Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Điểm Đường Thẳng Ba Điểm Thẳng Hàng Tia
>>> Mọi người cũng quan tâm:
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Điểm Đường Thẳng Ba Điểm Thẳng Hàng Tia – Toán 6 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.
Ngày soạn: …../…../ …… Ngày dạy: …../…../ ……
BUỔI 31. ĐIỂM, ĐƯỜNG THẲNG, BA ĐIỂM THẲNG HÀNG, TIA
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
-
Nhận
biết được những quan hệ cơ bản giữa điểm, đường
thẳng: điểm
thuộc
đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng; tiên đề
về đường
thẳng
đi qua hai điểm phân biệt.
-
Nhận
biết được khái niệm hai đường thẳng cắt nhau, song
song.
-
Nhận
biết được khái niệm ba điểm thẳng hàng, ba điểm
không thẳng
hàng.
-
Nhận
biết được khái niệm điểm nằm giữa hai điểm.
-
Nhận
biết được khái niệm tia.
2. Về năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp toán học: trình bày được lời giải trước tập thể lớp, trả lời được các câu hỏi đặt ra của bạn học và của giáo viên.
- Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán: sử dụng thước thẳng để vẽ đường thẳng và tia.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, … để nêu được phương pháp giải các dạng bài tập và từ đó áp dụng để giải một số dạng bài tập cụ thể.
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, bảng phụ, phấn màu, phiếu bài tập, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, bảng nhóm, thước thẳng, bút chì.
III. TIỀN TRÌNH BÀI DẠY
Tiết 1.
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu:
- HS làm được các bài tập trắc nghiệm đầu giờ.
- Học sinh nhắc lại được các lý thuyết đã học về điểm, đường thẳng, ba điểm thẳng hàng.
b) Nội dung:
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi lý thuyết về các kiến thức.
c) Sản phẩm:
- Ghi nhớ cách đặt tên cho điểm, đường thẳng; thế nào là ba điểm thẳng hàng;
d) Tổ chức thực hiện:
Kiểm tra trắc nghiệm bằng hình thức trả lời nhanh các câu hỏi.
Kiểm tra lý thuyết bằng trả lời miệng (cá nhân)
BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM ĐẦU GIỜ
Câu 1. Cho hình 1, chọn khẳng định đúng:
Câu 2. Cho hình 2, chọn khẳng định Sai.
A. Đường thẳng m đi qua điểm A .
B. Đường thẳng n không đi qua điểm A .
C. Đường thẳng n đi qua điểm B.
D. Đường thẳng m đi qua điểm
Câu 3. Để đặt tên cho một điểm người ta thường dùng
A. Một chữ cái viết in hoa (như A, B,…). .
B. Một chữ cái thường (như a, b,…).
C. Bất kì chữ cái viết thường hoặc chữ cái viết hoa.
D. Hai chữ cái in hoa.
Câu 4. Chọn đáp án Sai. Để đặt tên cho một đường thẳng người ta thường dùng
A. Một chữ cái viết in hoa (như A, B,…). .
B. Một chữ cái thường (như a, b,…).
C. Hai chữ cái in hoa là hai điểm thuộc đường thẳng đó.
D. Hai chữ cái in thường.
Câu 5. Cho hình vẽ bên dưới. Có bao nhiêu điểm trong số các điểm đã cho nằm trên đường thẳng a?
A. 1 điểm B. 2 điểm C. 3 điểm. D. 4 điểm.
Câu 6. Ba điểm H, I, K thẳng hàng trong các câu sau, câu nào sai ?
Đường thẳng HK đi qua I
Điểm I nằm giữa hai điểm H và K
Đường thẳng IK đi qua H
Ba điểm H, I, K cùng thuộc một đường thẳng
Câu 7. Cho 7 điểm trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng. Qua 2 điểm vẽ 1 đường thẳng. Hỏi có bao nhiêu đường thẳng:
A. 49 B. 21 C. 29 D. 14
Câu 8. Hai đường thẳng phân biệt thì:
A. Không có điểm chung;
B. Có một điểm chung;
C. Có hai điểm chung;
D. Có 1 điểm chung hoặc không có điểm chung nào;
Câu 9. Cho hình vẽ, khẳng định nào đúng.
