Giáo Án Lịch Sử 7 Chân Trời Sáng Tạo Học Kỳ 1
Có thể bạn quan tâm
Giáo Án Lịch Sử 7 Chân Trời Sáng Tạo Học Kỳ 1 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.
CHƯƠNG I. TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI
Bài 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU
(… tiết)
|
|
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức:
- Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu.
- Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.
- Phong trào văn hóa phục hung và cải cách tôn giáo.
2. Về năng lực:
* Năng lực chung
- Bài học góp phần phát triển năng lực tự học thông qua việc tự đọc, tự nghiên cứu nội dung qua SGK và tư liệu.
- Bài học phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác qua việc trả lời những câu hỏi của giáo viên và hoạt động nhóm.
* Năng lực chuyên biệt
- Trình bày được quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu.
- Trình bày được các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.
- Trình bày được phong trào văn hóa phục hung và cải cách tôn giáo.
3. Về phẩm chất:
- Bài học giúp học sinh trân trọng thành tựu của nhân loại trong quá khứ và tôn trọng lịch sử.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Giúp HS - Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. - Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học. b) Nội dung: GV: Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ. HS quan sát hình ảnh, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi của GV
c)
Sản phẩm:
d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chiếu một số công trình kiến trúc cổ ở Châu Âu và đặt câu hỏi: ? Đây là công trình kiến trúc nào? Ở đâu? ? Qua những hình ảnh vừa rồi, em nhớ đến châu lục nào trên thế giới và ở thời kì nào của lịch sử nhân loại? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi. HS: Quan sát, ghi câu trả lời ra phiếu học tập. B3: Báo cáo thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm. - Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn). HS: - Đại diện trả lời câu hỏi - HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét câu trả lời của HS và chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. |
HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu |
|
a) Mục tiêu: Giúp HS biết được quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu. b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. d) Tổ chức thực hiện |
|
HĐ của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - HS đọc thông tin trong SGK T.5 - GV chia nhóm lớp - Giao nhiệm vụ các nhóm: ? Nêu những việc làm của người Giec-man sau khi lật đổ đế quốc La Mã? ? Trình bày những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu? - Thời gian: 7 phút B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm (nếu cần) HS: - Đọc SGK và làm việc cá nhân - Thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày, báo cáo sản phẩm. HS báo cáo sản phẩm (những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn) B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ và sản phẩm học tập của HS. Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang nội dung sau. |
- Đầu thế kỉ thứ IV, đế chế La Mã cổ đại suy yếu. Cuộc xâm lược của các bộ tộc Giéc-man làm cho tình hình càng trở nên hỗn loạn hơn (Họ chiếm đất đai, phế truất hoàng đế La Mã). - Năm 476, chế độ chiến nô La Mã sụp đổ. Nhiều vương quốc Giéc-man lần lượt ra đời ở Tây Âu. Xã hội phong kiến Tây Âu dần hình thành với sự ra đời của hai giai cấp mới đó là lãnh chúa phong kiến và nông nô. - Đến thế kỉ IX, về cơ bản xã hội phong kiến Tây Âu đã hình thành.
|
|
|
2. Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu |
|
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu. b) Nội dung: - GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện |
|
HĐ của thầy và trò |
|
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - HS đọc thông tin trong SGK T.6 - GV chia nhóm lớp - Giao nhiệm vụ các nhóm: ? Nêu những hiểu biết của em về lãnh địa phong kiến? ? Trình bày cuộc sống của lãnh chúa và nông nô trong xã hội? Từ đó em có nhận xét gì về quan hệ xã hội phong kiến Tây Âu? - Thời gian: … phút B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chuyển dẫn sang phần tiếp theo. |
a. Lãnh địa phong kiến - Lãnh địa là những vùng đất đai rộng lớn bị các quý tộc biến thành những vùng đất riêng của họ, được cha truyền con nối. - Thời gian hình thành: giữa thế kỉ IX. - Lãnh chúa xây dựng lãnh địa bằng đài kiên cố, dinh thự, nhà thờ…với hào sâu và tường bao quanh. Xung quanh là đất đai canh tác, đồng cỏ, ao hồ, rừng và khu nhà ở của nông nô. - Mỗi lãnh chúa có một lãnh địa riêng, toàn quyền cai quản như một ông vua nhỏ. - Hoạt động kinh tế trong lãnh địa: Chủ yếu là nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp. Ngoài ra có nghề thủ công: dệt vải, rèn đúc công cụ, vũ khí…
b. Quan hệ xã hội - Lãnh chúa: là người sở hữu nhiều ruộng đất. Họ không phải lao động mà vẫn sống một cuộc sống sung sướng, xa hoa. - Nông nô: là người thuê ruộng đất của lãnh chúa để cấy cầy, trồng trọt và nộp tô thuế rất nặng cho lãnh chúa. => Đây là quan hệ giữa lãnh chúa với nông nô (quan hệ gia cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột)
|
3. Sự ra đời của Thiên Chúa giáo |
|
a) Mục tiêu: Giúp HS biết được sự ra đời của Thiên Chúa giáo. b) Nội dung: - GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện |
|
HĐ của thầy và trò |
HĐ của thầy và trò |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - HS đọc thông tin trong SGK Trc .8 - GV chia nhóm lớp - Giao nhiệm vụ các nhóm: ? Nêu những hiểu biết của em về lãnh địa phong kiến? ? Trình bày cuộc sống của lãnh chúa và nông nô trong xã hội? Từ đó em có nhận xét gì về quan hệ xã hội phong kiến Tây Âu? - Thời gian: … phút B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chuyển dẫn sang phần luyện tập. |
- Thời gian: Thế kỉ I TCN - Địa điểm: Giu-đê (Vùng Giê-ru-sa-lem) hiện nay thuộc Palestin (La Mã) - Nguồn gốc: tôn giáo của những người nghèo khổ, bị áp bức. - Quá trình: + Khi mới ra đời, Thiên Chúa giáo bị đế quốc La Mã ngăn cản. + Đến thế kỉ thứ IV, Thiên Chúa giáo được hoàng đế La Mã công nhận và có một vị trí vững chắc trong xã hội. - Đứng đầu là Giáo hoàng – người có quyền lực chính trị , ảnh hưởng đến sự cai trị của các vua. Thiên Chúa giáo trở thành thế lực rất lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở Tây Âu. |
4. Sự xuất hiện của các thành thị trung đại |
|
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được vai trò của thành thị thời trung đại. b) Nội dung: - GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện |
|
HĐ của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - HS đọc thông tin trong SGK Tr.7 & Tr.8 - GV chia nhóm lớp - Giao nhiệm vụ các nhóm: ? Nguyên nhân, quá tình hình thành và ý nghĩa của thành thị Tây Âu thời trung đại? - Thời gian: … phút B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chuyển dẫn sang phần tiếp theo. |
- Thời gian: Cuối thế kỉ XI - Nguyên nhân: do nhu cầu trao đổi sản phẩm của thợ thủ công và buôn bán của thương nhân. - Quá trình hình thành: Một số thợ thủ công thoát ra khỏi lãnh địa bằng cách bỏ trốn. Họ đến những nơi có đông người qua lại để bán hàng và lập xưởng sản xuất. Các thị trấn nhỏ bắt đầu xuất hiện, dần dần trở thành những thành phố lớn gọi là thành thị trung đại. - Đặc điểm: có phố xá, bến càng, rạp hát, nhà thờ… - Kinh tế chủ đạo: thủ công nghiệp và thương nghiệp.
-
Ý nghĩa: + Thành thị mang lại không khí tự do và nhu cầu mở mang tri thức cho mọi người (Các trường ĐH lớn ở Tây Âu hình thành). |
|
|
|
|
|
|
|
|
HĐ 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
c) Sản phẩm:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
D |
B |
C |
B |
D |
A |
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
Câu 1: Bộ tộc nào đưa đến sự diệt vong của đế quốc La-mã?
A. Bộ tộc Lạc Việt B. Bộ tộc Tây Âu
C. Bộ tộc người La-mã D. Bộ tộc người Giéc-man
Câu 2: Lãnh địa phong kiến hình thành vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ VII B. Thế kỉ VIII
C. Thế kỉ IX D. Thế kỉ X
Câu 3: Lãnh địa phong kiến thuộc quyền cai quản của ai?
A. Nông nô B. Nhà vua
C. Lãnh chúa D. Địa chủ
Câu 4: Lãnh chúa ở Tây Âu sống cuộc sống như thế nào?
A. Sống cực khổ B. Sống sung sướng, xa hoa
C. Làm thuê cho nhà vua D. Sống bình dân
Câu 5: Kinh tế chủ đạo của thành thị Tây Âu thời trung đại là gì?
A. Nông nghiệp B. Thủ công nghiệp
C. Thương nghiệp D. Thủ công nghiệp và thương nghiệp
Câu 6: Kinh tế chủ đạo của lãnh địa phong kiến Tây Âu thời trung đại là gì?
A. Nông nghiệp tự túc, tự cấp B. Thủ công nghiệp
C. Thương nghiệp D. Thủ công nghiệp và thương nghiệp
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập
- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.
a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Bài làm của HS (HS chỉ ra được lịch sử của trường học, của ngôi làng, của di tích đền thờ… nơi mình sinh sống).
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)
Bài tập: Em có nhận xét gì về Lãnh địa phong kiến và thành thị Tây âu thời trung đại?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
******************************
Bài 2: CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ
(… tiết)
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức:
- Học sinh sử dụng được lược đồ, giới thiệu được những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới.
- Nêu được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
2. Về năng lực:
- Năng lực chung:
+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, có kĩ năng làm việc nhóm và thể hiện tính sáng tạo.
+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm cũng như quá trình trao đổi những kiến thức về nội dung bài học với giáo viên.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Khai thác và sử dụng được những thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học, học liệu số theo sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện được các hoạt động thực hành, vận dụng.
3. Về phẩm chất
- Có tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm trong việc góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, thúc đẩy sự giao lưu giữa các nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Một số hình ảnh phục vụ trò chơi, video 3d về Trái Đất, hình ảnh về một số cuộc phát kiến địa lí.
- Máy tính, máy chiếu.
- Lược đồ các cuộc phát kiến lớn về địa lí.
- Tư liệu hoặc những câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí.
- Phiếu học tập
2. Học sinh
- Tập, SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh, câu chuyện về các nhà phát kiến địa lí.
- Bảng con.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới. b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Hái quả. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh về tên các quốc gia, châu lục và nhận xét của các em qua mô hình 3d về Trái Đất. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh tham gia trò chơi theo hình thức cá nhân. Thể lệ trò chơi như sau: Học sinh sẽ lần lượt chọn từng ô số (ứng với mỗi quả trên cây), quan sát hình ảnh, video 3d về Trái Đất, đoán tên quốc gia, châu lục và nêu nhận xét về Trái Đất. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi của giáo viên đề ra, quan sát các hình ảnh, video, đoán tên quốc gia và nêu nhận xét về Trái Đất. Bước 3. Báo cáo, thảo luận: Học sinh trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4. Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh. - Giáo viên viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. |
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí |
|||||||||||
a. Mục tiêu: HS sử dụng được lược đồ, giới thiệu được những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới. b. Nội dung: GV chia cả lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn các nhóm quan sát lược đồ, đọc thông tin và hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu. c. Sản phẩm: Phiếu học tập của các nhóm đã hoàn thành các thông tin. d. Tổ chức thực hiện |
|||||||||||
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Sản phẩm dự kiến |
||||||||||
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ GV giới thiệu tóm tắt về nguyên nhân và điều kiện tiến hành các cuộc phát kiến địa lí. GV yêu cầu HS quan sát lược đồ Hình 2.1 và đọc thông tin mục 1 trang 14-15/SGK, miêu tả trên lược đồ đường đi của các cuộc phát kiến địa lí và hoàn thành phiếu học tập sau:
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh các nhóm quan sát lược đồ, đọc thông tin, hoàn thành phiếu học tập. - Giới thiệu đường đi của các cuộc phát kiến địa lí trên lược đồ. Bước 3. Báo cáo, thảo luận - HS trả lời câu hỏi của GV: Phát kiến địa lí là thuật ngữ thường dùng có tính quy ước để chỉ những phát hiện mới về địa lí của các nhà thám hiểm Châu Âu ở thế kỉ XV – XVI. - Đại diện nhóm giới thiệu đường đi của các cuộc phát kiến địa lí trên lược đồ và sản phẩm trên Phiếu học tập của nhóm mình.
- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4. Kết luận, nhận định Nhận xét thái độ làm việc và phần trình bày của các nhóm, chốt kiến thức lên màn hình. |
- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đến được mũi cực Nam châu Phi. - Năm 1492, Cô-lôm-bô dẫn đầu đoàn thủy thủ Tây Ban Nha đi về hướng tây, sang Ca-ri-bê (châu Mĩ ngày nay). - Năm 1497 - 1498, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn thám hiểm vòng qua mũi Hảo Vọng và cập bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ. - Năm 1519 - 1522, từ Tây Ban Nha, đoàn thám hiểm của Ma-gien-lan tiến hành chuyến đi vòng quanh Trái Đất bằng đường biển. |
||||||||||
|
|||||||||||
2. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí |
|||||||||||
a. Mục tiêu: Nêu được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí. b. Nội dung: - HS đọc tài liệu để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. - Thảo luận và tham gia trò chơi “Tiếp sức”. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí. d. Tổ chức thực hiện |
|||||||||||
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Sản phẩm dự kiến |
||||||||||
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ NV1: GV chia cả lớp thành 2 đội (các em tự đặt tên cho đội của mình) và giao nhiệm vụ: Đọc thông tin trang 16/SGK, tìm hiểu hình 2.4: Sơ đồ hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, thảo luận và tham gia trò chơi “Tiếp sức”. Lần lượt từng thành viên của hai đội sẽ ghi hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí lên trên bảng. Đội nào trả lời đầy đủ, chính xác và hoàn thành trước thì đội đó sẽ thắng cuộc. NV2: Theo em, hệ quả nào là quan trọng nhất? Vì sao? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ NV1: HS đọc thông tin trong SGK, tìm hiểu hình 2.4: Sơ đồ hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, thảo luận và tham gia trò chơi. NV2: Học sinh suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em trong quá trình thực hiện nhiệm vụ (nếu cần). Bước 3. Báo cáo, thảo luận - GV lần lượt yêu cầu đại diện các đội trình bày kết quả trên bảng. - Đội còn lại quan sát, theo dõi đội bạn trình bày, nhận xét và bổ sung (nếu cần). - HS trả lời câu hỏi của giáo viên. Bước 4. Kết luận, nhận định - Nhận xét về thái độ, tinh thần và sản phẩm học tập của hai đội, chốt kiến thức lên màn hình. - Chuyển dẫn sang phần luyện tập. |
|
Hoạt động 3. LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức cho HS về những cuộc phát kiến địa lí và hệ quả của nó.
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trắc nghiệm qua việc tham gia trò chơi “Bảo vệ rừng xanh”.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức cho học sinh cả lớp tham gia trò chơi “Bảo vệ rừng xanh”. Chọn hai bạn làm nhiệm vụ quan sát câu trả lời của các bạn trong lớp.
- GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng nhất và ghi câu trả lời trên bảng con.
* Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Câu 1. Quốc gia nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí?
A. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
B. Hi Lạp, Italia
C. Anh, Hà Lan
D. Tây Ban Nha, Anh
Câu 2. Người đầu tiên tìm ra châu Mĩ là
A. Ve-xpu-chi
B. Hoàng tử Hen-ri
C. Va-xcô đơ Ga-ma
D. C.Cô-lôm-bô
Câu 3. Người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới là
A. Ph.Ma-gien-lan
B. C.Cô-lôm-bô
C. B.Đi-a-xơ
D. Va-xcô đơ Ga-ma
Câu 4. Điểm nào sau đây không phải là hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí?
A. Đem lại hiểu biết mới về Trái Đất, về những con đường mới, dân tộc mới.
B. Thúc đẩy sự giao lưu quốc tế về kinh tế, văn hóa.
C. Thị trường thế giới được mở rộng, chủ nghĩa thực dân ra đời.
D. Thị trường thế giới được mở rộng, chủ nghĩa tư bản ra đời.
Câu 5. Các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI được thực hiện bằng con đường nào?
A. Đường bộ.
B. Đường biển.
C. Đường sắt.
D. Đường hàng không.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và trả lời theo các câu hỏi.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận: HS đưa bảng con có ghi câu trả lời sau khi giáo viên nêu câu hỏi.
Bước 4. Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Đáp án |
A |
D |
A |
C |
B |
Hoạt động 4. VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: Lời giới thiệu của học sinh với tư cách là thành viên trong đoàn thám hiểm của Ma-gien-lan.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
GV nêu yêu cầu: Đóng vai là một thành viên trong đoàn thám hiểm của Ma-gien-lan, em hãy thiệu với bạn bè về hành trình mà đoàn đã đi qua và liên hệ những điều em biết ở hiện tại. (Tư liệu tham khảo https://youtu.be/0_4OtXvj358 - Ferdinand Magellan – Người Đầu Tiên Đi Vòng Quanh Thế Giới).
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu và xác định yêu cầu của đề.
- HS nhận nhiệm vụ, xem video tham khảo và thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của giáo viên (HS làm ở nhà, ghi bài làm vào giấy).
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành (gửi bài cho giáo viên qua một số ứng dụng mạng xã hội: zalo, messenger …).
- GV có thể mời một bạn báo cáo ở lớp trong tiết học tiêp theo.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- Nhận xét, nhắc nhở, động viên tinh thần, thái độ của các em trong quá trình học bài.
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
* PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm: …..
Lớp: …………
Các cuộc phát kiến địa lí |
Địa danh được nhà thám hiểm đặt tên |
Cuộc phát kiến địa lí kết nối đường biển giữa châu Á và châu Âu |
Cuộc phát kiến địa lí kết nối đường biển giữa châu Âu và châu Mĩ |
Cuộc phát kiến địa lí kết nối các châu lục |
Hành trình của Đi-a-xơ |
|
|
|
|
Hành trình của C.Cô-lôm-bô |
|
|
|
|
Hành trình của Va-xcô đơ Ga-ma |
|
|
|
|
Hành trình của Ph.Ma-gien-lan |
|
|
|
|
* Dản phẩm dự kiến
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm: …..
Lớp: …………
Các cuộc phát kiến địa lí |
Địa danh được nhà thám hiểm đặt tên |
Cuộc phát kiến địa lí kết nối đường biển giữa châu Á và châu Âu |
Cuộc phát kiến địa lí kết nối đường biển giữa châu Âu và châu Mĩ |
Cuộc phát kiến địa lí kết nối các châu lục |
Hành trình của Đi-a-xơ |
Vùng biển cực Nam châu Phi được Đi-a-xơ đặt tên là Mũi Bão Tố (sau này là Mũi Hảo Vọng) |
|
|
|
Hành trình của C.Cô-lôm-bô |
|
|
x |
|
Hành trình của Va-xcô đơ Ga-ma |
|
x |
|
|
Hành trình của Ph.Ma-gien-lan |
Vùng biển giữa châu Mĩ, châu Á và châu Đại dương được Ma-gien-lan đặt tên Thái Bình Dương. |
|
|
x |
Tuần
Tiết
Bài 3. SỰ HÌNH THÀNH QUAN HỆ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở TÂY ÂU TRUNG ĐẠI
(Thời lượng: …tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Xác định được những biến đổi chính trong xã hội và sự nảy sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.
2. Năng lực
- Đọc và chỉ ra được thông tin quan trọng trên lược đồ.
- Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.
3. Phẩm chất
Trân trọng những giá trị lịch sử và văn hóa thời kì Tây Âu trung đại để lại cho nhân loại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Phiếu học tập.
- Tranh ảnh về xã hội Tây Âu thời trung đại.
- Video về một số nội dung trong bài học (nếu có).
2. Chuẩn bị của học sinh
-Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 7
-Tranh ảnh, dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ1. Khởi động – xác định vấn đề
a. Mục tiêu:
- Tạo tâm thế cho học sinh chuẩn bị bước vào nội dung bài học.
- Xác định được vấn đề của bài học.
b. Nội dung: GV chiếu cho HS xem một số hình ảnh của Tây Âu thời trung đại
c. Sản phẩm
Câu trả lời của nhóm Hs
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi sau
Hình ảnh trên giúp em liên tưởng đến thời kì nào? Ở đâu?
Những hình ảnh trên phản ánh vấn đề gì trong xã hội lúc bấy giờ?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Định hướng giúp học sinh quan sát tranh ảnh và lựa chọn thông tin phù hợp để trả lời câu hỏi
Hs: Tập trung quan sát – phân tích tranh ảnh, thu thập thôn tin, trả lời câu hỏi GV đã giao.
B3: Báo cáo thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).
HS:
- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm
- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định.
- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chuẩn xác kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.
HĐ2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Những biến đổi trong xã hội Tây Âu |
|
a. Mục tiêu: Trình bày được những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu trung đại. b. Nội dung:
Hs: Quan sát tranh ảnh (hình 3.1), đọc tài liệu (Hình 3.2) để tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của GV. GV: Hướng dẫn học sinh khai thác tranh ảnh (hình 3.1), đọc tài liệu (Hình 3.2) để trả lời câu hỏi và lĩnh hội kiến thức mới. (GV sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” để hướng dẫn hs thực hiện nhiệm vụ học tập của nhóm/ bàn mình) c. Sản phẩm:
d. Tổ chức hoạt động: |
|
Hoạt động của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Quan sát tranh ảnh (hình 3.1), đọc tài liệu (Hình 3.2), em hãy: Nêu những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu sau các cuộc phát kiến địa lí B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK, thu thập thông tin (GV sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” để hướng dẫn hs thực hiện nhiệm vụ học tập của nhóm/ bàn mình)
Hs
báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học
tập của nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày sản
phẩm – tương tác với nhóm bạn Nhóm Hs đánh giá nhóm bạn GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức. |
-Sau các cuộc phát kiến địa lí, sản xuất hàng hóa và thương mại ở Tây Âu phát triển mạnh: + Cảng biển sầm uất. + Nhiều xưởng sản xuất, công ty thương mại, trang trại lớn ra đời -Xã hội Tây Âu phân hóa sâu sắc: + Thương nhân, chủ xưởng,…trở lên giàu có, chi phối XH. + Nông dân, thợ thủ công,… nghèo đói, bị bần cùng hóa. |
Hoạt động 2: Sự nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu |
|
a. Mục tiêu: Trình bày được những nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu. b. Nội dung:
Hs: Quan sát tranh ảnh (hình 3.4 và 3.5), đọc tài liệu (Hình 3.3) để tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của GV. GV: Hướng dẫn học sinh khai thác tranh ảnh (hình 3.4 và 3.5), đọc tài liệu (Hình 3.3) để trả lời câu hỏi và lĩnh hội kiến thức mới. (GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh để hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình) c. Sản phẩm: Dự kiến sản phẩm của học sinh
d. Tổ chức hoạt động: |
|
Hoạt động của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Quan sát tranh ảnh (hình 3.4 và 3.5), đọc tài liệu (Hình 3.3), em hãy nêu những biểu hiện về sự nảy sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu. B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK, thu thập thông tin
(GV
sử dụng kĩ thuật phòng tranh để hướng dẫn học
sinh thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình)
Hs
báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học
tập của nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày sản
phẩm – tương tác với nhóm bạn Nhóm Hs đánh giá nhóm bạn GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức. |
-Từ thế kỉ XVI, các công trường thủ công ra đời. - Xã hội hình thành các tầng lớp và giai cấp mới: tư sản và vô sản. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành trong long XH phong kiến Tây Âu. |
HĐ3. Luyện tập
a. Mục tiêu: Hiểu biết về những biến đổi chính trong xã hội và sự nảy sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.
b. Nội dung
-Dựa vào kiến thức vừa tiếp thu được để hoàn thành bài tập trắc nghiệm
-Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau
Câu 1. Các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?
