Docly

Đề Cương Ôn Tập Giữa Học Kỳ 2 Khoa Học Tự Nhiên 7

Có thể bạn quan tâm

Đề Cương Ôn Tập Học Kỳ 2 Tin 7 Kết Nối Tri Thức
Trắc Nghiệm Sinh 7 Bài 6: Trùng Kiết Lị Và Trùng Sốt Rét Có Đáp Án
Kế Hoạch Giáo Giáo Án Môn Văn Lớp 7 Cánh Diều 2022-2023

Chào mừng các bạn đến với bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tập trung vào Đề Cương Ôn Tập Giữa Học Kỳ 2 môn Khoa Học Tự Nhiên lớp 7 với chủ đề “Cánh Diều”. Bài viết này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về nội dung ôn tập của môn Khoa Học Tự Nhiên trong học kỳ 2, đặc biệt là liên quan đến chủ đề “Cánh Diều”.

Đề Cương Ôn Tập Giữa Học Kỳ 2 Khoa Học Tự Nhiên 7 – KHTN 7 Cánh Diều là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 KHTN7

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM

Phần từ

Câu 1. Trên nam châm, chỗ nào hút sắt yếu nhất?

A. Mọi chỗ của thanh nam châm đều hút sắt như nhau.

B. Phần giữa của thanh nam châm.

C.Tại từ cực Nam của thanhnam châm.

D. Tại từ cực Bắc của thanhnam châm.

Câu 2.Tại sao có thể nói Trái Đất cũng là một thanh nam châm?

A. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt.

B. Vì Trái Đất hút mọi vật.

C. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm.

D. Vì mỗi cực của một thanh nam châm khi để tự do luôn hướng về 1 cực của Trái Đất.

C âu 3. Nếu bẻ gãy một thanh nam châm thành hai nửa. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Hai nửa sẽ mất đi từ tính.

B. Mỗi nửa sẽ tạo thành 1 nam châm có 1 cực từ.

C. Mỗi nửa sẽ tạo thành 1 nam châm có 2 cực từ khác tên.

D. Mỗi nửa sẽ tạo thành 1 nam châm có 2 cực từ cùng tên. Câu 4.Hiện tại ở một số cửa hàng cây cảnh có bán các chậu cây bay như hình dưới.

Chậu cây có thể bay lơ lửng được do:

A. Lực hút của hai nam châm do hai cực cùng tên ở gần nhau.

B. Lực đẩy của hai nam châm do hai cực cùng tên ở gần nhau.

C. Lực hút của hai nam châm do hai cực khác tên ở gần nhau.

D. Lực đẩycủa hai nam châm do hai cực khác tên ở gần nhau.

Câu 5. Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường?

A. Dùng kim nam châm (có trục quay). B. Dùng Vôn kế.

C. Dùng Ampe kế. D. Dùng thanh nam châm.

Câu 6. Đường sức từ bên ngoài nam châm có hình dạng gì?

A. là các đường thẳng. B. là các đường elip

C. là các đường tròn D. là các đường cong

Câu 7. Chiều của đường sức từ bên ngoài nam châm được quy ước như thế nào? A. là những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam.

B. là những đường cong đi ra từ cực Nam, đi vào cực Bắc.

C. là đường cong kín đi từ cực Bắc tới cực Nam.

D. là đường cong kín đi từ cực Nam tới cực Bắc

Câu 8. Trong hình dưới đây, chiều của đường sức từ nào vẽ sai?

A. Đường 1 B. Đường 2 C. Đường 3

D. Đường 4

Phần trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Câu 1. Các chất thải sinh ra từ quá trình trao đổi chất được vận chuyển vào

A. máu và cơ quan bài tiết. B. nước mô và mao mạch máu.

C. tế bào, máu và đến cơ quan bài tiết. D. cơ quan bài tiết để thải ra ngoài. Câu 2. Thành phần nào dưới đây là chất thải của hệ hô hấp ?

A. Nước tiểu. B. Mồ hôi. C. Khí ôxi. D. Khí cacbonic.

Câu 3. Nguyên liệu đầu vào của hệ tiêu hoá bao gồm những gì ?

