Docly

Soạn Văn Lớp 6 Bài 3: Kí Sách Cánh Diều Ngắn Gọn & Đầy Đủ Nhất

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Giải Toán Lớp Tập 2 Trang 53 Số Nguyên Âm Và Tập Hợp Các Số Nguyên
Trắc Nghiệm Sinh 6 Bài 4: Cây Có Hoa Và Cây Không Có Hoa Có Đáp Án
Giáo Án Văn 6 Bài 10: Văn Bản Thông Tin (Thuật Lại Sự Việc) Sách Cánh Diều
Đề Ôn Tập Chương 1 Số Tự Nhiên Toán 6 Sách Chân Trời Sáng Tạo
Trắc Nghiệm Sinh 6 Bài 3: Đặc Điểm Chung Của Thực Vật Có Đáp Án

Soạn Văn Lớp 6 Bài 3: Kí Sách Cánh Diều Ngắn Gọn & Đầy Đủ Nhất – Ngữ Văn 6 Sách Cánh Diều là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

Bài 3

(HỒI KÍ VÀ DU KÍ)

(12 tiết)

Ngày soạn: ………………

Ngày dạy:…………….

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

TRONG LÒNG MẸ

(Trích “Những ngày thơ ấu”)

Nguyên Hồng

Thời gian thực hiện: 3 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Khái niệm hồi kí.

- Những nét tiêu biểu về nhà văn Nguyên Hồng.

- Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất.

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ.

- Tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú với mẹ.

- Đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng thấm được chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm.

2. Về năng lực:

- Biết cách đọc hiểu một văn bản hồi kí.

- Xác định được ngôi kể trong văn bản.

- Phân tích được nhân vật chú bé Hồng.

- Biết trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

3. Về phẩm chất:

- Nhân ái, đồng cảm và giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Tranh ảnh về nhà văn Nguyên Hồng và văn bản “Trong lòng mẹ.

- Máy chiếu, máy tính.

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

+ Phiếu số 1

Lời nói, cử chỉ của bà cô

Phản ứng của bé Hồng



+ Phiếu số 2


Thoáng thấy người ngồi trên xe giống mẹ

Khi nhận ra mẹ

Hành động, cảm xúc



Nghệ thuật




+ Phiếu số 3

Hành động

Cảm xúc

Suy nghĩ





+ Phiếu số 4

Nghệ thuật



Nội dung




III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề

  1. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.

  2. Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.

  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

  4. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Em đã bao giờ xem một bộ phim hay chứng kiến một câu chuyện về hoàn cảnh 1 em bé bất hạnh, không có bố (mẹ) ở bên chưa? Khi đó, em có những suy nghĩ gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

2.1. Đọc – hiểu văn bản

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

a.Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà văn Nguyên Hồng và tác phẩm “Những ngày thơ ấu” cũng như đoạn trích “Trong lòng mẹ”.

b.Nội dung:

- HS đọc, quan sát SGK và tìm thông tin.

- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV-HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi

? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Nguyên Hồng?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát SGK.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS trả lời câu hỏi.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

- Nguyên Hồng (1918 - 1982)

- Tên: Nguyễn Nguyên Hồng.

- Quê: Nam Định.

- Sự nghiệp:

+ Đề tài: hướng về những người cùng khổ.

+ Sáng tác: tiểu thuyết, kí, thơ thành công hơn cả là tiểu thuyết.

+ Phong cách: giàu chất trữ tình, cảm xúc dạt dào thiết tha, rất mực chân thành.

- Các tác phẩm chính: “Bỉ vỏ (1938), “Những ngày thơ ấu (1938), “Cửa biển”,


2. Tác phẩm

a.Mục tiêu: Giúp HS

- Biết được những nét chung của văn bản (Xuất xứ, thể loại, ngôi kể, bố cục…)

b.Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn trải bàn cho HS thảo luận nhóm.

- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV-HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.

- Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:

? Truyện “Những ngày thơ ấu” thuộc thể loại ? Em hiểu gì về thể loại đó?

? Truyện sử dụng ngôi kể nào? Dựa vào đâu em nhận ra ngôi kể đó? Lời kể của ai?

? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc văn bản

- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’

+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.

+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.

GV:

- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).

- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

GV:

- Nhận xét cách đọc của HS.

- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .

a) Đọc và tìm hiểu chú thích

- HS đọc đúng.


b) Tìm hiểu chung

- Văn bản thuộc thể loại hồi kí.

- Sử dụng ngôi thứ nhất (lời kể của chú bé Hồng).

- Văn bản chia làm 2 phần

+ P1: Từ đầu… người ta hỏi đến chứ.

Cuộc trò chuyện giữa bé Hồng và bà cô.

+ P2: Còn lại:

Cuộc gặp gỡ của bé Hồng với mẹ.


II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

  1. Cuộc trò chuyện giữa bé Hồng và bà cô

a.Mục tiêu: Giúp HS

- Tìm được những chi tiết nói về cảnh ngộ, lời nói, cử chỉphản ứng của chú bé Hồng.

- Hiểu được hoàn cảnh đáng thương của bé Hồng thông qua cuộc trò chuyện với bà cô.

b.Nội dung:

- GV sử dụng KT mảnh ghép cho HS thảo luận.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV-HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

* Vòng chuyên sâu (7 phút)

- Chia lớp ra làm 3 nhóm hoặc 6 nhóm:

- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3… (nếu 3 nhóm) hoặc 1,2,3,4,5,6 (nếu 6 nhóm)...

- Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ:

Nhóm I: Tìm những chi tiết nói về hoàn cảnh của bé Hồng?

Nhóm II: Tìm những chi tiết nói về lời nói, cử chỉ của bà cô trong cuộc trò chuyện với Hồng?

Nhóm III: Tìm những chi tiết nói về phản ứng của bé Hồng trong cuộc trò chuyện?

* Vòng mảnh ghép (8 phút)

- Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới, số 3 tạo thành nhóm III mới & giao nhiệm vụ mới:

1. Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên sâu?

2. Nhận xét hòan cảnh của bé Hồng?

3. Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì để xây dựng bức chân dung của bà cô? Cũng như tâm trạng của bé Hồng?

4. Qua đó em hiểu gì về bà cô và bé Hồng là chú bé thế nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

* Vòng chuyên sâu

HS:

- Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.

- Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).

GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).

* Vòng mảnh ghép (7 phút)

HS:

- 3 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép.

- 5 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại.

GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS:

- Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.

- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2

a. Hoàn cảnh của bé Hồng:

- Bé Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân không tình yêu.

- Lớn lên trong gia đình không hạnh phúc.

- Bố mất, mẹ đi tha hương, Hồng sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh cay nghiệt của họ hàng

-> Cô độc, bất hạnh, luôn khát khao tình yêu thương của mẹ.

b. Cuộc trò chuyện của bé Hồng và bà cô

Lời nói, cử chỉ của bà cô

Phản ứng của bé Hồng

- Cười, hỏi có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ không?











- Đổi giọng, vỗ vai nhìn tôi nghiêm nghị, tỏ ý thương xót thầy tôi.


* Mục đích: châm chọc, nhục mạ, cố ý reo giắc hoài nghi để Hồng khinh miệt mẹ.







.

- Toan trả lời có (nghĩ đến vẻ mặt rầu rầu, sự hiền từ của mẹ và cảnh thiếu thốn tình thương)

- Cúi đầu không đáp (nhận ra ý nghĩ cây độc, nét mặt cười rất kịch của cô).

- Cười đáp lại không muốn vào vì mẹ sẽ về (hiểu rắp tâm tanh bẩn của cô muốn chia rẽ hai mẹ con)



=> Bé Hồng thông minh, nhạy cảm, tâm hồn sáng trong và giàu tình yêu thương mẹ, có niềm tin mãnh liệt vào mẹ.


  1. Cuộc gặp gỡ giữa bé Hồng và mẹ

a.Mục tiêu: Giúp HS

- Tìm được chi tiết miêu tả tâm trạng của bé Hồng khi gặp mẹ và sống trong lòng mẹ.

