Docly

Giáo Án Môn GDCD 7 Kết Nối Tri Thức Cả Năm

Có thể bạn quan tâm

Giáo Án Môn GDCD 7 Kết Nối Tri Thức Cả Năm là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

Ngày soạn: 02/09 /2022

Ngày dạy: 10 / 09 /2022 Tiết 1,2


BÀI 1. TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG



I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Nêu được một số truyền thống văn hoá của quê hương.

- Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

2. Về năng lực:

*. Năng lực điều chỉnh hành vi (Đánh giá hành vi của bản thân và người khác)

- Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

*. Năng lực phát triển bản thân

Lập kế hoạch phát triển bản thân: Xác định được những việc cần làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương.

Thực hiện kế hoạch phát triển bản thân: Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương.

3. Về phẩm chất:

- Phẩm chất yêu nước: Tự hào về truyền thống của quê hương

- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm giữ gìn phát huy các truyền thống của quê hương và phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK; SGV, Bài tập GDCD 7;

- Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, bài hát, những ví dụ thực tế gắn với chđề “Tự hào vể truyền thống quê hương”;

- Máy tính, máy chiếu, bài giảng giảng powerpoit, phiếu học tập

III. TIÊN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, khơi gợi suy nghĩ, hứng th của HS vào bi học; HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.

b. Tổ chức thực hiện:

1. Giao nhiệm vụ học tập:

- HS thảo luận nhóm cặp đôi.

- Quan sát những bức ảnh trên màn hình.

? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về những bức hình đó.

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: làm việc cá nhân, đưa ra câu trả lời -> trao đổi nhóm cùng cặp để trả lời câu hỏi.

- Giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.

3. Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm cặp trình bày kết quả.

- Dự kiến sản phẩm:

+ Bức ảnh 1: Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh, Hà Nội: Tượng đài ghi dấu những chiến công, sự hy sinh của cc chiến sĩ và người dân Ha Nội trong trận chiến lịch sử “60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô”. Hình tượng anh vệ quốc quân và cô gái Hà thành trong trang phục huyền thống ở tư thế chiến đau thể hiện truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất, ý chí dũng cảm của quân và dân Thủ đô trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.

+ Bức ảnh 2: Người Dao Đỏ ở Lào Cai trong trang phục truyền thống: Trang phục truyền thống của người Dao Đỏ nổi bật với chiếc khăn đội đầu màu đỏ. Khăn đội đầu này được trang trí hình vết chân hổ, cây vạn hoa, hình cách đoạn,... Trong trang phục truyền thống của người Dao Đỏ, quan trọng nhất là chiếc áo dài. Theo phong tục, phụ nữ Dao Đỏ không mặc áo ngắn mà chỉ mặc áo dài. Áo tứ thân màu chàm hoặc đen, tay đấu thẳng vào thân. Hoa văn trang trí trên quần được thêu ti mỉ.

Trang phục của người Dao Dỏ không chỉ biểu hiện tính cần cù, nhẫn nại và bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú cùng với con mắt thẩm mĩ mà về nghệ thuật còn rất tinh tế trong việc sử dụng màu sắc, bố cục cân đối, hài hòa, vui tươi, trong sáng, góp phần tô điểm thân cho bản sắc riêng vốn có của dân tộc Tây Bắc.

+ Bức ảnh 3: Điệu múa truyền thống của người Chăm ở Khánh Hoà: Vũ điệu Chăm có nguồn gốc từ lao động, sinh hoạt thường ngày của người dân bản địa, hoặc mô phỏng từ những động tác của các loài vật.

Múa Chăm là hoạt động văn hoá tinh thần không thể thiếu trong lê hội của người Chăm ở Khánh Hoà, vừa tạo không khí lễ hội vưa là lời ước nguyện của dân làng gửi đến trời, đất, thần linh cầu mong cuộc sống no đu, mùa màng tốt tươi. Điệu múa Chăm phổ bỉến nhất là múa đội lu, múa chim công, múa gáo dừa,.. Khi múa đội lu, các thiếu nữ uyển chuyển theo làn điệu nhưng vẫn giũ thăng bằng cho chiếc lu trên đầu. Đó là hình ảnh mô phỏng cô gái Chăm lấy nước bên bờ suối hay dâng nước lên tháp.

+ Bức ảnh 4: Bánh Khọt - món ăn truyền thống ở Nam Bộ: Đối với người dân Nam Bộ bánh khọt là món ăn quen thuộc và được nhiều người ưa thích. Mỗi chiếc bánh có hình tròn vừa đủ cắn làm đôi hoặc một miếng lớn. Bánh khọt được làm từ bột gạo, bột nghệ, bột mì, nước cốt dừa, trứng gà, đậu xanh hấp bỏ vỏ, tép bóc vỏ cắt hạt lựu hoặc băm nhuyễn, hành lá, tỏi, ớt, dầu ăn và một số gia vị khác.

Bánh khọt chín vừa ăn có màu vàng nghệ trông rất bắt mắt, có độ gin và vị ngọt của gạo, vị béo của nước dừa, có hương thơm hoà quyện của nghệ và hành lá. Bánh được dùng kèm với các loại rau, nước cốt dừa, nước mắm chua ngọt và thêm ít ớt cay cay.

4. Kết luận, nhận định:

GV đánh giá kết quả thảo luận câu hỏi -> KL -> Dẫn vào bài.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số truyền thống của quê huơng

a. Mục tiêu: HS hiểu được các truyền thống quê hương

b. Tổ chức thực hiện:

1. Giao nhiệm vụ học tập:

- Gọi 1 - 2 HS đọc thông tin 1 về lễ hội Lim ở Bắc Ninh và thông tin về buổi giao lưu, gặp gỡ chứng lịch sử của phong trào Đồng khởi ở Bến Tre.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:

1) Những thông tin trên giới thiệu truyền thống nào của tỉnh Bắc NinhBến Tre? Em có suy nghĩ gì về những truyền thống đó?

2) Hãy kể tên những truyền thống ở quê hương em và chia s cảm nhận của em về những truyền thống đó.

3) Truyền thống quê hương là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: làm việc cá nhân -> trao đổi nhóm để hoàn thiện câu trả lời vào giấy khổ lớn.

- Giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.

3. Báo cáo, thảo luận

- GV gọi đại diện 2 nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến, trao đổi thảo luận.

4. Kết luận, nhận định:

GV tổng hợp các ý kiến trên bảng (giấy khổ lớn), yêu cầu HS bổ sung thêm nếu còn ý kiến khác và rút ra kết luận về truyền thống qh và ý nghĩa của truyền thống quê hương đối với mỗi người.

1. Tìm hiểu một số truyền thống quê hương

a. Truyền thống quê hương.

* Tìm hiểu thông tin:

- Thông tin 1: Truyền thống của tỉnh Bắc Ninh: lễ hội Lim truyền thống, làn điệu dân ca, hát quan họ, trang phục truyền thống của các liền anh, liền chị và những trò chơi dân gian trong lễ hội.

- Thông tin 2: Truyền thống của tỉnh Bến Tre: yêu nước, chống giăc ngoại xâm truyền thống anh hùng cách mạng.

- Các truyền thống khác: Truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, truyền thống văn hoá (hát dân ca, các nhac cụ cổ truyền, lễ hội truyền thống, nghề truyền thống (nghề thêu, đan, làm gốm,...)

=> Tự hào, yêu quý, trân trọng, muốn học tập, noi theo, giữ gìn và phát huy những truyền thống đó.

* Khái niệm: Truyền thống quê hương là những giá trị văn hoá, lịch sử, đạo đức, tinh thần cao quý, tốt đẹp và những giá trị vật chất, kĩ năng nghề được truyền qua nhiều thế hệ sinh sống ở một đa phương, vùng đất.

b. Ý nghĩa của truyền thống quê hương:

- Truyền thống quê hương có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành tư tưởng đức tính, lối sống tốt đẹp của mỗi cá nhân.

- Tự hào về truyền thống quê hương chính là tự hào về nguồn gốc của mình, là nền tảng để xây dựng giá trị cốt lõi và hình thành sự tự tin của mỗi người.

* Luyện tập

Bài 1.

- Gọi 1 - 2 HS đọc các quan điểm, xác định yêu cầu bài tập.

- Hoạt động nhóm cặp đôi.

? Em tán thánh hay không tn thnh với những quan điểm dưới đây? Vsao?

(nêu quan điểm của mình và giải thích theo phiếu học tập gợi ý dưới đây)

Ý kiến

Đồng

tình

Không đồng tình

Giải thích

Tự hào vê truyên thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc, dòng họ, tổ tiên của mình.




Nghề thủ công truyền thông không còn là niềm tự hào của quê hương vì không phù hợp với cuộc sống hiện đại.




Truyện dân gian và những làn điệu dân ca địa phương lmột phần của truyền thống văn hoá quê hương.




Dự kiến sản phẩm:

Ý kiến

Đông

tình

Không (đồng tình

Giải thích

Tự hào vê truyên thông quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc, dòng họ, tổ tiên của mình.

X


Quê hương là cội nguồn của gia đình, dòng họ của mình, là nơi mình hoặc ông bà, cha mẹ sinh ra. Bởi vậy, tự hào về truyền thống quê hương chính là tư hào về nguồn gốc, dòng họ, tổ tiên của mình.

Nghề thủ công truyền thông không còn là niềm tự hào của quê hương vì không phù họp với cuộc sống hiện đại.


X

Nghề thủ công truyền thống là một nét đẹp truyền thống của địa phương, mang đến bản sắc liêng và là niềm tự hào của truyền thống quê hương.

Truyện dân gian và những làn điệu dân ca địa phương la một phần của truyền thống văn hoá quê hương.

X


Những câu chuyện, làn điiệu dân ca củaa đa phương góp phần tạo nên bản sắc văn hoá liêng của địa phương đó và là nét đẹp truyền thống văn hoá của đa phương.


Tiết 2:

Hoạt động 2: Giữ gìn và phát huy truyền thống của quê huơng

a. Mục tiêu: HS biết giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương bằng những việc làm cụ thể, phù hợp.

b. Tổ chức thực hiện:

1. Giao nhiệm vụ học tập:

- Gọi 1 - 2 HS đọc thông tin các trường hợp SGK.

- Yêu cầu HS trao đổi nhóm cặp để trả lời các câu hỏi:

? Nêu những việc nên làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương của các bạn Thanh, Hòa, Bình.

? Em đã làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương?

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: làm việc cá nhân -> trao đổi cặp nhóm để hoàn thiện câu trả lời vào giấy khổ lớn.

- Giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.

3. Báo cáo, thảo luận

- GV gọi đại diện nhóm cặp trình bày kết quả. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến, trao đổi thảo luận.

4. Kết luận, nhận định:

GV tổng hợp các ý kiến, yêu cầu HS bổ sung thêm nếu còn ý kiến khác và rút ra kết luận.

- Dự kiến sản phẩm:


2. Giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương.

a. Tìm hiểu những việc làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương của các bạn Thanh, Hòa, Bình:

+) Trường hợp 1: Thanh thấy tự hào về truyền thống yêu nước, chống giấc ngoại xâm của quê hương mình và đã có hành động thiết thực để giữ gìn và phát huy truyền thống đó. Bạn đã cùng nhóm bạn trong lớp sưu tầm và chia sẻ những hình ảnh, câu chuyện lịch sử chống giặc ngoại xâm của người dân Thủ đô -> tự hào về truyền thống của quê hương và tiếp nối, phát huy truyền thống đó.

+) Tờng hợp 2: Hoà đã phát huy truyền, thống quê hương bằng việc trân trọng trang phục truyền thống dân tộc mình, tham gia câu lạc bộ may, thêu trang phục truyền thống và mong muốn được mặc bộ trang phục truyền thống dân tộc trong lễ tốt nghiệp THCS.

+) Trường hợp 3: Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương bằng cách phê phán và phản đối những hành động làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của lễ hội quêơng. Bình đã cùng các anh chị nhắc nhở du khách không vứt rác bừa bãi, hạn chế viẹc thắp hương và báo với các chú công an khi thấy hiện tượng tiêu cực.

b. Những việc cần làm để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương.

- Tìm hiểu về truyền thống quê hương mình qua việc hỏi han, trò chuyện với ông bà, bố mẹ, các nghệ nhân, người làm nghề truyền thống, các cựu chiến binh ở địa phương,...

- Tham gia và hỗ trợ hoạt động tổ chưc các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hoá của đa phương, quê hương mình.

- Phê phán những việc làm trái ngược vơi truyền thống tốt đep của quê hương

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học thực nh xử nh huống cụ thể về chủ đề truyền thống quê hương.

b. Tổ chức thực hiện:

1. Giao nhiệm vụ học tập:

Bài 2:

- Hoạt động nhóm

GV chia lớp thành các nhóm để thảo luận. Một nửa lớp thảo luận về những việc nên làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, nửa còn lại thảo luận vể những việc không nên làm đẻ giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.

? Em hãy liệt kê những việc nên làm, những việc không nên làm đế giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp cùa quê hương theo gợi dưới đây:

Truyền thống

Việc nên làm

Việc không nên làm





Dự kiến sản phẩm:

Truyền thống

Việc nên làm

Việc không nên làm

Yêu nước

Tự hào về truyền thống, phát huy,…

Thiếu trách nhiệm, không đóng góp công sức,…

+ Bài 3:

- Hoạt động cá nhân

? Em đồng tnh hay không đồng tnh với những hành vi của các bạn dưới đây?

a. K cùng các bạn trong lớp lập nhóm tìm hiểu về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm cùa thành phố nơi mình sinh sống.

b. Trong lễ hội đầu xuân, M theo một số anh chị đi chèo kéo khách đổi tiền lẻ.

c. A vận động các bạn trong lớp tham gia hội thi “Tự hào truyền thống quê hương” do trường tổ chức.

- Dự kiến sản phẩm:

a. Đồng tình với hành vi này vì đây là hành động nên lm. Thành phố nơi mình sinh sống cỏ thể là quê hương nơi mình sinh ra, cũng có thể là quê hương thứ hai, nơi mình lớn lên, học tập và sinh sống. Từ việc tìm hiểu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm sẽ giúp HS hiểu biết hơn về lịch sử, thêm yêu quý, lư hào về nơi mình sinh sống.

  • b. Không đồng tình với hành vi này vì lễ hội đầu xuân là một nét đẹp văn hoá của đìa phương. Việc chèo kéo khách mua đồ lưu niệm lại là hành vi thiếu văn hoá, không nên làm vì ảnh hưởng đến không gian lễ hội, vi phạm quy định của địa phương.

  • c. Đồng tình với hành vi này vì thông qua việc tham gia hội thi, HS sẽ hiểu hơn về truyền thống quê hương, thêm yêu, thêm tự hào về quê hương mình. Mặt khác, việc tham gia hội thi cũng giúp các bạn HS giao lưu, học hỏi lẫn nhau, tăng thêm hiểu biết và các kỹ năng xã hội.

Bài 4.

  • GV giao cho mỗi nhóm nghiên cứu một tình huống, phân chia nhân vật để sắm vai, xử lí tình huống.

- HS: làm việc cá nhân -> trao đổi nhóm để hoàn thiện câu trả lời vào phiếu học tập.

- Giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.

+ Tình huống 1: Em không đồng ý với hành động ca H. Em nên nói với H rằng HS cần nghe để biết và hiểu ông cha ngày xưa đã chiến đấu, hi sinh đề bảo vệ Tổ quốc như thế nào. Tù đó, trân trọng những thành quả chiến đấu của ông cha, quý trọng hoà bình và độc lập đất nước có được ngày hôm nay. Hơn nữa, HS cần nghe và hiểu lịch sử để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, phấn đấu học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại mới.

+ Tình huống 2: Nếu T, em nên thuyết phục các bạn rằng các món ăn nước ngoài cũng rất thú vị nhưng những món ăn truyền thống quê hương đã tồn tại và pht triển từ lâu đời, c các giá trị đặc biệt. Trong dịp chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ, chúng ta nên chọn những món ăn quen thuộc hằng ngàv mà các bà, các mẹ vẫn nấu cho chúng ta. Những món ăn quê hương ấy chứa cả tình thương gia đình và tâm hồn quê hương sẽ có nhiều ý nghĩa hơn.

IV. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS vận dụng những điều đã học về truyền thống quê hương để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống.

b. Tổ chức thực hiện:

1. Giao nhiệm vụ học tập:

? Hiện nay, đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, theo em, việc giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương có ý nghĩa như thế nào?

? Cùng các bạn trong nhóm tập một làn điệu dân ca, điệu múa truyền thống hay một bài hát ca ngọi truyền thống quê hương sau đó biểu diễn trước lớp.

2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: làm việc cá nhân.

- Giáo viên dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.

3. Báo cáo, thảo luận

- GV giao yêu cầu về nhà, buổi sau trình bày kết quả.

4. Kết luận, nhận định:

Duyệt của TCM:


Ngày soạn:………………….

Ngày dạy:…………………...

Điều chỉnh:………………….

TIẾT 3,4

BÀI 2

QUAN TÂM, CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ

Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Về kiến thức:

- Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

- Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau.

2. Về năng lực:

*. Năng lực điều chỉnh hành vi

Đánh giá hành vi của bản thân và người khác:

- Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

Điều chỉnh hành vi:

- Đưa ra lời nói/cử chỉ khuyến khích, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

*. Năng lực phát triển bản thân

- Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người.

3. Về phẩm chất:

Phẩm chất nhân ái:

- Biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người.

- Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác; Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

Tài liệu: SGK Giáo dục công dân 7, SGV, SBT.

Thiết bị dạy học:

+ Máy chiếu đa năng, máy tính,... (nếu có).

+ Tranh, hình ảnh có nội dung quan tâm, cảm thông và chia sẻ; các video liên quan đến quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

+ Bảng phụ, bút dạ, loa, mic

2. Học sinh

Tài liệu: SGK, SBT.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

A/ HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU:

Nhiệm vụ 1: Thực hiện trò chơi

a) Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS xác định được nội dung

bài học về quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 2 nhóm sau đó phổ biến luật chơi.

Phổ biến thể lệ: Hai nhóm sẽ thi đua nhau kể tên biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ; biểu hiện của sự vô cảm trong một thời gian nhất định (gợi ý: 2 – 3 phút). Nhóm 1 sẽ kể tên những biểu hiện về sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Nhóm 2 sẽ kể về biểu hiện của sự vô cảm. Nhóm nào kể tên được nhiều biểu hiện hơn

sẽ giành chiến thắng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- GV triển khai cho HS tham gia chơi trò chơi.

- Hs tham gia trò chơi đúng luật

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Tổ chức, điều hành: GV có thể cho HS nêu nội dung nhận xét và công bố kết quả nhóm thắng cuộc.

Bước 4: Kết luận, đánh giá

GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào nội dung bài học.

Nhiệm vụ 2:

Phương án 1: Quan sát tranh

a) Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS quan sát hai tranh vẽ và cho biết em liên tưởng đến câu ca dao, tục ngữ nào về quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV cho thời gian để HS quan sát tranh vẽ và liên tưởng đến câu ca dao, tục ngữ về sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV mời 2 – 3 HS phát biểu câu trả lời.

Bước 4: Kết luận, đánh giá

GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào nội dung bài học.

Phương án 2: Chia sẻ trải nghiệm

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

Gv tổ chức cho Hs chia sẻ trải nghiệm: Trong cuộc sống, em đã nhận được hoặc thực hiện được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ như thế nào? Nêu cảm nhận của em sau khi thực hiện/ nhận được điều đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Hs suy nghĩ, chia sẻ trong nhóm đôi

- Gv đi tới các nhóm quan sát, động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Gv mời một số hs chia sẻ trước lớp.

- Các Hs khác thảo luận về những chia sẻ của bạn, nhận xét đánh giá.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv nhận xét, kết luận để dẫn vào bài mới

=> Để cuộc sống thêm tươi đẹp, con người hạnh phúc hơn cần đặt mình vào vị trí của người khác, thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng họ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta nhận biết được một số biểu hiện và ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ; từ đó có những hành động thực tê thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

B/ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động của Gv và Hs

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu những biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ

a) Mục tiêu: HS nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc câu chuyện trong SGK tr.11 – 12 (hoặc đọc phân vai) kết hợp quan sát các hình ảnh trong sgk, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

a) Nêu các biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong câu chuyện "Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ" và những bức tranh trên.

b) Trong các bức tranh trên, hành vi nào chưa thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? Em có suy nghĩ gì về hành động đó?

c) Em hãy kể thêm môt số biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV cho thời gian để HS đọc câu chuyện và trả lời 3 câu hỏi.

- Hs suy nghĩ, chia sẻ, thảo luận trong nhóm đôi

- Gv đi tới các nhóm quan sát, động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Gv mời một số hs chia sẻ trước lớp.

- Gv có thể dùng kĩ thuật tia chớp yêu cầu hs nêu thêm một số biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

- Hs khi trình bày có thể dùng thông tin, câu chuyện, tranh ảnh minh hoạ thêm

- Các Hs khác thảo luận về những chia sẻ của bạn, nhận xét đánh giá.

*. Dự kiến sản phẩm:

a) Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ:

- Lắng nghe, động viên, an ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm.

- Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn.

- Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

b) Ở bức tranh thứ 3, hành vi từ chối đi thăm bạn ốm chưa thể hiện được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

=> Qua hành động đó, em nghĩ chúng ta cần phải luôn quan tâm đến bạn bè, biết cảm thông và chia sẻ cùng với bạn khi bạn gặp khó khăn.

c) Môt số biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

- Cô giáo quan tâm và giúp đỡ các bạn học kém, nhẹ nhàng chỉ bảo các bạn học sinh khi gặp vấn đề khó giải quyết.

- Khi có bạn trong lớp nghỉ học vì bị ốm, các bạn khác đã đến thăm và hướng dẫn bài học mà bạn nghỉ ốm đã lỡ mất.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Gv nhận xét, đánh giá, kết luận: Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ là sự chăm sóc bằng tình cảm chân thành; đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của họ; san sẻ, giúp đỡ, trao gửi những điều tốt đẹp cho nhau.

- Gv chốt những biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ

  • hs ghi vở











Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Nhiệm vụ 1: Phân tích các trường hợp SGK

a) Mục tiêu: Giải thích được vì sao cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc 3 trường hợp SGK, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:

a) Trong các trường hợp trên, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đã mang lại điều gì?

b) Theo em, vì sao phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV cho thời gian để HS đọc từng trường hợp và thảo luận trả lời câu hỏi.

- Hs suy nghĩ cá nhân, chia sẻ, thảo luận trong nhóm

- Gv đi tới các nhóm quan sát, động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Gv mời đại diện một số nhóm hs chia sẻ trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung

*. Dự kiến sản phẩm:

a) Trong các trường hợp trên, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đã  giúp con người:

- Vượt qua mọi khó khăn, thử thách, nỗi buồn để có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn.

- Các mối quan hệ gia đình, bạn bè trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.

b) Theo em, chúng ta phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ vì:

- Trong cuộc sống của chúng ta, xung quanh vẫn còn nhiều những mảnh đời bất hạnh.

- Họ cần sự giúp đỡ của chúng ta rất nhiều, họ cần chúng ta đồng cảm và chia sẻ. Chính vì thế mà thời đại này, có những người có tấm lòng đồng cảm và biết chia sẻ và cũng có những người họ thờ ơ với những người xung quanh. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

Gv nhận xét, đánh giá, kết luận: Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách để có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn; các mối quan hệ trở nên tốt đẹp, bền vững.

Nhiệm vụ 2: Quan sát tranh và thảo luận

a) Mục tiêu: HS nhận biết được vai trò, tầm quan trọng của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS quan sát các tranh sau và trả lời câu hỏi:


a) Em có nhận xét gì về lời nói, hành động của các nhân vật trong bốn bức tranh trên?

b) Theo em, vì sao trong cuộc sống, chúng ta cần phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

c) Chúng ta cần làm gì để khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác và phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác một cách phù hợp?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV cho thời gian để HS quan sát các bức tranh và thảo luận trả lời câu hỏi.

