Docly

Đề Kiểm Tra Cuối Học Kỳ 2 Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo Có Đáp Án

Có thể bạn quan tâm

Giáo Án Dạy Thêm Ngữ Văn 7 Cả Năm Cánh Diều
Đề Thi Ngữ Văn 7 Học Kì 2 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án Và Đặc Tả
Trắc Nghiệm Sinh 7 Bài 14: Một Số Giun Tròn Khác Có Đáp Án

Đề Kiểm Tra Cuối Học Kỳ 2 Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo Có Đáp Án là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

“Đề Kiểm Tra Cuối Học Kỳ 2 Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo” là bài kiểm tra quan trọng giúp chúng ta đánh giá kiến thức và kỹ năng của mình trong môn Văn học. Bài kiểm tra này sẽ đưa ra một loạt các câu hỏi và bài tập về các khái niệm, tác phẩm và kỹ năng trong Văn học. Điểm đặc biệt của đề kiểm tra này là đáp án cụ thể cũng được cung cấp, giúp chúng ta tự kiểm tra và đánh giá kết quả của mình.

Qua “Đề Kiểm Tra Cuối Học Kỳ 2 Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo”, chúng ta sẽ có cơ hội áp dụng kiến thức đã học, phân tích và đánh giá các tác phẩm văn học, rèn luyện kỹ năng viết và biểu đạt ý tưởng một cách chính xác và sáng tạo. Đồng thời, bài kiểm tra cũng giúp chúng ta tự tin hơn trong việc đối mặt với các bài kiểm tra và kỳ thi tiếp theo.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM

Môn: Ngữ văn lớp 7

(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề.)


I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc câu chuyện sau:

RÙA VÀ THỎ

Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, Rùa đang cố sức tập chạy. Thỏ trông thấy liền mỉa mai Rùa:

- Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à ?

- Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi, coi ai hơn ?

Thỏ vểnh tai tự đắc:

- Được, được! Dám chạy thi với ta sao ? Ta chấp mi một nửa đường đó.

Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên có sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười. Nó nghĩ : Ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần đến đích ta phóng cũng vừa. Nó nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm.

Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì đã thấy Rùa chạy gần tới đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó.

(Câu chuyện Rùa và Thỏ, Theo truyện La Phông-ten)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Truyện Rùa và Thỏ thuộc thể loại nào?

A. Truyền thuyết

B. Thần thoại

C. Truyện cổ tích

D. Truyện ngụ ngôn

Câu 2. Nhân vật chính trong truyện Rùa và Thỏ là ai?

A. Rùa

B. Thỏ

C. Rùa và Thỏ

D. Sên

Câu 3. Thỏ chế giễu Rùa như thế nào?

A. Bảo Rùa là chậm như sên.

B. Bảo Rùa thử chạy thi xem ai hơn .

C. Bảo Rùa “Anh đừng giễu tôi”

D. Bảo Rùa là đồ đi cả ngày không bằng một bước nhảy của Thỏ.


Câu 4. Vì sao có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ?

A. Rùa thích chạy thi với Thỏ

B. Thỏ thách Rùa chạy thi

C. Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi.

D. Rùa muốn thách Thỏ chạy thi với mình. 

Câu 5. Vì sao Thỏ thua Rùa?

A. Rùa chạy nhanh hơn Thỏ.

B. Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi thường Rùa.

CRùa dùng mưu mà Thỏ không biết.

DRùa vừa chạy vừa chơi mà vẫn tới đích trước.

Câu 6: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu Đồ chậm như sên.

A. Nhân hóa

B. Ẩn dụ

C. So sánh

D. Điệp ngữ

Câu 7. Truyện Thỏ và Rùa phê phán điều gì?

A. Phê phán những những người lười biếng, khoe khoang.

B. Phê phán những người lười biếng khoe khoang, chủ quan, kiêu ngạo.

C. Phê phán những người chủ quan, ích kỉ.

D. Phê phán những người coi thường người khác.

Câu 8. Hậu quả của thái độ chủ quan, kiêu ngạo của Thỏ là gì?