A. Thức ăn, nước, muối khoáng. B. Ôxi, thức ăn, muối khoáng.

C. Vitamin, muối khoáng, nước. D. Nước, thức ăn, ôxi, muối khoáng.

Câu 4. Trong quá trình trao đổi chất ở tế bào, khí cacbonic sẽ theo mạch máu tới bộ phận nào để thải ra ngoài?

A. Phổi. B. Dạ dày. C. Thận. D. Gan.

Câu 5 . Quá trình nào sau đây thuộc trao đổi chất ở sinh vật?

A. Phân giải protein trong tế bào.

B. Bài tiết mồ hôi.

C. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày.

D. Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật.

Câu 6. Sự biến đổi nào sau đây là chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật? A. Quang năng → Hóa năng. B. Điện năng → Nhiệt năng.

C. Hóa năng → Nhiệt năng. D. Điện năng → Cơ năng.

Câu 7. Cơ quan chính thực hiện quá trình quang hợp ở thực vật là

A. rễ cây. B. thân cây. C. lá cây. D. hoa.

Câu 8. Sản phẩm của quang hợp là

A. nước, khí carbon dioxide. B. glucose, khí carbon dioxide.

C. khí oxygen, glucose. D. glucose, nước.

Câu 9. Trong quá trình quang hợp, nước được lấy từ đâu? A. Nước được lá lấy từ đất lên. B. Nước được rễ hút từ đất lên thân và đến lá.

C. Nước được tổng hợp từ quá trình quang hợp.

D. Nước từ không khí hấp thụ vào lá qua các lỗ khí.

Câu 10. Trong quá trình quang hợp, cây xanh chuyển hoá năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng năng lượng nào sau đây?

A. Cơ năng. B. Quang năng. C. Hoá năng. D. Nhiệt năng.

Câu 11. Chức năng chủ yếu của gân lá là gì?

A. Phân chia, làm tăng kích thước của lá. B. Bảo vệ, che chở cho lá.

C. Tổng hợp chất hữu cơ. D. Vận chuyển các chất.

Câu 12.Thân non của cây có màu xanh lục có quang hợp được không? Vì sao? A. Không. Vì thân non chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng.

B. Có. Vì thân non cũng chứa chất diệp lục như lá cây.

C. Có. Vì thân non cũng được cung cấp đầy đủ nước và muối khoáng.

D. Không. Vì quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở lá cây.

Câu 13. Trong các phát biểu sau đây về quang hợp, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Chỉ có lá mới có khả năng thực hiện quang hợp.

II. Nước là nguyên liệu của quang hợp, được rễ cây hút từ môi trường bên ngoài vào vận chuyển qua thân lên lá.

III. Không có ánh sáng, cây vẫn quang hợp được. IV. Trong quang hợp, năng lượng được biến đổi từ quang năng thành hóa năng. V. Trong lá cây, lục lạp tập chung nhiều ở tế bào lá.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 14. Ở đa số các loài thực vật, mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới của lá vì A. lục lạp tập trung nhiều ở mặt trên của lá.

B. lỗ khí tập trung nhiều ở mặt trên của lá.

C. lục lạp tập trung nhiều ở mặt dưới của lá.

D. lỗ khí tập tập trung nhiều ở mặt dưới của lá

Câu 15. Những yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh là A. nước, ánh sáng, nhiệt độ.

B. nước, khí cacbon dioxide, nhiệt độ.

C. nước, ánh sáng, khí oxygen, nhiệt độ.

D. nước, ánh sáng, khí cacbon dioxide, nhiệt độ.

Câu 16. Yếu tố khí cacbon dioxide ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh như thế nào?

A. Hiệu quả quang hợp tăng khi nồng độ khí cacbon dioxide tăng và ngược lại.

B. Hiệu quả quang hợp giảm khi nồng độ khí cacbon dioxide tăng và ngược lại.

C. Khi nồng độ khí cacbon dioxide quá cao thì hiệu quả quang hợp càng tăng.

D. Khi nồng độ khí cacbon dioxide quá thấp thì hiệu quả quang hợp càng tăng.

Câu 17. Vì sao ánh sáng quá mạnh sẽ làm hiểu quả quang hợp của cây xanh giảm? A. Cây thừa ánh sáng. B. Cây bị ngộ độc.

