Đề Cương Địa Lý 6 Năm 2022-2023 Có Đáp Án & Lời Giải Chi Tiết
>>> Mọi người cũng quan tâm:
Đề Cương Địa Lý 6 Năm 2022-2023 Có Đáp Án & Lời Giải Chi Tiết – Lịch Sử 6 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HKI
MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 6. Năm học: 2022-2023
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
CHỦ ĐỀ 2: TRÁI ĐẤT – HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI
1. Trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.
CHỦ ĐỀ 3: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT
Trình bày được cấu tạo của Trái Đất gồm ba lớp.
Xác định được trên lược đồ các mảng kiến tạo lớn, đới tiếp giáp của hai mảng xô vào nhau.
Trình bày được hiện tượng động đất, núi lửa và nêu được nguyên nhân của hiện tượng này.
Phân biệt được quá trình nội sinh và ngoại sinh.
Trình bày được tác động đồng thời của quá trình nội sinh và ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi.
Phân biệt được các dạng địa hình chính trên Trái Đất.
Kể được tên một số loại khoáng sản.
MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ GỢI Ý THAM KHẢO
Câu 1: Trình bày sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời?Hệ quả?
Gợi ý:
* Trình bày sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời
- Traùi Ñaát chuyeån ñoäng quanh Maët Trôøi theo höôùng töø Taây sang Ñoâng treân qũy ñaïo coù hình elíp gaàn troøn.
- Thôøi gian Traùi Ñaát chuyeån ñoäng treân quyû ñaïo laø 365 ngaøy vaø 6 giôø.
- Khi chyeån ñoäng höôùng vaø truïc nghieâng cuûa traùi ñaát khoâng ñoåi gọi là chuyển động tịnh tiến.
* Hệ quả:
+ Hiện tượng các mùa trong năm: Hạ Chí (22/6), Đông Chí (22/12), Xuân phân (21/3), Thu phân (23/9).
Các mùa trái ngược nhau ở hai bán cầu.
+Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa:
Ở xích đạo: Ngày và đêm dài bằng nhau.
Ở các vĩ tuyến 23023’B và N: Có ngày hoặc đêm dài suốt 24giờ. Ở vòng cực 66033’B và N có ngày hoặc đêm dài dao động từ 1 đến 6 tháng. Ở hai cực có ngày hoặc đêm kéo dài suốt 6 tháng.
Câu 2: Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu?
GỢI Ý:
- Vì Trong khi chuyển động quay quanh Mặt Trời trục Trái Đất lúc nào cũng nghiêng theo một hướng không đổi nên có lúc nửa cầu Bắc ngả gần về phía Mặt Trời, có lúc nằm chếch xa về phía Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng các mùa.
Câu 3: Bằng sự hiểu biết kiến thức địa lý của mình, Em hãy giải thích ý nghĩa ngắn gọn và khoa học câu tục ngữ sau:
“ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
TL:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 4: Dựa vào hình 9.4 và bảng 9.1 em hãy cho biết Trái Đất gồm có những lớp nào? Trình bày đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất
Gợi ý: Trái Đất gồm có 3 lớp (3 lớp đồng tâm): Lớp vỏ ngoài cùng, lớp manti (lớp trung gian) và lớp lõi (nhân)
Câu 5: Trình bày khái niệm động đất, núi lửa là gì? Nguyên nhân hình thành động đất và núi lửa? Tác hại của chúng? Biện pháp hạn chế tác hại?
1. Động đất: là những rung chuyển đột ngột mạnh mẽ của vỏ Trái Đất.
+ Nguyên nhân: Do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái Đất
+ Tác hại: Đổ đạc, nhà cửa, các công trình xây dựng bị phá hủy, hư hỏng…
+ Có thể gây nên lở đất, biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biển.
2. Núi lửa: Là hình thức phun trào măcma ở dưới sâu lên trên bề mặt đất
+ Nguyên nhân sinh ra núi lửa: là do mac-ma từ trong lòng Trái Đất theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bể mặt các bộ phận của núi lửa: lò mac-ma, miệng núi lửa, ống phun.
