Docly

Đề Kiểm Tra GDCD 9 Học Kì 2 Năm Học 2022-2023 Có Đáp Án

>>> Mọi người cũng quan tâm:

110 Câu Trắc Nghiệm Trong Đề Thi Địa Lý 9 Học Kỳ 2 Có Đáp Án
Toán Bài 3 Liên Hệ Giữa Phép Nhân Và Phép Khai Phương (Tiếp Theo)
Giáo Án Địa Lí 9 Cả Năm Phướng Pháp Mới 5 Hoạt Động
Bài Tập Câu So Sánh Lớp 9 Có Đáp Án Ôn Thi Vào Lớp 10
200 Câu Tự Luận Và Trắc Nghiệm Địa Cả Năm Theo Từng Bài Học
Toán 9 Bài 4 Liên Hệ Giữa Phép Chia Và Phép Khai Phương (Tiếp theo)
Kế Hoạch Giảng Dạy Phân Phối Chương Trình Địa 9 Mới Nhất
Các Dạng Toán 9 Bài 4 Liên Hệ Giữa Phép Chia Và Phép Khai Phương
Giáo Án Ôn Tập Địa Lí 9 Học Kì 1 Phương Pháp Mới Có Đáp Án
Toán 9 Bài 3 Liên Hệ Giữa Phép Nhân Và Phép Khai Phương (Tiếp Theo)

Đề Kiểm Tra GDCD 9 Học Kì 2 Năm Học 2022-2023 Có Đáp Án – Công Dân Lớp 9 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN GDCD 9

NĂM HỌC: 2022-2023


A. KIẾN THỨC CƠ BẢN:

CHỦ ĐỀ: NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM – QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN TRONG QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC

1. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân

a. Thế nào là vi phạm pháp luật? Kể được các loại vi phạm pháp luật.

- Vi phạm pháp luật là hành vi làm trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm hại đế quan hệ xã hội được pháp luật bào vệ.

- Các loại vi phạm pháp luật:

+ Vi phạm pháp luật hình sự.

+ Vi phạm pháp luật hành chính.

+ Vi phạm pháp luật dân sự.

+ Vi phạm kỷ luật.

b. Thế nào là trách nhiệm pháp lí? Kể tên các loại trách nhiệm pháp lí.

- Trách nhiệm pháp lý: là nghĩa vụ pháp lý mà cá nhân tổ chức cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định.

- Các loại trách nhiệm pháp lý:

+ Trách nhiệm hình sự.

+ Trách nhiệm hành chính.

+ Trách nhiệm dân sự.

+ Trách nhiệm kỷ luật.

c. Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý

- Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo, giáo dục người vi phạm pháp luật

- Giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật

- Hình thành, bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lí trong nhân dân

- Răn đe mọi người không được vi pham pháp luật

2. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

a. Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

- Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội, tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá các hoạt động của nhà nước và xã hội.

b. Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

- Đây là quyền chính trị, quan trọng nhất của công dân, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện nhiệm vụ của công dân đối với nhà nước và xã hội.

c. Trách nhiệm của nhà nước và của công dân trong việc đảm bảo thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

- Trách nhiệm của nhà nước: đảm bảo và tạo điều kiện cho nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Trách nhiệm của công dân: tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình thông qua các hoạt động cụ thể: tham gia thảo luận các vấn đề chung của địa phương, kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân, thực hiện quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân khi đến tuổi, thực hiện khiếu nại tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội….

3. Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc

a. Thế nào là bảo vệ tổ quốc

- Bảo vệ Tố quốc là bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b. Nội dung nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc

- Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự.

- Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.

- Bảo vệ trật tự an ninh xã hội.

c. Vì sao cần phải bảo vệ tổ quốc ngay cả trong thời bình

- Đất nước ta do ông cha ta đã bao đời xây dựng, chiến đấu mới có được.

- Hiện nay, vẫn còn nhiều thế lực thù địch đang âm mưu thôn tính, phá hoại Tổ quốc ta->Bảo vệ quyền lợi của mỗi người, góp phần xây dựng đất nước,thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc..

d. Trách nhiệm của học sinh trong nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc

- Đoàn kết, chia sẻ yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, không ngừng học tập tu dưỡng rèn luyện về mọi mặt trở thành công dân có ích cho tổ quốc

- Tích cực rèn luyện sức khỏe, tham gia luyệ tập quân sự

- Tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự, trị an ở nơi cư trú và trong trường học

- Tham gia các hoạt động đề ơn đáp nghĩa ở địa phương

- Tuyên truyền vận động mọi người thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự

- Báo cho chính quyền địa phương khi phát hiện các hành vi có hại cho trật tự, an ninh của nhà trường, của địa phương và của đất nước …

4. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

a. Thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật.

- Sống có đạo đức: suy nghĩ hành động theo chuẩn mực đạo đức.

- Tuân theo pháp luật: sống và hành động theo những quy định bắt buộc của pháp luật.

b.Y nghĩa của việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

- Là điều kiện để con người phát triển, tiến bộ, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

- Được mọi người kính trọng.

- Là điều kiện xây dụng gia đình hạnh phúc, thúc đẩy xã hội phát triển.

B. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP.

Câu 1: Người nào sau đây không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình?

A. Những người mắc bệnh tâm thần phạm tội quy định trong bộ luật hình sự.

B. Người đủ 16 tuổi phạm tội quy định trong Bộ luật hình sự.

C. Người 18 tuổi phạm tội tổ chức buôn bán ma túy.

D. Người cao tuổi phạm tội quy định trong Bộ luật hình sự.

Câu 2: Một trong bốn nội dung của bảo vệ tổ quốc là:

A. nộp thuế cho Nhà nước.

B. thực hiện nghĩa vụ quân sự.

C. tham gia xây dựng, phát triển kinh tế ở địa phương.

D. được quyền bầu cử, ứng cử.

Câu 3: Bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của ai?

A. Của quân đội nhân dân.

B. Của lực lượng vũ trang nhân dân.

C. Của công dân trên 18 tuổi.

D. Của toàn dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

Câu 4: Theo Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành (năm 2021). Trường hợp công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến:

A. hết 18 tuổi.

B. hết 25 tuổi.

C. hết 26 tuổi.

D. hết 27 tuổi.

Câu 5: Có mấy loại trách nhiệm pháp lí?

A. 2 loại.

B. 3 loại.

C. 4 loại.

D. 5 loại.

Câu 6: Nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tô chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định được gọi là

A. trách nhiệm pháp lí

B. vi phạm pháp luật.

C. trách nhiệm gia đình

D. vi phạm đạo đức.

Câu 7: Hành vi, việc làm nào sau đây vừa là biểu hiện sống có đạo dức, vừa là biểu hiện tuân theo pháp luật?

A. Không đi xe đạp dàn hàng ngang.

B. Tích cực tham gia hoạt động Đoàn, Đội.

C. Chăm sóc bố mẹ lúc ốm đau.

D. Không chạy quá tốc độ.

Câu 8: Hành vi, việc làm nào dưới đây là sống có đạo đức?

A. Không đi xe đạp vượt đèn đỏ.

B. Lễ phép với thầy cô giáo.

C. Không đua xe.

D. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy.

Câu 9: Việc làm nào sau đây là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội?

A. Tham gia tuyên truyền chính sách của Nhà nước.

B. Tham gia phòng chống tệ nạn xã hội.

C. Tham gia lao động công ích.

D. Gửi đơn kiến nghị lên Hội đồng nhân dân xã về việc sửa chữa đoạn đường bị hỏng trong thôn (xóm).

Câu 10: Vi phạm pháp luật hình sự là gì?

A. Là hành vi xâm phạm các quan hệ tài sản.

B. Là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.

C. Là hành vi vi phạm pháp luật gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự.

D. Là hành vi xâm phạm các quan hệ kỉ luật lao động.

Câu 11: Hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật hành chính?

A. Cướp tài sản có giá trị lớn của người khác.

B. Chống người thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng.

C. Buôn bán ma túy.

D. Đi xa đạp dàn hàng ba, hàng bốn trên đường phố.

Câu 12: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau?

Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ độc lập,.............................., thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ.............................................................. và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Câu 13: Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân? Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi công dân?

- Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân: là quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội, tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá các hoạt động của nhà nước và xã hội.

- Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân: Đây là quyền chính trị, quan trọng nhất của công dân, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện nhiệm vụ của công dân đối với nhà nước và xã hội.

Câu 14: Bảo vệ tổ quốc là gì? Theo em, có cần phải bảo vệ Tổ quốc trong thời bình hay không? Vì sao? Là học sinh em đã và sẽ làm gì để thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng cao quý đó?

- Bảo vệ Tố quốc là bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cần phải bảo vệ tổ quốc ngay cả trong thời bình

- Đất nước ta do ông cha ta đã bao đời xây dựng, chiến đấu mới có được.

- Hiện nay, vẫn còn nhiều thế lực thù địch đang âm mưu thôn tính, phá hoại Tổ quốc ta->Bảo vệ quyền lợi của mỗi người, góp phần xây dựng đất nước,thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc..

Trách nhiệm của học sinh trong nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc

- Đoàn kết, chia sẻ yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, không ngừng học tập tu dưỡng rèn luyện về mọi mặt trở thành công dân có ích cho tổ quốc

- Tích cực rèn luyện sức khỏe, tham gia luyệ tập quân sự

- Tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự, trị an ở nơi cư trú và trong trường học

- Tham gia các hoạt động đề ơn đáp nghĩa ở địa phương

- Tuyên truyền vận động mọi người thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự

- Báo cho chính quyền địa phương khi phát hiện các hành vi có hại cho trật tự, an ninh của nhà trường, của địa phương và của đất nước …

Câu 15: Tình huống

Một thanh niên không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe, kiểm tra giấy tờ và lập biên bản”.

a. Anh thanh niên đã vi phạm pháp luật gì và phải chịu trách nhiệm gì? Vì sao?

b. Hãy liên hệ và cho biết ý kiến của mình về những biểu hiện vi phạm pháp luật của học sinh hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn chặn những hiện tượng nêu trên?

