GHĐ và ĐCNN của các vôn kế có trong h25.2 a,b.

- Y/C HS xác định các vôn kế trong h25.2 vôn kế nào vôn kế dùng kim và vôn kế nào là vôn kế hiện số.

- HS lắng nghe và ghi vở: Vôn kế là dụng cụ dùng để đo hĐT.


- HS quan sát vôn kế, tìm hiểu các đặc điểm của chúng:

+ Có 2 chốt nối dây là (+) và (-)

+ Chốt điều chỉnh kim của vôn kế và vạch số 0.

- HS xác định GHĐ và ĐCNN của vôn kế:

+ H25.2a: GHĐ 300V; ĐCNN 50V

+ H25.2b: GHĐ 20V; ĐCNN 2,5V

- HS xác định các vôn kế trong h25.2 vôn kế h25.2a, b là vôn kế dùng kim còn vôn kế h25.2c là vôn kế hiện số.

* HĐ3: Đo hđt giữa hai cực của nguồn điện khi mạch điện hở

PP: Thực nghiệm, hoạt động nhóm.

Thời gian: 15phút

Năng lực được hình thành: K1; K2; P3 ; X5

- GV giới thiệu kí hiệu của vôn kế trên sơ đồ mạch điện là:

- Y/c HS quan sát h25.3, vẽ sơ đồ mạch điện (ghi rõ chốt nối của vôn kế). GV nhận xét






- GV giới thiệu với nguồn điện là 1 pin như hình vẽ. Vôn kế của nhóm có thích hợp để đo hđt giữa hai đầu của nguồn điện không? Tại sao?

- Y/C các nhóm kiểm tra xem kim của vôn kế đã chỉ đúng vạch số 0 chưa, sau đó mắc mạch điện h25.3, lưu ý mắc đúng chốt vôn kế vào mạch điện, công tắc ngắt(mạch hở).

- Y/C HS đọc và ghi số chỉ của vôn kế vào bảng 2. Thay nguồn điện 2 pin làm tương tự để đọc kết quả số chỉ vôn kế, rút ra kết luận từ bảng két quả đo đưa ra kết luận. GV nx và cho HS ghi vở.

- GV giới thiệu cách sd đồng hồ vạn năng ở chức năng đo hđt.

- HS lắng nghe.


- HS quan sát h25.3, vẽ sơ đồ mạch điện

- HS lắng nghe và trả lời: Dựa vào GHĐ của vôn kế thì vôn kế đo phù hợp. Vì GHĐ lớn hơn số vôn ghi trên pin.

- HS làm việc theo nhóm kiểm tra vị trí kim của vôn kế ban đầu (điều chỉnh nếu cần) và mắc mạch điện theo h25.3 khi công tắc ngắt.


- HS đọc và ghi số chỉ của vôn kế vào bảng 2 và rút ra kết luận: Số chỉ của vôn kế bằng số vôn ghi trên vỏ nguồn điện.


- HS lắng nghe.

* HĐ4: Vận dụng – Củng cố

PP: Thu thập thông tin.

Thời gian: 10 phút

Năng lực được hình thành: K1; K2; P3 ; C1

- GV hệ thống lại nội dung bài học.

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết SGK

- Y/c HS đọc và trả lời câu C4. GV nhận xét


- Y/c HS đọc và trả lời câu C5. GV nhận xét





- Y/c HS đọc và trả lời câu C6. GV nhận xét

- Y/c HS về nhà:

+ Học thuộc bài

+ Làm các bài tập 25.1 25.3 SBT

+ Nghiên cứu trước nội dung của bài 26 SGK.

- HS lắng nghe.

- HS đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết SGK

- HS đọc và trả lời câu C4

a) 2500mV; b) 6000V; c) 0,110kV; d) 1,200V

- HS đọc và trả lời câu C5

+ a) Vôn kế trên mặt đồng hồ kí hiệu là V

+ b) GHĐ là 45V; ĐCNN là 1V

+ c) Ở vị trí 1 kim của vôn kế chỉ: 3V

+ d) Ở vị trí 2 kim của vôn kế chỉ: 42V

- HS đọc và trả lời câu C6: 1- c; 2- a; 3- b

- HS lắng nghe.

IV. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh.

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

K1: Hiệu điện thế là gì? Dụng cụ nào để đo hiệu điện thế? Đơn vị đo?

K2:Nêu cách lựa chọn vôn kế phù hợp để đo hiệu điện thế?

K2:Cách mắc vôn kế trong sơ đồ mạch điện.








Tuần 31 NS: 03/ 04/ 2016

Tiết 30 ND: 06/ 04/ 2016


Bài 26: HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN

I. Mục tiêu.

1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng

1.1. Kiến thức:

- Nêu được khi có hiệu điện thế gữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn.

- Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó.

1.2. Kỹ năng:

- Sử dụng được vôn kế để đo HĐT giữa 2 đầu dụng cụ dùng điện

- Sử dụng được ampe kế để đo cđdđ và vôn kế để đo hđt gữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín.

1.3. Thái độ: có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế cs để sd đúng và an toàn các thiết bị điện.

2. Mục tiêu phát triển năng lực.

2.1 Định hướng các năng lực được hình thành: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm, năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm.

2.21 Bảng mô tả các lực có thể phát triển trong chủ đề

Nhóm năng lực

Năng lực thành phần

Mô tả mức độ thực hiện trong bài học

Nhóm NLTP liên quan đến sd kiến thức vật lí

K1: Trình bày được kiến thức về các ht, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí.

K2: Trình bày được mqh giữa các kiến thức vật lí.

- HS nêu được khi có hiệu điện thế gữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn.

- HS nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó.

Nhóm NLTP về phương pháp.

P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thong tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.

- HS trả lời câu hỏi liên quan đến các thí nghiệm trong bài học

Nhóm NLTP trao đổi thông tin.

X5: Ghi lại được kq từ các hđ học tập vật lí của mình.

- HS ghi lại được các kq từ hđ học tập vật lí của mình.

Nhóm NLTP liên quan đến các nhân.

C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức , kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí.

- Xác định được trình độ hiện có về: Sử dụng được vôn kế để đo HĐT giữa 2 đầu dụng cụ dùng điện

II/ Chuẩn bị của GV và HS.

1. Chuẩn bị của GV:

- Nội dung: Nghiên cứu nội dung của các bài đã học trong SGK và SGV.

- Đồ dung dạy học: 2 pin, 1 vôn kế, 1ampe kế, 1 bóng đèn, 1 công tắc, 7 dây nối

2. Chuẩn bị của HS: Nội dung bài trong SGK.

III/ Hoạt động dạy học.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- HS: Đơn vị đo HĐT là gì? Người ta dùng dụng cụ nào để đo HĐT? Vôn kế được mắc như thế nào trong sơ đồ mạch điện?

3. Nội dung bài học


HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

* HĐ 1: Giới thiệu bài

PP: Tái hiện kiến thức.

Thời gian: 5 phút

Năng lực được hình thành: K1.

- GV: Đưa ra 1 bóng đèn dây tóc có ghi trên bóng đèn định mức 220V, gọi HS đọc số ghi trên bóng đèn

- GV: Em cho biết ý nghĩa của con số này

- GV: Trên các dụng cụ dùng điện thường có ghi số vôn. Liệu ý nghĩa con số này có như bạn vừa trả lời không, ta sẽ đi tìm câu trả lời trong bài học hôm nay

- HS lắng nghe, đọc số ghi trên bóng đèn: 220V



- HS: ý nghĩa của số này là HĐT định mức của đèn

- HS lắng nghe



* HĐ2: Hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn

PP: Thực nghiệm

Thời gian: 15 phút

Năng lực được hình thành: K1;K2;P3;X5

2.1 Bóng đèn chưa được mắc vào mạch điện

- GV mắc mạch điện TN1 (bóng đèn chưa được mắc vào mạch điện ), y/c HS q/s số chỉ của vôn kế và trả lời câu C1



- HS q/s và trả lời câu C1

+ C1: Giữa 2 đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch có HĐT bằng 0


2.2 Bóng đèn được mắc vào mạch điện

- GV tiến hành TN2 ( bóng đèn được mắc vào mạch điện )

- Y/c HS đọc và trả lời câu hỏi C3. GV nx



- Y/c HS đọc giới thiệu của SGK trang 73 và trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa của số vôn ghi trên các dụng cụ dùng điện ?


- Y/c HS đọc và trả lời câu C4. GV nhận xét và cho HS ghi vở


- HS q/s và ghi kết quả TN vào bảng 1


- HS đọc và trả lời câu C3: HĐT giữa 2 đầu bóng đèn càng lớn (nhỏ) thì dđ chạy qua đèn có cđ càng lớn (nhỏ)

- HS đọc phần giới thiệu trang 73 SGK và trả lời câu hỏi: Số vôn ghi trên các dụng cụ dùng điện là giá trị HĐT định mức. Mỗi dụng cụ dùng điện sẽ hđ bình thường khi được sử dụng hđt định mức

- HS đọc và trả lời câu C4: Đèn ghi 2,5V, phải mắc đèn này vào HĐT 2,5V để nó không bị hỏng.

* HĐ3: Sự tương tự giữa HĐT và sự chênh lệch mức nước

PP: Tái hiện kiến thức.

Thời gian: 5 phút

Năng lực được hình thành: K1.

- Y/c HS đọc và hoàn thành câu C5. GV nhận xét



- HS đọc và trả lời câu C5

a) Chênh lệch mực nước; dòng nước

b) HĐT; dđ

c) Chênh lệch mực nước; hđt; dđ

* HĐ4: Vận dụng – Củng cố

PP: Tái hiện kiến thức.

Thời gian: 15 phút

Năng lực được hình thành: X5; C1.

- Y/c HS đọc và trả lời câu C6. GV nhận xét

- Y/c HS đọc và trả lời câu C7. GV nhận xét

- Y/c HS đọc và trả lời câu C8. GV nhận xét

- GV hệ thống lại nội dung bài học.

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết SGK

- Y/c HS về nhà:

+ Học thuộc bài

+ Làm các bài tập 26.1 26.3 SBT

+ Nghiên cứu trước nội dung của bài 27 SGK và chuẩn bị trước mẫu báo cáo thực hành

- HS đọc và trả lời câu C6.

+ C6: C

  • HS đọc và trả lời câu C7

+ C7: A

  • HS đọc và trả lời câu C8

+ C8: C

- HS lắng nghe

- HS đọc phần ghi nhớ SGK và có thể em chưa biết SGK

- HS lắng nghe



IV. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh.

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

K1: Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho ta biết điều gì?

K2:Hiệu điện thế và cường độ dòng điện có mối quan hệ gì?

K2:Có nên sd đồ dùng điện có hiệu điện thế thấp hơn hiệu điện thế định mức không?





































Tuần 32 NS: 10/ 04/ 2016

Tiết 31 ND: 13/ 04/ 2016


Bài 27: THỰC HÀNH.

ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VỚI ĐOẠN MẠCH MẮC NỐI TIẾP.


I. Mục tiêu.

1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng.

1.1. Kiến thức: Nêu được mối quan hệ giữa các cđdđ và các hđt trong đoạn mạch mắc nối tiếp.

1.2. Kỹ năng: Mắc được hai bóng đèn nối tiếp và vẽ được sơ đồ tương ứng. Xác định được bằng TN mối quan hệ giữa các cđdđ và các hđt trong đoạn mạch mắc nối tiếp.

1.3. Thái độ: Hứng thú học tập bộ môn, có ý thức thu thập thông tin trong thực tế đời sống.

2. Mục tiêu phát triển năng lực.

2.1. Định hướng các năng lực được hình thành: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm, năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm.

2.2. Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong bài

Nhóm năng lực

Năng lực thành phần

Mô tả mức độ thực hiện trong bài học

Nhóm NLTP liên quan đến sd kiến thức vật lí

K1: Trình bày được kiến thức về các ht, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí.

K2: Trình bày được mqh giữa các kiến thức vật lí.

- HS nêu được mối quan hệ giữa các cđdđ và các hđt trong đoạn mạch mắc nối tiếp.

- HS mắc được hai bóng đèn nối tiếp và vẽ được sơ đồ tương ứng

Nhóm NLTP về phương pháp.

P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thong tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.

- HS trả lời câu hỏi liên quan đến các thí nghiệm trong bài học

Nhóm NLTP trao đổi thông tin.

X5: Ghi lại được kq từ các hđ học tập vật lí của mình.

- HS ghi lại được các kq từ hđ học tập vật lí của mình.

Nhóm NLTP liên quan đến các nhân.

C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức , kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí.

- Xác định được trình độ hiện có về: Về mối quan hệ giữa các cđdđ và các hđt trong đoạn mạch mắc nối tiếp.

II/ Chuẩn bị của GV và HS.

1. Chuẩn bị của GV:

- Nội dung: Nghiên cứu nội dung của các bài đã học trong SGK và SGV.

- Đồ dung dạy học: 2 pin, 2 vôn kế, 1ampe kế, 2 bóng đèn, 1 công tắc, 9 dây nối

2. Chuẩn bị của HS: Nội dung bài trong SGK.

III/ Hoạt động dạy học.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- HS: Trong mạch điện vôn kế, ampe kế được mắc như thế nào?

3. Nội dung bài học.

- Giới thiệu bài (3 phút): Mắc mạch điện h27.1a SGK và giới thiệu mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp. Vậy cđdđ và hđt trong đoạn mạch mắc nối tiếp có đặc điểm gì?

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

* HĐ1: Mắc nối tiếp hai bóng đèn

PP: Thực nghiệm

Thời gian: 13 phút

Năng lực được hình thành: K1; K2; P3; X5; C1

- Y/C HS q/s h27.1a và h27.1b để nhận biết 2 bóng đèn trong mạch điện này mắc nối tiếp. Cho biết trong mạch điện này, ampe kế và công tắc được mắc như thế nào với các bộ phận khác?

- Y/c HS lựa chọn dụng cụ để mắc h27.1a theo nhóm sau đó vẽ sơ đồ.






- GV kiểm tra các nhóm. GV nx và lưu ý các bộ phận được mắc liên tiếp không nhất thiết phải đúng thứ tự như SGK.

- HS q/s h27.1a, h27.1b trả lời câu hỏi của GV: Ampe kế và công tắc nối tiếp trong mạch với các bộ phận khác



  • HS vẽ sơ đồ mạch điện và mắc mạch điện

- HS lắng nghe.



* HĐ2: Đo cường độ dòng điện với đoạn mạch nối tiếp

PP: Thực nghiệm

Thời gian: 10 phút

Năng lực được hình thành: K1; K2; P3; X5; C1

- Y/c HS mắc ampe kế ở vị trí 1, đóng công tắc 3 lần, ghi lại số chỉ của ampe kế: I’1; I1”; I1”’, tính giá trị trung bình:

I1

Ghi giá trị I1 vào báo cáo thực hành.

- Y/C HS mắc ampe kế ở vị trí 2, 3 và đo ghi các giá trị I2; I3 vào bảng báo cáo.

- GV theo dõi hđ của các nhóm để nhắc nhở và sửa chữa sai sót cho HS.

- Y/C HS thảo luận chung để rút ra nx đúng, GV nx lại và cho HS ghi vở.

- HS tiến hành mắc ampe kế ở vị trí thứ 1, đóng công tắc thực hiện đo ghi kết quả Tính I1





- HS mắc ampe kế ở vị trí 2 và 3, đóng công tắc thực hiện ghi kết quảTính I2; I3 và ghi vào bảng báo cáo

- HS lắng nghe.


- HS thảo luận và nx: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cđdđ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch điện

* HĐ3: Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp

PP: Thực nghiệm

Thời gian: 10 phút

Năng lực được hình thành: K1; K2; P3; X5; C1

- Y/C HS q/s h27.2 SGK và cho biết vôn kế trong hình đo hđt giữa hai điểm nào? Và hđt giữa 2 đầu của đèn nào?

