Docly

Trắc Nghiệm Bài 3 GDCD 9: Dân Chủ Và Kỷ Luật Có Đáp Án

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Ma Trận Đề Thi Tiếng Anh Lớp 9 Giữa Học Kì 1 Năm Học 2020-2021
Bài Tập Trắc Nghiệm GDCD 9 Bài 10: Lý Tưởng Sống Của Thanh Niên
Đề Thi Tiếng Anh Lớp 9 Học Kì 2 Sở GD&ĐT Quảng Nam 2020-2021
GDCD 9 Bài 9: Làm Việc Có Năng Suất Chất Lượng Hiệu Quả
Phương Pháp Giải Hình 9: Hình Trụ Hình Nón Hình Cầu Kèm Giải

Trắc Nghiệm Bài 3 GDCD 9: Dân Chủ Và Kỷ Luật Có Đáp Án – Công Dân Lớp 9 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM GDCD 9 BÀI 3:

DÂN CHỦ VÀ KỶ LUẬT

Câu 1: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của việc tuân theo kỉ luật?

A. Tạo ra sự thống nhất hành động trong tập thể.

B. Bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân trong tập thể.

C. Không phát huy được quyền làm chủ của mỗi cá nhân.

D. Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công việc của tập thể.

Câu 2: Dân chủ…để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Trong dấu “…” đó là?

A. Tạo cơ hội. B. Là điều kiện. C. Là động lực. D. Là tiền đề.

Câu 3: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật?

A. Phát huy dân chủ là phát huy sức mạnh của tập thể.

B. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.

C. Kỉ luật khiến cho mọi người bị gò bó, không phát huy được khả năng của mình.

D. Dân chủ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy năng lực của bản thân.

Câu 4: Những quy định chung của cộng đồng, của xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động được gọi là ?

A. Kỉ luật. B. Pháp luật. C. Tự trọng. D. Trung thực.

Câu 5: Trong cuộc họp tổ dân phố, ông N là trưởng tổ dân phố, vì ông V mâu thuẫn với ông N nên trong cuộc họp về vấn đề vệ sinh môi trường khi dân phố ông N đã không cho ông V phát biểu ý kiến. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Ông N là người tự chủ.

B. Ông N là người trung thực.

C. Ông N người thật thà.

D. Ông N vi phạm quyền dân chủ của công dân.

Câu 6: : Việc làm nào dưới đây không phát huy được tính dân chủ trong tập thể và cộng đồng xã hội?

A. Mỗi cá nhân được kiểm tra, giám sát công việc chung của tập thể.

B. Mọi người đều có quyền đóng góp ý kiến nhưng quyết định là do cấp trên.

C. Công dân được quyền khiếu nại, tố cáo những việc làm sai trái của cán bộ Nhà nước.

D. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử trí để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

Câu 7: Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ và kỉ luật của học sinh?

A. Tìm mọi lí do để trốn tránh trách nhiệm trước tập thể.

B. Nhắc nhớ, phê bình những bạn nói chuyện riêng trong lớp.

C. Bảo vệ ý kiến của mình đến cùng trong các cuộc thảo luận.

D. Tìm ra lỗi sai của bạn để phê bình vì hôm trước bạn đã phê bình mình trước lóp.

Câu 8: Dân chủ là mọi người được

A. làm những gì mình muốn.

B. làm chủ suy nghĩ, tình cảm của mình.

C. làm chủ công việc của tập thể và xã hội.

D. quyết định công việc của mình và của người khác.

Câu 9: Kỉ luật là những quy định chung của

A. một nhóm bạn thân B. Nhà nước.

C. tập thể và cộng đồng xã hội D. các quốc gia trên thế giới

Câu 10: Câu “Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước” nói về tính

A. năng động B. tự chủ C. sáng tạo D. kỉ luật.

Câu 11: Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là?

A. Dân chủ là động lực để kỉ luật được thực hiện.

B. Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện.

C. Dân chủ là nội dung của kỉ luật.

D. Dân chủ là điều kiện đảm bảo cho kỉ luật được thực hiện.

Câu 12: Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ trong học sinh?

A. Chỉ làm những việc đã được phân công.

B. Tích cực đóng góp ý kiến trong các cuộc họp nhóm.

C. Không tham gia các hoạt động của lớp vì còn bận học.

D. Cố gắng làm đủ bài tập trước khi đến lớp để không bị phê bình.

Câu 13: Việc làm nào đưới đây vi phạm kỉ luật?

A. Không làm bài tập về nhà. B. Mặc đúng đồng phục khi đến lớp.

C. Chăm chú nghe cô giáo giảng bài. D. Làm bài tập đây đủ trước khi đên lớp.

Câu 14: Quy định chung của một cộng đồng, tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động đề có hiệu quả trong công việc là nội dung khái niệm nào dưới đây?

A. Thoả thuận B. Đạo đức C. Quy ước D. Kỉ luật.

Câu 15: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về dân chủ và kỉ luật?

A. Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của tập thể.

B. Kỉ luật sẽ làm hạn chế quyền dân chủ của mỗi người.

C. Dân chủ và kỉ luật là hai phạm trù không thể song song cùng tồn tại.

D. Học sinh lớp 9 không thể phát huy quyền dân chủ vì các em chưa đủ 18 tuổi.

Câu 16: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về dân chủ?