C. Cây yếu đi. D. Cây bị đốt nóng.

Câu 18. Vì sao không nên tưới nước cho cây vào buổi trưa?

A. Cây không cần nước vào buổi trưa.

B. Nhiệt độ cao làm nước bốc hơi nóng làm cây bị héo.

C. Nhiệt độ cao nên nước bốc hơi hết cây không hút nước được.

D. Vào buổi trưa khả năng thoát hơi nước của lá cây giảm.

Câu 19. Sắp xếp các bước sau đây theo đúng trình tự thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng oxygen.

(1) Để một cốc ở chỗ tối hoặc bọc giấy đen, cốc còn lại để ra chỗ nắng.

(2) Lấy 2 cành rong đuôi chó cho vào 2 ống nghiệm đã đổ đẩy nước rồi úp vào 2 cốc nước đầy sao cho bọt khí không lọt vào.

(3) Theo dõi khoảng 6 giờ, nhẹ nhàng rút 2 cành rong ra, bịt kín ống nghiệm

và lấy ống nghiệm ra khỏi 2 cốc rồi lật ngược lại.

(4) Đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm.

A. 2 – 1 – 4 – 3. B. 1 – 4 – 3 – 2. C. 1 – 4 – 2 – 3. D. 2 - 1 - 3 – 4.

Câu 20. Vì sao trong thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp lại sử dụng iodine làm thuốc thử?

A. Dung dịch iodine phản ứng với tinh bột tạo màu xanh tím đặc trưng.

B. Chỉ có dung dịch iodine mới tác dụng với tinh bột.

C. Dung dịch iodine dễ tìm. D. Dung dịch iodine phản ứng với tinh bột tạo màu đỏ đặc trưng.

Trong thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp, trả lời các câu hỏi sau:

Câu 21. Vì sao phải dùng băng giấy đen để che phủ một phần của lá cây trên cả hai mặt?

A. Để hạn chế sự thoát hơi nước ở lá.

B. Để phần bị che phủ không tiếp xúc với ánh sáng.

C. Để giúp xác định mẫu lá khảo sát thí nghiệm.

D. Giúp lá cây không bán bụi cũng như dễ xác định mẫu thí nghiệm trên cây.

Câu 22. Khi che phủ một phần của lá, tại sao chúng ta phải để cây vào chỗ tối ít nhất 2 ngày?

A. Để lá bị che phủ và lá không bị che phủ đều như nhau trước khi tiến hành thí nghiệm.

B. Để lá cây tạm ngừng hoạt động quang hợp.

C. Để tinh bột trong lá cây được vận chuyển đến bộ phận khác.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 23 . Khi quang hợp, thực vật tạo ra những sản phẩm nào?

A. Khí Oxygen và chất dinh dưỡng.

B. Khí Carbon dioxide và tinh bột.

C. Khí Carbon dioxide và chất dinh dưỡng.

D. Tinh bột và khí Oxygen.

Câu 24. Quá trình hô hấp tế bào xảy ra ở bào quan nào sau đây?

A. Lục lạp B. Ti thể C. Không bào D. Ribosome

Câu 25. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm

A. Oxi, nước và năng lượng. B. Nước, đường và năng lượng.

C. Nước, khí cacbonic và đường. D. Khí cacbonic, đường và năng lượng Câu 26. Nói về hô hấp tế bào, điều nào sau đây không đúng?

A. Đó là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào

B. Đó là quá trình oxi hóa các chất hữu cơ thành CO2 và H2O và giải phóng năng lượng ATP

C. Hô hấp tế bào có bản chất là chuỗi các phản ứng oxi hóa khử

D. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào

Câu 27. Quá trình chuyển hoá năng lượng nào sau đây diễn ra trong hô hấp tế bào?