- Y/c HS vẽ sơ đồ mạch điện h27.2 SGK








- Gọi HS lên bảng vẽ sơ đồ. HS khác nx

- Y/c HS mắc mạch điện và đo hđt U12 ;U23; U13

- GV theo dõi nhắc nhở HS tiến hành mắc mạch điện và ghi kết quả vào bảng,

- Y/c HS thảo luận để đưa ra nx đúng, GV nx và cho HS ghi vở


- HS q/s h27.2 để thấy được vôn kế đo HĐT giữa 2 điểm 1 và 2, đó là HĐT giữa 2 đầu đèn 1

- HS vẽ sơ đồ h27.2 vào báo cáo

- HS lên bảng vẽ sơ đồ, HS khác nx và sửa chữa

- HS tiến hành mắc mạch điện và đo hđt U12 ;U23; U13 . Ghi lại kết quả vào mẫu báo cáo thực hành

- HS tiến hành mắc mạch điện


- HS thảo luận nhóm rút ra nx: Đối với đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nt, hđt giữa 2 đầu đoạn mạch bằng tổng các hđt trên mỗi bóng đèn

* HĐ4: Củng cố

PP: Tái hiện kiến thức

Thời gian: 4 phút

Năng lực được hình thành: C1

- Y/c HS nêu các đặc điểm về hđt và cđdđ trong đoạn mạch mắc nối tiếp. GV nhận xét thái độ làm việc của HS



- Y/c HS về nhà:

+ Nghiên cứu lại nội dung của bài thực hành

+ Nghiên cứu trước nội dung bài 28 và chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành

- HS trình bày đặc điểm về cđdđ và hđt trong đoạn mạch nối tiếp:

+ CĐDĐ tại các vị trí bằng nhau

+ HĐT giữa 2 đầu đoạn mạch bằng tổng các hđt trên mỗi bóng đèn

- HS lắng nghe.


IV. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh.

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

K1: Dụng cụ đo hiệu điện thế?

K1: Dụng cụ đo cường độ dòng điện?

K2:Vẽ sơ đồ đoạn mạch nối tiếp?

K2:Quan hệ giữa các đại lượng trong đoạn mạch nối tiếp?






















Tuần 33 NS: 17/ 04/ 2016

Tiết 32 ND: 20/ 04/ 2016


Bài 28: THỰC HÀNH.

ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VỚI ĐOẠN MẠCH MẮC SONG SONG


I. Mục tiêu.

1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng.

1.1. Kiến thức: Nêu được mối quan hệ giữa các cđdđ và các hđt trong đoạn mạch mắc song song.

1.2. Kỹ năng: Mắc được hai bóng đèn song song và vẽ được sơ đồ tương ứng. Xác định được bằng TN mối quan hệ giữa các cđdđ và các hđt trong đoạn mạch mắc song song.

1.3. Thái độ: Hứng thú học tập bộ môn, có ý thức thu thập thông tin trong thực tế đời sống.

2. Mục tiêu phát triển năng lực.

2.1. Định hướng các năng lực được hình thành: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm, năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm.

2.2. Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong bài

Nhóm năng lực

Năng lực thành phần

Mô tả mức độ thực hiện trong bài học

Nhóm NLTP liên quan đến sd kiến thức vật lí

K1: Trình bày được kiến thức về các ht, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí.

K2: Trình bày được mqh giữa các kiến thức vật lí.

- HS nêu được mối quan hệ giữa các cđdđ và các hđt trong đoạn mạch mắc song song.

- HS mắc được hai bóng đèn song song và vẽ được sơ đồ tương ứng

Nhóm NLTP về phương pháp.

P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thong tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.

- HS trả lời câu hỏi liên quan đến các thí nghiệm trong bài học

Nhóm NLTP trao đổi thông tin.

X5: Ghi lại được kq từ các hđ học tập vật lí của mình.

- HS ghi lại được các kq từ hđ học tập vật lí của mình.

Nhóm NLTP liên quan đến các nhân.

C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức , kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí.

- Xác định được trình độ hiện có về: Về mối quan hệ giữa các cđdđ và các hđt trong đoạn mạch mắc song song

II/ Chuẩn bị của GV và HS.

1. Chuẩn bị của GV:

- Nội dung: Nghiên cứu nội dung của các bài đã học trong SGK và SGV.

- Đồ dung dạy học: 2 pin, 2 vôn kế, 1ampe kế, 2 bóng đèn, 1 công tắc, 9 dây nối

2. Chuẩn bị của HS: Mẫu báo cáo thực hành..

III/ Hoạt động dạy học.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- HS: Nêu đặc điểm của mạch nối tiếp về CĐDĐ và HĐT

3. Nội dung bài học.

- Giới thiệu bài (2 phút): Ta đã biết cách mắc mạch nối tiếp và đặc điểm về cđdđ và hđt của mạch nối tiếp. Vậy đối với mạch mắc song song thì hđt và cđdđ có đặc điểm như mạch điện nối tiếp ko? Tiết thực hành này chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề này




HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

* HĐ1: Mắc song song hai bóng đèn

PP: Thực nghiệm

Thời gian: 10 phút

Năng lực được hình thành: K1; K2; P3; X5; C1

- GV y/c HS q/s mạch điện h28.1a và h28.1b và trả lời câu hỏi.









- GV nx và yêu cầu HS mắc mạch điện


- HS q/s h28.1a, h28.1b trả lời câu hỏi :

+ C1: Hai điểm M và N là 2 điểm nối chung của các bóng đèn

. Các mạch rẽ là: M12N và M34N

. Mạch chính gồm đoạn nối điểm M với cực (+) và đoạn nối điểm N qua công tắc tới cực (–) của nguồn điện

+ C2: khi tháo bớt 1 trong 2 đèn mắc song song, bóng đèn còn lại sáng mạch hơn (so với khi cả 2 đèn đều sáng)

- HS lắng nghe và tiến hành mắc mạch điện

* HĐ2: Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song

PP: Thực nghiệm

Thời gian: 15 phút

Năng lực được hình thành: K1; K2; P3; X5; C1

- Y/c HS mắc vôn kế và số đo hđt ở các vị trí 1 và 2; 3 và 4; M và N. Mỗi phép đo, đóng ngắt công tắc 3 lần, lấy 3 giá trị rồi tính trung bình cộng. Ghi các giá trị U12; U34; UMN vào bảng 1 của mẫu báo cáo

- Y/C HS trả lời các câu hỏi. GV nx lại và cho HS ghi vở

- GV kiểm tra HS mắc vôn kế có đúng ko?

- Y/c HS ghi đầy đủ câu nhận xét ở cuối mục 2 của mẫu báo cáo thực hành

- HS thực hiện mắc vôn kế vào các vị trí 1 và 2; 3 và 4; M và N rồi ghi kết quả U12; U34; UMN vào bảng báo cáo thực hành



- HS trả lời các câu hỏi

+ C3: Vôn kế được mắc // với đèn 1 và 2

- HS tiến hành mắc mạch điện

- HS ghi nhận xét: HĐT giữa 2 đầu các đèn mắc song song là (bằng nhau) và bằng hiệu điện thế giữa 2 điểm nối chung

U12 = U34 = UMN


* HĐ3: Đo cường độ dòng điện đối với mạch điện song song

PP: Thực nghiệm

Thời gian: 8 phút

Năng lực được hình thành: K1; K2; P3; X5; C1

- Y/C HS sử dụng mạch điện mắc, tháo bỏ vôn kế, mắc ampe kế vào lần lượt các vị trí đèn 1, đèn 2 và qua cả mạch chính tương tự h28.2 SGK

- GV làm TN với 3 ampe kế được mắc đồng thời và y/c HS rút ra nhận xét

- HS sử dụng mạch điện đã mắc tháo bỏ vôn kế, mắc ampe kế vào lần lượt các vị trí đèn 1, đèn 2, mạch chính và ghi kết quả I1, I2, I vào bảng 2 trong phần báo cáo thực hành

- HS q/s GV làm TN và rút ra nhận xét: CĐDĐ mạch chính bằng tổng các CĐDĐ qua mạch rẽ:

I = I1 + I2

* HĐ4: Củng cố - kết luận

PP: Tái hiện kiến thức

Thời gian: 5 phút

Năng lực được hình thành:C1

- Y/c HS nêu lại quy luật về HĐT và CĐDĐ đối với đoạn mạch song song





- GV nhận xét ý thức và thái độ làm việc của các nhóm HS và đánh giá kết quả làm việc

- GV thu các báo cáo của HS

- Y/c HS về nhà:

+ Xem lại nội dung của tiết thực hành

+ Làm các bài tập 28.1 đến 28.5 trong SBT

+ Nghiên cứu trước nội dung của bài 29 trong SGK chuẩn bị cho tiết học tới.

- HS nhắc lại

+ HĐT giữa đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng HĐT giữa 2 điểm nối chung:

U12 = U34 = UMN

+ CĐDĐ mạch chính bằng tổng các CĐDĐ qua mạch rẽ: I = I1 + I2

- HS lắng nghe rút kinh nghiệm



- HS nộp báo cáo

- HS lắng nghe


IV. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh.

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

K1: Dụng cụ đo hiệu điện thế?

K1: Dụng cụ đo cường độ dòng điện?

K2:Vẽ sơ đồ đoạn mạch song song?

K2:Quan hệ giữa các đại lượng trong đoạn mạch song song?


























Tuần 34 NS: 24/ 04/ 2016

Tiết 33 ND: 27/ 04/ 2016

Bài 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN


I. Mục tiêu.

1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng

1.1. Kiến thức: Nêu được giới hạn nguy hiểm của hđt và cđdđ đối với cơ thể người.

1.2. Kĩ năng: Nêu và thực hiện được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.

1.3. Thái độ: Luôn có ý thức sử dụng điện an toàn

2. Mục tiêu phát triển năng lực

2.1. Định hướng năng lực được hình thành: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm, năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm.

2.2 Bảng mô tả các năng lực được hình thành

Nhóm năng lực

Năng lực thành phần

Mô tả mức độ thực hiện trong bài học

Nhóm NLTP liên quan đến sd kiến thức vật lí

K1: Trình bày được kiến thức về các ht, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí.

K2: Trình bày được mqh giữa các kiến thức vật lí.

- HS nêu được giới hạn nguy hiểm của hđt và cđdđ đối với cơ thể người.

- HS thực hiện được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.

Nhóm NLTP về phương pháp.

P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thong tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.

- HS trả lời câu hỏi liên quan đến các thí nghiệm trong bài học

Nhóm NLTP trao đổi thông tin.

X5: Ghi lại được kq từ các hđ học tập vật lí của mình.

- HS ghi lại được các kq từ hđ học tập vật lí của mình.

Nhóm NLTP liên quan đến các nhân.

C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức , kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí.

- Xác định được trình độ hiện có về: Một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.



II. Chuẩn bị của GV và HS

1. Chuẩn bị của GV:

- Nội dung: Nghiên cứu nội dung của trong SGK và SGV.

- Đồ dùng dạy học:

2. Chuẩn bị của HS: Nội dung các kiến thức của bài học

III. Hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Nội dung bài mới

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

* HĐ1: Dđ đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm.

PP: Thực nghiệm

Thời gian: 20 phút

Năng lực được hình thành: K1; K2; P3; X5; C1

1.1: Dđ có thể đi qua cơ thể người.

- GV cắm bút thử điện vào 1 trong 2 lỗ của ổ lấy điện để HS q/s khi nào thì đèn của bút thử điện sáng. Y/c HS đọc và trả lời câu hỏi C1


- Y/C HS trả lời câu hỏi: Nếu tay cầm bút thử điện vào đầu bên kia của bút thử điện để cắm vào ổ lấy điện có được không?

- GV nx và cho HS ghi vở: Khi sd thiết bị kiểm tra điện cũng cần phải sd đúng kt

- Y/c HS q/s h29.1 SGK và nhận xét. GV nhận xét lại và cho HS ghi vở


- HS q/s GV làm TN. Đọc và trả lời câu hỏi của GV:

+ C1: Bóng đèn của bút thử điện sáng khi đưa đầu của bút thử điện vào lỗ mắc với dây nóng của ổ lấy điện và tay cầm phải tiếp xúc với chốt cài bằng kim loại của bút thử điện

- HS trả lời câu hỏi của GV: Không được vì thanh kim loại và người là vật dẫn điện. Nếu cầm như vậy dđ sẽ qua cơ thể người nguy hiểm đến tính mạng

- HS lắng nghe và ghi vở


- HS q/s h29.1 và nhận xét: Dòng điện có thể đi qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể

1.2: Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người.

- Y/c HS đọc về mức độ t/d và giới hạn nguy hiểm của dđ đối với cơ thể người

- GV: Dòng điện có cường độ 70mA hoặc hđt từ 40V trở lên làm tim ngừng đập

- GV: Một trong những nguyên nhân gây hỏa hoạn, ta thường thấy nói nguyên nhân là do chập điện hay đoản mạch. Ta sẽ tìm hiểu về hiện tượng này



- HS đọc và ghi vở: HĐT từ 40V trở lên hoặc cường độ dđ từ 70mA trở lên

- HS lắng nghe


- HS lắng nghe


* HĐ2: Ht đoản mạch và t/d của cầu chì

PP: Thu thập thông tin

Thời gian: 13 phút

Năng lực được hình thành: K1; K2; P3; X5; C1

2.1: Ht đoản mạch (ngắn mạch)

- GV giới thiệu TN về ht đoản mạch

- Y/C HS đọc và trả lời câu C2


- Y/c HS nhớ lại các t/d của dđ và thảo luận nhóm về tác hại của hiện tượng đoản mạch


- HS lắng nghe.

- HS đọc và trả lời C2: khi bị đoản mạch dđ trong mạch có cđ lớn hơn

- HS nêu tác hại của ht đoản mạch. Nêu được những tác hại sau: Làm đứt dây tóc bóng đèn, dây trong mạch điện của các dụng cụ điện hỏng các TBĐ

2.2: Tác dụng của cầu chì

- GV giới thiệu sơ đồ h29.3 SGK. Y/c HS nêu hiện tượng xảy ra với cầu chì khi xảy ra đoản mạch

- Y/c HS lắng nghe: Hiện tượng đoạn mạch như vỏ bọc dây dẫn bị hở, 2 lõi dây thép tiếp xúc nhau (chập điện)

- Y/c HS q/s h29.4 và cầu chì thật, nêu ý nghĩa con số ghi trên cầu chì? ( câu hỏi C4)



- Y/c HS đọc và trả lời câu C5. GV nx




- HS q/s và nhận biết: Khi đoản mạch dây chì nóng đỏ, cháy đứt và ngắt mạch (đèn tắt) bóng đèn được bảo vệ

- HS lắng nghe sự cần thiết phải sử dụng cầu chì trong mạch điện gia đình


- HS q/s tìm hiểu cầu chì và trả lời câu C4: Ý nghĩa số ampe ghi trên mỗi cầu chì: Dòng điện có cường độ vượt quá giá trị đó thì cầu chì sẽ đứt

. Thí dụ: Số ghi trên cầu chì là 1A thì có ý nghĩa cầu chì này sẽ đứt khi CĐDĐ qua nó lớn hơn 1A

- HS đọc và trả lời C5: Với mạch điện thắp sáng bóng đèn, từ bảng CĐDĐ ở bài 24 (từ 0,11A) thì nên dùng cầu chì có ghi số 1,2A hoặc 1,5A

* HĐ3: Các quy tắc an toàn khi sd điện

PP: Thu thập thông tin

Thời gian: 9 phút

Năng lực được hình thành: K1; K2; P3; X5; C1

- Y/c HS đọc SGK và hoàn thành bài tập điền vào chỗ trống, hoàn thành các quy tắc an toàn khi sử dụng điện

- Y/c HS đọc và trả lời câu C6. GV nx




- HS đọc SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành BT

1. 40V; 2. Vỏ bọc cách điện

3. Mạng điện dân dụng, TBĐ; 4. Không, ngắt ngay

- HS đọc và trả lời câu C6

a/ ko an toàn: lõi dây điện có chỗ để hở, nếu vô ý chạm phải có thể bị điện giật hoặc có thể gây đoản mạchKhắc phục: Ngắt điện dùng băng dính cách điện bọc nhiều lớp thật kín hoặc thay đoạn mới

b/ Ko an toàn điện: Nắp cầu chì ghi 2A nối dây chì 10A, nếu có sự cố, dđ trong mạch lớn hơn 2A nhỏ hơn 10A dây chì chưa đứt, ko bảo vệ được dụng cụ điệnKhắc phục: Dùng dây chì 2A để thay vào nắp cầu chì

c/ không an toàn: Người phụ nữ đang sửa chữa điện, em nhỏ lại đóng công tắc điện. Nếu đóng công tắc điện có thể làm điện giật người phụ nữ vì chân trực tiếp tiếp xúc với sàn nhà. Ko an toànKhắc phục: phải thông báo ko được đóng công tắc khi điện đang sửa chữa điện. Khi sửa chữa điện phải đứng trên dép cao su, ghế nhựa, gỗ nhằm cách điện với đất

* HĐ4: Củng cố , dặn dò

PP: Tái hiện kiến thức

Thời gian: 3 phút

Năng lực được hình thành:C1

- GV hệ thống lại nội dung bài học

- Y/c HS đọc ghi nhớ SGK

- Y/c HS về nhà:

+ Học thuộc phần ghi nhớ

+ Làm các bài tập 29.1 29.4SBT

+ nghiên cứu lại nội dung các bài đã học để chuẩn bị tiết ôn tập.