A. Điểm A và B nằm khác phía đối với điểm C
B. Điểm B và C nằm cùng phía đối với điểm A
C. Điểm B và C nằm khác phía đối với điểm A
D. Điểm A và C nằm cùng phía đối với điểm B
Câu 10. Đọc hình sau:
A. Tia MN B. Đoạn thẳng MN
C. Tia NM D. Đường thẳng MN
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm cần đạt |
||||||||||||||||||||
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: NV1: Hoàn thành bài tập trắc nghiệm đầu giờ. NV2: Nêu cách đặt tên cho một điểm, một đường thẳng; thế nào là ba điểm thẳng hàng. NV3: Thế nào là hai đường thẳng cắt nhau, song song. NV4: Nêu khái niệm tia; thế nào là hai tia đối nhau, trùng nhau.
Bước 2: Thực hiên nhiệm vụ: - Hoạt động cá nhân trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả NV1: HS giơ bảng kết quả trắc nghiệm. (Yêu cầu 2 bạn ngồi cạnh kiểm tra kết quả của nhau)
NV2, 3, 4: HS đứng tại chỗ báo cáo
Bước 4: Đánh giá nhận xét kết quả - GV cho HS khác nhận xét câu trả lời và chốt lại kiến thức.
- GV yêu cầu HS ghi chép kiến thức vào vở |
Kết quả trắc nghiệm
I. Nhắc lại lý thuyết - Tên của điểm là các chữ in hoa như: A, B, C, ...
- Tên của đường thẳng: có 3 cách gọi tên + Dùng một chữ cái thường như: a, b, ..
+ Lấy tên hai điểm thuộc đường thẳng để đặt tên.
+ Dùng hai chữ cái thường như: ..
- Hai đường thẳng cắt nhau là hai đường thẳng có một điểm chung, điểm đó gọi là giao điểm của hai đường thẳng.
- Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung.
- Hai tia đối nhau là hai tia chung gốc và tạo thành một đường thẳng.
- Hai tia trùng nhau là hai tia chung gốc và có thêm một điểm chung nữa khác điểm gốc.
|
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Dạng 1: Điểm, đường thẳng, ba điểm thẳng hàng
a) Mục tiêu:
- Nhận biết được những quan hệ cơ bản giữa điểm, đường thẳng: điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng. Vẽ được điểm và đường thẳng.
-
Nhận
biết được khái niệm ba điểm thẳng hàng, ba điểm
không thẳng
hàng;
vẽ được các bộ ba điểm thẳng hàng và không thẳng
hàng.
-
Nêu được vị trí các điểm trong bộ ba điểm thẳng
hàng.
b)
Nội dung:
Bài 1;
2; 3; 4; 5; 6
c) Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi và vẽ hình chính xác.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm cần đạt |
Bước 1: Giao nhiệm vụ 1 - GV phát phiếu học tập và cho HS đọc đề bài 1. Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc đề bài, thực hiện đặt tên cho điểm và đường thẳng. Bước 3: Báo cáo kết quả - 2 HS cạnh nhau kiểm tra chéo và báo cáo kết quả cho GV. Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét bài làm của HS và chốt lại một lần nữa cách làm của dạng bài tập. |
Bài 1: Đặt tên cho điểm, đường thẳng ở trên hình vẽ sau:
Giải
|
Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài bài 2. - Yêu cầu HS trả lời nhanh. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc đề bài, làm bài cá nhân và thảo luận cặp đôi theo bàn trả lời câu hỏi . Bước 3: Báo cáo kết quả - HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi. Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét câu trả lời của HS. - GV sửa sai (nếu có). |
Bài 2: Cho hình vẽ, hãy trả lời các câu hỏi sau. a) Đường thẳng nào đi qua điểm M ; điểm N ; điểm P ; điểm Q ? b) Đường thẳng nào không đi qua hai điểm N, P ? c) Đường thẳng nào đi qua hai điểm M, P ? d) Những đường thẳng nào chứa điểm P ; không chứa điểm P ? e) Điểm nào nằm trên đường thẳng d ? f) Đường thẳng nào đi qua điểm Q ? g) Đường thẳng nào không đi qua điểm N ?
