Docly

Đề Cương Giáo Dục Công Dân Lớp 6 Kì 1 Năm 2022-2023 Kèm Đáp Án

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Kế Hoạch Dạy Học Môn Địa Lí Lớp 6 Chi Tiết Năm 2022 – 2023
Đề Cương Ôn Tập Giữa Kì 2 Toán 6 Sách Kết Nối Tri Thức Năm 2022-2023
Xây Dựng Kế Hoạch Tổ Chuyên Môn Lớp 6 Sách Cánh Diều Có Đáp Án
Giáo Án Địa Lí 6 Cả Năm Phương Pháp Mới 5 Bước Hoạt Động Chi Tiết
Ma Trận Đề Thi Tiếng Anh Lớp 6 Giữa Học KÌ 2 Sở GD&ĐT Quảng Nam 2020-2021

Đề Cương Giáo Dục Công Dân Lớp 6 Kì 1 Năm 2022-2023 Kèm Đáp Án – Công Dân Lớp 6 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HKI

MÔN GDCD 6. Năm học: 2022 – 2023

A. KIẾN THỨC.

  1. Tôn trọng sự thật.

- Nhận biết được một số biểu hiện của tôn trọng sự thật.

- Hiểu vì sao phải tôn trọng sự thật.

- Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.

- Không đồng tình với việc nói dối hoặc che giấu sự thật.

2. Tự lập

- Nêu được khái niệm tự lập.

- Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tự lập.

- Hiểu vì sao phải tự lập.

- Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác.

- Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác.

3. Tự nhận thức bản thân

- Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân.

- Nhận biết được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân.

- Tự nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí, tình cảm, các mối quan hệ của bản thân (Các cách tự nhận thức bản thân).

- Biết tôn trọng bản thân.

- Xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của bản thân.

B. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất (0.5 điểm/câu đúng)

Câu 1: Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là?

A. Tôn trọng sự thật. B. Tiết kiệm. C. Sự thật. D. Khiêm tốn

Câu 2: Những gì có thật trong cuộc sống hiện thực và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống được gọi là?

A. Khiêm tốn. B. Sự thật. C. Công bằng. D. Liêm sỉ.

Câu 3: Đối lập với tôn trọng sự thật là gì?

A. Giả dối. B. Ỷ nại. C. Siêng năng. D.Trung thực.

Câu 4: Đối lập với tự lập là gì?

A. Tự tin. B. Ích kỉ. C. Tự chủ. D. Ỷ nại.

Câu 5: Cá nhân tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình là biểu hiện của người có tính

A. trung thành. B. trung thực. C. tự lập. D. tiết kiệm.

Câu 6: Cá nhân biết nhận thức đúng đắn bản thân mình sẽ giúp mỗi người

A. nhận ra điểm mạnh của chính mình. B. biết luồn lách làm việc xấu.

C. biết cách ứng phó khi vi phạm. D. bị mọi người trù giập, ghét bỏ.

Câu 7: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?

  1. Chỉ tôn trong sự thật khi có lợi cho mình.

  2. Phải tôn trọng sự thật dù có thể không có lợi cho mình.

  3. Không cần nói đúng sự thật khi không ai biết rõ sự thật.

  4. Chỉ cần trung thực với cấp trên.

Câu 8: Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân là

A. Giúp ta tin tưởng vào những giá trị của mình, để phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm, kiên định mục tiêu đã đặt ra.

B. giúp ta có nhiều bạn bè.

C. được nhiều người ngưỡng mộ.

D. giúp ta có kiến thức.

Câu 9 : Việc nào sau đây cần làm để tự nhận thức bản thân?

A. Luôn tự ti, mặc cảm về bản thân.

B. Luôn đề cao bản thân trước mọi người.

C. Xem bói để biết đặc điểm của mình.

D. Tự suy nghĩ về những nhược điểm của mình để sửa chữa.

Câu 10: Biểu hiện không đúng của tự nhận thức bản thân là

A. lập kế hoạch phát huy ưu điểm, hạn chế khuyết điểm.

B. luôn cho mình là đúng, coi thường người khác.

C. nhận ra được ưu điểm và khuyết đểm của mình.

D. so sánh mình với những tấm gương người tốt việc tốt để cố gắng.

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 11: Quan sát những hình ảnh sau và trả lời câu hỏi (1.5 điểm)


Hình 1 Hình 2

a/ Em hãy cho biết nội dung của 2 bức hình trên?

b/Theo em, vì sao chúng ta cần rèn luyện tính tự lập?