- HS lắng nghe

- HS đọc ghi nhớ SGK

- HS lắng nghe



IV. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh.

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

K1: Nêu giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người?

K2:Nêu các tác hại của hiện tượng đoản mạch?

K2: Trình bày các quy tắc an toàn khi sử dụng điện?









Tuần 35 NS: 01/ 05/ 2016

Tiết 34 ND: 04/ 05/ 2016


Bài: ÔN TẬP HỌC KÌ II

I. Mục tiêu.

1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng:

1.1. Kiến thức: củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương điện học

1.2. Kỹ năng: Vận dụng 1 cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan

1.3. Thái độ:

- Hứng thú học tập bộ môn

- Mạnh dạn phát biểu ý kiến trước tập thể

2. Mục tiêu phát triển năng lực

2.1. Định hướng các năng lực được hình thành: Khái quát hóa rút ra kết luận khoa học.

2.2. Bảng mô tả các năng lực được hình thành:

Nhóm năng lực

Năng lực thành phần

Mô tả mức độ thực hiện trong bài

Nhóm NLTP liên quan đến sd kiến thức

K1: Trình bày được kiến thức về các ht, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí.

K2: Trình bày được mqh giữa các kiến thức vật lí.

- HS nắm được nội dung của các kiến thức đã học từ học kì II.



- HS nắm được đặc điểm về các kiển thức đã học từ học kì II.

Nhóm NLTP về phương pháp

P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí.

- Đặt ra những câu hỏi liên quan đến: các kiến thức đã học.

Nhóm NLTP trao đổi thông tin

X1: Trao đổi kến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và cách diễn tả đặc thù của vật lí.

- HS trao đổi, diễn tả, giải thích được một số ht liên quan đến các kiến thức đã học bằng ngôn ngữ vật lí.

Nhóm NLTP liên quan đến cá nhân

C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức trong bài.

- Xác định được trình độ hiện có về các kiến thức đã học


II. Chuẩn bị của GV và HS

1. Chuẩn bị của GV

- Nội dung: Nghiên cứu nội dung của các bài đã học từ HKII trong SGK và SGV.

- Đồ dùng dạy học:

2. Chuẩn bị của HS: nội dung của các bài đã học từ HKII.

III. Hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Nội dung bài ôn tập


HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

* HĐ1: Hệ thống kiến thức

PP: Tái hiện kiến thức.

Thời gian: 8 phút

Năng lực được hình thành:K1; K2; P1; X1; C1

  • GV hệ thống kiến thức cơ bản:

+ Sự nhiễm điện của các vật.

+ Các loại điện tích, sự tương tác của các loại điện tích.

+ Dòng điện, nguồn điện

+ Chất dẫn điện và chất cách điện

+ Sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện

+ Các tác dụng của dòng điện

+ Cường độ dòng điện

+ Hiệu điện thế

+ Đoạn mạch mắc nt và đoạn mạch mắc //

- HS lắng nghe và ghi vở






* HĐ2: Câu hỏi và bài tập vận dụng

PP: Tái hiện kiến thức. Thu thập thông tin

Thời gian: 35 phút

Năng lực được hình thành:K1; K2; P1; X1; C1

- Y/C HS đọc và trả lời các câu hỏi và bài tập vận dụng. Gọi HS khác nx. GV nx

+ Câu 1: Có thể làm nhiễm điện các vật bằng cách nào? Đặc điểm của các vật khi bị nhiễm điện.

+ Câu 2: Có mấy loại điện tích? Các điện tích nào thì hút nhau? Các loại điện tích nào thì đẩy nhau?

+ Câu 3: Dòng điện là gì? Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín.



+ Câu 4: Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Lấy ví dụ.

+ Câu 5: Nêu các tác dụng của dòng điện


+ Câu 6: Cường độ dòng điện là gì? Đơn vị đo cường độ dòng điện? Dụng cụ để đo cường độ dòng điện?

+ Câu 7: Hđt là gì? Đơn vị đo hđt? Dụng cụ để đo hđt?

+ Câu 8: Nêu đặc điểm của HĐT và CĐDĐ trong đoạn mạch mắc nối tiếp


+ Câu 9: Nêu đặc điểm của HĐT và CĐDĐ trong đoạn mạch mắc song song


+ Câu 10: Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hđt U1= 4V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi đặt hđt U2= 5V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2.

a) Hãy so sánh I1 và I2. Giải thích.

b) Phải mắc bóng đèn vào hđt là bao nhiêu để đèn sáng bình thường? Vì sao?

+ Câu 11: Hãy nêu tên 2 dụng cụ dùng điện mà em biết và chỉ ra các bộ phận dẫn điện và các bộ phận cách điện trên dụng cụ đó


+ Câu 12: Một mạch điện gồm một nguồn điện, hai bóng đèn Đ1, Đ2 mắc song song, một ampe kế A1 đo cường độ dòng điện qua đèn Đ1 và một ampe kế A đo cường độ dòng điện qua mạch chính.

a) Hãy vẽ sơ đồ mạch điện.

b)Biết ampe kế A chỉ 0,75 A, ampe kế A1 chỉ 0,3A. Tính cường độ dòng điện qua đèn Đ2


- HS đọc và trả lời các câu hỏi và bài tập vận dụng. Tham gia nx các câu trả lời và lắng nghe nx của GV.

+ Câu 1: Bằng cách cọ xát. Các vật bị nhiễm điện có thể hút các vụn giấy, xốp hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện

+ Câu 2: Có hại loại điện tích. Các điện tích nhiễm điện khác loại thì hút nhau, còn các điện tích nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau.

+ Câu 3: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước từ cực dương qua dây dẫn, qua các dụng cụ điện và trở về cực âm của nguồn điện.

+ Câu 4: Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

+ Câu 5: Dòng điện có các tác dụng: T/d nhiệt; t/d phát sáng; t/d từ; t/d hóa học; t/d sinh lí

+ Câu 6: Mức độ mạnh yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện. Đơn vị đo cđdđ là ampe (A). Dụng cụ để đo cđdđ là ampe kế.

+ Câu 7: Dòng điện tạo ra giữa hai cực của nó một hđt Đơn vị đo hđt là vôn (V). Dụng cụ để đo hđt là vôn kế.

+ Câu 8: Đặc điểm của HĐT và CĐDĐ trong các đoạn mạch mắc nối tiếp

I = I1 = I2; U = U1 + U2

+ Câu 9: Đặc điểm của HĐT và CĐDĐ trong các đoạn mạch mắc song song

I = I1 + I2 ; U = U1 = U2

+ Câu 10:

a) So sánh I1 < I2

Vì hiệu điện thế đặt giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn.

b) Phải đặt giữa hai đầu bóng đèn hiệu điện thế 6V để đèn sáng bình thường.

Vì hiệu điện thế này là hiệu điện thế định mức có giá trị bằng số vôn ghi trên bóng đèn.

+ Câu 11:

. Phích cắm điện: Bộ phận dẫn điện là: hai chốt cắm. Bộ phận cách điện là: vỏ nhựa của phích cắm.

. Bóng đèn dây tóc: Bộ phận dẫn điện là: dây tóc. Bộ phận cách điện là: Trục thủy tinh.

+ Câu 12:

a ) Vẽ sơ đồ








b)Vì hai đèn mắc song song nên cường độ dòng điện qua đèn 2 là:

I = I1 + I=>I2 = I – I1 = 0,75 – 0,3 = 0,45 (A)

* HĐ3: Củng cố. Dặn dò

PP: Tái hiện kiến thức.

Thời gian: 2 phút

Năng lực được hình thành:K1; K2; P1; X1; C1

- GV hệ thống lại kiến thức ôn tập.

- Y/c HS về nhà:

+ Xem lại nội dung các bài đã học HK II và nghiên cứu đề cương ôn tập để chuẩn bị cho bài kiểm tra HK II

  • HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.


IV. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá năng lực HS.




















Tuần 36. Bài: BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II NS: 05/05/2014

Tiết 35. ND: 09/05/2014


ĐỀ BÀI:


A/ Trắc nghiệm khách quan (5 điểm ):

I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng của các câu sau ( 2 điểm ).

Câu 1: Vật bị nhiễm điện không có khả năng hút các vật nào dưới đây?

a. Ống nhôm treo bằng sợi chỉ. c. Ống giấy treo bằng sợi chỉ.

b. Vật nhiễm điện trái dấu với nó. d. Vật nhiễm điện cùng dấu với nó.

Câu 2: Có 4 vật a, b, c và d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì:

a. Vật b và c có điện tích cùng dấu. c. Vật b và d có điện tích cùng dấu.

b. Vật a và c có điện tích cùng dấu. d. Vật a và d có điện tích trái dấu.

Câu 3: Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có lợi?

a. Máy bơm nước. c. Quạt điện.

b. Nồi cơm điện. d. Máy thu hình (Ti vi).

Câu 4: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai bóng đèn như nhau mắc nối tiếp có giá trị nào dưới đây?

a. Bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.

b. Nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.

c. Bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn.

d. Lớn hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.

II. Tìm những số thích hợp để điền vào chỗ trống của các câu sau đây ( 3 điểm ).

a) 6kV =…………………V = ………………… mV

b) 15000mV = ………………… V = ……………………kV

c) 0,573A = ……………… mA; 250mA = ………………… A

B/Trắc nghiệm tự luận (5 điểm):

Câu 1: Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1= 4V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi đặt hiệu điện thế U2= 5V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2.(3 điểm)

a) Hãy so sánh I1 và I2. Giải thích.

b) Phải mắc bóng đèn vào hiệu điện thế là bao nhiêu để đèn sáng bình thường? Vì sao?

Câu 2: Hãy nêu tên 2 dụng cụ dùng điện mà em biết và chỉ ra các bộ phận dẫn điện và các bộ phận cách điện trên dụng cụ đó.(2 điểm)


ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2008-2009

MÔN: VẬT LÝ 7


Phần

Mục

Câu trả lời

Điểm





A


I

Câu 1: d

Câu 2: b

Câu 3: b

Câu 4: a

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm



II

a) 6000

6000000

b) 15

0,015

c) 573

0,25

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm










B

Câu 1:

a)

- So sánh I1 < I2

- Vì hiệu điện thế đặt giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn.

b)

- Phải đặt giữa hai đầu bóng đèn hiệu điện thế 6V để đèn sáng bình thường.

- Vì hiệu điện thế này là hiệu điện thế định mức có giá trị bằng số vôn ghi trên bóng đèn.

Câu 2:

- Phích cắm điện

+ Bộ phận dẫn điện là: hai chốt cắm.

+ Bộ phận cách điện là: vỏ nhựa của phích cắm.

- Bóng đèn dây tóc

+ Bộ phận dẫn điện là: dây tóc.

+ Bộ phận cách điện là: Trục thủy tinh.




0,5 điểm

1 điểm



0,5 điểm


1 điểm



0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm


Tổng

10 điểm








Tuần 36 NS: 01/04/2013

Tiết 34 ND: 24/04/2013


Bài 30: TỔNG KẾT CHƯƠNG III. ĐIỆN HỌC

A/ Mục tiêu.

1. Kiến thức: Tự kiểm tra củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương điện học

2. Kỹ năng: Vận dụng 1 cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan

3. Thái độ:

- Hứng thú học tập bộ môn

- Mạnh dạng phát biểu ý kiến trước tập thể

B/ Chuẩn bị.

1. Nội dung: Nghiên cứu nội dung của trong SGK và SGV.

2. Đồ dùng dạy học:

C/ Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

2. Nội dung tiết ôn tập


HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

* HĐ 1: Giới thiệu bài ôn tập (1’)

- GV giới thiệu nội dung của tiết ôn tập


* HĐ2: Kiểm tra – củng cố kiến thức cơ bản (10’)

- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS. Hỏi HS xem câu hỏi nào trong phần tự kiểm tra cần phải chữa. GV tập trung vào các câu hỏi đó và giải đáp thắc mắc cho HS

- GV nhắc lại đặc điểm của HĐT và CĐDĐ trong đoạn mạch mắc nối tiếp

I = I1 = I2

U = U1 + U2

- GV gọi HS đọc trả lời các câu hỏi 10; 11. Y/c HS khác nhận xét

- GV chốt lại kiến đúng. Y/c HS khác sửa chữa nếu cần

- HS xem lại phần tự kiểm tra đã chuẩn bị trong vở, xem có câu hỏi nào cần thảo luận



- HS lắng nghe và ghi vở




- HS đọc trả lời các câu hỏi 10; 11.HS khác nhận xét

- HS lắng nghe và sửa chữa nếu cần

* HĐ3: Vận dụng tổng hợp kiến thức (15’)

- Y/c HS đọc và trả lời câu 1. GV nhận xét


- Y/c HS đọc và trả lời câu 2. GV nhận xét


- Y/c HS đọc và trả lời câu 3. GV nhận xét




- Y/c HS đọc và trả lời câu 4. GV nhận xét


- Y/c HS đọc và trả lời câu 5. GV nhận xét


- Y/c HS đọc và trả lời câu 6. GV nhận xét




- HS đọc và trả lời câu 1

+ Câu 1: D

- HS đọc và trả lời câu 2

+ Câu 2: a/ ( – ) ; b/ ( – ); c/( + ); d/ ( + )

- HS đọc, q/s trả lời câu 3

+ Câu 3:

. Mảnh nilông nhiễm điện âm nó nhận thêm electron

. Miếng len mất electron nó nhiếm điện dương

  • HS đọc và trả lời câu 4

+ Câu 4: C

  • HS đọc và trả lời câu 5

+ Câu 5: C

  • HS đọc và trả lời câu 6

+ Câu 6: Dùng nguồn 6V trong đó là phù hợp nhất. Vì HĐT trên mỗi bóng đèn là 3V( để sáng bình thường) , khi mắc nối tiếp 2 bóng đèn đó, HĐT tổng cộng là 6V

* HĐ4: Trò chơi ô chữ (10’)

- GV hd HS về nhà hoàn thành các ô chữ.

