Docly

Giáo Án Lớp 7 GDCD Bài 8 Bạo Lực Học Đường

Có thể bạn quan tâm

Đề Thi Giữa Kì 2 Toán 7 Có Đáp Án

Chào mừng đến với bài viết về giáo án lớp 7 môn Giáo dục công dân (GDCD) – Bài 8: “Bạo lực học đường”! Bạo lực học đường là một vấn đề cấp thiết đang đặt ra thách thức lớn đối với hệ thống giáo dục và xã hội. Chúng tôi đã chuẩn bị một giáo án chi tiết để giúp các em học sinh lớp 7 hiểu rõ về bạo lực học đường và tìm hiểu các phương pháp giải quyết vấn đề này.

Bài học này sẽ giúp các em nhận thức sâu sắc về những hệ quả tiêu cực của bạo lực học đường đối với cả nạn nhân và người thực hiện hành vi bạo lực. Chúng ta sẽ khám phá các nguyên nhân và yếu tố tạo nên bạo lực học đường, từ sự thiếu thông tin đến những yếu tố xã hội và cá nhân.

Giáo Án Lớp 7 GDCD Bài 8 Bạo Lực Học Đường là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

Tuần 22+23

Ngày soạn: 12/8/2022

Ngày dạy:


TIẾT 22+23: BÀI 8:

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Một số biểu hiện của bạo lực học đường.

- Một số nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường.

2. Về năng lực:

Học sinh được phát triển các năng lực:

-Tự chủ và tự học:

+ HS làm chủ được bản thân, không tham gia, cổ vũ các hành vi bạo lực học đường.

+ Tích cực tìm hiểu biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường.

- Giao tiếp và hợp tác: HS biết trình bày suy nghĩ cá nhân và thảo luận nhóm.

Biết hoà nhã, thân thiện với bạn bè, thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

+ Biết cách giải quyết các mâu thuẫn với bạn bè, thầy cô mà không dùng bạo lực.

- Điều chỉnh hành vi: HS tự nhận thức cách ứng xử của bản thân với thầy cô, bạn bè

đã phù hợp chưa. Từ đó, biết điều chỉnh bản thân, tránh để xảy ra những mâu thuẫn không đáng có.

- Phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện đạo đức.

- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán, lên án, đấu tranh với những hành vi gây ra bạo lực cho bạn bè, thầy cô.

3. Về phẩm chất:

* Nhân ái: Có tinh thần nhân ái, yêu thương đối với thầy cô và bạn bè.

* Trách nhiệm: Chấp hành tốt các nội quy của nhà trường và các quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực học đường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, phiếu bài tập.

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 7, tư liệu báo chí, các điều luật liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu:

- Tạo được hứng thú với bài học.

- Học sinh nhận biết về một số khẩu hiệu, mục tiêu của nhà trường và giáo dục.

- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Bạo lực học đường đang là thực trạng đáng buồn xảy ra trong các nha trường hiện nay.

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng việc chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” và xem một đoạn phóng sự về bạo lực học đường.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua việc chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” và xem một đoạn phóng sự về vụ việc bạo lực học đường và trả lời câu hỏi:

  • Em có suy nghĩ gì sau khi xem đoạn phóng sự đó?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lòi câu hỏi, gợi ý nếu cần.

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học

Bạo lực học đường đang là vấn đề báo động hiện nay, không chỉ vi phạm đạo đức mà còn vi phạm kỉ luật, thậm chí là vi phạm pháp luật nó để lại những hậu quả nghiêm trọng cả với nạn nhân và người gây ra bạo lực. Vì vậy chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay để tìm hiểu bạo lực học đường là gì, những biểu hiện của nó, nguyên nhân do đâu và gây ra những hậu quả gì!


2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Biểu hiện của bạo lực học đường.

a. Mục tiêu:

- Nêu được một số biểu hiện bạo lực học đường.

b. Nội dung:

- GV giao nhiệm vụ cho đọc thông tin, tình huống.