- Hs suy nghĩ cá nhân, chia sẻ, thảo luận trong nhóm

- Gv đi tới các nhóm quan sát, động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Gv mời đại diện một số nhóm hs chia sẻ trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung

*. Dự kiến sản phẩm:

a) Nhận xét về lời nói, hành động của các nhân vật trong bốn bức tranh trên:

- Tranh 1: Việc làm của các bạn cho thấy các bạn rất biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Các bạn biết quan tâm, thăm hỏi khi bạn mình bị ốm.

- Tranh 2: Việc làm của bạn cho thấy bạn chưa biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Bạn trong tranh đã thờ ơ, chỉ lo chơi game mà không biết cách giúp đỡ, chia sẻ việc nhà với mẹ khi mẹ bị ôm.

- Tranh 3: Việc làm của bạn cho thấy bạn rất biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Bạn đã biết thăm hỏi sức khỏe của bà khi bà bị ốm.

- Tranh 4: Việc làm của bạn cho thấy bạn rất biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Bạn biết giúp đỡ cô giáo khi thấy cô cầm nhiều đồ.

b) Trong cuộc sống, chúng ta cần phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ lẫn nhau vì:

- Những lúc khó khăn, hoạn nạn, chúng ta phải giúp đỡ, chia sẻ, thấu hiểu lẫn nhau để giúp chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn, giúp những người khó khăn xoa dịu nỗi buồn đau trong lòng người còn sống, giúp họ có thêm niềm tin và nghị lực để vượt qua cơn khó khăn hoạn nạn.

- Đồng cảm, sẻ chia cũng giúp các mối quan hệ gia đình, bạn bè trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.

c) Để khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác và phê phán thói ích kĩ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác một cách phù hợp, chúng ta cần:

-Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình.

- Giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn xung quanh ta.

- Chia sẻ, nhờ sự trợ giúp của mọi người xung quanh để giúp đỡ nhiều các hoàn cảnh khó khăn.

- Phê phán và lên án những người ích kĩ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

- Gv chốt ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ

=> hs ghi vở














C/ Hoạt động luyện tập:

a) Mục tiêu: Hs củng cố những tri thức vừa khám phá được qua các hoạt động chơi trò chơi, bày tỏ ý kiến, nhận xét hành vi, xử lí tình huống, liên hệ bản thân về những vấn đề liên quan đến quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

b) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

Bài tập 1: Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Chỉ người nào gặp khó khăn mới cần tới sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

b) Khi ai đó có lời đề nghị thì mình mới cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

c) Để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, chỉ cần tặng quà là đủ.

d) Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp mọi người cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và yêu thương nhau hơn. 

Bài tập 2: Em hãy nhận xét hành vi của các bạn dưới đây:

a) Mặc dù rất yêu quý ông bà nhưng H ít khi gọi điện hỏi thăm vì cho rằng như thế là không cần thiết.

b) Thấy hoàn cảnh bác hàng xóm khó khăn, M xin mẹ rau và gạo mang sang biếu bác.

c) Thỉnh thoảng, K lại mượn V mấy thứ lặt vặt như: cục tẩy, bút chì... Thấy vậy, C ngạc nhiên hỏi: "Cậu cũng có những thứ đó, sao phải mượn của V làm gì?". K đáp: "Nhà V ở cạnh nhà mình. V rất mặc cảm về hoàn cảnh khó khăn của bản thân, nên tớ làm vậy để bạn ấy có nhờ gì tớ thì cũng sẽ thấy thoải mái hơn".

d) Trên đường đi học về, thấy một bạn bị bắt nạt, T định dừng lại can ngăn nhưng A kéo tay bảo: "Thôi...".

Bài tập 3: Em sẽ làm gì nếu ở trong các tình huống dưới đây:

a) Khi đi học cùng bạn, em thấy một em bé đang khóc vì bị lạc. Bạn em nói: "Sẽ có người khác giúp em ấy, còn mình phải đến trường cho kịp giờ học".

b) Hoàn cảnh gia đình của H rất khó khăn do bố mẹ kinh doanh thua lỗ. H tâm sự với em và muốn em không nói với ai.

c) Mặc dù rất muốn giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng em không có điều kiện vật chất.

Bài tập 4: Liên hệ

Trong cuộc sống, em đã thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Gv tổ chức cho Hs hoạt động thực hiện từng bài tập cho phù hợp:

Bài tập 1: hoạt động nhóm

Bài tập 2: hoạt động cặp đôi

Bài tập 3: hoạt động nhóm ( mỗi nhóm 1 tình huống)

Bài tập 4: hoạt động cá nhân (điền vào bảng mẫu)

- Hs lần lượt thực hiện các bài tập

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Gv tổ chức cho Hs báo cáo theo yêu cầu của từng bài tập (báo cáo cá nhân, báo cáo theo nhóm)

- Hs báo cáo, nhận xét, đánh giá, bổ sung để hoàn thành bài tập

*. Dự kiến sản phẩm

Bài 1: Em tán thành với ý kiến (d) vì đó chính là ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Em không tán thành với các ý kiến:

a) vì ai cũng cần tới sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Tuy nhiên, những người gặp khó khăn cần nhiều hơn.

b) vì dù họ không đề nghị (có thể vì ngại ngần, có thể vì họ sợ làm phiền người khác) thì mình vẫn cần thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Bên cạnh đó, nếu mình cần sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ thì cũng nên có lời đề nghị người khác giúp đỡ.

c) vì tặng quà (vật chất) chỉ là một biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ còn cần cả những lời nói, cử chi ân cần để thể hiện tấm lòng thật sự quan tâm, biết nghĩ đến người khác.

Bài 2:

a) Suy nghĩ và việc làm của H không đúng, bạn cần thường xuyên gọi điện hỏi thăm để thể hiện sự quan tâm với ông bà, ông bà sẽ rất vui vẻ và hạnh phúc khi H quan tâm và yêu thương ông bà.

b) Việc làm của M thể hiện bạn rất biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của bác hàng xóm.

c) Việc làm của K thể hiện bạn không chỉ quan tâm, cảm thông và chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của bạn bè mà còn rất khéo léo khi thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đó.

d) Việc làm của A thể hiện bạn chua biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ khi thấy người khác gặp hoàn cảnh khó khăn.

Bài tập 3:

a) Khi đi học cùng bạn, em thấy một em bé đang khóc vì bị lạc. Bạn em nói: "Sẽ có người khác giúp em ấy, còn mình phải đến trường cho kịp giờ học".

Cách 1: Dỗ cho em bé nín khóc, dẫn em đến địa điểm gần nhất như trụ sở công an, uỷ ban nhân dân xã/phường,... nhờ giúp đỡ. Sau đó đến trường trình bày với thầy, cô giáo về việc vừa xảy ra.

Cách 2: Dẫn em bé đến trường, gửi ở phòng bảo vệ, nói với bác bảo vệ và thầy, cô giáo để có cách giúp em bé.

Cách 3: Gọi điện/tìm người lớn thân quen giúp đỡ em bé,...

b) Hoàn cảnh gia đình của H rất khó khăn do bố mẹ kinh doanh thua lỗ. H tâm sự với em và muốn em không nói với ai.

Cách 1: An ủi, động viên bạn và nói với thầy, cô giáo để có biện pháp giúp đỡ bạn để bạn yên tâm học tập.

Cách 2: Nói với lớp trưởng để cùng có giải pháp giúp bạn,...

c) Mặc dù rất muốn giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng em không có điều kiện vật chất.

Nếu không có điều kiện vật chất để giúp bạn, em vẫn có thể giúp bạn bằng cách động viên, an ủi, lắng nghe, chia sẻ buồn vui cùng bạn.

Bài 4

Đối tượng

Biểu hiện quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Đối với người trong gia đình


- Lời nói: Luôn nói lời yêu thương với ông bà, cha mẹ, anh chị em; Nói lời chúc với người thân trong gia đình vào mọi ngày lễ, ngày kỉ niệm, ngày sinh nhật; Luôn hỏi han bố mẹ đi làm có mệt không;...

- Việc làm: Tặng những món quà nhỏ do bản thân tự tay làm cho ông bà, bố mẹ, anh chị em vào những ngày lễ, ngày kỉ niệm; Giúp đỡ mọi người trong gia đình bằng cách làm việc nhà;...

Đối với bạn bè


- Lời nói: Hỏi thăm, động viên bạn bè khi bạn bè bị ốm, gặp phải chuyện buồn; Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng với bạn bè;...

- Việc làm: Khi bạn bè gặp khó khăn trong học tập thì giúp bạn bằng cách kiên nhẫn giảng bài cho bạn; Khi bạn bị ốm thì đến thăm và động viên bạn;...

Đối với thầy, cô giáo

- Lời nói: Luôn luôn cúi đầu chào thầy, cô giáo mỗi khi gặp cho dù là ở trường hay không ở trường; Nói lời chúc mừng đến thầy, cô giáo vào các ngày lễ; Nói lời cảm ơn khi được thầy, cô giáo giúp đỡ,...

- Việc làm: Giúp đỡ thầy cô các việc vặt như xóa bảng, giặt giẻ lau,.. Tặng hoa cho thầy cô vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11,...

Đối với người khác


- Lời nói: Hỏi thăm người khác khi họ gặp khó khăn;...

- Việc làm: Giúp đỡ người khác trong khả năng bản thân có thể làm khi người khác gặp khó khăn,...


1/ Biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ























































- Lắng nghe, động viên, an ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm.

- Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn.

- Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác; phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

2. Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ



























































































































- Tạo động lực giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách, nỗi buồn để có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn.

- Các mối quan hệ gia đình, bạn bè trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.

- Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người.

3/ Luyện tập


D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Hs vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã được học để giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học.

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

Sưu tầm và kể về một tấm gương biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác mà em biết. Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV cho thời gian để HS sưu tầm, biên soạn và kể lại

- Hs thực hiện nhiệm vụ trong 1 tuần

- Gv động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Gv yêu cầu 1 số hs trình bày vào tiết học sau

Gợi ý:

Một tấm gương biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác mà em vô cùng ngưỡng mộ là anh Nguyễn Ngọc Mạnh - người đã dũng cảm cứu em bé 3 tuổi rơi từ tầng 12. Anh Mạnh có một tấm lòng vô cùng quan tâm và yêu thương người khác, anh sẵn sàng không màng nguy hiểm kịp thời lao đến cứu em bé. Em rất ngưỡng mộ anh Mạnh và em tự nhủ rằng em sẽ luôn quan tâm, cảm thông và chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của người khác, để mọi người trong cuộc sống đều sẽ luôn được vui vẻ, hạnh phúc.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Gv nhận xét, đánh giá, khuyến khích hs học tập noi theo

Ngày tháng năm

Duyệt của tổ chuyên môn






Lê Thị Châu


































































BÀI 3: HỌC TẬP, TỰ GIÁC

(3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

- Giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực.

2. Về năng lực:

*. Năng lực điều chỉnh hành vi

Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này.

*. Năng lực phát triển bản thân

Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực.

3. Về phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: có ý thức tích cực, tự giác, vươn lên trong học tập

- Phẩm chất trách nhiệm: Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh, phiếu học tập và các mẩu chuyện, tấm gương, tình huống, ca dao, tục ngữ, hanh ngữ liên quan đến thực hiện việc tự học tập, tích cực;

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 7, tư liệu báo chí, thông tin.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

DỰ KIẾN CHIA TIẾT

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu:

Khơi gợi dẫn dắt, tạo hứng thú cho học sinh vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới

b. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động tập thể hát bài: “ Hổng dám đâu” sáng tác Nguyễn Văn Hiên và trả lời câu hỏi sau:

Câu hỏi:

Bạn nhỏ trong bài hát trên đã tự giác học tâp như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi; Gv quan sát, gợi ý, khuyến khích HS chia sẻ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi học sinh trả lời các câu hỏi;

-HS khác lắng nghe, bổ sung

- Dự kiến sản phẩm:

Bạn nhỏ trong bài hát trên đã tự giác học tâp, không tham gia chơi trò chơi cùng các bạn khi chưa hoàn thành bài tập.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, dẫn dắt và giới thiệu chủ đề bài học

B: HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu Biểu hiện của học tập, tích cực

a.Mục tiêu: Tìm hiểu những biểu hiện của học tập, tích cực

b. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi của phiếu bài tập

Gv yêu cầu học sinh đọc câu chuyện to rõ trong sgk và quan sát các bức tranh.

Gv chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi (15p)

Câu 1: Bác Hồ đã tự học ngoại ngữ như thế nào?

Câu 2: Em hãy nêu những biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực và chưa tự giác, tích cực qua các bức tranh trên.

Câu 3: Em hãy kể thêm những biểu hiện khác của học tập tự giác, tích cực và chưa tự giác, tích cực mà em biết.


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm cá nhân, trao đổi nhóm, thống nhất và chuẩn bị báo cáo. (Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin, tranh ảnh trả lời.)

- Gv quan sát, theo dõi, gợi ý, trợ giúp (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Các nhóm cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.

Nhóm còn lại lắng nghe, quan sát.

Dự kiến sản phẩm:

Câu 1: Cách Bác Hồ tự học ngoại ngữ:

- Để học được ngoại ngữ, Bác đã kiên trì mỗi ngày đều học. Dù Bác phải làm việc từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối, rất mệt nhưng Bác vẫn cố gắng dành thêm hai giờ đồng hồ nữa để học.

- Bác còn đặt mục tiêu mỗi ngày luyện 10 từ mới, luyện đến khi thuộc mới thôi. Bác còn viết từ mới lên tay để vừa làm việc vừa học. Bác còn chủ động học hỏi từ các chuyên gia, từ những người thành thạo ngoại ngữ.

Câu 2: Biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực:

- Bức tranh 1: Các bạn học sinh chủ động, tự giác làm bài cùng với nhau, cùng nhau bàn luận cách giải quyết để tìm ra lời giải cho bài tập.

- Bức tranh 2: Bạn học sinh chủ động đặt ra thời gian tự học ở nhà và tự giác làm bài tập khi đến giờ học.

- Bức tranh 3: Bạn học sinh chủ động xem trước nội dung bài học mới để hiểu trước bài học hôm sau.

- Bức tranh 4: Các bạn học sinh rất tích cực phát biểu xây dựng bài.

Câu 3: Biểu hiện học tập tập tự giác, tích cực:

- Tự giác học bài, làm bài tập mà không cần bố mẹ, thầy cô nhắc nhở

- Gặp bài khó thì chủ động nghiên cứu cách làm, không ngồi đợi người khác làm hộ

- Chủ động tìm hiểu kiến thức mới bằng cách đọc sách, lên mạng tra cứu, hỏi bố mẹ hoặc anh chị

Biểu hiện học tập chưa tự giác, tích cực:

- Không chịu làm bài tập, đến khi bị phạt mới làm

- Mượn bài tập của bạn khác để chép mà không tự làm

- Đến khi nào kiểm tra mới chịu học bài, còn bình thường thì không học

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

* Sau khi các nhóm trả lời câu hỏi, nộp lại phiếu học tập, GV nhận xét, tổng kết thông qua kết luận:

- Có mục đích động cơ học tập đúng đắn

- Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập

- Luôn cố gắng kiên trì vượt khó trong học tập

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp với năng lực bản thân.









2. Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của hoạt động học tập tích cực.

a. Mục tiêu:

- Hs giải thích được ý nghĩa của học tập tự giác tích cực đối với HS

b. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV có thể in phần thông tin thành phiếu học tập, sau đó phát và yêu cầu HS làm việc cá nhân.

Câu 1: Việc tự giác, tích cực học tập đã đem lại điều gì cho Tuấn và Yến?

Câu 2: Em hãy cho biết ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực. 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs làm việc cá nhân, hoàn thiện phiếu học tập

- Gv quan sát, trợ giúp hs khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Hs trả lời cá nhân, hs khác theo dõi

- Dự kiến sp:

Câu 1: Việc tự giác, tích cực học tập, rèn luyện đã giúp cho Tuấn và Yến rèn luyện được tính kỷ luật đối với bản thân, giúp nâng cao tinh thần học hỏi, tự giác học tập để thu được nhiều kiến thức mới, gặt hái thành công trong học tập và có cơ hội được rèn luyện thêm các kỹ năng mềm, trở thành những người có ích.

Câu 2: Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta ngày càng tiến bộ, học hỏi được thêm nhiều kiến thức mới, điều hay, nâng cao kết quả học tập. Rèn luyện được tính tự lập, tự chủ, kiên cường, bền bỉ, có kỷ luật với bản thân. Thành công trong cuộc sống, được mọi người yêu mến, đạt được những điều bản thân mong muốn.


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Hs nhận xét, bổ sung

Gv nhận xét, kết luận:

1. Biểu hiện của học tập, tích cực


















































- Học tập tự giác tích cưc là chủ động cố gắng tự mình thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của mình mà không cần ai nhắc nhở, khuyên bảo.

- Biểu hiện:

+ Có mục đích động cơ học tập đúng đắn

+ Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập

+ Luôn cố gắng kiên trì vượt khó trong học tập

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp với năng lực bản thân.


2. Ý nghĩa của hoạt động học tập tích cực.









































- Giúp chúng ta ngày càng tiến bộ, học hỏi được thêm nhiều kiến thức mới, điều hay, nâng cao kết quả học tập.

- Rèn luyện được tính tự lập, tự chủ, kiên cường, bền bỉ, có kỷ luật với bản thân.

- Thành công trong cuộc sống, được mọi người yêu mến, đạt được những điều bản thân mong muốn.



C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

-HS được luyện tập, củng cố kến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá, áp dụng kiến thức để làm bài tập.

b. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong trong sách giáo khoa thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập

Câu hỏi 1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Luôn chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

b) Chỉ cần tự giác, tích cực học tập khi đến các kì kiểm tra.

c) Chỉ cần xây dựng kế hoạch học tập còn việc thực hiện thì tùy thuộc vào hoàn cảnh.

d) Tự giác, tích cực học tập giúp em rèn luyện tính tự lập, tự chủ và tích lũy kiến thức cho bản thân.

Câu hỏi 2. Bạn nào dưới đây đã học tập tự giác, tích cực? Vì sao?

a) Q thường nhờ các bạn học giỏi trong lớp làm giúp bài tập rồi chép lại.

b) A luôn thích đọc tác phẩm văn học, sưu tầm những câu chuyện, câu nói hay để vận dụng vào việc viết văn. Nhờ vậy, kĩ năng viết văn của bạn ngày càng được nâng cao.

c) B thích môn Tiếng Anh nên thường xuyên mang sách Tiếng Anh ra làm bài tập trong các giờ học khác, B cho rằng: "Môn học này rất quan trọng trong thời kì hội nhập. Các môn học còn lại là phụ nên chỉ cần biết là đủ".

d) Buổi tối, N thường xuyên ngồi vào bàn học đúng giờ nhưng tay vẫn cầm điện thoại để nhắn tin và chỉ tập trung học bài khi bố mẹ thúc giục, kiểm tra.

e) Thấy T ngủ gật trong giờ học, P nhắc bạn cần tập trung nghe cô giảng bài.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs hoạt động cá nhân


Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận


HS khác quan sát, nhận xét.

Sản phẩm dự kiến:

Câu 1: Em đồng tình với các ý kiến

  • a) vì đây chính là biểu hiện của việc tự giác, tích cực học tập.

  • d) vì đây chính là ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực.

Em không đồng tình với các ý kiến

  • b) vì chỉ học bài khi đến kì kiểm tra là biểu hiện của việc học chống đối, không tự giác học tập; như vậy sẽ không hiểu kĩ được kiến thức và không ghi nhớ được lâu.

  • c) vì nếu xây dựng kế hoạch nhưng không nghiêm túc thực hiện nó thì kế hoạch đó sẽ không đạt hiệu quả, bản thân cũng sẽ không thu được lợi ích gi từ kế hoạch đó.

Câu 2:

Các bạn đã học tập tự giác, tích cực:

  • A vì bạn đã chủ động tìm kiếm và học hỏi từ các tác phẩm văn học, các câu chuyện sưu tầm được.

  • P vì bạn đã chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài.

Các bạn chưa học tập tự giác, tích cực:

  • Q vì bạn không tự làm bài tập bằng khả năng của bản thân mà lại nhờ bạn làm hộ rồi chép lại.

  • B vì dù việc bạn chủ động học tập môn Tiếng Anh là rất tốt, nhưng không thể vì thế mà bỏ bê các môn học khác.

  • N vì bạn không tự giác làm bài mà chỉ làm khi bố mẹ kiểm tra, nhắc nhở.

  • T vì bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt, sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi thật hợp lí, để tránh tình trạng ngủ gật trong lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-Yc hs nhận xét câu trả lời.

-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.


GV nhận xét, khen ngợi HS có cách trả lời đúng và hay


D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:

- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống

- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.

b. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Gv yêu cầu hs hoạt động nhóm – 4 nhóm hoàn thành nhiệm vụ sau:

Câu hỏi 1. Em hãy viết về một tấm gương học tập tự giác, tích cực mà em biết. Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?

Câu hỏi 2. Em hãy xác định một biểu hiện chưa tự giác, tích cực học tập của bản thân. 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận vào tiết sau

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm tích cực.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

Câu 1:

- Một tấm gương tự giác. tích cực trong học tập mà em vô cùng hâm mộ đó chính là anh trai của em.

- Anh trai em học vô cùng giỏi, và anh luôn tự giác học tập chưa bao giờ phải để bố mẹ hoặc thầy cô nhắc nhở. Anh học giỏi và rất chăm chỉ, chịu khó tìm hiểu kiến thức mới trong sách vở và trên mạng internet. Vì vậy mà anh trai em đã thi đỗ vào trường Đại học Ngoại Thương.

- Anh trai em luôn giúp đỡ em trong việc học, anh rất kiên nhẫn giảng giải cho em những bài tập khó và kiến thức em chưa hiểu. Vì vậy mà thành tích học tập của em chưa bao giờ tụt dốc.

- Anh trai luôn là tấm gương sáng cho em trong việc học. Em nhất định sẽ chăm chỉ, chịu khó và chủ động học tập giống như anh trai, để ngày càng nâng cao thành tích học tập và biết thêm nhiều điều mới lạ.

Câu 2:

  • Biểu hiện chưa tự giác: Mỗi khi gặp bài tập khó, em sẽ dễ nản chí không suy nghĩ mà đi tìm kiếm lời giải trên mạng hoặc hỏi bạn bè cách làm.

  • Biện pháp rèn luyện: Em sẽ đọc lại thật kĩ phần lí thuyết liên quan của bài tập, sau đó luyện tập thêm các bài tập cơ bản để nắm vững và hiểu kĩ lí thuyết hơn.

  • Khi đã nắm vững kiến thức rồi, em sẽ liên hệ nó với bài tập khó, phân tích đề bài thật kĩ và thử nhiều cách giải khác nhau cho đến khi tìm ra đáp án.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-Yc hs nhận xét câu trả lời.

-Gv bổ sung, kết luận- vào tiết sau.



























BÀI 4

GIỮ CHỮ TÍN

2 tiết

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Trình bày được chữ tín là gì.

- Nêu được biểu hiện của giữ chữ tín.

- Giải thích được vì sao phải giữ chữ tín.

- Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

2. Về năng lực:

*. Năng lực điều chỉnh hành vi : Phê phán những người không biết giữ chữ tín.

*. Năng lực phát triển bản thân: Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.

3. Về phẩm chất:

- Phẩm chất trung thực: Biết giữ chữ tín; phê phán những người không biết giữ chữ tín

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

Tài liệu: SGK Giáo dục công dân 7, SGV, SBT.

Thiết bị dạy học:

+ Máy tính,... (nếu có).

+ Tranh, hình ảnh có nội dung

+ Bảng phụ, bút dạ, loa, mic

2. Học sinh

Tài liệu: SGK, SBT.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

2 TIẾT

Tiết 1: Hình thành – phát triển kiến thức

Khái niệm chữ tín, hành động giữ chữ tín, biểu hiện của giữ chữ tín và giá trị của việc giữ chữ tín

Biểu hiện của giữ chữ tín trong cuộc sống thông qua lời nói, hành động cụ thể

Tiết 2: Thực hành – rèn luyện

Một số hành động thể hiện việc giữ chữ tín

trong học tập, cuộc sống

Luyện tập những thói quen để trở thành người biết giữ chữ tín

Nhận xét đánh giá KQHT

A/ HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU:

Nhiệm vụ 1: Giải quyết tình huống

a) Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS xác định được nội dung

bài học về giữ chữ tín.