A. Quý tộc và công nhân làm thuê. B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc.
C. Công nhân giàu có và nhà tư bản. D. Quý tộc và thương nhân.
Câu 2. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành với những giai cấp cơ bản nào?
A. Lãnh chúa và nông nô. B. Địa chủ và nông dân tá điền.
C. Tư sản và vô sản. D. Quý tộc và công nhân.
Câu 3. Vì sao nông nô phải bán sức lao động của mình cho các ông chủ tư bản?
A. Họ bị quý tộc và tư sản cướp hết ruộng đất.
B. Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp.
C. Họ có thể giàu lên, trở thành tư sản.
D. Họ có điều kiện việc làm tốt hơn trong các xí nghiệp.
Câu 4. Giai cấp tư sản được hình thành những thành phần nào?
A. Thương nhân giàu có, chủ xưởng, chủ đồn điền. B. Địa chủ giàu có.
C. Qúy tộc, nông dân giàu có. D. Thợ thủ công nhỏ lẻ.
Câu 5. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến những biến đổi về kinh tế, giai cấp ở châu Âu như thế nào?
A. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp tư sản và công nhân.
B. Giữ nguyên hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và công nhân.
C. Cải cách hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và nông nô.
D. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp thương nhân và thợ thủ công.
c. Sản phẩm
*Dự kiến sản phẩm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Đáp án |
D |
C |
A |
A |
A |
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Dựa vào kiến thức vừa học hãy hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau đây (Chọn câu trả lời đúng nhất)
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Hs giơ tay nhanh nhất để trả lời câu hỏi
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Câu trả lời của HS
Bước 4: Kết luận, nhận định
HS nhận xét bài làm của bạn
GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh, chuẩn xác kiến thức (nếu cần)
HĐ4. Vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng thêm kiến thức về sự thay đồi của xã hội Tây Âu sau các cuộc đại phát kiến địa lí.
b. Nội dung:
-Tìm tòi, mở rộng thêm kiến thức về sự thay đồi của xã hội Tây Âu sau các cuộc đại phát kiến địa lí.
-Trả lời câu hỏi bài tập 2 trong SGK/19
c. Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Dựa vào kiến thức vừa học hãy hoàn thành bài tập 2 trong SGK/19
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS
thực hiện nhiệm vụ thông qua sự định hướng và giúp
đỡ của GV
Bước
3. Báo cáo, thảo luận
Hs
báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học
tập của nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày sản
phẩm – tương tác với nhóm bạn
Bước
4: Kết
luận, nhận định
HS nhận xét bài làm của nhóm bạn
GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh, chuẩn xác kiến thức (nếu cần)
GV hướng dẫn Hs chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo
Tuần 4. Tiết …
NS:
ND:
BÀI 4: VĂN HÓA PHỤC HƯNG
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
Yêu cầu cần đạt:
- Giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI.
- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng.
- Nhận biết được ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu
2. Về năng lực
* Năng lực chung
- Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
* Năng lực đặc thù
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Biết khai thác và sử dụng được nguồn tư liệu chữ viết và hình ảnh có trong bài học.
- Về năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI. Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Nêu được tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối.
3. Về phẩm chất
- Yêu nước: Có thái độ khách quan trong nhìn nhận các sự kiện và nhân vật lịch sử.
- Trách nhiệm: Có ý thức tôn trọng và học hỏi cái hay, cái đẹp trong những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng và văn hóa của các dân tộc khác.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Một số hình ảnh về phong trào Văn hóa Phục hưng và phong trào Cải cách tôn giáo.
- Phiếu học tập cho học sinh.
2. Chuẩn bị của học sinh
-SGK, vở ghi.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: - Giúp HS nắm được những nội dung cơ bản của bài học, tạo tâm thế đưa HS tìm hiểu bài học mới. - Tạo hứng thú, động cơ cho HS tìm hiểu, khám phá về phong trào Văn hóa Phục hưng và phong trào Cải cách tôn giáo. b) Nội dung: GV tổ chức hoạt động trao đổi, đàm thoại (GV sử dụng phương pháp KWL). c) Sản phẩm: HS hoàn thành bảng cột K và W vào bảng KWL (cột L sẽ thực hiện sau khi học xong bài học).
d) Tổ chứcthực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV:Giao nhiệm vụ học tập: GV giao nhiệm vụ cho HS, cho HS hoàn thành cột K và cột L vào bảng KWL. - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. - HS:hoạt động cá nhân hoàn thành cột K, L trong bảng KWL. GV chú ý theo dõi, quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung - HS: Trình bày kết quả Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới - HS: Lắng nghe, vào bài mới 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1 Tìm hiểu về Những chuyển biến quan trọng về kinh tế - xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI a) Mục tiêu: Trình bày được những biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI b) Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc kênh chữ trong bài để trả lời câu hỏi . c) Sản phẩm:Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh. d) Tổ chức thực hiện:
|
|||||||||
Hoạt động của GV và HS |
Dự kiến sản phẩm |
||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: Yêu cầu HS đọc kênh chữ trong bài để trả lời câu hỏi - Hãy chỉ ra những biến đổi quan trọng nhất về kinh tế - xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. - HS: Suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: Trình bày kết quả. - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng - HS: Lắng nghe, ghi bài
|
1. Những chuyển biến quan trọng về kinh tế - xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI
- Quan hệ sản xuất TBCN đã xuất hiện . - Giai cấp tư sản ra đời => họ không chấp nhận những giáo lí lỗi thời, muốn xây dựng một nền văn hóa mới đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân.
|
||||||||
Hoạt động 2.2 Tìm hiểu về phong trào Văn hóa Phục hưng a) Mục tiêu: Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng. Nhận biết được ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu b) Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc kênh chữ, quan sát hình 4.3 và 4.4 trong SGK thảo luận. c) Sản phẩm:Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh. d) Tổ chức thực hiện:
|
|||||||||
Hoạt động của GV và HS |
Dự kiến sản phẩm |
||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV:Chuyển giao nhiệm vụ học tập, HS trả lời câu hỏi: Câu hỏi 1: Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng. - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. - HS: Suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: Trình bày kết quả. - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng - HS: Lắng nghe, ghi bài |
2. Phong trào Văn hóa Phục hưng Những thành tựu tiêu biểu - Thời kì này chứng kiến sự phát triển đến đỉnh cao của văn học, sự nở rộ của các tài năng nghệ thuật với các gương mặt tiêu biểu như: M.Xéc-van-tét, W.Sếch-xpia, Lê-ô-na đơ Vanh-xi... |
||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV:Chuyển giao nhiệm vụ học tập, HS trả lời câu hỏi: Câu hỏi 1: Nhận biết được ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. - HS: Suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: Trình bày kết quả. - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng - HS: Lắng nghe, ghi bài
|
3. Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu - Lên án gay gắt Giáo hội Thiên chúa giáo, đả phá trật tự phong kiến
- Đề cao giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan tư duy vật.
- Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến
|
||||||||
3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về phong trào Văn hóa Phục hưng. b) Nội dung: Hoàn thành các bài tập. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: HS suy nghĩ, thảo luận hoàn thành câu hỏi: Câu 1: Hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây:
- HS: lắng nghe. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: - Hiểu được tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu b) Nội dung: Vận dụng kiến thức. c) Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV:Yêu cầu HS : Sưu tầm một số bức tranh nghệ thuật thời Phục hưng và sắp xếp thành một bộ sưu tập nhỏ. Ở mỗi bức tranh, hãy viết chú thích về nội dung của tác phẩm. - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ - HS: Suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: trình bày kết quả. - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức - HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
|
Tuần 5. Tiết …
NS:
ND:
BÀI 5: PHONG TRÀO CẢI CÁCH TÔN GIÁO
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
Yêu cầu cần đạt:
- Nêu và giải thích được nguyên nhân của phong trào cải cách tôn giáo.
- Mô tả khái quát được nội dung cơ bản của các cuộc cải cách tôn giáo.
- Nêu được tác động của cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu.
2. Về năng lực
* Năng lực chung
- Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
* Năng lực đặc thù
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Biết khai thác và sử dụng được các thông tin có trong tư liệu cấu thành nên nội dung bài học.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả khái quát được nội dung cơ bản của các cuộc cải cách tôn giáo.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: - Nêu được tác động của cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu.
3. Về phẩm chất
- Nhân ái: Tình cảm đối với tự nhiên và nhân loại.
- Trách nhiệm: Tôn trọng những giá trị nhân bản của loài người như sự bình đẳng trong xã hội.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho học sinh.
- Máy tính, máy chiếu.
- Một số hình ảnh về cải cách tôn giáo gắn với nội dung bài học.
- Những mẩu chuyện về cải cách tôn giáo .
2. Chuẩn bị của học sinh
-SGK, vở ghi.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới. b) Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh d) Tổ chứcthực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: đưa ra hình ảnh về Mác-tin Lu-thơ và đặt câu hỏi: Ông là ai? Ông là nhà cải cách tôn giáo. Vì sao lại diễn ra phong trào này? - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. - HS: Suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung - HS: Trình bày kết quả Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới - HS: Lắng nghe, vào bài mới 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1 Tìm hiểu về nguyên nhân của phong trào Cải cách tôn giáo a)Mục tiêu: - Nêu và giải thích được nguyên nhân của phong trào cải cách tôn giáo. b) Nội dung:GV tổ chức hoạt động nhóm thảo luận về nguyên nhân của phong trào cải cách tôn giáo c) Sản phẩm:Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh. d) Tổ chức thực hiện:
|
||
Hoạt động của GV và HS |
Dự kiến sản phẩm |
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: yêu cầu HS đọc kênh chữ, quan sát chân dung Mác-tin Lu-thơ và hình 5.1 trao đổi cá nhân: Câu 1: Vì sao xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo? Câu 2: Tại sao việc nhà thờ ban” thẻ miễn tội” lại châm ngòi cho phong trào Cải cách tôn giáo bùng nổ? ? - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. - HS: Suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: Các nhóm trình bày kết quả. - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng - HS: Lắng nghe, ghi bài
|
I. Nguyên nhân của phong trào Cải cách tôn giáo - Đến thờì kì Phục hưng, Giáo hội công khai đàn áp những tư tưởng tiến bộ, trở thành một thế lực cản trở bước tiến xã hội. Vì thế, giai cấp tư sản đang lên muốn thay đổi và “cải cách” lại tổ chức Giáo hội. |
|
Hoạt động 2.2 Tìm hiểu về Nội dung và tác động của Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu.
a) Mục tiêu: Mô tả khái quát được nội dung cơ bản của các cuộc cải cách tôn giáo. Nêu được tác động của cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu. b) Nội dung: - PP, kỹ thuật dạy học: đàm thoại, sử dụng phương tiện trực quan. - GV hướng dẫn lớp quan sát hình 5.2 và tư liệu hình 5.3 để nêu được nội dung và tác động của Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu. c) Sản phẩm:Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: |
||
Hoạt động của GV và HS |
Dự kiến sản phẩm |
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn lớp hoạt động: yêu cầu HS đọc kênh chữ, quan sát hình 5.2 và tư liệu hình 5.3, thảo luận các câu hỏi: Câu 1: Nội dung cơ bản của các cuộc cải cách tôn giáo là gì? Theo em tư liệu hình 5.2 và tư liệu hình 5.3 thể hiện nội dung nào của cuộc cải cách? Câu 2: Xã hội Châu Âu đã có những thay đổi gì từ phong trào Cải cách tôn giáo? - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. - HS: Suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: Trình bày kết quả. - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng - HS: Lắng nghe, ghi bài |
II. Nội dung và tác động của Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu. *Nội dung: Công khai phê phán những hành vi sai trái của Giáo hội, chống lại việc Giáo hội tùy tiện giải thích Kinh thánh, phủ nhận vai trò Giáo hội, Giáo hoàng và chủ trương không thờ tranh, tượng, xây dựng một Giáo hội đơn giản, tiện lợi và tiết kiệm thời gian. *Tác động: Các thế lực bảo thủ đã đàn áp những người theo Tân giáo dẫn đến tình trạng bất ổn trong xã hội Tây Âu TK XVI - TK XVII và châm ngòi cho cuộc chiến tranh nông dân ở Đức năm 1524. |
|
3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về phong trào Cải cách tôn giáo b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: HS suy nghĩ, hoàn thành câu hỏi: Tại sao nói Cải cách tôn giáo là một phong trào chống lại chế độ phong kiến Tây Âu? - HS: lắng nghe. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: - Sưu tầm tư liệu về Cải cách tôn giáo b) Nội dung: Vận dụng kiến thức. c) Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: Sưu tầm tư liệu về Mác-tin Lu-thơ và tư tưởng cải cách của ông . - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ - HS: Suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: trình bày kết quả - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức - HS: Lắng nghe và ghi nhớ. |
Ngày soạn: / /2022
BÀI 6. KHÁI LƯỢC TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ TRUNG QUỐC
TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
(Thời gian thực hiện: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Lập được Sơ đồ Tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh).
- Nêu được những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.
- Mô tả được sự phát triển kinh tế dưới thời Minh - Thanh.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, nhận xét, đánh giá vấn đề và liên hệ thực tiễn.
b) Năng lực đặc thù
- Tìm hiểu lịch sử: Giải mã được các tư liệu lịch sử (kênh chữ và kênh hình) có trong bài học.
- Nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Lập được sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (các thời Đường, Tổng, Nguyên, Minh, Thanh).
+ Nêu được những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.
+ Mô tả được sự phát triển kinh tế dưới thời Minh – Thanh.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học, liên hệ với thực tiễn lịch sử phát triển kĩ năng sưu tầm tài liệu, thông tin để giải quyết câu hỏi 3 trong nội dung Luyện tập – Vận dụng “Mô tả về nghề sản xuất gốm sứ nổi tiếng ở trấn Cảnh Đức".
3. Về phẩm chất
Giáo dục phẩm chất nhân ái, căm ghét cái xấu, lên án chiến tranh phi nghĩa.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu học tập cho HS;
- Một số tranh ảnh, lược đồ (Trung Quốc thời phong kiến) được phóng to (để trình chiếu), một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học;
- Máy tính, máy chiếu (tivi), bài powerpoit.
2. Học sinh
- SGK;
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung:
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, kĩ thuật dùng bảng câu hỏi KWL.
+ Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
- HS:
+ Suy nghĩ, thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV chiếu Bảng câu hỏi KWL yêu cầu HS thực hiện trên Phiếu học tập: ? Hãy viết một điều liên quan đến những từ, cụm từ về Trung Quốc thời phong kiến dưới đây: |
|
|
|
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn; HS quan sát, suy nghĩ hoàn thiện Phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu; HS trình bày. Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt vào bài mới: Tiến trình phát triển của lịch sử Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX là các triều đại phong kiến nối tiếp nhau, hết thịnh hồi suy, thống nhất hồi phân tán. Trong hơn 12 thế kỷ đó, lịch sử Trung Quốc đã trải qua các thời kỳ nào ? Những biểu hiện nào cho thấy sự thịnh vượng của thời Đường ? Kinh tế thời Minh - Thanh phát triển như thế nào ? Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng khám phá. HS lắng nghe, tiếp nhận. |
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Mục 1. Khái lược tiến trình lịch sử của Trung Quốc
từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX
a. Mục tiêu: HS nắm được các triều đại cơ bản, thời gian tồn tại của từng triều đại.
b. Nội dung:
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tư liệu lịch sử, phương pháp nêu vấn đề, thuyết trình,...
+ Tổ chức cho HS làm việc nhóm.
- HS: Suy nghĩ, trao đổi, vẽ sơ đồ theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Sơ đồ Tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX: Các triều đại cơ bản, thời gian tồn tại của từng triều đại (đúng, khoa học/sáng tạo, đẹp).
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV cho HS đọc thông tin trong GSK, thực hiện yêu cầu: ? Thời kì này gắn liền với những triều đại nào ? Có mấy triều đại ngoại tộc ? Vì sao gọi là triều đại ngoại tộc ? ? Hãy lập sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỳ VII đến giữa thế kỳ XIX (từ thời Đường đến thời Thanh) ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS; HS suy nghĩ, trao đổi, vẽ sơ đồ Tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX. GV lần lượt chiếu các lược đồ Trung Quốc thời phong kiến kết hợp hình 6.1. (SGK) mở rộng (sự ra đời, nối tiếp của các triều đại Trung Quốc): Cuối nhà Tùy, tình hình rối ren. Sau khi Tùy Dượng Đế chết, năm 618 Lý Uyên xưng Hoàng đế, đặt tên nước là Đường. Năm 847, cuộc khởi nghĩa nông dân do Hoàng Sào lãnh đạo làm nhà Đường suy sụp. Đến năm 960, Triệu Khuông Dẫn dẹp tan các thế lực phong kiến đối lập, lập ra nhà Tống. Đầu thế kỷ XIII, trên thảo nguyên Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn lên ngôi Đại Hãn (tiếng Mông Cổ tức là "vua của cả thế giới"), tiến đánh Bắc Trung Quốc.
Sau đó Hốt Tất Liệt diệt Nam Tống, lên ngôi Hoàng đế, thiết lập triều Nguyên ở Trung Quốc vào năm 1279. Giữa thế kỷ XIV, Chu Nguyên Chương, lãnh tụ của phong trào nông dân, lật đổ nhà Nguyên, lên ngôi hoàng để lập ra nhà Minh vào năm 1368. Năm 1644 tộc người Mãn ở phương Bắc kéo vào xâm lược nước Minh, lập ra nhà Thanh (1644 - 1911). Vua, quan Nhà Thanh cưỡng bức nhân dân phải theo phong tục của người Mãn, đưa ra nhiều chính sách áp bức dân tộc tàn bạo. Do đó, các cuộc khởi nghĩa, chống đối ngày một nhiều, làm cho triều đại ngày càng suy yếu. Nhân cơ hội đó, tư bản phương Tây đua nhau nhòm ngó, xâm lược Trung Quốc. Nhà Thanh bất lực, dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến. HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. Bước 3: Báo cáo, thảo luận |
|
GV gọi HS trình bày sản phẩm của mình trước lớp. HS trình bày; HS các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá kết quả hoạt động của HS. GV chiếu lược đồ, chốt ý: |
Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX, Trung Quốc đã trải qua các triều đại lớn: - Nhà Đường (618 - 907); - Thời Ngũ Đại (907 - 960); - Nhà Tống (960 – 1279); - Nhà Nguyên (1271 – 1368); - Nhà Minh (1368 – 1644); - Nhà Thanh (1644 – 1911). |
|
|
- Nhà Đường, nhà Tống và nhà Minh và những triều đại phát triển rực rỡ cả về chính trị kinh tế và văn hóa. Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. Từ giữa thế kỉ XIX nhà Thanh ngày càng suy yếu, Trung Quốc đứng trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây. - Trong đó, có 2 triều đại không phải do người Hán lập nên là triều nhà Nguyên (do người Mông Cổ thành lập) và triều nhà Thanh (do người Mãn thành lập). HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. |
|
2.2. Mục 2. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường
a. Mục tiêu: HS nắm được nội hàm khái niệm “thịnh vượng”, nêu (mô tả) được biểu hiện thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường cả về chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội.
b. Nội dung:
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, động não, đàm thoại, sử dụng tư liệu, di sản văn hóa, kể chuyện,…
+ Tổ chức cho HS làm việc cá nhân/nhóm.
- HS: Làm việc cá nhân/nhóm trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS (Biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội).
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập Trước hết, GV đặt câu hỏi động não cho HS suy nghĩ trả lời: ? Em hiểu thế nào là "Thịnh vượng" ? - Thịnh vượng: Là quốc gia có kinh tế, văn hóa phát triển, chính trị lành mạnh và xã hội yên ổn. Sau đó, GV chiếu yêu cầu thảo luận nhóm: ? Hãy mô tả biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường (về kinh tế và xã hội) ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ |
|
GV dẫn dắt gợi ý: GV chiếu mô hình phục dựng 6.2, yêu cầu:
? Hãy mô tả những gì em thấy trong bức hình ? - Nhà cửa san sát với những cửa hàng bán các sản phẩm khác nhau; - Người trong chợ đi lại tấp nập, có những con ngựa thổ hàng, có cả những con lạc đà. - Nhiều cửa hàng bày hàng ra tận cửa để bản,...). ? Em có nhận xét gì về những điều quan sát được ? - Cho thấy Trường An thời bấy giờ thật sự rất phát triển, đúng là trung tâm buôn bán, giao thương lớn nhất, nơi khởi đầu của con đường tơ lụa; - Không chỉ buôn bán với thương nhân trong nước mà cả với thương nhân nước ngoài (việc xuất hiện những con lạc đà thổ hàng; những người mua bán mặc trang phục không phải của người Trung Quố,…). GV mở rộng, nói thêm về Bảo tàng Chợ Tây Trường An (xem ở phần tư liệu). GV chiếu đoạn tư liệu 6.3, yêu cầu:
? Cụm từ nào cho thấy nông nghiệp được mùa lớn ? - Gạo mỗi đầu bốn năm tiền, khách đi đường mấy nghìn dặm không cần mang theo lương thực. ? Cụm từ nào cho thấy chăn nuôi cũng phát triển ? - ngựa, bò đầy đồng. ? Cụm từ nào cho thấy xã hội yên bình, dân cư sống yên ổn ? - cổng ngoài mấy tháng không đóng. ? Thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Đường phát triển như thế nào ? - Thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển. GV chiếu tư liệu 6.4:
GV giới thiệu: Bản sao tác phẩm "Đảo luyện đồ" của Trương Huyên (713 - 755) thời Đường mô tả cảnh phụ nữ đang giã tơ tằm, làm quần đảo mùa đông cho binh lính phòng thủ ở biên thùy. -> Tơ lụa thời Đường rất phát triển -> "Con đường tơ lụa". GV mở rộng về "Con đường tơ lụa" (xem ở phần tư liệu). ? Nguyên nhân nào đưa đến sự phát triển kinh tế dưới thời Đường ? - Đó là do các chính sách, biện pháp tiến bộ của các vua đầu triều Đường (đặc biệt là Đường Thái Tông) nên chính trị ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá khởi sắc, xã hội yên vui. |
|
Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV gọi HS trình bày sản phẩm của mình trước lớp. HS trình bày; HS các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định GV rút ra kết luận: Buổi đầu thời Đường (Thế kỷ VII - VIII), Trung Quốc thật sự là một quốc gia thịnh vượng. HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. |
- Chính trị: + Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện, quan lại hầu hết tuyển chọn qua thi cử, có thực tài; + Lãnh thổ mở rộng gần gấp đôi thời nhà Hán). - Kinh tế: Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển, liên tiếp nhiều năm được mùa lớn. - Xã hội: Ổn định, không trộm cắp, giết người (cổng ngoài mấy tháng không đóng). |
2.3. Mục 3. Sự phát triển kinh tế thời Minh - Thanh |
a. Mục tiêu: HS phải mô tả được những biểu hiện sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh trên cả 3 lĩnh vực: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
b. Nội dung:
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng di sản, thuyết trình,…
+ Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- HS: Làm việc nhóm trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS (những biểu hiện sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh trên cả 3 lĩnh vực: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp).