- Thấy được tình cảm yêu thương của chú bé Hồng với mẹ.

- Rút ra bài học cho bản thân từ nội dung bài học.

b.Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV-HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm.

- Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ:

1. Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng của bé Hồng khi thoáng thấy người ngồi trên xe giống mẹ và khi nhận ra mẹ?

2. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì khi diễn tả cảm xúc của nhân vật trong đoạn truyện này?

3. Em có nhận xét gì về tâm trạng nhân vật bé Hồng lúc này?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- 2 phút làm việc cá nhân.

- 3 phút thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.

- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau.

a) Lúc mới gặp mẹ

Thoáng thấy người ngồi trên xe giống mẹ

Khi nhận ra mẹ

- Đuổi theo, gọi bối rối: Mợ ơi!






Hành động vội vàng, tiếng gọi cuống quýt bị dồn nén rất lâu bật ra thành tiếng thể hiện niềm khao khát được gặp mẹ.










- NT: So sánh độc đáo.


- Thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi.

- Ríu chân khi trèo lên xe.

- Òa khóc nức nở.

Là phản ứng tự nhiên của đứa con lâu ngày được gặp mẹ. Cử chỉ bối rối lập cập mong sớm được ở trong vòng tay mẹ. Em khóc vì mãn nguyện khác với giọt nước mắt xót xa, tủi hờn khi nói chuyện với bà cô.


- NT: Sử dụng liên tếp các tính từ; các từ cùng trường nghĩa “khóc, nức nở, sụt sùi”.



B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Phát phiếu học tập số 3.

- Chia nhóm cặp đôi và giao nhiệm vụ:

? Trình bày cảm xúc của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ?

? Hình ảnh người mẹ được hiện lên như thế nào ở đoạn văn cuối bài? Ý nghĩa của câu văn kết bài là gì?

? Thông qua cuộc gặp gỡ này em hiểu gì về bé Hồng?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Làm việc cá nhân 2’ (đọc SGK, tìm chi tiết)

- Làm việc nhóm 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV: Hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, đánh g.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS:

- Đại diện lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình.

- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của nhóm.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau.

b. Khi ở trong lòng mẹ

Hành động

Cảm xúc

Suy nghĩ

- Đùi áp đùi mẹ;

- Đầu ngả vào đầu mẹ.

- Ấm áp, mơn man khắp da thịt.

- Phải bé lại, lăn vào lòng mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, để mẹ gãi rôm cho mới thấy mẹ có 1 êm dịu vô cùng.

Cảm giác hạnh phúc, sung sướng tột đỉnh khi ở trong lòng mẹ.


- Hình ảnh người mẹ:

+ Gương mặt tươi sáng.

+ Đôi mắt trong.

+ Nước da mịn, gò má hồng.

Chân dung mẹ hiện lên thật hoàn hảo qua cái nhìn của bé Hồng, từ đó thể hiện sâu sắc lòng yêu thương, quý trọng mẹ của bé Hồng.

=> Bé Hồng luôn khao khát tình yêu thương và rất mực yêu mẹ. Em có niềm tin mãnh liệt vào mẹ


B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm lớp theo bàn

- Phát phiếu học tập số 4.

- Giao nhiệm vụ nhóm:

? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?

? Nội dung chính của văn bản “Trong lòng mẹ”?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

  • Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.

  • Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS:

- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

GV:

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.

- Chuyển dẫn sang đề mục sau.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Hồi kí giàu chất trữ tình.

- Miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế; lời văn dạt dào cảm xúc.

- Hình ảnh so sánh độc đáo.

2. Nội dung

- Nỗi đau khổ bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội cũ, mẹ Hồng và hình ảnh đáng thương của những đứa trẻ.

- Tình yêu mãnh liệt của chú bé Hồng với mẹ.


3. HĐ 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS.

Bài tập 1: Tại sao nói: "Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng" ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV giao bài tập cho HS.

- HS hoạt động cá nhân để hoàn thành bài tập.

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.

4. HĐ 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Phát triển năng lực sử dụng CNTT trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)

? Viết một đoạn văn ghi lại những ấn tượng, cảm nhận rõ nhất, nổi bật nhất của bản thân về mẹ của mình.

- Nộp sản phẩm về hòm thư của GV hoặc chụp lại gửi qua zalo nhóm lớp.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn…

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu trên mạng internet

B3: Báo cáo, thảo luận

GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.

HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có)).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho tiết tiếp theo.


Ngày soạn: …………………..

Ngày dạy: ………………………

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

ĐỒNG THÁP MƯỜI MÙA NƯỚC NỔI

-Văn Công Hùng-

Thời gian thực hiện: 3 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Vẻ đẹp của vùng đất Đồng Tháp Mười.

- Một số yếu tố hình thức (ngôi kể, tính xác thực, cách kể sự việc, hình thức ghi chép), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa…) của văn bản du kí.

2. Về năng lực

- Xác định được phương thức biểu đạt, ngôi kể của văn bản.

- Nhận biết được các chi tiết về cảnh đẹp và con người vùng Đồng Tháp Mười.

- Phân tích được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật có trong văn bản.

3. Về phẩm chất:

- Giúp học sinh thêm yêu và tự hào về cảnh sắc thiên nhiên, đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án

- Tranh ảnh, video về vùng Đồng Tháp Mười

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

HĐ 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

GV đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ: Em đã từng thực hiện một chuyến đi tham quan để khám phá, tìm hiểu về cảnh sắc và con người nơi nào trên đất nước ta? Đi bằng phương tiện gì? Cảm nhận của em về địa điểm tham quan đó?

HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận. Các nhóm thuyết minh sản phẩm của nhóm mình.

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV dẫn dắt: Đất nước ta có bao cảnh sắc tươi đẹp. Ở mỗi nơi lại có những nét đặc trưng về thiên nhiên, con người. Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng nhau khám phá vẻ đẹp của mảnh đất phương Nam xa xôi, về với vùng sông nước Đồng Tháp Mười mùa nước nổi.

- HS chia sẻ suy nghĩ

HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

I. TÌM HIỂU CHUNG

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.

b) Nội dung

- Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của GV & HS

Nội dung cần đạt

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:

+ Giới thiệu về tác giả?

+ Xác định thể loại VB? chỉ ra những yếu tố đặc trưng của thể loại qua VB ? + VB sử dụng ngôi kể thứ mấy?Tác dụng của ngôi kể.

+ Xác định bố cục của VB

- GV hướng dẫn cách đọc: GV đọc mẫu một đoạn, sau đó gọi 2-3 HS đọc tiếp.

- GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: ước kiệt, phèn, cù lao, quốc hồn quốc tuý

- HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Dự kiến sản phẩm: Du kí là một thể của kí, dùng để ghi lại những điều chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác

 Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV bổ sung thêm thông tin về nhà thơ Văn Công Hùng sinh năm 1958 tại thành phố Thanh Hóa, hiện sống ở thành phố Pleiku, Gia Lai và Tp HCM. Anh Viết văn, viết báo và làm thơ từ 1981 và là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Hội viên Hội Văn Nghệ dân gian Việt Nam, Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam. Anh nguyên là Tổng biên tập Tạp chí Văn Nghệ Gia Lai, là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam khóa VIII. Quan niệm văn chương của ông là:“Viết không bao giờ là trò chơi, mà là cuộc vật lộn khổ sở, là nghiệp đeo đẳng suốt đời. Chữ không làm cho người no, nhưng cho ta cảm giác bình an và như thế là hạnh phúc. Nhiều hay ít là do tài năng từng người, nhưng được một câu thơ một bài báo có ích là mong mỏi của tôi, người viết.”

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Tác giả: Văn Công Hùng

- Năm sinh: 1958

- Quên quán: Thừa Thiên Huế

2. Tác phẩm

Thể loại: Du kí.

Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

Xuất xứ: Dẫn theo Báo Văn nghệ, số 49, tháng 12/2011.