- HS lắng nghe

* HĐ5: Đề cương ôn tập (8’)

- GV giới thiệu đề cương ôn tập để chuẩn bị cho bài kiểm tra KH II

- HS lắng nghe

* HĐ6: Dặn dò (1’)

- Y/c HS về nhà:

+ Xem lại nội dung các bài đã học HK II và ôn tập đề cương ôn tập để chuẩn bị cho bài kiểm tra HK II



* HĐ7: Rút kinh nghiệm.

…………………………………………………………

…………………………………………………………

…………………………………………………………



************************* &&& *************************





Tuần 10. BÀI : KIỂM TRA MỘT TIẾT. NS: 24/ 10/ 09.

Tiết 10. ND: 27/10/ 09.


A/ Mục tiêu: Thông qua tiết kiểm tra:

- GV có thể đánh giá được kết quả học tập của HS về kiến thức, kĩ năng và vận dụng.

- Qua kết quả kiểm tra, HS rút kinh nghiệm và chỉnh đốn lại phương pháp học tập.

B/ Chuẩn bị.

1. Nội dung: GV nghiên cứu kĩ nội dung trọng tâm kiến thức, kĩ năng của những bài đã học chương, những tình huống có liên quan và ghi y/c bài kiểm tra.

- HS Nghiên cứu lại nội dung các bài đã học để trả lời câu hỏi và làm các bài tập tình huống.

2. Đồ dùng dạy học:

C/ Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Nội dung tiết kiểm tra.


ĐỀ BÀI:

A/ Lý thuyết( 6 điểm).

I. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng của các câu sau đây(2 điểm).

Câu 1: Nguồn sáng có đặc điểm gì?

a. Truyền ánh sáng đến mắt ta. b.Tự nó phát ra ánh sáng.

c. Phản chiếu ánh sáng. d. Chiếu ánh sáng các vật xung quanh.

Câu 2: Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc tạo bởi tia phản xạ và pháp tuyến với gương tại điểm tới có đặc điểm.

a. Là góc vuông. c. Bằng góc tạo bởi tia tới và mặt gương.

b. Bằng góc tới. d. Bằng góc tạo bởi tia phản xạ và mặt gương.

Câu 3: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất sau:

a. Là ảnh ảo bé hơn vật. c. Là ảnh ảo bằng vật.

b. Là ảnh thật bằng vật. d. Là ảnh ảo lớn hơn vật.

Câu 4: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có tính chất sau:

a. Là ảnh thật bằng vật. c. Là ảnh ảo bé hơn vật.

b. Là ảnh ảo bằng vật. d. Là ảnh thật bé hơn vật.

II. Tìm những cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống của các câu sau đây(4 điểm).

Câu 1: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với ………… và đường …………………………

Câu 2: Đặt 1 vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy 1 ảnh …… không hứng được trên màn chắn và ……………… vật.

Câu 3: Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường ……………… và đồng tính ánh sáng truyền đi theo ……………………

Câu 4: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi …………… vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. Vì gương cầu lồi cho ảnh ảo ……………… vật.

B/ Tự luận (4 điểm). Hãy làm bài tập sau:

Cho một mũi tên AB đặt trước gương phẳng và song song với gương.

a) Hãy vẽ ảnh của mũi tên AB tạo bởi gương phẳng theo hai cách đã biết.

b) Đặt vật AB như thế nào thì có ảnh cùng phương, ngược chiều với vật.










ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM.

A/ Lý thuyết ( 6 điểm).

I. Mỗi câu chọn đúng được 0,5 điểm.

Câu 1: b Câu 2: b Câu 3: c Câu 4: c

II. Mỗi cụm từ điền đúng được 0,5 điểm.

Câu 1: Tia tới; pháp tuyến.

Câu 2: Ảo; lớn hơn.

Câu 3: Trong suốt; đường thẳng.

Câu 4: Rộng hơn; nhỏ hơn.

B/ Tự luận (4 điểm).

a) Vẽ ảnh của mũi tên AB theo 2 cách dựng.

- Dựng ảnh dựa vào tính chất đối xứng giữa ảnh và vật qua gương.( 1 điểm).

+ Dựng AA’ vuông góc với gương và cắt gương tại H, sao cho A’H= AH. A’ là ảnh của A

( 0,5 điểm).

+ Dựng BB’ vuông góc với gương và cắt gương tại M, sao cho B’M= BM. B’ là ảnh của B

( 0,5 điểm).

- Dựng ảnh dựa vào định luật phản xạ ánh sáng.( 2,5 điểm).

+ Tai 2 điểm A và B vẽ các tia tới AI; AK; BI và BK cắt gương tại các điểm I và K.(0,5 điểm)

+ Tại I và K dựng các pháp tuyến vuông góc với gương là: IN1 và KN2.( 0,5 điểm)

+ Vẽ các tia phản xạ IR1 và KR2. Kéo dài 2 tia này cắt nhau tại A’ A’ là ảnh của A.( 0,5 điểm)

+ Vẽ các tia phản xạ IR3 và KR4. Kéo dài 2 tia này cắt nhau tại B’ B’ là ảnh của B.( 0,5 điểm)

+ Nối A’ và B’ ta thu được ảnh A’B’ của AB.( 0,5 điểm).


…………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


b) Đặt vật vuông góc với gương. Cho ảnh cùng phương ngược chiều với vật.( 0,5 điểm).

4. Tổng kết:

- GV nhận xét giờ kiểm tra.

- GV thu bài kiểm tra về chấm.

5. Dặn dò:

- GV y/c HS về nhà: Nghiên cứu trước nội dung của bài tiếp theo để chuẩn bị cho tiết học tới.



















































































Tuần 27 NS: 01/ 03/ 2014

Tiết 25 ND: 03/ 03/ 2014

BÀI 23: TÁC DỤNG TỪ - TÁC DỤNG HÓA HỌC

VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN


A/ Mục tiêu.

1. Kiến thức:

- Kể tên các tác dụng từ, hóa học, sinh lí của dòng điện và nêu các biểu hiện của từng tác dụng.

- Nêu được ví dụ về tác dụng từ, hóa học, sinh lí.

2. Kĩ năng: Mắc mạch điện đơn giản.

3. Thái độ: Tập trung hợp tác trong hoạt động nhóm

B/ Chuẩn bị.

1. Nội dung: GV nghiên cứu nội dung của bài trong SGK và SGV.

2. Đồ dùng dạy học: Bộ thí nghiệm điện. Dung dịch CuSO4. Tranh h23.2 SGK

C/ Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ (7’)

- HS1: Em hãy nêu tác dụng nhiệt của dđ.

- HS2: Em hãy nêu tác dụng phát sáng của dòng điện.

3. Nội dung bài học.


HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

* HĐ1: Giới thiệu bài (1’)

- GV: Y/c HS q/s hình chụp cần cẩu dùng NCĐ trang đầu chương III

- GV NCĐ là gì? Nó hđ dựa vào t/d nào của dđ? Bài học này sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó.

- HS q/s ảnh chụp cần cẩu dùng NCĐ ở trang đầu chương III

- HS lắng nghe.

* HĐ2: Tác dụng từ

* HĐ2.1: Tính chất từ của nam châm (5’)

- Y/C HS nhắc lại t/d từ của NC đã học ở lớp 5

- Y/C HS cho biết NC có tính chất gì?

- GV: tại sao người ta lại sơn màu đánh dấu 2 nửa NC khác nhau? Khi NC gần nhau, các cực NC tt với nhau ntn? GV làm TN đưa cực của thanh NC lại gần KNC. Y/c HS cho biết ht gì xảy ra

- HS: nhắc lại t/c của NC

- HS: NC hút sắt, thép. Mỗi NC có 2 cực

- HS q/s và cho biết hiện tượng: 1 trong 2 cực của KNC bị hút còn cực kia bị đẩy

* HĐ2.2: Nam châm điện (5’)

- GV giới thiệu về NCĐ h23.1 SGK

- Y/C đọc và trả lời câu hỏi C1 theo hướng dẫn

+ Khi ngắt hoặc đóng công tắc: đưa lần lượt đinh sắt, dây đồng, nhôm, lại gần đầu cuộn dây có hiện tượng gì xảy ra?

+ Nếu đổi đầu cuộn dây hiện tượng xảy ra như thế

nào?


- GV y/c HS thảo luận nhóm để hoàn thành kết luận

- HS q/s h23.1 SGK

- HS đọc và trả lời câu C1 theo hd của GV:

+ Khi công tắc ngắt: không có hiện tượng gì. Khi đóng công tắc: đầu cuộn dây hút đinh sắt, không hút dây đồng, nhôm

+ Khi đưa 1 trong 2 cực của NC lại gần thì cực này của NC hoặc bị hút hoặc bị đẩy. Nếu đảo đầu đoạn dây, cực của NC lúc trước bị hút, nay bị đẩy và ngược lại

- HS thảo luận nhóm để ht kl và ghi vở

(1)- NCĐ; (2)- tính chất từ

* HĐ2.3: Tìm hiểu chuông điện (9’)

- GV mắc chuông điện và cho biết hoạt động

- GV treo tranh h23.2. Y/c HS dựa vào tranh vẽ hãy chỉ ra các bộ phận chính cơ bản của chuông điện. Cho HS tìm hiểu hoạt động của chuông điện qua phần trả lời câu C2, C3, C4. GV nhận xét và cho HS ghi vở













- GV giới thiệu hđ của NCĐ dựa vào t/d từ của dđ. Đầu gõ chuông điện chuyển động làm cho chuông kêu liên tiếp. Đó là hiện tượng t/d cơ học của dđ và kể một số ứng dụng trong thực tế t/d này của dđ

- GV: Dòng điện gây ra xung quanh nó một từ trường. Các đường dây cao áp có thể gây ra những điện từ trường mạnh, những người dân sống gần dây điện cao thế có thể chịu ảnh hưởng của trường điện từ này. Dưới t/d của trường điện từ mạnh, các vật đặt trong đó có thể bị nhiễm điện do ảnh hưởng đó có thể khiến cho tuần hoàn máu của người bị ảnh hưởng, căng thẳng, mệt mỏi. Vậy có biện pháp nào để làm giảm các tác hại trên?

- HS q/s

- HS q/s tranh và chỉ ra các bộ phận cơ bản của chuông điện. Thảo luận nhóm các câu C2,C3,C4

+ C2: khi đóng công tắc có dđ chạy qua cuộn dây cuộn dây thành NCĐ. Cuộn dây hút miếng sắt làm đầu gõ chuông đập vào chuông chuông kêu

+ C3: Chỗ hở của của mạch là chỗ miếng sắt bị hút nên rời khỏi tiếp điểm. Khi mạch hở, cuộn dây không có dđ chạy qua ko hút sắt. Do tính đàn hồi của thanh kim loại nên miếng sắt lại trở về tì vào tiếp điểm

+ C4: khi miếng sắt tì vào tiếp điểm, mạch kín. Cuộn dây lại hút miếng sắt và đầu gõ chuông lại đập vào chuông làm chuông kêu. Mạch lại bị hở… Cứ như vậy chuông kêu liên tiếp chừng nào công tắc còn đóng

- HS lắng nghe.





- HS lắng nghe và đưa ra các biện pháp để giảm thiểu các tác hại đó là cần xây dựng các lưới điện cao áp xa khu dân cư.


* HĐ3: Tác dụng hóa học (7’)

- GV: Mắc mạch điện h23.3 chưa đóng công tắc. Cho HS q/s màu sắc ban đầu 2 thỏi than, chỉ rõ thỏi than nào được nối với cực âm của nguồn điện. Đóng mạch điện cho đèn sáng. Hỏi: Than chì là vật liệu dẫn điện hay cách điện? Dung dịch CuSO4 là chất dẫn điện hay cách điện? vì sao?

- GV: sau vài phút ngắt công tăc, nhấc thỏi than nói với cực âm của nguồn. Y/c HS nhận xét màu sắc ban đầu so với bây giờ.

- GV giới thiệu: màu đỏ nhạt đó là KL đồng, ht đồng tách khỏi dung dịch muối đồng khi có dđ chạy qua chứng tỏ dđ có t/d hóa học

- Y/c HS hoàn thành kết luận SGK. GV nx và bổ sung. GV dùng khăn lau khô hết lớp đồng bám vào thỏi than cho thật sạch, giới thiệu 1 số ứng dụng t/d hóa học của dđ trong thực tế và y/c HS về nhà đọc phần có thể em chưa biết để tìm hiểu thêm

- GV: Dòng điện gây ra các phản ứng điện phân, Việt Nam là đất nước có khí hậu nóng ẩm, do những yếu tố tự nhiên, việc sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt, …) và hoạt động sx công nghiệp cũng tạo ra nhiều khí độc hại (CO, CO2, NO, NO2, SO2, H2S, …). Các khí này hòa tan trong hơi nước tạo ra môi trường điện li. Môi trường điện li này sẽ khiến cho kim loại bị ăn mòn (ăn mòn hóa học). Vậy có biện pháp nào để làm giảm các tác hại trên?

- HS q/s và nghe GV giới thiệu dụng cụ TN h23.3. nhận xét màu sắc ban đầu của thỏi than chì là màu đen





- HS: Than chì và dung dịch CuSO4 đều là chất dẫn điện vì nó đều cho dđ đi qua biểu hiện là đèn sáng

- HS: sau khi có dđ chạy qua thỏi than được nối với cực âm của nguồn điện biến đổi màu thành màu đỏ nhạt

- HS hoàn thành kết luận: Dòng điện chạy qua dung dịch muối CuSO4 làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ 1 lớp vỏ bằng đồng




- HS lắng nghe và đưa ra các biện pháp để giảm thiểu các tác hại đó là cần bao bọc kim loại bằng chất chống ăn mòn hóa học và giảm thiểu các khí thải độc hại trên

* HĐ4: Tác dụng sinh lí (6’)

- GV nếu sơ ý có thể bị điện giật làm chết người

- Y/c HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: Dđ chạy qua cơ thể người có hại hay có lợi? cho ví dụ. Nêu t/d của mạng điện gđ trực tiếp đi qua cơ thể người có hại gì?

- GV lưu ý: ko được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiệt điện nếu chưa rõ cách sd.

- GV nêu các t/d sinh lí của dòng điện:

+ Dđ có cường độ 1mA đi qua cơ thể người gây ra cảm giác tê, co cơ bắp ( điện giật). Dđ càng mạnh càng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của con người. Dđ mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, tim ngừng đập, ngạt thở, nếu dđ mạnh có thể gây tử vong.

+ Dòng điện có cường độ nhỏ được sd để chữa bệnh (điện châm). Trong cách này, các điện cực được nối với các huyệt, các dòng điện làm các huyệt được kích thích hoạt động. Việt Nam là nước có nền y học châm cứu tiên tiến trên thế giới.

- Y/C HS nêu các biện pháp an toàn khi sd dòng điện. GV nx.

- HS lắng nghe


- HS đọcSGK và trả lời câu hỏi: Nếu dđ trong mạch điện gđ, đi trực tiếp qua cơ thể người có thể gây điện giật nguy hiểm đến tính mạng con người

- HS lắng nghe



- HS lắng nghe













- HS: Cần tránh bị điện giật bằng cách sd các chất cách điện để cách li dđ với cơ thể và tuân thủ các quy tắc an toàn điện.

* HĐ5: Vận dụng - Củng cố (4’)

- GV hệ thống lại nội dung bài học

- Y/C HS đọc phần ghi nhớ SGK

- Y/c HS đọc và trả lời câu C7 GV nhận xét

- Y/c HS đọc và trả lời câu C8 GV nhận xét

- HS lắng nghe

- HS đọc phần ghi nhớ SGK

- HS đọc và trả lời câu C7: C

- HS đọc và trả lời câu C8: D

* HĐ6: Dặn dò (1’)

- Y/C HS về nhà: Học bài. Làm các bài tập từ 23.1 đến 23.4 trong SBT. Nghiên cứu lại nội dung của các bài đã học của chương III để chuẩn bị cho tiết ôn tập



D/ Rút kinh nghiệm:


…………………………………………………………………


…………………….……………………………………………















Tuần 27 NS: 04/ 03/ 2014

Tiết 26 ND: 07/ 03/ 2014

BÀI : ÔN TẬP

A/ Mục tiêu.