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua tình huống :

Hùng là học sinh lớp 8A , đã nhiều lần Hùng đ­ược thầy giáo gọi lên bảng song Hùng đểu không thuộc bài . Cứ mỗi lần như vậy , Hùng đều hứa là lần sau không tái phạm nữa . Nh­ưng hôm nay Hùng vẫn không thuộc bài . Thầy giáo và cả lớp rất thất vọng về Hùng.

Em có nhận xét gì về hành vi của Hùng ?

Hành vi của Hùng có tác hại gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh cử đại diện lầnt trình bày các câu trả lời.

Dự kiến:Hùng không giữ lời hứa=>Làm mất lòng tin

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv nhận xét, kết luận để dẫn vào bài mới

B/ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động của Gv và Hs

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu Chữ tín và biểu hiện của giữ chữ tín

a) Mục tiêu: HS nêu được Chữ tín và biểu hiện của giữ chữ tín

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

Nhiệm vụ 1:

GV yêu cầu HS đọc câu chuyện Cậu bé đánh giày và trả lời câu hỏi:

a) Việc cậu bé cố gắng tìm cách trả lại tiền cho vị đạo diễn đã thể hiện điều gì?

b) Theo em, thế nào là chữ tín?

Nhiệm vụ 2: Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Nêu những biểu hiện của việc giữ chữ tín và không giữ chữ tín trong các bức tranh trên.

b) Hãy kể thêm một số biểu hiện của việc giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV cho thời gian để HS đọc câu chuyện và trả lời 3 câu hỏi.

- Hs suy nghĩ, chia sẻ, thảo luận trong nhóm đôi

- Gv đi tới các nhóm quan sát, động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Gv mời một số hs chia sẻ trước lớp.

- Gv có thể dùng kĩ thuật tia chớp yêu cầu hs nêu thêm một số biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

- Hs khi trình bày có thể dùng thông tin, câu chuyện, tranh ảnh minh hoạ thêm

- Các Hs khác thảo luận về những chia sẻ của bạn, nhận xét đánh giá.

*. Dự kiến sản phẩm:

NV 1

a) Việc cậu bé cố gắng tìm cách trả lại tiền cho vị đạo diễn đã thể hiện rằng cậu bé là một người biết giữ lời hứa và rất cố gắng để thực hiện được lời hứa của mình.

b) Chữ tín chính là niềm tin của con người đối với nhau. Giữ chữ tín chính là giữ gìn niềm tin của người khác dành cho mình.

  • NV 2: Bức tranh 1: Biểu hiện của việc giữ chữ tín là việc bố mẹ đã hứa với con rằng sẽ tặng con một chiếc xe đạp nếu con đạt danh hiệu Học sinh Giỏi, dù bố mẹ cần phải tiết kiệm tiền để sửa nhà nhưng vẫn giữ đúng lời hứa với con.

  • Bức tranh 2: Bạn nam là người biết giữ chữ tín. Mặc dù trời mưa to, nhưng vì bạn nam đã hẹn bạn nữ rằng 8h sẽ đến nên bạn nam đã mặc áo mưa để đến cho kịp thời gian đã hẹn.

  • Bức tranh 3: Việc bạn nam cho rằng cây trồng xuống đất rồi sẽ không có ai biết rằng bạn chưa tháo túi ni lông ra, đã thể hiện bạn nam là một người làm ăn gian dối, vì không muốn tốn thời gian mà mặc kệ hậu quả về sau, là một người không biết giữ chữ tín.

  • Bức tranh 4: Bạn Thành là người biết giữ chữ tín. Bạn đã giữ đúng lời hứa là sẽ làm tròn trách nhiệm của một lớp trưởng, vì vậy bạn Thành nhận được lòng tin của cả lớp và tiếp tục được tín nhiệm làm lớp trưởng.

b) Biểu hiện của giữ chữ tín:

  • Bạn A hứa rằng sẽ tặng cho em gái một chiếc thiệp vào ngày sinh nhật, vì vậy bạn A đã dành ra 3 ngày tự ngồi làm một chiếc thiệp thật xinh để tặng đúng ngày sinh nhật em gái.

  • Bạn H xin nghỉ học 2 hôm để đi chơi với gia đình. Sau đó H đã mượn vở ghi chép của bạn để về ôn tập bài học. H hứa với bạn hôm sau sẽ trả vở cho bạn nên H đã dành cả ngày tập trung ngồi ôn bài để kịp trả vở cho bạn như đã hẹn.

Biểu hiện của không giữ chữ tín:

  • Bạn C hứa với mẹ rằng làm xong bài tập rồi mới đi chơi, nhưng bạn C vẫn trốn sang nhà bạn chơi dù chưa làm xong bài.

  • Bạn M vay của bạn cùng lớp 5.000 đồng để mua kẹo ngoài cổng trường và hứa hôm sau trả. Nhưng sau đó bạn M không trả tiền mà tiếp tục đi vay các bạn khác.


Bước 4: Kết luận, nhận định

Gv nhận xét, đánh giá, kết luận:

Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của giữ chữ tín

a) Mục tiêu: Giải thích được vì sao cần giữ chữ tín

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

Em hãy đọc các trường hợp dưới đây SGK và trả lời câu hỏi:

a) Việc giữ chữ tín đã đem lại điều gì cho công ty ở Nhật Bản?

b) Hãy nêu hậu quả của việc không giữ chữ tín. Vì sao chúng ta cần giữ chữ tín?

c ,Bản thân em sẽ làm những gì để trở thành người giữ chữ tín?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV cho thời gian để HS đọc từng trường hợp và thảo luận trả lời câu hỏi.

- Hs suy nghĩ cá nhân, chia sẻ, thảo luận trong nhóm

- Gv đi tới các nhóm quan sát, động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Gv mời đại diện một số nhóm hs chia sẻ trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung

*. Dự kiến sản phẩm:

a) Nhận xét:

  • Việc giữ chữ tín đã giúp cho công ty ở Nhật Bản có được sự tôn trọng và niềm tin của công ty ở Mỹ. Nhờ vậy mà công ty ở Mỹ đã quyết định coi công ty ở Nhật Bản là một đối tác thân thiết và hợp tác với công ty ở Nhât Bản trong thời gian dài.

  • Điều đó đã giúp cho công ty ở Nhật Bản được nhận lại nhiều hơn cả những phần lỗ mà công ty đã bỏ ra.

b) Hậu quả của việc không giữ chữ tín và lí do chúng ta cần giữ chữ tín:

  • Nếu như chúng ta không giữ chữ tín, thì mọi người xung quanh sẽ mất niềm tin vào chúng ta, sẽ không tôn trọng chúng ta.

  • Việc mất chữ tín, mất niềm tin giữa người với người sẽ làm ảnh hưởng xấu tới các mối quan hệ, gây chia rẽ và mất đoàn kết.

  • Không có được niềm tin của mọi người thì chúng ta sẽ không thể thành công, không đạt được những điều bản thân mong muốn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Gv nhận xét, đánh giá, kết luận:

C/ Hoạt động luyện tập:

a) Mục tiêu: Hs củng cố những tri thức vừa khám phá được qua các hoạt động chơi trò chơi, bày tỏ ý kiến, nhận xét hành vi, xử lí tình huống, liên hệ bản thân về những vấn đề liên quan đến quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

b) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu hs làm 2 bài tập sau

Bài 2:Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Giữ chữ tín là coi trọng niềm tin của tất cả mọi người đối với mình.

b) Làm tốt công việc như đã cam kết chính là giữ chữ tín.

c) Để giữ chữ tín, cần phải thực hiện lời hứa trong bất kì hoàn cảnh nào, với bất kì đối tượng nào.

d) Chỉ người lớn mới cần giữ chữ tín, trẻ con chưa cần phải giữ chữ tín.

e) Người thất tín có thể được lợi trước mắt nhưng chịu thiệt hại lâu dài.

Bài 3

Trong các trường hợp dưới đây, hành vi nào thể hiện giữ chữ tín, hành vi nào thể hiện không giữ chữ tín? Vì sao?

a) H hẹn đi xem xiếc cùng P nhưng do nhà có việc đột xuất nên không đi được. H gọi điện xin lỗi P và hẹn hôm khác sẽ đi.

b) V hứa sẽ giúp D học tốt môn Tiếng Anh. Tuy bận rộn nhưng V vẫn sắp xếp thời gian để học cùng và hướng dẫn D. Chỉ sau một thời gian ngắn, trình độ Tiếng Anh của D đã tiến bộ.

c) T mượn C quyển truyện và hứa sẽ trả bạn sau một tuần. Nhưng do bận tập văn nghệ để tham gia biểu diễn nên T chưa kịp đọc. T nghĩ "Chắc C đã đọc truyện rồi" nên bạn vẫn giữ lại, bao giờ đọc xong sẽ trả.

d) Bà X mở cửa hàng bán thực phẩm sạch. Mặc dù lợi nhuận thấp nhưng bà vẫn vui vì đã góp phần bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Có người khuyên bà nhập thực phẩm không rõ nguồn gốc vê bán với danh nghĩa thực phẩm sạch, lợi nhuận sẽ cao hơn rất nhiều nhưng bà nhất quyết không làm theo

Câu 4. Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn trong các tình huống sau:

a) Ngày thứ Bảy, Y giúp mẹ bán rau. Có khách đến mua rau, họ đã trả tiền và nhờ Y nhặt rau giúp. Nhưng đã cuối ngày mà không thấy người khách quay lại.

b) Bố mẹ hứa sẽ mua đàn cho M nếu bạn đạt danh hiệu Học sinh Giỏi. M cố gắng học và đã đạt được danh hiệu đó. Nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh, công việc khó khăn, thu nhập giảm nên bố mẹ vẫn chưa mua đàn cho M.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Gv tổ chức cho Hs hoạt động thực hiện từng bài tập cho phù hợp:

Bài tập 2: hoạt động nhóm

Bài tập 3: hoạt động cặp đôi

- Hs lần lượt thực hiện các bài tập

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Gv tổ chức cho Hs báo cáo theo yêu cầu của từng bài tập (báo cáo cá nhân, báo cáo theo nhóm)

- Hs báo cáo, nhận xét, đánh giá, bổ sung để hoàn thành bài tập

*. Dự kiến sản phẩm

Bài 2

Em đồng tình với các ý kiến:

  • a) vì giữ chữ tín chính là giữ niềm tin của người khác, coi trọng niềm tin của người khác dành cho mình.

  • b) vì khi bạn hoàn thành tốt phần công việc như đã cam kết, bạn sẽ giữ được niềm tin của mọi người xung quanh, người có trách nhiệm chính là người biết giữ chữ tín.

  • c) vì chữ tín không phân biệt giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp... Khi đã hứa điều gì với bất kì ai thì đều phải cố gắng thực hiện bằng được. Vì chỉ cần một lần không thực hiện lời hứa sẽ làm mất niềm tin của người khác, làm mất chữ tín.

  • e) vì đôi khi nói dối sẽ giúp ta đạt được mong muốn trước mắt, nhưng về lâu dài, khi chúng ta nói dối một câu, thì những câu tiếp theo chúng ta lại phải tiếp tục nói dối để che đi câu nói dối phía trước, đến khi bị mọi người phát hiện, sẽ không còn ai tin tưởng chúng ta nữa, dù có làm gì cũng sẽ không thể nào lấy lại được niềm tin.

Em không đồng tình với ý kiến:

  • d) vì việc giữ chữ tín phải được luyện tập từ khi còn là trẻ con. Nếu một đứa trẻ hay nói dối, thường xuyên hứa nhưng không thực hiện sẽ làm cho mọi người mất niềm tin, người lớn không yêu quý, bị bạn bè xa lánh.

Bài 3

a) H không giữ chữ tín với P vì đã hẹn đi xem xiếc cùng P nhưng lại không đi được. Tuy nhiên H đã gọi điện xin lỗi P là một hành động rất nên làm, và H nên sắp xếp thời gian cho buổi hẹn sau để không bị lỡ hẹn với P nữa.

b) V là người rất giữ chữ tín. Vì đã hứa sẽ giúp D môn Tiếng Anh nên V dù bận vẫn cố sắp xếp thời gian để học cùng D. V là một người bạn tốt, biết giữ lời hứa, sẽ được bạn bè xung quanh quý mến.

c) T là một người không giữ chữ tín. T đã hứa sẽ trả C quyển truyện sau một tuần nhưng vì T chưa đọc xong nên đã không trả. Trong trường hợp này, nếu T muốn mượn truyện của C thêm vài ngày nữa thì cần phải xin phép C, nếu C đồng ý thì mới được giữ truyện lại.

d) Bà X là người rất giữ chữ tín. Cho dù buôn bán có lợi nhuận thấp nhưng bà vẫn vui vẻ vì bà X muốn mọi người đều được sử dụng thực phẩm sạch

a) Nếu em là Y, em sẽ cố chờ vị khách đó thêm một chút, vì có thể họ đang bận chút việc chưa quay lại kịp.

  • Nếu hết ngày hôm đó mà vị khách đó chưa quay lại, thì em sẽ để riêng phần tiền mà họ đã trả ra, để những hôm sau khi gặp lại vị khách đó em sẽ trả lại tiền cho họ.

b) Nếu em là M, em sẽ tâm sự với bố mẹ, để hỏi bố mẹ nguyên nhân vì sao bố mẹ vẫn chưa mua đàn cho mình.

 

  • Sau khi biết nguyên nhân là do dịch bệnh khó khăn, kiếm tiền vất vả, em sẽ thông cảm cho bố mẹ và bảo bố mẹ rằng hãy để dành lần khác tặng em đàn sau, còn bây giờ em mong bố mẹ sẽ thật vui vì em đã đạt danh hiệu Học sinh Giỏi.


1. Chữ tín và biểu hiện của giữ chữ tín


- Chữ tín chính là niềm tin của con người đối với nhau. Giữ chữ tín chính là giữ gìn niềm tin của người khác dành cho mình.


-Biểu hiện của giữ chữ tín:








































































2. Ý nghĩa của giữ chữ tín

- Đ­ược mọi ng­ời tin cậy, tín nhiệm, tin yêu. Giúp mọi ng­ời đoàn kết và hợp tác.

* Cách rèn luyện .

- Làm tốt nghĩa vụ của mình

- Hòan thành nhiệm vụ

- Giữ lời hứa, đúng hẹn

- Giữ lòng tin


D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Hs vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã được học để giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học.

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên "Hãy tiết kiệm lời hứa".

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV cho thời gian để HS sưu tầm, biên soạn và kể lại

- Hs thực hiện nhiệm vụ trong 1 tuần

- Gv động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Gv yêu cầu 1 số hs trình bày vào tiết học sau

Gợi ý: Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều sẽ có rất nhiều lời hứa dành cho người khác và nhiều lời hứa người khác dành cho mình. Tuy rằng lời hứa vốn dĩ chỉ là một câu nói, và ai cũng có thể dễ dàng nói ra lời hứa. Nhưng lời hứa lại không hề giống những câu nói bình thường khác. Một khi lời hứa được nói ra, nó đã gieo vào lòng người nghe niềm hi vọng và sự tin tưởng. Bởi vậy, khi lời hứa không được thực hiện, mỗi người đều sẽ cảm thấy rất buồn, và niềm tin dành cho nhau sẽ dần dần không còn nữa. Lời hứa tuy không phải tiền, nhưng nó còn quý giá hơn cả tiền, và mỗi chúng ta đều không nên tùy tiện nói ra lời hứa. Vì thế lời hứa cũng cần phải tiết kiệm, mỗi người đều chỉ nên nói ra lời hứa khi bản thân có thể làm được và phải cố gắng hết sức để thực hiện được lời hứa đó

Bước 4: Kết luận, nhận định

Gv nhận xét, đánh giá



















































BÀI 5

BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA

(4 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm di sản văn hoá.

- Liệt kê được một số loại di sản văn hoá của Việt Nam.

- Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội.

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá.

- Trình bày được trách nhiệm của HS trong việc bảo tồn di sản văn hoá.

- Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.

2. Về năng lực:

*. Năng lực điều chỉnh hành vi : Xác định được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá.

*. Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá.

3. Về phẩm chất:

- Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện ở việc biết bảo tồn di sản văn hoá; phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

Tài liệu: SGK Giáo dục công dân 7, SGV, SBT.

Thiết bị dạy học:

+ Máy chiếu đa năng, máy tính,... (nếu có).

+ Tranh, hình ảnh các video có liên quan đến di sản văn hóa

+ Bảng phụ, bút dạ, loa, mic

2. Học sinh

- Tài liệu: SGK, SBT.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU:

Nhiệm vụ 1: Thực hiện trò chơi

a) Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS xác định được nội dung

bài học về bảo tồn di sản văn hóa

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 nhóm sau đó phổ biến luật chơi.

- Phổ biến thể lệ: 2 nhóm cùng kể tên và hát các làn điệu mang đậm bản sắc văn hóa quê hương, dân tộc?

Theo em những làn điệu trên có phải là di sản văn hóa của việt Nam không?

Nhóm nào kể tên được nhiều hơn sẽ giành chiến thắng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- GV triển khai cho HS tham gia chơi trò chơi.

- Hs tham gia trò chơi đúng luật

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Tổ chức, điều hành: GV có thể cho HS nêu nội dung nhận xét và công bố kết quả nhóm thắng cuộc.

Bước 4: Kết luận, đánh giá

GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào nội dung bài học.

Nhiệm vụ 2:

a) Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh bên dưới và trả lời câu hỏi:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV cho thời gian để Hs suy nghĩ để đưa ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV mời 2 – 3 HS phát biểu câu trả lời.

Bước 4: Kết luận, đánh giá

GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào nội dung bài học.

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ trách nhiệm

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

Gv tổ chức cho Hs chia sẻ trải nghiệm: Trong cuộc sống, học tập em đã có những chuyến đi nào trên đất nước ta? Nêu cảm nhận của em sau khi được đi đến đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Hs suy nghĩ, chia sẻ trong cặp đôi

- Gv đi tới các nhóm quan sát, động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Gv mời một số hs chia sẻ trước lớp.

- Các Hs khác thảo luận về những chia sẻ của bạn, nhận xét đánh giá.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv nhận xét, kết luận để dẫn vào bài mới

Việt Nam là đất nước có kho tàng di sản văn hóa đa dạng và phong phú, nhiều di sản được UNESCO cộng nhận là di sản văn hóa thế giới. Để hiểu rõ hơn trong bài học hôm này chúng ta cùng đi tìm hiểu.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động của Gv và Hs

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu Khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam

Câu hỏi. Em hãy đọc thông tin, quan sát các hình ảnh dưới đây và trả lời câu:

a) Mục tiêu: HS nêu được khái niệm

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

a) Trong những bức ảnh trên, hình ảnh nào là di sản văn hóa? Hình ảnh nào không phải là di sản văn hóa? Hình ảnh nào là di sản văn hóa vật thể? Hình ảnh nào là di sản văn hóa phi vật thể?

b) Theo em, di sản văn hóa là gì?

c) Kể thêm những di sản văn hóa khác ở Việt Nam mà em biết?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV cho HS quan sát và suy nghĩ chuẩn bị câu hỏi

- HS suy nghĩ, chia sẻ, thảo luận

- GV quan sát, hỗ trợ, động viên, nhắc nhở

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV mới đại diện các nhóm trình bày

- Các HS khác thảo luận về những chia sẻ của nhóm bạn, nhận xét đânhs giá.

* Dự kiến sản phẩm

a) Bức ảnh 1: Hồ Gươm, Hà Nội

- Đây là di sản văn hóa vật thể của Việt Nam.

- Hồ Hoàn Kiếm, tức hồ Gươm - dấu tích của một khúc sông Nhị Hà xưa, là thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô.

- Tên hồ gắn với truyền thuyết về Lê Lợi - Sau khi cuộc kháng chiến trường kỳ chống quân Minh giành thắng lợi, một hôm, vua Lê Thái Tổ chơi thuyền trên hồ, bỗng thấy một con rùa lớn nổi lên mặt nước đòi lại gươm báu. Ngài rút gươm trả và rùa thần ngậm lấy gươm lặn xuống nước. Từ đó, hồ có tên gọi là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.

Bức ảnh 2: Cầu Cần Thơ, thành phố Cần Thơ

Đây không phải là di sản văn hóa.

Bức ảnh 3: Nhã nhạc cung đình Huế, Huế

- Đây là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

- Nhã nhạc là âm nhạc cung đình thời phong kiến, được trình diễn trong các dịp triều hội, tế lễ hoặc các sự kiện trọng đại (lễ đăng quang của nhà vua, tiếp đón sứ thần…). 

- Được phát triển từ thế kỷ XIII ở Việt Nam, đến thời nhà Nguyễn, nhã nhạc cung đình Huế phát triển rực rỡ và đạt đến trình độ hoàn chỉnh nhất. 

- Ngày 7/11/2003, nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. 

- Theo đánh giá của UNESCO, trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia.

Bức ảnh 4: Tháp Chăm, Ninh Thuận

- Đây không phải là di sản văn hóa.

- Tháp Chăm ở Ninh Thuận mới chỉ được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. 

Bức ảnh 5: Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh

- Đây là di sản văn hóa vật thể của Việt Nam.

- Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo bởi địa danh này chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng, với nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí.

- Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Nơi đây còn gắn liền với những giá trị văn hóa – lịch sử hào hùng của dân tộc.

Bức ảnh 6: Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

- Đây là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải rộng trên địa bàn năm tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. 

- Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các bộ phận cấu thành như: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng, những địa điểm tổ chức các lễ hội đó… 

- Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân Tây Nguyên, như một phần không thể thiếu trong suốt vòng đời mỗi con người và trong hầu như tất cả các sự kiện quan trọng của cộng đồng: từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ tiễn đưa người chết, lễ đâm trâu trong ngày bỏ mả cho đến lễ cúng máng nước, lễ mừng lúa mới, lễ đóng cửa kho, lễ mừng nhà Rông mới… 

- Ngày 25/11/2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

b) Di sản văn hoá là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hoá gồm di sản văn hoá vật thể (Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn, Rừng ngập mặn Cần Giờ,..) và di sản văn hoá phí vật thể (Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Mộc bàn Triều Nguyễn, Nghệ thuật Đờn ca tài từ Nam Bộ,...). 

c) Các di sản văn hóa ở Việt Nam:

- Di sản văn hóa vật thể:

+ Quần thể di tích Cố đô Huế

+ Phố cổ Hội An

+ Hoàng thành Thăng Long

- Di sản văn hóa phi vật thể:

+ Dân ca Quan họ

+ Ca trù

+ Hội Gióng

+ Hát xoan Phú Thọ

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • Gv chốt Hs ghi vở


Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội

Hãy đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thấy được ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội

b. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc các thông tin trong sgk, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi



a) Di sản văn hóa phố cổ Hội An có ý nghĩa như thế nào đối với người dân Quảng Nam và cả nước?

b) Lễ Tịch điền có ý nghĩa như thế nào đối với người dân Hà Nam và cả nước?

c) Từ việc tìm hiểu ý nghĩa của các di sản văn hóa trên và những hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV cho HS thời gian đọc thông tin và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi

- HS suy nghĩ cá nhân, chia se, thảo luận trong nhóm

- GV quan sát, động viên, nhắc nhở HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

* Dự kiến sản phẩm

a) Phố cổ Hội An là một điểm đến hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế. Du lịch, dịch vụ phát triển đã góp phần quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân và nguồn thu ngân sách địa phương. Hơn nữa, Hội An được xem như một “bảo tàng sống - bảo tàng về lịch sử kiến trúc, dân cư đô thị”, là niềm tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.

b) Lễ Tịch điền mang ý nghĩa khuyến nông, là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Việc tổ chức Lễ hội Tịch điền chứa đựng nhiều phong tục đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam, khơi dậy và giáo dục truyền thống văn hóa của dân tộc cho các thế hệ con cháu, nhắc lại truyền thống tốt đẹp của cha ông, từ vua đến người nông dân đều yêu lao động, cần cù lao động trên mảnh đất thân yêu của mình.

c) Trong nước:

- Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.