A. Nhiệt năng hoá năng. B. Hoá năng điện năng.

C. Hoá năng nhiệt năng. D. Quang năng hoá năng.

Câu 28. Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là

A. tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào.

B. giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào.

C. giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu.

D. tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa.

Câu 29. Biện pháp nào sau đây là hợp lí để bảo vệ sức khoẻ hô hấp ở người? A. Tập luyện thể thao với cường độ mạnh mỗi ngày. B. Ăn thật nhiều thức ăn có chứa glucose để cung cấp nguyên liệu cho hô hấp.

C. Tập hít thở sâu một cách nhẹ nhàng và đều đặn mỗi ngày.

D. Để thật nhiều cây xanh trong phòng ngủ.

Câu 30. Tại sao cần chọn những hạt chắc, không bị vỡ, không bị mọt?

A. Chọn hạt không bị mọt để tránh phá hoại cây non khi mới hình thành.

B. Hạt không bị vỡ đảm bảo cho hạt này mầm thành cây con phát triển bình thường.

C. Hạt to chứng tỏ hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng, hạt chắc chứng tỏ phôi khỏe.

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 31. Sắp xếp các bước làm sau theo đúng tiến trình làm thí nghiệm chứng minh hô hấp ở hạt nảy mầm.

Các bước làm thí nghiệm chứng minh hô hấp ở hạt nảy mầm.

ĐÁP ÁN

A. Chọn những hạt chắc, không bị vỡ, không bị mọt.

B. Quan sát hiện tượng xảy ra ở cốc nước vôi trong. C. Cho hạt ra đĩa Petri có lót bông ẩm hoặc giấy thấm ẩm.

D. Đặt đĩa Petri có hạt nảy mầm cùng cốc nước vôi trong vào trong chuông A. Đặt cốc nước vôi trong vào trong chuông B. E. Ngâm hạt vào nước ấm.

F. Để đĩa trong tủ ấm hoặc nơi có ánh sáng mặt trời để hạt nảy mầm.

1. ……… 2. ……… 3. ……… 4. ……… 5. ………

6. ………

Đáp án: 1.A; 2. E; 3. C; 4. F; 5 D; 6 B

Câu 32. Lót bông hoặc giấy đã thấm nước rồi đặt trong đĩa Petri có tác dụng gì? A. Ngăn cản khí oxygen tham gia vào quá trình nảy mầm của hạt.

B. Cung cấp độ ẩm cho hạt.

C. Cung cấp chất dinh dưỡng cho hạt.

D. Làm mát cho hạt.

Câu 33. Quá trình quang hợp cây xanh nhận từ môi trường khí

A. oxygen. B. carbon dioxide

C. không khí. D. cả Oxygen và Carbon dioxide.

Câu 34. Quá trình hô hấp cây xanh nhận từ môi trường khí

A. oxygen. B. carbon dioxide.

C. không khí. D. cả oxygen và carbon dioxide.

Câu 35. Quá trình hô hấp cây xanh thải ra ngoài môi trường khí

A. Oxygen B. Carbon dioxide

C. Không khí D. Cả Oxygen và Carbon dioxide

Câu 36. Quá trình hô hấp động vật nhận từ môi trường khí

A. oxygen. B. carbon dioxide.

C. không khí. D. cả oxygen và carbon dioxide.

Câu 37. Quá trình hô hấp động vật thải ra ngoài môi trường khí

A. oxygen. B. carbon dioxide.

C. không khí. D. cả oxygen và carbon dioxide

Câu 38. Động vật hô hấp bằng phổi là

A. chim bồ câu. B. kiến. C. cá chép. D. ốc sên.

Câu 39. Động vật hô hấp bằng hệ thống ống khí là

A. chim bồ câu. B. kiến. C. cá chép. D. chó.

Câu 40. Hai tế bào tạo thành khí khổng có hình dạng gì?

A. Hình hạt đậu B. Yên ngựa C.Lõm 2 mặt D. Hình thoi

Câu 41. Khí khổng có vai trò gì đối với lá cây?

A.Giúp cây quang hợp và hô hấp. B. Giúp cây tổng hợp chất dinh dưỡng.