1. Kiến thức: Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của bài đã học trong chương điện học

2. Kĩ năng: Vận dụng 1 cách tổng hợp các kiến thức trong các bài đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan

3. Thái độ: Hứng thú học tập, mạnh dạn phát biểu ý kiến trước tập thể

B/ Chuẩn bị.

1. Nội dung:

- GV nghiên cứu nội dung ôn tập của bài trong SGK và SGV.

- HS nghiên cứu lại các bài đã học trong chương điện học

2. Đồ dùng dạy học:

C/ Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Nội dung bài học.


HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

* HĐ1: Giới thiệu bài (2’)

- GV: Tiết học này sẽ củng cố lại kiến thức của các bài đã học trong chương điện học.


* HĐ2: Củng cố các kiến thức cơ bản thông qua hệ thống câu hỏi sau (17’)

- GV đưa ra các câu hỏi y/c HS đọc và trả lời các câu hỏi

+ Đặt 1 câu có nghĩa với các cụm từ: cọ xát; nhiễm điện

+ Có những loại điện tích nào? Các điện tích loại nào thì hút nhau? Loại nào thì đẩy nhau ?


+ Đặt câu có nghĩa với các cụm từ sau: vật nhiễm điện dương, âm, nhận thêm electron và mất electron

+ Điền cụm từ thích hợp vào các chỗ trống của các câu sau

a/ Dòng điện là dòng ………… có hướng

b/ Dòng điện trong kl là dòng ……… có hướng

+ Vật nào sau đây là dẫn điện ở đk bình thường?

a/ Mảnh tôn b/ Đoạn dây nhựa

c/ Mảnh nilong d/ Không khí

e/ Đoạn dây đồng f/ Mảnh sứ

+ Kể tên các tác dụng chính của dòng điện.


- GV nhận xét các câu trả lời, cho HS ghi vở

- HS đọc và trả lời câu hỏi của GV


+ Đặt câu có nghĩa

. Cọ xát là một cách làm nhiễm điện nhiều vật

+ Có 2 loại điện tích đó là: điện tích (+) và (-). Các điện tích khác loại thì hút nhau. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau

+ Đặt câu với các cụm từ đã cho:

. Vật nhiễm điện ( + ) do mất bớt electron

. Vật nhiễm điện ( - ) do nhận thêm electron

+ Điền từ thích hợp


a/ …… các điện tích dịch chuyển ……

b/ …… các electron tự do dịch chuyển ……


+ Các vật dẫn điện ở điều kiện bình thường

a/ Mảnh tôn

b/ Đoạn dây đồng



+ Các tác dụng chính của dđ: Tác dụng nhiệt, t/d phát sáng, t/d từ, t/d hóa học và tác dụng sinh lí

- HS lắng nghe

* HĐ3: Vận dụng tổng hợp (25’)

- GV hd HS làm các bài tập vận dụng

+ Bài tập1: Trong mỗi ha, b, c, d, cả 2 vật A,B đều bị nhiễm điện và được treo bằng các sợi chỉ mảnh. Hãy ghi dấu ( + )hay ( - ) cho vật chưa ghi dấu

+ Bài tập 2: Trong các sơ đồ điện, sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện

- HS đọc và trả lời các bài tập vận dụng

+ Bài tập 1



a/ Vật B mang điện âm ( - )

b/ Vật A mang điện âm ( - )








c/ Vật B mang điện âm ( + )

d/ Vật A mang điện âm ( + )



+ Bài tập 2: Sơ đồ c có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dđ: đi từ cực dương (+) và về từ cực âm (-) của nguồn điện trong mạch điện kín

* HĐ4: Dặn dò (1’)

- Y/C HS về nhà: Xem lại nội dung đã ôn tập. Học thuộc và làm lại các BT để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết





D/ Rút kinh nghiệm:


…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

Tuần 28 NS: 11/ 03/ 2014

Tiết 27 ND: 14/ 03/ 2014

BÀI: KIỂM TRA MỘT TIẾT.

I/ Mục tiêu.

1. Kiến thức: Nắm vững các kiến thức cơ bản đã học từ kì II

2. Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức để trả lời các bài tập và giải thích các hiện tượng liên quan.

3. Thái độ: HS rút kinh nghiệm cải tiến phương pháp học tập.

II/ Chuẩn bị.

1. Nội dung: Nghiên cứu nội dung của các bài đã học trong SGK và SGV. Chọn loại hình kiểm tra và soạn đề kiểm tra.

2. Đồ dùng dạy học:

III/ Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Nội dung kiểm tra.

ĐỀ KIỂM TRA.

a) Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình

Nội dung

Tổng số tiết

Lí thuyết

Tỉ lệ thực dạy

Trọng số

LT (Cấp độ 1,2)

VD (Cấp độ 3,4)

LT (Cấp độ 1,2)

VD (Cấp độ 3,4)

Chương 1: Quang học

9

7

4,9

4,1

54,4

45,6

Chương 2: Âm học

7

6

4,2

2,8

60,0

40,0

Tổng

16

13

9,1

6,9

114,4

95,6

b) Tính số câu hỏi và điểm số chủ đề kiểm tra ở các cấp độ

Cấp độ

Nội dung (chủ đề)

Trọng số

Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra)

Điểm

số

T.số

TN

TL

Cấp độ 1,2

(Lí thuyết)

Ch.1: Quang học

21,8

2,2 ≈ 2

1 (0,5đ; 2')

1 (1,5đ; 6')

2,0

Ch.2: Âm học

36,0

3,6 ≈ 3

2 (1,0đ; 4')

1 (2,5đ; 11')

3,5

Cấp độ 3,4

(Vận dụng)

Ch.1: Quang học

18,2

1,8 ≈ 2

1 (0,5đ; 3')

1 (1,5đ; 6')

2,0

Ch.2: Âm học

24,0

2,4 ≈ 3

2 (1,0đ; 6')

1 (1,5đ; 8)

2,5

Tổng

100

10

6 (3,0đ; 15')

4 (7,0đ; 30')

10


c) Ma trận đề kiểm tra

Cấp độ

Tên

Chủ đề

Nhận biết


Thông hiểu


Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp


Cấp độ cao





1. Quang học

1. Nêu được đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi.

2. Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.


3. Vẽ ảnh của một vật dựa vào đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng.



Số câu

2

C1. 4,5

2

C2. 1,6



1

C3. 7

5


Số điểm

1

1


3

5






2. Âm học



4. Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa.

5. Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.


6. Biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém

7. Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.











Số câu

1

C4. 2

1

C5. 3

1

C6. 8

1

C7. 9


4

Số điểm

0,5

0,5

2

2

5

Tổng số câu

3

3

3

9

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

1,5

15%

1,5

15%

7

70%

10

100%


NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA

A/ Trắc nghiệm (3đ).

I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng của các câu sau đây.( 2đ)

Câu 1: Trong những cách sau đây, cách nào làm lược nhựa nhiễm điện?

a. Nhúng lược nhựa vào nước ấm rồi lấy ra thấm khô nhẹ nhàng.

b. Áp sát lược nhựa một lúc lâu vào một cực dương của pin.

c. Tì sát và vuốt mạnh lược nhựa trên áo len.

d. Phơi lược nhựa ngoài trời nắng trong 3 phút.

Câu 2: Hai quả cầu bằng nhựa có cùng kích thước, nhiễm điện cùng loại như nhau. Giữa chúng có lực tác dụng như thế nào trong số các khả năng sau?

a. Hút nhau. b. Có lúc hút có lúc đẩy.

c. Đẩy nhau. d. Không có lực tác dụng.

Câu 3: Vật nào trong các vật dưới đây là vật dẫn điện?

a. Thanh gỗ khô. b. Một đoạn dây nhựa.

c. Một đoạn ruột bút chì. d. Thanh thủy tinh.

Câu 4: Trong các vật dưới đây vật nào không có các electron tự do?

a. Một đoạn dây thép. b. Một đoạn dây nhựa.

c. Một đoạn dây đồng. d. Một đoạn dây nhôm.

II. Chọn những cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống của các câu sau đây.(1đ)

Câu 5: Dòng điện là dòng ……………………………………………………… có hướng.

Câu 6: Chất dẫn điện là chất cho …………………… đi qua.

Câu 7: Dòng điện chạy trong …………………… bao gồm các thiết bị điện được nối liền với 2 cực của ………………………… bằng dây dẫn.

B/ Tự luận (7đ).

Câu 8: Hãy nêu các tác dụng của dòng điện và lấy ví dụ tương ứng.(2,5đ)

Câu 9: Hãy vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin gồm: bộ nguồn, công tắc, bóng đèn và dây dẫn. Xác định chiều dòng điện trong sơ đồ mạch điện.(4,5đ)


ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM.

A/ Trắc nghiệm (5đ).

I. (2đ): Mỗi câu chọn đúng được 0,5 điểm.

Câu 1: c Câu 2: b Câu 3: b Câu 4: c

II. (2,5đ): Mỗi từ, cụm từ điền đúng được 0,5 điểm

Câu 5: Các điện tích dịch chuyển

Câu 6: Các electron tự do dịch chuyển

Câu 7: Mạch điện kín; nguồn điện

B/ Tự luận (7đ).

Câu 8.(2đ): Nêu đúng và lấy được ví dụ của mỗi tác dụng của dòng điện được 0,5 điểm.

- Tác dụng nhiệt: Dòng điện qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và đèn phát sáng.

- Tác dụng phát sáng: Dòng điện làm sáng đèn bút thử điện và đèn điốt phát quang (đèn LED).

- Tác dụng từ: Nam châm điện có khả năng làm quay kim nam châm hay có khả năng hút các đinh sắt hoặc thép

- Tác dụng hóa học: Dùng để mạ các đồ gia công mĩ nghệ

- Tác dụng sinh lí: Làm cơ của người hay động vật bị co giật.

Câu 9: Vẽ đúng sơ đồ mạch điện được 2 điểm.

Xác định đúng chiều dòng điện được 0,5 điểm.


V. Bảng tổng kết:

Lớp

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

7A











7B



















Tuần 29 NS: 18/ 03/ 2014

Tiết 28 ND: 21/ 03/ 2014

Bài 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN


A/ Mục tiêu.

1. Kiến thức: Nêu được tác dụng của dđ càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn. Nêu được đơn vị cđdđ là gì?

2. Kỹ năng: Sử dụng được ampe kế để đo cđdđ.

3. Thái độ: Trung thực hứng thú học tập bộ môn

B/ Chuẩn bị.

1. Nội dung: Nghiên cứu nội dung của bài trong SGK và SGV.

2. Đồ dùng dạy học: 2 pin, 1ampe kế, 1 công tắc, 5 dây nối có vỏ bọc cách điện

C/ Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Nội dung bài học.


HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

* HĐ 1: Giới thiệu bài (5’)

- GV mắc sẵn mạch điện h24.1 trên bàn. Y/c HS q/s và trả lời câu hỏi: Bóng đèn dây tóc hoạt động dựa vào t/d nào của dđ ?

- GV di chuyển con chạy của biến trở, gọi HS nhận xét độ sáng của bóng đèn

- GV: khi đèn sáng hơn đó là lúc cđdđ qua đèn >. Như vậy dựa vào tác dụng của dđ là mạnh hay yếu có thể xđ cđdđ. CĐDĐ là 1 đại lượng Vật Lí, vì vậy nó có đơn vị đo và dụng cụ đo riêng. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cđdđ qua bài học hôm nay.

- HS q/s và trả lời câu hỏi: Bóng đèn dây tóc hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện


- HS : Bóng đèn lúc sáng lúc tối


- HS lắng nghe




* HĐ2: Cường độ dòng điện

* HĐ2.1: Quan sát thí nghiệm của giáo viên (10’)

- GV giới thiệu mạch điện TN h24.1 và các t/d của các thiết bị, dụng cụ được sử dụng

- GV làm TN, dịch chuyển con chạy của biến trở để bóng đèn lúc sáng mạnh , lúc sáng yếu

- Y/c HS đưa ra nhận xét trong SGK. GV nx và bổ sung cho HS ghi vở

- HS lắng nghe



- HS q/s GV làm TN



- HS đưa ra nx bằng cách điền các cụm từ thích hợp

+ Mạnh ( yếu ); lớn ( nhỏ )

* HĐ2.2: Cường độ dòng điện (3’)

- GV giới thiệu về cđdđ và đơn vị của nó

- HS lắng nghe và ghi vở

+ Cường độ dòng điện được kí hiệu bằng chữ ( I )

+ Đơn vị của nó là ampe, kí hiệu là A

1mA = 0,001A; 1A = 1000mA

* HĐ3: Ampe kế (10’)

- GV giới thiệu ampe kế


- Y/c HS đọc và trả lời câu C1 để hiểu ampe kế là gì? GV nx câu trả lời và cho HS ghi vở






- HS lắng nghe và ghi nhớ: ampe kế là dụng cụ dùng để đo cđdđ

- HS đọc và trả lời câu hỏi C1:

a)

Ampe kế

GHĐ

ĐCNN

H24.2a

100A

10A

H24.2b

6A

0,5A

b/ Ampe kế h24.2a và 24.2b dùng kim chỉ thị, ampe kế h24.2c hiện số

c/ Ở các chốt nối dây dẫn của ampe kế có ghi dấu “+” và dấu “ – ”

* HĐ4: Đo cường độ dòng điện (8’)

- Y/c HS đọc câu hỏi trong phần III SGK

- Y/c HS thực hiện từng nội dung của phần III trong SGK. GV theo dõi từng nội dung và giúp đỡ các nhóm còn yếu

+ GV vẽ sơ đồ lên bảng

+ Kiểm tra việc mắc ampe kế





+ Y/c HS so sánh và ghi nhận xét như y/c của câu C2 trong SGK

- HS đọc phần III SGK

- HS thực hiện, từng nội dung trong SGK theo hướng dẫn của GV


+ Sơ đồ mạch điện h24.3 được vẽ

+ C2: Nhận xét: Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng ( lớn ) thì đèn càng ( sáng )

* HĐ5: Vận dụng – Củng cố (8’)

- GV nhận xét lại nội dung bài học.

- Y/c HS đọc và trả lời câu C3. GV nhận xét




- Y/c HS đọc và trả lời câu C4. GV nhận xét



- Y/c HS đọc và trả lời câu C5. GV nhận xét


- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK và có thể em chưa biết SGK

- HS lắng nghe

- HS đọc và trả lời câu C3:

a) 0,175A = 175mA

b) 0,38A = 380mA

c) 1250mA = 1,25A

d) 280mA = 0,28A

- HS đọc và trả lời câu C4

+ Chọn A 2) 20mA là phù hợp để đo dđ a) 15 mA

+ Chọn A 3) 250 mA là phù hợp để đo dđ b) 0,15A

+ Chọn A 4) 2A là phù hợp để đo dđ c) 1,2 A

- HS đọc và trả lời câu C5

+ A được mắc đúng trong sơ đồ a) ở h24.4 SGK. Vì chốt “+” của A được mắc với cực “+” của nguồn điền

- HS đọc phần ghi nhớ SGK và có thể em chưa biết SGK

* HĐ6: Dặn dò (1’)

- Y/c HS về nhà:

+ Học thuộc bài

+ Làm các bài tập 24.1 24.4 SBT

+ Nghiên cứu trước nội dung của bài 25 SGK.


D/ Rút kinh nghiệm.


.................................................................................................................................................................


Tuần 30 NS: 24/ 03/ 2014

Tiết 29 ND: 28/ 03/ 2014

Bài 25: HIỆU ĐIỆN THẾ


A/ Mục tiêu.