+ Tác hại núi lửa gây ra: ảnh hưởng đến tính mạng con người, ô nhiễm môi trường, đời sống và sản xuất của con người.
* Biện pháp:
- Xây nhà chịu chấn động lớn.(vật liệu nhẹ, bền dẻo…)
- Lập các trạm nghiên cứu để kịp thời dự báo sơ tán dân.
- Trồng cây ven biển…
- Dựa vào một số dấu hiệu của thiên nhiên để phòng tránh: sự sủi bọt nước biển, sự bỏ chạy, la hét của một động vật, côn trùng..
Câu 6: Quá trình nội sinh khác với ngoại sinh như thế nào? Hãy cho ví dụ về một số dạng địa hình chịu tác động mạnh của nội sinh và ngoại sinh.
|
Quá trình nội sinh |
Quá trình ngoại sinh |
Nguyên nhân |
Do các tác nhân từ bên trong vỏ Trái Đất. Do các chuyển động kiến tạo, hoạt động núi lửa và động đất. |
Do các tác nhân từ bên ngoài vỏ Trái Đất (các hiện tượng mưa, nắng, nhiệt độ, dòng chảy,… làm phá hủy đá gốc thành các vật liệu bở rời). |
Hệ quả |
Làm gia tăng tính gồ ghề của bề mặt đất. VD: …………………………………………… |
Phá hủy, san bằng các chỗ gồ ghề. VD:………………………………………………. ……………………………………………………. |
Câu 7: Hãy trình bày những điểm giống nhau và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên
a. Giống nhau: Đều là những khu vực có diện tích rộng lớn, bề mặt tương đối bằng phằng hoặc hơi gợn sóng.
b. Khác nhau:
Khác nhau |
Bình nguyên( đồng bằng) |
Cao nguyên |
Độ cao |
- Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m - Không có sườn như cao nguyên |
- Độ cao tuyệt đối thường trên 500m - Có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh |
Câu 8: Phân biệt sự giống và khác nhau giữa núi và đồi:
a. Giống nhau:
- Núi và đồi đều là dạng địa hình nhô cao trên mặt đất
- Núi và đồi đều có 3 bộ phận: Đỉnh, sườn và chân
b. Khác nhau:
Núi |
Đồi |
- Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, có đỉnh nhọn sườn dốc - Độ cao tuyệt đối của núi thường trên 500m |
- Đồi là dạng địa hình nhô cao trên mặt đất, có đỉnh tròn, sườn thoải - Độ cao tương đối của đồi không quá 200m |
Câu 9: Em hãy tìm một số thông tin về động đất và núi lửa xảy ra trong thời gian gần đây nhất trên thế giới mà em biết. (Trình bày ngắn gọn không quá 10 dòng)
Gợi ý: tên núi lửa (động đất) xảy ra ở đâu? Xảy ra ở thời gian nào? Nguyên nhân xảy ra? Tác hại của nó…?Em có suy nghĩ gì khi đọc thông tin đó…?
Câu 10: Em hãy cho biết các vành đai núi lửa và động đất có trùng nhau không? Vì sao?
Gợi ý: Xem lại kiến thức bài 9 trang 140-141-142
MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO – ĐỊA 6 HKI
Câu 1: Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục của Trái Đất như thế nào?
a. Luôn nghiêng về một hướng không đổi
b. Luôn thẳng đứng
c. Nghiêng và đổi hướng
d. Lúc ngã phía này lúc ngã phía kia
Câu 2: Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt trời một vòng là
a. 365 ngày 6giờ b. 366 ngày c. 365 ngày d. 366 ngày 6 giờ
Câu 3: Ngày hạ chí ( 22/6) của bán cầu Bắc là ngày có hiện tượng
a. Ngày dài đêm ngắn b. Ngày ngắn đêm dài c. Ngày và đêm dài bằng nhau.