- Ngôi kể: ngôi thứ nhất

- Bố cục: 3 phần


II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ của GV & HS

Nội dung cần đạt

NV1:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi:

+ Tác giả đã lựa chọn những gì để làm nổi bật màu sắc riêng của Đồng Tháp Mười?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV bổ sung: Văn bản được chia thành 3 phần, giới thiệu về thiên nhiên, cảnh quan, nét văn hóa của ĐTM.

NV2

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, HS thảo luận những vấn đề sau:

+ Tác giả đã lựa chọn những những yếu tố nào để miêu tả thiên nhiên ĐTM?

+ Tìm những chi tiết nói đến vai trò quan trọng của lũ với ĐTM?

+ Kênh rạch được đào nhằm mục đích gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

Gv cho HS quan sát clip về vùng ĐTM và bổ sung: Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng ĐTM nói riêng là vùng sông nước, nơi người dân đã quen “sống chung với lũ”. Lũ đến mang cho người dân nguồn tôm cá dồi dào, mang đến phù sa bồi đắp cho đồng bằng thêm màu mỡ…Từng con kênh, con rạch như tạo ra bản sắc riêng, đặc trưng cho đồng bằng.


NV3:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

Gv đặt câu hỏi, HS thảo luận nhóm:

+ Tác giả đã giải thích về tên gọi “tràm chim” như thế nào?

+ Thời điểm để quan sát được chim là khi nào? Em nhận xét gì về cảnh sắc đó?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

+ Tràm chim : rừng tràm và chim dày đặc thành vườn.

+ Muốn thấy chim phải chiều tối, hàng vạn, chục vạn con lớn bé to nhỏ rợp cả một khoảng trời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức:

NV4:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi :

+ Tại sao tác giả lại nói “về đây mới thấy, sen xứng đáng để…ngợp”?
+ Em có biết câu thơ hay bài hát nào ca ngợi về sen vùng Đồng Tháp Mười?

+ Tác giả đã sử biện pháp tu từ gì?

+ Qua cách miêu tả về lũ, kênh rạch, tràm chim, sen, em nhận xét gì về cảnh quan thiên nhiên vùng ĐTM?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

+ Sen bạt ngàn, chiếm không gian rộng lớn, bung nở giữa bùn, sen vươn lên kiêu hãnh ở đây mới xứng đáng để ngợp

Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá để miêu tả về sen.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức: Hoa sen có ở mọi miền đất nước, nhưng không ở đâu sen khiến người ta cảm thấy ngợp đến vậy, Bạt ngàn sen chen giữa rừng tràm, một không gian rộng lớn bát ngát chỉ có sen. Sen kiêu hãnh và tự tin khoe sắc hồng giữa nắng gió, toả hương đồng gió nội. Cả không gian ĐTM như nhường lại cho sen khoe sắc mỗi mùa sen. Bởi thế mà dân gian ta từng ca ngợi

Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên, ĐTM còn nổi tiếng với những món ăn

NV5

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS theo dõi VB và trả lời câu hỏi:

+ Món ăn đặc trưng của ĐTM là gì?

+ Tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm với món ăn như thế nào?


- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

- Món đặc trưng mùa nước là cá linh và bông điên điển.

- Thái độ của tác giả: miệt mài ăn hai món quốc hồn quốc tuý, thưởng thức thời trân của đất trời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV bình: Những món ăn bình dị, dân dã, có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ nơi đâu vùng ĐTM. Được thưởng thức những tinh hoa từ thiên nhiên, trời đất ban tặng khiến tác giả cảm thấy trân trọng, nâng niu món ăn đặc sắc vùng quê sông nước.


NV6

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

Dạy học dự án: Tìm hiểu giới thiệu di tích lịch sử ở vùng ĐTM

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

Mở rộng: Mỗi vùng miền đều có những kiến trúc tiêu biểu thể hiện nét văn hóa vùng miền ví dụ như Tháp Bà ( Nha Trang), Thánh địa Mỹ Sơn ( Quảng Nam),…

NV7

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS theo dõi văn bản và trả lời: Qua con mắt quan sát của tác giả, người dân vùng ĐTM hiện lên như thế nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm: Người dân vui vẻ, hiền lành, năng động,... sống chung với nhịp nhàng nước kiệt, nước ròng, những câu vọng cổ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chiếu clip “ Con người Đồng Tháp Mười”

NV8

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS theo dõi văn bản và trả lời: Qua VB, tác giả đã bộc lộ những tình cảm, cảm xúc gì về vùng đất này? Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng, tình cảm của tác giả?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

- Người viết ngỡ ngàng về khái niệm tràm chim. 

- Sự tiếc nuối khi không có nhiều thời gian: Trong khi chúng tôi thì chỉ có một ngày cưỡi xe, mà lại muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều,...

- Tận hưởng, trân trọng khi thưởng thức món ăn.

- Choáng ngợp trước vẻ đẹp, sự kiêu hãnh của sen tại Đồng Tháp Mười.

- Mở mang, đem đến thông tin về lịch sử cho người đọc chứ không chỉ kiến thức địa lí.

- Cảm nhận về thành phố, cuộc sống về đêm trước khi ra về.


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng


NV9

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi: Văn bản có ý nghĩa gì? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của VB?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết

quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng




































II. Tìm hiểu chi tiết

1. Thiên nhiên, cảnh quan nơi Đồng Tháp Mười

- Lũ: 

+ Là nguồn sống của cả cư dân miền sông nước.

+ Mang phù sa mùa màng về, mang tôm cá về, làm nên một nền văn hóa đồng bằng.

+ Nếu không có lũ, nước kiệt đi thì sẽ rất khó khăn.

- Kênh rạch:

+ Được đào để thông thương, lấy nước, lấy đất đắp đường.

+ Hệ thống kênh rạch chằng chịt, kê huyết mạch nối những cù lao, giống,...thành một đồng bằng rộng lớn và đầy màu sắc.





































- Tràm chim : rừng tràm và chim dày đặc thành vườn.

+ Muốn thấy chim phải chiều tối, hàng vạn, chục vạn con lớn bé to nhỏ rợp cả một khoảng trời.

một vùng đất thiên nhiên trù phú




























- Sen: thế lực của cái đẹp tự nhiên

+ Bạt ngàn, tinh khiết, ngạo nghễ, không chen chúc. 

Nghệ thuật: nhân hóa.

Thiên nhiên, cảnh quan hùng vĩ, tươi đẹp, đặc biệt tại Đồng Tháp Mười.





















































2. Nét văn hóa nơi Đồng Tháp Mười.

a. Văn hóa ẩm thực


- Món đặc trưng mùa nước là cá linh và bông điên điển.

- Được thiết đãi món: cá linh kho tộ và bông điên điển xào tôm.

- Tác giả đã trân trọng, miệt mài ăn, ăn thưởng thức.




























b. Văn hóa kiến trúc

* Gò Tháp.

- Khu gò rộng khoảng 5 000 mét vuông và cao hơn khoảng 5 mét so với mực nước biển, nằm giữa rốn Đồng Tháp Mười.

- Người ta khai quật được một di tích nền gạch cổ có khoảng 1500 năm trước và được công nhận là di tích quốc gia.

- Là đại bản doanh của cụ Thiên hộ Dương và Đốc binh Kiều - hai vị anh hùng chống thực dân Pháp. Là căn cứ địa chống Mỹ cứu nước của cách mạng Việt Nam.

* Tháp Sen được chọn để xây dựng ở đây như cách tôn vinh sen Đồng Tháp Mười.

Cung cấp kiến thức lịch sử về vùng đất Đồng Tháp Mười.



3. Con người nơi Đồng Tháp Mười

- Người dân vui vẻ, hiền lành, năng động,... sống chung với nhịp nhàng nước kiệt, nước ròng, những câu vọng cổ.

- Thành phố vừa trẻ trung vừa hiện đại, có gu kiến trúc, vừa mềm vừa xanh, cứ nao nao câu hò,...