- Những di sản đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.

Thế giới:

- Tô đậm bản sắc riêng của dân tộc VN.

- Làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa thế giới.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chốt kiến thức, Hs ghi vở

Hoạt động 3: Tìm hiểu quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa

a. Mục tiêu: Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về

quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa.

b. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS tìm hiểu quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa


a) Chính quyền và nhân dân xã V đã thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa như thế nào?

b) Hãy nêu quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Gv cho HS đọc và trả lời câu hỏi

- HS suy nghĩ cá nhân, chia sẻ thảo luận

- GV quan sát động viên, hỗ trợ HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV mời đại diện trả lời

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

* Dự kiến sản phẩm

a) Chính quyền và nhân dân xã V đã luôn tôn trọng và bảo vệ di tích theo đúng như quy định của pháp luật. Các hành vi phá hoại, làm ảnh hưởng đến ngôi chùa cổ đều được xử lí nghiêm ngặt và kịp thời. Ngoài ra người dân còn bảo vệ, chăm lo, giữ gìn cho ngôi chùa.

b) Điều 14 Luật Di sản văn hoá năm 2001 quy định: tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;

2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;

3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

4. Thông báo kip thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;

5. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.

4. Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hóa

a. Mục tiêu: Tìm hiểu trách nhiệm của HS

b. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

Yêu cầu HS hãy đọc trường hợp, quan sát các tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Em hãy nêu những việc làm góp phần bảo tồn di sản văn hóa trong trường hợp và các bức tranh trên.

b) Theo em, học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ và phát triển di sản văn hóa ở Việt Nam?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV cho HS đọc và trả lời câu hỏi

- HS suy nghĩ cá nhân, chia sẻ thảo luận nhóm

- GV quan sát, động viện hỗ trợ HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung

* Dự kiến sản phẩm

a) Trường hợp: Hồng đã góp phần bảo tồn di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh bằng cách biểu diễn điệu dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong các ngày lễ của trường và từ chối lời đề nghị biểu diễn các bài hát hiện đại của bạn cùng lớp.

- Bức tranh 1: Bạn nhỏ đã góp phần bảo tồn di sản văn hóa bằng cách giới thiệu di sản văn hóa của địa phương mình cho những người đến tham quan.

- Bức tranh 2: Các bạn nhỏ đã góp phần bảo tồn di sản văn hóa bằng cách thông báo cho chú công an về hành vi vẽ bậy lên bức tường ở đình làng của một số thanh niên để chú công an kịp thời xử lí được những hành vi phá hoại di sản văn hóa.

- Bức tranh 3: Bạn nhỏ đã góp phần bảo tồn di sản văn hóa bằng cách vẽ những bức tranh về hồ Gươm và giới thiệu với những vị du khách nước ngoài về di sản văn hóa của đất nước mình.

- Bức tranh 4: Mọi người dân từ trẻ nhỏ đến người lớn đều góp phần bảo tồn di sản văn hóa bằng cách thường xuyên quét dọn, vệ sinh khu di tích để giữ khu di tích luôn luôn sạch sẽ.

b) Những việc học sinh có thể làm để góp phần bảo tồn di sản văn hóa:

- Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa ở địa phương mình.

- Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa.

- Không vứt rác bừa bãi.

- Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật, di vật.

- Lên án các hành vi cố ý phá hoại, làm ảnh hưởng đến di sản văn hóa.

- Tham gia các lễ hội truyền thống.

Bước 4: Kết luận

  • GV chốt kiến thức, HS ghi bảng

I. Khám phá

1. Khái niệm

Di sản văn hoá là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hoá gồm di sản văn hoá vật thể (Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn, Rừng ngập mặn Cần Giờ,..) và di sản văn hoá phí vật thể (Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Mộc bàn Triều Nguyễn, Nghệ thuật Đờn ca tài từ Nam Bộ,...)



* Các di sản văn hóa ở Việt Nam:

- Di sản văn hóa vật thể:

+ Quần thể di tích Cố đô Huế

+ Phố cổ Hội An

+ Hoàng thành Thăng Long

+ Di sản văn hóa phi vật thể:

+ Dân ca Quan họ

+ Ca trù

+ Hội Gióng

+ Hát xoan Phú Thọ























































































































2. Ý nghĩa

a. Trong nước:

- Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.

- Những di sản đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.

b. Thế giới:

- Tô đậm bản sắc riêng của dân tộc VN.

- Làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa thế giới.

























































3. Quy định của pháp luật

 Điều 14 Luật Di sản văn hoá năm 2001 quy định: tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;

2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;

3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

4. Thông báo kip thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;

5. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.
























4. Trách nhiệm của học sinh


- Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa ở địa phương mình.

- Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa.

- Không vứt rác bừa bãi.

- Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật, di vật.

- Lên án các hành vi cố ý phá hoại, làm ảnh hưởng đến di sản văn hóa.

- Tham gia các lễ hội truyền thống.


































C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1. Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Danh lam, thắng cảnh nổi tiếng của đất nước được UNESCO công nhận được gọi là di sản văn hóa.

b) Phải bảo tồn cả di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

c) Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể bảo vệ được các di sản văn hóa.

d) Việc giữ gìn, bảo tồn các di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

e) Chỉ bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng.

Lời giải:

Em đồng tình với các ý kiến:

a) vì một danh lam, thắng cảnh được UNESCO công nhận là một sản phẩm vật chất hoặc tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác, có giá trị nổi bật toàn cầu, có tầm ảnh hưởng vượt qua phạm vi quốc gia, và ảnh hưởng đến toàn thế giới, chứa đựng những nét riêng biệt, cho nên nó là di sản văn hóa của đất nước.

b) vì cả di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể đều quan trọng như nhau. Mỗi một di sản văn hóa đều có giá trị riêng của nó, đều đem lại giá trị và có ý nghĩa đối với con người và xã hội. Vì vậy mọi di sản văn hóa đều cần được bảo tồn.

d) vì các di sản văn hóa chứa đựng những nét tinh hoa và bản sắc dân tộc riêng của Việt Nam từ xa xưa đến nay. Phải bảo tồn và giữ gìn những nét tinh hoa ấy mới có thể gìn giữ được nét đặc trưng của Việt Nam, từ đó nâng tầm giá trị nền văn hóa.

Em không đồng tình với các ý kiến:

c) vì mỗi di sản văn hóa đều thuộc sở hữu của tất cả mọi người. Ai cũng đều có trách nhiệm phải bảo vệ di sản văn hóa, thực hiện những việc làm phù hợp với lứa tuổi và khả năng của bản thân để góp phần bảo tồn di sản văn hóa.

e) vì mỗi một di tích lịch sử - văn hóa đều chứa đựng những câu chuyện riêng, những ý nghĩa lịch sử và văn hóa riêng, mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Chúng ta cần phải bảo vệ mọi di tích lịch sử - văn hóa, cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ công sức và tâm huyết của ông cha từ xa xưa, gìn giữ nét đẹp lich sử - văn hóa Việt Nam.

Câu hỏi 2. Em hãy nhận xét các hành vi dưới đây:

a) Mỗi khi đi tham quan các di tích lịch sử, H thường khắc tên mình lên tượng đài, bức tượng, thân cây... để đánh dấu những nơi mình đã tới.

b) T nhắc nhở các bạn trong xóm không nên chăn thả gia súc trong khu di tích lịch sử.

c) Cuối tuần, M thường rủ các bạn tới nhà bác K - một nghệ nhân hát chèo - để học hát.

d) N tích cực học ngoại ngữ để có thể giới thiệu về những danh lam thắng cảnh của quê hương mình với du khách nước ngoài.

Lời giải:

a) H không nên làm như vậy.

- Hành vi của H đang góp phần phá hoại các khu di tích lịch sử. Nếu như ai cũng làm giống H thì khu di tích lịch sử sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các bức tượng sẽ bị xây xát và không còn giữ được nguyên hình.

- Vì vậy cần phải lên án những hành động giống như của H.

b) Hành động của T rất đáng tuyên dương vì:

- T biết ngăn chặn những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến khu di tích lịch sử.

- Góp phần bảo vệ, giữ gìn khu di tích lịch sử được nguyên vẹn, sạch sẽ.

c) Hành động của M đã góp phần bảo vệ di sản văn hóa vì:

- M và các bạn còn nhỏ tuổi nhưng đã biết gìn giữ và phát triển di sản văn hóa hát chèo bằng cách chăm chỉ đến nhà bác K để học.

- Như vậy điệu hát chèo sẽ được tiếp tục lưu truyền đến những đời sau.

d) Hành động của N đã góp phần bảo vệ di sản văn hóa. N vì muốn các danh lam thắng cảnh của quê hương mình được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới nên đã cố gắng học tốt ngoại ngữ để giới thiệu những danh lam thắng cảnh đó với người nước ngoài.

Câu hỏi 3. Xử lí tình huống:

a) Trên đường đi học về, Q và H phát hiện mấy thanh niên lấy trộm cổ vật trong ngôi chùa của làng. Q rủ H đi báo công an nhưng H từ chối và nói: "Việc đó nguy hiểm lắm, nếu họ biết mình tố cáo sẽ trả thù chúng mình đấy!". Nếu em là Q, em sẽ làm gì?

 b) Khi vào chùa cùng bà, C thấy một số bạn gõ chuông, xoa tay lên các bức tượng Phật để cầu may. Nếu là C, em sẽ làm gì? 

Lời giải:

a) Nếu là Q, em sẽ thuyết phục H rằng việc ăn trộm của những thanh niên kia là hành động sai trái, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến di tích văn hóa của địa phương.

- Vì vậy Q và H cần có trách nhiệm ngăn chặn việc này lại.

- Hơn nữa, công an sẽ đảm bảo không tiết lộ danh tính người tố giác, cho nên Q và H sẽ không bị những thanh niên kia trả thù.

b) Nếu là C, em sẽ đến nhắc nhở và khuyên nhủ các bạn rằng không nên gõ chuông và xoa tay lên tượng Phật.

- Bởi vì thứ nhất, chuông ở trong chùa không thể tùy tiện gõ, sẽ làm ảnh hưởng đến những người đi lễ chùa và gõ không đúng cách có thể làm hỏng chuông.

- Thứ hai, nếu như xoa tay lên tượng Phật thì về sau những bức tượng đó sẽ bị mòn đi, gây mất mĩ quan, làm ảnh hưởng xấu đến ngôi chùa.

Câu hỏi 4. Địa phương nơi em sinh sống có di sản văn hóa nào? Em đã làm gì để bảo vệ di sản văn hóa đó?

Lời giải:

- Địa phương nơi em sinh sống có di tích văn hóa Gò Đống Đa (còn gọi là Công viên Văn hóa Đống Đa). 

- Gò Đống Đa xưa kia nằm tại khu vực gần phía ngoài Kinh đô Thăng Long, thuộc đất làng Khương Thượng, huyện Quảng Đức, phủ Thuận Thiên. Đây cũng là một trong các bãi chiến trường diễn ra trận đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789). 

- Di tích Gò Đống Đa nguyên xưa là một trong những quả gò thuộc xứ Đống Đa. Trải qua năm tháng, trên các gò đống đó, cây cối mọc um tùm, nhiều nhất là cây đa nên nhân dân thường gọi những gò đống đó là gò Đống Đa. 

- Năm 2010, nhân Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, di tích Gò Đống Đa đã được tu bổ, tôn tạo và xây mới một số hạng mục công trình với tổng diện tích hơn 22.120,8 m2.

- Hiện tại, Gò Đống Đa bao gồm các hạng mục: Cổng, Gò Đống Đa, nghi môn, tượng đài Quang Trung, đền thờ Hoàng đế Quang Trung và các công trình phụ trợ.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Hs vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã được học để giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học.

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

Câu hỏi. Em hãy lập và thực hiện kế hoạch bảo vệ một di sản ở địa phương em theo bảng gợi ý sau:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV cho thời gian để HS về nhà suy nghĩ vẽ tranh

- Hs thực hiện nhiệm vụ trong 1 tuần

- GvBước 3: Báo cáo, thảo luận:

Gv yêu cầu 1 số hs trình bày vào tiết học sau

Bước 4: Kết luận, nhận định

Gv nhận xét, đánh giá, khuyến khích hs học tập động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

  • Tên di sản: Vịnh Hạ Long

  • Biện pháp bảo vệ:

    • Không vứt rác bừa bãi khi tham quan vịnh

    • Giới thiệu về vịnh Hạ Long tới với mọi du khách

    • Học tốt môn Tiếng Anh để có thể viết những bài viết về vịnh Hạ Long bằng Tiếng Anh cho người nước ngoài đọc











Bài 6

ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG TÂM LÍ CĂNG THẲNG

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Về kiến thức:

- Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng.

- Kể được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.

- Xác định được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng

- Dự kiến được cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.

2. Về năng lực:

*. Năng lực điều chỉnh hành vi: Xác định được một cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.

*. Năng lực phát triển bản thân: Thực hành được một số cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.

3. Về phẩm chất:

- Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện ở việc biết điều chỉnh tâm lí của bản thân để có đời sống tinh thần vui vẻ, thoải mái.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- SGK, SGV, Bài tập Giáo dục công dân7;

- Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trò chơi, những ví dụ thực tế… gắn với bài “Ứng phó với tình huống căng thẳng”;

III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động Dạy – Học:

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU:

Mục tiêu

Khơi gợi giúp học sinh trải nghiệm lại và nhận dạng được căng thẳng.

b.Tổ chức thực hiện

Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ:

Gv tổ chức cho HS làm việc cá nhân: Ghi ra giấy 1 tình huống căng thẳng mà em đã gặp theo gợi ý sau:

- Tình huống đã diễn ra khi nào?

- Em đã làm gì khi gặp tình huống đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs ghi ra giấy 1 tình huống nguy hiểm mà mình đã gặp theo gợi ý

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

* Dự kiến SP:

- 1 tình huống căng thẳng mà em đã từng gặp:

+ Bị các bạn tẩy chay, nói xấu

Tình huống đã diễn ra khi: cô lập thiếu tự tin không biết vì saoo bị tẩy chay

Em đã làm khi gặp tình huống đó: em đã tìm sự giúp đỡ của người bạn thân nhất

+

……

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận

- Gv hướng dẫn HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- HS nhận xét đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá HS.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (Hình thành kiến thức mới).

Hoạt động 1: Các tình huống căng thẳng và biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng

a. Mục tiêu:

- HS nêu được được các tình huống căng thẳng và biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng

Tổ chức thực hiện


Hoạt động của trò và thầy

Nội dung cần đạt

Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu hs quan sát tranh để trả lời các câu hỏi sgk:

a) Em hãy nêu những tình huống căng thẳng cho các bạn trong các bức tranh trên ?

b) Hãy kể thêm những tình huống căng thẳng khác gây tâm lí căng thẳng cho học sinh?

c) Hãy nêu biểu hiện của cơ thể trong các bức tranh trên.Theo em cơ thể thường có biểu hiện gì khi tâm lí căng thẳng? Em hãy xếp các biểu hiện đó theo 4 nhóm sau: 1-Thể chất; 2- Tinh thần; 3- Hành vi; 4- Cảm xúc


Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Hs trao đổi, thảo luận với bạn bên cạnh về các câu trả lời và ghi kết quả trao đổi thống nhất của nhóm cặp đôi.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

- Gv tổ chức cho nhóm Hs báo cáo kết quả các câu trả lời (mỗi nhóm báo cáo một câu), những hs còn lại lắng nghe để nhận xét

* Dự kiến SP:

  • Các tình huống gây căng thẳng:

+Tranh 1: Bị bạn xấu tẩy chay nên cảm thấy buồn phiền lo lắng.

+ Tranh 2: Bị mệt mỏi do quá nhiều bài tập, kiến thức cần ôn.

+ Tranh 3: Bạn bị điểm kém lo lắng vì sợ bố mắng.

+ Tranh 4: Bạn sợ hãi khi bố mẹ cãi nhau.

Những tình huống khác: Bên ngoài: Bị bắt nạt, bị áp lực về học tập…; bên trông: tự ti, thay đổi sinh lí, tâm lí..

Biểu hiện của cơ thể trong các bức tranh:

+ Tranh 1: Đau đầu: 2- Đổ mồ hôi tay; 3- Buồn bã, khóc; 4- Đau lưng; 5- Tức giận, la hét; 6- Không muốn ăn uống; 7- Tự cô lập, thu mình.

+ Sắp xếp các biểu hiện cơ thể theo nhóm:

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận

- Gv hướng dẫn HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- HS nhận xét đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá HS.

GV chốt KT

GV dựa vào đó để dẫn dắt chuyển sang hoạt động tiếp theo.



















1. Các tình huống căng thẳng và biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng

+ Tình trạng căng thẳng là cách phản ứng của cơ thể để đáp ứng lại tác động của những sự kiện, tình huống làm cho ta bị mất cân bằng, bị đe dọa, hoặc quá sức chịu đựng…

+ Căng thẳng có thể xảy ra với bất cứ ai, bất cứ lứa tuổi nào.

+ Khi bị căng thẳng mỗi người có tâm trạng, cảm xúc khác nhau: cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực.

+ Tình huống gây căng thẳng luôn tồn tại trong cuộc sống.




 


Thể chất

Tinh thàn

Hành vi

Cảm xúc

Đau đầu

Đau bụng

Đau lưng

Đổ mồ hôi

Đau măt, mỏi mắt

Tức ngực

Khó thở

Cơ thể mệt mỏi

Ngủ nhiều hơn bình thường

Rối loạn ăn uống, chán ăn

Mệt mỏi

Căng thẳng

Thu mình

Dễ nổi nóng

Gây gổ

Bạo lực

Đập phá đồ đạc

Cô lập bản thân

Lo lắng

Buôn bã

Sợ hãi

Tức giận

Nghi ngờ

Hoạt động 2: Tim hiểu nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng.

a.Mục tiêu:

Trình bày được các nguyên nhân gây ra căng thẳng và những ảnh hưởng tâm lí ở HS.

b.Tổ chức thực hiện


Hoạt động của trò và thầy

Nội dung cần đạt

Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu hs đọc tình huống và để trả lời các câu hỏi sgk:

a) Em hãy nêu nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng và ảnh hưởng của tâm lí đó đến cho các bạn trong các bức tranh trên ?

b) Theo em, còn có những nguyên nhân nào khác thường gây ra tâm lí căng thẳng cho học sinh? Những nguyên nhân đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống việc học tập của học sinh?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Hs trao đổi, thảo luận với bạn bên cạnh về các câu trả lời và ghi kết quả trao đổi thống nhất của nhóm cặp đôi.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

- Gv tổ chức cho nhóm Hs báo cáo kết quả các câu trả lời (mỗi nhóm báo cáo một câu), những hs còn lại lắng nghe để nhận xét

* Dự kiến SP:

a. Nguyên nhân và ảnh hưởng

b. Ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và việc học tập và sự phát triển cơ thể của học sinh: mất tập trung, suy giảm trí nhớ, cáu gắt, bạo lực..



Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận

- Gv hướng dẫn HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- HS nhận xét đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá HS.

GV chốt KT

Kết luận:

Có 2 nguyên nhân chủ yếu gây căng thẳng ở HS:

+ Nguyên nhân chủ quan: là những suy nghĩ tiêu cực, tự tạo áp lực cho bản thân, thiếu tin tưởng vào bản thân.

+ Nguyên nhân khách quan: là từ môi trường sống tiêu cực, áp lực từ công việc và cuộc sống.


GV dựa vào đó để dẫn dắt chuyển sang hoạt động tiếp theo.





2. Nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng.

Có 2 nguyên nhân chủ yếu gây căng thẳng

+ Nguyên nhân chủ quan: là những suy nghĩ tiêu cực, tự tạo áp lực cho bản thân, thiếu tin tưởng vào bản thân.

+ Nguyên nhân khách quan: là từ môi trường sống tiêu cực, áp lực từ công việc và cuộc sống.

Ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và việc học tập và sự phát triển cơ thể của học sinh: mất tập trung, suy giảm trí nhớ, cáu gắt, bạo lực…



* Dự kiến SP:

Các trường hợp

Nguyên nhân gây căng thăng

Ảnh hưởng của căng thẳng

Bạn T

Thời gian học tập kéo dài, gây áp lực thi cử, nhiều kiến thức cần ôn tập

Đâu đầu, chán ăn, mất ngủ, kết quvả học tập giảm sút

Bạn A

Người lạ quấn rối qua tin nhăn

Mất ngủ, mơ thấy ác mộng, sợ hãi khi đến trường

Bạn N

Bị bạn học dọa nạt, đánh

Sợ hãi không dám đến trường

Bạn M

Áp lực học tập, thay đổi thể chất, kì vọng của bố mẹ

Thu minh không tiếp xúc với ai, tranh cãi với bố mẹ, cấu gắt, quá em vô cớ.


Hoạt động 3. Cách ứng phó tích cực khi căng thẳng

a. Mục tiêu :

- Giúp học sinh tìm hiểu và phân tích  các cách ứng phó khác nhau đối với những tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.

- Giúp HS biết đưa ra những cách ứng phó tích cực đối với các tình huống căng thẳng gặp phải.

 b. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của trò và thầy

Nội dung cần đạt

Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu hs đọc tình huống và để trả lời các câu hỏi sgk:

a) Cách ứng phó của các bạn trong các tình huống như thế nào? Kết quả ra sao?

b) Em hãy kể thêm cách ứng phó tích cực khácvới tình huống căng thẳng?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Hs trao đổi, thảo luận với bạn bên cạnh về các câu trả lời và ghi kết quả trao đổi thống nhất của nhóm cặp đôi.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

- Gv tổ chức cho nhóm Hs báo cáo kết quả các câu trả lời (mỗi nhóm báo cáo một câu), những hs còn lại lắng nghe để nhận xét

* Dự kiến SP:

a. Cách ứng phó của các bạn trong các tình huống

b. Cách ứng phó khác

Nghe nhạc thư giãn, tiếp xúc với thiên nhiên, tham gia các hoạt động cộng động, trò chuyện với bạn bè, anh chị em, người thân và tìm kiếm các hoạt động khác như đọc sách, vẽ tranh, chơi nhạc cụ, tập thể thao..

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận

- Gv hướng dẫn HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- HS nhận xét đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá HS.

GV chốt KT

GV dựa vào đó để dẫn dắt chuyển sang hoạt động tiếp theo.


3. Cách ứng phó tích cực khi căng thẳng


- Có thể có nhiều cách ứng phó khác nhau đối với tình huống căng thẳng

- Các kỹ năng tự nhận thức, bày tỏ, thổ lộ, nhờ người giúp đỡ, suy nghĩ linh hoạt, thương thuyết … là rất cần thiết để giúp các em có cách ứng phó phù hợp khi bị căng thẳng : các hình thức đi du lịch, đi dạo, chơi thể thao, nghe ca nhạc, làm một công việc mình vốn ưa thích, … cũng là những cách ứng phó tích cực đối với căng thẳng.



 



Tình huống

Cách ứng phó

Tác dụng

Bạn Hải

Dành thời gian hít thở.

Tự động viên bản thân

Bài thuyết trình đạt kết quả tốt

Bạn Mai

Tập thể dục vận động cơ thể

Can đảm nhận lỗi với bố mẹ và hứa sẽ không lặp lại

Bạn Tuấn

Suy nghĩ tích cực. lên kế hoạch và hành động cụ thể.

Tự tin hơn. Nối thật với bố mẹ về kết quả thi.Lên kế hoạch học tập cho kì mới với quyết tâm đạt kết quả tốt hơn.

Bạn Hà

Nhờ mẹ giúp đỡ

Nhờ sự giúp đỡ của mẹ, bạn cảm thấy an toàn khi đến lớp, ổn định tâm lí trở lại.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Mục tiêu :

HS củng cố kiến thức phần khám phá để thực hành tình huống cụ thể

 b. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của trò và thầy

Nội dung cần đạt

Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ:

1.Hs thực hiện “trò chơi tiếp sức” chia 2 nhóm về các tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống.