Gợi ý: Anh thanh niên đã vi phạm pháp luật hành chính->phải chịu trách nhiệm hành chính

* Vì sao: Vi phạm giao thông là vi phạm những nguyên tắc quản lí Nhà Nước về giao thông không phải là tội phạm..

b. - Liên hệ: vi phạm luật giao thông, bạo lực học đường, làm nhục người khác…-> Là những hành vi sai trái, vi phạm nội quy nhà trường, vi phạm đạo đức, pháp luật..đáng phê phán, mỗi người cần có ý thức tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác, có ý thức tự giác chấp hành pháp luật.

- Đề xuất:

+ Mỗi hs cần có ý thức tôn trọng bản thân, tự giác chấp hành pháp luật.

+ Phối hợp phụ huynh, công an xử lý hs vi phạm.

+ Tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật.tuyên dương cá nhân thực hiện tốt

+ Lên án hành vi vi phạm, báo cho giáo viên hs vi phạm, thành lập đội xung kích

Câu 16: Tình huống

Toàn hiện đang là học sinh lớp 9 tại một trường trung học cơ sở trên địa bàn. Là con của một gia đình có kinh tế trung bình. Cha mẹ Toàn ngày đêm làm việc vất vả để nuôi Toàn ăn học nhưng Toàn thì ngược lại, thường cãi lời cha mẹ, không lo học hành, lêu lổng, nhiều lần Toàn lừa dối gia đình để cúp học đi chơi, cùng nhóm bạn tồ chức đua xe trái phép..”.

a) Em có nhận xét gì về những hành vi và việc làm của bạn Toàn? Trong cuộc sống, em đã rèn luyện như thế nào để trở thành người có đạo đức và tuân theo pháp luật?

b) Hãy liên hệ và cho biết ý kiến của mình về những biểu hiện vi phạm những chuẩn mực đạo đức và pháp luật trong xã hội hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn chặn những vấn đề nêu trên?

Gợi ý:

- Biểu hiện của Toàn là người thiếu đạo đức, không thực bổn phận làm con trong gia đình và không tuân theo các quy định của pháp luật-> đua xe

b)

- Liên hệ Không thực hiện trách nhiệm… với cha mẹ; vi phạm luật giao thông; bạo lực học đường; bạo lực gia đình; ứng xử thiếu văn hóa; làm nhục người khác…-> là những hành vi sai trái vi phạm đạo đức, pháp luật..đáng phê phán, mỗi người cần có ý thức tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác, có ý thức tự giác chấp hành pháp luật.

- Rèn luyện: Hs tự liên hệ

- Đề xuất:

- Đề xuất một số giải pháp

+ Mỗi người cần có ý thức tôn trọng bản thân, tự giác chấp hành pháp luật.

+ Phối hợp công an xử lý vi phạm.

+ Tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật.tuyên dương cá nhân thực hiện tốt.

+ Lên án hành vi vi phạm, báo cho giáo viên hs vi phạm, thành lập đội xung kích..

---Hết---

Ngoài Đề Kiểm Tra GDCD 9 Học Kì 2 Năm Học 2022-2023 Có Đáp Án – Công Dân Lớp 9 thì các tài liệu học tập trong chương trình 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Đề Kiểm Tra GDCD 9 Học Kì 2 Năm Học 2022-2023 là tài liệu đáng giá cho học sinh lớp 9 để kiểm tra kiến thức và kỹ năng GDCD đã học trong suốt học kỳ 2. Tài liệu này bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận đa dạng, được biên soạn theo cấu trúc đề thi chính thức, giúp học sinh làm quen với định dạng đề thi và rèn luyện kỹ năng làm bài hiệu quả.

Các câu hỏi trong Đề Kiểm Tra GDCD 9 Học Kì 2 đều xoay quanh các chủ đề cốt lõi như lịch sử phong trào cách mạng Việt Nam, văn hóa truyền thống, đạo đức công dân và các vấn đề xã hội. Nội dung đề thi phản ánh sâu sắc kiến thức và ý thức công dân của học sinh, giúp họ phát triển tư duy, suy luận và phân tích vấn đề một cách logic và phản biện.

Điểm đặc biệt của tài liệu này là việc cung cấp đáp án chi tiết và lời giải thích cho từng câu hỏi, giúp học sinh tự đánh giá kết quả làm bài và hiểu rõ hơn về những lỗi sai đã mắc phải. Điều này giúp học sinh tự tin hơn khi tiếp cận các đề thi GDCD thực tế và chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi cuối năm.

>>> Bài viết có liên quan:

Trắc Nghiệm Địa 9 Bài 1: Cộng Đồng Các Dân Tộc Việt Nam Có Đáp Án
Toán 9 Bài 6 Biến Đổi Đơn Giản Biểu Thức Chứa Căn (Tiếp Theo)
Ma Trận Đề Thi Tiếng Anh Giữa Kì 2 Lớp 9 Quảng Nam 2020-2021
Đề Thi Địa Lý 9 Học Kì 2 Theo Từng Bài Học Có Đáp Án
Các Dạng Toán 9 Bài 6 Biến Đổi Đơn Giản Biểu Thức Chứa Căn Bậc Hai