4. Cảm xúc tác giả khi được trải nghiệm vẻ đẹp Đồng Tháp Mười

- Người viết từ ngỡ ngàng đến tiếc nuối.

- Tận hưởng, trân trọng khi thưởng thức món ăn.

- Choáng ngợp trước vẻ đẹp, sự kiêu hãnh của sen tại Đồng Tháp Mười.

- Mở mang, đem đến thông tin về lịch sử cho người đọc chứ không chỉ kiến thức địa lí.

- Cảm nhận về thành phố, cuộc sống về đêm trước khi ra về.

Nhiều cảm xúc đan xen: ngỡ ngàng, choáng ngợp, tận hưởng, tiếc nuối,... Tác giả trân trọng chuyến đi tìm hiểu về vùng đất mới này.
























III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Thể loại du kí ghi lại trải nghiệm về vùng đất mới.

2. Nội dung – Ý nghĩa:

- Tác giả đã kể về trải nghiệm của bản thân khi được đến vùng đất Đồng Tháp Mười. Đó là một chuyến thú vị, tác giả đã được tìm hiểu nhiều hơn về cảnh vật, thiên nhiên, di tích, ẩm thực và cả con người nơi đây.

- Thể hiện sự yêu mến, tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên và con người vùng ĐTM.


HĐ 3: Luyện tập.

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Từ văn bản trên, theo em, bài du kí về một vùng đất mới cần chú ý giới thiệu những gì?

- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Miêu tả về thiên nhiên Đồng Tháp Mười, tác giả đã viết về những yếu tố nào?

A. Lũ, kênh rạch, tràm chim.

B. Lũ, kênh rạch, sen, món ăn.

C. Lũ, kênh rạch, món ăn.

D. Lũ, kênh rạch, sen, tràm chim.

Câu 2: Món ăn đặc trưng của Đồng Tháp Mười mùa nước là gì?

A. Bông điên điển, tôm.

B. Bông điên điển, cá linh.

C. Bông điên điển, cá linh, tôm, trà sen.

D. Cá linh, tôm.

Câu 3: Đâu không phải cảm xúc của tác giả khi được khám phá Đồng Tháp Mười?

A. Xót xa.

B. Ngỡ ngàng.

C. Trân trọng.

D. Tiếc nuối.

Câu 4: Văn bản thuộc thể loại nào?

A. Hồi kí

B. Du kí

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

HĐ 4: Vận dụng

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS:

Dạy học dự án: Sưu tập tranh ảnh, bài viết, video giới thiệu về những cảnh đẹp nơi em đang sinh sống.




















Ngày soạn: .......................................................

Ngày dạy:.........................................................


THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Thời gian thực hiện: 1 tiết


I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Đặc điểm về nguồn gốc và nghĩa của từ Tiếng Việt: đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn.

- Đa dạng về từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn và tác dụng của nó trong văn bản.

2. Năng lực

- Thu thập, sưu tầm những từ mượn được sử dụng thông dụng trong cuộc sống.

- Năng lực nhận diện từ đa nghĩa, đa âm, từ mượn trong văn bản.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nguồn gốc và nghĩa của từ.

- Năng lực giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.

3. Phẩm chất:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. Trân trọng giữ gìn vẻ đẹp và sự trong sáng của Tiếng Việt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV Ngữ văn 6 tập một

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà


III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: Giáo viên tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn để hình thành những kiến thức về từ đa nghĩa

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV chia lớp thành 4 tổ tham gia trò chơi: Ai nhanh hơn?

Em hãy tìm những từ được ghép với từ mắt, ăn và phải có nghĩa. Tổ nào tìm được nhiều nhất sẽ chiến thắng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

+ HS tìm

+ GV: quan sát, nhắc nhở, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm

+ GV nghe, quan sát học sinh, trình bày tổng kết

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ Học sinh: tự đánh giá , nhận xét đánh giá lẫn nhau

+ GV: nhận xét, đánh giá và giới thiệu

Tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng, người viết có thể sử dụng cách nói đa nghĩa để biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của mình. Bên cạnh những ngôn ngữ vốn có của dân tộc, cha ông ta còn sử dụng ngôn ngữ mượn từ nước ngoài, Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.


HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn

a. Mục tiêu: Nắm được cách xác định từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn.

b. Nội dung: Học sinh sử dụng sách giáo khoa, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời hoàn thành phiếu học tập.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và báo cáo.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:

? Dựa vào hiểu biết thực tế, hãy xác định nghĩa của từ ăn? Tìm các từ ghép với từ ăn và giải thích nghĩa?

? Từ “ăn” là từ đa nghĩa, vậy em hiểu thế nào là từ đa nghĩa?


Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thực hiện nhiệm vụ, bầu nhóm trưởng, thư kí, phân công công việc.

+ Tiến hành tạo sản phẩm, luyện tập trình bày.

Ăn: là một hành động đưa thức ăn vào cơ thể qua miệng.

Các từ ghép với từ ăn: ăn tết, ăn cưới, ăn ảnh

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ Học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.

+GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức/ chiếu slide => Ghi lên bảng.

- GV củng cố kiến thức: Từ “ăn” có hơn 10 nghĩa, như vậy các từ cùng có từ ăn như ăn cơm, ăn tết, tàu ăn than… được gọi là từ đa nghĩa.

NV2: GV tổ chức trò chơi đuổi hình bắt chữ: quan sát hình ảnh tìm từ chỉ bộ phần cơ thể người?

Bước 1: GV tình chiếu và yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh.

Bước 2: Học sinh

+ HS tìm

+ GV: quan sát, nhắc nhở, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm

+ GV nghe, quan sát học sinh, trình bày tổng kết

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ Học sinh: tự đánh giá , nhận xét đánh giá lẫn nhau

+ GV: nhận xét, đánh giá

NV3:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát ví dụ và hoàn thành Phiếu 3

Phiếu 3

Tìm từ đa nghĩa, từ đồng âm trong những câu dưới đây?


  1. Chín:

Quýt nhà ai chín đỏ cây

Hỡi em đi học hây hây má tròn.(Tố Hữu)


Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.(Tục ngữ)


  1. Cắt

Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước.(Sự tích Hồ Gươm)


Việc làm khắp chốn cùng nơi

Giục đi cắt cỏ vai tôi đã mòn.(Ca dao)


Bài viết bị cắt một đoạn.(Dẫn theo Hoàng Phê)


Chúng cắt lượt nhau suốt ngày vào cà khịa làm cho Trũi không chịu được.(Tô Hoài)


- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thực hiện nhiệm vụ

+ Dự kiến sản phẩm:

a)

- chín (đỏ cây): chỉ trạng thái đã sẵn sàng thu hoạch của quýt.

- chín (một nghề thì chín): chỉ sự thành thạo, chuyên nghiệp, lành nghề

- chín (nghề): chỉ số đếm.

b)

- cắt (nhanh như cắt): chỉ loài chim

- cắt (giục đi cắt) chỉ một hành động dùng kéo/ liềm/...để dọn sạch cỏ.

-  cắt (mất một đoạn) chỉ hành động lược bỏ ngôn từ cho ngắn gọn.

- cắt (lượt) chỉ sự phân công, phân chia, thay phiên.


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

- GV củng cố kiến thức: Từ “cắt” trong hai câu trên là từ đồng âm, là những từ có cách phát âm và viết chữ giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau.

Trong câu mỗi từ thường chỉ được dùng với một nghĩa. Để hiểu đúng nghĩa của từ trong câu, cần dựa vào các từ ngữ xung quanh nó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người nói, người viết có thể cố ý dùng một từ theo hai nghĩa như một cách chơi chữ.

NV4:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giới thiệu: bên cạnh từ thuần Việt, trong vốn ngôn ngữ của chúng ta còn có từ mượn. Chúng ta cùng tìm hiểu qua ví dụ sau:

- GV yêu cầu HS quan sát ngữ liệu:

Bằng nỗi khát khao và trân trọng của minh, tôi đã miệt mài ăn hai món quốc hồn quốc tuý ấy.