A. Thỏ đi học muộn.

B. Thỏ thua Rùa, bị mọi người cười nhạo.

C. Thỏ cắm cổ chạy, bị ngã.

D. Thỏ mải mê bắt bướm, quên đường về.

Trả lời câu hỏi /Thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì?

Câu 10. Em có nhận xét gì về nhân vật Thỏ qua câu nói: Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó.

II. LÀM VĂN (4.0 điểm)

Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

 












HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

1


ĐỌC HIỂU

6,0


1

D

0,5

2

C

0,5

3

A

0,5

4

C

0,5

5

B

0,5

6

C

0,5

7

B

0,5

8

B

0,5

9

Bài học: chậm mà kiên trì sẽ chiến thắng nhanh mà chủ quan kiêu ngạo. Chỉ cần chúng ta kiên trì chắc chắn thì sẽ thành công.

1

10

Qua câu nói trên ta nhận thấy Thỏ là kẻ kiêu căng ngạo mạn, chủ quan, coi thường người khác.

1

II


VIẾT

4.0


a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận..

Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng.

0,25


b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Nghị luận vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

0,25


c. Nghị luận về hiện tượng đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

Học sinh có thể nghị luận theo nhiều các khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu sau:



  • Nêu vấn đề cần nghị luận: Vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

  • Người viết tán thành ý kiến đã nêu.

- Sử dụng lí lẽ.

+ Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là việc làm rất đúng đắn vì……….

- Nêu bằng chứng : xác thực (số liệu….)

- Kết hợp lí lẽ với bằng chứng

  • Khẳng định lại sự tán thành ý kiến.

2,5


d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

0,5


e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng xác thực.

0,5



MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM

MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7


TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngụ ngôn.

3

0

5

0

0

2

0


60

Thơ

Văn bản nghị luận

2

Viết

Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%














BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM

MÔN: NGỮ VĂN 7

THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT

Kĩ năng

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận Dụng

Vận dụng cao

1


Đọc hiểu


















Truyện ngụ ngôn













































































Thơ (thơ bốn chữ, năm chữ)































































Văn bản nghị luận






Nhận biết:

- Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu của văn bản.

- Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện.

- Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngụ ngôn.

- Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu.

- Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện.

- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.

Vận dụng:

- Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm.

- Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm.

Nhận biết:

- Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

- Xác định được số từ, phó từ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng.

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

Nhận biết:

- Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận.

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống và nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.

- Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).

Thông hiểu:

- Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản.

- Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng.

- Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; các biện pháp tu từ như: nói quá, nói giảm nói tránh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.

Vận dụng:

- Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản.

- Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản.

3 TN










































5TN


2 TL


2

Viết

Nghị luận về một vấn đề trong đời sống.


Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng

1*

1*

1*

1 TL*

Tổng


3 TN

5 TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %


20

40

30

10

Tỉ lệ chung


60

40





































Ngoài Đề Kiểm Tra Cuối Học Kỳ 2 Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo Có Đáp Án thì các tài liệu học tập trong chương trình 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm

Phụ Lục 3 Ngữ Văn 7 Cánh Diều Trường THCS Tân Hòa
Phụ Lục 2 Ngữ Văn 7 Cánh Diều Trường THCS Tân Hòa
Trắc Nghiệm Sinh Học Lớp 7 Bài 19: Một Số Thân Mềm Khác Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Sinh Học 7 Bài 18: Trai Sông Có Đáp Án
Phụ Lục 1 Ngữ Văn 7 Cánh Diều Trường THCS Tân Hòa
Trắc Nghiệm Sinh Học Bài 17 Lớp 7: Một Số Giun Đốt Khác Và Đặc Điểm Chung Của Ngành Giun Đốt
Trắc Nghiệm Sinh 7 Bài 15: Giun Đất Có Đáp Án