Giáo Án Lớp 7 GDCD Bài 9 Ứng Phó Với Bạo Lực Học Đường
Có thể bạn quan tâm
Đề Thi Giữa Kì 2 Toán 7 Có Đáp Án |
Chào mừng đến với bài viết về giáo án lớp 7 môn Giáo dục công dân (GDCD) – Bài 9: “Ứng phó với bạo lực học đường”! Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng đang diễn ra không chỉ trong xã hội mà còn trong các cơ sở giáo dục. Để giúp học sinh lớp 7 hiểu rõ về vấn đề này và phát triển kỹ năng ứng phó, chúng ta đã chuẩn bị một giáo án chất lượng.
Bài học này sẽ giúp các em nhận thức về tác động tiêu cực của bạo lực học đường đến cả nạn nhân và kẻ gây hại. Các em sẽ được trang bị kiến thức về cách nhận biết và đối phó với các tình huống bạo lực học đường, từ việc nắm bắt dấu hiệu đầu tiên cho đến việc xây dựng một môi trường học tập an toàn và tôn trọng.
Giáo Án Lớp 7 GDCD Bài 9 Ứng Phó Với Bạo Lực Học Đường là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.
Tuần 22+23
Ngày soạn: 12/8/2022
Ngày dạy:
ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Một số biểu hiện của bạo lực học đường.
- Một số nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường.
2. Về năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực:
-Tự chủ và tự học:
+ HS làm chủ được bản thân, không tham gia, cổ vũ các hành vi bạo lực học đường.
+ Tích cực tìm hiểu biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường.
- Giao tiếp và hợp tác: HS biết trình bày suy nghĩ cá nhân và thảo luận nhóm.
Biết hoà nhã, thân thiện với bạn bè, thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
+ Biết cách giải quyết các mâu thuẫn với bạn bè, thầy cô mà không dùng bạo lực.
- Điều chỉnh hành vi: HS tự nhận thức cách ứng xử của bản thân với thầy cô, bạn bè
đã phù hợp chưa. Từ đó, biết điều chỉnh bản thân, tránh để xảy ra những mâu thuẫn không đáng có.
- Phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện đạo đức.
- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán, lên án, đấu tranh với những hành vi gây ra bạo lực cho bạn bè, thầy cô.
3. Về phẩm chất:
* Nhân ái: Có tinh thần nhân ái, yêu thương đối với thầy cô và bạn bè.
* Trách nhiệm: Chấp hành tốt các nội quy của nhà trường và các quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực học đường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, phiếu bài tập.
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 7, tư liệu báo chí, các điều luật liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu) a. Mục tiêu: - Tạo được hứng thú với bài học. - Học sinh nhận biết về một số khẩu hiệu, mục tiêu của nhà trường và giáo dục. - Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Bạo lực học đường đang là thực trạng đáng buồn xảy ra trong các nha trường hiện nay. b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng việc chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” và xem một đoạn phóng sự về bạo lực học đường. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: |
|
Hoạt động của thầy, trò |
Nội dung cần đạt |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua việc chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” và xem một đoạn phóng sự về vụ việc bạo lực học đường và trả lời câu hỏi:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lòi câu hỏi, gợi ý nếu cần. - Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học Bạo lực học đường đang là vấn đề báo động hiện nay, không chỉ vi phạm đạo đức mà còn vi phạm kỉ luật, thậm chí là vi phạm pháp luật nó để lại những hậu quả nghiêm trọng cả với nạn nhân và người gây ra bạo lực. Vì vậy chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay để tìm hiểu bạo lực học đường là gì, những biểu hiện của nó, nguyên nhân do đâu và gây ra những hậu quả gì! |
|
2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới) Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Những quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực học đường. a. Mục tiêu: - Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực học đường. b. Nội dung: - GV giao nhiệm vụ cho đọc thông tin, tình huống. - GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Pháp luật nước ta quy định như thế nào về phòng chống bạo lực học đường? c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, phiếu thảo luận nhóm đôi. d. Tổ chức thực hiện: |
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin, tình huống Gv chia lớp thành các nhóm đôi, yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập: Câu 1: Em hãy chỉ ra những hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực học đường trong hai trường hợp trên? Câu 2: Những biện pháp phòng ngừa, can thiệp nào được thể hiện trong 2 trường hợp trên? Câu 3: Từ thông tin trên, em hãy nêu những quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực học đường? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời. - Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề |
I. Khám phá 1. Quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng chống bạo lực học đường. - Không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường và người khác. - Không được đánh nhau, gây rối trật tự an ninh trong nhà trường và nơi công cộng. - Nhà trường, cha mẹ học sinh có trách nhiệm giáo dục học sinh về phòng chống bạo lực học đường; phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa, can thiệp kịp thời và bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh trước các hành vi bạo lực học đường.