+ Dựa vào chú thích văn bản ĐTM mùa nước nổi trang 57, giải thích từ “quốc hồn quốc tuý”

+ Có những loại từ mượn nào?

- HS thực hiện nhiệm vụ.


Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thực hiện nhiệm vụ

+ Dự kiến sản phẩm:

Quốc hồn quốc tuý: là những tinh hoa trong nền văn hoá của một dân tộc, một quốc gia.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

- GV củng cố kiến thức: Các từ đã được Việt hóa thì viết như tiếng Việt. Còn thuật ngữ khoa học thì cần viết theo nguyên trạng để dễ tra cứu khi cần thiết, ví dụ: acid, oxygen, hydro,... 

Mượn từ là một cách làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc. Tuy nhiên để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc chỉ nên mượn từ khi thật sự cần thiết và đã mượn thì phải tìm hiểu kĩ để sử dụng cho đúng.


I. Lí thuyết

1. Từ đa nghĩa

- Từ đa nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên.






































































2. Từ đồng âm

Từ đồng âm là những từ có cách phát âm và viết chữ giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau.

















3. Từ mượn

- Từ mượn là những từ mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,... mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.


- Phân loại:

+ Từ mượn tiếng Hán

+ từ mượn tiếng Pháp

+ Từ mượn tiếng Anh




HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Bài tập 1

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: làm bài tập 1

GV hướng dẫn HS cách xác định nghĩa các từ trong từng trường hợp.

GV hướng dẫn: Để hiểu đúng nghĩa của từ trong câu, cần dựa vào các từ ngữ xung quanh nó. 

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

NV2:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và tham gia trò chơi Ai nhanh hơn

Mỗi nhóm tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng (sang nghĩa chỉ bộ phận của vật).

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

HS chỉ ra được các từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

NV3:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 4,5 . Chia lớp thành 6 nhóm.

Nhóm 1-3: làm ý a

Nhóm 2-5: làm ý

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

NV4:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 4. Yêu cầu HS xác định từ mượn có trong các câu và sử dụng từ điển tra các tiếng đó nguyên dạng trong tiếng Pháp, tiếng Anh.

- GV đặt tiếp câu hỏi:  Theo em, có thể thay thế các từ mượn ở bài 4 bằng các từ gốc Việt không? Vì sao?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng


Bài tập 1:

a, Từ chân chỉ bộ phận cơ thể người.

b, Từ chân chỉ bộ phận đồ vật.

c, Từ chân chỉ bộ phận của núi nối núi với đất liền.

d, Từ chạy chỉ độ dài của bãi cát.



















Bài 2:

Mặt: mặt bàn, mặt ghế, mặt sàn,...

Chân: chân ghế, chân bàn, chân tủ,...

Miệng: miệng chén, miệng bát, miệng chum,...
























Bài 4+ 5 :


a, ô tô Tiếng Pháp: auto.

b, xu Tiếng Anh: cent.

c, tuốc nơ vít Tiếng Pháp: tournevis.

d, ti vi Tiếng Anh: TV - television.

e, các tông Tiếng Anh: carton.

- Không thể thay thế các từ mượn ở bài 4 bằng các từ gốc Việt. Vì từ gốc Việt chưa có các từ phù hợp để diễn tả.


HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Đọc văn bản Về từ "ngọt" và viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 - 5 dòng) cho biết: Theo tác giả, khái niệm "ngọt" trong tiếng Việt đã được nhận thức qua giác quan nào?

GV hướng dẫn HS:

Về nội dung: đọc văn bản và tìm ý, chỉ ra từ ngọt được cảm nhận qua những giác quan nào

Về hình thức: Trình bày đoạn văn cần đảm bảo đủ dung lượng câu, đảm bảo hình thức của 1 đoạn văn.

Tìm các từ mượn thông dụng được sử dụng trong đời sống hàng ngày? Cho biết sắc thái biểu cảm của các từ đó?

  • Hướng dẫn về nhà:

  • Học bài cũ:

  • Tự học:

  • Chuẩn bị bài mới


- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.


Ngày soạn: ……………….

Ngày dạy: ………………...


THỰC HÀNH ĐỌC - HIỂU

VĂN BẢN 3: THỜI THƠ ẤU CỦA HON - ĐA

(Hon-đa Sô-i-chi-ô)

(Thời gian thực hiện: Tiết:.......)



I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Những nét tiêu biểu về Hon-đa Sô-i-chi-ô

- Một số yếu tố hình thức (ngôi kể, tính xác thực, cách kể sự việc, hình thức ghi chép), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa…) của văn bản hồi kí.

- Những kỉ niệm thời thơ ấu.

2. Về năng lực:

- Thu thập được thông tin liên quan đến VB, tác giả Hon-đa Sô-i-chi-rô.

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức, nội dung của văn bản hồi kí.

- Trình bày được suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về hồi kí.

- Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật.

- Phân tích, so sánh được đặc điểm nghệ thuật của VB với các VB có cùng chủ đề.

3. Về phẩm chất:

- Trân trọng những kỉ niệm thời thơ ấu, thích khám phá, xây dựng ước mơ cao đẹp và nỗ lực vượt qua khó khăn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV Ngữ văn 6.

- Tranh ảnh liên quan đến VB, tác giả Hon-đa Sô-i-chi-rô..

- Bảng phụ.

- Phiếu học tập.


Phiếu học tập số 1

Hoạt động nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

Yêu cầu

Trả lời

1. Phần đầu của hồi kí, tác giả đã giới thiệu những thông tin gì?

..................................................................

..................................................................

..................................................................

2. Những thông tin đó thể hiện đặc điểm gì của hồi kí?

..................................................................

..................................................................

..................................................................

3. Nhân vật tôi có sở thích là gì khi còn nhỏ?

..................................................................

..................................................................

..................................................................

4. Việc nhân vật nhớ lại sở thích khi còn nhỏ có ý nghĩa gì?

..................................................................

..................................................................

..................................................................


Phiếu học tập số 2

Hoạt động nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

1. Câu bé Hon-da học kém môn nào? Những chi tiết nào nói lên niềm yêu thích của cậu bé Hon-đa với máy móc, kĩ thuật?

......................................................................................................................................................

2. Tranh minh họa cho chi tiết, sự việc gì trong truyện?

..............................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

3. Tìm 3 từ mượn có trong đoạn 2?

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

4. Chi tiết “tôi” gí mũi xuống đất ngửi mùi dầu máy nói lên điều gì?

..............................................................................................................................................


5. Theo em, những điều trên đã bộc lộ thiên hướng gì ở cậu bé?


......................................................................................................................................................

6. Những chi tiết đó thể hiện đặc điểm gì của hồi kí?

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................


Phiếu học tập số 3

Đọc đoạn 4, hoạt động nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

Yêu cầu

Trả lời

1. Tác giả đã kể lại sự việc gì đã diễn ra?

..................................................................

..................................................................

..................................................................

2. Cậu bé Hon-đa đã làm những việc gì để được xem máy bay thật biểu diễn?

..................................................................

..................................................................

..................................................................

3. Nhân vật “tôi” đã chọn bắt chước những trang bị nào của phi công? Vì sao?

..................................................................

..................................................................

..................................................................

4. Cảm xúc của Hon-đa khi được xem buổi biểu diễn máy bay? Qua đó em có nhận xét gì về niềm đam mê của cậu bé?

..................................................................

..................................................................

..................................................................

5. Những chi tiết đó thể hiện đặc điểm gì của hồi kí?



III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.

b) Nội dung: Tổ chức trò chơi “Mít Đặc biết tuốt”để củng cố kiến thức về thể loại Kí.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức trò chơi “Mít Đặc biết tuốt”

Xin chào các bạn! Mình là Mít Đặc! Ngày mai mình sẽ phải thuyết trình về thể loại Kí trước lớp. Vì hồi hộp mình nhầm lẫn các kiến thức. Hãy giúp mình hệ thống lại kiến thức về thể loại kí nhé!