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV chiếu yêu cầu thảo luận nhóm: ? Em hãy mô tả những biểu hiện của sự phát triển kinh tế dưới thời Minh - Thanh ? ? Nguyên nhân nào đưa tới sự phát triển đó ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn; HS xác định yêu cầu, trao đổi nhóm để trả hoàn thiện Phiếu bài tập. GV khắc sâu thêm về sự phát triển của kinh tế dưới thời Minh - Thanh bằng các hoạt động cung cấp tư liệu, yêu cầu HS quan sát để trả lời những câu hỏi nhỏ của GV. GV giới thiệu Hình 6.5:
? Hình ảnh cho biết em điều gì ? - Một chiếc bát sứ men xanh nông thời nhà Minh (1368-1644 CN). Trang trí phù điêu màu trắng cho thấy những chú chim biết hót trên những cành đào nở hoa. Từ trung tâm đồ sứ Jingdezhen, Trung Quốc. Đường kính: 17,8 cm. 1573-1620 CN. (Bảo tàng Anh, Luân Đôn). Sau đó yêu cầu HS quan sát hình 6.6 trả lời câu hỏi:
? Em thấy những gì trong bức tranh ? - Dưới sông: hàng trăm thuyền lớn nhỏ, qua lại tấp nập kẹt cả một khúc sông, những người chèo thuyền dáng vẻ tất bật. - Trên bờ: nhà cửa, cửa hàng khang trang, san sát,... ? Theo em, bức lễ tranh cho biết điều gì ? - Cho thấy hoạt động nội thương thời Càn Long rất phát triển, mọi người được tự do đi lại, kinh doanh, buôn bản,… |
|
||||||||||||
Bước 3: Báo cáo, thảo luận Sau khi HS hoàn thành Phiếu học tập, GV yêu cầu HS trả lời. HS trình bày; HS các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá kết quả hoạt động của HS. GV nhận xét, bổ sung và chốt ý (nhấn mạnh: Từ cuối thời Minh trở đi, chỉ có nội thương tiếp tục phát triển, nhà nước ngày càng quản lí chặt chẽ các hoạt động buôn bán với bên ngoài). HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. |
- Nông nghiệp: Gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. + Luân canh cây trồng, nhập nhiều giống cây mới. + Xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh (ngũ cốc / chè, bông, …). - Thủ công nghiệp: Phát triển đa dạng. + Các nghề nổi tiếng: Dệt tơ lụa, làm đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,… + Các xưởng thủ công xuất hiện khăp nơi. + Thời nhà Thanh hình thành những khu vực chuyên môn hóa sản xuất, đông đảo người làm thuê (nghề làm đồ sứ ở Cảnh Đức - Giang Tây, nghề dệt ở Tô Châu,…). - Thương nghiệp: + Phát triển mạnh. + Cuối triều Minh, hạn chế ngoại thương. |
||||||||||||
3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã được lĩnh hội ở Hoạt động Hình thành kiến thức mới vào việc làm bài tập cụ thể. b. Nội dung: - GV: Giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. - HS: Làm bài tập cá nhân. Trong quá trình làm việc có thể trao đổi với bạn hoặc thầy/cô giáo. c. Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập. d. Tổ chức thực hiện: |
|||||||||||||
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV giao bài cho HS (Bài tập 1,2- SGK trang 29): 1. Tại sao nói thời Đường là thời kì thịnh vượng của phong kiến Trung Quốc ? 2. Hãy hoàn thành bảng thống kê về sự phát triển kinh tế thời Đường và Thời Minh - Thanh theo mẫu dưới đây. Điểm khác biệt nổi bật nhất của kinh tế thời Minh - Thanh so với thời Đường là gì ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS từ những biểu hiện sự thịnh vượng ở thời Đường, phải giải thích được vì sao thời Đường là thời kì thịnh vượng của phong kiến Trung Quốc. - Đó là do các chính sách, biện pháp tiến bộ của các vua đầu triều Đường (đặc biệt là Đường Thái Tông) nên chính trị ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá khởi sắc, xã hội yên vui). |
|
||||||||||||
Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trình bày. HS trình bày; HS khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét bài làm của HS, chốt nội dung. HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
|
Câu 1. a) Biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường (Như mục 2) b) Nguyên nhân phát triển Đó là do các chính sách, biện pháp tiến bộ của các vua đầu triều Đường (đặc biệt là Đường Thái Tông) nên chính trị ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá khởi sắc, xã hội yên vui. Câu 2. - Thống kê về sự phát triển kinh tế thời Đường và Thời Minh - Thanh |
||||||||||||
|
|||||||||||||
|
- Điểm khác biệt nổi bật nhất về kinh tế ở thời Minh – Thanh so với thời Đường là đã xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa (nổi bật nhất thể hiện trong các xưởng thủ công được chuyên môn hoá cao, thuê lượng nhân công lớn). |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Phát triển năng lực của HS thông qua yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
b. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà.
- HS hoạt động nhóm hoàn thiện bài tập.
c. Sản phẩm: Bài tập nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
GV giao bài cho HS (Bài tập 3 - SGK trang 29): Thời Minh – Thanh, trận Cảnh Đức (Giang Tây) trở thành kinh đô đồ sử của Trung Quốc. Em hãy sưu tầm tư liệu trên sách báo, internet, viết 1 bài khoảng 15 dòng giới thiệu về nghề làm đồ sứ ở Cảnh Đức (Gợi ý tham khảo trang web: http:inghethuatyua. com/lich-su-phat-trien-va-quytrinh-san-xuat-do-su-canh-duc-tran
Gợi ý trả lời: Trên cơ sở tham khảo trang web đã cho và 1 vài trang web khác như: https://songnguhoathaotra.com/su-linh-lung-canh-duc-tran/;
https://www.vietnamplus.vn/kham-pha-nghe-thuat-san-xuat-gom-su-doc-dao-cua-trung-quoc/574443.vnp
GV hướng dẫn HS về nhà làm câu này vào vở bài tập, viết về nghề sứ ở Cảnh Đức theo đề cương:
1. Lịch sử hình thành và phát triển của nghề gốm sứ ở Cảnh Đức.
2. Những đặc điểm nổi bật của sứ Cảnh Đức.
3. Nghề sứ ở Cảnh Đức hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chợ Tây Trường An
Tư liệu 6.2 trong bài là mô hình phục dựng 1 góc chợ Tây Trường An (1 trong 2 chợ lớn nhất ở Trung Quốc dưới thời Đường). Mô hình này nằm trong bảo tàng chợ Tây Trường An – một bảo tàng tư nhân được xây dựng trên nền địa điểm ban đầu của khu chợ cổ. Với diện tích trưng bày khoảng 8.000 m, bảo tàng có rất nhiều di vật văn hoá được khai quật từ khu chợ cổ, phản ánh sự buôn bán tấp nập, sự bùng nổ giao thương với nước ngoài trong thời nhà Đường và sự phát triển của con đường Tơ lụa. Trong số các đồ vật trưng bày, có nhiều đồ gốm, đồ đồng, các sản phẩm lụa và tiền cổ.
2. Trấn Cảnh Đức – kinh đô đồ sứ của Trung Quốc
Trấn Cảnh Đức nằm ở phía đông bắc tỉnh Giang Tây, giáp Chiết Giang, An Huy (Trung Quốc) là một nơi có lịch sử văn hoá lâu đời và ngày nay là một trong những địa điểm thu hút du lịch hàng đầu của Trung Quốc. Gốm sứ ở đây có lịch sử hơn 1 700 năm, Đồ sứ của trấn Cảnh Đức thường có chất lượng tốt, tạo hình tinh xảo, hoa văn trang trí đa dạng, chủng loại phong phú, phong cách độc đáo, trong đó nổi bật là sứ trắng với hơn 3 000 sản phẩm tuyệt mĩ, được ví là: “trắng như ngọc, sáng như gương, mỏng như giấy và vang như chuông". Ngày nay, gốm cổ nguồn gốc trấn Cảnh Đức vẫn được các nhà sưu tầm trên thế giới săn lùng. Năm 2016, một chiếc bình rồng sứ trắng xanh thời Minh đã bán được khoảng 18 triệu đô-la Mỹ tại Hồng Công.
Kĩ thuật sản xuất gốm ở trấn Cảnh Đức đã được Trung Quốc xếp hạng là Di sản phi vật thể quốc gia và đã được lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
3. Con đường tơ lụa
Con đường tơ lụa là một mạng lưới các tuyến đường thương mại được thành lập khi nhà Hán ở Trung Quốc chính thức mở cửa giao thương với phương Tây vào năm 130 trước Công nguyên, trải dài từ châu Á đến Địa Trung Hải, đi qua Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập, Hy Lạp và Ý.
Được mệnh danh là Con đường tơ lụa vì con đường này diễn ra hoạt động buôn bán tơ lụa trong thời kì đó. Loại vải có giá trị này có nguồn gốc từ Trung Quốc, ban đầu có sự độc quyền sản xuất cho đến khi bí mật về cách làm ra nó được lan rộng. Ngoài lụa, tuyến đường cũng tạo điều kiện cho việc buôn bán các loại vải, gia vị, ngũ cốc, trái cây và rau củ, da động vật, gỗ, kim loại, đá quý và các mặt hàng khác có giá trị.
Các tuyến đường của Con đường Tơ lụa được sử dụng cho đến năm 1453 sau Công nguyên, khi Đế chế Ottoman tẩy chay thương mại với Trung Quốc và đóng cửa chúng.
Năm 2013, Trung Quốc tuyên bố kế hoạch sẽ hồi sinh Con đường tơ lụa, kết nối với hơn 60 quốc gia ở châu Á, châu Âu, châu Phi và Trung Đông.
KÝ DUYỆT |
|
TỔ CHUYÊN MÔN |
BAN GIÁM HIỆU |
………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. |
………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. |
Ngày soạn: / /2022
BÀI 7. CÁC THÀNH TỰU VĂN HÓA CHỦ YẾU CỦA TRUNG QUỐC
TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
(Thời gian thực hiện: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Giới thiệu được những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX (Nho giáo, sử học, kiến trúc,…).
- Nhận xét được những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, nhận xét, đánh giá vấn đề và liên hệ thực tiễn.
b) Năng lực đặc thù
- Tìm hiểu lịch sử: Giải mã các tư liệu lịch sử có trong các tư liệu 7.1, 7.2, 7.3 và trong mục "Em có biết" dưới sự hướng dẫn của GV để nắm bắt được những nội dung cơ bản về thành tựu tiêu biểu của văn hoá Trung Quốc.
- Nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Giới thiệu được những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (Nho giáo, sử học, kiến trúc,...).
+ Nhận xét được những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Giải thích được vì sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc.
+ Biết sưu tầm, chọn lọc tư liệu, khai thác thông tin để giới thiệu về một công trình kiến trúc tiêu biểu của Trung Quốc thời phong kiến mà HS yêu thích.
3. Về phẩm chất
- Giáo dục phẩm chất nhân ái, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, yêu thiên nhiên, yêu di sản.
- Củng cố năng lực giao tiếp, hợp tác trong các hoạt động nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu học tập cho HS;
- Một số tranh ảnh được phóng to (để trình chiếu), một số tài liệu tham khảo gắn với nội dung bài học;
- Máy tính, máy chiếu (tivi), bài powerpoit.
2. Học sinh
- SGK;
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung:
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình,…
+ Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
- HS:
+ Suy nghĩ để trả thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV mở cho HS nghe một đoạn nhạc phim Tây du kí: "Đường chúng ta đi" (Cảm vấn lộ tại hà phương), yêu cầu HS trả lời: ? Đoạn nhạc có quen không ? ? Trình bày sự hiểu biết của em về nội dung đoạn nhạc này ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn; HS suy nghĩ thực hiện yêu cầu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận HS trình bày. Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, giới thiệu: Đây là đoạn nhạc trong phim "Tây du ký" của Ngô Thừa Ân: Viết về nhà sư Huyền Trang và các đồ đệ tìm đường sang Tây Trúc (Ấn Độ) lấy kinh Phật. Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt vào bài mới: Trên nền tảng những thành tựu rực rỡ của văn hóa thời cổ đại, từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX, văn hóa Trung Quốc tiếp tục phải triển và đạt đến đỉnh cao trên nhiều lĩnh vực. Vậy đó là những thành tựu gì ? Trên những thu vực nào ? Thành tựu nào có ảnh hương tới sự phát triển của văn minh nhân loại ? Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng khám phá). HS lắng nghe, tiếp nhận. |
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Mục 1. Nho giáo
a. Mục tiêu:
- HS khai thác và sử dụng được thông tin trong bài, trong mục “Em có biết”, quan sát và mô tả những điều trông thấy trong bức tranh 7.1. Từ đó, rút ra kết luận: Nho giáo chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội trên cơ sở Tam cương, Ngũ thường, Tam tòng, Tứ đức).
- HS phải nêu được: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc bởi nó giúp ổn định trật tự xã hội trên cơ sở những nguyên tắc mà bắt buộc mọi tầng lớp trong xã hội phải tuân theo,…
b. Nội dung:
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, thảo luận, vấn đáp, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tư liệu, thuyết trình,…
+ Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- HS: Làm việc nhóm trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV chiếu hình 7.1 cho HS quan sát hình, khai thác thông tin trong SGK (Mục "Em có biết"), thảo luận trả lời câu hỏi:
? Quan sát và mô tả những điều em trông thấy trong bức tranh ? Từ đó rút ra kết luận gì ? ? Nêu những nội dung cơ bản của Nho giáo ? Vì sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn; HS xác định yêu cầu và suy nghĩ trả lời câu hỏi. Trong quá trình dạy học, GV đặt câu hỏi và giải thích thêm: ? Em có biết nội dung của "Tam cương, Ngũ thường" là gì ? - Đó là quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, vợ - chồng; về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín,… được coi là giường mối, kỷ cương của đạo đức phong kiến. ? Nêu những nội dung cơ bản của Nho giáo ? Vì sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến ? - Nho giáo chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội trên cơ sở Tam cương, Ngũ thường, Tam tòng, Tứ đức. - Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc bởi nó giúp ổn định trật tự xã hội trên cơ sở những nguyên tắc mà bắt buộc mọi tầng lớp trong xã hội phải tuân theo, ... |
|
Bước 3: Báo cáo, thảo luận Sau khi học sinh thảo luận xong, GV gọi đại diện từng nhóm trả lời. HS trình bày; HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét và chốt lại ý. HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
|
- Nho giáo chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội trên cơ sở Tam cương, Ngũ thường, Tam tòng, Tứ đức. - Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc bởi nó giúp ổn định trật tự xã hội trên cơ sở những nguyên tắc mà bắt buộc mọi tầng lớp trong xã hội phải tuân theo,… |
2.2. Mục 2: Văn học, sử học
a. Mục tiêu:
- HS kể tên được 3 nhà thơ nổi tiếng nhất thời Đường và tên của 4 tác phẩm văn học nổi tiếng.
- HS kể được các bộ Sử và 2 bộ Bách khoa toàn thư nổi tiếng của Trung Quốc.
b. Nội dung:
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, thảo luận, vấn đáp, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tư liệu, kể chuyện, thuyết trình,…
+ Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- HS: Làm việc nhóm trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS khai thác thông tin trong SGK để hoàn thiện phiếu học tập: ? Hãy thống kê những thành tựu về văn học, sử học ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn; HS xác định yêu, trao đổi thảo luận, hoàn thiện phiếu học tập. GV nhấn mạnh hai thành tựu tiêu biểu về văn học có ảnh hưởng lớn đến sáng tác và thưởng thức văn học hiện nay, đó là thơ Đường và Tiểu thuyết chương hồi. GV mở rộng thêm về 2 nhà thơ lớn thời Đường: Đỗ Phủ và Lý Bạch bằng cách đọc cho HS nghe 2 bài thơ tiêu biểu của 2 ông, sau đó cho HS trả lời câu hỏi: ? Rút ra nhận xét về 2 phong cách sáng tác khác nhau của 2 nhà thơ này ? ? Em biết gì về "Tứ đại danh tác" của Trung Quốc ? GV cho HS đọc thông tin phần "Kết nối với văn hóa" và đặt câu hỏi: ? Các em đã từng đọc hoặc từng nghe về những tiểu thuyết này chưa ? Hãy kể vắn tắt nội dung một trong bốn cuốn tiểu thuyết đó. Gợi ý: + "Thủy hử" của Thi Nại Am: Kể lại cuộc khởi nghĩa nông dân ở Lương Sơn Bạc do Tống Giang lãnh đạo; + "Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung: Miêu tả cuộc đấu tranh của ba nước Ngụy, Thục, Ngô; + "Tây du ký" của Ngô Thừa Ân: Viết về nhà sư Huyền Trang và các đồ đệ tìm đường sang Tây Trúc (Ấn Độ) lấy kinh Phật; + "Hồng lâu mộng" của Tào Tuyết Cần: Xoay quanh chuyện tình trắc trở giữa hai anh em con cô, con cậu là Gia Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, qua đó mô tả cuộc sống nhiều mặt của một đại gia đình quý tộc thời Minh,… GV: Ở lớp 6, các em đã biết về Tư Mã Thiên với bộ Sử kí, đến đời Đường, các hoàng đế lập cơ quan biên soạn lịch sử gọi là "Sử quán". Đây là bước tiến mới và góp phần dẫn đến sự ra đời nhiều bộ sử lớn có giá trị đến ngày nay. |
|
||||||
Bước 3: Báo cáo, thảo luận Đại diện các nhóm trình bày. HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét và chốt lại ý. HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. |
a) Văn học: đạt được nhiều thành tựu ở các thể loại (Thơ, từ, phú, kịch, tiểu thuyết). - Thời Đường, xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. - Từ thời Nguyên đến thời Thanh: xuất hiện nhiều tiểu thuyết đồ sộ, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn học các nước khác. "Tứ đại danh tác": + "Thủy hử" của Thi Nại Am. + "Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung. + "Tây du ký" của Ngô Thừa Ân. + "Hồng lâu mộng" của Tào Tuyết Cần. b) Sử học: Từ thời Đường, các cơ quan chép sử được thành lập, nhiều bộ sử lớn được biên soạn… |
2.2. Mục 3: Kiến trúc, điêu khắc, hội họa
a. Mục tiêu:
- HS làm rõ thêm đặc điểm về kiến trúc và điêu khắc của Trung Quốc (đồ sộ, hoành tráng, đa dạng, chủ yếu từ đá và gỗ,...).
- HS kể tên được các thành tựu trên 3 lĩnh vực: kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ và rút ra được nhận xét chung.
b. Nội dung:
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, thảo luận, vấn đáp, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tư liệu, kể chuyện, thuyết trình,…
+ Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- HS: Làm việc nhóm trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV chiếu tư liệu 7.2 và 7.3, yêu cầu HS quan sát để hoàn thiện phiếu bài tập: ? Kể tên các thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật Trung Quốc thời phong kiến và nêu nhận xét của em về những thành tựu đó ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn; HS trao đổi thảo luận, hoàn thiện phiếu học tập. Trong quá trình dạy học, GV đặt câu hỏi và giải thích về tư liệu 7.2 và 7.3
|
|
(Xem phần tư liệu tham khảo) Bước 3: Báo cáo, thảo luận Đại diện các nhóm trả lời. HS nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét và chốt lại ý. HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. |
Nghệ thuật Trung Quốc thời phong kiến đạt đến trình độ cao với phong cách độc đáo trên cả 3 lĩnh vực: - Kiến trúc: khác với phương Tây, kiến trúc Trung Quốc chú trọng chiều rộng hơn là chiều cao và rất đa dạng về loại hình; nhiều kiến trúc rất hoành tráng như: + Tử Cấm Thành được coi là quần thể kiến trúc cung điện lớn nhất và đẹp nhất Trung Quốc; + Thập Tam lãng là quần thể lăng tẩm lớn nhất Trung Quốc; + Vạn Lý Trường Thành – bức thành dài nhất thế giới; + Chùa Thiên Ninh – chùa có ngôi tháp cổ xây bằng gạch cao nhất thế giới; - Hội hoạ: phong phủ về chất liệu: bích hoạ (vẽ trên tường); bạch hoạ (vẽ trên lụa); bản hoạ (vẽ trên giấy),... trong đó nổi tiếng nhất là tranh vẽ bằng mực tàu; - Điêu khắc: phong phú về đề tài và chất liệu (thạch điêu, mộc điều) tiêu biểu là tượng Phật trên núi Lạc Sơn,… |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã được lĩnh hội ở Hoạt động Hình thành kiến thức mới vào việc làm bài tập cụ thể.
b. Nội dung:
- GV: Giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập.
- HS: Làm bài tập cá nhân. Trong quá trình làm việc có thể trao đổi với bạn hoặc thầy/cô giáo.
c. Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV giao bài cho HS (Bài tập 1 - SGK trang 32): Hoàn thành bảng thống kê các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc theo mẫu dưới đây:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn; HS xác định yêu cầu của đề bài, suy nghĩ cá nhân để làm bài tập. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trình bày. HS trình bày; HS khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). |
|
||||||
|
|||||||
Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét bài làm của HS, chốt nội dung. HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. GV hỏi thêm HS: ? Ngoài những thành tựu về văn hóa kể trên, thời kỳ này Trung Quốc còn có những thành tựu khoa học, kĩ thuật tiêu biểu nào ? HS trả lời; HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu có). GV nhận xét, bổ sung - nếu cần (xem phần tư liệu). |
|
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Phát triển năng lực của HS thông qua yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
b. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà.
- HS hoạt động nhóm hoàn thiện bài tập.
c. Sản phẩm: Bài tập nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
GV giao bài cho HS (Bài tập 2 - SGK trang 32):
? Hãy tìm hiểu một số công trình kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến mà em yêu thích.
GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tượng Phật khắc trên núi đá cao nhất thế giới
Nằm cách thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc 160 km về phía nam, bức tượng Lạc Sơn Đại Phật hơn 1.300 tuổi được tạc vào núi Lăng Vân là tượng Phật làm bằng đá lớn nhất thế giới.
Bức tượng tạc một tu sĩ đang mỉm cười, dáng ngồi bình thản, hai tay để trên đầu gối, mắt nhìn chăm chú qua sông.
Tượng cao 71 mét, phần đầu cao 15 mét, vai rộng 28 mét, lông mày dài 5,5 mét, mũi cao 6 mét, tai dài 7 mét có khả năng giữ hai người bên trong. Trong tư thế đứng thẳng, tượng Phật sẽ ngang bằng với tượng Nữ thần Tự do của Mỹ. Phật ngồi ở tư thế đối xứng, tạo ra cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái.
Đây được cho là tượng Phật Di Lặc, đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni, tượng trưng cho sự sáng suốt và hạnh phúc. Việc tôn thờ Phật Di Lặc đặc biệt phổ biến giữa thế kỷ thứ 4 và thứ 7. Hiện nay, hình ảnh của Phật Di Lặc vẫn còn xuất hiện trong những ngôi chùa khắp Trung Quốc và nhiều quốc gia khác.
2. Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành (ngày nay gọi là Cố cung), được xây dựng dưới triều nhà Minh trong suốt 16 năm (từ năm 1404 đến năm 1420), toạ lạc tại Đồng Thành, Bắc Kinh.
Với tổng diện tích xây dựng là 720 000 m2, có 980 toà nhà và được cho là bao gồm 9999 phòng Tử Cấm Thành được coi là quần thể kiến trúc cung điện có quy mô lớn nhất thế giới. Nơi đây từng là hoàng cung của các hoàng đế Trung Hoa từ triều Minh đến cuối triều Thanh, là trung tắm chính trị, kinh tế, văn hoá của Trung Quốc suốt hơn 500 năm (từ năm 1420 đến năm 1924).
Năm 1987, Tử Cấm Thành được UNESCO công nhận là Di sản thế giới đồng thời còn được tổ chức này xếp vào danh sách các công trình kiến trúc cổ bằng gỗ được bảo tồn lớn nhất thế giới.
3. Các phát minh về kĩ thuật của Trung Quốc thời Đường – Tống
- Thuốc súng: Qua việc luyện thuốc trường sinh, người Trung Quốc đã tinh cờ phát hiện thuốc súng (thế kỉ VII). Nhưng người Trung Quốc chủ yếu dùng để chế tạo pháo hoa.
` - Kĩ thuật in: Năm 1044, Tất Thăng đã phát minh ra chữ in rời, chấm dứt thời kì chép tay tốn nhiều thời gian và sức lực. Nhờ đó, đời Tống ở Trung Quốc, người ta có thể mua sách dễ dàng với giá rẻ.
- La bàn nam châm: Ra đời giữa thế kỉ XI và năm 1120 bắt đầu được sử dụng phổ biến để đi biển.
(Ba phát minh này cùng phát minh ra giấy thời Hán của Thái Luân đã tạo nên “Tứ đại phát minh” của người Trung Quốc)
- Đồ sứ: Thời Đường - Tống, người Trung quốc đã phát minh ra đồ sứ và đạt đỉnh cao thời Minh - Thanh.
- Tiến giấy: Ra đời khoảng cuối thế kỉ VIII, đầu thế kỉ IX. Ban đầu, người ta gọi là phi tiền (tiền bay) vì nó nhẹ đến nỗi gió có thể thổi bay khỏi tay.
KÝ DUYỆT |
|
TỔ CHUYÊN MÔN |
BAN GIÁM HIỆU |
………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. |
………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. |
Ngày soạn: / /2022
BÀI 6. KHÁI LƯỢC TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ TRUNG QUỐC
TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
(Thời gian thực hiện: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Lập được Sơ đồ Tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh).
- Nêu được những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.
- Mô tả được sự phát triển kinh tế dưới thời Minh - Thanh.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, nhận xét, đánh giá vấn đề và liên hệ thực tiễn.
b) Năng lực đặc thù
- Tìm hiểu lịch sử: Giải mã được các tư liệu lịch sử (kênh chữ và kênh hình) có trong bài học.
- Nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Lập được sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (các thời Đường, Tổng, Nguyên, Minh, Thanh).
+ Nêu được những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.
+ Mô tả được sự phát triển kinh tế dưới thời Minh – Thanh.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học, liên hệ với thực tiễn lịch sử phát triển kĩ năng sưu tầm tài liệu, thông tin để giải quyết câu hỏi 3 trong nội dung Luyện tập – Vận dụng “Mô tả về nghề sản xuất gốm sứ nổi tiếng ở trấn Cảnh Đức".
3. Về phẩm chất
Giáo dục phẩm chất nhân ái, căm ghét cái xấu, lên án chiến tranh phi nghĩa.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu học tập cho HS;
- Một số tranh ảnh, lược đồ (Trung Quốc thời phong kiến) được phóng to (để trình chiếu), một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học;
- Máy tính, máy chiếu (tivi), bài powerpoit.
2. Học sinh
- SGK;
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung:
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, kĩ thuật dùng bảng câu hỏi KWL.
+ Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
- HS:
+ Suy nghĩ, thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV chiếu Bảng câu hỏi KWL yêu cầu HS thực hiện trên Phiếu học tập: ? Hãy viết một điều liên quan đến những từ, cụm từ về Trung Quốc thời phong kiến dưới đây: |
|
|
|
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn; HS quan sát, suy nghĩ hoàn thiện Phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu; HS trình bày. Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt vào bài mới: Tiến trình phát triển của lịch sử Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX là các triều đại phong kiến nối tiếp nhau, hết thịnh hồi suy, thống nhất hồi phân tán. Trong hơn 12 thế kỷ đó, lịch sử Trung Quốc đã trải qua các thời kỳ nào ? Những biểu hiện nào cho thấy sự thịnh vượng của thời Đường ? Kinh tế thời Minh - Thanh phát triển như thế nào ? Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng khám phá. HS lắng nghe, tiếp nhận. |
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Mục 1. Khái lược tiến trình lịch sử của Trung Quốc
từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX
a. Mục tiêu: HS nắm được các triều đại cơ bản, thời gian tồn tại của từng triều đại.
b. Nội dung:
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tư liệu lịch sử, phương pháp nêu vấn đề, thuyết trình,...
+ Tổ chức cho HS làm việc nhóm.
- HS: Suy nghĩ, trao đổi, vẽ sơ đồ theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Sơ đồ Tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX: Các triều đại cơ bản, thời gian tồn tại của từng triều đại (đúng, khoa học/sáng tạo, đẹp).
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV cho HS đọc thông tin trong GSK, thực hiện yêu cầu: ? Thời kì này gắn liền với những triều đại nào ? Có mấy triều đại ngoại tộc ? Vì sao gọi là triều đại ngoại tộc ? ? Hãy lập sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỳ VII đến giữa thế kỳ XIX (từ thời Đường đến thời Thanh) ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS; HS suy nghĩ, trao đổi, vẽ sơ đồ Tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX. GV lần lượt chiếu các lược đồ Trung Quốc thời phong kiến kết hợp hình 6.1. (SGK) mở rộng (sự ra đời, nối tiếp của các triều đại Trung Quốc): Cuối nhà Tùy, tình hình rối ren. Sau khi Tùy Dượng Đế chết, năm 618 Lý Uyên xưng Hoàng đế, đặt tên nước là Đường. Năm 847, cuộc khởi nghĩa nông dân do Hoàng Sào lãnh đạo làm nhà Đường suy sụp. Đến năm 960, Triệu Khuông Dẫn dẹp tan các thế lực phong kiến đối lập, lập ra nhà Tống. Đầu thế kỷ XIII, trên thảo nguyên Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn lên ngôi Đại Hãn (tiếng Mông Cổ tức là "vua của cả thế giới"), tiến đánh Bắc Trung Quốc.
Sau đó Hốt Tất Liệt diệt Nam Tống, lên ngôi Hoàng đế, thiết lập triều Nguyên ở Trung Quốc vào năm 1279. Giữa thế kỷ XIV, Chu Nguyên Chương, lãnh tụ của phong trào nông dân, lật đổ nhà Nguyên, lên ngôi hoàng để lập ra nhà Minh vào năm 1368. Năm 1644 tộc người Mãn ở phương Bắc kéo vào xâm lược nước Minh, lập ra nhà Thanh (1644 - 1911). Vua, quan Nhà Thanh cưỡng bức nhân dân phải theo phong tục của người Mãn, đưa ra nhiều chính sách áp bức dân tộc tàn bạo. Do đó, các cuộc khởi nghĩa, chống đối ngày một nhiều, làm cho triều đại ngày càng suy yếu. Nhân cơ hội đó, tư bản phương Tây đua nhau nhòm ngó, xâm lược Trung Quốc. Nhà Thanh bất lực, dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến. HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. Bước 3: Báo cáo, thảo luận |
|
GV gọi HS trình bày sản phẩm của mình trước lớp. HS trình bày; HS các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá kết quả hoạt động của HS. GV chiếu lược đồ, chốt ý: |
Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX, Trung Quốc đã trải qua các triều đại lớn: - Nhà Đường (618 - 907); - Thời Ngũ Đại (907 - 960); - Nhà Tống (960 – 1279); - Nhà Nguyên (1271 – 1368); - Nhà Minh (1368 – 1644); - Nhà Thanh (1644 – 1911). |
|
|
- Nhà Đường, nhà Tống và nhà Minh và những triều đại phát triển rực rỡ cả về chính trị kinh tế và văn hóa. Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. Từ giữa thế kỉ XIX nhà Thanh ngày càng suy yếu, Trung Quốc đứng trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây. - Trong đó, có 2 triều đại không phải do người Hán lập nên là triều nhà Nguyên (do người Mông Cổ thành lập) và triều nhà Thanh (do người Mãn thành lập). HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. |
|
2.2. Mục 2. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường
a. Mục tiêu: HS nắm được nội hàm khái niệm “thịnh vượng”, nêu (mô tả) được biểu hiện thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường cả về chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội.
b. Nội dung:
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, động não, đàm thoại, sử dụng tư liệu, di sản văn hóa, kể chuyện,…
+ Tổ chức cho HS làm việc cá nhân/nhóm.
- HS: Làm việc cá nhân/nhóm trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS (Biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội).
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập Trước hết, GV đặt câu hỏi động não cho HS suy nghĩ trả lời: ? Em hiểu thế nào là "Thịnh vượng" ? - Thịnh vượng: Là quốc gia có kinh tế, văn hóa phát triển, chính trị lành mạnh và xã hội yên ổn. Sau đó, GV chiếu yêu cầu thảo luận nhóm: ? Hãy mô tả biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường (về kinh tế và xã hội) ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ |
|
GV dẫn dắt gợi ý: GV chiếu mô hình phục dựng 6.2, yêu cầu:
? Hãy mô tả những gì em thấy trong bức hình ? - Nhà cửa san sát với những cửa hàng bán các sản phẩm khác nhau; - Người trong chợ đi lại tấp nập, có những con ngựa thổ hàng, có cả những con lạc đà. - Nhiều cửa hàng bày hàng ra tận cửa để bản,...). ? Em có nhận xét gì về những điều quan sát được ? - Cho thấy Trường An thời bấy giờ thật sự rất phát triển, đúng là trung tâm buôn bán, giao thương lớn nhất, nơi khởi đầu của con đường tơ lụa; - Không chỉ buôn bán với thương nhân trong nước mà cả với thương nhân nước ngoài (việc xuất hiện những con lạc đà thổ hàng; những người mua bán mặc trang phục không phải của người Trung Quố,…). GV mở rộng, nói thêm về Bảo tàng Chợ Tây Trường An (xem ở phần tư liệu). GV chiếu đoạn tư liệu 6.3, yêu cầu:
? Cụm từ nào cho thấy nông nghiệp được mùa lớn ? - Gạo mỗi đầu bốn năm tiền, khách đi đường mấy nghìn dặm không cần mang theo lương thực. ? Cụm từ nào cho thấy chăn nuôi cũng phát triển ? - ngựa, bò đầy đồng. ? Cụm từ nào cho thấy xã hội yên bình, dân cư sống yên ổn ? - cổng ngoài mấy tháng không đóng. ? Thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Đường phát triển như thế nào ? - Thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển. GV chiếu tư liệu 6.4:
GV giới thiệu: Bản sao tác phẩm "Đảo luyện đồ" của Trương Huyên (713 - 755) thời Đường mô tả cảnh phụ nữ đang giã tơ tằm, làm quần đảo mùa đông cho binh lính phòng thủ ở biên thùy. -> Tơ lụa thời Đường rất phát triển -> "Con đường tơ lụa". GV mở rộng về "Con đường tơ lụa" (xem ở phần tư liệu). ? Nguyên nhân nào đưa đến sự phát triển kinh tế dưới thời Đường ? - Đó là do các chính sách, biện pháp tiến bộ của các vua đầu triều Đường (đặc biệt là Đường Thái Tông) nên chính trị ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá khởi sắc, xã hội yên vui. |
|
Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV gọi HS trình bày sản phẩm của mình trước lớp. HS trình bày; HS các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định GV rút ra kết luận: Buổi đầu thời Đường (Thế kỷ VII - VIII), Trung Quốc thật sự là một quốc gia thịnh vượng. HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. |
- Chính trị: + Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện, quan lại hầu hết tuyển chọn qua thi cử, có thực tài; + Lãnh thổ mở rộng gần gấp đôi thời nhà Hán). - Kinh tế: Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển, liên tiếp nhiều năm được mùa lớn. - Xã hội: Ổn định, không trộm cắp, giết người (cổng ngoài mấy tháng không đóng). |
2.3. Mục 3. Sự phát triển kinh tế thời Minh - Thanh |
a. Mục tiêu: HS phải mô tả được những biểu hiện sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh trên cả 3 lĩnh vực: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
b. Nội dung:
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng di sản, thuyết trình,…
+ Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- HS: Làm việc nhóm trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS (những biểu hiện sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh trên cả 3 lĩnh vực: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp).
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV chiếu yêu cầu thảo luận nhóm: ? Em hãy mô tả những biểu hiện của sự phát triển kinh tế dưới thời Minh - Thanh ? ? Nguyên nhân nào đưa tới sự phát triển đó ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn; HS xác định yêu cầu, trao đổi nhóm để trả hoàn thiện Phiếu bài tập. GV khắc sâu thêm về sự phát triển của kinh tế dưới thời Minh - Thanh bằng các hoạt động cung cấp tư liệu, yêu cầu HS quan sát để trả lời những câu hỏi nhỏ của GV. GV giới thiệu Hình 6.5:
? Hình ảnh cho biết em điều gì ? - Một chiếc bát sứ men xanh nông thời nhà Minh (1368-1644 CN). Trang trí phù điêu màu trắng cho thấy những chú chim biết hót trên những cành đào nở hoa. Từ trung tâm đồ sứ Jingdezhen, Trung Quốc. Đường kính: 17,8 cm. 1573-1620 CN. (Bảo tàng Anh, Luân Đôn). Sau đó yêu cầu HS quan sát hình 6.6 trả lời câu hỏi:
? Em thấy những gì trong bức tranh ? - Dưới sông: hàng trăm thuyền lớn nhỏ, qua lại tấp nập kẹt cả một khúc sông, những người chèo thuyền dáng vẻ tất bật. - Trên bờ: nhà cửa, cửa hàng khang trang, san sát,... ? Theo em, bức lễ tranh cho biết điều gì ? - Cho thấy hoạt động nội thương thời Càn Long rất phát triển, mọi người được tự do đi lại, kinh doanh, buôn bản,… |
|
||||||||||||
Bước 3: Báo cáo, thảo luận Sau khi HS hoàn thành Phiếu học tập, GV yêu cầu HS trả lời. HS trình bày; HS các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá kết quả hoạt động của HS. GV nhận xét, bổ sung và chốt ý (nhấn mạnh: Từ cuối thời Minh trở đi, chỉ có nội thương tiếp tục phát triển, nhà nước ngày càng quản lí chặt chẽ các hoạt động buôn bán với bên ngoài). HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. |
- Nông nghiệp: Gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. + Luân canh cây trồng, nhập nhiều giống cây mới. + Xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh (ngũ cốc / chè, bông, …). - Thủ công nghiệp: Phát triển đa dạng. + Các nghề nổi tiếng: Dệt tơ lụa, làm đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,… + Các xưởng thủ công xuất hiện khăp nơi. + Thời nhà Thanh hình thành những khu vực chuyên môn hóa sản xuất, đông đảo người làm thuê (nghề làm đồ sứ ở Cảnh Đức - Giang Tây, nghề dệt ở Tô Châu,…). - Thương nghiệp: + Phát triển mạnh. + Cuối triều Minh, hạn chế ngoại thương. |
||||||||||||
3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã được lĩnh hội ở Hoạt động Hình thành kiến thức mới vào việc làm bài tập cụ thể. b. Nội dung: - GV: Giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. - HS: Làm bài tập cá nhân. Trong quá trình làm việc có thể trao đổi với bạn hoặc thầy/cô giáo. c. Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập. d. Tổ chức thực hiện: |
|||||||||||||
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV giao bài cho HS (Bài tập 1,2- SGK trang 29): 1. Tại sao nói thời Đường là thời kì thịnh vượng của phong kiến Trung Quốc ? 2. Hãy hoàn thành bảng thống kê về sự phát triển kinh tế thời Đường và Thời Minh - Thanh theo mẫu dưới đây. Điểm khác biệt nổi bật nhất của kinh tế thời Minh - Thanh so với thời Đường là gì ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS từ những biểu hiện sự thịnh vượng ở thời Đường, phải giải thích được vì sao thời Đường là thời kì thịnh vượng của phong kiến Trung Quốc. - Đó là do các chính sách, biện pháp tiến bộ của các vua đầu triều Đường (đặc biệt là Đường Thái Tông) nên chính trị ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá khởi sắc, xã hội yên vui). |
|
||||||||||||
Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trình bày. HS trình bày; HS khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét bài làm của HS, chốt nội dung. HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
|
Câu 1. a) Biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường (Như mục 2) b) Nguyên nhân phát triển Đó là do các chính sách, biện pháp tiến bộ của các vua đầu triều Đường (đặc biệt là Đường Thái Tông) nên chính trị ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá khởi sắc, xã hội yên vui. Câu 2. - Thống kê về sự phát triển kinh tế thời Đường và Thời Minh - Thanh |
||||||||||||
|
|||||||||||||
|
- Điểm khác biệt nổi bật nhất về kinh tế ở thời Minh – Thanh so với thời Đường là đã xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa (nổi bật nhất thể hiện trong các xưởng thủ công được chuyên môn hoá cao, thuê lượng nhân công lớn). |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Phát triển năng lực của HS thông qua yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
b. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà.
- HS hoạt động nhóm hoàn thiện bài tập.
c. Sản phẩm: Bài tập nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
GV giao bài cho HS (Bài tập 3 - SGK trang 29): Thời Minh – Thanh, trận Cảnh Đức (Giang Tây) trở thành kinh đô đồ sử của Trung Quốc. Em hãy sưu tầm tư liệu trên sách báo, internet, viết 1 bài khoảng 15 dòng giới thiệu về nghề làm đồ sứ ở Cảnh Đức (Gợi ý tham khảo trang web: http:inghethuatyua. com/lich-su-phat-trien-va-quytrinh-san-xuat-do-su-canh-duc-tran
Gợi ý trả lời: Trên cơ sở tham khảo trang web đã cho và 1 vài trang web khác như: https://songnguhoathaotra.com/su-linh-lung-canh-duc-tran/;
https://www.vietnamplus.vn/kham-pha-nghe-thuat-san-xuat-gom-su-doc-dao-cua-trung-quoc/574443.vnp
GV hướng dẫn HS về nhà làm câu này vào vở bài tập, viết về nghề sứ ở Cảnh Đức theo đề cương:
1. Lịch sử hình thành và phát triển của nghề gốm sứ ở Cảnh Đức.
2. Những đặc điểm nổi bật của sứ Cảnh Đức.
3. Nghề sứ ở Cảnh Đức hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chợ Tây Trường An
Tư liệu 6.2 trong bài là mô hình phục dựng 1 góc chợ Tây Trường An (1 trong 2 chợ lớn nhất ở Trung Quốc dưới thời Đường). Mô hình này nằm trong bảo tàng chợ Tây Trường An – một bảo tàng tư nhân được xây dựng trên nền địa điểm ban đầu của khu chợ cổ. Với diện tích trưng bày khoảng 8.000 m, bảo tàng có rất nhiều di vật văn hoá được khai quật từ khu chợ cổ, phản ánh sự buôn bán tấp nập, sự bùng nổ giao thương với nước ngoài trong thời nhà Đường và sự phát triển của con đường Tơ lụa. Trong số các đồ vật trưng bày, có nhiều đồ gốm, đồ đồng, các sản phẩm lụa và tiền cổ.
2. Trấn Cảnh Đức – kinh đô đồ sứ của Trung Quốc
Trấn Cảnh Đức nằm ở phía đông bắc tỉnh Giang Tây, giáp Chiết Giang, An Huy (Trung Quốc) là một nơi có lịch sử văn hoá lâu đời và ngày nay là một trong những địa điểm thu hút du lịch hàng đầu của Trung Quốc. Gốm sứ ở đây có lịch sử hơn 1 700 năm, Đồ sứ của trấn Cảnh Đức thường có chất lượng tốt, tạo hình tinh xảo, hoa văn trang trí đa dạng, chủng loại phong phú, phong cách độc đáo, trong đó nổi bật là sứ trắng với hơn 3 000 sản phẩm tuyệt mĩ, được ví là: “trắng như ngọc, sáng như gương, mỏng như giấy và vang như chuông". Ngày nay, gốm cổ nguồn gốc trấn Cảnh Đức vẫn được các nhà sưu tầm trên thế giới săn lùng. Năm 2016, một chiếc bình rồng sứ trắng xanh thời Minh đã bán được khoảng 18 triệu đô-la Mỹ tại Hồng Công.
Kĩ thuật sản xuất gốm ở trấn Cảnh Đức đã được Trung Quốc xếp hạng là Di sản phi vật thể quốc gia và đã được lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
3. Con đường tơ lụa
Con đường tơ lụa là một mạng lưới các tuyến đường thương mại được thành lập khi nhà Hán ở Trung Quốc chính thức mở cửa giao thương với phương Tây vào năm 130 trước Công nguyên, trải dài từ châu Á đến Địa Trung Hải, đi qua Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập, Hy Lạp và Ý.
Được mệnh danh là Con đường tơ lụa vì con đường này diễn ra hoạt động buôn bán tơ lụa trong thời kì đó. Loại vải có giá trị này có nguồn gốc từ Trung Quốc, ban đầu có sự độc quyền sản xuất cho đến khi bí mật về cách làm ra nó được lan rộng. Ngoài lụa, tuyến đường cũng tạo điều kiện cho việc buôn bán các loại vải, gia vị, ngũ cốc, trái cây và rau củ, da động vật, gỗ, kim loại, đá quý và các mặt hàng khác có giá trị.