1. Kiến thức: Nêu được: giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế, khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin (còn mới) có giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện này. Nêu được: đơn vị đo hiệu điện thế. Nêu được khi có hiệu điện thế gữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn. Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sd nó đúng với hđt định mức được ghi trên dụng cụ đó.

2. Kỹ năng: SD được vôn kế để đo hđt giữa hai cực của pin trong một mạch điện hở. SD được ampe kế để đo cđdđ và vôn kế để đo hđt gữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín.

3. Thái độ: Ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh.

B/ Chuẩn bị.

1. Nội dung: Nghiên cứu nội dung của bài trong SGK và SGV.

2. Đồ dùng dạy học: 2 pin, 1 vôn kế, 1ampe kế, 1 bóng đèn, 1 công tắc, 7 dây nối

C/ Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

- HS: Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì? Người ta dùng dụng cụ nào để đo cường độ dòng điện? Ampe kế được mắc như thế nào trong sơ đò mạch điện?

3. Nội dung bài học.


HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

* HĐ 1: Giới thiệu bài (2’)

- GV giới thiệu bài như phần mở bài SGK.

- HS lắng nghe

* HĐ2: Hiệu điện thế (8’)

- GV giới thiệu: giữa 2 cực của nguồn điện có một hđt.

- GV giới thiệu kí hiệu và đơn vị đo hđt. Y/C HS ghi vở.


- Y/C HS đọc và trả lời câu hỏi C1 dựa vào các loại pin và acquy. GV nx và giới thiệu thêm giữa hai ổ lấy điện trong nhà là 220V, máy biến thế còn có các ổ lấy điện ghi 220V, 110V, 12V, 9V.

- HS lắng nghe


- HS lắng nghe và ghi vở:

+ HĐT kí hiệu là U

+ Đơn vị của HĐT là vôn (V)

- HS đọc và trả lời câu C1:

+ Pin tròn: 1,5V

+ Acquy của xe máy: 6V – 12V

+ Giữa hai ổ lấy điện trong nhà: 220V

* HĐ3: Vôn kế (5’)

- GV giới thiệu vôn kế là dụng cụ đo hđt. Ta sẽ nghiên cứu về cách nhận biết về vôn kế và đặc điểm của vôn kế

- Y/C HS quan sát vôn kế và cho biết đặc điểm của vôn kế để nhận biết vôn kế với các đồ dùng điện khác, đặc điểm của nó theo các bước như tìm hiểu của ampe kế của bài trước.

- Y/C HS xác định GHĐ và ĐCNN của vôn kế. Tìm hiểu thêm GHĐ và ĐCNN của các vôn kế có trong h25.2 a,b.

- Y/C HS xác định các vôn kế trong h25.2 vôn kế nào vôn kế dùng kim và vôn kế nào là vôn kế hiện số.

- HS lắng nghe và ghi vở: Vôn kế là dụng cụ dùng để đo hĐT.


- HS quan sát vôn kế, tìm hiểu các đặc điểm của chúng:

+ Có 2 chốt nối dây là (+) và (-)

+ Chốt điều chỉnh kim của vôn kế và vạch số 0.

- HS xác định GHĐ và ĐCNN của vôn kế:

+ H25.2a: GHĐ 300V; ĐCNN 50V

+ H25.2b: GHĐ 20V; ĐCNN 2,5V

- HS xác định các vôn kế trong h25.2 vôn kế h25.2a, b là vôn kế dùng kim còn vôn kế h25.2c là vôn kế hiện số.

* HĐ4: Đo hđt giữa hai cực của nguồn điện khi mạch điện hở (14’)

- GV giới thiệu kí hiệu của vôn kế trên sơ đồ mạch điện là:

- Y/c HS quan sát h25.3, vẽ sơ đồ mạch điện (ghi rõ chốt nối của vôn kế). GV nhận xét





- GV giới thiệu với nguồn điện là 1 pin như hình vẽ. Vôn kế của nhóm có thích hợp để đo hđt giữa hai đầu của nguồn điện không? Tại sao?

- Y/C các nhóm kiểm tra xem kim của vôn kế đã chỉ đúng vạch số 0 chưa, sau đó mắc mạch điện h25.3, lưu ý mắc đúng chốt vôn kế vào mạch điện, công tắc ngắt(mạch hở).

- Y/C HS đọc và ghi số chỉ của vôn kế vào bảng 2. Thay nguồn điện 2 pin làm tương tự để đọc kết quả số chỉ vôn kế, rút ra kết luận từ bảng két quả đo đưa ra kết luận. GV nx và cho HS ghi vở.

- GV giới thiệu cách sd đồng hồ vạn năng ở chức năng đo hđt.

- HS lắng nghe.


- HS quan sát h25.3, vẽ sơ đồ mạch điện

- HS lắng nghe và trả lời: Dựa vào GHĐ của vôn kế thì vôn kế đo phù hợp. Vì GHĐ lớn hơn số vôn ghi trên pin.

- HS làm việc theo nhóm kiểm tra vị trí kim của vôn kế ban đầu (điều chỉnh nếu cần) và mắc mạch điện theo h25.3 khi công tắc ngắt.


- HS đọc và ghi số chỉ của vôn kế vào bảng 2 và rút ra kết luận: Số chỉ của vôn kế bằng số vôn ghi trên vỏ nguồn điện.


- HS lắng nghe.

* HĐ5: Vận dụng – Củng cố (10’)

- GV hệ thống lại nội dung bài học.

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết SGK

- Y/c HS đọc và trả lời câu C4. GV nhận xét


- Y/c HS đọc và trả lời câu C5. GV nhận xét





- Y/c HS đọc và trả lời câu C6. GV nhận xét

- HS lắng nghe.

- HS đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết SGK

- HS đọc và trả lời câu C4

a) 2500mV; b) 6000V; c) 0,110kV; d) 1,200V

- HS đọc và trả lời câu C5

+ a) Vôn kế trên mặt đồng hồ kí hiệu là V

+ b) GHĐ là 45V; ĐCNN là 1V

+ c) Ở vị trí 1 kim của vôn kế chỉ: 3V

+ d) Ở vị trí 2 kim của vôn kế chỉ: 42V

- HS đọc và trả lời câu C6: 1- c; 2- a; 3- b

* HĐ6: Dặn dò (1’)

- Y/c HS về nhà:

+ Học thuộc bài

+ Làm các bài tập 25.1 25.3 SBT

+ Nghiên cứu trước nội dung của bài 26 SGK.






D/ Rút kinh nghiệm.


..............................................................................................


..............................................................................................



Tuần 31 NS: 01/ 04/ 2014

Tiết 30 ND: 04/ 04/ 2014


Bài 26: HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN

A/ Mục tiêu.

1. Kiến thức:

- Nêu được khi có hiệu điện thế gữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn.

- Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó.

2. Kỹ năng:

- Sử dụng được vôn kế để đo HĐT giữa 2 đầu dụng cụ dùng điện

- Sử dụng được ampe kế để đo cđdđ và vôn kế để đo hđt gữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín.

3. Thái độ: có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế cs để sd đúng và an toàn các thiết bị điện.

B/ Chuẩn bị.

1. Nội dung: Nghiên cứu nội dung của bài trong SGK và SGV.

2. Đồ dùng dạy học: 2 pin, 1 vôn kế, 1ampe kế, 1 bóng đèn, 1 công tắc, 7 dây nối

C/ Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

- HS: Đơn vị đo HĐT là gì? Người ta dùng dụng cụ nào để đo HĐT? Vôn kế được mắc như thế nào trong sơ đồ mạch điện?

3. Nội dung bài học.


HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

* HĐ 1: Giới thiệu bài (5’)

- GV: Đưa ra 1 bóng đèn dây tóc có ghi trên bóng đèn định mức 220V, gọi HS đọc số ghi trên bóng đèn

- GV: Em cho biết ý nghĩa của con số này

- GV: Trên các dụng cụ dùng điện thường có ghi số vôn. Liệu ý nghĩa con số này có như bạn vừa trả lời không, ta sẽ đi tìm câu trả lời trong bài học hôm nay


- HS lắng nghe, đọc số ghi trên bóng đèn: 220V



- HS: ý nghĩa của số này là HĐT định mức của đèn

- HS lắng nghe



* HĐ2: Hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn

* HĐ2.1: Bóng đèn chưa được mắc vào mạch điện (5’)

- GV mắc mạch điện TN1 (bóng đèn chưa được mắc vào mạch điện ), y/c HS q/s số chỉ của vôn kế và trả lời câu C1

- HS q/s và trả lời câu C1

+ C1: Giữa 2 đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch có HĐT bằng 0


* HĐ2.2: Bóng đèn được mắc vào mạch điện (10’)

- GV tiến hành TN2 ( bóng đèn được mắc vào mạch điện )

- Y/c HS đọc và trả lời câu hỏi C3. GV nx



- Y/c HS đọc giới thiệu của SGK trang 73 và trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa của số vôn ghi trên các dụng cụ dùng điện ?


- Y/c HS đọc và trả lời câu C4. GV nhận xét và cho HS ghi vở

- HS q/s và ghi kết quả TN vào bảng 1


- HS đọc và trả lời câu C3: HĐT giữa 2 đầu bóng đèn càng lớn (nhỏ) thì dđ chạy qua đèn có cđ càng lớn (nhỏ)

- HS đọc phần giới thiệu trang 73 SGK và trả lời câu hỏi: Số vôn ghi trên các dụng cụ dùng điện là giá trị HĐT định mức. Mỗi dụng cụ dùng điện sẽ hđ bình thường khi được sử dụng hđt định mức

- HS đọc và trả lời câu C4: Đèn ghi 2,5V, phải mắc đèn này vào HĐT 2,5V để nó không bị hỏng.


* HĐ3: Sự tương tự giữa HĐT và sự chênh lệch mức nước (8’)

- Y/c HS đọc và hoàn thành câu C5. GV nhận xét



- HS đọc và trả lời câu C5

a) Chênh lệch mực nước; dòng nước

b) HĐT; dđ

c) Chênh lệch mực nước; hđt; dđ


* HĐ4: Vận dụng – Củng cố (10’)

- Y/c HS đọc và trả lời câu C6. GV nhận xét

- Y/c HS đọc và trả lời câu C7. GV nhận xét

- Y/c HS đọc và trả lời câu C8. GV nhận xét

- GV hệ thống lại nội dung bài học.

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết SGK

- HS đọc và trả lời câu C6.

+ C6: C

  • HS đọc và trả lời câu C7

+ C7: A

  • HS đọc và trả lời câu C8

+ C8: C

- HS lắng nghe

- HS đọc phần ghi nhớ SGK và có thể em chưa biết SGK


* HĐ5: Dặn dò (2’)

- Y/c HS về nhà:

+ Học thuộc bài

+ Làm các bài tập 26.1 26.3 SBT

+ Nghiên cứu trước nội dung của bài 27 SGK và chuẩn bị trước mẫu báo cáo thực hành





D/ Rút kinh nghiệm.


…….........................................................................


…….........................................................................


************************* &&& *************************













Tuần 32 NS: 09/ 04/ 2014

Tiết 31 ND: 11/ 04/ 2014


Bài 27: THỰC HÀNH.

ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VỚI ĐOẠN MẠCH MẮC NỐI TIẾP.


A/ Mục tiêu.

1. Kiến thức: Nêu được mối quan hệ giữa các cđdđ và các hđt trong đoạn mạch mắc nối tiếp.

2. Kỹ năng: Mắc được hai bóng đèn nối tiếp và vẽ được sơ đồ tương ứng. Xác định được bằng TN mối quan hệ giữa các cđdđ và các hđt trong đoạn mạch mắc nối tiếp.

3. Thái độ: Hứng thú học tập bộ môn, có ý thức thu thập thông tin trong thực tế đời sống.

B/ Chuẩn bị.

1. Nội dung: Nghiên cứu nội dung của bài thực hành trong SGK và SGV.

2. Đồ dùng dạy học:

- Mỗi nhóm HS: 2 pin, 2 vôn kế, 1ampe kế, 2 bóng đèn, 1 công tắc, 9 dây nối

- Mỗi HS chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành.

C/ Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

- HS: Trong mạch điện vôn kế, ampe kế được mắc như thế nào?

3. Nội dung bài học.


HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

* HĐ 1: Giới thiệu bài (3’)

- GV: Mắc mạch điện h27.1a SGK và giới thiệu mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp. Vậy cđdđ và hđt trong đoạn mạch mắc nối tiếp có đặc điểm gì?

- HS quan sát.


* HĐ2: Mắc nối tiếp hai bóng đèn (13’)

- Y/C HS q/s h27.1a và h27.1b để nhận biết 2 bóng đèn trong mạch điện này mắc nối tiếp. Cho biết trong mạch điện này, ampe kế và công tắc được mắc như thế nào với các bộ phận khác?

- Y/c HS lựa chọn dụng cụ để mắc h27.1a theo nhóm sau đó vẽ sơ đồ.






- GV kiểm tra các nhóm. GV nx và lưu ý các bộ phận được mắc liên tiếp không nhất thiết phải đúng thứ tự như SGK.

- HS q/s h27.1a, h27.1b trả lời câu hỏi của GV: Ampe kế và công tắc nối tiếp trong mạch với các bộ phận khác



  • HS vẽ sơ đồ mạch điện và mắc mạch điện

- HS lắng nghe.



* HĐ3: Đo cường độ dòng điện với đoạn mạch nối tiếp (10’)

- Y/c HS mắc ampe kế ở vị trí 1, đóng công tắc 3 lần, ghi lại số chỉ của ampe kế: I’1; I1”; I1”’, tính giá trị trung bình:

I1

Ghi giá trị I1 vào báo cáo thực hành.

- Y/C HS mắc ampe kế ở vị trí 2, 3 và đo ghi các giá trị I2; I3 vào bảng báo cáo.

- GV theo dõi hđ của các nhóm để nhắc nhở và sửa chữa sai sót cho HS.

- Y/C HS thảo luận chung để rút ra nx đúng, GV nx lại và cho HS ghi vở.

- HS tiến hành mắc ampe kế ở vị trí thứ 1, đóng công tắc thực hiện đo ghi kết quả Tính I1





- HS mắc ampe kế ở vị trí 2 và 3, đóng công tắc thực hiện ghi kết quảTính I2; I3 và ghi vào bảng báo cáo

- HS lắng nghe.


- HS thảo luận và nx: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cđdđ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch điện

* HĐ4: Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp (10’)

- Y/C HS q/s h27.2 SGK và cho biết vôn kế trong hình đo hđt giữa hai điểm nào? Và hđt giữa 2 đầu của đèn nào?

- Y/c HS vẽ sơ đồ mạch điện h27.2 SGK








- Gọi HS lên bảng vẽ sơ đồ. HS khác nx

- Y/c HS mắc mạch điện và đo hđt U12 ;U23; U13

- GV theo dõi nhắc nhở HS tiến hành mắc mạch điện và ghi kết quả vào bảng,

- Y/c HS thảo luận để đưa ra nx đúng, GV nx và cho HS ghi vở


- HS q/s h27.2 để thấy được vôn kế đo HĐT giữa 2 điểm 1 và 2, đó là HĐT giữa 2 đầu đèn 1

- HS vẽ sơ đồ h27.2 vào báo cáo

- HS lên bảng vẽ sơ đồ, HS khác nx và sửa chữa

- HS tiến hành mắc mạch điện và đo hđt U12 ;U23; U13 . Ghi lại kết quả vào mẫu báo cáo thực hành

- HS tiến hành mắc mạch điện


- HS thảo luận nhóm rút ra nx: Đối với đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nt, hđt giữa 2 đầu đoạn mạch bằng tổng các hđt trên mỗi bóng đèn

* HĐ5: Củng cố (2’)

- Y/c HS nêu các đặc điểm về hđt và cđdđ trong đoạn mạch mắc nối tiếp. GV nhận xét thái độ làm việc của HS


- HS trình bày đặc điểm về cđdđ và hđt trong đoạn mạch nối tiếp:

+ CĐDĐ tại các vị trí bằng nhau

+ HĐT giữa 2 đầu đoạn mạch bằng tổng các hđt trên mỗi bóng đèn

* HĐ6: Dặn dò (2’)

- Y/c HS về nhà:

+ Nghiên cứu lại nội dung của bài thực hành

+ Nghiên cứu trước nội dung bài 28 và chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành





D/ Rút kinh nghiệm.