Giải a) Các đường thẳng đi qua các điểm M là a, b, c Các đường thẳng đi qua các điểm N là d, c Các đường thẳng đi qua các điểm P là : d, b Các đường thẳng đi qua các điểm Q là a, d b) Đường thẳng a không đi qua hai điểm N, P: N ∉ a, P ∉ a. c) Đường thẳng b đi qua hai điểm M, P : M ∈ b, P ∈ b. d) Những đường thẳng chứa điểm P là d, b và đường thẳng không chứa điểm P là a, c: P ∈ d , P ∈ b ; P ∉ c , P ∉ a. e) Những điểm nằm trên đường thẳng d là N, P, Q : N ∈ d, P ∈ d, Q ∈ d. f) Những đường thẳng đi qua điểm Q là a, d : Q ∈ d, Q ∈ a. g) Những đường thẳng không đi qua điểm N là a, b : N ∉ a, N ∉ b. |
Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài bài 3. Yêu cầu: - HS thực hiện vẽ hình theo yêu cầu. - HS so sánh kết quả với bạn bên cạnh. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc đề bài, làm bài cá nhân và thảo luận cặp đôi theo bàn vẽ hình. Bước 3: Báo cáo kết quả - HS hoạt động cá nhân, đại diện 5 hs lên bảng trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét chéo bài làm của các bạn. - Lưu ý cho HS những lỗi thường gặp khi vẽ hình. |
Bài 3: Vẽ từng hình theo cách diễn đạt bằng lời trong mỗi trường hợp sau đây : a) Hai điểm A và B cùng thuộc đường thẳng a
b) Đường thẳng b không đi qua hai điểm M và N
c) Đường thẳng c đi qua hai điểm H, K và không chứa hai điểm U, V
d) Điểm X nằm trên cả hai đường thẳng d và t, điểm Y chỉ thuộc đường thẳng d và nằm ngoài đường thẳng t, đường thẳng t đi qua điểm Z, còn đường thẳng d không chứa điểm Z
e) Điểm U nằm trên cả hai đường thẳng m, n và không thuộc đường thẳng p; điểm V thuộc cả hai đường thẳng n, p và nằm ngoài đường thẳng m; hai đường thẳng p, m cùng đi qua điểm R còn đường thẳng n không chứa điểm R.
|
Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài bài 4. Yêu cầu: HĐN tìm câu trả lời (mỗi nhóm 1 hình).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc đề bài. - HĐN giải toán .
Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho các nhóm nhận xét chéo. - Tổng kết lại hoạt động nhóm và chốt lại kiến thức.
|
Bài 4: Dựa vào Hình2.1, Hình 2.2 và gọi tên: a) Tất cả bộ ba điểm thẳng hàng; b) Bốn bộ ba điểm không thẳng hàng.
Giải a) Hình 2.1: Các bộ ba điểm thẳng hàng:
Bốn bộ ba điểm không thẳng hàng:
b) Hình 2.2: Các bộ ba điểm thẳng hàng:
Bốn bộ ba điểm không thẳng hàng:
|
Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài bài 5. Yêu cầu: HĐN vẽ hình (mỗi nhóm 1 hình).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc đề bài. - HĐN giải toán .
Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện 3 nhóm lên bảng trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho các nhóm nhận xét chéo. - Tổng kết lại hoạt động nhóm và chốt lại kiến thức.
|
Bài 5: a) Hãy vẽ sơ đồ trồng 7 cây thành 5 hàng, mỗi hàng 3 cây. b) Hãy vẽ sơ đồ trồng 6 cây thành 4 hàng, mỗi hàng 3 cây. c) Hãy vẽ sơ đồ trồng 10 cây thành 5 hàng, mỗi hàng 4 cây. Giải
|
Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài bài 6. Yêu cầu: hoạt động cá nhân vẽ hình.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc đề bài. - HS vẽ hình vào vở.
Bước 3: Báo cáo kết quả 3 HS lên bảng vẽ hình, HS dưới lớp vẽ vào vở.
Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét bài làm trên bảng. - GV kiểm tra bài làm của HS và nhận xét chung.
|
Bài 6: Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng sao cho: a) Điểm A nằm giữa hai điểm B và C.
b) Điểm A, B nằm cùng phía đối với điểm C.
c) Điểm A không nằm giữa hai điểm B và C.
|
Tiết 2:
Dạng 2: Đường thẳng đi qua hai điểm. Hai đường thẳng cắt nhau, song song
a) Mục tiêu:
- Tìm được các đường thẳng cắt nhau, song song trong một số hình vẽ.
- Vẽ được hai đường thẳng cắt nhau, song song.