2.Trả lời câu hỏi 2 trang 36 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức:

Hãy viết lại những suy nghĩ, lời nói tiêu cực sau đây thành những suy nghĩ, lời nói tích cực:

a) Mình không thể chấp nhận được lỗi lầm đó.

b) Chẳng ai quan tâm đến mình.

c) Bạn bè không thích chơi với mình.

d) Mình làm gì cũng thất bại.

e) Mình học thế này thì sẽ thi trượt mất.

3. Câu hỏi 4 trang 37 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức:

Đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Gần đến kì kiểm tra, N thấy quá nhiều bài tập mà không có đủ thời gian để hoàn thành nên rất căng thẳng.Bạn thấy lo âu, đau đầu, mất ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể N bị suy nhược.

b) Bố mẹ M dạo này hay cãi vã, bất hòa, có lúc còn nghe bố mẹ nói sẽ li hôn.M cảm thấy rất buồn, lo sợ và bất an, không biết gia đình mình sẽ ra sao, hai anh em sẽ thế nào.Mỗi khi như vậy, M lại vùi đầu vào xem phim hoặc chơi trò chơi điện tử để né tránh cảm xúc của mình, khiến kết quả học tập sa sút.

- Biểu hiện nào cho thấy hai bạn N và M đang bị căng thẳng?

- Nguyên nhân gây căng thẳng cho các bạn là gì? Nêu hậu quả của sự căng thẳng đó?

- Theo em, N và M nên làm gì để thoát khỏi trường hợp đó?

BT 3 Hít thở Hs về nhà thực hiện

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Hs trao đổi, thảo luận với bạn bên cạnh về các câu trả lời và ghi kết quả trao đổi thống nhất của nhóm

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

- Gv tổ chức cho nhóm Hs lên viết bài 1; BT 2,3 thực hiện ra giấy A 4 những hs còn lại lắng nghe để nhận xét

* Dự kiến SP:

1. Trò chơi tiếp sức

2. Viết lại những suy nghĩ, lời nói tiêu cực trong các trường hợp thành những suy nghĩ, lời nói tích cực.

a) Trong đời ai cũng sẽ có lúc mắc sai lầm, vì vậy mình cần phải chấp nhận sai lầm này và cố gắng sửa chữa để không mắc lại nữa.

b) Những người yêu thương mình sẽ quan tâm đến mình thôi.

c) Mình sẽ thử chủ động tham gia vào các trò chơi cùng với các bạn, có lẽ là các bạn sẽ thích chơi với mình sớm thôi

d) Có lẽ mình thất bại là vì mình vẫn chưa đủ cố gắng hoặc là việc này không phù hợp với bản thân. Mình sẽ tìm những việc phù hợp và cố gắng hơn nữa,

e) Có lẽ mình nên tích cực học tập hơn, nhất định mình sẽ vượt qua bài thi này với điểm số cao.

3. Câu 4 sgk- 37

a)

- Biểu hiện cho thấy N đang bị căng thẳng: lo âu, đau đầu, mất ngủ.

- Nguyên nhân là do khối lượng bài tập cần làm quá nhiều nên N không thể hoàn thành hết được.

- Hậu quả: Sự lo lắng, căng thẳng trong thời gian dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của N.

- Theo em, N nên nói rõ tình trạng của mình cho bố mẹ, thầy cô đồng thời bạn cần dành thời gian để nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ để đầu óc minh mẫn tỉnh táo tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

b)

- Biểu hiện cho thấy M đang bị căng thẳng: buồn bã, lo sợ, bất an.

- Nguyên nhân là do M lo sợ rằng bố mẹ sẽ li dị, gia đình sẽ chia cách mỗi người một nơi.

- Hậu quả: Sự lo lắng, căng thẳng khiến M vùi đầu xem phim và chơi điện tử, học tập sa sút.

- Theo em, M nên bình tĩnh, suy nghĩ tích cực hơn để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày. Nếu bố mẹ M không thể ở với nhau nữa thì bạn cần chấp nhận và hiểu cho bố mẹ.


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận

- Gv hướng dẫn HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- HS nhận xét đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá HS.

GV chốt KT

GV dựa vào đó để dẫn dắt chuyển sang hoạt động tiếp theo.


4. Luyện tập


 Câu hỏi 2- sgk-36

Viết lại những suy nghĩ, lời nói tiêu cực trong các trường hợp thành những suy nghĩ, lời nói tích cực.

a) Trong đời ai cũng sẽ có lúc mắc sai lầm, vì vậy mình cần phải chấp nhận sai lầm này và cố gắng sửa chữa để không mắc lại nữa.

b) Những người yêu thương mình sẽ quan tâm đến mình thôi.

c) Mình sẽ thử chủ động tham gia vào các trò chơi cùng với các bạn, có lẽ là các bạn sẽ thích chơi với mình sớm thôi

d) Có lẽ mình thất bại là vì mình vẫn chưa đủ cố gắng hoặc là việc này không phù hợp với bản thân. Mình sẽ tìm những việc phù hợp và cố gắng hơn nữa,

e) Có lẽ mình nên tích cực học tập hơn, nhất định mình sẽ vượt qua bài thi này với điểm số cao.

Câu 4 sgk- 37

a)

- Biểu hiện cho thấy N đang bị căng thẳng: lo âu, đau đầu, mất ngủ.

- Nguyên nhân là do khối lượng bài tập cần làm quá nhiều nên N không thể hoàn thành hết được.

- Hậu quả: Sự lo lắng, căng thẳng trong thời gian dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của N.

- Theo em, N nên nói rõ tình trạng của mình cho bố mẹ, thầy cô đồng thời bạn cần dành thời gian để nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ để đầu óc minh mẫn tỉnh táo tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

b)

- Biểu hiện cho thấy M đang bị căng thẳng: buồn bã, lo sợ, bất an.

- Nguyên nhân là do M lo sợ rằng bố mẹ sẽ li dị, gia đình sẽ chia cách mỗi người một nơi.

- Hậu quả: Sự lo lắng, căng thẳng khiến M vùi đầu xem phim và chơi điện tử, học tập sa sút.

- Theo em, M nên bình tĩnh, suy nghĩ tích cực hơn để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày. Nếu bố mẹ M không thể ở với nhau nữa thì bạn cần chấp nhận và hiểu cho bố mẹ.



HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Mục tiêu

Hs vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống bản thân

Tổ chức thực hiện

Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ:

Trả lời câu hỏi 1 trang 37 SGK GDCD 7 – Kết nối tri thức:

1.Em hãy viết lại những tình huống thường gây căng thẳng cho bản thân, từ đó tìm ra nguyên nhân, lập kế hoạch phòng tránh để không bị rơi vào những tình huống này và cách ứng phó tích cực nếu vẫn gặp những tình huống đó.

2.Từ trải nghiệm của bản thân nêu được tình huống thường gây căng thẳng, từ đó tìm ra nguyên nhân\ cách phòng tránh và cách ứng phó tích cực nếu vẫn gặp những tình huống đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Hs trao đổi, thảo luận với bạn bên cạnh về các câu trả lời và ghi kết quả trao đổi thống nhất của nhóm

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

- Gv tổ chức cho nhóm Hs lên viết bài 1; BT 2,3 thực hiện ra giấy A 4 những hs còn lại lắng nghe để nhận xét

* Dự kiến SP:

Tình huống gây căng thẳng

Nguyên nhân

Cách phòng tránh

Cách ứng phó tích cực

Chuẩn bị bước vào bài thi nói tiếng Anh

Thiếu tự tin về khả năng phát âm của mình

Thường xuyên, tự luyện nói trước gương khi ở nhà.

Hít thở sâu suy nghĩ tích cực, khích lệ bản thân và tin tưởng mình sẽ làm tốt.

1. Các bước ứng phó với tâm lí căng thẳng

- Ứng phó với tâm lí căng thẳng là cách con người đối diện và vượt qua những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách tích cực.

- Trình tự các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng như sau:

+ Bước 1: Xác định nguyên nhân gây căng thẳng;

+ Bước 2: Đề ra các biện pháp giải quyết;

+ Bước 3: Chọn lọc các giải pháp khả thi;

+ Bước 4: Thực hiện các giải pháp khả thi;

+ Bước 5: Đánh giá kết quả đạt được.

2. Một số biện pháp tích cực ứng phó tình huống căng thẳng

- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao

- Có phương pháp học tập khoa học, phù hợp;

- Cố gắng để có những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc;

- Thường xuyên gần gũi, hoà mình với thiên nhiên;...

- Nếu căng thẳng quá mức, cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác, nhất là người thân và thầy, cô giáo.

3. Để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng, có thể thực hiện một số cách thức như: thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có phương pháp học tập khoa học, phù hợp; cố gắng để có những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc; thường xuyên gần gũi, hoà mình với thiên nhiên;... Nếu căng thẳng quá mức, cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác, nhất là người thân và thầy, cô giáo.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận

- Gv hướng dẫn HS chia sẻ kết quả trước lớp ở giờ học sau









































BÀI 7

PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

( 4 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường.

- Giải thích được nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.

2. Về năng lực:

*. Năng lực điều chỉnh hành vi: - Nhận biết và trình bày được các cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường.

- Sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường.

*. Năng lực phát triển bản thân: - Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức.

3. Về phẩm chất:

- Phẩm chất trung thực: Bảo vệ lẽ phải, sẵn sàng tố giác hành vi bạo lực học đường với người có trách nhiệm/ cơ quan chức năng

- Phẩm chất trách nhiệm: Phê phán đấu tranh, góp phần ngăn chặn hành vi bạo lực học đường.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh, phiếu học tập và các mẩu chuyện, tấm gương, tình huống liên quan đến bạo lực học đường

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 7, tư liệu báo chí, thông tin.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

DỰ KIẾN CHIA TIẾT

Tiết 1: từ mục Mở đầu đến hết mục 1: Biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường( Khám phá)- luyện tập.

Tiết 2: mục 2: Cách ứng phó với bạo lực học đường (Khám phá) – luyện tập.

Tiết 3: 3: Quy định của pháp luật (Khám phá) –luyện tập.

4. Trách nhiệm của Hs trong việc phòng chống bạo lực học đường

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

Tạo tâm thế tích cực cho HS; huy động những kinh nghiệm thực tế của HS về bạo lực học đường, từ đó dẫn vào bài mới.

b. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi sau:

Câu hỏi:

Hãy kể lại một hành vi bạo lực học đường mà em đã gặp phải hoặc chứng kiến. Em có suy nghĩ và cảm nhận gì về hành vi đó?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi; Gv quan sát, gợi ý, khuyến khích HS chia sẻ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi học sinh trả lời các câu hỏi;

-HS khác lắng nghe, bổ sung

- Dự kiến sản phẩm:

Năm em lên lớp 6, bởi vì yêu cầu công việc của bố mẹ nên gia đình em đã chuyển từ quê ra thành phố sinh sống. Khi em đến ngôi trường mới, có một nhóm bạn trong lớp liên tục vây quanh chế giễu em và nói những lời xúc phạm em chỉ vì em không phải là người thành phố.Các bạn đó còn sai em đi mua đồ ăn vặt, làm trực nhật cho các bạn ấy nếu không các bạn sẽ đánh em.

Điều đó khiến cho em rất sợ hãi mối khi đến trường, trên lớp học không thể tập trung vào bài giảng vì lo lắng không biết các bạn sẽ bắt mình làm gì, thường xuyên mơ thấy ác mộng khiến cho cơ thể mệt mỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, dẫn dắt và giới thiệu chủ đề bài học

B: HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu Biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường

a.Mục tiêu: Tìm hiểu những biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường

b. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi của phiếu bài tập

Gv yêu cầu học sinh xem video https://www.youtube.com/watch?v=xsS_kaMXqgc kết hợp đọc thông tin, quan sát hình ảnh trong sgk.

Gv chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi (15p)

Câu 1: Bạo lực học đường là gì? Hãy nêu các biểu hiện của bạo lực học đường trong các trường hợp trên? Theo em còn có những biểu hiện nào khác của bạo lực học đường?

Câu 2: Hãy nêu những nguyên nhân của bạo lực học đường trong các trường hợp trên?Theo em bạo lực học đường còn do những nguyên nhân nào khác?

Câu 3: Trong các trường hợp trên các bạn C,H,Q,N đã phải chịu những hậu quả gì? Em hãy nêu những tác hại của bạo lực học đường theo gợi ý dưới đây:

Tác hại của bạo lực học đường

Đối với HS


Đối với gia đình


Đối với nhà trường và XH



Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm cá nhân, trao đổi nhóm, thống nhất và chuẩn bị báo cáo. (Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin, tranh ảnh trả lời.)

- Gv quan sát, theo dõi, gợi ý, trợ giúp (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Các nhóm cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.

Nhóm còn lại lắng nghe, quan sát.

Dự kiến sản phẩm:

1. Biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường

- Bạo lực học đường có nhiều biểu hiện như: đánh đập, ngược đãi, chê bai, lăng mạ, chửi bởi, đe doạ, khủng bố, cô lập, lan truyền những thông tin sai sự thật về người học,... xảy ra trong cơ sở giáo dục.

Đánh đập, ngược đãi bạn bè.

Cô lập, lan truyền thông tin sai sự thật.

Chửi bới, đe dọa, gây ảnh hưởng về tinh thần.

- Nguyên nhân của bạo lực học đường: do đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi học sinh; do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống; do ảnh hường từ môi trường gia đình, môi trường xã hội không lành mạnh; do sự thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục...

Gia đình không hạnh phúc sẽ thiếu đi sự giáo dục cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó trẻ nhỏ sẽ học theo những hành vi bạo lực của người lớn.

- Bạo lực học đường gây ra nhiều tác hại đối với học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

* Sau khi các nhóm trả lời câu hỏi, nộp lại phiếu học tập, GV nhận xét, tổng kết thông qua kết luận:

- Bạo lực học đường gây ra nhiều tác hại đối với học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.

       + Đối với người gây ra bạo lực học đường cũng có thể bị tổn thương về thể chất, tinh thần; bị lệch lạc nhân cách; phải chịu các hình thức kỉ luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.

       + Đối với người bị bạo lực học đường có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần, giảm sút kết quả học tập và rèn luyện.

       + Đối với gia đình, bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an, tổn hại về vật chất;

       + Đối với xã hội, làm cho xã hội thiếu an toàn và lành mạnh.

2. Hoạt động 2: HS luyện tập

a. Mục tiêu:

- Giúp Hs khắc sâu hơn phần kiến thức đã học .

b. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV có thể in phần thông tin thành phiếu học tập, sau đó phát và yêu cầu HS làm việc cá nhân.

Câu hỏi: Những ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng, quan điểm nào sai khi nói về bạo lực học đường?

Ý kiến

Đúng

Sai

Người bị bạo lực học đường có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần, giảm sút kết quả học tập và rèn luyện.



Bạo lực học đường chỉ xảy ra trong nhà trường.



Người có hành vi gây bạo lực sẽ không chịu ảnh hưởng gì đến tinh thần, nhân cách.



Nguyên nhân khách quan dẫn đến bạo lực học đường là sự thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm, thích thể hiện bản thân, tính cách nông nổi, bồng bột.



Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs làm việc cá nhân, hoàn thiện phiếu học tập

- Gv quan sát, trợ giúp hs khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Hs trả lời cá nhân, hs khác theo dõi

- Dự kiến sp:

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Hs nhận xét, bổ sung

Gv nhận xét, kết luận:

1. Biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường

- Bạo lực học đường có nhiều biểu hiện như: đánh đập, ngược đãi, chê bai, lăng mạ, chửi bởi, đe doạ, khủng bố, cô lập, lan truyền những thông tin sai sự thật về người học,... xảy ra trong cơ sở giáo dục.

- Nguyên nhân của bạo lực học đường: do đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi học sinh; do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống; do ảnh hường từ môi trường gia đình, môi trường xã hội không lành mạnh; do sự thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục...

- Bạo lực học đường gây ra nhiều tác hại đối với học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.




























































































































Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung: Cách ứng phó với bạo lực học đường

a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được các cách ứng phó với bạo lực học đường

b. Tổ chức thực hiện:

- Nhiệm vụ 1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Gv chia lớp thành 3 nhóm thảo luận – nội dung thảo luận Gv đã in trong phiếu học tập

Nhóm 1: Tìm hiểu cách ứng phó trước khi xảy ra bạo lực học đường

Yêu cầu: Đọc tình huống 1,2/39 SGK và trả lời câu hỏi sau:

Câu 1: Trong những trường hợp trên, các bạn đã làm gì để phòng tránh bạo lực học đường?

Câu 2: Theo em Hs cần phải làm gì để phòng tránh bạo lực học đường?

Nhóm 2: Tìm hiểu cách ứng phó khi xảy ra bạo lực học đường

Yêu cầu:Đọc tình huống 1, 2 SGK/40 và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Em hãy nhận xét cách ứng phó của T và B trong các trường hợp trên?

Câu 2: Theo em Hs nên làm gì và không nên làm gì khi xảy ra bạo lực học đường? Lệt kế theo gọi ý dưới đây.

Khi xảy ra bạo lực học đường

Nên làm

Không nên làm



Nhóm 3: Tìm hiểu cách ứng phó sau khi xảy ra bạo lực học đường

Yêu cầu:Đọc tình huống 1, 2 SGK/40 -41 và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Em hãy nhận xét cách ứng phó của các bạn trong các tình huống trên?

Câu 2: Theo em Hs nên làm gì và không nên làm gì sau khi xảy ra bạo lực học đường? vì sao?

Sau khi xảy ra bạo lực học đường

Nên làm

Không nên làm




Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Hs suy nghĩ cá nhân, trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời chuẩn bị báo cáo

- Gv theo dõi, quan sát, động viên, giúp đỡ khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Đại diện nhóm báo cáo

  • Sản phẩm dự kiến:

Nhóm 1: Để phòng tránh bạo lực học đường: 

       + Em cần kết bạn với những bạn tốt; trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường; thông bảo cho giáo viên hoặc những người lớn đảng tin cậy khi phát hiện nguy cơ bạo lực học đường; rời khỏi những nơi có nguy cơ xày ra bạo lực học đường;...

       + Em cần tránh: kết bạn với những bạn xấu; tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè; tụ tập ở những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường:...

-Nhóm 2: Khi gặp bạo lực học đường:

       + Em cần phải bình tĩnh, kiềm chế các cảm xúc tiêu cực; chủ động nhờ người khác giúp đỡ; quan sát xung quanh để tìm đường thoát,...

       + Em cần tránh: tỏ thái độ khiêu khích, thách thức; sử dụng hành vi bạo lực để đáp trà; kêu gọi bạn bè cùng tham gia bạo lực,...

Nhóm 3: Để xử lí hậu quả của bạo lực học đường:

       + Em cần thông báo sự việc với bố mẹ, người thân, thầy cô, công an và nhờ họ hỗ trợ đàm bào an toàn; nhờ sự trợ giúp từ các cơ sở chuyên môn như bệnh viện, phỏng tư vấn tâm lí học đường..

       + Tránh giấu giếm, bao che, tự giải quyết bằng các biện pháp tiêu cực,..

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- HS nhận xét, bổ sung

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.

- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:

+ Kết quả làm việc của học sinh.

+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.

Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Gv yêu cầu Hs hoạt động cá nhân hoàn thành phiếu học tập sau:

Câu 1: Nối các tình huống dưới đây vào các hình thức bạo lực tương ứng?


Hành vi

Nối

Nhóm bạo lực

Cách ứng phó

1.A bắt nạt H và bắt H phải cởi quần áo trước lớp.

a. Bạo lực thể chất.



2.Vì mâu thuẫn cá nhân nên B gọi người đánh hội động T


b. Bạo lực trực tuyến.



3.Cả lớp lập nhóm Facebook để chế ảnh của D.




4. K lấy mũ bảo hiểm của L để trêu đùa với các bạn rồi ném hỏng chiếc mũ đó.



c. Bạo lực về tinh thần.




Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Hs suy nghĩ cá nhân.

- Gv theo dõi, quan sát, động viên, giúp đỡ khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Hs trả lời cá nhân

  • Sản phẩm dự kiến:


Hành vi

Nối

Nhóm bạo lực

Cách ứng phó

1.A bắt nạt H và bắt H phải cởi quần áo trước lớp.

1-c

a. Bạo lực thể chất.


Báo với thầy cố giáo, người lớn…

2.Vì mâu thuẫn cá nhân nên B gọi người đánh hội động T

2-a

b. Bạo lực trực tuyến.


Báo với thầy cô, bố mẹ công an, gọi điện 111…

3.Cả lớp lập nhóm Facebook để chế ảnh của D.

3-b


Nhờ người lớn giúp đỡ, đổi mật khẩu để bảo vệ tài khoản xã hội, chặn tin nhắn từ người lạ, ….

4. K lấy mũ bảo hiểm của L để trêu đùa với các bạn rồi ném hỏng chiếc mũ đó.



c. Bạo lực về tinh thần.




Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Hs nhận xét, bổ sung

Gv nhận xét, kết luận


2. Cách ứng phó với bạo lực học đường


Để phòng tránh bạo lực học đường: 

       + Em cần kết bạn với những bạn tốt; trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường; thông bảo cho giáo viên hoặc những người lớn đảng tin cậy khi phát hiện nguy cơ bạo lực học đường; rời khỏi những nơi có nguy cơ xày ra bạo lực học đường;...

       + Em cần tránh: kết bạn với những bạn xấu; tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè; tụ tập ở những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường:...

Khi gặp bạo lực học đường:

       + Em cần phải bình tĩnh, kiềm chế các cảm xúc tiêu cực; chủ động nhờ người khác giúp đỡ; quan sát xung quanh để tìm đường thoát,...

       + Em cần tránh: tỏ thái độ khiêu khích, thách thức; sử dụng hành vi bạo lực để đáp trà; kêu gọi bạn bè cùng tham gia bạo lực,...

Để xử lí hậu quả của bạo lực học đường:

       + Em cần thông báo sự việc với bố mẹ, người thân, thầy cô, công an và nhờ họ hỗ trợ đàm bào an toàn; nhờ sự trợ giúp từ các cơ sở chuyên môn như bệnh viện, phỏng tư vấn tâm lí học đường..

       + Tránh giấu giếm, bao che, tự giải quyết bằng các biện pháp tiêu cực,..













Hoạt động 4: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường và trách nhiệm của Hs trong việc phòng chống bạo lực học đường

a. Mục tiêu: HS nắm được các quy định cơ bản của pháp luật về phòng chống bạo lực học đường.

b. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Yêu cầuHs đọc thông tin trong mục 3/41 SGK và hoạt động nhóm bàn trả lời câu hỏi:

Câu 1: Ở trường hợp 2 trong nội dung cách ứng phó sau khi xảy ra bạo lực học đường (mục 2) hs nam đánh bạn M như vậy có vi phạm quy định quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực học đường không ?vì sao?

Câu 2: Em hãy nêu 1 số quy định cơ bản của pháp luật về phòng chống bạo lực học đường?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Hs suy nghĩ cá nhân, trao đổi nhóm bàn, thống nhất ý kiến.

Gv quan sát, trợ giúp khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Đại diện nhóm bàn báo cáo\

Các nhóm khác theo dõi

Sản phẩm dự kiến

Hs nam đánh M như vậy là vi phạm quy định cảu pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường vì theo điều 6 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP Về quy định môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường,; Bọ luật dân sự 2015..

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.

- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:

+ Kết quả làm việc của học sinh.

+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.

Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.. Một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường

Việc phòng, chống bạo lực học đường được quy định trong một số văn bản pháp luật như: Nghị định số 80/2017/NĐ-CP của Chính phủ; Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Bộ luật Dân sự năm 2015;...

Nghị định số 80/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường (trích)

Điều 6. Phòng, chống bạo lực học đường

1. Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường:

[...] b) Giáo dục, trang bị kiến thức, kĩ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đuong; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản li, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kĩ năng tự bảo vệ cho người học;

2. Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường:

a) Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gỗ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường.

c) Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bò nguy cơ xày ra bạo lực.