Câu 12: Em có suy nghĩ gì về câu thành ngữ sau?

Há miệng chờ sung”

Câu 13: Cho tình huống sau

Mai là học sinh lớp 6 trường Trung học cơ sở Phước Thắng. Mai có khả năng ca hát nhưng lại khá nhút nhát. Vào dịp chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trường của Mai tổ chức cuộc thi văn nghệ. Hùng, bạn thân của Mai, đã động viên Mai đăng kí tham gia.

Tuy nhiên, Mai vẫn băn khoăn và nói: “Ở các lớp khác nhiều bạn hát hay lắm, mình không tham gia đâu”.

a. Em có nhận xét gì về suy nghĩ của Mai?

b. Nếu là Hùng, em sẽ nói gì với Mai?

Câu 14: Để tự nhận thức bản thân chúng ta cần áp dụng những cách thức nào?


--HẾT--




Ngoài Đề Cương Giáo Dục Công Dân Lớp 6 Kì 1 Năm 2022-2023 Kèm Đáp Án – Công Dân Lớp 6 thì các tài liệu học tập trong chương trình 6 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Đề cương Giáo dục công dân lớp 6 kỳ 1 năm 2022-2023 là một tài liệu quan trọng để hướng dẫn giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh lớp 6. Đề cương này được thiết kế nhằm cung cấp cho giáo viên một khuôn khổ chính thức để tổ chức và dạy môn học này một cách có hệ thống và hiệu quả.

Đề cương bao gồm một danh sách các chủ đề và nội dung cụ thể mà giáo viên sẽ truyền đạt cho học sinh trong kỳ học đầu tiên. Các chủ đề thường bao gồm “Quyền và nghĩa vụ công dân,” “Tự hào về quê hương,” “Đạo đức và đối nhân xử thế,” và nhiều chủ đề khác liên quan đến giáo dục công dân.

Đề cương cung cấp một cái nhìn tổng quan về các hoạt động và bài học cần được tiến hành trong mỗi chủ đề. Nó đề xuất các phương pháp giảng dạy, tài liệu tham khảo, và các hoạt động thực tế để hỗ trợ việc truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho học sinh. Đồng thời, đề cương cũng gợi ý các hình thức đánh giá và đề xuất các đề thi mẫu để đo lường sự tiến bộ của học sinh.

>>> Bài viết có liên quan

Kế Hoạch Tổ Chuyên Môn Toán 6 THCS Sách Cánh Diều Chi Tiết
Đề Thi GDCD Lớp 6 Giữa Học Kì 2 Năm Học 2022-2023 Có Đáp Án
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Điểm Đường Thẳng Ba Điểm Thẳng Hàng Tia
Giáo Án Toán Lớp 6 Cả Năm Kỳ 1 Sách Cánh Diều Theo Công Văn 5512 File Word
Đề Thi GDCD Lớp 6 Giữa Học Kì 2 Sách Cánh Diều Năm 2022-2023 Có Đáp Án
Bài Tập Sắp Xếp Câu Tiếng Anh Lớp 6 Unit 2 My Home Có File Nghe Và Đáp Án
Giáo Án Toán Lớp 6 Cả Năm Hình Học Cánh Diều Học Kỳ 1 Theo Công Văn 5512
Đề Thi GDCD Lớp 6 Giữa Kì 2 Năm 2022-2023 Có Đáp Án Ma Trận Chi Tiết
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Kết Nối Tri Thức Phép Cộng Phép Trừ Trong Tập Hợp Số Nguyên
Giáo Án Toán Lớp 6 Cả Năm Sách Cánh Diều Học Kỳ 1 File Word Rất Hay