Docly

Đề Địa Lý Lớp 7 Giữa Học Kì 1 Trắc Nghiệm Có Đáp Án

Có thể bạn quan tâm

Đề Địa Lý Lớp 7 Giữa Học Kì 1 Trắc Nghiệm Có Đáp Án là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

Họ và tên:………………………….

Lớp 7A , Ngày…………………….

TRƯỜNG THCS ....... NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: ĐỊA LÍ - KHỐI:7

(Thời gian làm bài: 45 phút)



Điểm

bằng số

Điểm

bằng chữ

Nhận xét của giáo viên

Họ tên và chữ ký



Giám khảo 1:

Giám khảo 2:

TRẮC NGHIỆM 40 Câu

Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau (mỗi câu đúng 0,25 điểm)

Câu 1: Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây

   A. đồng bằng. B. các trục giao thông lớn.

    C. ven biển, các con sông lớn. D. hoang mạc, miền núi, hải đảo.

Câu 2: Quần cư nông thôn phổ biến hoạt động kinh tế nào sau đây?

    A. Công nghiệp và dịch vụ.    B. Nông – lâm – ngư – nghiệp.

    C. Công nghiệp và nông –lâm – ngư - nghiệp.   D. Dịch vụ và nông – lâm – ngư nghiệp.

Câu 3: Nhóm tuổi trên độ tuổi lao động là

A.Từ 0-14tuổi B. Từ 15-59 tuổi C.Từ 18 -55 tuổi D. Trên 60 tuổi

Câu 4: Tokyo là siêu đô thị trên 8 triệu dân nằm ở châu lục nào?

A. Châu Á. B. Châu Mĩ. C. Châu Phi. D. Châu Âu.

Câu 5: Tháp dân số có đáy rộng đỉnh nhọn thể hiện:

A. Cơ cấu dân số già

B. Cơ câu dân số trẻ

C.Cơ cấu dân số ổn định

D. Số người trên tuổi lao động nhiều

Câu 6: Gia tăng dân số cơ giới phụ thuộc vào

   A. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm.

   B. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người từ nơi khác đến trong một năm.

  C. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chuyển đi trong một năm.

   D. Sự tương quan giữa số người chuyển đi và số người từ nơi khác đến trong một năm.

Câu 7: Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta là

A. xây dựng các nhà máy công nghiệp quy mô lớn

B. phân bố lại lực lượng lao động trên quy mô cả nước

C. hợp tác lao động quốc tế để xuất khẩu lao động

D. đẩy mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị.

Câu 8: Tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước,…được thể hiện qua

A. số liệu về mật độ dân số. B. tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên .

C. tỉ lệ gia tăng dân số cơ giới. D. tổng số dân.

Câu 9: Vị trí phân bố của đới nóng trên Trái Đất là

    A. nằm giữa chí tuyến Bắc và Nam.

    B. từ chí tuyến Bắc về vĩ tuyến 400Bắc.

    C. từ vĩ tuyến 400N - B đến 2 vòng cực Nam - Bắc.

    D. từ xích đạo đến vĩ tuyến 200 Bắc – Nam.


Câu 10: Môi trường xích đạo ẩm là môi trường có lượng mưa trung bình năm

A. từ 500mm – 1000 mm. B. từ 1500mm – 2000 mm.

C. từ 500mm – 1500 mm. D. từ 1500mm – 2500 mm.

Câu 11: Khu vực điển hình trong môi trường nhiệt đới gió mùa ?

A. Bắc Á - Đông Á B. Đông Á – Đông Nam Á

C. Đông Nam Á – Nam Á D. Nam Á – Tây Nam Á.

Câu 12: Vấn đề ô nhiễm môi trường ở đới nóng chủ yếu liên quan đến

    A. sản xuất công nghiệp. B. sản xuất nông nghiệp.

    C. gia tăng dân số. D. hoạt động du lịch.

Câu 13: Cứ lên cao 100m, nhiệt độ không khí lại giảm xuống 0,6 0C. Vậy lên cao 1000m, nhiệt độ không khí giảm xuống bao nhiêu 0C ?