Các tuyến đường của Con đường Tơ lụa được sử dụng cho đến năm 1453 sau Công nguyên, khi Đế chế Ottoman tẩy chay thương mại với Trung Quốc và đóng cửa chúng.
Năm 2013, Trung Quốc tuyên bố kế hoạch sẽ hồi sinh Con đường tơ lụa, kết nối với hơn 60 quốc gia ở châu Á, châu Âu, châu Phi và Trung Đông.
KÝ DUYỆT |
|
TỔ CHUYÊN MÔN |
BAN GIÁM HIỆU |
………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. |
………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. |
Ngày soạn: / /2022
BÀI 7. CÁC THÀNH TỰU VĂN HÓA CHỦ YẾU CỦA TRUNG QUỐC
TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
(Thời gian thực hiện: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Giới thiệu được những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX (Nho giáo, sử học, kiến trúc,…).
- Nhận xét được những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, nhận xét, đánh giá vấn đề và liên hệ thực tiễn.
b) Năng lực đặc thù
- Tìm hiểu lịch sử: Giải mã các tư liệu lịch sử có trong các tư liệu 7.1, 7.2, 7.3 và trong mục "Em có biết" dưới sự hướng dẫn của GV để nắm bắt được những nội dung cơ bản về thành tựu tiêu biểu của văn hoá Trung Quốc.
- Nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Giới thiệu được những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (Nho giáo, sử học, kiến trúc,...).
+ Nhận xét được những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Giải thích được vì sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc.
+ Biết sưu tầm, chọn lọc tư liệu, khai thác thông tin để giới thiệu về một công trình kiến trúc tiêu biểu của Trung Quốc thời phong kiến mà HS yêu thích.
3. Về phẩm chất
- Giáo dục phẩm chất nhân ái, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, yêu thiên nhiên, yêu di sản.
- Củng cố năng lực giao tiếp, hợp tác trong các hoạt động nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu học tập cho HS;
- Một số tranh ảnh được phóng to (để trình chiếu), một số tài liệu tham khảo gắn với nội dung bài học;
- Máy tính, máy chiếu (tivi), bài powerpoit.
2. Học sinh
- SGK;
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung:
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình,…
+ Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
- HS:
+ Suy nghĩ để trả thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV mở cho HS nghe một đoạn nhạc phim Tây du kí: "Đường chúng ta đi" (Cảm vấn lộ tại hà phương), yêu cầu HS trả lời: ? Đoạn nhạc có quen không ? ? Trình bày sự hiểu biết của em về nội dung đoạn nhạc này ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn; HS suy nghĩ thực hiện yêu cầu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận HS trình bày. Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, giới thiệu: Đây là đoạn nhạc trong phim "Tây du ký" của Ngô Thừa Ân: Viết về nhà sư Huyền Trang và các đồ đệ tìm đường sang Tây Trúc (Ấn Độ) lấy kinh Phật. Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt vào bài mới: Trên nền tảng những thành tựu rực rỡ của văn hóa thời cổ đại, từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX, văn hóa Trung Quốc tiếp tục phải triển và đạt đến đỉnh cao trên nhiều lĩnh vực. Vậy đó là những thành tựu gì ? Trên những thu vực nào ? Thành tựu nào có ảnh hương tới sự phát triển của văn minh nhân loại ? Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng khám phá). HS lắng nghe, tiếp nhận. |
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Mục 1. Nho giáo
a. Mục tiêu:
- HS khai thác và sử dụng được thông tin trong bài, trong mục “Em có biết”, quan sát và mô tả những điều trông thấy trong bức tranh 7.1. Từ đó, rút ra kết luận: Nho giáo chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội trên cơ sở Tam cương, Ngũ thường, Tam tòng, Tứ đức).
- HS phải nêu được: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc bởi nó giúp ổn định trật tự xã hội trên cơ sở những nguyên tắc mà bắt buộc mọi tầng lớp trong xã hội phải tuân theo,…
b. Nội dung:
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, thảo luận, vấn đáp, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tư liệu, thuyết trình,…
+ Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- HS: Làm việc nhóm trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV chiếu hình 7.1 cho HS quan sát hình, khai thác thông tin trong SGK (Mục "Em có biết"), thảo luận trả lời câu hỏi:
? Quan sát và mô tả những điều em trông thấy trong bức tranh ? Từ đó rút ra kết luận gì ? ? Nêu những nội dung cơ bản của Nho giáo ? Vì sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn; HS xác định yêu cầu và suy nghĩ trả lời câu hỏi. Trong quá trình dạy học, GV đặt câu hỏi và giải thích thêm: ? Em có biết nội dung của "Tam cương, Ngũ thường" là gì ? - Đó là quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, vợ - chồng; về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín,… được coi là giường mối, kỷ cương của đạo đức phong kiến. ? Nêu những nội dung cơ bản của Nho giáo ? Vì sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến ? - Nho giáo chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội trên cơ sở Tam cương, Ngũ thường, Tam tòng, Tứ đức. - Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc bởi nó giúp ổn định trật tự xã hội trên cơ sở những nguyên tắc mà bắt buộc mọi tầng lớp trong xã hội phải tuân theo, ... |
|
Bước 3: Báo cáo, thảo luận Sau khi học sinh thảo luận xong, GV gọi đại diện từng nhóm trả lời. HS trình bày; HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét và chốt lại ý. HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
|
- Nho giáo chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội trên cơ sở Tam cương, Ngũ thường, Tam tòng, Tứ đức. - Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc bởi nó giúp ổn định trật tự xã hội trên cơ sở những nguyên tắc mà bắt buộc mọi tầng lớp trong xã hội phải tuân theo,… |
2.2. Mục 2: Văn học, sử học
a. Mục tiêu:
- HS kể tên được 3 nhà thơ nổi tiếng nhất thời Đường và tên của 4 tác phẩm văn học nổi tiếng.
- HS kể được các bộ Sử và 2 bộ Bách khoa toàn thư nổi tiếng của Trung Quốc.
b. Nội dung:
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, thảo luận, vấn đáp, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tư liệu, kể chuyện, thuyết trình,…
+ Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- HS: Làm việc nhóm trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS khai thác thông tin trong SGK để hoàn thiện phiếu học tập: ? Hãy thống kê những thành tựu về văn học, sử học ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn; HS xác định yêu, trao đổi thảo luận, hoàn thiện phiếu học tập. GV nhấn mạnh hai thành tựu tiêu biểu về văn học có ảnh hưởng lớn đến sáng tác và thưởng thức văn học hiện nay, đó là thơ Đường và Tiểu thuyết chương hồi. GV mở rộng thêm về 2 nhà thơ lớn thời Đường: Đỗ Phủ và Lý Bạch bằng cách đọc cho HS nghe 2 bài thơ tiêu biểu của 2 ông, sau đó cho HS trả lời câu hỏi: ? Rút ra nhận xét về 2 phong cách sáng tác khác nhau của 2 nhà thơ này ? ? Em biết gì về "Tứ đại danh tác" của Trung Quốc ? GV cho HS đọc thông tin phần "Kết nối với văn hóa" và đặt câu hỏi: ? Các em đã từng đọc hoặc từng nghe về những tiểu thuyết này chưa ? Hãy kể vắn tắt nội dung một trong bốn cuốn tiểu thuyết đó. Gợi ý: + "Thủy hử" của Thi Nại Am: Kể lại cuộc khởi nghĩa nông dân ở Lương Sơn Bạc do Tống Giang lãnh đạo; + "Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung: Miêu tả cuộc đấu tranh của ba nước Ngụy, Thục, Ngô; + "Tây du ký" của Ngô Thừa Ân: Viết về nhà sư Huyền Trang và các đồ đệ tìm đường sang Tây Trúc (Ấn Độ) lấy kinh Phật; + "Hồng lâu mộng" của Tào Tuyết Cần: Xoay quanh chuyện tình trắc trở giữa hai anh em con cô, con cậu là Gia Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, qua đó mô tả cuộc sống nhiều mặt của một đại gia đình quý tộc thời Minh,… GV: Ở lớp 6, các em đã biết về Tư Mã Thiên với bộ Sử kí, đến đời Đường, các hoàng đế lập cơ quan biên soạn lịch sử gọi là "Sử quán". Đây là bước tiến mới và góp phần dẫn đến sự ra đời nhiều bộ sử lớn có giá trị đến ngày nay. |
|
||||||
Bước 3: Báo cáo, thảo luận Đại diện các nhóm trình bày. HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét và chốt lại ý. HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. |
a) Văn học: đạt được nhiều thành tựu ở các thể loại (Thơ, từ, phú, kịch, tiểu thuyết). - Thời Đường, xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. - Từ thời Nguyên đến thời Thanh: xuất hiện nhiều tiểu thuyết đồ sộ, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn học các nước khác. "Tứ đại danh tác": + "Thủy hử" của Thi Nại Am. + "Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung. + "Tây du ký" của Ngô Thừa Ân. + "Hồng lâu mộng" của Tào Tuyết Cần. b) Sử học: Từ thời Đường, các cơ quan chép sử được thành lập, nhiều bộ sử lớn được biên soạn… |
2.2. Mục 3: Kiến trúc, điêu khắc, hội họa
a. Mục tiêu:
- HS làm rõ thêm đặc điểm về kiến trúc và điêu khắc của Trung Quốc (đồ sộ, hoành tráng, đa dạng, chủ yếu từ đá và gỗ,...).
- HS kể tên được các thành tựu trên 3 lĩnh vực: kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ và rút ra được nhận xét chung.
b. Nội dung:
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, thảo luận, vấn đáp, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tư liệu, kể chuyện, thuyết trình,…
+ Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- HS: Làm việc nhóm trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV chiếu tư liệu 7.2 và 7.3, yêu cầu HS quan sát để hoàn thiện phiếu bài tập: ? Kể tên các thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật Trung Quốc thời phong kiến và nêu nhận xét của em về những thành tựu đó ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn; HS trao đổi thảo luận, hoàn thiện phiếu học tập. Trong quá trình dạy học, GV đặt câu hỏi và giải thích về tư liệu 7.2 và 7.3
|
|
(Xem phần tư liệu tham khảo) Bước 3: Báo cáo, thảo luận Đại diện các nhóm trả lời. HS nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét và chốt lại ý. HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. |
Nghệ thuật Trung Quốc thời phong kiến đạt đến trình độ cao với phong cách độc đáo trên cả 3 lĩnh vực: - Kiến trúc: khác với phương Tây, kiến trúc Trung Quốc chú trọng chiều rộng hơn là chiều cao và rất đa dạng về loại hình; nhiều kiến trúc rất hoành tráng như: + Tử Cấm Thành được coi là quần thể kiến trúc cung điện lớn nhất và đẹp nhất Trung Quốc; + Thập Tam lãng là quần thể lăng tẩm lớn nhất Trung Quốc; + Vạn Lý Trường Thành – bức thành dài nhất thế giới; + Chùa Thiên Ninh – chùa có ngôi tháp cổ xây bằng gạch cao nhất thế giới; - Hội hoạ: phong phủ về chất liệu: bích hoạ (vẽ trên tường); bạch hoạ (vẽ trên lụa); bản hoạ (vẽ trên giấy),... trong đó nổi tiếng nhất là tranh vẽ bằng mực tàu; - Điêu khắc: phong phú về đề tài và chất liệu (thạch điêu, mộc điều) tiêu biểu là tượng Phật trên núi Lạc Sơn,… |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã được lĩnh hội ở Hoạt động Hình thành kiến thức mới vào việc làm bài tập cụ thể.
b. Nội dung:
- GV: Giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập.
- HS: Làm bài tập cá nhân. Trong quá trình làm việc có thể trao đổi với bạn hoặc thầy/cô giáo.
c. Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV giao bài cho HS (Bài tập 1 - SGK trang 32): Hoàn thành bảng thống kê các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc theo mẫu dưới đây:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn; HS xác định yêu cầu của đề bài, suy nghĩ cá nhân để làm bài tập. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trình bày. HS trình bày; HS khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). |
|
||||||
|
|||||||
Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét bài làm của HS, chốt nội dung. HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. GV hỏi thêm HS: ? Ngoài những thành tựu về văn hóa kể trên, thời kỳ này Trung Quốc còn có những thành tựu khoa học, kĩ thuật tiêu biểu nào ? HS trả lời; HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu có). GV nhận xét, bổ sung - nếu cần (xem phần tư liệu). |
|
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Phát triển năng lực của HS thông qua yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
b. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà.
- HS hoạt động nhóm hoàn thiện bài tập.
c. Sản phẩm: Bài tập nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
GV giao bài cho HS (Bài tập 2 - SGK trang 32):
? Hãy tìm hiểu một số công trình kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến mà em yêu thích.
GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tượng Phật khắc trên núi đá cao nhất thế giới
Nằm cách thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc 160 km về phía nam, bức tượng Lạc Sơn Đại Phật hơn 1.300 tuổi được tạc vào núi Lăng Vân là tượng Phật làm bằng đá lớn nhất thế giới.
Bức tượng tạc một tu sĩ đang mỉm cười, dáng ngồi bình thản, hai tay để trên đầu gối, mắt nhìn chăm chú qua sông.
Tượng cao 71 mét, phần đầu cao 15 mét, vai rộng 28 mét, lông mày dài 5,5 mét, mũi cao 6 mét, tai dài 7 mét có khả năng giữ hai người bên trong. Trong tư thế đứng thẳng, tượng Phật sẽ ngang bằng với tượng Nữ thần Tự do của Mỹ. Phật ngồi ở tư thế đối xứng, tạo ra cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái.
Đây được cho là tượng Phật Di Lặc, đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni, tượng trưng cho sự sáng suốt và hạnh phúc. Việc tôn thờ Phật Di Lặc đặc biệt phổ biến giữa thế kỷ thứ 4 và thứ 7. Hiện nay, hình ảnh của Phật Di Lặc vẫn còn xuất hiện trong những ngôi chùa khắp Trung Quốc và nhiều quốc gia khác.
2. Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành (ngày nay gọi là Cố cung), được xây dựng dưới triều nhà Minh trong suốt 16 năm (từ năm 1404 đến năm 1420), toạ lạc tại Đồng Thành, Bắc Kinh.
Với tổng diện tích xây dựng là 720 000 m2, có 980 toà nhà và được cho là bao gồm 9999 phòng Tử Cấm Thành được coi là quần thể kiến trúc cung điện có quy mô lớn nhất thế giới. Nơi đây từng là hoàng cung của các hoàng đế Trung Hoa từ triều Minh đến cuối triều Thanh, là trung tắm chính trị, kinh tế, văn hoá của Trung Quốc suốt hơn 500 năm (từ năm 1420 đến năm 1924).
Năm 1987, Tử Cấm Thành được UNESCO công nhận là Di sản thế giới đồng thời còn được tổ chức này xếp vào danh sách các công trình kiến trúc cổ bằng gỗ được bảo tồn lớn nhất thế giới.
3. Các phát minh về kĩ thuật của Trung Quốc thời Đường – Tống
- Thuốc súng: Qua việc luyện thuốc trường sinh, người Trung Quốc đã tinh cờ phát hiện thuốc súng (thế kỉ VII). Nhưng người Trung Quốc chủ yếu dùng để chế tạo pháo hoa.
` - Kĩ thuật in: Năm 1044, Tất Thăng đã phát minh ra chữ in rời, chấm dứt thời kì chép tay tốn nhiều thời gian và sức lực. Nhờ đó, đời Tống ở Trung Quốc, người ta có thể mua sách dễ dàng với giá rẻ.
- La bàn nam châm: Ra đời giữa thế kỉ XI và năm 1120 bắt đầu được sử dụng phổ biến để đi biển.
(Ba phát minh này cùng phát minh ra giấy thời Hán của Thái Luân đã tạo nên “Tứ đại phát minh” của người Trung Quốc)
- Đồ sứ: Thời Đường - Tống, người Trung quốc đã phát minh ra đồ sứ và đạt đỉnh cao thời Minh - Thanh.
- Tiến giấy: Ra đời khoảng cuối thế kỉ VIII, đầu thế kỉ IX. Ban đầu, người ta gọi là phi tiền (tiền bay) vì nó nhẹ đến nỗi gió có thể thổi bay khỏi tay.
KÝ DUYỆT |
|
TỔ CHUYÊN MÔN |
BAN GIÁM HIỆU |
………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. |
………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. |
Ngày soạn: / /2022
CHƯƠNG 3 ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỈ IV ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
BÀI 8.VƯƠNG TRIỀU GUP-TA
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này, giúp HS:
1. Về kiến thức
- Nêu được những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ
- Trình bày khái quát được sự ra đời về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn độ dưới vương triều Gúp-ta.
- Giới thiệu và nhận xét được một số thành tựu tiêu biểu về văn hóa Ấn Độ dưới thời vương triều Gúp-ta.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, nhận xét, đánh giá vấn đề và liên hệ thực tiễn.
b) Năng lực đặc thù
- Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
- Nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Nêu những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ
+ Rèn luyện kỹ năng miêu tả tranh ảnh lịch sử, kỹ năng so sánh, đánh giá, hợp tác.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để đánh giá và liên hệ những giá trị của thành tựu khoa học Ấn Độ thời Gúp-ta còn ảnh hưởng đến hiện tại.
3. Về phẩm chất
- Yêu nước: Có thái độ khách quan trong nhìn nhận các sự kiện và nhân vật lịch sử.
- Nhân ái: Tôn trọng văn hóa, tự do tín ngưỡng của dân tộc khác.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia hoạt động nhóm.
- Trung thực: Hiểu được Ấn Độ là một quốc gia phong kiến lớn điển hình ở phương Đông, có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển lịch sử Việt Nam.
- Trách nhiệm: Trân tọng những cống hiến của con người trong quá khứ và bảo vệ những giá trị văn hóa của nhân loại
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu học tập cho HS;
- Một số tranh ảnh, lược đồ (Ấn Độ thờ kì Gúp-ta) được phóng to (để trình chiếu), một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học;
- Máy tính, máy chiếu (tivi), bài powerpoit.
2. Học sinh
- SGK;
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung:
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Sử dụng di sản, sử dụng đồ dùng trực quan, nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình.
+ Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
- HS:
+ Xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
+ Lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm:
Hiểu biết đúng của bản thân HS về đại bảo tháp San-chi (Thời gian, triều đại xây dựng).
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV chiếu cho HS quan sát hình 1 (SGK trang 24): |
|
|
|
GV nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời: ? Nêu những hiểu biết của em về công trình kiến trúc trong bức ảnh? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu, tìm câu trả lời. HS quan sát, suy nghĩ tìm câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời (có thể đúng, có thể sai):Đây là đại báo tháp Sa chi, công trình kiến trúc tiêu biểu của Phật giáo ở Ấn Độ Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt vào bài mới: Hình trên đây là công trình kiến trúc đại bảo tháp Sa -Chi – một trong nhưng công trình kiến trúc chịu ảnh hửơng của Phật Giáo ở Ấn Độ được hoàn thành dưới Vương triều Gúp-ta . Vậy vương triều Gúp-ta ra đời như thế nào? Tình hình kinh tế, chính trị xã hội có đặc điểm gì nổi bật? Ấn Độ dưới thời vương triều Gúp-ta đã đạt được những thành tựu văn hóa tiêu biểu nào? Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng khám phá). HS lắng nghe, tiếp nhận. |
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Mục 1. Điều kiện tự nhiên
a. Mục tiêu: HS nêu được những nét chính về điều kiện tự nhiên ở Ấn Độ.
b. Nội dung:
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tư liệu lịch sử, phương pháp nêu vấn đề, thuyết trình,...
+ Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
- HS: Suy nghĩ, vẽ sơ đồ theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Nêu được những thuận lợi và khóa khăn của điều kiện tự nhiên tác động đến lịch sử Ấn độ
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV cho HS đọc thông tin trong GSK, kết hợp quan sát tranh, tổ chức cho HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu: ? Xác định lãnh thổ của Ấn Độ dưới thời vương triều Gúp – ta. ? Nêu điều kiện tự nhiên của Ấn Độ (địa hình, đồng bằng, cao nguyên, biển…) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu, thực hiện. HS suy nghĩ, quan sát lược đồ và nêu được điều kiện tự nhiên nổi bật nhất của Ấn Độ. Gv có thể gợi mở thêm cho HS ? Vì sao Ấn Độ được ví như một tiểu lục địa. ? Điều kiện tự nhiên đó đác tác động như thế nào đến sự phát triển của Ấn Độ .(thuận lợi gì cho phát triển nông nghiệp, thương nghiệp; khó khăn gì cho giáo lưu bên ngoài) Lãnh thổ Ấn Độ nằm ở khu vực Nam Á có 3 mặt giáp biển, phía bắc được chắn bởi dãy núi Himalaya ngăn cách Ấn Độ với thế giới bên ngoài nên Ấn Độ được ví như một tiểu lục địa. Vùng đồng bằng sông Ấn và Sông Hằng cung cấp lượng nước và đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Phía Nam cao nguyên Đê-can thuận lợi cho chăn nuôi gia súc. HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV cho 1 - 2 HS trình bày sản phẩm của mình trước lớp. HS trình bày, các HS còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu có). |
- Ấn Độ thuộc khu vực Nam Á, phía Bắc là dãy Himalaya. - Ba mặt giáp biển thuận lợi giao thương buôn bán. - Nông nghiệp và chăn nuôi gia sức phát triển.
|
|
|
Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS. GV chiếu lược đồ, chốt ý: HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. |
|
2.2. Mục 2. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Ấn Độ thời kì Gúp-ta
a. Mục tiêu: HS biết cách khai thác tư liệu, nội dung làm rõ thêm tình hình kinh tế, chính trị xã hội ở Ấn Độ thời kì Gupa-ta.
b. Nội dung:
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, đàm thoại, sử dụng tư liệu, kể chuyện,…
+ Tổ chức cho HS làm việc nhóm (nhóm nhỏ - nhóm đôi).