A. Được quyên làm những điều mình thích.

B. Biết công việc chung của đất nước, xã hội.

C. Đóng góp ý kiến vào công việc chung của tập thể.

D. Cùng tham gia thực hiện, giám sát công việc chung của tập thể, xã hội.

Câu 17: Hành vi nào dưới đây vi phạm kỉ luật của học sinh?

A. Đi học đúng giờ B. Nghỉ học không xin phép.

C. Tự ý bỏ việc không báo trước. D. Phát biểu trong các cuộc họp lớp.

Câu 18: Mọi người được làm chủ công việc của tập thể của xã hội, được tham gia đóng góp ý kiến, giám sát những công việc chung được gọi là ?

A. Khiêm nhường. B. Dân chủ. C. Trung thực. D. Kỉ luật.

Câu 19: Trong buôi thảo luận để xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khoá cho lớp, việc làm nào dưới đây chưa phát huy được tính dân chủ và kỉ luật của học sinh?

A. Để cán bộ lớp quyết định. B. Sôi nổi đề xuất ý kiến

C. Tôn trọng ý kiến của tập thể D. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp.

Câu 20: Trong các hoạt động của lớp, bạn lớp trưởng luôn đưa ra quyết định và yêu cầu các bạn thực hiện theo. Nếu là một thành viên trong lớp đó, em sẽ làm gì để phát huy tính dân chủ và kỉ luật?

A. Không tham gia các hoạt động của lớp.

B. Nghe theo mọi quyết định của lớp trưởng.

C. Cãi nhau để phản đối ý kiến của lớp trưởng.

D. Thẳng thắn góp ý để bạn lớp trưởng rút kinh nghiệm.

Câu 21: Trong buổi họp lớp các thành viên trong lớp được phát biểu ý kiến tham gia đóng góp về chương trình văn nghẹ chào mừng 20/11, việc làm đó thể hiện điều gì ?

A. Trung thành. B. Kỉ luật. C. Dân chủ. D. Tự chủ.

Câu 22: Coi cóp trong giờ thi, đi học muộn, đánh nhau trong trường học vi phạm điều gì?

A. Vi phạm pháp luật. B. Vi phạm quyền tự chủ.

C. Vi phạm kỉ luật. D. Vi phạm quy chế.

ĐÁP ÁN


1

C

6

B

11

D

16

A

21

C

2

A

7

B

12

B

17

B

22

C

3

C

8

C

13

A

18

B



4

A

9

C

14

D

19

A



5

D

10

D

15

A

20

D






Ngoài Trắc Nghiệm Bài 3 GDCD 9: Dân Chủ Và Kỷ Luật Có Đáp Án – Công Dân Lớp 9 thì các tài liệu học tập trong chương trình 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Đề trắc nghiệm bao gồm các câu hỏi đa dạng với các tình huống và ví dụ liên quan đến dân chủ, quyền tự do và kỷ luật trong xã hội. Chúng tôi cung cấp đáp án chi tiết và lời giải thích để các bạn có thể tự kiểm tra và hiểu rõ hơn về ý nghĩa của dân chủ và vai trò của kỷ luật trong cuộc sống.

Bài trắc nghiệm này giúp các bạn rèn luyện kỹ năng suy luận, phân tích và hiểu biết về vai trò của dân chủ và kỷ luật trong việc xây dựng một xã hội văn minh và tiến bộ. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu cách tôn trọng quyền tự do và đồng thời thực hành kỷ luật để duy trì trật tự và disicpline trong cuộc sống hàng ngày.

Hãy tham gia và thực hành Trắc Nghiệm GDCD Bài 3 với chủ đề “Dân chủ và kỷ luật” cùng với đáp án và lời giải thích từ chúng tôi. Chúc các bạn thành công và đóng góp tích cực vào việc xây dựng một xã hội chắc chắn với dân chủ và kỷ luật!

>>> Bài viết có liên quan:

Trắc Nghiệm GDCD 9 Bài 8: Mối Quan Hệ Giữa Năng Động Sáng Tạo Là
Ngữ Pháp Tiếng Anh: Chuyên Đề Câu Hỏi Đuôi-Tag Question
Trắc Nghiệm GDCD 9 Bài 7: Kế Thừa Và Phát Huy Truyền Thống Tốt Đẹp
Đề Thi Tiếng Anh Vào 10 Chuyên Đề 15 Common Structures Có Đáp Án
Trắc Nghiệm GDCD Bài 6 Lớp 9: Hợp Tác Cùng Phát Triển Có Đáp Án
Tổng Hợp Đề Cương Anh 9 HK1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án
Trắc Nghiệm GDCD 9 Bài 5: Tình Hữu Nghị Giữa Các Dân Tộc Trên Thế Giới
Phương Pháp Giải Hình 9 Diện Tích Hình Cầu Lớp 9 Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Bài 4 GDCD 9: Bảo Vệ Hòa Bình Có Đáp Án
Phương Pháp Giải Hình 9 Diện Tích Xung Quanh Hình Nón Cụt Có Đáp Án