|
2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới) Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung: Phòng ngừa bạo lực học đường a. Mục tiêu: - Tìm được các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường. b. Nội dung: - GV giao nhiệm vụ cho đọc thông tin. - GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh: tìm được các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường. c. Sản phẩm: Câu trả lời và phần thảo luận của học sinh d. Tổ chức thực hiện: |
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi thông qua thảo luận : “Nếu tôi là nhà hùng biện” * Câu hỏi thảo luận: Theo em, chúng ta cần làm gì để phòng ngừa bạo lực học đường? Vì sao chúng ta cần thực hiện những việc làm đó? Lấy ví dụ minh hoạ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh làm việc theo nhóm, suy nghĩ, trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện HS lên trình bày. - Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: - Trình bày kết quả làm việc nhóm - Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn và đặt câu hỏi phản biện cho nhóm bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Yc hs nhận xét câu trả lời. -Gv đánh giá, chốt kiến thức. Giáo viên: để phòng chống bạo lực học đường chúng ta cần thực hiện tốt những biện pháp phòng ngừa tốt sẽ làm giảm những mâu thuẫn không đáng có, từ đó làm giảm tình trạng bạo lực học đường để mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui. |
2. Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực học đường. a. Phòng ngừa bạo lực học đường
|
2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới) Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nội dung: Ứng phó với bạo lực học đường. a. Mục tiêu: - liệt kê được các loại bạo lực học đường phổ biến hiện nay và biết cách ứng phó với từng loại bạo lực. b. Nội dung: - GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin, tình huống. - GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Cách ứng phó với bạo lực học đường. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ; cách xử lí tình huống của các nhóm. d. Tổ chức thực hiện: |
|
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua quan sát tình huống do học sinh chuẩn bị trước. Nội dung tình huống: Hương và Lan học cùng lớp 8A. Lan không thích Hương và thường hay để ý cách ăn mặc, nói năng của Hương rồi chế giễu. Nhiều lần như vậy Hương cũng bỏ qua không để ý, nhưng Lan lại cho rằng Hương coi thường mình nên hôm đó, đi học về, Hương thấy Lan rủ một nhóm bạn lớp khác định chặn đường mình. - GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận Hương gặp phải tình huống nguy hiểm nào? Tình huống đó thuộc loại bạo lực gì? Theo em, Hương nên làm thế nào?
? Ngoài bạo lực thể chất còn loại bạo lực nào khác? Giáo viên giao nhiệm vụ cho 4 nhóm đọc thông tin, tình huống còn lại và xử lí tình huống.