- HS: Làm việc nhóm trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV tổ chức cho HS đọc tư liệu, quan sát h8.1,8.2, 8.3, 8.4 và thông tin trong SGK, yêu cầu hoạt động nhóm: N1.Trình bày những nét chính về tình hình chính trị của Ấn Độ thời kì Gúp-ta. N2. Trình bày những nét chính về tình hình chính trị của Ấn Độ thời kì Gúp-ta N3. Trình bày những nét chính về tình hình chính trị của Ấn Độ thời kì Gúp-ta |
|
Bước 2, Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ và Báo cáo, thảo luận GV dẫn dắt HS bằng các câu hỏi gợi mở: ? Vương triều Gúp-ta được thành lập trong hoàn cảnh nào? Thời gian tồn tại? Lãnh thổ Ấn Độ thời kì Gúp-ta gồm toàn bộ Bắc Ấn, một phần Trung Ấn được thống nhất dựa trên các cuộc chiến tranh chinh phục. Con đường duy nhất nối Ấn Độ với thế giới bên ngoài chính là qua vùng thung lũng sông Ấn sẽ đưa những người Tuốc và Mông Cổ thành lập hai vương triều phong kiến lớn trong lích sử Ân Độ sau này. ? Các hình ảnh 8.2, 8.3, 8.4 cho biết người Ấn độ phát triển nghề thủ công nào? ? Hình 8.5 tìm các cụm từ miêu tả thành phần xã hội của Ấn Độ? Nhận xét về đặc điể xã hội Ấn Độ? HS thảo luận nhóm, sau đó trả lời; HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định |
a.Chính trị: - Năm 320, Ấn Độ thống nhất, vương triều Gúp-ta thành lập. - Đầu thế kỉ VI, người Hung Nô tràn vào xâm lược Bắc Ấn. - Năm 535: Vương triều Gúp-ta kết thúc.
b.Kinh
tế: Thương mại phát triển ở thành thị, các đồng tiền vàng, bạc được lưu hành rộng rãi. - Nghề luyện kim, luyện sắt, làm trang sức đạt đến đỉnh cao
Chế độ đẳng cấp: thể hiện rõ vị trí xã hội và nghề nghiệp mỗi người.
|
GV chốt lại ý những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Ấn Độ dưới thời vương triều Gúp-ta. HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. |
|
2.3. Mục 3. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu |
a. Mục tiêu: trình bày và nhận xét được những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ấn Độ thời kì Gúp-ta
b. Nội dung:
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng di sản, thuyết trình,…
+ Tổ chức cho HS hoạt động nhóm (nhóm lớn - nhóm tổ)/cá nhân.
- HS: Làm việc nhóm/cá nhân trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV cho HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm tổ để hoàn thành Phiếu học tập: ? Trình bày các thành tựu chính trên các lĩnh vực văn hóa tiêu biểu của Ấn Dộ thời kì Gúp-ta
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và hoàn thiện phiếu bài tập. GV nhấn mạnh thời kì gúp-ta là thời kì định hình và phát triển văn hóa truyền thống cổ điển Ấn Độ gắn với chữ Hin-đu, Hin đu giáo và Phật giáo GV giới thiệu thêm về công trình chùa hàng A-jan-ta được hoàn thiện vào thời gian này. Nét đặc sắc của chùa hang là những bức họa trên các vách đá và trên trần hang, có tới 500 bức thể hiện thế giới rộng lớn muôn màu muôn vẻ, từ con người đến muôn thú, cỏ cây…Chùa hang A-jan-ta được coi là những bong hoa rực rõ nhất, tiêu biểu nhất của nền nghệ thuật Ấn Độ còn tồn tại đến ngày nay. Gv giới thiệu hình 8.6. Phế tích của Trường Đại học Phật giáo Na-lam-đa (Bi-ha, Ấn Độ) và đặt câu hỏi: ?Việc Trường Đại học Phật giáo Na-lam-đa dạy tri thức về Hin đu giáo thể hiện điều gì. HS trả lời;
Trường
Đại học Phật giáo Na-lan-đa (Nalanda) dạy tri thức
về Hin-đu giáo thể hiện sự tôn trọng Hin-đu giáo,
trân trọng các kiến thức mà Hin đu giáo mang lại về
kiến thức, y học. + Những thành tựu có giá trị như thế nào đối với ngày nay ? ? Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng dến Đông Nam Á và Việt Nam như thế nào ? |
Bảng phụ 1
|
||||||||||
Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá kết quả hoạt động của HS. GV nhận xét, bổ sung và chốt ý GV chốt lại ý: Những thành tựu văn hóa mà người Ấn Độ đạt được rất toàn diện và rực rỡ trên cơ sở kế thừa những di sản văn hóa từ thời cổ đại. Đồng thời, nhiều thành tựu trong số đó có ảnh hưởng đến nhiều nước láng giềng và trở thành thành tựu của văn minh thế giới như đạo Hin đu, Phật giáo, văn học, kiến trúc… GV giới thiệu sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến các nước láng giềng, Việt Nam (Phật giáo, các công trình kiến trúc đền tháp phong cách Gúp-ta ảnh hưởng đến kiến trúc Chăm-pa cổ…). HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
|
|
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã được lĩnh hội ở Hoạt động Hình thành kiến thức mới vào việc làm bài tập cụ thể.
b. Nội dung:
- GV: Giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập.
- HS: Làm bài tập cá nhân. Trong quá trình làm việc có thể trao đổi với bạn hoặc thầy/cô giáo.
c. Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV giao bài cho HS (Bài tập 1 - SGK trang 36):
|
|
Hoàn thành bảng: Khái quát về tình hình Ấn Độ thời kì vương triều Gúp ta, theo mẫu sau:
|
|
Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. HS trình bày; HS khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét bài làm của HS, chốt nội dung. HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. |
|
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Phát triển năng lực của HS thông qua yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
b. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà.
- HS hoạt động nhóm hoàn thiện bài tập.
c. Sản phẩm: Bài tập nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV giao bài cho HS (Bài tập 4 - SGK trang 28):
?
Thành tựu văn hóa nào của Ấn Độ thời Gúp-ta còn
ảnh hưởng đến ngày nay? HS xác định yêu cầu của đề bài và trao đổi để làm bài tập. GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và lên ý tưởng. |
|
||||||||||||
Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trình bày ý tưởng của mình. HS trình bày; HS nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không tích cực hoạt động nhóm (nếu có). GV chốt định hướng nội dung; HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. GV dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau:
|
Gợi ý câu 2 thành tựu văn hóa của Ấn Độ thời Gúp-ta còn ảnh hưởng đến ngày nay: - Các tác phẩm văn học của nhà văn Kalidasa: Sakuntala, Dushyanta, Bharata, … - Các thành tựu về y học như phẫu thuật, điều chế vacxin - Các công trình kiến trúc nổi tiếng như: chùa hang Ajanta, bảo tháp Sanchi, Đền Dashavatara)
|
||||||||||||
Bảng phụ 1:
|
Ngày soạn: / /2022
BÀI 9: VƯƠNG TRIỀU HỒI GIÁO ĐÊ-LI
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này, giúp HS:
1. Về kiến thức
- Trình bày khái quát được sự ra đời về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn độ dưới thời vương triều Hồi giáo Đê -Li
- Giới thiệu và nhận xét được một số thành tựu tiêu biểu về văn hóa Ấn Độ dưới thời vương triều Hồi giáo Đê – li.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, nhận xét, đánh giá vấn đề và liên hệ thực tiễn.
b) Năng lực đặc thù
- Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu hình ảnh và tư liệu văn bản để tìm hiểu về vương triều Hồi giáo Đê – li.
- Nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Rèn luyện kỹ năng miêu tả tranh ảnh lịch sử, kỹ năng so sánh, đánh giá, hợp tác.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để tìm hiểu thêm về một số thành tựu văn hóa tiêu biểu thời vương triều Hồi giáo Đê – li.
3. Về phẩm chất
- Yêu nước: Có thái độ khách quan trong nhìn nhận các sự kiện và nhân vật lịch sử.
- Nhân ái: Tôn trọng những cống hiến của con người trong quá khứ và bảo vệ những giá trị văn hóa của nhân loại
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia hoạt động nhóm.
- Trung thực: Hiểu được Ấn Độ là một quốc gia phong kiến lớn điển hình ở phương Đông, có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển lịch sử Việt Nam.
- Trách nhiệm: Trân tọng những cống hiến của con người trong quá khứ và bảo vệ những giá trị văn hóa của nhân loại
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu học tập cho HS;
- Một số tranh ảnh, tư liệu lịch sử, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học;
- Máy tính, máy chiếu (tivi), bài powerpoit.
2. Học sinh
- SGK;
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung:
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Sử dụng di sản, sử dụng đồ dùng trực quan, nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình.
+ Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
- HS:
+ Xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
+ Lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm:
Hiểu biết đúng của bản thân HS về đồng tiền thời vương triều Đê-li).
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV chiếu cho HS quan sát hình 1 (SGK trang 24): |
|
|
|
GV nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời: ? Trình biết những hiểu biết của các em về hình ảnh trên? ? Đồng tiền trên khác gì so với đồng tiền thời kì vương triều Gúp-ta? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu, tìm câu trả lời. HS quan sát, suy nghĩ tìm câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời (có thể đúng, có thể sai):Đây là đồng tiền ở Ấn độ thời kì vương triều Hồi giáo Đê –li. Trên đồng tiền có những hình vẽ thể hiện kí hiệu chứ không phải miểu tả người như đồng tiền thời kì Gúp-ta. Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt vào bài mới: Đây là đồng tiền lưu hành dưới thời tịnh trị của vương triều Hồi giáo Đê-li ở Ấn Độ. Từ thế kỉ XIII, nền văn minh Ấn Độ đã có sự tiếp xúc mạnh mẽ với nền văn minh Hồi giáo từ sự thống trị của vương triều Hồi giáo đầu tiên ở Ấn Độ - vương triều hồi giáo Đê -li . Vậy vương triều Đê -li ra đời như thế nào? Tình hình kinh tế, chính trị xã hội có đặc điểm gì nổi bật của Ấn Độ dưới thời vương triều Đê -li đã đạt được những thành tựu văn hóa tiêu biểu nào? Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng khám phá). HS lắng nghe, tiếp nhận. |
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Mục 1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
a. Mục tiêu: HS biết cách khai thác tư liệu, nội dung làm rõ thêm sự thành lập vương triều Đê-li ở Ấn Độ; tình hình kinh tế, chính trị xã hội ở Ấn Độ thời kì vương triều Đê -li .
b. Nội dung:
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, đàm thoại, sử dụng tư liệu, kể chuyện,…
+ Tổ chức cho HS làm việc nhóm (nhóm nhỏ - nhóm đôi).
- HS: Làm việc nhóm trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV tổ chức cho HS đọc tư liệu, quan sát h8.1,8.2, 8.3, 8.4 và thông tin trong SGK, yêu cầu hoạt động nhóm: N1.Trình bày những nét chính về tình hình chính trị của vương triều Đê-li N2. Trình bày những nét chính về tình hình chính trị của vương triều Đê-li N3. Trình bày những nét chính về tình hình chính trị của vương triều Đê-li |
|
Bước 2, Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ và Báo cáo, thảo luận GV dẫn dắt HS bằng các câu hỏi gợi mở: ? Vương triều Đê-li được thành lập trong hoàn cảnh nào? Thời gian tồn tại? ? Tại sao gọi là vương triều Đê-li? Từ cuối thế kì XII, người gốc Thổ Nhĩ kì đã chiếm Bát-đa, lập ra vương quốc Hồi giáo, xâm lược Ấn Dộ. Đầu thế kỉ XIII, các tướng lĩnh Hồi giáo chiếm miền Bắc Ấn lập ra vương quốc riêng, lấy Dê-li làm kinh đô nên lịch sử gọi là thời kì Đê-li. Nghĩa tiếng Ba tư là: thờ kì “vương quốc Hồi giáo gốc Thổ đóng đô ở Đê-li( vương triều Hồi giáo Đê-li). Đây là vương triều ngoại tộc đầu tiên ở Ấn Độ. Gv có thể mở rộng thêm: Hồi giáo ra đời vào thế kỉ thứ VII tại Ả rập và chỉ tôn thờ thành A –la là vị thánh tối cao đã sáng tạo ra thế giới. ? Tìm những cụm từ/từ thể hiện sự tình hình kinh tế của vương triều Đê-li. ? Vì sao dưới thời vương triều Hồi giáo Đê-li kinh tế Ấn Đô khá phát triển nhưng mâu thuẫn dân tộc thời kì này lại diễn ra gay gắt? điều đó gây hậu quả gì? Vương triều Đê-li đã truyền bá áp đặt đạo Hồi trong cư dân Ấn Độ đã có Phật giáo và Hin-đu giáo, tự giành những quyền ưu tiên về ruộng đất, địa vị xã hội. Người không theo đạo Hồi ngoài nộp thuế ruộng đất 1/5 thu nhập họ còn phải nộp thuế ngoại đạo, bị phân biệt đối xử. Sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo đã làm nảy sinh bất bình trong nhân dân dẫn tới các cuộc chiến tranh góp phần làm vương triều Đê-li suy yếu. HS thảo luận nhóm, sau đó trả lời; HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định |
a. Chính trị Vương triều hồi giáo Đê-li được thành lập sau khi vương triều Gúp-ta sụp đổ - Năm 1206, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì xâm chiếm miền Bắc Ấn Độ. Lập nên vương triều Hồi giáo Đê -li. Đến đầu thế kỉ XIV, vương triều Đê-li thống nhất và phát triển thịnh vượng.
- Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng - Thủ công nghiệp truyền thống phát triển.
-
Giao thương phát triển. Thương nhân Ấn độ bán vải
vóc, đồ trang sức và gia vị đổi lấy hàng hóa,
ngựa chiến từ Trung Á, Tây Á. - Tầng lớp Ba La Môn là đẳng cấp cao nhất nhưng thực quyền lại nằm trong tay người Hồi giáo. -Cư dân không theo đạo Hồi bị phân biệt đối xử. |
GV chốt lại ý những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Ấn Độ dưới thời vương triều Hồi giáo Đê-li. HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. |
|
2.3. Mục 3. Một số thành tựu tiêu biểu về văn hóa |
a. Mục tiêu: Trình bày và nhận xét được những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ấn Độ thời kì vương triều Đê-li .
b. Nội dung:
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng di sản, thuyết trình,…
+ Tổ chức cho HS hoạt động nhóm (nhóm lớn - nhóm tổ)/cá nhân.
- HS: Làm việc nhóm/cá nhân trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV cho HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm đôi: ? Trình bày các thành tựu chính trên các lĩnh vực văn hóa tiêu biểu của Ấn Dộ thời kì Đê-li. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu theo gợi ý sau: ? Tôn giáo chính thời kì vương triều Đê-li. ? Quan sát hình ảnh 9.3 hãy miên tả công trình kiến trúc nhà thờ Hồi giáo Đê -li.
GV nhấn mạnh thời kì vương triều Đê-li có kiến trúc đặc biệt. Đó là các tháp cao, mái vòm, cửa vòm, sân rộng và họa tiết trang trí vằng chữ Ả Rập cổ.Tất cả các công trình đều không có tượng người, tranh ảnh người, muôn thú vì đạo hồi quan Niệm thánh A La tỏa khắp mọi nơi, không một hình tượng nào có thể thể hiện được thánh A La.
GV giới thiệu thêm về Quần thể kiến trúc thánh đường Cu-goát tun I-xlam và tháp Hồi giáo Cu-túp Mi-na (1199 - 1220) ở Đê-li là giáo đường đạo Hồi đầu tiên được xây dựng ở Ấn Độ bởi Cu-túp út đin Ai-bếch (1206 – 1210) – Xun-tan (Sultan, vua) đầu tiên và chính thức của vương triều Đê-li. Ai-bếch đã phá huỷ 27 ngôi đền đạo Hin-đu và Giai-na (Jaina), dùng một phần vật liệu đó để xây nên ngôi đền này cùng tháp Chiến thắng (Cu-túp Mi-na). Tháp cao gần 73 m - được coi là tháp xây bằng gạch cao nhất thế giới. . + Em có nhận xét gì về các thành tựu văn hóa thời kí vương triều Hồi giáo Đê-li ở Ấn Độ ? Văn hóa Ấn Độ thờ kì này ảnh hưởng đến Đông Nam Á và Việt Nam như thế nào ? Gv: Sự phát hiện lẫn nhau giữa hai nền văn hóa Ấn Độ Hin đu giáo và Hồi giáo Ả Rập bước đầu tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa Đông- Tây. |
- Tôn giáo: Đạo Hồi được du nhập và trở thành quốc giáo. - Kiến trúc: chịu ảnh hưởng của Hồi giáo như tháp cao, mái vòm… - Văn học: Viết bằng ngôn ngữ Hin-đu vẫn phát triển + Chữ Ba Tư trở thành ngôn ngữ chính thời kì này
|
Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá kết quả hoạt động của HS. GV nhận xét, bổ sung và chốt ý HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. |
|
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã được lĩnh hội ở Hoạt động Hình thành kiến thức mới vào việc làm bài tập cụ thể.
b. Nội dung:
- GV: Giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập.
- HS: Làm bài tập cá nhân. Trong quá trình làm việc có thể trao đổi với bạn hoặc thầy/cô giáo.
c. Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV giao bài cho HS (Bài tập 1 - SGK trang 39):
|
|
Hoàn thành bảng: Khái quát về tình hình Ấn Độ thời kì vương triều Hồi giáo Đê-li, theo mẫu sau:
|
|
Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. HS trình bày; HS khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét bài làm của HS, chốt nội dung. HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. |
|
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Phát triển năng lực của HS thông qua yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
b. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà.
- HS hoạt động nhóm hoàn thiện bài tập.
c. Sản phẩm: Bài tập nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV giao bài cho HS (Bài tập 2 - SGK trang 39): ? Em hãy tìm hiểu một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ thời Đê-li. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS xác định yêu cầu của đề bài và trao đổi để làm bài tập. GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và lên ý tưởng. |
|
Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trình bày ý tưởng của mình. HS trình bày; HS nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không tích cực hoạt động nhóm (nếu có). GV chốt định hướng nội dung; HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. GV dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau:
|
Gợi ý - Thông qua internet, sách báo… tìm hiểu về một công trình kiến trúc Hồi giáo, thơ ca, nhà thơ Kabi… |
Ngày soạn: / /2022
BÀI 10.ĐẾ QUỐC MÔ-GÔN
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này, giúp HS:
1. Về kiến thức
-Trình bày khái quát được sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ dưới thời đế quốc Mô-gôn.
- Giới thiệu và nhận xét một số thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ấn Độ dưới thời đế quốc Mô-gôn.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, nhận xét, đánh giá vấn đề và liên hệ thực tiễn.
b) Năng lực đặc thù
- Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
- Nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Nêu những nét chính về sự ra đời, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội văn hóa cả Ấn Độ dưới thời đế quốc Mô-gôn.
+ Rèn luyện kỹ năng miêu tả tranh ảnh lịch sử, kỹ năng so sánh, đánh giá, hợp tác.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để đánh giá và liên hệ để viết được một đoạn văn giới thiệu về lăng Tai-giơ Ma-han.
3. Về phẩm chất
- Yêu nước: Có thái độ khách quan trong nhìn nhận các sự kiện và nhân vật lịch sử.
- Nhân ái: Tôn trọng văn hóa, tự do tín ngưỡng của dân tộc khác.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia hoạt động nhóm.
- Trung thực: Hiểu được Ấn Độ là một quốc gia phong kiến lớn điển hình ở phương Đông, có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển lịch sử Việt Nam.
- Trách nhiệm: Trân tọng những cống hiến của con người trong quá khứ và bảo vệ những giá trị văn hóa của nhân loại .
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu học tập cho HS;
- Một số tranh ảnh, tư liệu lịch sử, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học;
- Máy tính, máy chiếu (tivi), bài powerpoit.
2. Học sinh
- SGK;
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung:
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Sử dụng di sản, sử dụng đồ dùng trực quan, nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình.
+ Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
- HS:
+ Xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
+ Lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm:
Hiểu biết đúng của bản thân HS về lăng Tai-giơ Ma-han (Thời gian, triều đại xây dựng).
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV chiếu cho HS xem một đoạn video và đặt câu hỏi |
|
? Tên công trình kiến trúc trong bức ảnh?Nêu những hiểu biết của em về công trình kiến trúc đó? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu, tìm câu trả lời. HS quan sát, suy nghĩ tìm câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời (có thể đúng, có thể sai):Đây là đại báo tháp Sa chi, công trình kiến trúc tiêu biểu của Phật giáo ở Ấn Độ Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt vào bài mới: Hình trên đây là công trình kiến trúc lăng Ta-giơ Ma-han được xây dựng vào thế kỉ XVII . Đây được coi là “lăng mộ đẹp nhất thế gian”cùng với các công trình Thành đỏ ở A-gra; thành đỏ La Ki-la ở Đê –li được xây dựng thời đế chế Mô-gôn. Vây đế chế Mô-gôn ra ddwoif trong hoàn cảnh nào? Tình hình kinh tế, chính trị xã hội, văn hóa có đặc điểm gì nổi bật và khác các triều đại trước đó Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng khám phá). HS lắng nghe, tiếp nhận. |
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Mục 1. Điều kiện tự nhiên
a. Mục tiêu: HS nêu được những nét chính về điều kiện tự nhiên ở Ấn Độ.
b. Nội dung:
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tư liệu lịch sử, phương pháp nêu vấn đề, thuyết trình,...
+ Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
- HS: Suy nghĩ, vẽ sơ đồ theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Nêu được những thuận lợi và khóa khăn của điều kiện tự nhiên tác động đến lịch sử Ấn độ
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV cho HS đọc thông tin trong GSK, kết hợp quan sát tranh, tổ chức cho HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu: ? Đế quốc Mô-gôn ra đời trong hoàn cảnh nào? ? Tại sao thời kì A-cơ-ba được coi là thời kì thịnh trị nhất của đế quốc Mô-gôn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu, thực hiện. HS suy nghĩ trả lời theo sgk Gv mở rộng: Tên gọi đế quốc Mô-gôn xuất hiện từ tên gọi người Mô-gôn. Người Ấn xưa và nay gọi gọi tất cả những người theo đạo Hồi ở Bắc Ấn Độ và Nam Trung Á là người Mô-gôn. Khi Ba-bua, một thủ lĩnh xuất thân ở Trung Á lập lên một vương triều mới, tên gọi là Mô-gôn được đặt cho vương triều này. Gv có thể đặt thêm các câu hỏi ? Sự giống nhau và khác nhau trong hoàn cảnh ra đời của đế quốc Mô-gôn với vương triều Đêli. ? Các chính sách về kinh tế, chính trị xã hội của vua A-cơ –ba có tác dụng như thế nào? Gv giới thiệu hình 10.1 và giới thiệu về vua A-cơ-ba cùng các chính sách của ông. Vua A-cơ-ba
HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV cho 1 - 2 HS trình bày sản phẩm của mình trước lớp. HS trình bày, các HS còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu có). |
-
Vào Thế kỉ XVI, một bộ phận người Mông Cổ đã
tấn công Ấn Độ, lật đổ vương triều Đê li và
lập nên vương triều Mô-gôn.
|
Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS. GV chiếu lược đồ, chốt ý: HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. |
|
2.2. Mục 2. Thành tựu văn hóa tiêu biểu |
a. Mục tiêu: trình bày và nhận xét được những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ấn Độ thời kì Mô-gôn.
b. Nội dung:
- GV:
+ Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng di sản, thuyết trình,…
+ Tổ chức cho HS hoạt động nhóm (nhóm lớn - nhóm tổ)/cá nhân.
