Docly

Đề Cương Ôn Thi Giữa Học Kỳ 2 KHTN 7 Phần Vật Lí

Có thể bạn quan tâm

Đề Cương Ôn Tập Giữa Học Kỳ 2 Khoa Học Tự Nhiên 7
Trắc Nghiệm Sinh 7 Bài 5: Trùng Biến Hình Và Trùng Giày Có Đáp Án
Đề Thi Ngữ Văn 7 Học Kì 2 Chân Trời Sáng Tạo 2022-2023 Có Đáp Án

Đề Cương Ôn Thi Giữa Học Kỳ 2 KHTN 7 Phần Vật Lí là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Đề Cương Ôn Thi Giữa Học Kỳ 2 KHTN 7 Phần Vật Lí là tài liệu quan trọng giúp các em học sinh lớp 7 ôn tập lại các kiến thức cơ bản về vật lý đã học trong học kỳ 2. Đề cương bao gồm các nội dung chính như: từ tính, dòng điện trong kim loại, tác dụng của dòng điện, đo lường dòng điện và điện áp, mạch điện đơn giản, mạch điện nối tiếp và nối song song. Đề cương cũng cung cấp cho các em các bài tập trắc nghiệm và tự luận để rèn luyện kỹ năng giải quyết các bài toán vật lý. Để chuẩn bị tốt cho kì thi giữa học kỳ 2, các em nên tham khảo đề cương ôn thi giữa học kỳ 2 KHTN 7 phần vật lý và làm thử các đề thi mẫu có đáp án và ma trận chi tiết.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ II KHTN 7

NĂM HỌC 2022-2023

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi nào hai thanh nam châm không hút nhau được?

A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.
B. Khi để hai cực khác tên gần nhau.
C. Khi hai cực Nam để gần nhau.
D. Cả A và C.

Câu 2: Khi nào thì nam châm điện có khả năng hút các vật bằng sắt, thép?

A. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây.

B. Khi một đầu của cuộn dây mắc vào cực dương của nguồn điện.
C. Khi cuộn dây được cuốn quanh lõi sắt.
D. Khi một đầu của cuộn dây mắc vào cực âm của nguồn điện.

Câu 3: Cho thanh nam châm có đường sức từ như hình vẽ, em hãy chỉ ra chiều của các đường sức từ tại điểm A, B?

A. Đường sức từ tại cả hai điểm A và B đều có chiều từ trái sang phải.
B. Đường sức từ tại cả hai điểm A và B đều có chiều từ phải sang trái.
C. Đường sức từ tại điểm A có chiều từ trái sang phải và tại điểm B có chiều từ phải sang trái.
D. Đường sức từ tại điểm A có chiều từ phải sang trái và tại điểm B có chiều từ trái sang phải.

Câu 4: Cho mô hình Trái Đất như hình sau. Ta có thể coi Trái Đất là một "nam châm khổng lồ". Mô tả nào sau đây về đầu A là đúng?

A. Điểm A gần ứng với cực Bắc địa từ vì từ cực Bắc của kim nam châm đang chỉ về phía nó.
B. Điểm A gần ứng với cực Nam địa từ vì từ cực Bắc của kim nam châm đang chỉ về phía nó.
C. Điểm A là nơi có từ trường mạnh nhất trong các vị trí trên Trái Đất vì kim nam châm gần nó.
D. Điểm A là nơi có từ trường yếu nhất trong các vị trí trên Trái Đất vì kim nam châm gần nó.

Câu 5: Ta có thể quan sát từ phổ của một nam châm bằng cách rải các

A. vụn nhôm vào trong từ trường của nam châm.

B. vụn sắt vào trong từ trường của nam châm.

C. vụn nhựa vào trong từ trường của nam châm.

D. vụn của bất kì vật liệu nào vào trong từ trường của nam châm.

Câu 6: Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết sự tồn tại của từ trường?

A. Nhiệt kế. B. Đồng hồ. C. Kim nam châm có trục quay. D. Cân.

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

a. Tại sao trong lòng ống dây của nam châm điện có lõi sắt non ?

b. Làm thế nào để thay đổi từ cực của nam châm điện?

c. Theo em phải làm như thế nào để lực từ của nam châm điện mạnh hơn?

Lời giải

a. Lõi sắt non trong lòng ống dây có tác dụng làm tăng từ trường của nam châm điện.

b. Để thay đổi cực từ của nam châm điện ta thay đổi chiều dòng điện chạy vào ống dây dẫn.

c. Muốn lực từ của nam châm điện mạnh hơn thì phải:

- Tăng số vòng dây quấn quanh ống dây,

- Cho dòng điện chạy vào ống dây dẫn mạnh hơn.

Câu 2:  Để nam châm giữ được từ tính lâu dài, chúng ta phải bảo quản nam châm như thế nào?

Để nam châm giữ được từ tính lâu dài, chúng ta cần bảo quản nam châm như sau:

Lời giải

- Không nung nóng nam châm hoặc đặt nam châm ở nơi có nhiệt độ cao.

- Không bẻ gãy, tránh làm va đập nam châm.

- Nên đặt một thanh sắt non nối hai từ cực của nam châm hoặc đặt hai nam châm ngược chiều nhau.


Ngoài Đề Cương Ôn Thi Giữa Học Kỳ 2 KHTN 7 Phần Vật Lí Cánh Diều thì các tài liệu học tập trong chương trình 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm

Trắc Nghiệm Sinh 7 Bài 8: Thủy Tức Có Đáp Án
Giáo Án Môn Văn Lớp 7 Cánh Diều Học Kỳ 2
Trắc Nghiệm Sinh 7 Bài 7: Đặc Điểm Chung Và Vai Trò Thực Tiễn Của Động Vật Nguyên Sinh
Giáo Án Ngữ Văn 7 Cánh Diều Học Kỳ 1 Năm 2022-2023
Đề Cương Ôn Tập Học Kỳ 2 Tin 7 Kết Nối Tri Thức
Trắc Nghiệm Sinh 7 Bài 6: Trùng Kiết Lị Và Trùng Sốt Rét Có Đáp Án
Kế Hoạch Giáo Giáo Án Môn Văn Lớp 7 Cánh Diều 2022-2023