? Để ứng phó với bạo lực học đường, mỗi học sinh cần phải làm gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe hướng dẫn, làm việc nhóm suy nghĩ, trả lời. - GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV: - Yêu cầu HS các nhóm tranh luận tìm ra biện pháp tối ưu. - Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: - Các nhóm cử đại diện tranh luận tìm biện pháp giải quyết tình huống. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS. - GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS: + Kết quả làm việc của học sinh. + Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc. Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. |
b. Ứng phó với bạo lực học đường Để ứng phó với bạo lực học đường, mỗi hs cần:
|
3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: -HS được luyện tập, củng cố kến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập. b. Nội dung: - Học sinh khái quát kiến thức đã học. - Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ... c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: |
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV hướng dẫn HS hệ thống lại nội dung bài học. - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong Phần bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ... ?Bài tập: Câu 1. Em hãy cho biết những cách ứng phó nào dưới đây là phù hợp với quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường? A. Lưu lại những hình ảnh, bài viết trên mạng xã hội có tính chất bạo lực học đường để báo cáo với nhà trường. B. Rủ bạn bè đi đánh lại nhằm giải quyết mâu thuẫn. C. Viết bài/quay video trực tuyến nhằm nói xấu khi bị xúc phạm trên mạng xã hội. D. Bỏ qua khi bị đánh để được yên ổn. E. Báo với gia đình khi bị bạo lực để nhận được ý kiến xử lí học sinh có hành vi bạo lực với mình. G. Gọi đến số điện thoại của phòng Tư vấn tâm lí học đường hoặc số 111. H. Báo cáo cơ quan công an khi bị đe doạ tính mạng. Câu 2. Hãy thảo luận và đưa ra cách ứng phó với bạo lực học đường trong các tình huống sau:
Nhóm 1, 2: tình huống 1 Nhóm 3, 4: tình huống 2 Câu 3. Em hãy đưa ra ý kiến về những hành vi bạo lực học đường trong các tình huống sau:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân - Với hoạt động nhóm: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV: - Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm, trò chơi tích cực. - Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: - Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm. - Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS. - GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS: + Kết quả làm việc của học sinh. + Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc. Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. |
III. Luyện tập
Đáp án: A, E, G, H
Trường hợp 1:
Trường hợp 2:
Tình huống 1:
Tình huống 2: Em sẽ ghi lại bằng chứng ở trên mạng xã hội và nộp lên cho thầy cô giải quyết. Tình huống 3: Em sẽ thuyết phục T rằng hãy can đảm báo cáo sự việc này lên thầy cô và bố mẹ bởi vì đây là một hành vi vi phạm pháp luật. Tình huống 4:
|
4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: - HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống - Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm kiến thức liên quan đến nội dung bài học. b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bµi tập, tìm tòi mở rộng, sưu tầm thêm kiến thức thông qua trò chơi, hoạt động dự án.. c. Sản phẩm: Câu trả lời, phần dự án của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: |
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV hướng dẫn học sinh thông qua hệ thông câu hỏi trò chơi, hoạt động dự án ... + Hoạt động dự án:
Mỗi HS viết một bức thư nói tâm sự về bạo lực học đường. Trong giờ sinh hoạt lớp hàng ngày cùng với giáo viên chủ nhiệm mở hòm thư và tư vấn cho các bạn có những ý kiến thắc mắc và tìm cách giải quyết.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Với hoạt động dự án: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV: - Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm, trò chơi tích cực. - Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: - Trình bày kết quả làm việc cá nhân. + Với hoạt động dự án: trao đổi, lắng nghe, nghiên cứu, trình bày nếu còn thời gian - Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Yc hs nhận xét câu trả lời. -Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. Bạo lực học đường là hành vi vi phạm pháp luật, để lại những hậu quả nghiêm trọng cho hs. Đề mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui, chúng ta cần chung tay phòng và đấu tranh đẩy lùi bạo lực học đường. |
|
* Phần bổ sung, rút kinh nghiệm: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Xác nhận của nhà trường Ký duyệt của tổ chuyên môn
Ngoài Giáo Án GDCD 7 Cánh Diều Bài 9 Ứng Phó Với Bạo Lực Học Đường – Công Dân Lớp 7 thì các tài liệu học tập trong chương trình 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Xem thêm
Các chuyên đề Đại Số 7 có lời giải |