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Pháp luật nước ta quy định bạo lực học đường là gì, biểu hiện của bạo lực học đường.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, phiếu thảo luận nhóm đôi.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập

Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin, tình huống

Gv chia lớp thành các nhóm đôi, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi (2 phút) và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Em hãy căn cứ vào thông tin để xác định những hành vi bạo lực học đường được thể hiện qua mỗi trường hợp và hình ảnh trên?

Câu 2: Ngoài những hành vi trên, em còn biết hoặc chứng kiến những hành vi bạo lực học đường nào khác?

Câu 3: Em hãy cho biết các biểu hiện của bạo lực học đường?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.

- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề

I. Khám phá

1. Biểu hiện của bạo lực học đường.

- Các hành vi bạo lực thể chất: hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe và các hành vi khác cố ý gây tổn thất về thể chất của người khác.

- Các hành vi bạo lực tinh thần: lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hanh vi cố ý khác gây tổn thất về tinh thần người khác.

- Hành vi chiếm đoạt, hủy hoại gây tổn thất tài sản của người khác.

- Các hành vi bạo lực trực tuyến: nhắn tin, gọi điện, sử dụng hình ảnh cá nhân để uy hiếp, đe dọa, ép buộc người khác làm theo ý mình hoặc lăng mạ, bôi nhọ nhân phẩm người khác; lập hoặc tham gia các hội nhóm trên mạng để cô lập, tẩy chay một cá nhân hoặc nhóm khác.



2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung: nguyên nhân và hậu quả của bạo lực

học đường

a. Mục tiêu:

- Tìm được các nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường.

b. Nội dung:

- GV giao nhiệm vụ cho đọc tình huống

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh: tìm được các nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường.

c. Sản phẩm: Câu trả lời và phần thảo luận của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc tình huống và trả lời câu hỏi thông qua thảo luận nhóm bàn (2 phút)

* Câu hỏi thảo luận nhóm bàn phiếu bài tập:

1. Theo em, những hành vi nào của các nhân vật trong từng tình huống trên là hành vi có tính chất bạo lực học đường?

2. Nguyên nhân và hậu quả của những hành vi đó là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc theo nhóm, suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc nhóm

- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn và đặt câu hỏi phản biện cho nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-Yc hs nhận xét câu trả lời.

-Gv đánh giá, chốt kiến thức.

Giáo viên: để phòng chống bạo lực học đường chúng ta cần thực hiện tốt những biện pháp phòng ngừa tốt sẽ làm giảm những mâu thuẫn không đáng có, từ đó làm giảm tình trạng bạo lực học đường để mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui.

2. Nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường.

a. Nguyên nhân của bạo lực học đường

  • Nguyên nhân chủ quan: sự thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm, thích thể hiện bản thân, tính cách nông nổi, bồng bột.

  • Nguyên nhân khách quan: thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình; những tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.

b. Hậu quả của bạo lực học đường:

  • Người gây ra bạo lực học đường cũng có thể bị tổn thương về thể chất, tinh thần; bị lệch lạc nhân cách; phải chịu các hình thức kỉ luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.

  • Người bị bạo lực học đường có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần, giảm sút kết quả học tập và rèn luyện.

  • Đối với gia đình, bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an, tổn hại về vật chất; xã hội thiếu an toàn và lành mạnh.


3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu:

-HS được luyện tập, củng cố kến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập.

b. Nội dung:

- Học sinh khái quát kiến thức đã học.

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV hướng dẫn HS hệ thống lại nội dung bài học.

- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong Phần bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân

- Với hoạt động nhóm: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm, trò chơi tích cực.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm.

- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS.

- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:

+ Kết quả làm việc của học sinh.

+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.

Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

Bài tập 1. Em hãy cho biết những cách ứng phó nào dưới đây là phù hợp với quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?