Mít Đặc biết tuốt


- HS: Tiếp nhận

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS

- GV quan sát, hỗ trợ.

B3: Báo cáo kết quả

- HS trình bày cá nhân.

- GV nghe HS trình bày.

B4: Đánh giá kết quả

+ HS tự đánh giá

+ Hs đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên nhận xét đánh giá.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

I. TÌM HIỂU CHUNG

a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về tác giả Hon-đa Sô-i-chi-rô  và tác phẩm Biển giấc mơ thành sức mạnh đi tới (Bản lí lịch đời tôi).

cũng như đoạn trích “Thời thơ ấu của Hon-đa”.

b) Nội dung:

- Hs trình bày dự án được giao trước đó về trác giả, tác phẩm

c) Sản phẩm: báo cáo, thuyết trình của hs

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS trình bày dự án được giao trước đó về tác giả và tác phẩm:

1. Tác giả

+ Tên, tuổi + Quê quán + Nghề nghiệp

2. Tác phẩm

+ Thể loại + Xuất xứ + PTBĐ

+ Giải thích từ khó phần chú thích.

+ Bố cục của văn bản.

- HS: Tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS hoạt đông theo nhóm dự án tại nhà:

+ Bầu nhóm trưởng và thư kí.

+ Phân công công việc

+ Tiến hành tạo sản phẩm dự án: Trên giấy A0/ PP/ video...

+ Tập luyện thuyết trình dự án.

- GV quan sát, hỗ trợ.

* Báo cáo kết quả

- Nhóm dự án của đại diện báo cáo.

- Nhóm khác lắng nghe ghi chép nhận xét và thắc mắc.

- GV nghe Hs trình bày.

*Đánh giá kết quả

+ HS tự đánh giá

+ Hs đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên nhận xét đánh giá.

-> GV chốt kiến thức và ghi bảng/ chiếu slide.

1. Tác giả

- Tên: Hon-đa Sô-i-chi-rô (1906–1991)

- Quê quán: làng Komyo, quận Iwata, nay là thành Tenryu, thành phố Hamamatsu, tỉnh Shizouka, Nhật Bản.

- Là người sáng lập ra hãng xe Honda.

2. Tác phẩm

Thể loại: Hồi kí.

Xuất xứ: Trích từ Biển giấc mơ thành sức mạnh đi tới (Bản lí lịch đời tôi).

Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.


- Đọc - chú thích



- Bố cục: 3 phần

Phần 1: từ đầu đến không diễn tả được: Xuất thân và tuổi thơ của nhân vật tôi.

Phần 2: tiếp đến cõng em chạy đi xem: Quãng thời gian đi học và niềm hứng thú của nhân vật tôi với oto.

Phần 3: còn lại: Kỉ niệm đi xem cuộc biểu diễn máy bay của nhân vật tôi.


II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Xuất thân và tuổi thơ của nhân vật tôi


a) Mục tiêu: Giúp HS

- Tìm được những chi tiết nói về xuất thân, tuổi thơ của Hon-đa.

- Thấy được đặc điểm của hồi kí: thông tin thể hiện tính xác thực thông qua ngôi kể thứ nhất, thời gian, địa điểm rõ, cảm xúc chân thực.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm hoàn thành PHT số 1

- HS: Tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS hoạt động nhóm hoàn thành PHT số 1.

- GV quan sát, hỗ trợ.

* Báo cáo kết quả

- Nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm của nhóm.

- Nhóm khác lắng nghe, ghi chép nhận xét, thắc mắc.

- GV nghe HS trình bày.

*Đánh giá kết quả

+ HS tự đánh giá

+ Hs đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên nhận xét đánh giá.

-> GV chốt kiến thức và ghi bảng/ chiếu slide.


- Xuất thân:

+ Gia đình nghèotỉnh Shizouka

+ Cuộc sống vất vả.


Tuổi thơSớm tiếp xúc và có hứng thú với kĩ thut, động cơ, máy móc




2.  Sự quan tâm, hứng thú của Hon-đa với kĩ thuật

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Tìm được những chi tiết nói về sự quan tâm, hứng thú của Hon-đa với kĩ thuật

- Thấy được ý nghĩa của mơ ước, đam mê, hứng thú.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV hoạt động nhóm cặp đôi hoàn thành PHT số 2

- HS: Tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS hoạt động nhóm hoàn thành PHT số 2.

- GV quan sát, hỗ trợ.

* Báo cáo kết quả

- Nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm của nhóm.

- Nhóm khác lắng nghe, ghi chép nhận xét, thắc mắc.

- GV nghe HS trình bày.

*Đánh giá kết quả

+ HS tự đánh giá

+ Hs đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên nhận xét đánh giá.

-> GV chốt kiến thức và ghi bảng/ chiếu slide.



- Càng trưởng thành thì đam mê, hứng thú với máy móc, kĩ thuật càng lớn.

- Có ước mơ mong muốn sau này có thể tự làm một chiếc xe.



3. Kỉ niệm đi xem biểu diễn máy bay


a) Mục tiêu: Giúp HS

- Tìm được những chi tiết nói về kỉ niệm đi xem biểu diễn máy bay

- Nhận thấy vẻ đẹp của nhân vật: có ước mơ, nỗ lực, không chịu khuất phục bởi hoàn cảnh.

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc đoạn 4 sau đó hoạt động nhóm hoàn thành PHT số 3.

- HS: Tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS hoạt động nhóm đọc đoạn văn và hoàn thành PHT số 3.

- GV quan sát, hỗ trợ.

* Báo cáo kết quả

- Nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm của nhóm.

- Nhóm khác lắng nghe, ghi chép nhận xét, thắc mắc.

- GV nghe HS trình bày.

*Đánh giá kết quả

+ HS tự đánh giá

+ Hs đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên nhận xét đánh giá.

-> GV chốt kiến thức và ghi bảng/ chiếu slide.

- Bối cảnh: mùa thu 1914, cách nhà 20 ki-lô-mét có cuộc biểu diễn máy bay ở Liên đội Bộ binh Ha-ma-mát-su.

- Hon-đa đã cố gắng bằng mọi cách để được xem buổi biểu diễn máy bay.

- Mơ ước trở thành phi công Sự hứng thú đã dần trở thành đam mê, ước mơ.


Hon-đa là cậu bé có ước mơ, có nỗ lực và không chịu khuất phục bởi hoàn cảnh.



III. Hoạt động tổng kết


a) Mục tiêu: Giúp HS

- Tổng kết những nét chính về nội dung, nghệ thuật của văn bản

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và sơ đồ tư duy của HS đã hoàn thành.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành cây tư duy

- HS: Tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS xem lại toàn bộ kiến thức đã học ở phần tìm hiểu chi tiết sau đó hoạt động nhóm hoàn thành nội dung cây tư duy.

- GV quan sát, hỗ trợ.

* Báo cáo kết quả

- Nhóm cử đại diện trình bày nội dung vừa thảo luận nhóm.

- Nhóm khác chú ý lắng nghe, ghi chép nhận xét và thắc mắc.

- GV nghe HS trình bày, hỏi đáp.

*Đánh giá kết quả

+ HS tự đánh giá

+ Hs đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên nhận xét đánh giá.

-> GV chốt kiến thức và ghi bảng/ chiếu slide.


1. Nội dung – Ý nghĩa:

Đoạn kí Thời thơ ấu của Hon-đa kể về tuổi thơ sớm nhận ra hứng thú với máy móc, kĩ thuật của Hon-đa. Đồng thời, tác phẩm cũng nêu lên ước mơ, đam mê của tác giả, một trong những yếu tố liên quan đến sự nghiệp của ông sau này.


2. Nghệ thuật

- Tác phẩm viết theo thể hồi kí với lời văn nhẹ nhàng, tự nhiên, chân thực.