........................................................................


........................................................................


Tuần 33 NS: 14/ 04/ 2014

Tiết 32 ND: 16/ 04/ 2014


Bài 28: THỰC HÀNH.

ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VỚI ĐOẠN MẠCH MẮC SONG SONG


A/ Mục tiêu.

1. Kiến thức: Nêu được mối quan hệ giữa các cđdđ và các hđt trong đoạn mạch mắc song song.

2. Kỹ năng: Mắc được hai bóng đèn song song và vẽ được sơ đồ tương ứng. Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa các cđdđ và các hđt trong đoạn mạch mắc song song.

3. Thái độ: Hứng thú học tập bộ môn, có ý thức thu thập thông tin trong thực tế đời sống.

B/ Chuẩn bị.

1. Nội dung: Nghiên cứu nội dung của bài thực hành trong SGK và SGV.

2. Đồ dùng dạy học: GV và các nhóm:

- 1 nguồn điện 2 pin,

- 2 bóng đèn pin như nhau

- 1 vôn kế, 1 ampe kế có GHĐ phù hợp

- 1 công tắc, 9 đoạn dây dẫn có vỏ bọc cách điện

- Mỗi HS chuẩn bị 1 mẫu báo cáo thực hành.

C/ Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

- HS: Nêu đặc điểm của mạch nối tiếp về CĐDĐ và HĐT

3. Nội dung tiết thực hành


HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

* HĐ 1: Giới thiệu bài (2’)

- GV: Ta đã biết cách mắc mạch nối tiếp và đặc điểm về cđdđ và hđt của mạch nối tiếp. Vậy đối với mạch mắc song song thì hđt và cđdđ có đặc điểm như mạch điện nối tiếp ko? Tiết thực hành này chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề này



* HĐ2: Mắc song song hai bóng đèn (10’)

- GV y/c HS q/s mạch điện h28.1a và h28.1b và trả lời câu hỏi.









- GV nx và yêu cầu HS mắc mạch điện


- HS q/s h28.1a, h28.1b trả lời câu hỏi :

+ C1: Hai điểm M và N là 2 điểm nối chung của các bóng đèn

. Các mạch rẽ là: M12N và M34N

. Mạch chính gồm đoạn nối điểm M với cực (+) và đoạn nối điểm N qua công tắc tới cực (–) của nguồn điện

+ C2: khi tháo bớt 1 trong 2 đèn mắc song song, bóng đèn còn lại sáng mạch hơn (so với khi cả 2 đèn đều sáng)

- HS lắng nghe và tiến hành mắc mạch điện

* HĐ3: Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song (15’)

- Y/c HS mắc vôn kế và số đo hđt ở các vị trí 1 và 2; 3 và 4; M và N. Mỗi phép đo, đóng ngắt công tắc 3 lần, lấy 3 giá trị rồi tính trung bình cộng. Ghi các giá trị U12; U34; UMN vào bảng 1 của mẫu báo cáo

- Y/C HS trả lời các câu hỏi. GV nx lại và cho HS ghi vở

- GV kiểm tra HS mắc vôn kế có đúng ko?

- Y/c HS ghi đầy đủ câu nhận xét ở cuối mục 2 của mẫu báo cáo thực hành

- HS thực hiện mắc vôn kế vào các vị trí 1 và 2; 3 và 4; M và N rồi ghi kết quả U12; U34; UMN vào bảng báo cáo thực hành



- HS trả lời các câu hỏi

+ C3: Vôn kế được mắc // với đèn 1 và 2

- HS tiến hành mắc mạch điện

- HS ghi nhận xét: HĐT giữa 2 đầu các đèn mắc song song là (bằng nhau) và bằng hiệu điện thế giữa 2 điểm nối chung

U12 = U34 = UMN


* HĐ4: Đo cường độ dòng điện đối với mạch điện song song (8’)

- Y/C HS sử dụng mạch điện mắc, tháo bỏ vôn kế, mắc ampe kế vào lần lượt các vị trí đèn 1, đèn 2 và qua cả mạch chính tương tự h28.2 SGK

- GV làm TN với 3 ampe kế được mắc đồng thời và y/c HS rút ra nhận xét

- HS sử dụng mạch điện đã mắc tháo bỏ vôn kế, mắc ampe kế vào lần lượt các vị trí đèn 1, đèn 2, mạch chính và ghi kết quả I1, I2, I vào bảng 2 trong phần báo cáo thực hành

- HS q/s GV làm TN và rút ra nhận xét: CĐDĐ mạch chính bằng tổng các CĐDĐ qua mạch rẽ:

I = I1 + I2

* HĐ5: Củng cố - kết luận (3’)

- Y/c HS nêu lại quy luật về HĐT và CĐDĐ đối với đoạn mạch song song





- GV nhận xét ý thức và thái độ làm việc của các nhóm HS và đánh giá kết quả làm việc

- GV thu các báo cáo của HS

- HS nhắc lại

+ HĐT giữa đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng HĐT giữa 2 điểm nối chung:

U12 = U34 = UMN

+ CĐDĐ mạch chính bằng tổng các CĐDĐ qua mạch rẽ:

I = I1 + I2

- HS lắng nghe rút kinh nghiệm


- HS nộp báo cáo

* HĐ6: Dặn dò (2’)

- Y/c HS về nhà:

+ Xem lại nội dung của tiết thực hành

+ Làm các bài tập 28.1 đến 28.5 trong SBT

+ Nghiên cứu trước nội dung của bài 29 trong SGK chuẩn bị cho tiết học tới.





D/ Rút kinh nghiệm.


........................................................................


........................................................................




Tuần 34 NS: 21/ 04/ 2014

Tiết 33 ND: 23/ 04/ 2014


Bài: ÔN TẬP

A/ Mục tiêu.

1. Kiến thức: củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương điện học

2. Kỹ năng: Vận dụng 1 cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan

3. Thái độ:

- Hứng thú học tập bộ môn

- Mạnh dạn phát biểu ý kiến trước tập thể

B/ Chuẩn bị.

1. Nội dung: Nghiên cứu nội dung của các bài đã học trong SGK và SGV.

2. Đồ dùng dạy học:

C/ Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

2. Nội dung tiết ôn tập


HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

* HĐ 1: Giới thiệu bài ôn tập (1’)

- GV giới thiệu nội dung của tiết ôn tập


* HĐ2: Hệ thống kiến thức (10’)

  • GV hệ thống kiến thức cơ bản:

+ Sự nhiễm điện của các vật.

+ Các loại điện tích, sự tương tác của các loại điện tích.

+ Dòng điện, nguồn điện

+ Chất dẫn điện và chất cách điện

+ Sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện

+ Các tác dụng của dòng điện

+ Cường độ dòng điện

+ Hiệu điện thế

+ Đoạn mạch mắc nt và đoạn mạch mắc //

- HS lắng nghe và ghi vở






* HĐ3: Câu hỏi và bài tập vận dụng (32’)

- Y/C HS đọc và trả lời các câu hỏi và bài tập vận dụng. Gọi HS khác nx. GV nx

+ Câu 1: Có thể làm nhiễm điện các vật bằng cách nào? Đặc điểm của các vật khi bị nhiễm điện.

+ Câu 2: Có mấy loại điện tích? Các điện tích nào thì hút nhau? Các loại điện tích nào thì đẩy nhau?

+ Câu 3: Dòng điện là gì? Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín.



+ Câu 4: Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Lấy ví dụ.

+ Câu 5: Nêu các tác dụng của dòng điện


+ Câu 6: Cường độ dòng điện là gì? Đơn vị đo cường độ dòng điện? Dụng cụ để đo cường độ dòng điện?

+ Câu 7: Hđt là gì? Đơn vị đo hđt? Dụng cụ để đo hđt?

+ Câu 8: Nêu đặc điểm của HĐT và CĐDĐ trong đoạn mạch mắc nối tiếp


+ Câu 9: Nêu đặc điểm của HĐT và CĐDĐ trong đoạn mạch mắc song song


+ Câu 10: Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hđt U1= 4V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi đặt hđt U2= 5V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2.

a) Hãy so sánh I1 và I2. Giải thích.

b) Phải mắc bóng đèn vào hđt là bao nhiêu để đèn sáng bình thường? Vì sao?

+ Câu 11: Hãy nêu tên 2 dụng cụ dùng điện mà em biết và chỉ ra các bộ phận dẫn điện và các bộ phận cách điện trên dụng cụ đó


+ Câu 12: Một mạch điện gồm một nguồn điện, hai bóng đèn Đ1, Đ2 mắc song song, một ampe kế A1 đo cường độ dòng điện qua đèn Đ1 và một ampe kế A đo cường độ dòng điện qua mạch chính.

a) Hãy vẽ sơ đồ mạch điện.

b)Biết ampe kế A chỉ 0,75 A, ampe kế A1 chỉ 0,3A. Tính cường độ dòng điện qua đèn Đ2


- HS đọc và trả lời các câu hỏi và bài tập vận dụng. Tham gia nx các câu trả lời và lắng nghe nx của GV.

+ Câu 1: Bằng cách cọ xát. Các vật bị nhiễm điện có thể hút các vụn giấy, xốp hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện

+ Câu 2: Có hại loại điện tích. Các điện tích nhiễm điện khác loại thì hút nhau, còn các điện tích nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau.

+ Câu 3: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước từ cực dương qua dây dẫn, qua các dụng cụ điện và trở về cực âm của nguồn điện.

+ Câu 4: Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

+ Câu 5: Dòng điện có các tác dụng: T/d nhiệt; t/d phát sáng; t/d từ; t/d hóa học; t/d sinh lí

+ Câu 6: Mức độ mạnh yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện. Đơn vị đo cđdđ là ampe (A). Dụng cụ để đo cđdđ là ampe kế.

+ Câu 7: Dòng điện tạo ra giữa hai cực của nó một hđt Đơn vị đo hđt là vôn (V). Dụng cụ để đo hđt là vôn kế.

+ Câu 8: Đặc điểm của HĐT và CĐDĐ trong các đoạn mạch mắc nối tiếp

I = I1 = I2; U = U1 + U2

+ Câu 9: Đặc điểm của HĐT và CĐDĐ trong các đoạn mạch mắc song song

I = I1 + I2 ; U = U1 = U2

+ Câu 10:

a) So sánh I1 < I2

Vì hiệu điện thế đặt giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn.

b) Phải đặt giữa hai đầu bóng đèn hiệu điện thế 6V để đèn sáng bình thường.

Vì hiệu điện thế này là hiệu điện thế định mức có giá trị bằng số vôn ghi trên bóng đèn.

+ Câu 11:

. Phích cắm điện: Bộ phận dẫn điện là: hai chốt cắm. Bộ phận cách điện là: vỏ nhựa của phích cắm.

. Bóng đèn dây tóc: Bộ phận dẫn điện là: dây tóc. Bộ phận cách điện là: Trục thủy tinh.

+ Câu 12:

a ) Vẽ sơ đồ








b)Vì hai đèn mắc song song nên cường độ dòng điện qua đèn 2 là:

I = I1 + I=>I2 = I – I1 = 0,75 – 0,3 = 0,45 (A)

* HĐ4: Dặn dò (2’)

- Y/c HS về nhà:

+ Xem lại nội dung các bài đã học HK II và nghiên cứu đề cương ôn tập để chuẩn bị cho bài kiểm tra HK II


D/ Rút kinh nghiệm.


…………………………………………………………


…………………………………………………………

Tuần 36 NS: 02/ 05/ 2014

Tiết 34 ND: 05/ 05/ 2014

Bài 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN


A/ Mục tiêu.

1. Kiến thức: Nêu được giới hạn nguy hiểm của hđt và cđdđ đối với cơ thể người.

2. Kĩ năng: Nêu và thực hiện được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.

3. Thái độ: Luôn có ý thức sử dụng điện an toàn

B/ Chuẩn bị.

1. Nội dung: Nghiên cứu nội dung của trong SGK và SGV.

2. Đồ dùng dạy học:

C/ Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Nội dung bài mới

HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

* HĐ1: Dđ đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm.

* HĐ1.1: Dđ có thể đi qua cơ thể người. (10’)

- GV cắm bút thử điện vào 1 trong 2 lỗ của ổ lấy điện để HS q/s khi nào thì đèn của bút thử điện sáng. Y/c HS đọc và trả lời câu hỏi C1


- Y/C HS trả lời câu hỏi: Nếu tay cầm bút thử điện vào đầu bên kia của bút thử điện để cắm vào ổ lấy điện có được không?

- GV nx và cho HS ghi vở: Khi sd thiết bị kiểm tra điện cũng cần phải sd đúng kt

- Y/c HS q/s h29.1 SGK và nhận xét. GV nhận xét lại và cho HS ghi vở

- HS q/s GV làm TN. Đọc và trả lời câu hỏi của GV:

+ C1: Bóng đèn của bút thử điện sáng khi đưa đầu của bút thử điện vào lỗ mắc với dây nóng của ổ lấy điện và tay cầm phải tiếp xúc với chốt cài bằng kim loại của bút thử điện

- HS trả lời câu hỏi của GV: Không được vì thanh kim loại và người là vật dẫn điện. Nếu cầm như vậy dđ sẽ qua cơ thể người nguy hiểm đến tính mạng

- HS lắng nghe và ghi vở


- HS q/s h29.1 và nhận xét: Dòng điện có thể đi qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể

* HĐ1.2: Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người. (8’)

- Y/c HS đọc về mức độ t/d và giới hạn nguy hiểm của dđ đối với cơ thể người

- GV: Dòng điện có cường độ 70mA hoặc hđt từ 40V trở lên làm tim ngừng đập

- GV: Một trong những nguyên nhân gây hỏa hoạn, ta thường thấy nói nguyên nhân là do chập điện hay đoản mạch. Ta sẽ tìm hiểu về hiện tượng này

- HS đọc và ghi vở: HĐT từ 40V trở lên hoặc cường độ dđ từ 70mA trở lên

- HS lắng nghe


- HS lắng nghe


* HĐ2: Ht đoản mạch và t/d của cầu chì

* HĐ2.1: Ht đoản mạch (ngắn mạch) (8’)

- GV giới thiệu TN về ht đoản mạch

- Y/C HS đọc và trả lời câu C2


- Y/c HS nhớ lại các t/d của dđ và thảo luận nhóm về tác hại của hiện tượng đoản mạch

- HS lắng nghe.