Bộ luật Dân sự năm 2015 (trích)

Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cả nhân

[...] 2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thi cha, me  phải bồi thường toàn bộ thiệt hai; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi  thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thi lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu [...]

Giáo dục phòng, chống bạo lực học đường tại trường học

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu Trách nhiệm của Hs trong việc phòng chống bạo lực học đường.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Gv Yêu cầu huy động kiến thức đã tìm hiểu trong bài học kết hợp với kinh nghiệm thực tế trả lời câu hỏi:

Câu hỏi: Khi chứng kiến các tình huống bạo lực học đường, em sẽ có thái độ và hành động như thế nào? Em sẽ làm gì để hạn chế tình trạng bạo lực học đường?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs hoạt động cá nhân...Gv....

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Hs trả lời cá nhân

Hs khác theo dõi

  • Sản phẩm dự kiến: Khi chứng kiến......em không đồng tình, phê phán hành động sai trái đó, báo với người lớn,...em sẽ không thờ ơ, vô cảm, tuyên truyền để các bạn hiểu tác hại và hậu quả của bạo lực học đường...

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Hs nhận xét, bổ sung

Gv nhận xét, kết luận


3. Một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường


- Việc phòng, chống bạo lực học đường………












































































4. Trách nhiệm của Hs trong việc phòng chống bạo lực học đường.

- Không đồng tình, phê phán hành động sai trái

- Báo với người lớn,người có trách nhiệm...

- Không thờ ơ, vô cảm, tuyên truyền để các bạn hiểu tác hại và hậu quả của bạo lực học đường...

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu:

-HS được luyện tập, củng cố kến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phááp dụng kiến thức để làm bài tập.

b. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong trong sách giáo khoa thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập


GV nêu yêu cầu: Em hãy dự kiến các cách ứng xử phù hợp để phòng, chống bạo lực học đường khi xuất hiện các nguy cơ sau:

a/ Nhận được tin nhắn hoặc thư đe doạ từ người khác;

b/ Một người bạn đang có mâu thuẫn với em hẹn em ở trường nói chuyện riêng sau giờ học;

c/ Một nhóm HS cùng trường yêu cầu em gặp mặt với thái độ khó chịu.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs hoạt động cá nhân


Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận


HS khác quan sát, nhận xét, đề xuất cách xử lí khác.

Sản phẩm dự kiến:

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-Yc hs nhận xét câu trả lời.

-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.


GV nhận xét, khen ngợi nhóm có cách xử lí tình huống và sắm vai tốt.


4. Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu:

- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống

- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.

b. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Gv yêu cầu hs hoạt động nhóm – 4 nhóm hoàn thành nhiệm vụ sau:

Thiết kế 1 khẩu hiệu hoặc vẽ một bức tranh để tuyên truyền về phòng chống bạo lực học đường và thuyết minh về sản phẩm đó?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận vào tiết sau

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm tích cực.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-Yc hs nhận xét câu trả lời.

-Gv bổ sung, kết luận- vào tiết sau.


BÀI 8

QUẢN LÝ TIỀN

3 tiết

A. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả.

- Trình bày được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả.

2. Về năng lực:

*. Năng lực điều chỉnh hành vi:

-Nhận biết sự cần thiết phải tiết kiệm tiền; nguyên tắc quản lí tiền.

- Có ý thức tiết kiệm và sử dụng tiền hiệu quả

*. Năng lực phát triển bản thân:

- Lập được kế hoạch chi tiêu cá nhân phù hợp theo hướng dẫn.

- Thực hiện được việc quản lí và chi tiêu tiền hợp lí theo kế hoạch đã đề ra.

*. Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội:

- Bước đầu biết quản lí tiền của bản thân.

- Bước đầu biết tạo nguồn thu nhập của cá nhân.

3. Về phẩm chất:

- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm quản lí tiền hiệu quả

B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV, Bài tập GDCD 7;

- Giấy A4, phiếu học tập,

- Tranh ảnh, video và các câu chuyện về quản lí tiền;

- Đồ dùng đơn giản đe sắm vi,

- Máy tinh, máy chiếu, bai giang powerpoint,... .

III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

DỰ KIẾN CHIA TIẾT:

  • Tiết 1: Tìm hiểu ý nghĩa cúa việc quản lí tiền hiệu quả

  • Tiết 2: Tìm hiểu một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả

  • Tiết 3: Luyện tập và vận dụng


Tiết 1: NS………………………. ND…………………………………..……….…

I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu: Khai thác vốn sống, trải nghiệm của bản thân HS về chủ đề bài học, tạo hứng thú và những hiểu biết ban đầu của HS vế chủ để bài học mới.

2. Tổ chức thực hiện:

B1: Giao nhiệm vụ học tập:

GV tổ chức cho HS trong lóp chơi trò chơi “Giải bài toán thu chi”: Gia đình em đang có 200 000 đồng, hãy đưa ra phương án chi tiêu của mình với khoản tiền này và giải thích vì sao em lựa chọn như vậy.

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

Học sinh làm việc cá nhân, đưa ra câu trả lời.

B3: Báo cáo, thảo luận

3 - 5 HS lên trình bày phương án chi tỉêu của mình với điều kiện không trùng lặp vớỉ: phương án của bạn chơi trước.

Sau khi trò chơi kết thúc, GV nêu câu hoi Em có suy nglũ gì về ý nglũa của việc chi tiêu tiền hiệu quả?

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận:

GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận và dẫn dắt vào bài mới:

Trong cuộc sống, tiền là phương tién để mua sắm mọi thứ phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Kiếm tiền đã khó nhưng chi tiêu tiền thế nào cho hợp lí và hiệu quả lại càng khó hơn. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn về quản lí tiền thế nào cho hiệu quả

II. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (HÌNH THÀNH KIẾN THỨC):

Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả

a. Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả

b. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ

( GV mời một HS đọc câu chuyện trong SGK và yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:

+ Em có nhận xét gì về việc quản lí tiền của Thuý?

+ Theo em: thế nào là quản lý tiền? việc quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa gì trong cuộc sống?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc cá nhân -> thảo luận cặp đôi, trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần, hỗ trợ các em về yêu cầu cần TL.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

a) Thúy biết lên kế hoạch cho việc quản lí tiền của mình một cách rất khoa học:

  • Thúy chỉ tiêu tiền cho những việc thực sự cần thiết (mua đồ dùng học tập, mua quà cho em trai, ủng hộ đồng bào bão lũ)

  • Biết lên kế hoạch kiếm thêm tiền bằng những việc phù hợp với năng lực của bản thân.

  • Nhờ vậy mà Thúy giữ được cân bằng trong việc chi tiêu, quản lí tiền rất hiệu quả.

b) Quản lý tiền là biết sử dụng tiền hợp lý, hiệu quả.

Quản lí tiền hiệu quả giúp em rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí, tiết kiệm, biết cách kiếm tiền phù hợp với khả năng của mình,... để tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ và không ngừng phát triển.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận

GV nhận xét phần trả lời của HS và tóm tắt những ý cơ bản:

+ Thúy được mẹ tin tưởng giao cho một số tiền để clu tiêu khi cần thiết. Bạn đã nliận thức được bố mẹ rất vất vả để kiếm tiền nên tự nhủ phải có trách nhiệm quản lí số tiền được cho một cách hiệu quả.

+ Nội dung quản lí tiền của bạn Thuý bao gồm:

Giữ tiền cẩn thận.

Luôn chi tiêu có kế hoạch, chi mua nlũmg thứ thật cần thiết.

Nghĩ cách kiếm thêm tiền phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh

+ Ý nhĩa của việc quản lí tiền hiệu quả:

Biết quản lí tiền hiệu quả giúp giảm bớt gánh nặng tiền bạc cho bố mẹ; rèn luyện được thói quen chi tiêu hợp lí; biết cách kiếm tiền phù họp với kh năng, sức lực của mình;... để tạo dựng được cuộc song ổn .đĩnh, tự chủ và không ngừng phát triển.

1. Ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả:

- Quản lý tiền là biết sử dụng tiền hợp lý, hiệu quả.

- Biết quản lí tiền hiệu quả giúp giảm bớt gánh nặng tiền bạc cho bố mẹ; rèn luyện được thói quen chi tiêu hợp lí; biết cách kiếm tiền phù họp với khả năng, sức lực của mình;... để tạo dựng được cuộc song ổn .đĩnh, tự chủ và không ngừng phát triển.

* Luyện tập:

Bài tập 1:

Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ:

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

  1. Học sinh nên tập trung vào học hành, không nên quan tâm đến tiền bạc

  2. Học sinh không nên giữ tiền vi không giữ được tiền cẩn thận và hay chi vào những việc không cần thiết

  3. Tiết kiệm tiền thường chỉ dành cho những người chi tiêu quá nhiều

  4. Biết quản lý tiền sẽ có một cuộc sống đầy đủ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần, hỗ trợ các em về yêu cầu cần TL.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

  • Em đồng tình với ý kiến:

  • d) vì biết quản lí tiền sẽ giúp ta không cần phải lo lắng việc thiếu thốn chi tiêu.

  • Em không đồng tình với các ý kiến:

  • a) vì học sinh nếu biết cách quản lí tiền bạc từ sớm sẽ giúp san sẻ gánh nặng cho gia đình, trang bị được một kĩ năng cần thiết cho cuộc sống sau này.

  • b) vì học sinh không biết giữ tiền cẩn thận hoặc chi tiêu vào những thứ không cần thiết là do không được bố mẹ, thầy cô dạy bảo, khuyên răn đúng cách. Hơn nữa, xã hội phát triển, rất nhiều nhu cầu của con người cần đến tiền bạc. Học sinh nếu như không giữ tiền, vào lúc cần thiết không có người lớn ở bên sẽ rất bất tiện.

  • c) vì tiết kiệm tiền giúp ta chi tiêu hợp lí, khoa học và dành được một khoản tiền cho những lúc có sự cố đột xuất.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận

GV nhận xét, bổ sung chốt vấn đề, cho điểm hs.

Bài tập 2:

Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ:

Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn dưới đây?

a. Cả tuần vừa rồi K đều nhịn ăn sáng để dành tiền mua cuốn truyện yêu thích.

b. Ngay tuần đầu tiên H đã dùng số tiền mẹ cho để chi tiêu trong cả tháng. Bạn hỏi xin thêm nhưng mẹ từ chối.

c. Tháng nào quy cũng đặt ra mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền nhất định.

d. B có thói quen ghi ra giấy những thứ cần mua trước khi đi chợ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần, hỗ trợ các em về yêu cầu cần TL.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

  • K hà tiện quá mức, không ăn sáng ảnh hưởng đến sk, hiệu quả học tập;

H chi tiêu hoang phí-> K và H chưa biết quản lý tiền

  • Q chi tiêu hợp lý, khoa học -> biết quản lý tiền

  • B biết lên kế hoạch chi tiêu-> biết quản lý tiền

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận

GV nhận xét, bổ sung chốt vấn đề, cho điểm hs.


Tiết 2: NS………………………. ND…….……………………………..………


II. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (tiếp)

Hoạt động 2: Tìm hiểu một so nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả

1. Mục tiêu: HS kể được một số nguyên tắc quản li tiền hiệu quả.

2. Tổ chức thực hiện:

* Nguyên tắc 1: Sử dụng tiền hợp lí, hiệu quả.





Câu hỏi 1.

Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ:

Em hãy quan sát các hình ảnh, đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Trong các sản phẩm trên, đâu là thứ em mong muốn có? Đâu là thứ em rất cần? Nếu chỉ có một số tiền có hạn không mua được tất cả những thứ em muốn thì em sẽ chọn mua những sản phẩm nào? Vì sao?

b) Nếu chi tiêu tùy tiện, vượt quá mức cho phép sẽ dẫn đến hậu quả gì? Theo em, có cách nào để tránh việc chi tiêu quá mức?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần, hỗ trợ các em về yêu cầu cần TL.

GV có thể gọi ý: Sản phẩm em thưc sự cần là những thư thật cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt, còn những thứ em muốn có thế là nhũng thứ rất hay, 1'íit đẹp nhưng cũng thường rất đắt tiền nếu không có cũng không ảnh hưong đến cuộc sống.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

a) Thứ mong muốn có: ví dụ (5), (6), (8), (9), (11),...

Thứ rất cần (nếu chỉ có một số tiền có hạn): (1), (4), (8),...

Số (1) vì cần vở ghi để phục vụ cho việc học tập.

Số (4) vì cần đồ ăn để có đủ năng lượng học tập.

Số (8) vì đôi giày cũ của em đã bị rách, em cần mua một đôi giày mới để giờ học thể dục và đi lại đảm bảo an toàn hơn...

b) Nhận xét:

Nếu như chi tiêu vượt quá mức cho phép sẽ khiến cho chúng ta không còn đủ tiền để chi tiêu cho những thứ thật sự cần thiết, khi có những trường hợp phát sinh đột ngột cần đến tiền thì sẽ không có đủ tiền để chi trả, dẫn đến hậu quả một số bạn có hành vi xấu là ăn trộm tiền, cướp giật...

Để tránh việc chi tiêu quá mức, chúng ta cần cân nhắc kĩ lưỡng trước khi mua một thứ đồ gì đó, suy nghĩ kĩ xem đó có phải món đồ thật sự cần thiết ở thời điểm hiện tại hay không.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận

GV nhận xét, kết luận, chốt kiến thức


- GV dẫn dắt sang câu hỏi 2:

Với một khoản tiền có hạn, em cần phải có nguyên tắc trong chi tiêu, đ là: chỉ mua những thứ thật cần thiết như: sách, vở, dép có quai. Không nhất thiết phải mua như: điện thoại, ván trượt pa-tanh, bán pizza,... Sở đĩ phải cân nhắc khi ra quyết đinh chi tiêu vì tiền em được tiêu là có hạn. Phải ưu tiên cho những nhu cầu thiết trước. Nếu chi tiêu vượt quá số tiền mình có sẽ dẫn đến việc phải vay mượn, nợ nần,...


Câu hỏi 2.

Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ:

GV gọi học sinh đọc tình huống

Gv nêu câu hỏi thảo luận bàn:

a) Vì sao H khó vay tiền của các bạn trong lớp?

b) Theo em, khi vay mượn tiền cần chú ý điều gì? Vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Học sinh làm việc cá nhân -> thảo luận bàn

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần, hỗ trợ các em về yêu cầu cần TL.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

a) Trước đây H đã vay mượn các bạn nhiều lần nhưng không trả tiền đúng hẹn nên các bạn trong lớp không cho H vay mượn tiền, không tin tưởng bạn nữa.

b) Khi vay mượn tiền, cần chú ý:

Đảm bảo rằng đó là số tiền mình có khả năng trả lại sau vì nếu không suy xét kĩ mà vay tiền thoải mái không tiết chế, có thể dẫn đến việc không đủ khả năng để trả nợ.

Chú ý đến thời điểm đã giao hẹn và phải trả tiền đúng hẹn, nếu không sẽ làm lỡ việc của người khác và đánh mất sự tin tưởng từ họ.


Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận

GV nhận xét, kết luận, chốt kiến thức

GV nhận xét và kết luận:

Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta cần phải du tiêu cho một việc nào đó rất cần thiết nhưng không có đủ tiền nên phai vay mượn ngưoi khác. Người cho ta vay liền vì muốn giúp đỡ đồng thời cũng tin tưởng là sẽ được hoàn trả đúng thời hạn. Vì thế, sau khi vay, em cần phải trả tiền đúng thòi hạn và đừng quên cảm ơn người đã cho mình vay tiền. Nếu không thực luện đúng nguyên tắc vay phải tra ny thì nhũng lần vay sau sẽ rất khó khăn


* Nguyên tắc 2: Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền hiệu quả

Câu hỏi 1.

Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho các nhóm đóng vai thực hiên đoạn hội thoai trong SGK, sau đó moi một nhóm lên thể hiện trước lóp.


GV đặt câu hỏi và mời đại diện các nhỏm trả lời:

a) Trong đoạn hội thoại trên, chị Hà đã đặt ra mục tiêu tiết kiệm tiền và thực hiện mục tiêu đó như thế nào?

b) Em đã bao giờ đặt mục tiêu tiết kiệm tiền chưa? Nếu có, em đã thực hiện mục tiêu đó như thế nào?

c) Hãy nêu lợi ích của việc đặt mục tiêu tiết kiệm tiền.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần, hỗ trợ các em về yêu cầu cần TL.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

Trong đoạn hội thoại trên, trước tiên chị Hà đã xác định được thứ mà chị muốn mua chính là môt chiếc áo len để tặng bà => Chị Hà đã lên kế hoạch tiết kiệm từ trước đó mấy tháng.

Chị đã tiết kiệm bằng từ số tiền tiêu vặt mà mẹ cho, thay vì mua vở mới và mua nước thì chị đã sử dụng những quyển vở từ năm trước và tự mang bình nước từ nhà đi => Mỗi tháng chị đều có một khoản tiền nhỏ để cho vào hũ tiết kiệm.

b) Có một lần, em cùng chị gái đi dạo phố. Đi qua một cửa hàng, ở đó bán một đôi giày mà chị gái em rất thích. Nhưng chị nói với em rằng, bố mẹ kiếm tiền rất vất vả, vì vậy chúng ta phải biết tiết kiệm, dù sao giày chị vẫn còn đi tốt nên không nên tiêu tiền hoang phí. Em biết rằng chị em rất thích đôi giày đó, hơn nữa, đôi giày của chị cũng đã rất cũ rồi, đi lại vào ngày mưa thường bị trơn. Vì mấy tháng nữa là tới sinh nhật chị, em đã quyết định sẽ tiết kiệm tiền để mua quà tặng bất ngờ cho chị. Bởi vì mỗi tháng mẹ luôn cho em một khoản tiền nhất định để mua dụng cụ học tập và đồ ăn sáng. Để tiết kiệm tiền, em đã cố gắng dậy sớm và tự chuẩn bị bữa sáng tại nhà, và giữ gìn dụng cụ học tập thật cẩn thận để hạn chế phải mua mới. Hơn nữa, bởi vì em vẽ tranh rất đẹp, nên mỗi khi có thời gian rảnh, em liền vẽ tranh cho các bạn bè và bán lấy tiền. Vì vậy mà sau vài tháng em đã tiết kiệm được đủ tiền mua đôi giày mà chị gái thích và tặng chị vào dịp sinh nhật. Chị gái em rất vui, còn bố mẹ thì xoa đầu và khen em khỏi.

c) Đặt mục tiêu tiết kiệm sẽ cho chúng ta động lực để không tiêu tiền hoang phí, biết lên kế hoạch để tiêu tiền một cách hợp lí, hơn nữa còn cho ta động lực để nghĩ ra cách kiếm thêm tiền phù hợp với lứa tuổi và khả năng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận

GV nhận xét, kết luận, chốt kiến thức

Việc đặt mục tiêu tiết kiệm trước chi tiêu thể hiện em có chủ đích thực hiện tiết kiệm khi đang có một khoản tiền nhất định. Nhờ có mục tiêu tiết kiệm, em sẽ chủ động tìm cách thực hiện được mục tiêu đó. Kết quả l em sẽ tiết kiệm được một khon tiến nhỏ cho riêng mình để có thể thực hiện những khoản chi tiêu khác khi cần thiết và có ý nghĩa mà không cần sự trợ cấp của bố mẹ.

Câu hỏi 2.

Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ:

GV mời HS quan sát tranh, nêu những biểu hiện tiết kiệm trong các bức tranh và trả lời câu hỏi:


a) Vì sao tiết kiệm thức ăn, điện, nước,... lại giúp chúng ta tiết kiệm được tiền? Nêu ý nghĩa của việc tiết kiệm thức ăn, điện, nước,... trong cuộc sống?

b) Em hãy nêu cách tiết kiệm thức ăn, điện, nước,... mà em biết.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần, hỗ trợ các em về yêu cầu cần TL.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

a) Nhận xét: 

Tiết kiệm thức ăn, điện, nước,... giúp chúng ta tiết kiệm được tiền vì thức ăn, điện, nước là những thứ mà chúng ta sử dụng càng nhiều thì càng tốn nhiều tiền để mua => Sử dụng vừa đủ, không lãng phí thức ăn, điện, nước sẽ giúp tiết kiệm tiền.

Ý nghĩa:

Khi chúng ta không sử dụng hoang phí, biết tiết kiệm thức ăn, điện, nước,... chúng ta sẽ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể, có thể dành để chi tiêu cho những việc cần thiết khác.

Hơn nữa, thức ăn, điện, nước,... là những thứ có hạn, rất nhiều người trên thế giới gặp phải nạn đói, không có điện và nước sạch để sử dụng => Chúng ta cần phải sử dụng hợp lí những nguồn tài nguyên này.

b) Tiết kiệm thức ăn:

Chỉ mua lượng thức ăn vừa đủ ăn

Cố gắng ăn hết, không bỏ phí thức ăn

Phần thức ăn còn thừa nào mà có thể bảo quản được thì cất đi để hôm sau ăn tiếp, đỡ phí phạm

Tiết kiệm điện:

Tắt hết những thiết bị điện khi không sử dụng

Chỉ bật bình nóng lạnh 15 phút trước khi sử dụng và tắt đi trong khi sử dụng, vừa để tiết kiệm điện vừa đảm bảo an toàn cho bản thân.

Tiết kiệm nước:

Chỉ sử dụng nước khi cần thiết, không phí phạm nước sạch vào các mục đích để vui chơi, đùa nghịch

Có thể tiết kiệm nước đã qua sử dụng (nước rửa rau,...) dùng để rửa sân, rửa xe,...

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận

GV nhận xét, kết luận, chốt kiến thức

Thức ăn, điện, nước,.. là những thứ thiết yếu trong cuộc sống mà chúng ta phai tiêu dùng hằng ngày và đa phần là những thứ phải mua bằng tiền. Vì thế, tiết kiệm chúng trong tiêu dùng giúp ta tiết kiệm tiền. Không những thể còn góp phần tiết kiệm những nguồn tài nguyên đang ngày càng khan hiếm.

GV mờỉ HS kể ra cách thực hiện tiết kiệm điện, nước, thức ăn, vật dụng - những kiến thức này HS đã được học ở bài Tiết kiệm năm lớp 6.



* Nguyên tắc 3: Học cách kiếm tiền phù hợp

Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ: Gv nêu câu hỏi

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần, hỗ trợ các em về yêu cầu cần TL.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

Câu hỏi 1.

a) Việc làm của Hằng đem lại lợi ích gì?

b) Em hãy kể thêm những vật khác có thể tái chế.

Lời giải:

a) Việc làm của Hằng vừa giúp bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải; vừa giúp Hằng kiếm thêm tiền phụ giúp bố mẹ và giúp đỡ người khác.

b) Vật có thể tái chế:

  • Quần áo cũ

  • Bìa các-tông

  • Giấy báo cũ

  • Bao bì thực phẩm bằng nhựa, giấy

  • Kim loại, thuỷ tinh, gỗ & nhựa

Câu hỏi 2.

a) Em hãy kể tên các sản phẩm học sinh có thể tranh thủ thời gian rảnh, tự làm để bán lấy tiền trong các trường hợp trên.

b) Em hãy giới thiệu thêm những mặt hàng khác mà học sinh ở địa phương em có thể làm để bán.

Lời giải:

a) Các sản phẩm học sinh có thể tranh thủ thời gian rảnh, tự làm để bán lấy tiền trong các trường hợp trên:

  • Hình 1: Bánh ngọt

  • Hình 2: Những đồ vặt được làm từ len

b) Một số mặt hàng khác mà học sinh ở địa phương em có thể làm để bán

  • Tranh tự vẽ

  • Đồ ăn vặt (sữa chua, trà sữa, bánh mì...)

  • Thiệp thủ công

  • Vòng tay, vòng cổ,...

Câu hỏi 3.

a) Các bạn trong tranh đã làm những việc gì để có thu nhập cá nhân?

b) Em hãy kể thêm những việc học sinh có thể làm phụ giúp bố mẹ vào thời gian rảnh rỗi để có tiền.

Lời giải:

a) Cách các bạn trong tranh đã làm để có thêm thu nhập cá nhân:

  • Hình 1: Phụ giúp bố mẹ việc nhà bằng cách cho gà ăn.