-
Tính được số đường thẳng qua hai điểm.
b)
Nội dung:
Bài 1;
2; 3; 4, 5, 6
c) Sản phẩm: Tìm được kết quả của các phép toán.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm cần đạt |
Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài bài 1. Yêu cầu: - Tìm các cặp đường thẳng song song. - Tìm các cặp đường thẳng cắt nhau và xác định giao điểm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc đề bài. - HS hoạt động cá nhân trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả 2 HS đại diện trả lời câu a, b. Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét các câu trả lời. - Yêu cầu xác định thêm các cặp đường thẳng song song còn lại đối với những HS khác. |
Bài 1. Cho hình vẽ sau:
a) Hãy chỉ ra các cặp đường thẳng song song. b) Hãy chỉ ra 3 cặp đường thẳng cắt nhau và xác định giao điểm của chúng. Giải a) Các cặp đường thẳng song song là: và ; và b) Các cặp đường thẳng cắt nhau: - và cắt nhau tại . - và cắt nhau tại F. - và cắt nhau tại |
Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài bài 2. Yêu cầu: Vẽ hình vào vở. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS vẽ hình theo yêu cầu vào vở. Bước 3: Báo cáo kết quả Đại diện 1 HS lên bảng vẽ hình Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét và nêu thêm vài cách vẽ khác. |
Bài 2: Cho ba điểm phân biệt không thẳng hàng. Em hãy vẽ một đường thẳng đi qua hai trong số ba điểm đó, rồi vẽ tiếp đường thẳng thứ hai đi qua điểm còn lại và song song với đường thẳng vừa vẽ. Giải
|
Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài bài 3. Yêu cầu: HS vẽ hình vào vở. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS vẽ hình theo yêu cầu vào vở. Bước 3: Báo cáo kết quả Đại diện 1 HS lên bảng vẽ hình. Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét. - GV mở rộng cho trường hợp 5 điểm, 6 điểm (trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng). Yêu cầu HS tính số đường thẳng. |
Bài 3: Cho bốn điểm trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Kẻ các đường thẳng đi qua các cặp điểm. Viết tên các đường thẳng đó. Giải Các đường thẳng:
|
Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài bài 4. Yêu cầu: - Vẽ hình theo yêu cầu đề bài. - Trả lời các câu hỏi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS vẽ hình và trả lời các câu hỏi của bài toán. Bước 3: Báo cáo kết quả - 1 HS lên bảng vẽ hình. - HS còn lại trả lời câu hỏi. Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận hình vẽ và nhận xét câu trả lời của của HS. - GV nhận xét chung. |
Bài 4: Vẽ đường thẳng , lấy . Kẻ các đường thẳng đi qua các cặp điểm a) Kẻ được mấy đường thẳng phân biệt? Viết tên các đường thẳng đó. b) là giao điểm của các đường thẳng nào? Giải a) Có 4 đường thẳng phân biệt. Các đường thẳng đó là: b) là giao điểm của các đường thẳng .
|
Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài bài 5. Yêu cầu: Hoạt động cặp đôi tìm cách vẽ hình theo yêu cầu.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc đề bài. - HS vẽ hình theo yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả - 3 HS đại diện lên bảng vẽ hình theo yêu cầu.
Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét chéo bài làm các cặp đôi. - GV chốt lại và sửa sai cho HS. |
Bài 5: Vẽ 4 đường thẳng cắt nhau từng đôi một trong các trường hợp sau: a) Chúng có tất cả 1 giao điểm.
b) Chúng có tất cả 4 giao điểm.
c) Chúng có tất cả 6 giao điểm.
|
Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài bài 6. Yêu cầu: HĐN vẽ hình (mỗi nhóm 1 hình). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc đề bài. - HĐN giải toán. Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện 3 nhóm lên bảng trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho các nhóm nhận xét chéo. - Tổng kết lại hoạt động nhóm và chốt lại kiến thức. GV tóm tắt kiến thức toàn buổi dạy. |
Bài 6: Cho năm điểm, không có ba điểm nào thẳng hàng. Kẻ các đường thẳng đi qua các cặp điểm. Hỏi kẻ được bao nhiêu đường thẳng? Giải Từ 1 điểm nối với 4 điểm khác ta kẻ được một đường thẳng. Với 5 điểm ta kẻ được đường thẳng, mỗi đường thẳng đã được tính 2 lần. Do đó số đường thẳng kẻ được là (đường thẳng).
|
Tiết 3:
Dạng 3: Tia
a) Mục tiêu:
- Nhận biết được hai tia đối nhau, trùng nhau.