A. 0,60C B. 60C C. 120C D. 200C

Câu 14: Sự biệt khác nhất của sườn đón gió so với sườn khuất gió là

A. mưa ít, thực vật kém phát triển hơn.

B. mưa nhiều, thực vật phát triển xanh tốt hơn.

C. khí hậu nắng nóng, khô hạn hơn.

D. khí hậu lạnh, khô, ít mưa

Câu 15: Chiếm diện tích lớn nhất ở đới ôn hòa là:

    A. Môi trường ôn đới hải dương.

  B. Môi trường ôn đới lục địa.

    C. Môi trường hoang mạc.

    D. Môi trường địa trung hải.

Câu 16: Vị trí trung gian đã ảnh hưởng đến đặc điểm thời tiết ở đới ôn hòa như thế nào?

    A. Thời tiết thay đổi thất thường.

   B. Thời tiết quanh năm ôn hòa, mát mẻ.

    C. Quanh năm chịu ảnh hưởng của các đợt khí lạnh.

    D. Nhiệt độ không quá nóng, không quá lạnh.

Câu 17: Sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa không phải do tác động của nhân tố nào sau đây?

A. Các đợt khí lạnh.

B. Các đợt khí nóng.

C. Dải hội tụ nhiệt đới.

D. Gió Tây ôn đới.

Câu 18:Môi trường đới lạnh thảm thực vật vùng đài nguyên đặc trưng là

    A. rừng rậm nhiệt đới. B. xa van, cây bụi.

    C. rêu, địa y. D. rừng lá kim.

Câu 19: Phần lớn các hoang mạc nằm

    A. châu Phi và châu Á.

    B. hai bên đường chí tuyến và giữa đại lục Á-Âu.

    C. châu Phi và châu Âu.

   D. châu Âu và nằm sâu trong nội địa.

Câu 20: Sự phân tầng của thực vật theo độ cao ở vùng núi là do ảnh hưởng của sự thay đổi

A. đất đai theo độ cao. B. khí áp theo độ cao.

C. nhiệt độ và độ ẩm theo độ cao. D. lượng mưa theo độ cao.

Câu 21: Lương mưa trung bình năm ở đới lạnh là

A. dưới 500mm. B. trên 2000mm.

C. từ 500mm đến 1000mm. D. từ 1000mm đến 1500mm.

Câu 22: Thiên tai xảy ra thường xuyên ở đới lạnh là

   A. núi lửa. B. bão cát.  C. bão tuyết.   D. động đất.


Câu 23: Đâu không phải là đặc điểm để thích nghi với giá rét của động vật vùng đới lạnh?

    A. Lông dày. B. Mỡ dày.

   C. Lông không thấm nước. D. Da thô cứng.

Câu 24: Các dân tộc ở miền núi Châu Á thường sống ở

    A. vùng núi thấp, khí hậu mát mẻ.

    B. độ cao trên 3000mm, nơi có đất bằng phẳng.

    C. sườn núi cao chắn gió, có nhiều mưa.

    D. sườn khuất gió, khí hậu khô, nóng.

Câu 25: Một số loài động vật ở đới lạnh thường sống thành đàn đông đúc với nhau để

A. giữ thức ăn cho nhau B.đỡ tiêu hao năng lượng

C. bảo vệ và sưởi ấm cho nhau D. cùng nhau di cư và sinh sản

Câu 26: Ý nào sau đây không phải là những khó khăn ở môi trường vùng núi?

A. Xâm nhập mặn.

B. Lũ quét, sạt lở đất

C. Giao thông khó khăn.

D. Đất đai dễ xói mòn, rửa trôi, thoái hoá.

Câu 27: Phân bố chủ yếu ở độ cao trên 3000m là các dân tộc ít người thuộc

A. Châu Á B. Châu Âu C. Châu Phi D. Nam Mĩ

Câu 28: Nguyên nhân nào làm cho diện tích băng ở hai cực đang ngày càng bị thu hẹp?