- Kết hợp khéo léo giữa kể, tả và biểu cảm




HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b) Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để chơi trò chơi “Hỏi nhanh – Đáp gọn”

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm cặp để trả lời ngắn gọn các câu hỏi:

  1. Nêu 1 điểm em ấn tượng nhất về tác giả Hon-đa Sô-i-chi-rô.

  2. Tác phẩm được viết theo thể loại nào?

  3. Những chi tiết nào chứng tỏ nhân vật tôi thời thơ ấu đã rất yêu thích máy móc?

  4. Chỉ ra 1 số đặc điểm cụ thể của hồi kí được thể hiện ở văn bản này

- HS: Tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS xem lại toàn bộ kiến thức đã học sau đó hoạt động nhóm trả lời câu hỏi trên.

- GV quan sát, hỗ trợ.

* Báo cáo kết quả

- Nhóm cử đại diện trình bày nội dung vừa thảo luận nhóm.

- Nhóm khác chú ý lắng nghe, ghi chép nhận xét và thắc mắc.

- GV nghe HS trình bày, hỏi đáp.

*Đánh giá kết quả

+ HS tự đánh giá

+ Hs đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên nhận xét đánh giá.

-> GV chốt kiến thức và ghi bảng/ chiếu slide.


HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b) Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động “Think – Pair – Share” về vấn đề sau:

? Qua câu chuyện của cậu bé Hon-đa, em có suy nghĩ gì về việc mỗi người cần sống có ước mơ và theo đuổi ước mơ của mình?

- HS: Tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:


- HS thực hiện hoạt động cá nhân “Think”: Suy nghĩ đọc lập về vẫn đề theo đuổi ước mơ.

- HS thực hiện hoạt động cặp đôi “Pair”: Trao đổi với bạn bè suy nghĩ của mình.

- GV quan sát, hỗ trợ.

* Báo cáo kết quả

- HS trình bày cá nhân trước lớp hoạt động “Share”: Chia sẻ những điều vừa trao đổi về vấn đề theo đuổi ước mơ trước lớp.

- HS khác quan sát, ghi chép những thắc mắc và nhận xét.

- GV nghe HS trình bày và thảo luận.

*Đánh giá kết quả

+ HS tự đánh giá

+ HS đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên nhận xét đánh giá.

* Hướng dẫn về nhà

- Học bài cũ:

- Tự học:

- Chuẩn bị bài mới:

































Ngày soạn: / /2021

Ngày dạy: / /2021

VIẾT BÀI VĂN KỂ VỀ MỘT KỈ NIỆM CỦA BẢN THÂN

Thời gian thực hiện: 3 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Biết viết, kể về một kỉ niệm sâu sắc của bản thân

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.

- Năng lực viết, tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án .

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.





PHIẾU HỌC TẬP

Họ và tên:....................................................Tổ:

Lớp:

K : Câu chuyện em định kể là gì?

W : Ví sao em lại lựa chọn câu chuyện đó?

H : Câu chuyện ấy diễn ra như nào? ( Nêu các sự việc chính)

L: Cảm xúc, bài học em rút ra từ câu chuyện vừa kể?










2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. GV giới thiệu kiểu bài sẽ viết.

b) Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi, nắm được kiểu bài.

c) Sản phẩm: Nhận thức về kiểu bài và thái độ tích cực của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- Gv gợi mở vấn đề:

+Trong kỉ niệm tuổi thơ của mình, các con có kỉ niệm nào ấn tượng và sâu sắc, để lại trong tâm trí không?

+Con đã đi những đâu?Nơi nào để lại cho con nhiều cảm xúc và suy nghĩ nhất?

HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • Đề yêu cầu viết dưới dạng hồi ký? Hay du ký?

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận, thuật lại ngắn gọn

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

  • GV chốt :

-Kể lại kỉ niệm của bản thân đã trải qua => Hồi kí

- Kể lại những trải nghiệm mà mình đã đi và khám phá

=>Du kí

- Nhắc lại thế nào là hồi kí? Thế nào là du kí?











Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá

GV dẫn dắt vài bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em có được những kĩ năng để làm một bài văn chia sẻ về những kỉ niệm quá khứ hoặc những trải nghiệm của bản thân.





Đề bài: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô, bạn bè khi học ở trường tiểu học.


















  • GV chốt máy :

- Hồi kí : Ghi lại những câu chuyện , những suy nghĩ, cảm xúc của người viết trong quá khứ.

Hồi ký rất gần với nhật ký ở hình thức giãi bày, không dùng các thủ pháp cốt truyện, cách kể theo thứ tự thời gian, chú ý đến các sự kiện mang tính chất tiểu sử.

- Thể du kí ghi lại những điều mắt thấy tai nghe và những suy nghĩ, cảm xúc của người viết trong một chuyến đi xa. Trong DK, tác giả có thể tả cảnh thiên nhiên, kể lại những sự việc xảy ra, ghi tâm trạng và hành động của những người mình tiếp xúc hay tâm trạng của chính mình.




HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

I. Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn chia sẻ về kỉ niệm của bản thân

a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu đối với bài văn chia sẻ về kỉ niệm của bản thân.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

NV1

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- Thế nào là kỉ niệm ? Và thế nào là viết một bài văn kể về một kỉ niệm ?

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và trả câu hỏi liên quan đến bài học.

Dự kiến sản phẩm: SGK trang 64

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => chiếu máy

NV2

Bước 1 : chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS đọc lại văn bản “Người thủ thư thời thơ ấu ” của Nguyễn Thùy Anh và trả lời câu hỏi:

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- Kỷ niệm được kể lại trong bài “Người thủ thư thời thơ ấu”là kỷ niệm gì?


- Kỉ niệm đã xảy ra như thế nào? Có gì đặc sắc và đáng nhớ?





- Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? - Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất?



- Những kỉ niệm ấy đã tác động như thế nào đến suy nghĩ và tình cảm của người kể?


- Người kể có mong ước và cảm nghĩ gì?


Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Chiếu trên máy

NV3

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Các bước chuẩn bị trước khi viết bài văn.

- HS thực hiện nhiệm vụ.


Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS trao đổi nhóm, đại diện trả lời.

Dự kiến sản phẩm: 4 bước, HS nêu cụ thể nhiệm vụ, cách làm từng bước

Nhóm 1: Nêu cách tìm hiểu đề ( xác định từ ngữ quan trọng- gạch chân- chọn đề tài…)

Nhóm 2: Nêu cách tìm ý ( đặt câu hỏi)

Trình bày dàn ý

Nhóm 3: Nêu những lưu ý khi viết bài

Nhóm 4: Nêu những lỗi hay mắc cần chú ý soát kĩ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Chiếu máy 4 bước tiến hành

  1. Định hướng:

1. Những yêu cầu của dạng bài

a. Kỉ niệm sâu sắc là những câu chuyện còn giữ lại được trong trí nhớ của mỗi người.

b. Viết bài văn kể về một kỉ niệm là ghi lại những điều thú vị, có ấn tượng sâu sắc về một sự việc trong quá khứ mà em đã chứng kiến và những trải nghiệm thú vị mà em đã trải qua.















 





2. Phân tích bài viết tham khảo

*Văn bản “Người thủ thư thời thơ ấu ” của Nguyễn Thùy Anh




- Xác định kỉ niệm được kể lại và nêu tên kỉ niệm đó ở nhan đề của bài viết.

- Kỉ niệm đã xảy ra từ khi “ tôi” lên 6,7 tuổi, kể về bác thủ thư tốt bụng đi xe đạp lọc cọc, chòm râu quai nón bạc rung rung, về những ngày đầu tiên “tôi” đến thư viện( thư viện chưa chuyên nghiệp,ngày mùa đông khô hanh, ngày mưa lũ…)

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, xưng "tôi" để dễ dàng trình bày những quan sát, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về bác thủ thư, về những kỉ niệm.

- Kỷ niệm ấy giúp tôi thầm tự hào, trở nên tự tin, dám nói, dám viết, dám chia sẻ những gì mình nghĩ.