  • Hình 2: Phụ giúp bố đánh máy tài liệu.

b) Một số việc học sinh có thể làm phụ giúp bố mẹ vào thời gian rảnh rỗi để có tiền:

  • Phụ giúp việc nhà: lau dọn nhà cửa, rửa bát, giặt phơi quần áo,...

  • Giúp mẹ đi chợ

  • Phụ giúp bố mẹ bán hàng

Câu hỏi 4.

Theo em, gửi tiền vào ngân hàng mang lại lợi ích gì?

Lời giải:

  • Gửi tiền vào ngân hàng trước hết sẽ giúp ta hạn chế việc tiêu tiền một cách hoang phí.

  • Ngoài ra, gửi tiền vào ngân hàng sẽ giúp cho khoản tiền của chúng ta không bị mất giá, bởi vì gửi tiền vào ngân hàng sẽ cho ta một khoản tiền lãi hàng tháng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận

GV nhận xét, kết luận, chốt kiến thức


2. Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả:

a. Sử dụng tiền hợp lí, hiệu quả.






































- Chi tiêu có kế hoạch: chỉ mua nhữmg thứ thật sụ cần và phù hợp với khả năng chi trả





































- Chỉ vay tiền khi thật sự cần và phải trả đúng hẹn








b. Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền hiệu quả:











































- Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền



















































- Không lãng phí thức ăn, điện, nước,…










c. Học cách kiếm tiền phù hợp







- Kiếm tiền bằng việc tái chế











- Làm đồ thủ công để bán
























- Làm phụ giúp bố mẹ

























- Nhờ bố mẹ gửi tiết kiệm ngân hàng để lấy tiền lãi khi có tiền nhàn rỗi
















Tiết 3: NS:…………………… ND:………………………………………………


III. LUYỆN TẬP:

1. Mục tiêu: HS củng cố lại những kiến thức đã khám phá và thực hàn xử lí một so tình huống cụ thể.

2. Tổ chức thực hiện:

Bài tập 3. Xử lí tình huống:

Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ:

- Gv yêu cầu học sinh đọc tình huống

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, phân công mỗi nhóm thảo luận một tình huống (nếu có thể, chọn một trong số các tình huống để HS sắm vai), sau đó mời các nhóm lên trình bày, các bạn nhóm khác nliận xét, bổ sung ý kiến, GV nhận xét và đua ra kết luận.


+ Nhóm 1: a) M muốn mua một quả bóng đá giá 100 000 đồng nhưng chỉ có 40 000 đồng. M hỏi vay Q 60 000 đồng và hứa sẽ trả khi được mẹ cho tiền và sẽ cho Q chơi cùng.

Nếu em là Q, em sẽ xử lí thế nào? Vì sao?

+ Nhóm 2: b) N vui mừng khoe với các bạn rằng mình vừa được thưởng 200 000 đồng vì thành tích học tập và tích cực phụ giúp mẹ ở xưởng may tuần vừa rồi. Thấy vậy, các bạn muốn N mua kem khao cả nhóm. N lúng túng vì muốn dùng tiền để mua quà tặng bà ngoại và truyện tranh cho em gái.

Theo em, N nên xử sự thế nào?


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm thảo luận một tình huống (nếu có thể, chọn một trong số các tình huống để HS sắm vai),

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

- Hs trình bày cách xử lí tình huống:

a) Cách xử lí:

  • Nếu em là Q, trong trường hợp thứ nhất M là một bạn biết giữ chữ tín, biết giữ lời hứa thì em sẽ đồng ý cho M vay tiền vì em tin bạn sẽ trả lại đúng hẹn.

  • Trong trường hợp thứ hai, M là người thường hay chi tiêu hoang phí, thì em sẽ không đồng ý cho M vay tiền và khuyên nhủ bạn nên biết cách tiết kiệm tiền, đừng tiêu vào những thứ không cần thiết.

b) Cách xử lí:

  • Nếu em là N, em sẽ giải thích rõ với các bạn rằng số tiền này em đã có kế hoạch để mua quà tặng cho bà ngoại và em gái rồi nên không thể khao các bạn ăn kem được.

  • Hơn nữa đây là số tiền mà một mình em cố gắng trong học tập và phụ giúp bố mẹ. Nên lần tới, nếu các bạn cùng em giúp đỡ nhau học tập, cùng nhau góp sức giúp kết quả học tập của mọi người đều nâng cao, và được thưởng tiền tiếp thì em sẽ khao các bạn sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận

GV nhận xét, kết luận

  • Bài tập 4: Giải bài toán chi tiêu

Sau 5 phút thảo luận, GV mời các nhóm lên trình bày kế hoạch sử dụng150.000 để tổ chức sinh nhật với 3 người bạn thân, đại diện các nhóm khác nhận xét kế hoạch tổ chức của từng nhóm.

GV nhận xét, cần chú ý một số tiẻu chí sau đây:

+ Tổng các khoan chi có vượt quá mức 150 000 đồng không?

+ Nội dung buổi sinh nhật có ý ngliĩa. tíũết thực, vui vẻ, tình cảm không?

+ Khả năng khai thác các nguồn lực khác sẵn có như thế nào?

IV. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

1. Mục tiêu: HS vận dụng những điều đã học vao thực tiên cuộc sống.

2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ:

Lập kế hoạch kinh doanh

GV tổ chức buối hội chợ trong khuôn kho lóp học, hoặc có thể kết họp với nhà trường tổ chức buổi hội chơ cho cả khối lớp 7, coi như một hoạt động ngoại khoá. Nếu trong khuôn khổ một lóp thi mỗi nhóm là một đon vị kinh doanh. Nếu trong khuôn khổ cả khói lóp 7 thì mỗi lóp là một đon vị kinh doanh. GV cần Có bước hưóiig dẫn HS chuẩn bị tham gia hội chợ, yêu cầu các nhóm lên kế hoạch kinh doanh tại hội chợ do lóp tổ chức để kiếm tiền đóng góp cho quỹ từ thiện theo gợi ý sau:

+ Chọn mặt hàng sẽ bán tại hội chơ:

Liệt kê những món đồ o nhà ma em và eá'j bạn không cần dùng nữa như: sách, truyện, tạp chí, túi, ví, mũ/nón... có thể mang đi bán.

Lập dannh sách một vài mặt hàng có thể mua để bán tại hội chợ (chú ý mua mặt hàng nhiều người thíoh, chi ít tiền, khảo giá để mua được rẻ,...).

+ Phân công các maim viên trong nhóm chuẩn bị mua hàng, thu gom sản phẩm cần bán, hỗ trơ nhau để bán hàng.

+ Chuẩn bị gian hàng để bán hàng tiện lợi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Nếu trong khuôn khổ lớp, dành riêng một tiết để tổ chức buổi chợ. Cho HS kê bàn theo các gian hàng. Tùy theo điều kiện có thể giao dịch bằng tiền thật hoặc thẻ ATM do GV cung cấp.

GV đề nghị các nhóm tham gia mua bán, quan sát hoạt động của các gian hàng khác, đưa ra nhận xét về chủng loại hàng hoa, cách thức bày biện, phương thức, thai độ bán hàng

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Kết thúc buổi hội chợ (trong khoảng 30 phút), GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết qua kinh doanh, nêu nhận xét về các nhóm khác, và rút rạ bài học để lần sau tham gia kinh doanh hiệu quả hơn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận

GV tổng kết, nhận xét đánh giá.

Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền trong một thời gian nhất định vá chia sẻ với bố mẹ vằ các bạn

GV hướng dẫn HS xác định:

+ Khoản tiền muốn tiết kiệm là bao nhiêu?

+ Em muốn có khoản tiến đó để làm gì?

+ Thời gian thực hiện trong bao lâu?

+ Dự kiến sẽ có khoản tiền đó bằng cách nào?

+ Viết ra kế hoạch để thưc hiện.

GV cần nêu rõ yêu cầu về hình thức bản kế hoạch và thời gian nộp bản kế hoạch.





























































BÀI 9

PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI

3 tiết

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội phổ biến.

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.

- Giải thích được hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

2. Về năng lực:

*. Năng lực điều chỉnh hành vi:

- Đánh giá được tác hại của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.

- Phê phán, đấu tranh với các tệ nạn xã hội.

- Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội.

*. Năng lực phát triển bản thân:

- Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức.

- Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

3. Về phẩm chất:

- Phẩm chất trung thực: Biết phê phán đấu tranh với các tệ nạn xã hội.

- Phẩm chất trách nhiệm: Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội và tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

Tài liệu: SGK Giáo dục công dân 7, SGV, SBT.

Thiết bị dạy học:

+ Máy chiếu đa năng, máy tính,... (nếu có).

+ Tranh, hình ảnh có nội dung về phòng, chống tệ nạn xã hội; các video liên quan đến phòng, chống tệ nạn xã hội.

+ Bảng phụ, bút dạ, loa, mic

2. Học sinh

Tài liệu: SGK, SBT.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

A/ HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU:

Nhiệm vụ 1: Thực hiện trò chơi

a) Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS xác định được nội dung

bài học về phòng, chống tệ nạn xã hội.

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 2 nhóm sau đó phổ biến luật chơi.

Phổ biến thể lệ: 2 nhóm cùng kể tên những tệ nạn xã hội mà em biết. Theo em, HS dễ bị lôi kéo vào những tệ nạn xã hội nào nhất?

Nhóm nào kể tên được nhiều hơn sẽ giành chiến thắng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- GV triển khai cho HS tham gia chơi trò chơi.

- Hs tham gia trò chơi đúng luật

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Tổ chức, điều hành: GV có thể cho HS nêu nội dung nhận xét và công bố kết quả nhóm thắng cuộc.

Bước 4: Kết luận, đánh giá

GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào nội dung bài học.

Nhiệm vụ 2:

a) Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc tình huống truyện.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV cho thời gian để Hs suy nghĩ để đưa ra 1 số nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV mời 2 – 3 HS phát biểu câu trả lời.

Bước 4: Kết luận, đánh giá

GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào nội dung bài học.

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ trách nhiệm

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

Gv tổ chức cho Hs chia sẻ trải nghiệm: Trong cuộc sống, học tập em đã có những việc làm nào thể hiện lối sống trách nhiệm về phòng, chống tệ nạn xã hội Nêu cảm nhận của em sau khi thực hiện đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Hs suy nghĩ, chia sẻ trong cặp đôi

- Gv đi tới các nhóm quan sát, động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Gv mời một số hs chia sẻ trước lớp.

- Các Hs khác thảo luận về những chia sẻ của bạn, nhận xét đánh giá.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv nhận xét, kết luận để dẫn vào bài mới

=> Để cuộc sống thêm tươi đẹp, xã hội ngày càng phát triển mỗi con người đều phải có những đóng góp xây dựng xã hội mới. Một trong những việc làm không thể thiếu là chúng ta cần chung tay, góp sức đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Bởi tệ nạn xã hội vô cùng nguy hiểm để lại những hậu quả khôn lường làm ảnh hưởng đến các nhân, gia đình và tương lai của đất nước. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta nhận biết được về tệ nạn xã hội và cách phòng, chống TNXH như thế nào.

B/ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động của Gv và Hs

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và các loại tệ nạn xã hội phổ biến

a) Mục tiêu: HS nêu được khái niệm và các loại tệ nạn xã hội phổ biến.

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

a) Nêu nhận xét về hành vi sai trái trong những bức tranh và trường hợp trên.Nêu hậu quả của những hành vi đó.

b)Theo em TNXH là gì?

c) Hãy kể tên các loại TNXH phổ biến hiện nay?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV cho thời gian để HS quan sát tranh và trả lời 3 câu hỏi.

- Hs suy nghĩ, chia sẻ, thảo luận cặp đôi

- Gv đi tới các nhóm quan sát, động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Gv mời một số hs chia sẻ trước lớp.

- Hs khi trình bày có thể dùng thông tin, câu chuyện, tranh ảnh minh hoạ thêm

- Các Hs khác thảo luận về những chia sẻ của bạn, nhận xét đánh giá.

*. Dự kiến sản phẩm:

- Bức tranh 1: Hành vi đua xe trái phép vô cùng nguy hiểm vì có thể gây ra tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân và người khác.

- Bức tranh 2: Hành vi đánh bài ăn tiền gây nên những hệ lụy nguy hiểm như nợ nần, cướp bóc, gia đình bất hòa, xã hội bất ổn.

- Bức tranh 3: Rượu bia không chỉ gây ra tai nạn giao thông mà còn gây ra các tổn hại to lớn cho bản thân người sử dụng cũng như toàn xã hội.

b) Tệ nạn xã hội là hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phá vỡ thuần phong mỹ tục, lối sống lành mạnh, tiến bộ trong xã hội, có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội.

c) Các loại tệ nạn xã hội phổ biến:

- Tệ nạn ma túy

- Tệ nạn mại dâm

- Tệ nạn cờ bạc

- Tệ nạn mê tín dị đoan

- Tệ nạn rượu bia

- Đua xe trái phép. 

- Nghiện chơi game online…

*Trường hợp 1: Ma túy làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình, hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của. Sức khoẻ giảm sút, gây tổn thất về tình cảm. 

*Trường hợp 2: Mê tín dị đoan gây ra hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng.

Qua tìm hiểu ta thấy TNXH là vô cùng nguy hiểm nó ảnh hưởng rất xấu đến bản thân, gia đình người mắc TNXH và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Qua tìm hiểu ta thấy TNXH là vô cùng nguy hiểm nó ảnh hưởng rất xấu đến bản thân, gia đình người mắc TNXH và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Vậy chúng ta cần tránh xa TNXH

- Gv chốt, hs ghi vở


Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của TNXH

Phân tích các trường hợp SGK

a) Mục tiêu: Chỉ ra được 1 số nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội.

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc 3 trường hợp SGK, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:


a) Em hãy nêu nguyên nhân, hậu quả của những tệ nạn xã hội trong các trường hợp trên.

b) Kế thêm những hậu quả của tệ nạn xã hội mà em biết theo gợi ý dưới đây:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV cho thời gian để HS đọc từng trường hợp và thảo luận trả lời câu hỏi.

- Hs suy nghĩ cá nhân, chia sẻ, thảo luận trong nhóm

- Gv đi tới các nhóm quan sát, động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Gv mời đại diện một số nhóm hs chia sẻ trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung

*. Dự kiến sản phẩm:

a) Trường hợp 1:

  • Nguyên nhân: Do S tò mò, thiếu hiểu biết, bị ảnh hưởng từ những bạn bè xấu.

  • Hậu quả: Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần, gây ra những hành vi không tự chủ gây nguy hiểm đến xã hội.

Trường hợp 2:

  • Nguyên nhân: Do không có việc làm ổn định, lại lười biếng muốn kiếm tiền một cách nhàn hạ.

  • Hậu quả: Làm cho nhiều người tốn kém tiền bạc vào những việc thừa thãi không có kết quả, gây rối loạn xã hội.

Trường hợp 3:

  • Nguyên nhân: Do thiếu hiểu biết, tham lam.

  • Hậu quả: N đã bị lừa hết sạch tiền.

b) Một số hậu quả khác của tệ nạn xã hội:

  • Đối với bản thân: 

-Các tệ nạn xã hội có thể gây những tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính bản thân người tham gia (gây các bệnh về hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh đối với người nghiện ma túy…).

-Làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội.

-Đối với gia đình: Đối với các gia đình có người thân tham gia các tệ nạn xã hội sẽ có thể bị khủng hoảng về mặt tài chính cũng như tinh thần.

-Đối với xã hội:

+Gây bức xúc, bất bình trong dư luận xã hội, ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội.

+Gây tâm lý hoang mang, lo lắng, sợ hãi cho những người dân lương thiện.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Gv nhận xét, đánh giá, kết luận: TNXH đem lại rất nhiều hậu quả xấu. Vì vậy mỗi chúng ta cần có lối sống lành mạnh, cùng chung tay vào công việc phòng, chống TNXH để XH ngày càng tốt đẹp hơn.

- Gv chốt kiến thức, hs ghi vở.


Hoạt động 3: Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

a) Mục tiêu: tìm hiểu 1 số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc luật phòng, chống ma túy năm 2021; Bộ luật Hình sự năm 2015:

a) Em hãy cho biết hành vi tẩm ma tuý vào thuốc lào để hút của các học sinh ở thông tin 1 (mục 1) có vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội không. Vì sao?

b) Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV cho HS đọc và trả lời câu hỏi.

- Hs suy nghĩ cá nhân, chia sẻ, thảo luận trong nhóm

- Gv đi tới các nhóm quan sát, động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Gv mời đại diện một số nhóm hs chia sẻ trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung

* Dự kiến sản phẩm:

a) Hành vi này có vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội vì đã vi phạm Điều 255. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý.

b) Luật Phòng, chống ma tuý năm 2021 (trích): Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm

  • 1. Trồng cây có chứa chất ma tuý, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma tuý.

  • 2. Nghiên cứu, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, xử lí, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh trái phép chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma tuý, tiền chất. [..]

  • 5. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý; chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma tuý.

  • 6. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyến, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý. [...]

Bước 4:Kết luận: Mỗi công dân cần phải tìm hiểu các quy định của pháp luật để thực hiện tốt việc phòng, chống TNXH ở mọi lúc, mọi nơi.


Hoạt động 4: Tìm hiểu trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống tệ nạn xã hội.

a) Mục tiêu: tìm hiểu trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống tệ nạn xã hội.

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi.

a) Trong những bức tranh trên, các bạn đã làm gi đề phòng, chống tệ nạn xã hội?

b) Em hãy kề thêm những việc học sinh cần làm đề phòng, chống tệ nạn xã hội.


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV cho HS đọc và trả lời câu hỏi.

- Hs suy nghĩ cá nhân, chia sẻ, thảo luận trong nhóm bàn.

- Gv đi tới các nhóm quan sát, động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Gv mời đại diện một số nhóm hs chia sẻ trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung

* Dự kiến sản phẩm:

a) Cách các bạn phòng, chống tệ nạn xã hội:

  • Tranh 1: Lắng nghe các chú công an tuyên truyền về phòng chống ma túy

  • Tranh 2: Vẽ tranh tuyên tuyền tác hại của tệ nạn xã hội và kêu gọi phòng, chống tệ nạn xã hội

  • Tranh 3: Tham gia đóng góp ý kiến vào hòm thư tố cáo tội phạm

  • Tranh 4: Từ chối sử dụng thử chất kích thích.

  • Tranh 5: Tổ chức các buổi sinh hoạt lớp chia sẻ kiến thức phòng phống tệ nạn xã hội

b) Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống tệ nạn xã hội:

  • Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, xây dựng lối sống giản dị, lành mạnh.

  • Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

  • Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

  • Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà trường và địa phương.

Bước 4:Kết luận: Mỗi HS đều chung tay góp sức vào công tác phòng, chống TNXH; có lối sống lành mạnh, có những hiểu biết về TNXH để tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia phòng, chống TNXH.


C/ Hoạt động luyện tập:

a) Mục tiêu: Hs củng cố những tri thức vừa khám phá được qua các hoạt động chơi trò chơi, bày tỏ ý kiến, nhận xét hành vi, xử lí tình huống, liên hệ bản thân về những vấn đề liên quan đếnphòng, chống TNXH.

b) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

Bái 1/sgk/55. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Những người mắc tệ nạn xã hội đều là người xấu.

b) Trẻ em mắc vào tệ nạn xã hội sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai của bản thân.

c) Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của riêng cơ quan công an.

Bài 2/sgk. Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào dưới đây? Vì sao?

a) L rủ các bạn trong lớp cả cược bóng đá, ai thua thì sẽ phải bỏ tiền mua đồ ăn sáng cho những người thắng.

b) Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình.

c) H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói.

Bài 3. Xử lí tình huống:

a) Thời gian gần đây, trong bản của A có một số trẻ nhỏ bị sốt và nổi ban đồ trên cơ thể nên người dân vô cùng lo lắng. Thầy mo bảo rằng trong bản đang bị nhiều ma quỷ quấy rối và yêu cầu mọi người đóng tiền để làm lễ cúng trừ tà.

b) Gần đây, M thấy anh trai gieo trồng một giống cây lạ trong vườn và chăm sóc rất cẩn thận. M tò mò muốn biết anh trồng cây gì nên nhiều lần gặng hỏi nhưng anh không trả lời, anh chỉ nói rằng những cây đó bán được rất nhiều tiền. Cảm thấy nghi ngờ, M đã lên in-ter-net tìm hiểu và phát hiện những cây mà anh trai đang trồng rất giống cây cần sa - một loại cây dùng để điều chế ma tuý.

c) Mồng Hai Tết, S được anh trai dẫn qua nhà một người bạn chơi. Khi đến nơi, S thấy một số người đang tụ tập đánh bài ăn tiền. Anh trai S không mang tiền nên ngỏ ý muốn mượn tiền mừng tuổi của S để chơi cùng mọi người. Anh còn hứa sẽ cho S tất cả số tiền thắng được.

Nếu là A, M, S trong các tình huống trên, em sẽ xử lí thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Gv tổ chức cho Hs hoạt động thực hiện từng bài tập cho phù hợp:

Bài tập 1: hoạt động nhóm bàn

Bài tập 2: hoạt động cặp đôi

Bài tập 3: hoạt động nhóm ( mỗi nhóm 1 tình huống)

Bài tập 4: hoạt động cá nhân

- Hs lần lượt thực hiện các bài tập

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Gv tổ chức cho Hs báo cáo theo yêu cầu của từng bài tập (báo cáo cá nhân, báo cáo theo nhóm)

- Hs báo cáo, nhận xét, đánh giá, bổ sung để hoàn thành bài tập

*. Dự kiến sản phẩm

Bài 1.

a) Không đồng tình vì có những người mắc phải tệ nạn xã hội là do bị dụ dỗ, lôi kéo, do hoàn cảnh bắt buộc.

b) Đồng tình vì hậu quả mà tệ nạn xã hội đem lại rất nghiêm trọng. Đặc biệt là đối với trẻ em nếu như không kịp thời ngăn chặn hành vi tệ nạn xã hội sẽ ảnh hưởng xấu đến thể chất, tinh thần.

c) Không đồng tình vì tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm phòng, chống tệ nạn xã hội, bao gồm cả học sinh, gia đình, nhà trường, xã hội.

Bài 2.

a) Không đồng tình vì hành vi của L là đang cổ xúy cho tệ nạn cờ bạc, đem lại ảnh hưởng xấu cho môi trường học đường.

b) Không đồng tình vì bà N đang vi phạm quy định của pháp luật về việc buôn bán, vận chuyển ma túy.

c) Đồng tình vì không tham gia vào tệ nạn mê tín dị đoan là hành vi đúng đắn.

Bài 3.

a) Nếu là A, em sẽ tuyên truyền với mọi người trong bản về kiến thức của việc phòng tránh tệ nạn mê tín dị đoan và thuyết phục mọi người không nên tin và làm theo lời thầy mo. Thay vào đó, khuyến khích mọi người cho các bé đi bệnh viện khám để tìm ra bệnh và thuốc chữa kịp thời, tránh để lại hậu quả đáng tiếc.

b) Nếu là M, em sẽ khuyên nhủ anh trai dừng ngay việc chăm bón, nuôi trồng cây cần sa, bởi vì như vậy là anh đang vi phạm pháp luật, không những sẽ bị phạt tù mà còn để lại hậu quả ảnh cho xã hội.

c) Nếu là S, em sẽ từ chối cho anh trai mượn tiền và khuyên anh trai đừng tham gia vào hành vi chơi cờ bạc, vì như vậy là vi phạm pháp luật. Đồng thời em sẽ tố cáo hành vi tụ tập đánh bài ăn tiền của nhóm người này lên cơ quan chức năng để kịp thời giải quyết.


I. Khám phá

1/ Khái niệm và các loại tệ nạn xã hội phổ biến.
































-Tệ nạn xã hội là hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phá vỡ thuần phong mỹ tục, lối sống lành mạnh, tiến bộ trong xã hội, có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội.