- HS: Làm việc nhóm/cá nhân trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV cho HS đọc thông tin SGK, thảo luận theo bàn: ? Trình bày các thành tựu văn hóa thời đế chế Mô-gôn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu, thảo luận và trả lời câu hỏi Gv giới thiệu hình 10.3 Thành đỏ A-gra được xây dựng dưới thời A-cơ-ba và hình 10.4 Lăng Ta-giơ Ma-han. ? Em có nhận xét gì về các thành tựu văn hóa thời kì đế quốc Mô-gôn ở Ấn Độ. |
*Văn học: Trường ca Ra-ma-cha-ti-ta Ma-na-sa (nhà thơ Tulasidasa) + Tập hợp và chép lại các bộ sử thi thời cổ đại * Kiến trúc: Thành Đỏ ở A-gra, Thành Đỏ La Ki-la ở Đê-li, lăng mộ Ta-giơ Ma-han * Hội họa: miêu tả con người, cuộc sống cung đình, tầng lớp quý tộc, …
|
Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá kết quả hoạt động của HS. GV nhận xét, bổ sung và chốt ý HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
|
|
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã được lĩnh hội ở Hoạt động Hình thành kiến thức mới vào việc làm bài tập cụ thể.
b. Nội dung:
- GV: Giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập.
- HS: Làm bài tập cá nhân. Trong quá trình làm việc có thể trao đổi với bạn hoặc thầy/cô giáo.
c. Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV giao bài cho HS (Bài tập 1 - SGK trang 41):
|
|
1. Hoàn
thành bảng tóm tắt tình hình chính trị, kinh tế, xã
hội, văn hóa của lịch sử Ấn Độ thời Đế quốc
Mô-gôn theo yêu cầu dưới đây: 2. Em hãy nhận xét thành tựu văn hóa Ấn Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX |
|
Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. HS trình bày; HS khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét bài làm của HS, chốt nội dung. HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. |
|
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Phát triển năng lực của HS thông qua yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
b. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà.
- HS hoạt động nhóm hoàn thiện bài tập.
c. Sản phẩm: Bài tập nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV giao bài cho trả lời câu hỏi mục Luyện tập trang 41 SGK. ? Từ kiến thức có trong bài và tham khảo các nguồn tài liệu khác, em hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về lăng Ta-giơ Ma-han. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS xác định yêu cầu của đề bài và trao đổi để làm bài tập. GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và lên ý tưởng. |
|
Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trình bày ý tưởng của mình. HS trình bày; HS nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không tích cực hoạt động nhóm (nếu có). GV chốt định hướng nội dung; HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. GV dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau:bài 11
|
|
Tuần
Tiết
CHƯƠNG 4. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X
ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI
Bài 11. KHÁI QUÁT VỀ ĐÔNG NAM Á
TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI
(Thời lượng: …tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Mô tả được quá trình hình thành, phát triển của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
Giới thiệu và nhận xét được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
2. Năng lực
- Đọc và chỉ ra được thông tin quan trọng trên lược đồ.
- Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.
3. Phẩm chất
Trân trọng những giá trị lịch sử và văn hóa của cư dân Đông Nam Á.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Phiếu học tập.
- Tranh ảnh về Đông Nam Á TKX-TKXVI.
- Video về một số nội dung trong bài học (nếu có).
2. Chuẩn bị của học sinh
-Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 7
-Tranh ảnh, dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ1. Khởi động – xác định vấn đề
a. Mục tiêu:
- Tạo tâm thế cho học sinh chuẩn bị bước vào nội dung bài học.
- Xác định được vấn đề của bài học.
b. Nội dung: GV chiếu cho HS xem một số hình ảnh của Đông Nam Á TKX đến TKXVI
c. Sản phẩm
Câu trả lời của nhóm Hs
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi sau
Hình ảnh trên giúp em liên tưởng đến khu vực nào?
Nêu một vài điều mà em biết về khu vực đó?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Định hướng giúp học sinh quan sát tranh ảnh và lựa chọn thông tin phù hợp để trả lời câu hỏi
Hs: Tập trung quan sát – phân tích tranh ảnh, thu thập thôn tin, trả lời câu hỏi GV đã giao.
B3: Báo cáo thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).
HS:
- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm
- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định.
- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chuẩn xác kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.
HĐ2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Quá trình hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á |
|||||||||||||||||
a. Mục tiêu: Mô tả được quá trình hình thành, phát triển của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. b. Nội dung:
Hs: Quan sát lược đồ 11.1 và 11.2, tranh ảnh (hình 11.4), đọc tài liệu (Hình 11.3) để tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của GV. GV: Hướng dẫn học sinh khai thác lược đồ 11.1 và 11.2, tranh ảnh (hình 11.4), đọc tài liệu (Hình 11.3) để trả lời câu hỏi và lĩnh hội kiến thức mới. (GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh để hướng dẫn học sinh hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình) c. Sản phẩm:
d. Tổ chức hoạt động: |
|||||||||||||||||
Hoạt động của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Quan sát lược đồ 11.1 và 11.2, tư liệu 11.4 và ảnh 11.4, em hãy:Mô tả quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI (Dựa theo các gợi ý của phiếu học tập sau – GV phát phiếu học tập có gợi ý) 1.Xác định trên lược đồ -Các quốc gia không còn tồn tại ở lược đồ 11.2 -Các quốc gia mới xuất hiện từ thế kỉ XIII. -Các quốc gia tồn tại ở cả 2 giai đoạn. 2. Ma-lắc –ca phát triển thương mại hay nông nghiệp? Biểu hiện của sự phát triển ấy? 3. Nội dung, niên đại của hình 11.4? B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS
đọc SGK, thu thập thông tin
Hs
báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học
tập của nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày sản
phẩm – tương tác với nhóm bạn Nhóm Hs đánh giá nhóm bạn GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức. |
-Thế kỉ X, thời kì thống nhất và phát triển của một số quốc gia như: Cam-pu-chia, Pa-gan, Sri Vi-giay-a. -Thế kỉ XIII, đánh dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. -Thế kỉ XV, vương quốc Ma-lắc-ca được thành lập, nhanh chóng phát triển thịnh vượng. Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI là thời kì phát triển thịnh vượng của nền kinh tế khu vực |
||||||||||||||||
Hoạt động 2: Những thành tựu văn hóa tiêu biểu |
|||||||||||||||||
a. Mục tiêu: Giới thiệu và nhận xét được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. b. Nội dung:
Hs: Quan sát tranh ảnh (hình 11.5 và 11.6), đọc tài liệu (Kênh chữ SGK/44) để tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của GV. GV: Hướng dẫn học sinh khai thác tranh ảnh (hình 11.5 và 11.6), đọc tài liệu (Kênh chữ SGK/44) để trả lời câu hỏi và lĩnh hội kiến thức mới. c. Sản phẩm:Dự kiến sản phẩm của học sinh
d. Tổ chức hoạt động: |
|||||||||||||||||
Hoạt động của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Quan sát tranh ảnh (hình 11.5 và 11.6), đọc tài liệu (Kênh chữ SGK/44) em hãy: Lập bảng thống kê các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kì X đến TKXVI theo mẫu
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS
đọc SGK, thu thập thông tin
Hs
báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học
tập của nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày sản
phẩm – tương tác với nhóm bạn Nhóm Hs đánh giá nhóm bạn GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức. |
|
HĐ3. Luyện tập
a. Mục tiêu: Hiểu biết về quá trình hình thành, phát triển của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI; những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
b. Nội dung
-Dựa vào kiến thức vừa tiếp thu được để hoàn thành bài tập trắc nghiệm
-Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau
Câu 1. Từ thế kỉ XIII, người Thái di cư từ phía bắc xuống phía nam đã dẫn tới sự hình thành của hai quốc gia nào?
A. Cham-pa và Su-khô-thay. B. Su-khô-thay và Lan Xang.
C. Pa-gan và Cham-pa. D. Mô-giô-pa-hit và Gia-va.
Câu 2. Vương quốc Su-khô-thay là tiền thân của quốc gia nào hiện nay?
A. Thái Lan. B. Mi-an-ma. C. Ma-lai-xi-a. D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 3. Vương quốc Pa-gan là tiền thân của quốc gia nào hiện nay?
A. Cam-pu-chia. B. Lào. C. Phi-lip-pin. D. Mi-an-ma.
Câu 4. Vương triều nào đã thống nhất được In-đô-nê-xi-a?
A. Xu-ma-tơ-ra B. Xu-la-vê-di.
C. Gia-va (Mô-giô-pa-hít) D. Ca-li-man-tan.
Câu 5. Văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ nền văn hóa nào?
A. Trung Quốc. B. Nhật Bản. C. Ấn Độ. D. Phương Tây.
c. Sản phẩm
*Dự kiến sản phẩm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Đáp án |
B |
A |
D |
C |
C |
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Dựa vào kiến thức vừa học hãy hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau đây (Chọn câu trả lời đúng nhất)
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Hs giơ tay nhanh nhất để trả lời câu hỏi
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Câu trả lời của HS
Bước 4: Kết luận, nhận định
HS nhận xét bài làm của bạn
GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh, chuẩn xác kiến thức (nếu cần)
HĐ4. Vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học viết một bài giới thiệu về thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á TKX-TKXVI.
b. Nội dung:
-Tìm tòi, mở rộng kiến thức về văn hóa Đông Nam Á ảnh hưởng đến văn hóa ngày nay.
-Trả lời câu hỏi bài tập 2 trong SGK/44
c. Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Dựa vào kiến thức vừa học hãy hoàn thành bài tập 2 trong SGK/44
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS
thực hiện nhiệm vụ thông qua sự định hướng và giúp
đỡ của GV
Bước
3. Báo cáo, thảo luận
Hs
báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học
tập của nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày sản
phẩm – tương tác với nhóm bạn
Bước
4: Kết
luận, nhận định
HS nhận xét bài làm của nhóm bạn
GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh, chuẩn xác kiến thức (nếu cần)
GV hướng dẫn Hs chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ...............................................
BÀI 12: VƯƠNG QUỐC CAM PU CHIA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Mô tả được quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia.
- Nhận biết và đánh giá được sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng Co
- Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hoá của Vương quốc Cam-pu-chia.
2. Năng lực
*Năng lực riêng/ đặc thù:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử:
+ Quan sát, khai thác và sử dụng thông tin của tư liệu lịch sử được sử dụng trong bài học
+ Mô tả được quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Cam pu chia, nhận biết sự phát triển của vương quốc Cam pu chia thời Ăng co
+ Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hoá của vuơng quốc Cam pu chia
- Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Xác định trên bản đồ các quốc gia Cam-pu-chia
+ Nhận xét và đánh giá sự phát triển của vương quốc Cam pu chia thời Ăng – co
+ Lập được trục thời gian các sự kiện tiêu biểu về quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về những thành tựu văn hóa thời phong kiến HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về quá trình phát triển của khu vực.
* Năng lực chung:
- Tự học: phát triển năng lực tự học thông qua việc tự đọc, tự nghiên cứu nội dung bài học qua SGK và tư liệu.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: phát triển năng lực này thông qua việc trả lời các câu hỏi của giáo viên và hoạt động nhóm cùng các bạn.
- Giải quyết vấn đề: giải thích được các vấn đề đặt ra trong thực tiễn có liên hệ từ nội dung bài học.
3. Về phẩm chất:
- Giáo dục lòng yêu nước: có tinh thần đoàn kết gắn bó giữa các nước
- Trân trọng, giữ gìn truyền thống đoàn kết giữa Việt Nam với Cam-pu-chia..
- Giáo dục tính chăm chỉ: tìm hiểu và thu thập các thông tin, hình ảnh trong bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi SGK. Tìm hiểu nội dung các kênh hình trong bài, lược đồ ĐNA thế kỷ XIII - XV.
- Lược đổ Các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á treo tường hoặc file trình chiếu
- Tranh, ảnh về một số công trình kiến trúc, văn hoá của Cam-pu-chia.
- Phiếu học tập cho HS
2. Học sinh:
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước.
- Tranh ảnh, tư liệu và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Thông qua xem video, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Nội dung: Trực quan, phát vấn.
- Sản phẩm: HS nêu vài hiểu biết về Ăng co vát
-Tổ chức thực hiện:
- Tổ chức cho HS xem video và trả lời câu hỏi nêu hiểu biết của em về Angkor?
https://drive.google.com/file/d/1aIP704LVatms5HNf96gdDzBc- 0HMTPwE/view?usp=sharing
Trong khoảng từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13, các vị vua của Đế quốc Khmer đã cho xây dựng hàng loạt công trình kiến trúc đồ sộ để vinh danh chính mình lẫn kinh đô Angkor, trong đó, 3 ngôi đền rực rỡ nhất ở là Bayon, Ta Prohm và Angkor Wat. Đặc biệt, Angkor Wat được coi là một siêu tuyệt tác của nền nghệ thuật Khmer. Nó đã trở thành biểu tượng của Campuchia, xuất hiện trên quốc kỳ và là điểm thu hút du khách hàng đầu đất nước chùa tháp. Vậy thời kỳ phong kiến vương quốc này phát triển như thế nào? Hôm nay chúng ta cùng học bài 8
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc
- Mục tiêu: Trình bày được sự hình thành và phát triển của vương quốc Campuchia
- Nội dung: GV sử dụng phương pháp trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích tổ chức cho học sinh trả lời các câu hỏi để thấy được trình phát triển của vương quốc Campuchia và vận dụng vẽ được trục thời gian.
- Sản phẩm: câu trả lời của HS
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Trình bày quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia từ thế kỉ IX đến thế kỉ XVI. - Vẽ trục thời gian thể hiện sự phát triển của vương quốc Cam pu chia Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
|
- Năm 802, vua Giay-a-vác-man II thống nhất lãnh thổ, đổi tên nước là Cam-pu-chia. - Từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV: Thời kì Ăng-co - thời kì phát triển rực rỡ nhất của Vương quốc Cam-pu-chia. - Đến thế kỉ XV, do sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái và sự tấn công của người Thái đã khiến cho Vương quốc Cam-pu-chia suy yếu. Người Khơ-me phải chuyển kinh đô từ Ăng-co về phía nam Biển Hồ (Phnôm Pênh ngày nay).
|
2. Sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng co
- Mục tiêu: Trình bày được sự phát triển của vương quốc Campuchia thời kỳ Ăng co
- Nội dung: GV sử dụng phương pháp trực quan, phát vấn, thảo luận nhóm, thuyết trình, phân tích tổ chức cho học sinh tìm hiểu về tình hình chính trị, kinh tế, đối ngoại (quá trình mở mang lãnh thổ) của Cam pu chia vào thời kỳ Ăng Co từ đó rút ra nhận xét
- Sản phẩm: Biểu hiện sự phát triển và nhận xét
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV có thể cho HS quan sát hình ảnh Biển Hồ, hổ Ba-ray và giới thiệu thêm thông tin, cũng như cho HS chỉ trên lược đổ thời kì mà Vương quốc Cam-pu-chia phát triển đến đỉnh cao: mở rộng sang vùng hạ lưu sông Chao Phray-a (Thái Lan ngày nay), trung lưu sông Mê Công (Lào ngày nay), Chăm-pa,..
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. Sau khi HS trình bày được những biểu hiện về sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co, GV chuyển giao nhiệm vụ thứ hai
|
TK IX - XV: Thời kì Ăng-co, là thời kì phát triển huy hoàng của chế độ phong kiến Campuchia * Chính trị: - Xây dựng nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền. - Đất nước được thống nhất và ổn định * Kinh tế: + Có bước phát triển nhất là nông nghiệp. Triều đình rất quan tâm đến thuỷ lợi như đào nhiều hồ, kênh máng để trữ nước và điều phối nước tưới như hổ Ba-ray Tây, Ba-ray Đông,... + Cư dân ngoài sản xuất nông nghiệp còn đánh bắt cá ở Biển Hổ, khai thác lâm thổ sản, làm các nghê' thủ công như đồ trang sức, chạm khắc phù điêu,.. + Đặc biệt là thương mại, buôn bán với Trung Quốc và các quốc gia láng giềng * Đối ngoại: Tiến hành chiến tranh, mở rộng ảnh hưởng tới các khu vực thuộc lãnh thổ Lào và Thái Lan ngày nay, trở thành một thế lực hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á
* Nhận xét: Thời kì Ăng-co là thời kì phát triển thịnh đạt nhất của Vương quốc Cam-pu-chia. Dưới thời kì này, Vương quốc Cam-pu-chia trở thành một trong những quốc gia hùng mạnh ở Đông Nam
|
3. Một số nét tiêu biểu về văn hoá
- Mục tiêu: Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hoá cua vuơng quốc Campuchia
- Nội dung: GV sử dụng phương pháp trực quan, thảo luận, phát vấn, thuyết trình, phân tích tổ chức cho học sinh trả lời các câu hỏi để thấy được văn hoá tiêu biểu của Campuchia
- Sản phẩm: Hoàn thành được phiếu học tập về bảng thống kê các thành tựu văn hóa của Cam-pu-chia
- Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Sản phẩm dự kiến |
||||||||
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu HS đọc thông tin sgk và quan sát các hình ảnh Hoàn thành bảng thống kê về những thành tựu văn hoá tiêu biểu của vươg quốc Cam pu chia
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Đại diện các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. |
+ Có tín ngưỡng phồn thực, tục cầu mưa… + Hin-đu giáo và Phật giáo tiếp tục phát triển.
+ Chữ Phạn và chữ Khơ-me. + Văn học: văn học dân gian và văn học viết với các truyện thần thoại, truyện cười… ngày càng phong phú.
+ Phát triển trên cơ sở chịu ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo + Kiến trúc độc đáo như Ban-tây Srêi, Ăng-co Vát, Ăng-co Thom, … |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về sự hình thành các vương quốc Cam pu chia
- Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân: lập và hoàn thành bảng (theo mẫu sau) về sự phát triển của Vương quốc Cam-pu chia thời Ăng-co.
Các lĩnh vực |
Biểu hiện của sự phát triển |
Về chính trị, xã hội |
|
Về kinh tế |
|
Về đối ngoại |
|
- Sản phẩm: HS lập được bảng và hoàn thành thông tin theo yêu cầu
- Tổ chức thực hiện
+ Chuyển giao nhiệm vụ: Gv giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh, lập bảng và điền thông tin vào bảng kiến thức.
+ Thực hiện nhiệm vụ: Hs làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập được giao.
+ Báo cáo kết quả: GV gọi một số HS trình bày bài làm, HS khác nhận xét, góp ý (nếu cần).
+ Đánh giá kết quả: GV đánh giá kết quả hoạt động, tinh thần thái độ làm việc của học sinh, chuẩn xác lại kiến thức, động viên, khuyến khích học sinh.
Sản phẩm dự kiến
Các lĩnh vực |
Biểu hiện của sự phát triển |
Về chính trị, xã hội |
- Xây dựng nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền. - Đất nước được thống nhất và ổn định
|
Về kinh tế |
+ Có bước phát triển nhất là nông nghiệp. Triều đình rất quan tâm đến thuỷ lợi như đào nhiều hồ, kênh máng để trữ nước và điều phối nước tưới như hổ Ba-ray Tây, Ba-ray Đông,... + Cư dân ngoài sản xuất nông nghiệp còn đánh bắt cá ở Biển Hổ, khai thác lâm thổ sản, làm các nghê' thủ công như đồ trang sức, chạm khắc phù điêu,.. + Đặc biệt là thương mại, buôn bán với Trung Quốc và các quốc gia láng giềng
|
Về đối ngoại |
Tiến hành chiến tranh, mở rộng ảnh hưởng tới các khu vực thuộc lãnh thổ Lào và Thái Lan ngày nay, trở thành một thế lực hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á
|
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng
- Phương thức tiến hành: Tổ chức cho HS thực hiện trao đổi ở nhà
- Tổ chức thực hiện: Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS trao đổi tìm hiểu ở nhà
C âu 1: Hãy quan sát quốc kì của Vương quốc Cam-pu-chia ngày nay và cho biết: Hình ảnh trong quốc kì lấy ý tưởng từ công trình kiến trúc nào?
Câu 2: Hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu một di sản văn hoá của Cam-pu-chia thời kì này để giới thiệu với bạn hoặc trước lớp.
Những nội dung quan trọng khi giới thiệu: - Tên di sản đó? - Nét đặc sắc của di sản. - Vì sao lại ấn tượng về di sản đó? - Những giá trị của di sản đó
Dự kiến sản phẩm:
1. Công trình đó là
– Ăng – co Vát,
2. HS có thể giới thiệu về Ăngcovat hoặc Ăng co thom
- Xây dựng khi nào? ở đâu? Mục đích?
- Xây dựng như thế nào?
*GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà
- Về nhà học bài đầy đủ
- Đọc và tìm hiểu bài Ôn tập các nội dung đã học
Bài 13
VƯƠNG QUỐC LÀO
(… tiết)
|
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức:
- Mô tả được quá trình hình thành và phát triển của Vương Quốc Lào.
- Nhận biết và đánh giá được sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang.
- Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hóa của Vương quốc Lào.
2. Về năng lực:
* Năng lực chung
- Bài học góp phần phát triển năng lực tự học thông qua việc tự đọc, tự nghiên cứu nội dung qua SGK và tư liệu.
- Bài học phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác qua việc trả lời những câu hỏi của giáo viên và hoạt động nhóm.
* Năng lực chuyên biệt
- Lập được trục thời gian các sự kiện tiêu biểu về quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Lào.
- Khai thác và sử dụng được thông tin trong bài học.
3. Về phẩm chất:
- Nhận thức được quá trình phát triển lịch sử, tính chất tương đồng và sự gắn bó lâu đời của các dân tộc ở Đông Nam Á.