C. Giúp lá có màu xanh. D. Giúp trao đổi các loại khí và thoát hơi nước.

Câu 42. Trong những ngày nắng nóng mạnh sự trao đổi khí ở thực vật diễn ra

A. Nhanh, mạnh. B. Chậm. C. bình thường

D. không đồng đều ở các bộ phận khác nhau

Câu 43. Lá cây hình phiến mỏng diện tích bề mặt lớn có tác dụng gì cho việc trao đổi khí

A. Tăng diện tích khuếch tán. B. Quạt gió để lưu thông khí C. Che đỡ ánh sáng mặt trời chiếu vào khí khổng. D. Không có tác dụng gì Câu 44. Vì sao khi bắt giun đất để trên bề mặt khô ráo thì nhanh bị chết?

A. Trong điều kiện khô ráo, da giun bị khô, khí CO2 và O2 không khuếch tán qua da, giun không hô hấp nên nhanh chết.

B. Do ở bề mặt trên mặt đất tiếp xúc với quá nhiều CO2 nên bị ngộ độc.

C. Do giun chỉ sống được ở trong đất, rời khỏi đất giun sẽ bị chết.

D. Do giun đất bị sốc nhiệt, lượng O2 cung cấp không đủ cho các tế bào nên giun nhanh bị chết.

Câu 45. Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) hô hấp

A. bằng mang. B. bằng phổi. C. bằng hệ thống ống khí. D. qua bề mặt cơ thể

Câu 46. Côn trùng hô hấp

A. bằng hệ thống ống khí. B. bằng mang.

C. bằng phổi. D. qua bề mặt cơ thể.

Câu 47. Xét các loài sinh vật sau: (1) tôm (2) cua (3) châu chấu (4) trai (5) giun đất (6) ốc. Những loài nào hô hấp bằng mang ?

A. (1), (2), (3) và (5). B. (4) và (5).

C. (1), (2), (4) và (6). D. (3), (4), (5) và (6).

Câu 48. Quá trình trao đổi khí ở thực vật diễn ra vào thời gian nào trong ngày?

A. Sáng sớm. B. Buổi chiều.

C. Buổi tối. D. Suốt cả ngày đêm.

Câu 49. Quá trình trao đổi khí ở động vật diễn ra vào thời gian nào trong ngày?

A. Sáng sớm. B. Buổi chiều. C. Buổi tối. D. Suốt cả ngày đêm.

Câu 50. Sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất phụ thuộc vào đâu?

A. Đồng bằng. B. Nhà ở.

C. Nguồn nước. D. Chất dinh dưỡng.

Câu 51. Trong những trường hợp dưới đây, có bao nhiêu trường hợp cần được bổ sung nước kịp thời nếu không cơ thể sẽ gặp nguy hiểm?

1. Chạy bộ đường dài

2. Học tập.

3. Lao động dưới trời nắng nóng.

4. Sau khi ăn cơm

5. Sốt cao.

6. Trước khi ngủ.

A. 6 B. 4 C. 5 D. 3

Câu 52. Tại sao khi bị táo bón, bác sĩ thường khuyên chúng ta uống nhiều nước? A. Nước giúp bề mặt niêm mạc ẩm ướt.

B. Nước giúp thải các chất thải của cơ thể.

C. Nước cần cho não để tạo hormon. D. Nước giúp điều chỉnh thân nhiệt.

PHẦN 2. TỰ LUẬN

Phần từ

Câu 1: a) Có thể kiểm tra một thanh sắt là nam châm hay không bằng những cách nào?

b) Bạn Minh đặt hai thanh sắt lại gần nhau, bạn thấy chúng hút nhau và kết luận 2 thanh

sắt đó là các nam châm. Theo em, ban kết luận đúng hay sai? Vì sao?

Câu 2: a) La bàn hoạt động dựa trên nguyên lý nào? Ở đâu trên trái đất mà dù quay la bàn về hướng nào nó cũng chỉ hướng Bắc? b*) Làm thế nào để phân biệt hai thanh nam châm và thanh sắt có hình dạng giống hệt

nhau mà không dùng thêm đồ dùng nào?