Câu 4: Cấu tạo của Trái Đất gồm mấy lớp?
a. 2 lớp b. 3 lớp c. 4 lớp 5 lớp
Câu 5: Lớp vỏ Trái Đất có độ dày
a. từ 100 – 300km b. từ 5 – 70km c. từ 70 – 100km d. từ 300 – 1000km
Câu 6: Nhiệt độ tối đa của lớp vỏ Trái Đất là
a. 10000C b. 10000C - 15000C c. 15000C - 20000C d. 20000C
Câu 7: Vật chất nóng chảy trong lớp man ti được gọi là:
a. Mác ma b. Dung nham c. Ba dan d. Núi lửa
Câu 8: Núi lửa và động đất là hệ quả của:
a. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời b. Lực Cô - ri - Ô - lít
c. Sự di chuyển của các địa mảng d. Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục
Câu 9: Hiện tượng nào dưới đây không phải là một trong những nguyên nhân sinh ra động đất?
A. Sự va chậm của các núi băng trôi trên đại dương B. Sự hoạt động của núi lửa
C. Sự đứt gãy trong vỏ Trái Đất D. Sự di chuyển của các mảng kiến tạo
Câu 10: Nội sinh là quá trình diễn ra ở :
a. Trong bầu khí quyển b. Trong lòng đất c.Trên bề mặt Trái Đất d. Trong vũ trụ.
Câu 11: Hãy cho biết vành đai động đất và núi lửa lớn nhất trên Trái Đất hiện nay
a. Vành đai Ấn Độ Dương b. Vành đai Địa Trung Hải
c. Vành đai Thái Bình Dương d. Vành đai Đại Tây Dương
Câu 12: Núi thường có độ cao
a. Dưới 200m so với mực nước biển b. trên 300m so với mực nước biển
c. trên 500 m so với mực nước biển
Câu 13: Trên Trái Đất có tất cả bao nhiêu mảng kiến tạo lớn?
a. 9. b. 6. c. 8. d. 7.
Câu 14. Dạng địa hình nào sau đây được hình thành do quá trình ngoại lực?
a. Hang động caxtơ. b. Các đỉnh núi cao. c. Núi lửa, động đất.
D. Vực thẳm, hẻm vực.
Câu 15. Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?
a. Sóng thần, xoáy nước b. Động đất, núi lửa. c. Lũ lụt, sạt lở đất. d. Phong hóa, xâm thực.
Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình đồi?
a. Dạng địa hình nhô cao. b. Đỉnh tròn và sườn dốc. c. Độ cao không quá 200m. d. Tập trung thành vùng.
Câu 17: Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là
a. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
b. thích hợp trồng cây công nghiệp và cây lương thực.
c. có hình thái đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng.
d. độ cao tuyệt đối khoảng 200m so với mực nước biển.
Câu 18: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là
A. năng lượng trong lòng Trái Đất.
B. năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
C. năng lượng của bức xạ mặt trời.
D. năng lượng từ biển và đại dương
Câu 19: Khu vực nào sau đây quanh năm có ngày đêm bằng nhau?
B. Chí tuyến. A. Xích đạo. C. Ôn đới. D. Vòng cực.
Câu 20: Hiện nay, trên Trái Đất có khoảng trên bao nhiêu núi lửa hoạt động?
a. 200 b. 300. c. 400. d. 500.
Ngoài Đề Cương Địa Lý 6 Năm 2022-2023 Có Đáp Án & Lời Giải Chi Tiết – Lịch Sử 6 thì các tài liệu học tập trong chương trình 6 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Đề Cương Địa Lý lớp 6 cho năm học 2022-2023 là tài liệu quan trọng giúp học sinh nắm vững kiến thức và kỹ năng trong môn Địa Lý. Đề cương này cung cấp các nội dung chính, đáp án và lời giải chi tiết cho các chương trình học của lớp 6.
Đề cương được thiết kế dựa trên chương trình học chính thức, bao gồm các chủ đề như địa hình, biển và đại dương, khí hậu, dân cư và đô thị, nông nghiệp và phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch, và các chủ đề khác liên quan đến địa lý.
Đề cương cung cấp thông tin cơ bản và quan trọng về mỗi chủ đề, giúp học sinh hiểu rõ về đặc điểm địa lý của các khu vực và quốc gia khác nhau trên thế giới. Nó cũng giúp học sinh phát triển khả năng phân tích và suy luận về các vấn đề địa lý và tác động của chúng lên cuộc sống hàng ngày.
>>> Bài viết có liên quan