- Vẽ được tia; tia đối nhau, trùng nhau.
b) Nội dung: Bài 1; 2; 3; 4; 5.
c) Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi trong bài toán và vẽ hình theo yêu cầu.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm cần đạt |
Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài bài 1. Yêu cầu: - HS nhắc lại công thức tính diện tích, chu vi hình chữ nhật - Đề toán cho biết gì, cần tìm gì? - HS giải toán theo cá nhân và trao đổi kết quả cặp đôi Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đứng tại chỗ nêu lại công thức tính diện tích và chu vi của hình chữ nhật - HS thực hiện giải bài tập cá nhân, trao đổi kết quả theo cặp Bước 3: Báo cáo kết quả - 1 HS lên bảng trình bày bảng HS dưới lớp quan sát, nhận xét bài làm Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét kết quả và chốt kiến thức |
Bài 1: Trong các câu sau, hãy cho biết câu nào đúng, câu nào sai. Vì sao? a) Hai tia Ox và Oy chung gốc thì đối nhau. b) Hai tai Ox và Ay nằm trên cùng một đường thẳng thì đối nhau. c) Hai tia Ox và Oy nằm trên đường thẳng xy và chung gốc O được gọi là hai tia đối nhau. Giải Hai tia được gọi là hai tia đối nhau phải thỏa mãn : (1) Hai tia đó tạo thành một đường thẳng; (2) Có chung gốc thuộc đường thẳng đó. Vậy: Câu a) sai, vì chỉ thỏa mãn điều kiện (2) ( chung gốc); Câu b) sai, vì chỉ thỏa mãn điều kiện (1) ( không chung gốc); Câu c) đúng, vì thỏa mãn cả hai điều kiện trên. |
Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài bài 2. Yêu cầu: - HS vẽ hình vào vở. - Trả lời câu a. - Vẽ thêm hai điểm A, B trên hình và trả lời câu b. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc đề bài, hoạt động cá nhân làm bài. Bước 3: Báo cáo kết quả - 1 HS lên bảng vẽ hình. - 2 HS trả lời nhanh câu a, b.
Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận HS. - GV nhận xét chung. |
Bài 2: Vẽ hai đường thẳng xy và mn cắt nhau tại O. a) Kể tên các tia đối nhau. b) Trên tia On lấy điểm A, trên tia Oy lấy điểm B. Kể tên các tia trùng nhau Giải a) Các tia đối nhau là : - Tia Ox là tia đối của tia Oy; - Tia Om là tia đối của tia On. b) Các tia trùng nhau là : - Tia OA trùng tia On; - Tia OB trùng tia Oy.
|
Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài bài 2. Yêu cầu: - HS vẽ hình vào vở. - Trả lời các câu hỏi của bài toán. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc đề bài, hoạt động cá nhân làm bài. Bước 3: Báo cáo kết quả - 1 HS lên bảng vẽ hình. - 2 HS trả lời nhanh câu a, b. Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho HS nhận HS. - GV nhận xét chung. |
Bài 3: Cho ba điểm M, N, P thẳng hàng theo thứ tự đó. a) Viết tên các tia đối gốc M, gốc N, gốc P. b) Viết tên các tia trùng nhau. Giải
a) Các tia gốc M là tia MN, tia MP. Các tia gốc N là tia NM, tia NP. Các tia gốc P là tia PM, tia PN. b) Tia MN và tia MP trùng nhau, tia PN và tia PM trùng nhau
|
Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài bài 4. Yêu cầu: HĐN vẽ hình. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc đề bài, hoạt động nhóm làm bài. Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện 2 nhóm lên bảng vẽ hình. - HS dưới lớp vẽ hình vào vở. Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho các nhóm nhận xét chéo. - GV nhận xét bài làm các nhóm và tổng kết HĐN. |
Bài 4: Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng, hãy vẽ: a) Tia CB; b) Tia CA; c) Đường thẳng AB. Giải
|
Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đề bài bài 4. Yêu cầu: Hoạt động nhóm vẽ hình và trả lời các câu hỏi vào bảng nhóm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc đề bài, hoạt động nhóm làm bài. Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày. - HS dưới lớp vẽ hình và trả lời vào vở. Bước 4: Đánh giá kết quả - GV cho các nhóm nhận xét chéo. - GV nhận xét bài làm các nhóm và tổng kết HĐN.