- Các loại tệ nạn xã hội phổ biến:

  • Tệ nạn ma túy

  • Tệ nạn mại dâm

  • Tệ nạn cờ bạc

  • Tệ nạn mê tín dị đoan

  • Tệ nạn rượu bia

  • Đua xe trái phép. 

  • Nghiện chơi game online…










































2.Nguyên nhân và hậu quả của TNXH.




















-Nguyên nhân:

+Do thiếu hiểu biết, thiếu kĩ năng sống;

+Do lười lao động ham chơi, đua đòi, ham chơi, thích hưởng thụ;

+Do ảnh hưởng của môi trường gia đình, môi trường XH tiêu cực,…

-Hậu quả:

+Làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lí, tính mạng, kinh tế của bản thân và gia đình;

+Gây rối loạn trật tự xã hội;

+Cản trở sự phát triển của đất nước…
















































3. Một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.















































-PL Việt Nam nghiêm cấm tham gia dưới mọi hình thức vào các TNXH như cờ bạc, ma túy, mại dâm…

-Vi phạm QĐ của pháp luật về phòng, chống TNXH thì sẽ bị xử lí nghiêm minh.























4.Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống tệ nạn xã hội.








































-Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, xây dựng lối sống giản dị lành mạnh.

-Tuân thủ, tuyên truyền phổ biến các QĐ của pháp luật về phòng, chông TNXH.

-Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống TNXH.

-Tích cực tham gia phòng chống TNXH ở nhà trường và địa phương.














II/ Luyện tập


D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Hs vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã được học để giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học.

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

Em hãy vẽ 1 bức tranh phê phán các tệ nạn xã hội và thuyết minh giới thiệu sản phẩm với cả lớp.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV cho thời gian để HS về nhà suy nghĩ vẽ tranh

- Hs thực hiện nhiệm vụ trong 1 tuần

- Gv động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Gv yêu cầu 1 số hs trình bày vào tiết học sau

Bước 4: Kết luận, nhận định

Gv nhận xét, đánh giá, khuyến khích hs học tập noi theo

BÀI 10

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH

4 tiết


I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm gia đình.

- Nêu được vai trò của gia đình.

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

2. Về năng lực:

*. Năng lực điều chỉnh hành vi:

Nhận xét được việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình của bản thân và của người khác.

*. Năng lực phát triển bản thân:

Thực hiện được nghĩa vụ của bản thân đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình bằng những việc làm cụ thể.

3. Về phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Yêu thương, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình.

- Phẩm chất trách nhiệm: Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với những người thân trong gia đình.II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Giáo viên

Tài liệu: SGK Giáo dục công dân 7, SGV, SBT.

Thiết bị dạy học:

+ Máy chiếu đa năng, máy tính,... (nếu có).

+ Tranh, hình ảnh thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình; các video liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

+ Bảng phụ, bút dạ, loa, mic

+ Phiếu học tập

2. Học sinh

Tài liệu: SGK, SBT.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU:

Nhiệm vụ 1: Lắng nghe và cảm nhận

a) Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, cảm nhận được sự ấm áp của tình thương yêu của các thành viên trong gia đình

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng phần Mở đầu trong SGK để dẫn dắt học sinh vào bài học

- GV bật bài hát “Cho con”(sáng tác Phạm Trọng Cầu) cho cả lớp nghe.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- GV: Yêu cầu HS chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của bản thân qua nghe bài hát.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Tổ chức, điều hành: GV gọi HS trả lời và nhận xét câu trả lời của bạn.

Cha mẹ chính là những người không chỉ cho chúng ta sự sống, mà bố mẹ cũng chính là những người dường như còn nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta thành người. Có thể nhận thấy được rằng, chính công sinh thành của cha mẹ là rất lớn, là vô giá, và trên đời dường như  mọi thứ không gì đong đếm được.

Bước 4: Kết luận, đánh giá

GV nhận xét, đánh giá và chuyển nhiệm vụ 2

Nhiệm vụ 2: Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

a) Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS xác định được nội dung bài học về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát một số bức tranh (về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình)

- GV đặt câu hỏi: (có thể hoạt động chung cả lớp hoặc theo nhóm nhỏ)

? Trong gia đình em, mọi người đối xử với nhau như thế nào? Hãy kể một vài việc làm mà ông bà, bố mẹ, anh chị đã làm cho em?

? Em đã làm những việc gì để thể hiện tình yêu thương đối với ông bà, cha mẹ và các chị em trong gia đình?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV: + Yêu cầu HS nêu nội dung những bức tranh vừa quan sát.

+ Trả lời câu hỏi tìm hiểu mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV mời 2 – 3 HS trả lời và nhận xét

Bước 4: Kết luận, đánh giá

GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào nội dung bài học.

B/ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động của Gv và Hs

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và vai trò của gia đình

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm gia đình.

a) Mục tiêu: HS nêu được khái niệm gia đình.

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm đọc hai trường hợp trong SGK trả lời câu hỏi:

a) Hãy cho biết mối quan hệ của các thành viên trong hai trường hợp trên.

b) Em hiểu thế nào là gia đình?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV cho thời gian để HS đọc hai trường hợp trong SGK trả lời 2 câu hỏi.

- Hs suy nghĩ làm việc cá nhân

- GV quan sát, động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Gv mời một số hs chia sẻ trước lớp.

- Hs khác nhận xét đánh giá, bổ sung ý kiến của mình.

*. Dự kiến sản phẩm:

a) Trong hai trường hợp trên, các thành viên có mối quan hệ gia đình.

  • Trường hợp 1 là mối quan hệ gia đình có con là máu mủ ruột thịt.

  • Trường hợp 2 là mối quan hệ gia đình không có máu mủ ruột thịt.

b) Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống; quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Gv nhận xét, đánh giá, kết luận:

- Theo khoản 2, Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.

+ Trường hợp 1 là gia đình dựa trên quan hệ hôn nhân và huyết thống ( quan hệ hôn nhân hợp pháp, được pháp luật công nhận và bảo vệ).

+ Trường hợp 2 là gia đình dựa trên quan hệ nuôi dưỡng (việc nhận con nuôi phải tuân theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi và phải đăng kí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

- Gv chốt khái niệm về gi đình => hs ghi vở


Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu vai trò của gia đình.

a) Mục tiêu: HS nêu được vai trò của gia đình.

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc 2 trường hợp SGK, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:

a) Em hãy cho biết vai trò của gia đình qua các trường hợp trên.

b) Kể thêm các vai trò khác của gia đình mà em biết.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV cho thời gian để HS đọc từng trường hợp và thảo luận trả lời câu hỏi.

- Hs suy nghĩ cá nhân, chia sẻ, thảo luận trong nhóm

- Gv đi tới các nhóm quan sát, động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Gv mời đại diện một số nhóm hs chia sẻ trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung

*. Dự kiến sản phẩm:

a) Vai trò của gia đình:

- Gia đình cùng với những mối quan hệ giữa con cái và bố mẹ là trường học đầu tiên giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất.

- Bố và mẹ, các anh chị, ông và bà là những người giáo dục đầu tiên của trẻ ở lứa tuổi trước khi đến trường và họ vẫn là những người tiếp tục giáo dục khi con cháu họ đã đi học.

- Gia đình là nơi gắn bó, liên kết các thành viên thường xuyên, lâu dài và bền vững; là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho cá nhân.

b) Gia đình có các vai trò cơ bản: duy trì nòi giống, kinh tế, tổ chức đời sống gia đình, nuôi dưỡng, giáo dục con, cháu và góp phần phát triển xã hội.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Gv nhận xét, đánh giá, kết luận:

- Vai trò của gia đình thể hiện:

+ Ở trường hợp 1 là sinh con, nuôi dạy con cháu, lao động sản xuất để có thu nhập, đáp ứng yêu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của gia đình.

+ Ở trường hợp 1 là xây dựng môi trường an toàn lành mạnh trong gia đình, giáo dục, dạy dỗ tạo điều kiện cho con cháu phát triển toàn diện.

- Vai trò của gia đình thể hiện qua các chức năng cơ bản của gia đình là duy trì nòi giống, tổ chức kinh tế, tổ chức đời sống gia đình, nuôi dưỡng, giáo dục con.

- Gv chốt vai trò của gia đình => hs ghi vở


Hoạt động 2: Tìm hiểu các quy định cơ bản của pháp luật về quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình.

GVgt: Trong gđ có các mối quan hệ: Quan hệ giữa vợ và chồng; quan hệ giữa cha, mẹ và con, giữa các anh, chị, em, giữa ông bà nội ngoại và các cháu.

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.

a) Mục tiêu: HS nêu được các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc các thông tin, trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi:

a) Hai trường hợp trên liên quan đến quyền và nghĩa vụ gì giữa vợ và chồng? Anh Nam và anh Kha thực hiện đúng quy định của pháp luật không?

b) Kể thêm các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng mà em biết.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV cho thời gian để HS đọc câu chuyện và trả lời 3 câu hỏi.

- Hs suy nghĩ, chia sẻ, thảo luận trong nhóm đôi

- Gv đi tới các nhóm quan sát, động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Gv mời một số hs chia sẻ trước lớp.

- Gv có thể dùng kĩ thuật tia chớp yêu cầu hs nêu thêm một số các quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng mà em biết.

- Hs khi trình bày có thể dùng thông tin, câu chuyện, tranh ảnh minh hoạ thêm

- Các Hs khác thảo luận về những chia sẻ của bạn, nhận xét đánh giá.

*. Dự kiến sản phẩm:

a) Hai trường hợp trên liên quan đến quyền và nghĩa vụ bình đẳng giữa vợ và chồng.

- Anh Nam đã thực hiện đúng quy định của pháp luật khi cùng vợ chia sẻ mọi việc trong nhà, tôn trọng vợ và cùng nhau bàn bạc, quyết định mọi việc lớn nhỏ trong nhà.

- Anh Kha chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật, vì anh cho rằng phụ nữ không có quyền quyết định việc lớn trong nhà nên đã không tôn trọng ý kiến của vợ.

b) Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình;...

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv nhận xét, đánh giá, kết luận: Chú Nam đã suy nghĩ, ứng xử phù hợp với quy định tại Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình. Suy nghĩ và ứng xử của chú Kha thể hiện bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng. Điều đó trái với quy định của pháp luật.

- GV Kết luận và chốt các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng để hs ghi.


Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con.

a) Mục tiêu: HS nêu được các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con.

b) Tổ chức thực hiện:


Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc các thông tin, trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi:

a) Việc làm của bố mẹ K, bố mẹ Mai và H trong các trường hợp trên nói đến quyền và nghĩa vụ gì giữa cha mẹ và con? Những ai đã thực hiện đúng/không đúng các quyền, nghĩa vụ đó? Vì sao?

b) Kể thêm các quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con mà em biết.


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV cho thời gian để HS quan sát các bức tranh và thảo luận trả lời câu hỏi.

- Hs suy nghĩ cá nhân, chia sẻ, thảo luận trong nhóm

- Gv đi tới các nhóm quan sát, động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Gv mời đại diện một số nhóm hs chia sẻ trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung

*. Dự kiến sản phẩm:

a,

- Trường hợp 1: Nói về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi dạy con thành công dân tốt. Bố mẹ K đã thực hiện đúng khi dù hoàn cảnh có khó khăn cũng vẫn cố gắng lo cho con được đi học.

- Trường hợp 2: Nói về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con.  Bố mẹ Mai đã thực hiện đúng khi cổ vũ và tạo điều kiện cho Mai được phát triển sở thích và năng khiếu.

 Trường hợp 3: Nói về quyền và nghĩa vụ của con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. H đã không thực hiện đúng do không san sẻ gánh nặng với bố mẹ mà lại một mình chi tiêu riêng.

b,

- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân tốt, bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con; không phân biệt đối xử giữa các con; không ngược đãi, ép buộc con làm điều trái pháp luật, trái đạo đức,.

- Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ; có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ và tham gia công việc gia đình phù hợp lứa tuổi; giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình;..


Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv nhận xét, đánh giá, kết luận: Trong các trường hợp trên bố mẹ K bố mẹ Mai đã thực hiện đúng quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình, thương yêu, nuôi dưỡng, chăn sóc con, tạo điều kiện cho con học tập và phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần. H chưa làm tròn bổn phận biết ơn, hiếu thảo với bố mẹ.

- GV gọi một hS đọc một số quy định của luật Hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ giữa cha, mẹ và con.


Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu quyền, nghĩa vụ giữa anh, chị, em trong gia đình.

a) Mục tiêu: HS nêu được các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ giữa anh, chị, em trong gia đình.

b) Tổ chức thực hiện:


Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc các thông tin, trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi:

a) Em hãy nhận xét việc làm của Hưng và P trong các trường hợp trên.

b) Theo em, giữa anh chị em trong gia đình có quyền, nghĩa vụ gì?


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV cho thời gian để HS quan sát các bức tranh và thảo luận trả lời câu hỏi.

- Hs suy nghĩ cá nhân, chia sẻ, thảo luận trong nhóm

- Gv đi tới các nhóm quan sát, động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Gv mời đại diện một số nhóm hs chia sẻ trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung

*. Dự kiến sản phẩm:

a) Nhận xét:

  • Hưng đã thực hiện rất tốt quyền và nghĩa vụ của một người anh trong gia đình, biết yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ các em.

  • P chưa thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình, thường xuyên bắt nạt em.

b) Quyền và nghĩa vụ giữa anh chị em:

  • Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.

  • Có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv nhận xét, đánh giá, kết luận: Dựa vào phần trả lời của HS như sản phẩm dự kiến Gv khen ngợi các nhóm có câu trả lời tốt.

- GV gọi một hS đọc một số quy định của luật Hôn nhân và gia đình về quyền và nghĩa vụ giữa anh, chị, em trong gia đình.

- GV chốt => HS gh vào vở.


Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu quyền, nghĩa vụ giữa ông bà và các cháu.

a) Mục tiêu: HS nêu được các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ giữa ông bà và các cháu.

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc các thông tin, trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi:

a) Em hãy nhận xét về tình cảm và việc làm của ông bà Bình, H trong các trường hợp trên và cho biết ai thực hiện đúng/không đúng quyền và nghĩa vụ giữa ông bà và cháu.

b) Kể thêm quyền, nghĩa vụ giữa ông bà và các cháu mà em biết.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV cho thời gian để HS đọc hai trường hợp trong SGK trả lời 2 câu hỏi.

- Hs suy nghĩ làm việc cá nhân

- GV quan sát, động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Gv mời một số hs chia sẻ trước lớp.

- Hs khác nhận xét đánh giá, bổ sung ý kiến của mình.

*. Dự kiến sản phẩm:

a) Nhận xét:

  • Bình và ông bà đã thực hiện đúng  quyền và nghĩa vụ giữa ông bà và các cháu. Ông bà yêu thương, trông nom, nuôi dưỡng cháu và cháu kính trọng, yêu thương, biết ơn ông bà.

  • H chưa thực hiện quyền và nghĩa vụ của một người cháu đối với ông bà. H chưa yêu thương bà, không kính trọng và chăm sóc cho bà.

b) Một số quyền, nghĩa vụ khác giữa ông bà và các cháu:

- Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu.

- Trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.

- Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại.

- Trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.


Bước 4: Kết luận, nhận định

-Gv nhận xét, đánh giá, kết luận: Ông bà đã thương yêu, nuôi nấng, chăm sóc, che chở và dạy dỗ Bình khi bố mẹ Bình không còn. H chưa thực hiện tốt nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.

-GV chốt kiến thức về quyền, nghĩa vụ giữa ông bà và các cháu => HS ghi vào vở.

-Kết thúc phần khám phá GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cơ bản của bài học thông qua phần chốt nội dung trong SGK.


C/ Hoạt động luyện tập:

a) Mục tiêu: Hs củng cố kiến thức đã học, thực hành xử lí một số tình huống.

b) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

Bài tập 1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Nếp sống của gia đình có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

b) Cha mẹ có quyền phân biệt đối xử giữa các con.

c) Giáo dục trẻ em là công việc của nhà trường.

Bài tập 2. Trong những trường hợp dưới đây, ai thực hiện đúng, ai không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình? Vì sao?

a) N thích học đàn, bạn được bố mua đàn và tìm thầy dạy. Bố khuyến khích N học đàn nhưng luôn nhắc nhở N không được lơ là việc học các môn văn hoá.

b) Được ông bà chiều chuộng, đáp ứng mọi yêu cầu nên M không nghe lời bố mẹ, lười học, ham chơi. Khi bố mẹ mắng, M tỏ ra không nghe lời vì được ông bà bênh.

c) Bố mẹ H luôn khuyến khích H tham gia các hoạt động tập thế của trường, lớp.

d) Ở nhà, bố thường trao đổi, tham khảo ý kiến A về các vấn đề liên quan đến trẻ em.

Bài tập 3. Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:

a) L và em trai học cùng trường. Nhà trường tố chức đi tham quan Vườn Quốc gia Cúc Phương. Hai chị em đều muốn tham gia nhưng bố chỉ cho L đi, còn em trai phải ở nhà vì còn nhỏ.

Nếu là L, em sẽ ứng xử thế nào?

b) S rất thích vẽ và vẽ rất đẹp nên được các bạn bầu làm nhóm trưởng tờ báo tường của lớp. S xin mẹ cho đi học lớp vẽ ở Cung thiếu nhi nhưng mẹ không đồng ý vì sợ học vẽ sẽ ảnh hưởng đến việc học ở trường của S.

Nếu là S, em sẽ ứng xử thế nào?

c) Nhà D có hai anh em, D luôn tranh giành, bắt nạt em. Bố mẹ đi làm giao cho D ở nhà nấu cơm, dọn dẹp, trông em, D luôn nhận việc nhưng khi bố mẹ vừa đi, D liền đi chơi và bắt em làm những việc bố mẹ giao.

Nếu là ban của D, em có lời khuyên gì cho D?

d) Bà ốm, bố mẹ bận việc nên dặn C ở nhà chăm sóc bà. C từ chối với lí do đã có hẹn đi xem phim cùng các bạn.

Nếu là C, khi được bố mẹ giao việc đó, em sẽ ứng xử thế nào? Vì sao?


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Gv tổ chức cho Hs hoạt động thực hiện từng bài tập cho phù hợp:

Bài tập 1: hoạt động nhóm

Bài tập 2: hoạt động cặp đôi

Bài tập 3: hoạt động nhóm ( mỗi nhóm 1 tình huống)

- Hs lần lượt thực hiện các bài tập

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Gv tổ chức cho Hs báo cáo theo yêu cầu của từng bài tập (báo cáo cá nhân, báo cáo theo nhóm)

- Hs báo cáo, nhận xét, đánh giá, bổ sung để hoàn thành bài tập

*. Dự kiến sản phẩm

Bài tập 1. 

a) Đồng tình vì gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của con người.

- Ý nghĩa cơ bản và mục đích của cuộc sống gia đình- đó là giáo dục con cái.

- Gia đình cùng với những mối quan hệ giữa con cái và bố mẹ là trường học đầu tiên giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất.

- Bố và mẹ, các anh chị, ông và bà là những người giáo dục đầu tiên của trẻ ở lứa tuổi trước khi đến trường và họ vẫn là những người tiếp tục giáo dục khi con cháu họ đã đi học.


b) Không đồng tình vì như vậy là vi phạm quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái trong việc đối xử bình đẳng giữa tất cả các con.


c) Không đồng tình vì chức năng cơ bản của một gia đình là giáo dục, nuôi dưỡng con người cho xã hội.

- Gia đình là một sự nghiệp to lớn và đầy trách nhiệm, bố mẹ lãnh đạo sự nghiệp đó và chịu trách nhiệm về nó trước xã hội, trước hạnh phúc của mình và cuộc sống của con cái.

- Nhà trường chỉ có thể góp một phần vào sự nghiệp giáo dục con trẻ.

Bài tập 2. 

Người thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình:

a) Bố N đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình vì đã tôn trọng và ủng hộ sở thích của con. Bên cạnh đó không quên giúp đỡ, nhắc nhở con không được lơ là việc học.

c) Bố mẹ H thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của bố mẹ đối với con, lo lắng quan tâm đến việc học hành của con.

d) Bố A thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của bố mẹ với con cái, tôn trọng và lắng nghe ý kiến, quan điểm của A.


Người không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình:

- M không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con đối với bố mẹ, không tôn trọng, lễ phép, nghe lời bố mẹ.


Bài tập 3. 

a) Nếu là L, em sẽ thuyết phục bố mẹ đồng ý cho cả em trai cùng đi vì chuyến tham quan này là một hoạt động rất bổ ích và học hỏi được nhiều điều, vì vậy xin bố mẹ đồng ý cho em trai đi để được khám phá điều mới và em hứa với bố mẹ sẽ chăm sóc em trai cẩn thận.


b) Nếu là S, em sẽ thuyết phục mẹ rằng em rất thích học vẽ, đi học vẽ ở Cung thiếu nhi không chỉ giúp em nâng cao khả năng vẽ đẹp mà còn giúp em được giải tỏa căng thẳng sau buổi học, và em sẽ cam kết với mẹ rằng sẽ không để ảnh hưởng đến việc học ở trường.



c) Nếu là bạn của D, em sẽ nói với bạn rằng hành vi của D là sai và vi phạm quy đinh của pháp luật. D không được đối xử với em của mình như thế.


d) Nếu là C, em sẽ đồng ý chăm sóc bà và hẹn với các bạn sẽ đi xem phim vào một hôm khác. Bởi vì việc chăm sóc bà quan trọng hơn việc đi chơi cùng bạn rất nhiều.

1/ Khái niệm và vai trò của gia đình.

a, Khái niệm gia đình:

Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống; quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.





































b, Vai trò của gia đình.

- Gia đình cùng với những mối quan hệ giữa con cái và bố mẹ là trường học đầu tiên giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất.


- Bố và mẹ, các anh chị, ông và bà là những người giáo dục đầu tiên của trẻ ở lứa tuổi trước khi đến trường và họ vẫn là những người tiếp tục giáo dục khi con cháu họ đã đi học.

- Gia đình là nơi gắn bó, liên kết các thành viên thường xuyên, lâu dài và bền vững; là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho cá nhân.

























2. Các quy định cơ bản của pháp luật về quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình.


a, Các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.


Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình;...










































b, Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con.


- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân tốt, bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con; không phân biệt đối xử giữa các con; không ngược đãi, ép buộc con làm điều trái pháp luật, trái đạo đức,.

- Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ; có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ và tham gia công việc gia đình phù hợp lứa tuổi; giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình;..












































c, Quyền, nghĩa vụ giữa anh, chị, em trong gia đình.

- Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.


- Có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

































d, Quyền, nghĩa vụ giữa ông bà và các cháu.


- Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu.

- Trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.

- Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại.

- Trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.































3/ Luyện tập



D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Hs vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã được học để giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học.

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập (phiếu học tập)

Lập và thực hiện bản kế hoạch điều chỉnh những việc làm của mình cho đúng với nghĩa vụ công dân trong gia đình theo gợi ý sau:

Các quyền nghĩa vụ chưa thực hiện

Nguyên nhân chưa thực hiện được

Mong muốn cần đạt

Phương thức điều chỉnh

Thời gian điều chỉnh



.




...



.



Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV cho thời gian để HS lập và điều chỉnh kế hoạch

- Hs thực hiện nhiệm vụ trong 1 tuần

- Gv động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Gv yêu cầu 1 số hs trình bày vào tiết học sau

Gợi ý:

Các quyền nghĩa vụ chưa thực hiện

Nguyên nhân chưa thực hiện được

Mong muốn cần đạt

Phương thức điều chỉnh

Thời gian điều chỉnh

 

Chăm sóc ông bà

Do không ở cùng ông bà

Có cơ hội được chăm

sóc ông bà nhiều hơn

Về quê thăm ông bà thường xuyên hơn

3 tháng

Bước 4: Kết luận, nhận định

Gv nhận xét, đánh giá, khuyến khích hs học tập thực hiện.

Ngoài Giáo Án Môn GDCD 7 Kết Nối Tri Thức Cả Năm thì các tài liệu học tập trong chương trình 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm

Kế Hoạch Giảng Dạy Môn Địa Lí Lớp 7