  A. Do con người dùng tàu phá bang.

B. Do Trái Đất đang nóng lên.

    C. Do nước biển dâng cao. 

D. Do ô nhiễm môi trường nước.

Câu 29: Ở đới nóng lên đến độ cao nào của núi sẽ có băng tuyết?

    A. 3000m  B. 4000m   C. 5500m.   D. 6500m.

Câu 30: Đới ôn hoà không có vành đai thực vật

    A. đồng cỏ núi cao. B. rừng rậm.

    C. rừng hỗn giao. D. rừng lá kim.

Câu 31: Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về

  A. lịch sử. B. kinh tế.

    C. chính trị. D. tự nhiên.

Câu 32: Trên thế giới có các lục địa:

A. Á - Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ô-xtrây-li-a, Nam Cực.

B. Á, Âu, Mĩ, Phi, Ô-xtrây-li-a, Nam Cực.

C. Âu, Á, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Bắc Cực.

D. Phi, Mĩ, Ô-xtrây-li-a và Đại dương, Nam Cực, Bắc Cực.

Câu 33: Dạng địa hình chủ yếu ở châu Phi là

A. núi cao và đồng bằng. B. bồn địa và sơn nguyên.

C. đồng bằng và bồn địa. D. sơn nguyên và núi cao.

Câu 34: Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là

A. mùa đông ấm áp, mưa lớn. B. nóng và khô bậc nhất thế giới.

C. khô và lạnh bậc nhất thế giới. D. nóng và ẩm mưa lớn quanh năm.

Câu 35: Châu Phi là châu lục lớn hàng thứ ba trên thế giới sau

A. châu Đại Dương. B. châu Á và châu Âu.

C. châu Á và châu Mĩ. D. châu Âu và châu Mĩ.

Câu 36: Châu Phi có khí hậu nóng do

    A. đại bộ phận lãnh thổ nằm ngoài hai đường chí tuyến.

    B. đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến.

    C. có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc.

    D. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các dòng biển nóng ven bờ.

Câu 37: Đặc điểm kinh tế nhiều nước châu Phi là

    A. nền kinh tế hàng hóa.

    B. nền kinh tế thị trường.

   C. nền kinh tế tự cấp, tự túc.

D. nền kinh tế phụ thuộc.

Câu 38: Các thành phố của châu Phi thường tập trung ở

    A. trên các cao nguyên. B. tại các bồn địa.

   C. một số nơi ven biển D. vùng đồng bằng.

Câu 39: Bồn địa Công Gô và miền duyên hải phía Bắc vịnh Ghi nê thuộc kiểu môi trường

A. nhiệt đới B. xích đạo ẩm C.hoang mạc D.địa trung hải

Câu 40: Nguyên nhân khiến hàng chục triệu người ở châu Phi thường xuyên bị nạn đói đe dọa là

    A. sự thống trị của các nước chủ nghĩa thực dân.

    B. bùng nổ dân số và hạn hán.

   C. đại dịch AIDS, dịch bệnh đe dọa.

  D. xung đột sắc tộc.



ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

B

D

A

B

D

D

A

A

D

C

C

B

B

B

A

C

C

B

C

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Đáp án

A

C

D

A

C

A

D

B

C

B

D

A

B

B

C

B

C

C

B

B



Ngoài Đề Địa Lý Lớp 7 Giữa Học Kì 1 Trắc Nghiệm Có Đáp Án thì các tài liệu học tập trong chương trình 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Chúc các bạn tự tin và thành công trong việc làm bài kiểm tra. Hãy tận hưởng quá trình học tập và cống hiến hết mình để nắm vững kiến thức địa lý. Cùng nhau khám phá thế giới thông qua môn học thú vị này!

Xem thêm

Bài Tập Hình Học 7 Định Lí Có Lời Giải