- Kết thúc: Nói lên mong ước và cảm nghĩ của người viết.( mong ước sẽ gặp được những người tốt bụng, biết ơn…)











3. Chuẩn bị trước khi viết











B1.Tìm hiểu đề

B2. Tìm ý- Lập dàn ý

B3. Viết bài

B4. Đọc lại bài – soát lỗi – sửa lỗi.


HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH

a. Mục tiêu: Nắm được cách làm một bài văn kể về kỉ niệm của bản thân

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức, xác định kỉ niệm để tiến hành.

c. Sản phẩm học tập: HS nắm vững các bước làm bài và viết được một bài văn hoàn chỉnh.

d. Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề.

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo các bước, tìm ý và lập dàn ý.

- GV yêu cầu HS viết bài từ dàn ý đã làm.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

+ Nhóm 1,2: Kỉ niệm với thầy cô

+ Nhóm 3,4: Kỉ niệm với bạn bè.


Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận( Báo cáo phiếu chuẩn bị)

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận ( máy chiếu hoặc viết ra bảng phụ)

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => gv chiếu máy:

- Gv hướng dẫn, giới thiệu dàn ý một kỉ niệm sâu sắc với thầy cô giáo.


























  • HS viết bài

  • HS báo cáo kết quả

  • Hs nhận xét

  • Gv nhận xét, bổ sung.

II. Thực hành

1.Đề bài: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô, bạn bè khi học ở trường tiểu học.

2.Các bước tiến hành:

- B1: Tìm hiểu đề .

- B2: Tìm ý- lập dàn ý

* Tìm ý bằng cách đặt ra và trả lời các câu hỏi.

+ Đó là kỉ niệm gì?

+ Xảy ra vào thời điểm nào?

+ Diễn biến của câu chuyện như thế nào?

+ Điều đáng nhớ nhất trong câu chuyện ấy là gì?


- Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được, sắp xếp lại theo 3 phần lớn của bài văn.

1, Mở bài: Giới thiệu về kỉ niệm với thầy/cô giáo cũ:

- Hoàn cảnh: Ngày Nhà giáo Việt Nam đang đến gần, cả lớp nô nức làm báo tường, lên kế hoạch biểu diễn văn nghệ tri ân thầy cô.

- Trong không khí, hoàn cảnh đó, em nhớ lại một kỉ niệm cảm động với cô giáo chủ nhiệm cũ ở tiểu học.

2, Thân bài

a, Giới thiệu về kỉ niệm:

- Thời gian diễn ra: lớp…?

- Kỉ niệm với ai: kỉ niệm đáng nhớ cùng cô giáo chủ nhiệm.

+ Ấn tượng về cô giáo (ngoại hình, tính cách): dáng người cô nhỏ nhắn, tóc ngang vai, giọng nói rất truyền cảm. Cô quan tâm tới học sinh, lúc thì vui vẻ tâm tình như một người bạn lớn, lúc thì dạy bảo nghiêm khắc, uốn nắn lỗi sai của học sinh.

b, Thuật lại kỉ niệm

- Hoàn cảnh: (mối quan hệ với thầy cô như thế nào, thầy cô vốn để lại ấn tượng gì đặc biệt)

+ Cô giáo đặc biệt quan tâm tới những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thường xuyên dạy bảo học sinh trong lớp đức tính san sẻ, đùm bọc.

+ Gia đình em cũng khó khăn, cô giáo và các bạn giúp đỡ em nhiều, khiến em thấy vui vẻ, được quan tâm.

+ Em cố gắng học tập, vâng lời cô, tham gia tích cực hoạt động của lớp.

- Câu chuyện kết thúc và suy nghĩ sau câu chuyện:
+ Bản thân càng thêm yêu quý cô: cô trân trọng tình cảm của học trò, tặng cô món quà nhỏ không có giá trị vật chất.
+ Cô tặng lại cho em một quyển sách .
3. Kết bài
- Nhắc lại ý nghĩa của kỉ niệm: đây là kỉ niệm đẹp, đáng nhớ trong những năm tháng đi học của bản thân, sẽ luôn hứa học tập chăm chỉ, ghi nhớ và biết ơn công lao, tình cảm của thầy cô.

-B3: Viết bài dựa vào dàn ý.

-B4 : Kiểm tra, chỉnh sửa




HOẠT ĐỘNG 4: CỦNG CỐ

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học , một vài bài của HS để chữa củng cố.

c. Sản phẩm học tập: HS viết lại sau khi đã nhận ra lỗi.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: HS thực hành, viết lại bài theo yêu cầu của đề sau khi đã nhận ra lỗi.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để chữa bài, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức, bài viết của HS đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, bài viết của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: HS đọc, tham khảo bài viết về kỉ niệm thời thơ ấu để học hỏi, rút kinh nghiệm.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp

- Hình thức viết bài kiểm tra tại lớp

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung.

- Hấp dẫn, sinh động.

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học.

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách viết khác nhau của người học.

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài viết của HS

- Trao đổi, thảo luận
























Ngoài Soạn Văn Lớp 6 Bài 3: Kí Sách Cánh Diều Ngắn Gọn & Đầy Đủ Nhất – Ngữ Văn 6 Sách Cánh Diều thì các tài liệu học tập trong chương trình 6 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Soạn văn lớp 6 bài 3 về “Kí sách” trong sách “Cánh Diều” là một bài học hấp dẫn và mang tính thực tiễn. Bài học này giúp học sinh hiểu về giá trị của sách và vai trò quan trọng của việc đọc sách trong cuộc sống.

Trong bài học, học sinh sẽ được giới thiệu với các khái niệm về sách, từ điển và thư viện. Họ sẽ được khuyến khích đọc sách và tìm hiểu về các loại sách khác nhau như sách giáo trình, tiểu thuyết, sách học thêm và sách tham khảo. Học sinh cũng sẽ được khuyến khích sử dụng từ điển để tra cứu từ vựng và thông tin.

Bài học cung cấp những gợi ý và lời khuyên về cách chăm chỉ đọc sách và tận dụng tối đa kiến thức từ sách. Ngoài ra, nó cũng nhấn mạnh vai trò của thư viện là một nguồn tài nguyên quan trọng để học sinh có thể tiếp cận với nhiều loại sách và tài liệu khác nhau.

Với cách trình bày ngắn gọn và đầy đủ, bài học giúp học sinh hiểu rõ về giá trị của sách trong việc mở rộng kiến thức, phát triển tư duy và thúc đẩy sự sáng tạo. Nó cũng khuyến khích học sinh phát triển thói quen đọc sách thường xuyên và tận dụng lợi ích to lớn mà việc đọc sách mang lại.

>>> Bài viết có liên quan

Giáo Án Môn Văn 6 Bài 9: Truyện Ngắn Lớp 6 Sách Cánh Diều Chi Tiết
Giải Bài 13 Bội Chung Nhỏ Nhất – Bội Chung Lớn Nhất Toán 6 CTST
Trắc Nghiệm Sinh Bài 1: Đặc Điểm Của Cơ Thể Sống Lớp 6 Có Đáp Án
Giáo Án Môn Văn 6 Bài 8: Văn Bản Nghị Luận Góc Nhìn Cuộc Sống Sách Cánh Diều
Giáo Án Môn Văn 6 Bài 7: Bài Thơ Tự Sụ Sách Cánh Diều [2023]
Phương Pháp Giải Bài 10 Tập Hợp Số Nguyên Tố Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo
Đề Cương Sinh Học Lớp 6 HK2 2020-2021 Có Lời Giải Chi Tiết
Soạn Văn 6 Bài Học Đường Đời Đầu Tiên Sách Cánh Diều Chi Tiết
Trắc Nghiệm Sinh Học Lớp 6 Học Kì 2: Nhiệm Vụ Của Sinh Học Có Đáp Án
Phương Pháp Giải Bài 12 Cách Tính Bội Chung Nhỏ Nhất Lớn Nhất Toán 6