C âu 3: a) Xác định chiều dòng điện trong ống dây dẫn sau biết đầu A là cực từ Bắc. b) Vẽ các đường sức từ

trong ống dây và xác định tên các từ cực của nam châm biết ống dây đang hút nam châm.

Phần trao đổi chất và năng lượng

Câu 1. Năng lượng được chuyển hóa trong cơ thể như thế nào?

Câu 2. Chuyển hóa vật chất và năng lượng có ý nghĩa như thế nào với sinh vật?

Câu 3. Tại sao chúng ta phải tắm gội, giữ vệ sinh cơ thể?

Câu 4. Em hãy quan sát hình 8.5, phân biệt trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào?

TL:

Câu 5. Nêu khái niệm và viết phương trình tổng quát của quang hợp.

Câu 6. Trình bày vai trò của lá cây với chức năng quang hợp.

Câu 7. Ở các loài cây có lá biến đổi như xương rồng, cành giao, … bộ phận nào trên cây sẽ thực hiện quá trình quang hợp?

Câu 8. Kể tên các loại cây cảnh trồng trong nhà mà vẫn tươi tốt? Em hãy giải thích cơ sở khoa học của hiện tượng đó. Nêu ý nghĩa của việc để cây xanh trong phòng khách.

Câu 9. Vì sao nhiều loại cây cảnh trồng trong nhà vẫn xanh tốt? Ý nghĩa của việc trồng cây cảnh trong nhà?

Câu 10. Quan sát hình sau và tr ả lời các câu hỏi và yêu cầu sau:

a. Mô tả hiện tượng quan sát được trong mỗi hình a, b, c. Giải thích các hiện tượng đó?

b. Thí nghiệm trong hình chứng minh điều gì?

Câu 11. Kết nói các thông tin ở cột A với cột B trong bảng để được nội dung phù hợp.

A

B

1. Hô hấp tế bào

a) được tích luỹ dưới dạng hợp chất hoá học (ATP)

2. Phần lớn năng lượng hô hấp tế bào

b) dễ sử dụng cho các hoạt động sổng của cơthể sinh vật

3. Năng lượng tích luỹ dưới dạng hợp chất hoá học (ATP) trong tế bào

c) dưới dạng nhiệt

4. Một phẩn năng lượng được giải phóng trong hô hấp tế bào

d) gồm một chuỗi các phản ứng sản sinh ra năng lượng

Câu 12. Vẽ sơ đồ mô tả đường đi của khí qua khí khổng ở lá cây trong quá trình quang hợp và quá trình hô hấp

Câu 13. Nêu vai trò của nước đối với sinh vật, Cho ví dụ. Điều gì sẽ xảy ra nếu sinh vật bị thiếu nước?

Câu 14. Chất dinh dưỡng có những vai trò gì đối với cơ thể sinh vật? Cho ví dụ.

Câu 15. Khi bị nôn, sốt cao hoặc tiêu chảy, cơ thể bị mất nước nhiều. Trong trường hợp đó, em cần làm gì?

Ngoài Đề Cương Ôn Tập Giữa Học Kỳ 2 Khoa Học Tự Nhiên 7 – KHTN 7 Cánh Diều thì các tài liệu học tập trong chương trình 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm

Giáo Án Môn Văn Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo Học Kì 2
Trắc Nghiệm Sinh 7 Bài 9: Đa Dạng Của Ngành Ruột Khoang Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Sinh 7 Bài 10: Đặc Điểm Chung Và Vai Trò Của Ngành Ruột Khoang
Giáo Án Môn Văn Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo Học Kỳ 1
Trắc Nghiệm Sinh 7 Bài 8: Thủy Tức Có Đáp Án
Giáo Án Môn Văn Lớp 7 Cánh Diều Học Kỳ 2
Trắc Nghiệm Sinh 7 Bài 7: Đặc Điểm Chung Và Vai Trò Thực Tiễn Của Động Vật Nguyên Sinh
Giáo Án Ngữ Văn 7 Cánh Diều Học Kỳ 1 Năm 2022-2023