- HS đọc và trả lời C2: khi bị đoản mạch dđ trong mạch có cđ lớn hơn

- HS nêu tác hại của ht đoản mạch. Nêu được những tác hại sau: Làm đứt dây tóc bóng đèn, dây trong mạch điện của các dụng cụ điện hỏng các TBĐ

* HĐ2.2: Tác dụng của cầu chì (5’)

- GV giới thiệu sơ đồ h29.3 SGK. Y/c HS nêu hiện tượng xảy ra với cầu chì khi xảy ra đoản mạch

- Y/c HS lắng nghe: Hiện tượng đoạn mạch như vỏ bọc dây dẫn bị hở, 2 lõi dây thép tiếp xúc nhau (chập điện)

- Y/c HS q/s h29.4 và cầu chì thật, nêu ý nghĩa con số ghi trên cầu chì? ( câu hỏi C4)



- Y/c HS đọc và trả lời câu C5. GV nx



- HS q/s và nhận biết: Khi đoản mạch dây chì nóng đỏ, cháy đứt và ngắt mạch (đèn tắt) bóng đèn được bảo vệ

- HS lắng nghe sự cần thiết phải sử dụng cầu chì trong mạch điện gia đình


- HS q/s tìm hiểu cầu chì và trả lời câu C4: Ý nghĩa số ampe ghi trên mỗi cầu chì: Dòng điện có cường độ vượt quá giá trị đó thì cầu chì sẽ đứt

. Thí dụ: Số ghi trên cầu chì là 1A thì có ý nghĩa cầu chì này sẽ đứt khi CĐDĐ qua nó lớn hơn 1A

- HS đọc và trả lời C5: Với mạch điện thắp sáng bóng đèn, từ bảng CĐDĐ ở bài 24 (từ 0,11A) thì nên dùng cầu chì có ghi số 1,2A hoặc 1,5A

* HĐ3: Các quy tắc an toàn khi sd điện (9’)

- Y/c HS đọc SGK và hoàn thành bài tập điền vào chỗ trống, hoàn thành các quy tắc an toàn khi sử dụng điện

- Y/c HS đọc và trả lời câu C6. GV nx




- HS đọc SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành BT

1. 40V; 2. Vỏ bọc cách điện

3. Mạng điện dân dụng, TBĐ; 4. Không, ngắt ngay

- HS đọc và trả lời câu C6

a/ ko an toàn: lõi dây điện có chỗ để hở, nếu vô ý chạm phải có thể bị điện giật hoặc có thể gây đoản mạchKhắc phục: Ngắt điện dùng băng dính cách điện bọc nhiều lớp thật kín hoặc thay đoạn mới

b/ Ko an toàn điện: Nắp cầu chì ghi 2A nối dây chì 10A, nếu có sự cố, dđ trong mạch lớn hơn 2A nhỏ hơn 10A dây chì chưa đứt, ko bảo vệ được dụng cụ điệnKhắc phục: Dùng dây chì 2A để thay vào nắp cầu chì

c/ không an toàn: Người phụ nữ đang sửa chữa điện, em nhỏ lại đóng công tắc điện. Nếu đóng công tắc điện có thể làm điện giật người phụ nữ vì chân trực tiếp tiếp xúc với sàn nhà. Ko an toànKhắc phục: phải thông báo ko được đóng công tắc khi điện đang sửa chữa điện. Khi sửa chữa điện phải đứng trên dép cao su, ghế nhựa, gỗ nhằm cách điện với đất

* HĐ4: Củng cố (3’)

- GV hệ thống lại nội dung bài học

- Y/c HS đọc ghi nhớ SGK

- HS lắng nghe

- HS đọc ghi nhớ SGK

* HĐ5: Dặn dò (2’)

- Y/c HS về nhà:

+ Học thuộc phần ghi nhớ

+ Làm các bài tập 29.1 29.4SBT

+ Ghi nhớ kiến thức vật lí 7 để có kiến thức cho các lớp sau



D/ Rút kinh nghiệm.


…………………………………………………………………………………………………………




Tuần 36. Bài: BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II NS: 05/05/2014

Tiết 35. ND: 09/05/2014


ĐỀ BÀI:


A/ Trắc nghiệm khách quan (5 điểm ):

I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng của các câu sau ( 2 điểm ).

Câu 1: Vật bị nhiễm điện không có khả năng hút các vật nào dưới đây?

a. Ống nhôm treo bằng sợi chỉ. c. Ống giấy treo bằng sợi chỉ.

b. Vật nhiễm điện trái dấu với nó. d. Vật nhiễm điện cùng dấu với nó.

Câu 2: Có 4 vật a, b, c và d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì:

a. Vật b và c có điện tích cùng dấu. c. Vật b và d có điện tích cùng dấu.

b. Vật a và c có điện tích cùng dấu. d. Vật a và d có điện tích trái dấu.

Câu 3: Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có lợi?

a. Máy bơm nước. c. Quạt điện.

b. Nồi cơm điện. d. Máy thu hình (Ti vi).

Câu 4: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai bóng đèn như nhau mắc nối tiếp có giá trị nào dưới đây?

a. Bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.

b. Nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.

c. Bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn.

d. Lớn hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.

II. Tìm những số thích hợp để điền vào chỗ trống của các câu sau đây ( 3 điểm ).

a) 6kV =…………………V = ………………… mV

b) 15000mV = ………………… V = ……………………kV

c) 0,573A = ……………… mA; 250mA = ………………… A

B/Trắc nghiệm tự luận (5 điểm):

Câu 1: Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1= 4V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi đặt hiệu điện thế U2= 5V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2.(3 điểm)

a) Hãy so sánh I1 và I2. Giải thích.

b) Phải mắc bóng đèn vào hiệu điện thế là bao nhiêu để đèn sáng bình thường? Vì sao?

Câu 2: Hãy nêu tên 2 dụng cụ dùng điện mà em biết và chỉ ra các bộ phận dẫn điện và các bộ phận cách điện trên dụng cụ đó.(2 điểm)


ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2008-2009

MÔN: VẬT LÝ 7


Phần

Mục

Câu trả lời

Điểm





A


I

Câu 1: d

Câu 2: b

Câu 3: b

Câu 4: a

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm



II

a) 6000

6000000

b) 15

0,015

c) 573

0,25

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm










B

Câu 1:

a)

- So sánh I1 < I2

- Vì hiệu điện thế đặt giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn.

b)

- Phải đặt giữa hai đầu bóng đèn hiệu điện thế 6V để đèn sáng bình thường.

- Vì hiệu điện thế này là hiệu điện thế định mức có giá trị bằng số vôn ghi trên bóng đèn.

Câu 2:

- Phích cắm điện

+ Bộ phận dẫn điện là: hai chốt cắm.

+ Bộ phận cách điện là: vỏ nhựa của phích cắm.

- Bóng đèn dây tóc

+ Bộ phận dẫn điện là: dây tóc.

+ Bộ phận cách điện là: Trục thủy tinh.




0,5 điểm

1 điểm



0,5 điểm


1 điểm



0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm


Tổng

10 điểm








Tuần 36 NS: 01/04/2013

Tiết 34 ND: 24/04/2013


Bài 30: TỔNG KẾT CHƯƠNG III. ĐIỆN HỌC

A/ Mục tiêu.

1. Kiến thức: Tự kiểm tra củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương điện học

2. Kỹ năng: Vận dụng 1 cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan

3. Thái độ:

- Hứng thú học tập bộ môn

- Mạnh dạng phát biểu ý kiến trước tập thể

B/ Chuẩn bị.

1. Nội dung: Nghiên cứu nội dung của trong SGK và SGV.

2. Đồ dùng dạy học:

C/ Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

2. Nội dung tiết ôn tập


HĐ CỦA GV

HĐ HỌC CỦA HS

* HĐ 1: Giới thiệu bài ôn tập (1’)

- GV giới thiệu nội dung của tiết ôn tập


* HĐ2: Kiểm tra – củng cố kiến thức cơ bản (10’)

- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS. Hỏi HS xem câu hỏi nào trong phần tự kiểm tra cần phải chữa. GV tập trung vào các câu hỏi đó và giải đáp thắc mắc cho HS

- GV nhắc lại đặc điểm của HĐT và CĐDĐ trong đoạn mạch mắc nối tiếp

I = I1 = I2

U = U1 + U2

- GV gọi HS đọc trả lời các câu hỏi 10; 11. Y/c HS khác nhận xét

- GV chốt lại kiến đúng. Y/c HS khác sửa chữa nếu cần

- HS xem lại phần tự kiểm tra đã chuẩn bị trong vở, xem có câu hỏi nào cần thảo luận



- HS lắng nghe và ghi vở




- HS đọc trả lời các câu hỏi 10; 11.HS khác nhận xét

- HS lắng nghe và sửa chữa nếu cần

* HĐ3: Vận dụng tổng hợp kiến thức (15’)

- Y/c HS đọc và trả lời câu 1. GV nhận xét


- Y/c HS đọc và trả lời câu 2. GV nhận xét


- Y/c HS đọc và trả lời câu 3. GV nhận xét




- Y/c HS đọc và trả lời câu 4. GV nhận xét


- Y/c HS đọc và trả lời câu 5. GV nhận xét


- Y/c HS đọc và trả lời câu 6. GV nhận xét




- HS đọc và trả lời câu 1

+ Câu 1: D

- HS đọc và trả lời câu 2

+ Câu 2: a/ ( – ) ; b/ ( – ); c/( + ); d/ ( + )

- HS đọc, q/s trả lời câu 3

+ Câu 3:

. Mảnh nilông nhiễm điện âm nó nhận thêm electron

. Miếng len mất electron nó nhiếm điện dương

  • HS đọc và trả lời câu 4

+ Câu 4: C

  • HS đọc và trả lời câu 5

+ Câu 5: C

  • HS đọc và trả lời câu 6

+ Câu 6: Dùng nguồn 6V trong đó là phù hợp nhất. Vì HĐT trên mỗi bóng đèn là 3V( để sáng bình thường) , khi mắc nối tiếp 2 bóng đèn đó, HĐT tổng cộng là 6V

* HĐ4: Trò chơi ô chữ (10’)

- GV hd HS về nhà hoàn thành các ô chữ.

- HS lắng nghe

* HĐ5: Đề cương ôn tập (8’)

- GV giới thiệu đề cương ôn tập để chuẩn bị cho bài kiểm tra KH II

- HS lắng nghe

* HĐ6: Dặn dò (1’)

- Y/c HS về nhà:

+ Xem lại nội dung các bài đã học HK II và ôn tập đề cương ôn tập để chuẩn bị cho bài kiểm tra HK II



* HĐ7: Rút kinh nghiệm.

…………………………………………………………

…………………………………………………………

…………………………………………………………



************************* &&& *************************





Tuần 10. BÀI : KIỂM TRA MỘT TIẾT. NS: 24/ 10/ 09.

Tiết 10. ND: 27/10/ 09.


A/ Mục tiêu: Thông qua tiết kiểm tra:

- GV có thể đánh giá được kết quả học tập của HS về kiến thức, kĩ năng và vận dụng.

- Qua kết quả kiểm tra, HS rút kinh nghiệm và chỉnh đốn lại phương pháp học tập.

B/ Chuẩn bị.

1. Nội dung: GV nghiên cứu kĩ nội dung trọng tâm kiến thức, kĩ năng của những bài đã học chương, những tình huống có liên quan và ghi y/c bài kiểm tra.

- HS Nghiên cứu lại nội dung các bài đã học để trả lời câu hỏi và làm các bài tập tình huống.

2. Đồ dùng dạy học:

C/ Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Nội dung tiết kiểm tra.


ĐỀ BÀI:

A/ Lý thuyết( 6 điểm).

I. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng của các câu sau đây(2 điểm).

Câu 1: Nguồn sáng có đặc điểm gì?

a. Truyền ánh sáng đến mắt ta. b.Tự nó phát ra ánh sáng.

c. Phản chiếu ánh sáng. d. Chiếu ánh sáng các vật xung quanh.

Câu 2: Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc tạo bởi tia phản xạ và pháp tuyến với gương tại điểm tới có đặc điểm.

a. Là góc vuông. c. Bằng góc tạo bởi tia tới và mặt gương.

b. Bằng góc tới. d. Bằng góc tạo bởi tia phản xạ và mặt gương.

Câu 3: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất sau:

a. Là ảnh ảo bé hơn vật. c. Là ảnh ảo bằng vật.

b. Là ảnh thật bằng vật. d. Là ảnh ảo lớn hơn vật.

Câu 4: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có tính chất sau:

a. Là ảnh thật bằng vật. c. Là ảnh ảo bé hơn vật.

b. Là ảnh ảo bằng vật. d. Là ảnh thật bé hơn vật.

II. Tìm những cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống của các câu sau đây(4 điểm).

Câu 1: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với ………… và đường …………………………

Câu 2: Đặt 1 vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy 1 ảnh …… không hứng được trên màn chắn và ……………… vật.

Câu 3: Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường ……………… và đồng tính ánh sáng truyền đi theo ……………………

Câu 4: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi …………… vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. Vì gương cầu lồi cho ảnh ảo ……………… vật.

B/ Tự luận (4 điểm). Hãy làm bài tập sau:

Cho một mũi tên AB đặt trước gương phẳng và song song với gương.

a) Hãy vẽ ảnh của mũi tên AB tạo bởi gương phẳng theo hai cách đã biết.

b) Đặt vật AB như thế nào thì có ảnh cùng phương, ngược chiều với vật.










ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM.

A/ Lý thuyết ( 6 điểm).

I. Mỗi câu chọn đúng được 0,5 điểm.

Câu 1: b Câu 2: b Câu 3: c Câu 4: c

II. Mỗi cụm từ điền đúng được 0,5 điểm.

Câu 1: Tia tới; pháp tuyến.

Câu 2: Ảo; lớn hơn.

Câu 3: Trong suốt; đường thẳng.

Câu 4: Rộng hơn; nhỏ hơn.

B/ Tự luận (4 điểm).

a) Vẽ ảnh của mũi tên AB theo 2 cách dựng.

- Dựng ảnh dựa vào tính chất đối xứng giữa ảnh và vật qua gương.( 1 điểm).

+ Dựng AA’ vuông góc với gương và cắt gương tại H, sao cho A’H= AH. A’ là ảnh của A

( 0,5 điểm).

+ Dựng BB’ vuông góc với gương và cắt gương tại M, sao cho B’M= BM. B’ là ảnh của B

( 0,5 điểm).

- Dựng ảnh dựa vào định luật phản xạ ánh sáng.( 2,5 điểm).

+ Tai 2 điểm A và B vẽ các tia tới AI; AK; BI và BK cắt gương tại các điểm I và K.(0,5 điểm)

+ Tại I và K dựng các pháp tuyến vuông góc với gương là: IN1 và KN2.( 0,5 điểm)

+ Vẽ các tia phản xạ IR1 và KR2. Kéo dài 2 tia này cắt nhau tại A’ A’ là ảnh của A.( 0,5 điểm)

+ Vẽ các tia phản xạ IR3 và KR4. Kéo dài 2 tia này cắt nhau tại B’ B’ là ảnh của B.( 0,5 điểm)

+ Nối A’ và B’ ta thu được ảnh A’B’ của AB.( 0,5 điểm).


…………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


b) Đặt vật vuông góc với gương. Cho ảnh cùng phương ngược chiều với vật.( 0,5 điểm).

4. Tổng kết:

- GV nhận xét giờ kiểm tra.

- GV thu bài kiểm tra về chấm.

5. Dặn dò:

- GV y/c HS về nhà: Nghiên cứu trước nội dung của bài tiếp theo để chuẩn bị cho tiết học tới.























































































Ngoài Giáo Án Vật Lí 7 HK2 Phương Pháp Mới – Vật Lí Lớp 7 thì các tài liệu học tập trong chương trình 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm

Trắc Nghiệm Vật Lý 7 Bài 6: Thực Hành Quan Sát Và Vẽ Ảnh Của Một Vật Tạo Bởi Gương Phẳng
Trắc Nghiệm Bài 6 GDCD 7: Tôn Sư Trọng Đạo Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Lý 7 Bài 5 Có Đáp Án: Ảnh Của Một Vật Tạo Bởi Gương Phẳng
Trắc Nghiệm GDCD 7 Bài 5: Yêu Thương Con Người Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Vật Lý Lớp 7 Bài 4 Có Đáp Án: Định Luật Phản Xạ Ánh Sáng
Trắc Nghiệm Giáo Dục Công Dân 7 Bài 4: Đạo Đức Và Kỷ Luật Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Vật Lý Lớp 7 Bài 3: Ứng Dụng Định Luật Truyền Thẳng Của Ánh Sáng