- Trân trọng giữ gìn truyền thống đoàn kết giữa Việt nam với Lào.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Giúp HS - Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. - Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học. b) Nội dung: GV: cho HS quan sát hình ảnh trong SGK nêu câu hỏi: HS quan sát hình ảnh, làm việc CĐ để trả lời câu hỏi của GV
c)
Sản phẩm:
d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chiếu hình ảnh đầu bài học và đặt câu hỏi:
? Công trình này được xây dựng vào thời kì nào? Em hãy chia sẻ một số hiểu biết của bản thân về đất nước Lào thời kì đó? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi. HS: Quan sát, ghi câu trả lời ra phiếu học tập. B3: Báo cáo thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm. - Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn). HS: - Đại diện trả lời câu hỏi - HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét câu trả lời của HS và chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. |
HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Lào |
|
a) Mục tiêu: Giúp HS biết được quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Lào. b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. d) Tổ chức thực hiện |
|
HĐ của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - HS đọc thông tin trong SGK T.48 và sơ đồ 13.1 - GV chia nhóm lớp - Giao nhiệm vụ các nhóm: ? Mô tả quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Lào? - Thời gian: 5 phút B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm (nếu cần) HS: - Đọc SGK và làm việc cá nhân - Thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày, báo cáo sản phẩm. HS báo cáo sản phẩm (những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn) B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ và sản phẩm học tập của HS. Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang nội dung sau. |
Quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Lào. - Trước năm 1353: + Người Lào Thowng sinh sống, là chủ nhân của văn hóa cánh đồng chum. + Từ TK XIII, một nhóm người Thái đến định cư vùng đồng bằng ven song Mê Công => gọi là Lào Lùm. - Giai đoạn từ 1353 đến TK XVIII + Năm 1353, Pha Ngừm (tộc trưởng) đã tập hợp và thống nhất các tộc Lào, lên ngôi vua, đặt tên nước là Lan Xang (Triệu Voi), phát triển và đạt đến sự thịnh vượng trong các TK XVI-XVII.
|
|
|
2. Vương quốc Lào thời Lan Xang |
|
a) Mục tiêu: Giúp HS biết được quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang. b) Nội dung: - GV sử dụng KT khăn trải bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện |
|
HĐ của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - HS đọc thông tin tư liệu 13.2, 13.3 trong SGK T.48 - GV chia nhóm lớp - Giao nhiệm vụ các nhóm: ? Nêu những biểu hiện về sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang - Thời gian: … phút B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). Chú ý các từ khóa Phát triển thịnh vượng, thế kỉ XV – XVII, sản xuất nông nghiệp, trao đổi buôn bán, thanh bình sung túc. B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chuyển dẫn sang phần tiếp theo. |
- Vua chỉ huy quân đội, quan đứng đầu các mường. Kinh đô ban đầu ở Mường Xoa, sau chuyển về Viêng Chăn. - Cuối thế kỉ XIV, cư dân dần trở nên đông đúc, đời sống thanh bình. - Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phát triển nghề thủ công truyền thống, trao đổi buôn bán với các nước láng giềng. - Đối ngoại: Lan Xang giữ quan hệ hòa hiếu với Can-pu-chia và Đại Việt. Kiên quyết chống quân xâm lược (chống Miến Điện năm 1565).
|
3. Một số thành tựu tiêu biểu về văn hóa |
|
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được một số thành tựu tiêu biểu về văn hóa của Vương quốc Lào. b) Nội dung: - GV sử dụng KT khăn trải bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện |
|
HĐ của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh 13.4 trong SGK Tr.49,50 - GV chia nhóm lớp - Giao nhiệm vụ các nhóm: ? Hoàn thành vào bảng những thành tựu tiêu biểu về văn hóa của Vương quốc Lào? - Thời gian: … phút B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chuyển dẫn sang phần luyện tập. |
|
Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Lào
Lĩnh vực |
Thành tựu |
Tôn giáo |
- Phật giáo: cơ sở thống nhất các bộ tộc lào, ảnh hưởng mạnh đến đời sống văn hóa, xã hội Lào. |
Văn học |
Kho tàng truyện cổ tích, truyền thuyết,… |
Chữ viết |
Thế kỉ XIII, chữ Lào ra đời với các nét chữ cong |
Phong tục |
Xứ sở của hội hè, người Lào thích ca hát nhảy múa (hát Lăm, múa Lăm-vông) |
HĐ 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung: HĐN làm bài tập của GV giao
N1,2
?1. Hoàn thành bảng tóm tắt lịch sử vương quốc Lào thời Lan Xang theo mẫu
N3,4
?2. Nêu những biểu hiện và đánh giá sự phát triển của Vương Quốc Lào thời Lan Xang
N5,6
?3 Quan sát bức tranh khảm 13.5, em hãy cho biết, giá trị văn hóa truyền thống nào cảu Lào đến ngày nay vẫn được bảo tồn và phát triển
c) Sản phẩm:
1.
Thời gian thành lập |
Tình hình chính trị |
Tình hình kinh tế |
Tình hình xã hội |
Thành tựu văn hóa |
Năm 1535 |
Vua chỉ huy quân đội, quan đứng đầu các mường |
Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phát triển nghề thủ công truyền thống, trao đổi buôn bán với các nước láng giềng. |
Cuối thế kỉ XIV, cư dân dần trở nên đông đúc, đời sống thanh bình. |
- Tôn giáo: Phật giáo là quốc giáo. - Văn học: Lời huấn thị của Pha Ngừm, trường ca Xin Xay… - Nhiều hội hè, thích ca hát |
2.
- Vua chỉ huy quân đội, quan đứng đầu các mường. Kinh đô ban đầu ở Mường Xoa, sau chuyển về Viêng Chăn.
- Cuối thế kỉ XIV, cư dân dần trở nên đông đúc, đời sống thanh bình.
- Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phát triển nghề thủ công truyền thống, trao đổi buôn bán với các nước láng giềng.
- Đối ngoại: Lan Xang giữ quan hệ hòa hiếu với Can-pu-chia và Đại Việt. Kiên quyết chống quân xâm lược (chống Miến Điện năm 1565).
Đánh giá:
- Vương quốc Lan Xang tồn tại và phát triển thịnh vượng trong thời gian dài (1353- thế kỉ XVIII)
- Để lại một kho di sản đồ sộ cho hậu thế và làm phong phú, đa dạng hơn văn hóa thế giới.
3.
Thông qua bức tranh khảm gạch màu ở chùa Xiêng Thông, thế kỉ XVI ta có thể thấy các hoạt động lễ hội, ca hát, múa là những giá trị văn hóa truyền thống nào của lào đến nay vẫn được bảo tồn và phát triển.
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu HS hoàn thành bảng đã cho
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS xác định yêu cầu của đề bài và HĐN để làm bài tập
- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.
a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Bài làm của HS (HS chỉ ra được lịch sử của trường học, của ngôi làng, của di tích đền thờ… nơi mình sinh sống).
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)
Bài tập. Tìm hiểu them trên sách, báo và In-ter-net về những thành tựu văn hóa tiêu biểu của đất nước Lào , em ấn tượng nhất với thành tựu nào? Vì sao?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
- HS Lựa chọn một trong những thông tin trên internet, ví dụ: “Thạt Luổng”, “điệu nhảy Lăm Vông”,…
Lăm Vông – điệu nhảy truyền thống của Lào. Đây là một điệu nhảy dân gian Lào và thường được nhảy trong các lễ hội, đám cưới, các bữa tiệc. Lăm Vông là nhạc 4/4. Đây là điệu nhảy mà mọi người đứng theo hai vòng tròn, nữ ở vòng tròn trong và di chuyển ngược chiều kim đồng hồ (Tuy nhiên ở trên sàn thì thường là ngược lại: Nam ở trong, nữ ở ngoài). Trước khi nhảy hai người chào nhau theo kiểu Lào bằng cách chắp tay trước ngực, chân hơi chùng xuống, đầu hơi cúi, đây cũng là kiểu chào của người Thái.
Điệu nhảy này là minh chứng rõ nét cho một đời sống văn hóa của người Lào rất phong phú và hồn nhiên.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
******************************
CHƯƠNG 5
VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI
TIẾT....- BÀI 14
CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC THỜI NGÔ – ĐINH - TIỀN LÊ (939 – 1009)
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được.
1. Kiến thức
- Nêu được những nét chính về thời Ngô.
- Trình bày được quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập của nhà Đinh.
- Mô tả được cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của Lê Hoàn năm 981.
- Giới thiệu được những nét chính về tổ chức chính quyền thời Đinh - Tiền Lê.
- Nhận biết được đời sống xã hội văn hóa thời Ngô – Đinh – Tiền Lê.
- Đánh giá được công lao của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn trong công cuộc củng cố nền độc lập & bước đầu xây dựng đất nước về đời sống, kinh tế xã hội.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Làm việc độc lập để giải quyết vấn đề bài học, tích cực thực hiện những công việc của thầy cô giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh tích cực trao đổi nội dung để hoàn nội dung học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tiếp nhận thông tin và đánh giá, nhận xét nội dung bài học, suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của nhiệm vụ học tập.
* Năng lực lịch sử
-Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin tư liệu kênh chữ, kênh hình trong SGK để tìm hiểu tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê về quá trình xây dựng đất nước và tổ chức bộ máy, đời sống kinh tế văm hóa thời Ngô – Đinh – Tiền Lê.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả được tổ chức bộ máy triều đình trung ương thời Tiền Lê.
- Vận dụng KT- KN đã học: Vận dụng kiến thức bộ máy triều đình trung ương thời Tiền Lê liên hệ với tổ chức bộ máy nhà nước thời nay.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Giáo dục HS tinh thần yêu nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Nhân ái: Yêu quý các nhân vật lịch sử có công lao xây dựng đất nước.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ trong học tập, nghiên cứu tài liệu.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm bảo vệ tổ quốc và phát huy công lao của các anh hùng dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học thời Ngô – Đinh – Tiền Lê.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b)Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Học sinh quan sát bảng hỏi trên màn hình
K |
W |
L |
Nêu những điều em đã biết về nhà Ngô – Đinh – Tiền Lê. |
Nêu những điều em muốn biết về nhà Ngô – Đinh – Tiền Lê. |
Những điều em rút ra được sau khi học về nhà Ngô – Đinh – Tiền Lê. |
|
|
|
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS thảo luận cá nhân/cả lớp và trả lời câu hỏi:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động.
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới.
Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, giành lại được độc lập, Ngô Quyền đã chấm dứt hơn 10 thế ki bị phong kiến phương Bắc đô hộ. Nền độc lập và tự chủ được giữ vững, nhưng vận mệnh đất nước thường xuyên bị lâm nguy bởi các thế lực cát cứ và âm mưu xâm lược của phong kiến phương Bắc, các vua thời Ngô – Đinh – Tiền Lê đã làm gì để chấm dứt cát cứ, củng cố nền độc lập còn non trẻ và chống phong kiến phương Bắc? Đời sống văn hóa - xã hội thời này có gì nổi bật, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu bài nhé!
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HĐ1
1. Ngô Quyền dựng nền độc lập
a) Mục tiêu: Giúp HS biết được Ngô Quyền xây dựng nền độc lập nhất là về tổ chức nhà nước. b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS d) Tổ chức thực hiện |
|
HĐ của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Thảo luận nhóm
B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm HS: - Đọc câu hỏi và trả lời. - Thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày, báo cáo sản phẩm. HS báo cáo sản phẩm (những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn) B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ và sản phẩm học tập của HS.
- Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô. + Bỏ chức Tiết độ sứ của chính quyền phong kiến phương Bắc + Thiết lập triều đình mới + Quy định lễ nghi trong triều đình và sắc phục của quan lại. 2. Ý nghĩa: Đất nước được bình yên, nền độc lập được củng cố. GV bổ sung: ông muốn xây dựng một quốc gia độc lập, tự chủ, không phụ thuộc vào nước khác. HS đọc : Em có biết?(SGK trang 51) HS Quan sát hình 14.2. Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang nội dung sau. |
- Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô.
- Thiết lập bộ máy chính quyền mới.
+ Vua đứng đầu. + Dưới có quan văn, quan võ. + Cử tướng trấn giữ các châu.
- Ý nghĩa: Đất nước được bình yên, nền độc lập được củng cố. |
HĐ2
2. Công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập của nhà Đinh
a) Mục tiêu: - HS nắm được tình hình chính trị cuối thời Ngô và quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh. b) Nội dung: - GV tổ chức cho HS thực hiện kĩ thuật bể cá khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện |
|
HĐ của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - HS đọc thông tin trong SGK - GV chia nhóm lớp - Giao nhiệm vụ các nhóm: Chia nhóm thảo luận: 4 nhóm. Thời gian: 4 phút Nhóm 1 + 2: Nêu nguyên nhân và hậu quả của loạn 12 sứ quân? Nhóm 3 + 4: - Gv: Cho HS quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi: ? Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp loạn 12 sứ quân như thế nào? Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, ông đã làm gì? Em hãy nhận xét công lao của Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu đọc lập?
B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - GV kết luận: Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ; Khẳng định chủ quyền quốc gia (đặt tên nước, không dùng niên hiệu phong kiến phương Bắc, chủ động bang giao với nhà Tống...). Tạo điều kiện để xây dựng đất nước vững mạnh chống lại âm mưu xâm lược của kẻ thù. Giải thích nghĩa của từ Hoàng đế. HS đọc thêm về ĐINH BỘ LĨNH (924 – 979) Đinh Bộ Lĩnh là con Thứ sử châu Hoán Đinh Công Trứ, sinh tại Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình), có tài năng quân sự, đánh trăm trận trăm thắng (Vạn Thắng Vương). Ông đã dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, xưng Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đúc tiền riêng (đồng Thái Bình hưng bảo), góp phần khẳng định độc lập tự chủ của dân tộc ta không chỉ về chính trị, ngoại giao, văn hoá mà cả kinh tế. Nhà sử học Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chỉ nhận xét: “Xét nước ta từ thời Hùng Vương mới bắt đầu thông hiếu với Trung Quốc nhưng danh hiệu còn nhỏ không được dự vào hàng chư hầu triều hội... đến khi Đinh Tiên Hoàng bình định các sứ quân, khôi phục mở mang bờ cõi, bây giờ điển lễ, sách phong của Trung Quốc mới cho đứng riêng là một nước”. Lê Tung trong nhận xét trong Việt giảm thông khảo tổng luận: “Đinh Tiên Hoàng nhân khi nhà Ngô loạn lạc mất nước, dẹp được mười hai sử quân, trời cho người theo, nhất thông bờ cõi, dùng bọn Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trình Tủ làm người phù tả, sảng chế chiều nghi, định lập quân đội, vua chính thống của nước Việt ta thực bắt đầu từ đấy. Kể về mặt dẹp giặc phả định, thì công to lắm”. - Chuyển dẫn sang phần tiếp theo. |
- Năm 944 Ngô Quyền mất, đất nước loạn 12 sứ quân.
- Đinh Bộ Lĩnh lập căn cứ ở Hoa Lư, liên kết một số sứ quân, cùng nhân dân dẹp loạn. - Năm 967 Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước. - Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình, đóng dô ở Hoa Lư, Ninh Bình, đúc tiền đồng.
|
HĐ3
3. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (năm 981)
a) Mục tiêu:
b) Nội dung: - GV tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức qua trực quan vấn đáp và đàm thoại - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Hs hoàn thành các yêu cầu của giáo viên. d) Tổ chức thực hiện
|
|
HĐ của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) (HS làm việc nhóm đôi) GV yêu cầu HS dựa vào SGK và các loại tài iệu tham khảo, quan sát lược đồ 14.8 và trả lời câu hỏi: - Dựa vào lược đồ 14.8, em hãy mô tả nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (năm 981).
B2: Thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện các yêu cầu: - GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ và trình bày diễn biến. B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét. HS: - Trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) - GV chuẩn xác kiến thức và trình bày diễn biến bằng lược đồ. Sơ kết, chuyển ý. |
a) Hoàn cảnh: - Nhà Đinh rối loạn, Lê Hoàn được suy tôn làm vua. b) Diễn biến. - Năm 981 quân Tống xâm lược nước ta bằng 2 đường thuỷ và bộ. - Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến. c) Kết quả: - Tướng giặc Hầu Nhân Bảo bị giết. - Cuộc kháng chiến thắng lợi. d) Ý nghĩa: - Khẳng định quyền làm chủ đất nước. - Đánh bại âm mưu xâm lược quân Tống.
|
HĐ4 4. Tổ chức chính quyền thời Đinh, Tiền Lê
a) Mục tiêu: Nắm được tổ chức chính quyền thời Đinh -Tiền Lê b) Nội dung: - GV tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Hs hoàn thành các yêu cầu của giáo viên. d) Tổ chức thực hiện: |
|||||||||
HĐ của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Lĩ thuật công não Tổ chức hoạt động: GV yêu cầu HS quan sát phần 3 SGK và trả lời câu hỏi - Nhiệm vụ 1: ? Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì? ? Mô tả và nêu nhận xét về tổ chức chính quyền thời Đinh – Tiền Lê? - Nhiệm vụ 2: - Gv: Cho hs thảo luận nhóm.
B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV Hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Gv: Đại: lớn, Cồ: lớn -> nước Việt to lớn – ý đặt ngang hàng với Trung Quốc. - GV giải thích từ Vua và Hoàng đế. - GV giảng thêm về cái chết của Đinh Tiên Hoàn, mở rộng về hành động của thái hậu họ Dương. - Chuyển dẫn sang phần tiếp theo.
|
- Bộ máy chính uyền thời Đinh
=> ổn định xã hội, đặt cơ sở xây dựng đất nước.
- Năm 979 Đinh Bộ Lĩnh bị giết, nội bộ lục đục -Nhà Tống lăm le xâm lược. Lê Hoàn được suy tôn lê làm vua.
Trung ương
Địa phương
c) Quân đội: 2 bộ phận -Cấm quân. -Quân địa phương.
|
HĐ5
5. Đời sống xã hội và văn hóa thời Đinh -Tiền Lê
a) Mục tiêu: - Mục tiêu: HS nắm được các giai tầng trong xã hội và và một số nét trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta. b) Nội dung: - GV tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức qua trưc quan và đàm thoại - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: HS hoàn thành các yêu cầu của giáo viên. d) Tổ chức thực hiện |
|
HĐ của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Yêu cầu HS đọc mục 4 SGK, quan sát hình 14.9 để trả lời câu hỏi. 1. Đời sống xã hội thời Ngô – Đinh – Tiền Lê có điểm gì nổi bật? 2. Đời sống văn hóa thời Ngô – Đinh – Tiền Lê có điểm gì nổi bật? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK, suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV Hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). GV gợi ý. - Xã hội có những tầng lớp nào ? - Tầng lớp thống trị bao gồm những ai ? - Những người nào thuộc tầng lớp bị trị? - Đời sống văn họ ntn ? - Vì sao các nhà sư được trọng dụng? - Nghệ thuật kiến trúc ra sao ? - Đời sống tinh thần ntn ? HS: Trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. GV giới thiệu sơ đồ các tầng lớp xã hội GV kết luận: GV giải thích.... và lồng ghép giáo dục học sinh ý thức bảo vệ di sản văn hóa dân tộc. GV kể thêm về nhà sư Đỗ Thuận.
Củng cố bài. |
Vua quan văn - quan võ - nhà sư – đạo sĩ
(nông dân - thợ thủ công – thương nhân – nô tì)
- Bộ phận thống trị (gồm vua, quan văn, quan võ cùng một số nhà sư, đạo sĩ) - Bộ phận bị trị: nông dân (lực lượng sản xuất chính) thợ thủ công, thương nhân và tầng lớp cuối cùng là nô tì (số lượng không nhiều). b. Văn hóa: - Nho Giáo chưa phát triển. - Đạo Phật được truyền bá rộng rãi. Nhà sư được tôn trọng. Chùa chiền được xây dựng nhiều nơi. - Các loại hình văn hóa nhân gian phát triển, đặc biệt là hát chèo. |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Kĩ thuật sơ đồ tư duy
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập củng cố kiến thức: nước ta buổi đầu độc lập.
b) Nội dung:
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).
HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
c) Sản phẩm: Kết quả bài làm của HS
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập
- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn.
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.
TRÒ CHƠI VÒNG QUAY MAY MẮN
Câu 1. Bộ máy nhà nước thời Ngô, ở các địa phương do ai đứng đầu?
A. Vua. B. Các quan văn.
C. Các quan võ. D. Các quan thứ sử.
Câu 2. “Loạn 12 sứ quân’’ gây ra nguy cơ lớn nhất cho đất nước là?
A. Kinh tế suy sụp. B. Ngoại xâm đe dọa.
C. Nhân dân đói khổ. D. Đất nước bất ổn
Câu 3. Đố ai trên Bạch Đằng giang
Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời
Phá quân Nam Hán tơi bời
Gươm thần độc lập giữa trời vang lên
A. Lê Hoàn. B. Đinh Bộ Lĩnh.
C. Khúc Thừa Dụ. D. Ngô Quyền.
Câu 4. Việc làm nào dưới đây của Ngô Quyền chứng tỏ ông nêu cao ý chí xây dựng chính quyền độc lập?
A. Làm Tiết độ sứ. B. Đóng đô ở cổ Loa.
C. Xưng vương. D. Lập triều đình quân chủ.
Câu 5. Công lao to lớn của Ngô Quyền là;
A. Đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập
B. Thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.
C. Chấm dứt loạn 2 sứ quân.
D. Đánh tan quân xâm lược.
Câu 6: Đinh Bộ Lĩnh lập căn cứ của mình ở đâu để dẹp loạn 12 sứ quân
A. Hoa Lư ( Linh Bình) B. Phong Châu
C. Tiên Lãng D Tiên Du
Trò chơi trực tuyến Kahoot.com
Câu 7. Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua đặt tên nước là gì?
A. Đại Việt. B. Đại Cồ Việt.
C. Đại Cồ Việt. D. Đại Việt.
Câu 8. Khi Lê Hoàn lên ngôi vua, nước ta phải đối phó với giặc xâm lược nào?
A. Nhà Minh ở Trung Quốc B. Nhà Hán ở Trung Quốc
C. Nhà Đường ở Trung Quốc D. Nhà Tống ở Trung Quốc
Câu 9. Lê Hoàn lên ngôi vua vào năm nào? Đặt niên hiệu là gì?
a.Năm 980.Niên hiệu Thái Bình
b. Năm 979 Niên hiệu Hưng Thống
c. Năm 980 Niên hiệu Thiên Phúc.
d. Năm 981. Niên hiệu Ứng Thiên
ĐÁP ÁN:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
Đáp án |
D |
B |
D |
D |
A |
A |
B |
D |
C |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bài 2. Hãy hoàn thiện các thông tin ở cột sự kiện (A) (thời Ngô – Đinh – Tiền Lê) tương ứng với ý nghĩa (B) theo nội dung dưới đây:
|
Sự kiện (A) |
Ý nghĩa (B) |
a |
? |
Mở đầu thời kì dựng nền độc lập. |
b |
? |
Khởi xướng quá trình thống nhất đất nước. |
c |
? |
Sản phẩm
|
Sự kiện (A) |
Ý nghĩa (B) |
a |
Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, bỏ chức Tiết độ sứ và đóng đô ở Cổ Loa. |
Mở đầu thời kì dựng nền độc lập. |
b |
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân |
Khởi xướng quá trình thống nhất đất nước. |
c |
Năm 981, Lê Hoàn đánh thắng quân Tống. |
Nền độc lập của đất nước được giữ vững. |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Liên hệ, mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS.
b) Nội dung: GV dùng hệ thống câu hỏi tự luận và yêu cầu học sinh thực hiện yêu cầu.
HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao.
c) Sản phẩm: Học sinh trả lời được bài tập
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)
Bài 3. Hãy chọn và giới thiệu một nhân vật lịch sử đã có công dựng nước hoặc giữ nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê. Điều gì khiến em khâm phục, muốn học tập hoặc noi gương nhân vật đó?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
-----------------------------------------
Ngoài Giáo Án Lịch Sử 7 Chân Trời Sáng Tạo Học Kỳ 1 thì các tài liệu học tập trong chương trình 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Xem thêm