(Giáo viên hướng dẫn ví dụ A, cho hs làm các phần còn lại)

A. Chụp trộm hình ảnh của một bạn khác và gửi cho nhóm bạn để bàn tán, chế giễu.

B. Lấy đồ ăn sáng của bạn khác.

C. Bịt tai mỗi khi một bạn học sinh phát biểu hoặc nói chuyện.

D. Nhại giọng, bắt chước một cách thiếu tôn trọng.

E. Gửi những tin nhắn, hình ảnh, video, bài viết nhằm gây tổn thương, tra tấn bạn khác.

G. Véo tai, giật tóc một số bạn khi đang nô đùa.

H. Mượn đồ dùng học tập của bạn nhưng quên không trả lại.

Bài tập 2. Hãy thảo luận nhóm bàn theo kĩ thuật khăn trải bàn trong 2 phút và đưa ra quan điểm của các em trong các tình huống sau:

  • Trong một buổi hoạt động ngoại khóa về phòng, chống bạo lực học đường, có ý kiến cho rằng, bạo lực học đường chỉ gây tổn hại tới người bị bạo lực.

  • Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?


Bài tập 3. Giáo viên tổ chức trò chơi “Dân hỏi luật sư trả lời” (1 bạn đóng vai người dân hỏi, 1 bạn đóng vai luật sư để trả lời)

(1 bạn đóng vai người dân hỏi):

K và C đều là học sinh lớp 7A. Do xích mích với nhau trên mạng xã hội, K đã hẹn gặp C để giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, khi gặp nhau, hai bạn đã xảy ra xô xát.

  1. Theo luật sư, ai là người bị bạo lực học đường trong tình huống trên?

  2. Luật sư hãy chỉ ra nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường trong tình huống đó.

Bài tập 4: (GV cho chơi trò chơi “Người kể chuyện” và Gv hỏi: Em hãy kể một trường hợp bạo lực học đường mà em biết; chỉ ra nguyên nhân, hậu quả của tình huống bạo lực học đường đó.


III. Luyện tập

  1. Bài tập 1

Đáp án: A, B, C, D, E, G.











































  1. Bài tập 2

Em không đồng ý vì bạo lực học đường không chỉ gây tổn hại tới người bị bạo lực mà con gây tổn hại đến chính người gây ra bạo lực (Họ cũng có thể bị tổn thương về thể chất, tinh thần; bị lệch lạc nhân cách; phải chịu các hình thức kỉ luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng. Và cả gia đình người bị bạo lực và người gây ra bạo lực cũng có không khí căng thẳng, bất an, tổn hại về vật chất. Xã hội sẽ thiếu an toàn, lành mạnh.

  1. Bài tập 3

    1. C là người bị bạo lực.

    2. Nguyên nhân là do xích mích trên mạng xã hội.

-Hậu quả là hai bạn xảy ra xô xát, cả K và C đều có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần. Các bạn đều có thể phải chịu các hình thức kỉ luật… Gia đình các bạn có thể xảy ra không khí căng thẳng, bất an…


Bài tập 4: (Hs tự kể một trường hợp bạo lực học đường mà hs biết, chỉ ra nguyên nhân, hậu quả của tình huống đó)


4. Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu:

- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống

- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bµi tập, tìm tòi mở rộng, sưu tầm thêm kiến thức thông qua trò chơi, hoạt động dự án..

c. Sản phẩm: Câu trả lời, phần dự án của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV hướng dẫn học sinh thông qua hệ thông câu hỏi trò chơi, hoạt động dự án ...

+ Hoạt động dự án:

  1. Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền: tranh vẽ, video với thông điệp truyền thông về nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường.

  2. Em hãy cùng bạn xây dựng một tiết mục văn nghệ (tiểu phẩm, nhạc kịch,…) về chủ đề phòng, chống bạo lực học đường và trình bày trong tiết học sau.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Với hoạt động dự án: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm, trò chơi tích cực.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc cá nhân.

+ Với hoạt động dự án: trao đổi, lắng nghe, nghiên cứu, trình bày nếu còn thời gian

- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-Yc hs nhận xét câu trả lời.

-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

Bạo lực học đường là hành vi vi phạm pháp luật, để lại những hậu quả nghiêm trọng cho hs. Đề mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui, chúng ta cần chung tay phòng và đấu tranh đẩy lùi bạo lực học đường.









* Phần bổ sung, rút kinh nghiệm: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................


Xác nhận của nhà trường Ký duyệt của tổ chuyên môn




Ngoài Giáo Án Lớp 7 GDCD Bài 8 Bạo Lực Học Đường thì các tài liệu học tập trong chương trình 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm

Các chuyên đề Đại Số 7 có lời giải