GV tóm tắt kiến thức toàn buổi dạy. |
Bài 5: Vẽ hai tia đối nhau OM và ON, A là một điểm thuộc tia OM, B là một điểm thuộc tia ON. a) Trong ba điểm A, O, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? b) Trong ba điểm M, O, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? c) Trong ba điểm M, O, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Giải
a) A thuộc tia OM nên hai tia OM và OA trùng nhau. Mà hai tia OM và ON đối nhau. Do đó hai tia OA và ON đối nhau. Vậy O nằm giữa hai điểm A và N. b) Tương tự a) ta có O nằm giữa hai điểm B và N. c) Từ câu a và câu b có hai tia ON, OM đối nhau nên O nằm giữa M và N.
|
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Yêu cầu HS học thuộc kiến thức về điểm; đường thẳng; ba điểm thẳng hàng; đường thẳng đi qua hai điểm; hai đường thẳng cắt nhau, song song; tia.
- Hoàn thành các bài tập:
Bài 1: Vẽ năm điểm M, N, P, Q, R trong đó:
- Ba điểm M, N, P thẳng hàng;
- Ba điểm P, Q, R không thẳng hàng.
Bài 2: Vẽ 4 điểm M, N, O, P thuộc đường thẳng d đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:
a) M không nằm giữa O và P.
b) O không nằm giữa N và P.
c) P không nằm giữa M và O.
d) N không nằm giữa O và P.
Bài 3: Cho 5 điểm A, B, C, D, E trong đó chỉ có ba điểm A, B, C thẳng hàng. Cứ hai điểm phân biệt vẽ được một đường thẳng. Hỏi có bao nhiêu đường thẳng phân biệt? Viết tên những đường thẳng đó.
Bài 4: Cho trước 100 điểm trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng. Vẽ các đường thẳng đi qua các cặp điểm. Hỏi vẽ được bao nhiêu đường thẳng?
Bài 5: Kẻ hai đường thẳng song song để chia mặt đồng hồ thẳng 3 phần sao cho tổng các số ở mỗi hình đều bằng nhau ?
Bài 6: Cho ba điểm phân biệt O, M, N không thẳng hàng.
a) Vẽ các tia OM, ON, MN.
b) Vẽ các tia Ox cắt đường thẳng MN tại E, sao cho điểm E nằm giữa hai điểm M và N.
c) Vẽ tia Oy cắt đường thẳng MN tại F, sao cho điểm M nằm giữa hai điểm F và N.
Bài 7: Kẻ hai đường thẳng xy và x’y’ cắt nhau tại O.
a) Kể tên các tia đối nhau trong hình vẽ
b) Trên tia Ox lấy điểm M, trên tia Ox’ lấy điểm E ( E và M khác O). Hãy tìm vị trí điểm N để có hai tia OM và ON là hia tia đối nhau. Hãy tìm vị trí điểm F để có hai tia OE và OF là hai tia trùng nhau.
Bài 8: Cho bốn điểm và O thỏa mãn điều kiện: Hai tia OM và ON là hai tia đối nhau, hai tia OM và OP là hai tia đối nhau.
a) Có nhận xét gì về bốn điểm ? Tại sao?
b) Điểm O nằm giữa hai điểm nào?
Ngoài Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Điểm Đường Thẳng Ba Điểm Thẳng Hàng Tia – Toán 6 thì các tài liệu học tập trong chương trình 6 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 với chủ đề “Điểm, Đường thẳng, Ba điểm thẳng hàng, Tia” là một tài liệu hướng dẫn chi tiết cho giáo viên trong việc giảng dạy môn Toán lớp 6. Chủ đề này tập trung vào các khái niệm và kỹ năng liên quan đến điểm, đường thẳng, ba điểm thẳng hàng và tia trong không gian hình học.
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 sẽ giúp giáo viên xác định mục tiêu giảng dạy, lựa chọn phương pháp và tài liệu phù hợp, cũng như xây dựng các hoạt động học tập phù hợp để học sinh hiểu và áp dụng những kiến thức đã học vào các bài toán thực tế.
Nội dung giáo án bao gồm các bài học chi tiết về các khái niệm cơ bản như điểm, đường thẳng, đường gấp khúc, đường chéo, ba điểm thẳng hàng và tia. Ngoài ra, giáo án cũng cung cấp các bài tập và ví dụ minh họa, giúp học sinh nắm vững kiến thức và rèn kỹ năng giải quyết bài toán liên quan đến chủ đề này.
>>> Bài viết có liên quan